LỜI MỞ ĐẦU
Để cùng hoà nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới Việt Nam đã không
ngừng đổi mới nền kinh tế của mình, cùng với sự hoà nhập Quốc tế ngành công
nghiệp nước ta ngày càng được phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp nhẹ đang
được đầu tư. Trong đó có ngành công nghiệp may và thời trang cũng đóng góp một
phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà.
Việt Nam gia nhập WTO là một bước ngoặt vô cùng to lớn đánh dấu sự trưởng
thành cho nền công nghiệp nước ta nói chung và công nghiệp Dệt May nói riêng.
Gia nhập WTO tức là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để thành
công, phát triển quy mô và mở rộng thị trường..
Ngành công nghiệp may ở Việt Nam đang được nhà nước quan tâm đầu tư và phát
triển, các công ty và các doanh nghiệp may cũng được thành lập rất nhiều nhằm
khẳng định xu thế phát triển của xã hội, nhà nước ta đã và đang dành rất nhiều vốn
đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành công nghiệp may dự
kiến năm 2010 sẽ ổn định về tổ chức đưa ngành công nghiệp may trở thành ngành
công nghiệp mũi nhọn.
Hiện nay một số doanh nghiệp may ở nước ta đang bắt đầu chuyển sang phương
thức xuất khẩu trọn gói (FOB). Tuy bước đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng các
doanh nghiệp may Việt Nam đang cố gắng từng bước phát triển để đưa ngành công
nghiệp may phát triển hơn nữa. Các doanh nghiệp may Việt Nam đang tổ chức đào
tạo một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ quản lý điền hành sản xuất tốt, thợ lành
nghề để có thể đáp ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự đòi hỏi ngày
càng cao của người tiêu dùng.
1
1
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa kỹ thuật may và thiết kế thời trang em
được giao đồ án tốt nghiệp với đề tài:
- Chuẩn bị sản xuất về công nghệ cho mã hàng sản phẩm áo jacket jean nam thời
trang.
- Với chuyên đề: Đưa ra chế độ giặt tối ưu cho sản phẩm
Sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu, học hỏi, cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ của
các thầy cô giáo trong khoa kỹ thuật may và thiết kế thời trang, đặc biệt với sự
hướng dẫn giúp đỡ tận tình của thầy giáo : ---.
Đến nay em đã hoàn thành đồ án của mình. Trong quá trình thực hiện đồ án còn có
sự giúp đỡ của các anh chị phòng kĩ thuật của công ty giặt mài Hà Châu thuộc tập
đoàn dệt may Hanosimex đã giúp đỡ em nhiệt tình trong quá trình tìm tài liệu bổ ích
cho đồ án của em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày ……tháng……năm…..
Sinh viên thực hiện
---
2
2
MỤC LỤC
3
3
Phần I
Chuyên đề: chế độ giặt tối ưu cho sản
phẩm JACKET JEAN mã hàng JKJ18.
4
4
1.1. Tổng quan công nghệ giặt cho sản phẩm may công nghiệp
1.1.1 Khái niệm:
Công nghệ giặt tẩy cho sản phẩm may công nghiệp là một khâu quan trọng, có công
nghệ khá tiên tiến, góp phần làm đẹp thêm cho sản phẩm may mặc chất lượng cao.
Thoả mãn yêu cầu của khách hàng
1.1.2 Mục đích:
Khi xử lí sản phẩm: xử lí hoàn tất sản phẩm may trong quá trình giặt kết hợp với
các hoá chất có khả năng làm mềm vải, hoặc tẩy bạc được màu vải tạo nên những
sắc màu phù hợp, hay có thể làm nổi bật các hoạ tiết trang trí bằng đường may, mẫu
thêu…trên sản phẩm, đạt tới độ bền đẹp theo sản phẩm.
1.1.3 Yêu cầu:
-
Thiết bị giặt bao gồm các loai máy sau:
+ Máy giặt một ngăn với kích thước lồng giặt to nhỏ khác nhau có dung lượng mẻ
giặt tốt đa khoảng 80sp\1 mẻ.
+ Máy vắt li tâm có dung tích tương đương và vắt kiệt sản phẩm sau khi giặt.
+ Máy sấy nóng lạnh có tác dụng làm khô và tăng độ mềm cho sản phẩm sau khi
giặt.
Toàn bộ hệ thống trên được cung cấp bởi các nguồn nước đã qua xử lí và một nồi
-
hơi có khả năng cung cấp nhiệt cho cả quá trình giặt.
Vận hành quá trình giặt: người công nhân phải hiểu đầy đủ các quá trình vận hành
thiết bị cũng như các thao tác và phương pháp vận hành chính xác và đúng kĩ thuật,
sử dụng thành thạo và an toàn thiết bị. Để thực hiện công nghệ giặt đảm bảo yêu
cầu kĩ thuật người công nhân phải tuyệt đối tuân thủ theo qui trình giặt chung và
riêng cho từng mã hàng. Hiểu được tính năng của từng loại hoá chất khi sử dụng.
