KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC TẾ GIÁO DỤC
(Về việc tổ chức cho học viên các lớp Bồi dưỡng theo chuẩn chức danh
nghề nghiệp giáo viên THPT/THCS hạng II đi thực tế giáo dục)
1. Mục đích:
Thực tế giáo dục là một hình thức đào tạo cần thiết đối với các học viên
tham gia khóa bồi dưỡng, là cầu nối giữa lý thuyết với thực tiễn giáo dục.
+ Học viên kiểm nghiệm, củng cố tri thức lý thuyết đã học về đường lối,
quan điểm phát triển Giáo dục và Đào tạo của Đảng và Nhà nước, các yêu cầu của
ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông, về việc vận dụng các quan
điểm và đường lối giáo dục trong thực tiễn xây dựng và phát triển các trường Phổ
thông trung học trên địa bàn trong giai đoạn hiện nay.
+ Qua thực tế học viên sẽ tham khảo, học tập một số mô hình giáo dục điển
hình, nâng cao được hiểu biết về thực tiễn quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục
toàn diện trong nhà trường THCS/THPT, gắn học với hành, lý luận với thực tiễn,
củng cố những kiến thức đã học, tạo hứng thú, động cơ, niềm tin, thái độ đúng đắn
cho việc tiếp tục học tập và công tác.
+ Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin, tư liệu thực tế, làm cơ sở cho việc
lựa chọn và nghiên cứu các đề tài khoa học giáo dục phục vụ cho công tác quản lý,
nghiên cứu, giảng dạy và giáo dục.
+ Nâng cao trách nhiệm của người giáo viên THCS/THPT hạng II trong tổ
chức hoạt động toàn diện, xây dựng và phát triển nhà trường.
Yêu cầu đối với học viên: tham quan thực tế là một hoạt động quan trọng
trong nội dung của chương trình bồi dưỡng.
Trong suốt đợt, học viên cần tuân thủ nghiêm túc các quy định của giảng viên
hướng dẫn, quy chế của lớp học.
Trước khi đến trường THCS/THPT, mỗi học viên cần dự kiến trước các vấn
đề hay câu hỏi liên quan đến các chuyên đề thuộc chương trình khóa bồi dưỡng để
trao đổi với các báo cáo viên.
Có mặt đầy đủ, đúng giờ. Trang phục nghiêm túc. Không hút thuốc lá khi vào
trường phổ thông ...
Sau đợt tham quan học viên viết thu hoạch theo hướng dẫn.
2. Nội dung tham quan thực tế: trong đợt tham quan, thực tế, học viên sẽ
tham gia các hoạt động sau:
+ Nghe báo cáo:
- Báo cáo của đại diện Ban Giám đốc sở Giáo dục & Đào tạo về các chủ
trương phát triển Giáo dục và Đào tạo của địa phương nói chung và chủ trương
phát triển giáo dục Trung học phổ thông của địa phương; về phương hướng đổi
mới giáo dục nhà trường, các chính sách đối với đội ngũ giáo viên...
- Báo cáo của đại diện Ban Giám hiệu nhà trường về Kế hoạch xây dựng và
phát triển nhà trường, các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và phát triển nhà
trường...
- Báo cáo của một giáo viên chủ nhiệm tiêu biểu về kinh nghiệm giáo dục
học sinh, các biện pháp tư vấn cho học sinh trong lớp chủ nhiệm
- Báo cáo của đại diện một tổ chuyên môn trong trường về kinh nghiệm sinh
hoạt chuyên môn, phát triển và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên...
Tùy vào thực tế của nhà trường đến tham quan, có thể đề xuất thêm một số
nội dung khác.
+ Tham quan thực tế: tìm hiểu hệ thống Hồ sơ chuyên môn, cơ sở vật chất
phục vụ dạy học và giáo dục, hệ thống phòng chức năng... của nhà trường.
+ Viết bài thu hoạch sau đợt thực tế
GỢI Ý CÁC VẤN ĐỀ VIẾT THU HOẠCH CUỐI KHÓA
Để viết thu hoạch cuối khóa Bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp
giáo viên THPT/THCS hạng II, học viên có thể chọn một trong những vấn đề sau:
1. Tác động của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đến quá
trình xây dựng và phát triển nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
2. Vai trò của tầm nhìn của nhà quản lý đối với việc xây dựng kế hoạch phát
triển nhà trường.
3. Vai trò của các tổ chức trong nhà trường trong phối hợp tổ chức hoạt động
giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
4. Những kinh nghiệm thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
5. Việc xây dựng và triển khai các loại kế hoạch dạy học và giáo dục trong
nhà trường (KH năm học; kế hoạch cá nhân; kế hoạch dạy học - giáo án hoạt động
giáo dục).
6. Sự phối hợp giữa nhà trường/Giáo viên chủ nhiệm/các tổ chức trong nhà
trường với phụ huynh học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
7. Các yếu tố kích thích động lực lao động cho giáo viên ở trường phổ thông
hiện nay- Thực trạng và giải pháp.
8. Công tác thanh tra giáo dục ở các nhà trường hiện nay - Hiệu quả và
những vấn đề cần quan tâm.
9. Thực trạng thực thi các văn bản pháp luật về đánh giá kết quả học tập của
học sinh trong nhà trường.
10. Vấn đề quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường
+ Tổ chuyên môn với việc giúp đỡ GV tập sự;
+ TCM với xây dựng môi trường tri thức;
+ TCM với hoạt động NCKH sư phạm ứng dụng;
+ Vai trò của tổ chuyên môn trong đảm bảo chất lượng dạy học;
+ Biện pháp tạo động lực, động viên, khuyến khích giáo viên tham gia xây
dựng và phát triển tổ chuyên môn; phát triển nhà trường.
