Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

bài tập hóa đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.58 KB, 12 trang )

BÀI TẬP CHƯƠNG 6
11. Nhiệt độ ban đầu của 344 g một mẫu sắt là 18,2oC. Nếu mẫu sắt này hấp thụ 2,25 kJ
nhiệt lượng thì nhiệt độ cuối của mẫu sắt này là bao nhiêu?
15. Cốc nước thứ nhất chứa 156 g nước ở 22 oC và cốc nước thứ hai chứa 85,2 g nước ở
95oC. Sau khi trộn lẫn hai cốc nước nhiệt độ cuối cùng của nước là bao nhiêu?
29. Isooctan (2,2,4 – trimetylpentan), một trong nhiều hiđrocacbon có trong thành phần
của xăng, cháy trong không khí tạo thành nước và cacbon đioxit.
2C8H18(l) + 25 O2(k) → 16 CO2(k) + 18 H2O(l) ∆Hopư = - 10,922,8 kJ
Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra nếu đốt cháy 1 lít isooctan (khối lượng riêng bằng
0,69 g/ml)?
33. Một miếng kim loại titan có khối lượng là 20,8 g được đun trong nước sôi tới 99,5 oC,
sau đó thả vào một thiết bị đo nhiệt lượng chứa 75,0 g nước ở 21,7 oC. Khi đạt tới trạng
thái cân bằng nhiệt, nhiệt độ cuối cùng là 24,3oC. Hãy tính nhiệt dung riêng của titan.
39. Đốt cháy 1,50 g axit benzoic trong một nhiệt lượng kế có thể tích không đổi, người ta
đo được nhiệt độ trong nhiệt lượng kế trước và sau khi đốt là 22,50 oC và 31,69oC. Biết
trong bom có chứa 775 g nước và nhiệt dung riêng của bom là 893 J/K. Hãy tính nhiệt
lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 mol axit benzoic?
53. Bước đầu tiên trong qui trình sản xuất axit nitric là oxi hoá khí NH3:
4NH3(k) + 5O2(k) → 4NO(k) + 6 H2O(k)
a) Hãy sử dụng entanpi chuẩn của các chất để tính biến thiên entanpi chuẩn của phản
ứng này.
b) Tính nhiệt lượng toả ra hay thu vào khi oxi hoá 10,0 g NH3?
79. Kết tủa AgCl tạo thành khi trộn lẫn hai dung dịch AgNO3 và NaCl.
AgNO3(dd) + NaCl(dd) → AgCl(r) + NaNO3(dd) ∆Hopư = ?
Để xác định nhiệt lượng toả ra trong phản ứng này, người ta trộn lẫn 250 ml dung
dịch AgNO3 0,16 M với 125 ml dung dịch NaCl 0,32 M trong một thiết bị đo nhiệt lượng.
Nhiệt độ của hỗn hợp tăng lên từ 21,15 oC tới 22,9oC. Hãy tính biến thiên entanpi của
phản ứng này theo đơn vị kJ/mol. (Cho biết khối lượng riêng của dung dịch là 1,0 g/ml và
nhiệt dung riêng là 4,2 J/g.K)
81. Nhiệt lượng toả ra khi phân huỷ 7,647 g amoni nitrat xác định được trong một nhiệt
lượng kế, phản ứng xảy ra là:


NH4NO3(r) → N2O(k) + 2H2O(k)
Nhiệt độ của nhiệt lượng kế trong đó có chứa 415 g nước, tăng lên từ 18,9oC tới
20,72oC. Nhiệt dung riêng của bom là 155 J/K. Tính nhiệt lượng toả ra trong phản ứng
này theo đơn vị kJ/mol?BÀI TẬP CHƯƠNG 9


Vẽ cấu trúc Lewis, cho biết hình học cặp electron, hình học phân tử, sự
phân cực và sự lai hóa trên nguyên tử trung tâm của các phân tử và ion sau đây:
a. NO3-, NO2-, NO2+, N2O
b. CH4, O3, CO2, CO32c. Cl2O, SOCl2, HOCl, HCHO
d. SO2, SO3, SO32-, NH2Cl
e. C2H5OH, CH3OH, CH3COOH, CH3OCH3
17. Canxi cacbua CaC2, chứa ion axetylua C22-, biểu diễn sơ đồ mức năng lượng obitan
phân tử cho ion này. Có bao nhiêu liên kết σ và π trong ion? Bậc liên kết C-C là bao
nhiêu? Bậc liên kết thay đổi thế nào nếu khi thêm các electron vào C 2 để nó thành C22-?
Ion C22- là thuận từ?
18. Oxi O2 có thể giành lấy 1 hoặc 2 electron để thành O 2- (ion supeoxit) hoặc O22-(ion
peoxit). Viết cấu hình electron cho các ion này theo số hạng obitan phân tử, sau đó so
sánh chúng với phân tử O2 theo các đặc điểm sau:
a)
b)
c)
d)

Từ tính
Tổng số liên kết σ và π
Bậc liên kết
độ dài liên kết O-O

42. Nitro, N2, có thể ion hóa để tạo ion N2+ hoặc thêm 1 electron để tạo ion N2-. Sử dụng

thuyết MO, so sánh những hợp chất hoặc ion này về:
a. Từ tính của chúng
b. Bậc liên kết
c. Độ dài liên kết
d . Độ bền liên kết.

BÀI TẬP CHƯƠNG 12


17. Một bình được hút chân không trước, để không có khí trong đó. Sau đó, cho 2,2
gam CO2 vào bình. Khi nung nóng đến 22 oC, khí tạo ra một áp suất là 318
mmHg. Vậy thể tích của chiếc bình là bao nhiêu?
18. Một xi lanh thép chứa 1,5 gam etanol, (C 2H5OH). Áp suất của etanol hơi là bao
nhiêu nếu xi lanh có thể tích là 251 cm3 và nhiệt độ là 250 oC? (giả sử là tất cả
etanol đang ở trạng thái hơi tại nhiệt độ này).
19. Cần một khối lượng heli là bao nhiêu (theo gam) để lấp đầy một khinh khí cầu 5
lít với áp suất 1,1 atm ở 25 oC?
Khối lượng riêng của khí
20. Ở khoảng cách 40 dặm so với mặt đất nhiệt độ không khí là 250K và áp suất chỉ
là 0,2 mmHg. Khối lượng riêng không khí ở độ cao này là bao nhiêu (gam/lít)?
Giả sử là khối lượng phân tử của không khí là 28,96 g/mol.
21. Cloroform là một chất lỏng phổ biến trong phòng thí nghiệm. Chất lỏng này rất
dễ bay hơi. Nếu áp suất hơi của cloroform trong một bình là 195 mmHg ở 25 oC
và khối lượng riêng của hơi là 1,25 g/lít, khối lượng phân tử của cloroform là
bao nhiêu?
Định luật khí lí tưởng và xác định khối lượng mol phân tử
22. Một mẫu khí nặng 0,0125 gam với công thức thực nghiệm là CHF 2 được đặt
trong một bình 165 ml. Khí có áp suất là 13,7 mmHg ở 22,5 oC. Xác định công
thức phân tử của hợp chất?
23. Hiđrazin phản ứng với O2 theo phương trình sau:

N2H4 (k) + O2 (k) → N2 (k) + 2H2O (l)
Giả sử lượng khí O2 cần thiết cho phản ứng được chứa trong một bồn 450 lít ở 23
o
C. Áp suất của khí oxi trong bồn là bao nhiêu để phản ứng hoàn toàn với 1 kg
hiđrazin?
24. Một bộ đồ lặn có các hộp nhỏ chứa KO2. Chất này sẽ hấp thụ CO2 do con người
thở ra và chuyển hoá thành oxi
4KO2 (r) + 2CO2 (k) → 2K2CO3 (r) + 3O2 (k)
Khối lượng KO2 đủ để phản ứng với 8,90 lít khí CO 2 ở 22 oC và 767 mmHg là
bao nhiêu gam?
Hỗn hợp khí và định luật Dalton
25. Một hỗn hợp halotan và oxi (C 2HBrClF3 + O2) được dùng làm thuốc giảm đau.
Một bồn chứa hỗn hợp này có những thông số áp suất riêng phần như sau: P
(halotan) = 170 mmHg và P (O2) = 570 mmHg.
(a) Tính nồng độ phần mol của halotan và oxi?


(b) Nếu bồn chứa 160 g O2, thì khối lượng tương ứng của C 2HBrClF3 là bao
nhiêu?
Thuyết động học phân tử
26. Ta có hai bình có cùng thể tích. Bình A chứa khí H 2 ở 0 oC và áp suất 1 atm.
Bình B chứa khí CO2 ở 25 oC và áp suất 2 atm. So sánh 2 khí này theo các đặc
điểm sau:
(a) Động năng trung bình của phân tử
(b) Tốc độ trung bình của phân tử
(c) Số lượng phân tử
(d) Khối lượng khí
27. Nếu tốc độ của một phân tử oxi là 4,28 × 10 4 cm/s ở 25 oC, thì tốc độ của một
phân tử CO2 ở cùng nhiệt độ là bao nhiêu?
28. Tính tốc độ C (tốc độ bình phương trung bình) của phân tử CO ở 25 oC. Tỉ lệ

của tốc độ này so với tốc độ của các nguyên tử Ar ở cùng một điều kiện nhiệt độ
là bao nhiêu?
29. Ta muốn nạp đầy khí CO2 vào một bình hình trụ ở 865 mmHg và 25 oC. Bình
dài 20 m với bán kính 10 cm. Cần bao nhiêu gam khí CO2 đủ cho bình?
30. Một lốp xe đạp có dung tích là 1,52 lít và chứa 0,406 mol không khí. Lốp xe sẽ
nổ nếu áp suất bên trong đạt đến 7,25 atm. Cần làm nóng không khí trong lốp xe
đến bao nhiêu độ (oC) để gây nổ lốp?

BÀI TẬP CHƯƠNG 14
5. Hòa tan 1 lượng etilen glycol HOCH 2CH2OH vào trong 2kg nước. Biết áp suất hơi
bão hòa của nước trong hệ thống ở 90oC là 457 mmHg. Hãy xác định lượng etilen
glycol hòa tan trong hệ (giả sử dung dịch lý tưởng, áp suất hơi bão hòa của nước
nguyên chất ở 90oC là 525,8 mmHg).
6. Hoà tan 105 gam iot nguyên chất vào 325 gam CCl 4 ở 65oC. Cho biết áp suất hơi bão
hoà của CCl4 ở nhiệt độ này là 531 mmHg. Hãy xác định áp suất hơi bão hoà của
dung dịch CCl4 – I2 ở 65oC. (giả thiết I2 không có đóng góp vào áp suất hơi bão hoà
của dung dịch).
Tính chất dung dịch và việc xác định khối lượng mol
7. Benzyl axetat là một trong thành phần hoạt động của dầu hoa nhài. Nếu 0,125 gam
chất này được cho vào 25,0 gam clorofom (CHCl 3) dung dịch thu được sẽ có nhiệt độ
sôi là 61,82 oC. Hãy xác định khối lượng mol của benzyl axetat?


8. Nhiệt độ nóng chảy của biphenyl (C 12H10) nguyên chất được xác định là 70,03 oC. Nếu
cho 0,100 gam naphtalen vào 10,0 gam biphenyl thì nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp
là 69,40. Nếu Kđ của biphenyl là - 8,00oC/mol. Hãy xác định khối lượng mol của
naphtalen.
9. Sắp xếp các dung dịch dưới đây theo trật tự tăng dần nhiệt độ đông đặc? (Trong đó 3
dung dịch cuối được coi là phân ly hoàn toàn trong nước thành ion)
a/ Dung dịch đường 0,1M


c/ Dung dịch CaCl2 0,08M

b/ Dung dịch NaCl 0,1M

d/ Dung dịch Na2SO4 0,04M

Hiện tượng thẩm thấu
51. Một dung dịch chứa phenylamin (C9H11NO2 ) có nồng độ là 3% theo khối lượng. Giả
sử rằng phenylamin không điện li và không bay hơi. Hãy tính các đại lượng sau:
a) Nhiệt độ đông đặc của dung dịch
b) Nhiệt độ sôi của dung dịch
c) Áp suất thẩm thấu của dung dịch ở 25oC.
52. Dự đoán áp suất thẩm thấu của máu ở 37 oC. Giả sử máu có nồng độ NaCl là 0,154M
và hệ số Van’t Hoff i của NaCl trong dung dịch là 1,9.
53. Hỗn hợp etanol và nước có nhiệt độ đông đặc là -16 oC. Biết hằng số nghiệm lạnh của
nước là -1,86 oC/m
a/ Xác định nồng độ molan của etanol
b/ Xác định % khối lượng etanol trong hỗn hợp đó.

BÀI TẬP CHƯƠNG 15
Bài 15:
Cacbon mono oxit phản ứng với O2 tạo thành CO2 :
2 CO (k) + O2 (k) → 2 CO2 (k)
Số liệu phản ứng được đưa ra trong bảng sau đây:
[CO] (mol/l)
0,02

[O2 ] (mol/l)


Tốc độ phản ứng

0,02

(mol/l.giờ)
3,68.10-5


0,04
0,02
1,47.10-4
0,02
0,04
7,36.10-5
a/ Xác định biểu thức định luật tác dụng khối lượng của phản ứng ?
b/ Hãy xác định bậc phản ứng theo CO? theo O2 và bậc phản ứng chung cho toàn phản
ứng?
c/ Xác định giá trị hằng số tốc độ k?
Bài 27
Phản ứng phân hủy khi đun nóng khí aso mêtan CH3 - N=N- CH3 là phản ứng bậc một
CH3 - N=N- CH3 (k) → N2 (k) + C2H6 (k)
Hằng số tốc độ phản ứng ở 425oC là 40,8/phút. Lượng aso metan ban đầu là 2,00 g hãy
tính lượng aso metan và lượng N2 tạo thành còn lại sau 0,0500 phút ?
Bài 33:
Đường saccarô phân hủy trung dung dịch axit tạo thành glucozơ và fructozơ, cả hai sản
phẩm này đều có công thức là C6H12O6.
C12H22O11 (d2) + H2O (l) → 2 C6H12O6 (d2)
Tốc độ của phản ứng này được nghiên cứu trong môi trường axit và số liệu được đưa ra
trong bảng dưới đây:
Thời gian (phút)

0
39
80
140
210
a/ Xác định bậc của phản ứng

[C12H22O11 ] (mol/l)
0,316
0,274
0,238
0,190
0,146

b/ Viết biểu thức tốc độ phản ứng và tính hằng số phản ứng k
c/ Hãy ước tính nồng độ của saccarô sau 175 phút.
d/ Tìm thời gian lúc nồng độ của saccarô là 0,2 M.
Bài 36:
Amoniac khi đun nóng bị phân hủy theo phương trình sau:
NH3 (k) → NH2 (k) + ½ H2 (k)
Số liệu trong bảng sau đây của phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ cao
Thời gian (giờ)

[NH3] (mol/l)


0
8,00.10-7
25
6,75.10-7

50
5,84.10-7
75
5,15.10-7
a/ Xác định bậc của phản ứng. Tính hằng số tốc độ k.
b/ Tính hiệu suất phản ứng sau 40 giờ.
c/ Tìm nồng độ của H2 có trong hệ sau 60 giờ.
Bài 63/
Khi bị đun nóng các phân tử tetra fluoroethylen kết hợp với nhau tạo ra octa
fluorocyclobutan theo phương trình sau:
2 C2F4 (k)→ C4F8 (k)
Hãy xác định tốc độ phản ứng ở 488K từ số liệu trong bảng sau. Phân tích bằng phương
phương pháp đồ thị thu kết quả như sau:
[C2F4 ] (mol/l)
0,100
0,080
0,060
0,040
0,030

Thời gian (s)
0
56
150
335
520

a/ Xác định biểu thức tốc độ của phản ứng?
b/ Tính hằng số tốc độ của phản ứng?
c/ Xác định nồng độ của C2F4sau 600 s?

d/ Sau thời gian bau lâu thì phản ứng đạt hiệu suất 90%

Bài tập chương 16
17/
Cacbonyl bromua phân huỷ thành cacbon mônô oxit và brom



→ CO (k)+ Br2 (k)
COBr2 (k) ¬


Có hằng số cân bằng K là 0,190 ở 73 oC. Nếu có 0,500 mol của COBr2 trong bình dung
tích 2,00 lít được đun nóng ở 73 oC. Hãy xác định nồng độ ở thời điểm cân bằng của các
chất COBr2, CO và Br2 tại nhiệt độ đó. Tính phần trăm COBr 2 bị phân hủy ở nhiệt độ
này.
27/
Quá trình đồng phân hoá của butan có hằng số cân bằng K = 2,5. Hệ đạt trạng thái cân
bằng với [butan]=1,0M và [isobutan]=2,5M.
a/ Nếu thêm 0,50 mol/l của butan thì cân bằng sẽ chuyển dịch đến trạng thái cân bằng
mới. Hãy tính nồng độ các khí ở trạng thái cân bằng mới đó.
b/ Nếu thêm 0,50 mol/l isobutan vào thì cân bằng sẽ chuyển dịch đến trạng thái cân bằng
mới. Hãy tính nồng độ các khí ở trạng thái cân bằng mới đó.
36/
Ở 2300K hằng số cân bằng của phản ứng tổng hợp khí NO là 1,7.10-3

→ 2NO (k)
N2 (k) + O2 (k) ¬



a/ Phân tích cho thấy nồng độ tại một thời điểm của N 2 và O2 đều bằng 0,25M, của NO
là 0,0042M. Hỏi thời điểm đó có phải là trạng thái cân bằng của phản ứng không?
b/ Nếu hệ chưa đạt tới trạng thái cân bằng thì phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều nào?
c/ Khi hệ đạt tới trạng thái cân bằng hãy tính nồng độ cân bằng của các khí trong hỗn
hợp.
48/
Áp suất chung hỗn hợp của N2O4 và NO2 là 1,5 at. Nếu Kp = 6,75 (ở 25oC). Hãy tính áp
suất riêng phần các khí có trong hỗn hợp. Tính % NO2 đã phản ứng thành N2O4.

→ N2O4 (k)
2 NO2 (k) ¬


54/
Sunfurin clorit SO2Cl2 là chất rất dễ bay hơi được dùng để tổng hợp các chất hữu cơ. Khi
đun nóng ở nhiệt độ cao nó sẽ bị phân hủy tạo ra SO2 và Cl2

→ SO2 (k) + Cl2 (k)
SO2Cl2 (k) ¬
K=0,045 ở 375oC


a/ Giả thiết có 6,70 gam SO2Cl2 trong bình dung tích 1,00 L được đun nóng ở 375 oC.
Hãy tính nồng độ của các chất trong hệ tại thời điểm cân bằng ? Xác định tỷ lệ của
SO2Cl2 đã bị phân hủy?
b/ Hãy tính nồng độ tại thời điểm cân bằng của các chất SO 2Cl2 , SO2 và Cl2 trong bình
dung tích 1lít cho biết hỗn hợp ban đầu chứa của SO 2Cl2 (6,70 gam) và Cl2 (áp suất 1 at).
Xác định tỷ lệ của SO2Cl2 đã bị phân hủy?
61/
Một mẫu chứa khí N2O4 được nén trong bình tới với áp suất là 1,0 at. Khi đạt trạng thái

cân bằng có 20% lượng khí N2O4 chuyển thành khí NO2 .
a/ Tính Kp
b/ Nếu áp suất ban đầu của N2O4 là 0,10 at, hãy tính tỷ lệ % N 2O4 bị phân hủy? Kết quả
đó có phù hợp với nguyên lý Lơstaliê không?


62/
Hằng số cân bằng Kp của phản ứng sau là 0,15 ở 25oC

→ 2 NO2 (k)
N2O4 (k) ¬


Nếu áp suât chung của hỗn hợp tại thời điểm cân bằng là 2,50 at, hãy tính áp suất riêng
phần của từng khí trong hỗn hợp?

Bài tập chương 17
50/
Phenol (C6H5OH) có tên gọi thông thường : axit cacbolic là một axit hữu cơ yếu
C6H5OH (d2) + H2O (l) ƒ

C6H5O- (d2) + H3O+(d2) Ka = 1,3.10-10

Nếu hoà tan 0,195 gam axit vào một lượng nước vừa đủ để tạo ra 125 ml dung dịch, hãy
tính nồng độ ion H3O+ trong dung dịch? Tính pH của dung dịch đó?
51/
Tính nồng độ ion NH3, NH4+ và OH- trong dung dịch amôniăc 0,15M? Tính pH của dung
dịch đó?
52/
Một bazơ yếu có hằng số Kb = 5,0.10-4. Hãy tính nồng độ cân bằng của bazơ, axit liên

hợp và OH- trong dung dịch bazơ nồng độ 0,15M.
53/
Mêthylamin là một bazơ yếu CH3NH2 có Kb = 4,2.10-4, nó phản ứng với nước theo
phương trình sau:
CH3NH2 (d2) + H2O (l) ƒ

CH3NH3+ (d2) + OH-(d2)

Hãy tính nồng độ ion OH- trong dung dịch bazơ đó nồng độ 0,25M. Tính giá trị pH và
pOH của dung dịch đó?
57/
Hãy tính nồng độ H3O+ và pH của dung dịch amoni clorua nồng độ 0,2M.
58/
Hãy tính nồng độ H3O+ và pH của dung dịch natri fomiat NaHCO2 nồng độ 0,015M.
59/
Natri cyanat là muối của axit yếu HCN. Hãy tính nồng độ của ion H 3O+, OH-, HCN và
Na+ trong dung dịch tạo ra khi hoà tan 10,8 gam NaCN trong lượng nước vừa đủ để tạo ra
5,00.102 ml dung dịch ở 25oC.


Bài tập chương 18
7. Tính pH của 250ml dung dịch NH3 0,12M. Khi thêm 2,2 g amoniclorua thì pH thay đổi
thế nào.
8. Biết Ka của axit lactic (CH3CHOHCOOH) là 1,4.10-4
Nếu cho 2,75g CH3CHOHCOONa vào 500 ml dung dịch axit lactic 0,1M thì pH của
dung dịch thu được là bao nhiêu. pH thu được thấp hơn hay cao hơn giá trị pH của dung
dịch axit ban đầu
9. Hãy tính khối lượng của natriaxetat cần thêm vào 1l dung dịch axit axetic 0,1M để có
pH dung dịch bằng 4,5.
10. Hãy tính khối lượng của amoniclorua cần thêm vào 500 ml dung dịch NH 3 0,1M để

có pH dung dịch bằng 9.
Thêm 1 axit hoặc bazơ vào dung dịch đệm
19. Một dung dịch đệm được chuẩn bị bằng cách thêm 4,95g natriaxetat vào 250 ml dung
dịch CH3COOH 0,15M.
Hãy tính pH của dung dịch đệm
Nếu thêm 82 mg NaOH vào 100 ml dung dịch đệm trên thì pH của dung dịch thu được
bằng bao nhiêu ?.
21. Một dung dịch đệm được chuẩn bị bằng cách cho 0,125 mol amoniclorua vào 500 ml
dung dịch NH3 0,5M.
Hãy tính pH của dung dịch đệm. Nếu đưa 0,01 mol khí HCl vào 500 ml dung dịch trên
thì pH thay đổi như thế nào.
Tính độ hòa tan của muối từ tích số tan
40. Ở 20oC, dung dịch bão hòa CH3COOAg có chứa 1g bạc, hòa tan trong 100 ml dung
dịch. Tính Ksp của CH3COOAg
CH3COOAg (rắn) ƒ

CH3COO+ (lỏng) + Ag- (lỏng)

42. Ca(OH)2 hòa tan tối đa vào trong nước được 1,3 g/l. Tính Ksp
Ca(OH)2 (rắn) ƒ

Ca2+ (lỏng) + 2 OH- (lỏng)

43. Đưa 0,979 g Pb(OH)2 vào 1 l nước cất ở 25oC. pH của dung dịch là 9,15. Tính K sp của
Pb(OH)2,
49. Ksp của RaSO4 là 4,2.10-11. Nếu đưa 25 mg chất này vào 100 ml nước thì bao nhiêu g
chất sẽ bị hòa tan ?
Ảnh hưởng của ion đồng dạng và độ hòa tan của muối



54. Tính độ hòa tan của AgBr trong nước theo đơn vị mol/l. Độ hòa tan của AgBr sẽ thay
đổi thế nào khi thêm 0,15 g NaBr vào dung dịch bão hòa AgBr.
Phản ứng kết tủa
61. Nếu nồng độ của ion Zn 2+ trong 10 ml nước là 1,6.10 -4M thì Zn(OH)2 có kết tủa hay
không khi ta thêm vào dung dịch 4 mg NaOH.
62. Ta có 95 ml dung dịch chứa ion Pb 2+ ở nồng độ 0,0012M. Nếu ta thêm vào đó 1,2g
NaCl thì PbCl2 có kết tủa không ?
63. Nếu nồng độ của ion Mg2+ trong nước biển là 1350 mg/l thì nồng độ ion OH - cần đạt
giá trị bao nhiêu để có kết tủa Mg(OH)2,

Bài tập chương 19

Entropi

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến phản ứng
14.
Đốt nóng một số carbon kim loại, trong đó có magie cacbonat, dẫn đến phản ứng
phân huỷ MgCO3(rắn) → MgO(rắn) + CO2(khí)
a.

Tính ∆H0 và ∆S0 của phản ứng

b.

Đây có phải là phản ứng tự diễn biến ở 298 K không?

c.

Phản ứng có thể tự diễn biến ở nhiệt độ cao hơn hay không?


Các câu hỏi chung
38. Sự hyđro hoá, quá trình thêm hyđro vào một hợp chất hữu cơ, là phản ứng rất quan
trọng trong sản xuất công nghiệp. Hãy tính ∆H 0, ∆S0 và ∆G0 tại 250C của quá trình
hydro hoá octen, C8H16, để tạo thành octan, C8H18. Phản ứng này thiên về chất tạo thành
hay thiên về chất phản ứng trong điều kiện tiêu chuẩn?
Dưới đây là các thông tin cần biết thêm ngoài số liệu ở phụ lục L
Hợp chất

∆H0f (kJ/mol)

S0 (J/K.mol)

Octen

-82,93

462,8

Octan

-208,45

463,639

39.
Metanol hiện được sử dụng rộng rãi trong xe đua (xem trang 496). Hãy coi phản
ứng dưới đây là một cách tổng hợp khả thi để tạo thành metanol:
C(graphit) + ½ O2(khí) + 2H2(khí) → CH3OH(lỏng)
Hãy tính giá trị Kp của phản ứng tạo thành methanol tạo điều kiện tiêu chuẩn nói trên.
Liệu nhiệt độ có phù hợp hơn với phản ứng này không?

40.
Nếu khí hyđro được tạo thành bằng cách ít tốn kém thì có thể đốt trực tiếp khí này
như nguyên liệu hoặc chuyển đổi khí này thành dạng nguyên liệu khác, chẳng hạn khí
metan (CH4).


Hãy tính ∆G0, ∆S0 và ∆H0 của phản ứng tại điều kiện tiêu chuẩn 298 K. Có thể đoán
được phản ứng này thiên về sản phẩm hay thiên về chất tạo thành trong điều kiện tiêu
chuẩn không?
41.
Nấm men có thể tạo ra etan bằng cách lên men đường gluco (C 6H12O6) – đây là
phương pháp cơ bản được áp dụng trong hầu hết các quá trình sản xuất rượu.
C6H12O6 (lỏng) → 2 C2H5OH(lỏng) + 2 CO2(khí)
Hãy tính ∆H0, ∆S0 và ∆G0 của phản ứng. Đây là phản ứng thiên về sản phẩm hay thiên về
chất tạo thành? (Ngoài các giá trị nhiệt động học ở phụ lục L, cần sử dụng thêm các số
liệu sau của C6H12O6 (lỏng): ∆H0f = - 1260 kJ/mol, S0 = 289 J/K.mol và ∆G 0f = -918,8
kJ/mol)

Bài tập chương 20
Pin điện hoá trong điều kiện thường
29. Một nửa pin trong pin volta được tạo thành từ dây bạc nhúng vào dung dịch AgNO 3 ở
nồng độ chưa biết. Nửa pin còn lại gồm một điện cực kẽm trong dung dịch Zn(NO 3)2
0,010 M. Điện thế đo được của pin là 1,48 V. Hãy sử dụng các số liệu trên để tính nồng
độ của ion Ag+ (lỏng) trong pin.
30. Một nửa pin trong pin volta được tạo thành từ dây sắt nhúng vào dung dịch Fe(NO 3)2
với nồng độ không xác định. Nửa pin còn lại gồm một điện cực hydro tiêu chuẩn. Điện
thế đo được của pin là 0,49 V. Hãy sử dụng các số liệu trên để tính nồng độ của Fe 2+
(lỏng).
31. Một nửa pin volta được tạo thành từ dây đồng nhúng vào dung dịch Cu(NO 3)2 4,8.103
M. Nửa pin còn lại gồm một điện cực kẽm trong dung dịch Zn(NO 3)2 0,40 M. Hãy tính

điện thế của pin.
32. Cho pin được tạo thành từ dây đồng nhúng vào dung dịch Cu(NO 3)2 0,04 M và điện
cực hidro tiêu chuân 2H+/H2. Biết áp suất của khí H2 là 1 atm, dung dịch trong pin có pH
là 4,5. Hãy tính điện thế của pin.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×