1.1.4. Qui trình giặt:
Trong quá trình giặt, kết hợp với tiêu chuẩn giặt của từng mã hàng. Người
công nhân giặt phải thực hiện theo những trình tự sau:
a, Giặt
-
Sản phẩm trước khi đem giặt phải kiểm tra kĩ, nhặt sạch đầu chỉ xơ vải,
loại trừ các sản phẩm bục rách, loang ố hoặc trên một sản phẩm các chi tiết
khác màu nhau.
5
5
-
Xả nước vào máy và đặt nhiệt độ của nước trên đồng hồ đo nhiệt, đồng thời bật máy
-
xả nhiệt sao cho đủ lượng nước và đủ nhiệt độ qui định
Sản phẩm được xếp thứ tự theo một chiều, số lượng theo qui định của từng chế độ
sau đó đưa hàng vào máy theo một chiều( Lưu ý nên là hàng giặt mài, trước khi giặt
phải sấy khô trong thời gian 5 phút với nhiệt độ cho phép ). Đóng cửa máy chốt chặt
sau đó bấm nút vận hành máy, căn cứ theo yêu cầu kĩ thuật của mã hàng để đặt thời
-
gian chạy máy trên đồng hồ đo thời gian.
Khi trên đồng hồ báo đủ nhiệt độ qui định, đợi lúc lồng giặt quay xuống ta đổ hoá
chất vào máy. Hoá chất trước khi đổ vào máy phải được hoà tan trong nước trước,
trong quá trình giặt người theo dõi luôn kiểm tra nhiệt độ và thời gian giặt để có sự
-
điều chỉnh hợp lí cần thiết trong quá trình giặt.
Sau mỗi mẻ giặt phải được xả nước tráng 2 lần, đồng thời điều chỉnh máy trộn cho
sạch hoá chất bám trên sản phẩm.
b, Vắt
Dùng
máy vớt chuyển sản phẩm sang máy vắt, mỗi lần không quá 80 sản
phẩm( lưu ý khi vớt sản phẩm không để sản phẩm mắc vào các chi tiết máy để tránh
làm bục rách sản phẩm).
c, Sấy
Sản phẩm đã được vắt kiệt chuyển sang máy sấy nóng, nhiệt độ sấy phải được đặt
đúng theo qui định yêu cầu kĩ thuật của từng mã hàng. Khi sấy khô nhất thiết phải
chuyển sang chế độ máy lạnh 10 phút phải đảm bảo độ mềm của sản phẩm.
d, Kết thúc
Sau khi hoàn thành một mẻ giặt sản phẩm phải được kiểm tra 100% chất lượng qua
so sánh phải đạt được như sản phẩm mẫu đã được duyệt. Không loang ố sọc nước,
bục rách đảm bảo đúng thông số qui định.
1.1.2 Các phương pháp giặt được áp dụng trong thực tế công nghiệp giặt mài
sản phẩm may.
1.1.2.1 Giặt ướt trong dung dịch nước có pha thành phần: kiềm(Na 2CO3), chất
tẩy rửa TH.
- Nước đóng vai trò dung môi: Hoà tan chất bẩn
+ Gây trương nở vật liệu giúp cho dễ sạch.
6
6
+ Quá trình giặt kèm theo tác dụng cơ học, thuỷ lực chất bẩn được tách ra.
Có thể giặt nóng và lạnh:
+ Giặt nóng:
• T0cao, dầu mỡ dễ chảy lỏng dễ nhũ hoá
• T0cao động năng phân tử nước rất lớn dễ làm sạch vết bẩn.
• T0cao sẽ làm biến dạng vật liệu gây hỏng sản phẩm, tốn năng lượng.
+ Giặt lạnh: về cơ bản kiểu giặt này kém hiệu quả hơn giặt nóng .
Tuỳ từng loại sản phẩm, vật liệu để tính toán cho nhiệt độ giặt thích hợp
* Ưu điểm của giặt ướt: rẻ, phổ thông dễ thực hiện.
* Nhược điểm: Những loại vật liệu trương nở mạnh trong nước sẽ bị co khi sấy
khô, bục đường may, sản phẩm nhiều lớp sẽ bị độ co không đều nhau, sẽ bùng dúm,
các chi tiết có sử dụng vật liệu không dệt dễ bị xơ tước.
Vải trương nở sẽ rất nhàu sau khi giặt phải tốn năng lượng là phẳng.
+ Sấy khô: thành phần vật liệu sản phẩm may gồm(xenlulo, len, tơ…) quá trình sấy
khô như sau:
• Nước liên kết với nhóm OH khó tách rời
• Nước không liên kết sẽ bốc hơi trước
• T0 cao, tốc độ gió cao, độ ẩm không khí thấp sẽ nhanh khô.
1.1.2.2 Giặt khô
a, Sử dụng dung môi là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.
+ Hoà tan dầu mỡ, làm tan chất bẩn nhanh.
+ Không gây trương nở vật liệu, không làm biến dạng sản phẩm.
b, Các loại dung môi:
+ Dung môi không cháy, T0 sôi thấp, không hoà tan nhựa mex dựng.
+ Dung môi phổ biến thường dung là: Diclo etylen, triclo etylen, tetraclo etylen…
Phải sử dụng thiết bị kín
c, Xử lí sau khi giặt:
+ Giặt xong tháo dung dịch sang bể chứa
+ Sấy sản phẩm dung môi thừa bốc hơi dần phải thu hồi bằng cách cho ngưng tụ lại.
+ Dung môi bẩn chưng cất lại.
1.1.2.1 Giặt sản phẩm may bằng các dung dịch hoá chất.
* Giặt bằng dung dịch kiềm và chất tẩy rửa
a, Cách thức giặt
+ Thành phần: NA2CO3 có dung lượng 5-10 g/l + chất tẩy rửa dung lượng 1-2g/l (cả
hai sẽ thành hỗn hợp giặt mạnh).
+ T0C: 50-60oC
+ Thời gian: t = 30-60 phút
b, Giặt nóng - giặt lạnh -xử lí làm mềm vải (5-10 g/l)- vắt-sấy.
c, Dung tỷ :
7
7
+ Tỷ lệ vải/ dung dịch:1/3-1/10(theo trọng lượng)
+ Dung tỷ thấp ít tốn năng lượng khó sạch
+ Dung tỷ cao tốn năng lượng nhưng dễ sạch
d, Tác dụng làm cho sản phẩm mềm và sạch
e, Chú ý: với vải len tơ tằm và axetat không được dùng kiềm mạnh PH≤ 8- 8.5
* Giặt bằng dung dịch chất oxi hóa:
a, Thành phần:
+ NaClO 0.5-1g/l chất oxi hoá nhẹ
+ Na2CO3 1-2 g/l
+ To≤ 30
+ T = 30 phút
b, Trình tự xử lý
c, Tác dụng: làm cho sản phẩm sáng màu hơn, sạch chất bẩn,mềm mại hơn.
d, Phạm vi xử dụng:
+ Không dùng cho len, tơ tằm, vải tổng hợp
+ Dùng được cho cotton, visco và lanh.
* Giặt bằng dung dịch chất khử.
a, Thành phần:
+ Na2SO4 2-3 g/l
+ NaOH
2 g/l
+Chất tẩy rửa: 0.5-1 g/l.
To = 60-70oC
thời gian t= 20-30 phút
b, Qui trình:
c, Tác dụng: làm cho sản phẩm sáng màu
d, Ứng dụng: có thể ứng dụng cho các loại vải( ngoại trừ len)
1.1.3 Thiết bị giặt:
Có khá nhiều kiểu song về nguyên tắc chung như sau:
+ Máng hứng dung dịch bên ngoài
+ Lồng quay chứa sản phẩm giặt(thân lồng có nhiều lỗ).
+ Hình vẽ mô tả:
8
8
+ Ghi chú: nguyên lý của máy giặt hiện đại có bộ phận vi xử lí, giặt theo chu trình:
+ Số vòng giặt, dung tỷ, số vòng xả, thời gian giặt và nhiệt độ giặt.
1.1.4 Công nghệ giặt mài(thường áp dụng cho sản phẩm,vải jean hay denim)
1.1.4.1 Một số hiểu biết về vải jean
a. Đặc điểm của vải jean: + vải nặng 500-600 g/m2.
+ Sợi dệt chi số thấp = 20 không se.
+ Chủ yếu từ sợi bông.
b. Sợi dọc nhuộm màu:
+ Thuốc nhuộm là loại không tan trong nước, được nhuộm kiểu vành khuyên(không
thấu lõi)
c. Sợi ngang là sợi mộc trắng.
d. Qui trình sản xuất:
1.1.4.2 Công nghệ giặt mài sản phẩm may mặc.
Do khuynh hướng và nhu cầu mốt ngày càng cao của người tiêu dùng, các công
nghệ xử lí hoàn tất sản phẩm may mặc phát triển rất nhanh chóng . Trong số các
công nghệ xử lí đó có công nghệ giặt mài sản phẩm và nó được phát triển rất đa
dạng. Lúc đầu người ta chỉ áp dụng các sản phẩm denim(bò), tiếp đó công nghệ giặt
mài chuyển sang sản phẩm khác từ sợi bông , tơ tằm và vixco... Các tác nhân mài
cũng rất đa dạng
+ Tác nhân cơ học: máy mài trục nhám, sự va đập của máy quay, đá bọt.
+ Tác nhân hoá hoc: các chất kiềm, axit, chất oxi hoá...
+ Tác nhân sinh hoá: các enzym kết hợp với hoá chất.
Đối tượng màu nhuộm cũng ngày càng đa dạng lúc đầu người ta chỉ mài vải bò
nhuộm từ thuốc nhuộm xanh indigo, về sau mở rộng sang cả vải và sản phẩm
nhuộm từ các thuốc nhuộm khác.
Mục đích của quá trình giặt mài cũng ngày càng mở rộng:
+ Làm rụng lông tơ trên sản phẩm xơ sợi xenlulo, làm cho vải sáng mềm mại.
+ Tạo lớp tuyết mịn và hiệu ứng trên bề mặt sản phẩm làm cho cảm giác khi ta sờ
tay vào mềm mại và dễ chịu.
Bên cạnh các tính chất quí trên thì các sản phẩm giặt mài luôn kèm theo những
nhược điểm không mong muốn:
+ Giảm cường lực của vải
+ Một số màu nhuộm (nhất là các màu đậm) có độ bền màu không cao trong quá
trình giặt sẽ bị thôi màu và dễ bám vào phụ liệu màu trắng.
9
9
Vì vậy trước khi áp dụng một công nghệ giặt mài nào đó đều phải thí nghiệm trước
để lựa chọn các thông số công nghệ cho phù hợp. Dưới đây là một số công nghệ
giặt mài chính sau.
1.1.4.3 Công nghệ giặt đá
Sử dụng các loại đá núi lửa hoặc đá bọt xốp làm tác nhân mài. Nguyên lí là khi quay
là đá va đập vào sản phẩm may tạo ra ma sát mài mòn làm bạc màu cục bộ là nhạt
màu các loại thuốc nhuộm có độ bền màu ma sát thấp. Kết quả là làm cho sản phẩm
bạc màu không đều gây các hiệu ứng trên sản phẩm.
Mức độ bạc màu phụ thuộc và thời gian giặt, tỷ lệ đá so với sản phẩm(khối lượng
đá so với khối lượng sản phẩm) , phụ thuộc vào loại đá, dung tỷ giặt, luợng quần áo
giặt...
Tóm lại công nghệ giặt đá chỉ sử dụng đá nước cho sản phẩm vào quay, sản phẩm
các loại thuốc nhuộm có độ bền màu ma sát thấp.
a, Mục đích khi giặt đá.
+Làm sáng mặt ngoài tạo mốt, và kiểu mặc cho sản phẩm.
+ Tạo lớp tuyết mịn và làm vải mềm hơn.
b, Thành phần khí giặt.
+ Sản phẩm may 3/1 – 1.5 tỷ lệ đá theo trọng lượng.
+ Dung dịch giặt: 1-1.5 g/l
+ Dung tỷ: 1/2 - 1/5
+ Dung tỷ lớn: ma sát kém, hiệu quả mài kém.
+ Dung tỷ nhỏ: khó đều- ma sát quá lớn.
+ Hiệu quả: ma sát đá bọt lên sản phẩm, mài lên mặt vải, vải mài lên thành thiết bị.
c, Qui trình giặt:
Nhược điểm: + Dùng đá nặng, năng suất thấp
+ Cát tạo thành bám vào khe sản phẩm khó sạch
+ Cát mài mòn thiết bị
+ Cát vào đường ống dẫn nước thải dẫn đến tắc ống
d, Phạm vi ứng dụng:
+ Mài vải sợi bông quần áo bò dài.
+ Mài quần áo bò mỏng pha sợi tổng hợp.
10
10
1.1.4.3 Công nghệ giặt tẩy.
Công nghệ này cũng chủ yếu sử dụng cho vải denim(jean,bò). Công nghệ này người
ta sử dụng chất oxi hoá natri hypoclorit ( nước javen) hoặc kali permangagat(thuốc
tím) làm tác nhân tẩy. Trong quá trình giắt tẩy có thể sử dụng hoặc không sử dụng
đá bọt tuỳ theo yêu cầu của mặt hàng.
Mức độ thay đổi ánh màu phụ thuộc vào chủng loại và nồng độ các chất oxi hóa
phụ thuộc nhiệt độ tẩy, thời gian tẩy và dung dịch giặt...
Công nghệ này sau khi giặt tẩy xong nhất khoát phải qua công đoạn khử clo còn dư
lại trên sản phẩm bằng cách dùng bisunfit hoặc giặt sau với H 2O2 (oxi già).Nếu
không sản phẩm sẽ bị ố vàng và giảm độ bền bởi tác dụng của clo.
Để đảm bảo giặt xong có màu sắc đồng đều thì sản phẩm đưa vào giặt tẩy phải được
phân loại theo lô.
Cách tiến hành giặt tẩy:
Vải được giũ hồ (10- 15 phút) bằng chất giũ hồ riêng biệt tuỳ theo loại hồ có trên
sản phẩm sau đó giặt nước, giặt tẩy bằng chất oxi hoá nói trên như javen và thuốc
tím trong khoảng thời gian là 15- 30 phút, giặt bằng nước, sử dụng chất lơ quang
học để làm tăng độ sáng cho sản phẩm, xử lí hồ mềm silicon, sau đó tiến hành vắt
và sấy sản phẩm.
Lưu ý: ở công nghệ giặt tẩy này tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm người ta có thể tiến
hành giặt tẩy khô:
Sản phẩm được quay với đá bọt được ngâm trước dung dịch thuộc tím hay javen.
Quá trình tẩy cục bộ xảy ra không đều giữa sự tương phản giữa màu xanh và trắng
1.1.4.4 Công nghệ giặt mài sử dụng enzym
Các sản phẩm enzym cung cấp cho công nghiệp giặt mài ngày nay được rất nhiều
hãng sản xuất và bán trên thị trường dưới những tên thương mại khác nhau. Nhưng
chúng đều xuất phát từ loại enzym xenlulaza đây là hệ thống enzym được sản xuất
từ các loại nấm, men các vi khuẩn. Hiện tại trên thị trường có 12 loại được bày bán,
các loại enzym này có tác dụng hoạt động trong các phạm vi PH khác nhau, có loại
ổn định trong môi trường trung tính( PH 6-8) ngược lại có loại hoạt động trong môi
trường kiềm mạnh(PH=12). Hiện nay enzym sử dụng trong môi truờng axit yếu
11
11
được sử dụng nhiều nhất. Công nghệ giặt mài enzym cho hiệu ứng giặt tương tự
như giặt đá đã được ứng dụng từ rất lâu. Khi xử lí sản phẩm vải bông bằng enzym
xenlulaza ở điều kiện thích hợp (như PH, nhiệt độ, thời gian, dung tỷ) enzym sẽ
thuỷ phân xenlulo ở các liên kết β-glucozit của mạch phân tử theo sơ đồ dưới đây.
Trong quá trình xử lí xenlulo sẽ bị giảm trọng và sau xử lí ta sẽ nhận được một số
tính chất mới quí giá đó là bề mặt vải sẽ mượt mà hơn cảm giác sờ tay sẽ dễ chịu và
mềm mại. Tuy nhiên độ bền của vải sẽ giảm theo mức giảm trọng lượng của vải, vì
thế khống chế các điều kiện xử lí để đạt điều kiện cân bằng giữa các tính chất là rất
quan trọng.
Dưới đây là phản ứng enzym xenlulaza
Công nghệ giặt mài bằng men vi sinh hiện nay đi theo 2 hướng:
- Giặt mài bằng men vi sinh + đá bọt( có hoặc không có xử lí làm mềm).
- Giặt mài bằng men vi sinh + làm mềm bằng hợp chất silicon (không dùng
đá bọt).
Sau đây là một số đơn công nghệ giặt mài bằng enzym.
a, Sử dụng xenlulaza cho vải denim nhuộm indigo (100% cotton, vải nặng 474
g/m2).
Quá trình giặt:
1, Tiền xử lí
Giũ hồ có 2% α-amylaza ở 82 0C trong 15 phút.
Xả dung dịch giũ hồ, giũ nước và sấy quay.
2, Giặt đá
Giũ hồ như bước 1 bằng đá bọt theo tỷ lệ trọng lượng giưa đá và vải là 3/1.
Thời gian 30 phút ở 60 0C
Giũ nước và sấy quay.
12
12
3, Sử dụng enzym xenlulaza
Giũ hồ như bước 1
Sử dụng enzym xenlulaza với dung tỷ 10/1
- 0.25 g/l
- 0.25g/l + 1÷1 kg đá/ kg vải.
- 0.5 g/l
- 0.5 g/l + 1÷1 kg đá/ kg vải.
- 1 g/l
- 1 g/l + 1÷1 kg đá/ kg vải.
- 2.5 g/l
- 2.5g/l + 1÷1 kg đá/ kg vải.
- 5 g/l
- 5 g/l + 1÷1 kg đá/ kg vải.
PH = 5(điều chỉnh bằng axit axetic 56%) trong tất cả các bể xử lí 55 0C với thời gian
là 45 phút.
Giũ 2 lần bằng nước nóng ở 70 0C
Xả nước, giũ, và sấy quay.
b, Sử dụng enzym xenlulaza cho các loại vải khác.
- Mục đích làm cho vải sáng màu hơn, mát hơn, mềm hơn nhờ tác dụng của men vi
sinh vật(cellulose), có tác dụng thuỷ phân xenlulo.
- Có nhiều loại men cellulose khi dùng phải chú ý cách hướng dẫn sử dụng: PH,
To... để tránh ảnh hướng quá mức đến độ bền cơ học của vải.
Ví dụ như công nghệ mài:
+ enzym dạng lỏng (5-10 g/l).
+ PH (Axit yếu 5-10 g/l)
+ T0C = 70- 90 0C
- Ứng dụng: cho các loại vải xenlulo, vải pha PES, vải dệt kim 100% cotton.
Dưới đây là đơn công nghệ cho vải dệt kim interlock.
- Interlock vải dệt kim 100% cototn, vải nặng 227 g/m2
- Qui trình giặt.
1, Cấp quần áo vào máy với dung tỷ là 20/1(theo trọng lượng)
2, Đặt nhiệt ở 25 0C
3, Chỉnh PH = 5 bằng axit axetic (56%)
4, Gia nhiệt và cấp xenlulaza
5, Chạy trong vòng 30 phút
6, Xả bỏ, cấp đầy ở 70 0C
7, Chạy trong vòng 5 phút
8, Xả bỏ, cấp đầy ở 75 0C
9, Bổ sung 2 g/l natri peborat( PH 9.5 – 9.9)
10, Chạy trong 15 phút
13
13
11, Xả bỏ, cấp đầy, giũ trong vòng 2 phút
12, Xả , vắt , sấy quay.
Liều lượng cần dùng.
1, 0 g/l xenlulaza ở 50 0C
2, 0 g/l xenlulaza ở 57 0C
3, 0.5 g/l xenlulaza ở 50 0C
4, 0.5 g/l xenlulaza ở 57 0C
5, 1 g/l xenlulaza ở 50 0C
6, 1 g/l xenlulaza ở 57 0C
7, 2 g/l xenlulaza ở 50 0C
8, 2 g/l xenlulaza ở 57 0C
9, 5 g/l xenlulaza ở 50 0C
10, 5 g/l xenlulaza ở 57 0C
1.1.4.5 Mài kết hợp:
Để khắc phục được nhược điểm của mài đá người ta thay ½ lượng đá bằng men
vi sinh vật và hiệu chỉnh công nghệ cho phù hợp, tạo ra phương pháp giặt mới kết
hợp các phương pháp giặt mài lại với nhau làm tăng, và kết hợp ưu điểm từng
phương pháp cho ra một phương án giặt tối ưu và hiện đại cho sản phẩm, áp dụng
đa dạng chủng loại sản phẩm nhiều màu khác nhau nhiều kiểu khác nhau cho sản
phẩm jean.
1.2. Giới thiệu về các chất giặt mài
1.2.1 BIOACID:
Là một enzyme cellulase bền acid thuỷ phân cellulase thành các polyme thấp.
Enzyme nay được sản xuất đặc biệt cho ứng dụng trong ngành dệt như là loại bỏ các
sợi lông trên vải, trên quần áo may sẵn, làm mềm và làm đẹp bề mặt vải.
BIOACID đặc biệt xử lý loại vải dệt thoi (vải denim – Jean ) để đạt được bề mặt vải
bắt mắt .
Loại ezyme carbohydrate này là sản phẩm của một quá trình lên men được theo dõi
chặt chẽ và không ảnh hưởng đến môi trường .
ƯU ĐIỂM SẢN PHẨM
-
Độ ăn mòn tuyệt vời, làm bóng và làm mềm bề mặt vải với các liều lượng
enzyme thấp tùy thuộc vào loại vải hay quần áo .
14
14
-
Gia tăng đáng kể kết quả “stone wash “ trên quần áo khi dùng một ít đá cho sản
phẩm vải denim- zean sẽ giảm đi sự hư hại trên máy giặt, sử dụng lượng ít “stone”
giảm được sợi chéo và quần áo khi “ stone wash “ sẽ đồng đều hơn.
-
Làm giảm thời gian tuần hoàn do loaị enzyme này cần ít thời gian để xử lý hơn
các loại enzyme cellulase trung hòa hay kiềm, vì vậy cho năng suất càng cao.
-
Thích ứng với hầu hết với hóa chất trợ nhuộm, vì vậy cho phép linh hoạt thay
đổi công thức hoặc sản phẩm may mặc.
TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Dung dịch lỏng màu như hồ phách trong suốt từ trung bình đến sẫm
Khá nhớt.
Mùi :
Mùi nhẹ của sản phẩm lên men .
PH:
4,5 +- 1
Trọng lượng riêng:
1.17
Hoạt tính :
9500 ou/g +- 5%
ỨNG DỤNG
BIOACID thích hợp cho xử lý sau cùng bằng sinh học cho các loại vải, quần áo. Xử
lý enzyme này có thể không cần trước hoặc sau nhuộm tuỳ thuộc vào độ mềm sau
cùng mong muốn, vào sự loại bỏ các sợi trên bề mặt, và vào hiệu qủa của sự loại bỏ
đó.
Cho việc xử lý loại vải dệt thoi , BIOACID tạo ra các loại vải “ stone wash “ cao
cấp linh động theo thị hiếu của người tiêu dùng. Cho khoảng rộng của tính ăn mòn
có thể đạt được, có hoặc không có đá.
Cho việc xử lý cuối cùng quần áo may sẵn, BIOACID có thể thực hiện việc làm
bóng sinh học của quần áo trước hoặc trong suốt quá trình nhuộm để làm giảm gút
sợi, để làm mềm làm mướt, làm dịu độ cứng và làm tăng độ bóng láng, cho hiệu
suất màu đậm hơn, cho xử lý cuối cùng vải.
BIOACID cải tiến xử dụng, làm tăng độ mềm, loại bỏ các sợi cotton thừa, loại bỏ
các sợi bề mặt và ngăn chặn sự phát triển các lông sợi.
15
15
ĐIỀU KIỆN XỬ LÝ
Giũ hồ : thích hợp và giũ hồ hoàn toàn đặc biệt cho hiệu suất không đổi .
Xử lý bề mặt : các tác nhân làm uớt ion giúp gia tăng sự hoặt động của enzyme .
Cho dù chất hoạt động bề mặt được sử dụng để nối với các enzyme cuối cùng, kiểm
tra lại để chắc chắn là các chất trợ nhuộm được kết hợp với nhau.
- Tuổi thọ của trang phục jean là 2 năm. Do chất liệu 100% cotton, không có sợi
tổng hợp nên độ bền của các loại vải này sẽ hao mòn theo mức độ giặt tẩy.
- Jean từ lâu đã không còn là trang phục lao động tầm thường mà được xem như
một loại thời trang cao cấp, thậm chí là một ngành kinh doanh béo bở tại nhiều quốc
gia. Không chỉ dừng lại ở chiếc quần jean cổ điển, hiện nay bạn gái còn có cả bộ
sưu tập thời trang jean, từ áo khoác, váy, mũ đến giỏ xách và giày.
- Khuynh hướng hiện nay là jean càng bạc màu thì càng bụi và đẹp. Có những dịch
vụ tẩy đồ jean chuyên nghiệp và cả những hướng dẫn để tự chà mài, làm bạc theo ý
mình. Tuy nhiên, nên biết rằng tuổi thọ của trang phục jean là hai năm, do chất liệu
100% cotton, không có sợi tổng hợp nên độ bền sẽ hao mòn theo mức độ giặt tẩy.
- Để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm jean, nhà sản xuất khuyên không nên giặt với
nước nóng quá 300C. Vải jean có khuynh hướng giãn ra khi mặc cho nên với nhiệt
độ cao, vải sẽ mau bị biến dạng.
- Ngoài ra, cũng không nên giặt jean với bột giặt có chất tẩy mạnh nhằm làm cho
màu bạc. Chỉ nên tẩy một lần duy nhất.
1.2.2 Trenzyme COOL – trung tính:
Đã được phát triển đặc biệt như 1 công cụ thích hợp để tinh chế bề mặt vải bông và
quần áo có chất lượng cao, đặc biệt hiệu quả trên vải JEANS. Thời gian giặt nhanh
hơn và không phải tốn hơi gia nhiệt trong quá trình giặt .Sản phẩm giặt ở nhiệt độ
thấp cho tinh chế bề mặt vải bông chất lượng cao.
Cách thức
16
16
Các điều kiện ứng dụng điển hình của Trenzymelà :
Sau khi nâng nhiệt độ lên cao khoảng 80-90 0C để giặt lấy đi hồ vải và chất sáp tiếp
tục cho nước vào và xả quần áo một cách kỹ lưỡng. (điều này rất quan trọng vì có
liên quan đến việc giặt ở nhiệt độ thấp), nếu tẩy hồ không triệt để khi cho enzyme
vào wash sẽ không thể ngấm sâu vào sợi vải, làm sản phẩm không đẹp và tiêu hao
enzyme hơn.
Thông tin về sản phẩm
Hình dạng vật lý
: Bột trắng/ trắng đục
Thành phần hóa học : Axit cenlulase enzyme (tối ưu PH 6-7)
Chất ổn định
Chất bảo vệ
Độ cháy
: Không cháy
Chứa đựng
: Nhiệt độ ngoài trời( nhiệt độ tối ưu 25 oC)
Bao gói
: Thùng 50 kg.
Lưu ý :
-
Sản phẩm enzym lạnh là sản phẩm đã dùng nhiều năm trên thị trường nó là
S/P rất mạnh và hiệu quả nhất với vải Jeans, khi sử dụng chú ý: Wash ở nhiệt độ
thấp (ở nhiệt độ cao nó sẽ mất hoạt tính ), khác với các S/P enzyme trung tính khác
ở 50-60 độ C.
17
17
1.2.3 Hồ mềm:
1.2.3.1 Chất hồ mềm
Chất hồ mềm là hoá chất tác động lên vải tạo cảm giác mềm mại, dễ chịu hơn khi
tiếp xúc với da người sử dụng. Ngoài cảm giác mềm mại như tơ, vải hồ mềm cho độ
rủ tốt hơn. Độ rủ (drape) là khả năng của vải tạo những đường bao sát một vật thể.
Ngoài tính thẩm mỹ, chất hồ mềm cải thiện tính chống mài mòn, tăng thêm độ bền
xé rách, giảm bớt sự đứt sợi và gãy kim trong khi may. Vì những chức năng này,
dưới đây chúng tôi sẽ trình bày tác dụng của các chất hồ mềm lên vải. Chúng cũng
được sử dụng để làm mềm các sản phẩm may ở khâu cuối của quá trình giặt là.
1.2.3.2 Một số đặc tính của chất hồ mềm
- Hệ số ma sát
Chất hồ mềm có tác dụng như những chất bôi trơn sợi, làm giảm hệ số ma sát giữa
các sợi, giữa sợi với chỉ may và giữa vải với vật thể tiếp xúc như tay người, vật rắn.
Khi đó, các sợi trượt qua nhau dễ dàng hơn, vải mềm mại hơn và có độ rủ tốt hơn.
18
18
Chất bôi trơn ở trên bề mặt ngoài của vải sẽ làm vải có cảm giác mượt và mềm hơn,
tạo cảm giác như lụa.
Chất hồ mềm cải thiện tính chống mài mòn, tăng thêm độ bền xé rách, giảm bớt sự
đứt sợi và gãy kim trong khi may là những đặc trưng liên quan đến việc giảm hệ số
ma sát. Trong quá trình may, kim di chuyển xuyên qua vải nhanh, lực ma sát sẽ làm
cho kim nóng lên làm kim dễ gãy hơn. Chất hồ mềm có tác dụng giảm bớt nhiệt của
kim khi sử dụng và cung cấp liên tục một lượng chất bôi trơn cho kim, làm giảm sự
gãy kim.
- Độ nhớt
Độ nhớt của chất hồ mềm dao động trong khoảng rộng từ dạng lỏng như dầu máy
đến dạng bán rắn như sáp. Tất cả đều có khả năng làm giảm hệ số ma sát và đều có
hiệu quả trong việc khắc phục các vấn đề của khâu may, cải thiện tính chống mài
mòn. Tuy nhiên, chất hồ mềm có độ nhớt thấp sẽ cải thiện độ rủ và tạo cảm giác
mềm mại cho vải.
Có rất nhiều loại hồ mềm để lựa chọn cho khâu hoàn tất ngành dệt. Nếu cần cải
thiện khâu may thì nên chọn chất bôi trơn như sáp lỏng hoặc parafin hay polyetylen
là thích hợp. Nếu cần cải thiện những tính chất vật lý cho vải như tính mài mòn,
tính mềm mại, độ rủ thì nên chọn chất hồ mềm có độ nhớt thấp như dầu béo... là
phù hợp.
1.2.3.3 Cơ chế của quá trình làm mềm
Làm mềm mang lại hiệu quả chính trên bề mặt xơ sợi. Nhưng phân tử làm mềm
rất nhỏ trong quá trình thấm sâu vào xơ đem lại đem lại tính mềm dẻo cục bộ cho
xơ từ đó hình thành nên trạng thái polyme bằng việc làm giảm nhiệt độ kết tinh.
Việc phân bố những phân tử làm mềm thông thường trên bề mặt xơ sợi là rất quan
trọng được thể hiện trong hình vẽ dưới. Nó phụ thuộc vào trạng thái ion của phân tử
làm mềm và bề mặt kị nước của xơ sợi. Chất làm mềm cation định hướng đầu tích
điện dương của chúng hướng vào bề mặt tích điện âm của xơ sợi và tạo nên bề mặt
mới bằng những chuỗi mạch cacbon kị nước từ đó đem đến những đặc tính làm
19
19
mềm hoàn hảo, tính trơn nhẵn khi sử dụng chất làm mềm cation. Chất làm mềm
anion thì ngược lại chúng tự định hướng đầu tích điện âm của chúng ra xa khỏi bề
mặt tích điện âm của xơ sợi điều này dẫn đến tính ưa nước cao hơn nhưng hiệu quả
làm mềm thấp hơn so với chất làm mềm cation, sự định hướng của chất làm mềm
không phụ thuộc vào bề mặt tự nhiên của xơ sợi với đầu ưa nước của chất làm mềm
bị hút bởi bề mặt ưa nước của xơ sợi và tương tự đầu kị nước của chất làm mềm bị
hút bởi bề mặt kị nước của vật liệu.
20
20
21
21
1.3. Giới thiệu về các thiết bị máy móc ngành giặt mài.
1.3.1 Máy giặt vải:
Tiêu đề
Máy Giặt Vải
Ngành hàng
Máy dùng trong công nghiệp dệt và may mặc, máy giặt gia
đình
Mã sản phẩm
MG-50
Mô tả chi tiết về Máy giặt vải MG-50 đã được lắp đặt tại các cơ sở giặt ủi.
22
22
sản phẩm
Máy có khả năng kiểm soát điều khiển vận hành tự động,
đảo chiều và định thời gian giặt. Máy có kết cấu đơn giản, dễ
sử dụng và mang lại hiệu quả cao.
Năng suất: 50 kg vải/1 lần. Mô tơ:3,5 HP.
Kích thước máy (DxRxC): 1800 x 1600 x 1700 mm
1.3.2 Máy sấy vải:
Tiêu đề
Máy Sấy Vải
Ngành hàng
Máy dùng trong công nghiệp dệt và may mặc, máy giặt gia
đình
Mã sản phẩm
MS-50
Mô tả chi tiết về Máy sấy MS-50 đã được lắp đặt tại các cơ sở giặt ủi. Máy có
sản phẩm
khả năng điều khiển nhiệt độ sấy và thời gian sấy phù hợp
với vật liệu. Máy có kết cấu đơn giản, dễ sử dụng và mang
lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Năng suất: 50 kg vải/1 lần.
Mô tơ: 3,5 HP. Tốc độ đảo: 38 vòng/phút. Nhiệt độ sấy (điều
chỉnh được): 45 đến 85 độ C. Thời gian sấy (điều chỉnh
được): 10 đến 15 phút. Kích thước máy (DxRxC): 1350 x
23
23
1200 x 1960 mm.
1.3.3 Máy vắt vải:
Tiêu đề
Máy Vắt Vải
Ngành hàng
Máy dùng trong công nghiệp dệt và may mặc, máy giặt gia
đình
Mã sản phẩm
MV-50
Mô tả chi tiết về Máy vắt MV-50 đã được lắp đặt tại nhiều cơ sở giặt ủi. Máy
sản phẩm
có khả năng điều khiển thời gian vắt, được trang bị hệ thống
giảm chấn và thắng tay. Năng suất: 50 kg vải/1 lần. Mô tơ:
7,5 HP. Tốc độ vắt cực đại: 950 vòng/phút. Thời gian vắt
(điều chỉnh được): 1 đến 2 phút. Kích thước máy (DxRxC):
1850 x 1500 x 950 mm.
24
24
1.4. Một số đơn công nghệ giặt mài ngoài thực tế của doanh nghiệp
1.4.1 Đơn giặt quần bò với khối lượng 50 kg vải mỗi mẻ giặt và đơn hàng có 4
mẻ giặt
1.4.2 Đơn giặt áo bò mỗi mẻ 92 chiếc và đơn hàng gồm 7 mẻ
25
25