11. Vấn đề đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông
+ Đổi mới nội dung;
+ Đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT;
+ Hiệu quả của sử dụng những phương pháp dạy học mới;
+ Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh...
12. Vấn đề phát huy vai trò của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
theo định hướng phát triển năng lực.
13. Nhu cầu tham vấn, tư vấn tâm lý của học sinh và khả năng đáp ứng của
giáo viên trong nhà trường.
14. Công tác tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện/giáo dục giá trị sống/giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh.
15. Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường.
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN VIẾT THU HOẠCH CUỐI KHÓA
1. Mục đích:
+ Bài thu hoạch thể hiện kiến thức, kỹ năng thu nhận được của học
viên từ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Giáo viên THCS/THPT.
+ Là căn cứ đánh giá mức độ đạt được của học viên đã đạt được qua
Chương trình bồi dưỡng; đánh giá khả năng vận dụng tri thức và kỹ năng
đã thu nhận được vào thực tiễn công tác của chức danh nghề nghiệp tương
ứng.
2. Yêu cầu:
+ Cuối khóa học, mỗi học viên viết một bài thu hoạch gắn với công
viêc mà mình đang đảm nhận, trong đó nêu được những kiến thức và kỹ
năng thu nhận được, phân tích công việc hiện nay và đề xuất vận dụng nhằm
nâng cao hiệu quả công việc.
+ Độ dài trong khoảng 15 - 25 trang A4 (không kể trang bìa, phần tài
liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13
hoặc 14, cách dòng 1,5; lề trái: 2,5 cm; lề trên, dưới và phải: 2cm
+ Văn phong, cách viết: có phân tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có
số liệu minh chứng rõ ràng.
+ Thể hiện thái độ cầu thị, nghiêm túc: không sao chép bài của người
khác. Đảm bảo đúng yêu cầu của bài thu hoạch.
3. Nội dung: Bài thu hoạch được trình bày theo logic sau
MỞ ĐẦU
+ Lý do tham gia khóa bồi dưỡng
- Những băn khoăn, vướng mắc, mâu thuẫn trong quá trình dạy học và
giáo dục mà bản thân đang gặp phải và mong muốn giải quyết
- Những mục tiêu cần đạt sau khóa bồi dưỡng cho cá nhân, cho tổ chức
các hoạt động giáo dục trong nhà trường sau quá trình bồi dưỡng...
+ Đối tượng nghiên cứu: Xác định chuyên đề có ý nghĩa nhất, liên quan
đến lĩnh vực hoạt động cụ thể của cá nhân sẽ được trình bày trong thu hoạch
+ Các nhiệm vụ được đặt ra cho bài viết thu hoạch
+ Dự kiến nội dung
NỘI DUNG
PHẦN 1. KẾT QUẢ THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI THAM GIA KHÓA BỒI
DƯỠNG
1.1. Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập
1.2. Kết quả thu hoạch về lý luận/lý thuyết qua các chuyên đề/hay chuyên
đề được xác định
(có thể trình bày dưới dạng khái quát hay cụ thể)
1.3. Kết quả thu hoạch về kỹ năng
1.4. Đánh giá về ý nghĩa/giá trị của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận được
sau khóa bồi dưỡng
PHẦN 2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN
SAU KHÓA BỒI DƯỠNG
2.1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân
(Học viên giới thiệu về bản thân và trình bày/thể hiện những hiểu biết của
mình về tiêu chuẩn/yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp theo quy định)
+ Giới thiệu sơ lược về bản thân: hiện đang đảm nhận chức danh và công
việc chính nào, các chức vụ kiêm nhiệm...
+ Các yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân
2.2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi
tham gia khóa bồi dưỡng
2.3. Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp
ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
PHẦN 3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Nội dung kiến nghị:
3.1. Nội dung của các chuyên đề
+ Những nội dung phù hợp cần tiếp tục trang bị cho người học? Tại sao?
+ Những nội dung cần bổ sung thêm so với tài liệu/bài giảng nhằm nâng cao
hiểu biết cho học viên
+ Những nội dung cần điều chỉnh? Nguyên nhân?..
3.2. Hình thức tổ chức lớp học:
+ Việc bố trí thứ tự của các chuyên đề
+ Sĩ số học viên, địa điểm tô chức lớp học, cách thức tổ chức, quản lý lớp...
3.3. Phân công giảng viên tham gia giảng dạy
3.4.....
Đối tượng kiến nghị:
Đối với sở Giáo dục và Đào tạo
Đối với trường Đại học Vinh
Đối với giảng viên hướng dẫn các chuyên đề
Đối với Ban cán sự lớp
Cam kết của học viên
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hình thức trình bày bài thu hoạch
Trang bìa: theo mẫu
Trang áp bìa: theo mẫu
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục biểu bảng
Trang 1. MỞ ĐẦU
Trang 2. NỘI DUNG (theo cấu trúc ở trên)
....
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Địa chỉ gửi bài thu hoạch: Sau khi kết thúc đợt học cuối cùng, học viên
nộp bài thu hoạch theo lớp và gửi về địa chỉ: Viện Sư phạm Tự nhiên, trường Đại
học Vinh, số 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, Nghệ An.
Nếu có gì thắc mắc liên quan đến công tác tổ chức dạy học, học viên có
thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
1. PGS.TS. Lê Đức Giang – Phó Viện trưởng Viện Sư phạm Tự nhiên
Điện thoại: 0912.091.407; Email:
2. TS. Nguyễn Thị Việt – Viện Sư phạm Tự nhiên
Điện
thoại:
0943474688;
Email: