Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng ở lạng sơn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.67 KB, 62 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, một thực thể xã hội ra đời từ hàng
nghìn năm nay. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu
sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong
tục, tập quán của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam
Việt Nam là một phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Thể hiện ở
rất nhiều lĩnh vực, khía cạnh. Trong đó có Tôn giáo. Việt Nam là đất nước có
nền văn hóa quốc gia đa tôn giáo. Tôn giáo đã và đang trở thành nhu cầu tinh
thần của một bộ phận nhân dân, các hoạt động của tôn giáo được khôi phục và
phát triển mạnh mẽ, số người theo tôn giáo ngày càng tăng góp phần làm phát
triển nền văn hóa đa màu sắc của Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó cũng đã xuất
hiện các hoạt động tôn giáo không bình thường, có phần lấn lướt chính quyền, vi
phạm một số qui định của Nhà nước về hoạt động tôn giáo, gây hiệu ứng tiêu
cực về chính trị, mất an ninh trật tự xã hội. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà
nước ta đã xác định phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn
giáo để vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng, vừa kịp thời
đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo để đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của
dân tộc.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc có nền văn hóa đặc sắc, đậm đà
bản sắc dân tộc Tày, Nùng. Số lượng tôn giáo ở Lạng Sơn có qui mô không lớn,
hiện nay chỉ có ba tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo và Tin lành.
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn trong
những năm vừa qua đã có nhiều tiến bộ và đạt được một số kết quả nhất định.
Lưu giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống, phát huy và phát triển sắc
dân tộc, tôn giáo. Tạo nên những nét đẹp văn hóa rất riêng của Lạng Sơn khiến
nhiều du khách thập phương mến mộ, được Đảng và Nhà nước khen ngợi.


Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại cần phải khắc phục: Một bộ
phận cán bộ đảng viên nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước


đối với tôn giáo còn hạn chế; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn thiếu tập
trung và đồng bộ; việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo còn kéo dài,
gây tâm lý phản cảm cho quần chúng tín đồ và các chức sắc tôn giáo, tạo ra
những sơ hở không đáng có cho một số phần tử xấu lợi dụng. Đặc biệt việc thực
hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo của chính quyền ở nhiều lúc,
nhiều nơi, nhất là ở cơ sở còn quá cứng nhắc; các đoàn thể nhân dân vùng đồng
bào có đạo nói chung hoạt động còn kém hiệu quả; công tác xây dựng lực lượng
cốt cán, đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo còn chưa được quan
tâm đúng mức; việc thực hiện Chỉ thị số 01 của Thủ Tướng Chính phủ “Về một
số công tác đối với đạo Tin lành” còn gặp nhiều khó khăn.
Từ tình hình đặt ra nói trên, tôi chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghị quyết 24- NQ/TW (năm 1990) của Bộ Chính Trị đã đề ra chủ trương
chính sách đối với tôn giáo ngày càng được quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau
trên bình diện cả nước, thể hiện ở nhiều công trình như:
- PGS. TS Nguyễn Đức Lữ - Chủ nhiệm đề tài (2002) Đổi mới chính sách
tôn giáo và Nhà nước quản lý tôn giáo hiện nay- những bài học kinh nghiệm và
kiến nghị cụ thể, Đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước;
- TS Ngô Hữu Thảo-Chủ nhiệm đề tài (1998), Mối quan hệ giữa chính trị
và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học
cấp bộ;
- TS Hoàng Minh Đô - Chủ nhiệm đề tài (2002), Đạo Tin lành ở Việt
Nam- Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra hiện nay trong
công tác lãnh đạo, quản lý, Thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước;


Tuy nhiên ở tỉnh Lạng Sơn chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu cụ thể,
vấn đề mới chỉ được đề cập trong các báo cáo tổng kết của Ban Dân vận Tỉnh

ủy, Phòng tôn giáo Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh… qua các năm. Vì vậy, tôi
quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa
nói chung, và với lĩnh vực tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn nói riếng, từ đó đề xuất một
số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt
động văn hóa, đặc biệt là tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo.
Hai là, làm rõ tình hình thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn.
Ba là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong tình
hình mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa, cụ thể là tôn
giáo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu vấn đề văn hóa, cụ thể là vấn đề tôn giáo
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về lĩnh vực
văn hóa nói chung và tôn giáo nói riêng.

5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp hệ thống, đánh giá, dự báo; phương pháp chuyên gia, phương pháp
điều tra xã hội học; phương pháp phỏng vấn; phương pháp logic- lịch sử.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Về lý luận
- Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa, cụ thể
là tôn giáo, bước đầu đề tài làm sáng tỏ một số vấn đề cấp bách đang đặt ra trong
quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản có tính khả thi góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn
hiện nay.
6.2 Về thực tiễn
- Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng chủ
trương, biện pháp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo ở tỉnh Lạng Sơn.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập tại
trường Chính trị tỉnh.
7. Kết cấu của đề tài


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của đề tài gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
1.1. Một số vấn đề lý luận về hoạt động tôn giáo
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Tôn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, xã hội xuất hiện từ lâu trong lịch sử,
có tài liệu thống kê đến nay có hàng trăm khái niệm về tôn giáo, tùy cách tiếp
cận và mục tiêu nghiên cứu khác nhau người ta đưa ra những khái niệm khác
nhau về tôn giáo.
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo:
Khi nghiên cứu về nguồn gốc của tôn giáo, C.Mác đã chỉ ra rằng:
Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự tri giác của con người chưa tìm thấy bản
thân mình hoặc lại đánh mất bản thân mình một lần nữa. Con người chính là thế
giới những con người, là Nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra
tôn giáo, không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo
ra tôn giáo... Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân
1.1.1.2. Hoạt động tôn giáo
Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi,
quản lý tổ chức của tôn giáo
Truyền bá giáo lý, giáo luật (còn gọi là truyền đạo) là việc tuyên truyền
những lý lẽ về nguồn gốc sự ra đời, luật lệ của tổ chức tôn giáo.
Thực hành giáo luật, lễ nghi (còn gọi là hành đạo) là hoạt động của tín đồ,
nhà tu hành, chức sắc tôn giáo thể hiện sự tuân thủ giáo luật, thỏa mãn đức tin
tôn giáo của cá nhân tôn giáo hay cộng đồng tín đồ.


Hoạt động quản lý tổ chức tôn giáo (còn gọi là quản đạo) nhằm thực hiện
qui định của giáo luật, thực hiện hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm
bảo duy trì trật tự, hoạt động trong tổ chức tôn giáo.
1.1.2. Đặc điểm của tôn giáo ở nước ta
Đặc điểm của tín đồ:
Tín đồ là những người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa
nhận. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo với số lượng tín đồ đông đảo, chiếm
khoảng 20% dân số cả nước.
Trong mỗi tín đồ đều có sự thống nhất (nhưng không đồng nhất) giữa mặt

công dân và mặt tín đồ. Là công dân, tín đồ có mọi quyền và nghĩa vụ như mọi
công dân khác. Là người có tín ngưỡng tôn giáo họ có niềm tin ở Chúa, tình cảm
đời sống tâm linh ở nhiều mức độ khác nhau và họ có quyền lợi do giáo hội qui
định, họ phải hành đạo theo giáo luật.
Đặc điểm rất tích cực trong đồng bào tín đồ ở nước ta hiện nay là sống
“tốt đời, đẹp đạo”, cùng toàn dân đoàn kết trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bên cạnh đại đa số đồng bào có tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc sâu
sắc, một số tín đồ do nhiều nguyên nhân khác nhau trong hoạt động tôn giáo còn
chưa tuân thủ pháp luật, bị các thế lực thù địch lợi dụng, nghe theo kẻ xấu tham
gia vào các vụ gây rối trật tự công cộng.
+ Đặc điểm của nhà tu hành, chức sắc:
Nhà tu hành là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng
theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo. Chức sắc là tín đồ có chức
vụ, phẩm sắc trong tôn giáo.
+ Đặc điểm của tổ chức tôn giáo:
Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo
lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được nhà nước công
nhận.


Tổ chức tôn giáo có chức năng điều hành hoạt động của tôn giáo. Trong
mỗi tôn giáo, tổ chức bộ máy được sắp xếp khác nhau, hệ thống tổ chức của tôn
giáo được qui định theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và được Nhà
nước công nhận.
1.2 Khái niệm về quản lý nhà nước và của quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý xã hội là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn
các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người phù hợp với ý chí của
chủ thể quản lý và qui luật khách quan. Quản lý xã hội do nhiều chủ thể tiến

hành. Khi Nhà nước xuất hiện, những công việc quản lý xã hội quan trọng nhất
do Nhà nước đảm nhiệm.
1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
Là một dạng quản lý xã hội mang tính chất nhà nước, chức năng nhiệm vụ
của nhà nước, là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật
của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh các quá trình tôn giáo
và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo qui
định của pháp luật.
1.1.2. Yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở
nước ta hiện nay
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, cần thiết phải tăng cường
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, xuất phát từ những lý do
sau:
Thứ nhất, quá trình đổi mới ở đất nước ta đang diễn ra sâu rộng trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Mỗi người Việt Nam
đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào” .


Thứ hai, thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở nước ta
trong thời gian vừa qua đã cho thấy, chính quyền và đội ngũ cán bộ có trách
nhiệm ở một số nơi chưa nhận thức đúng và quán triệt đầy đủ các chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề tôn giáo.
Thứ ba, hiện nay trước yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước và yêu
cầu xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp về quản lý các hoạt động
tôn giáo đang đặt ra rất cấp thiết.
Thứ tư, xuất phát từ âm mưu và hoạt động triệt để lợi dụng các sơ hở thiếu
sót của ta trong quản lý nhà nước đối với tôn giáo và thực hiện chính sách tôn
giáo của các thế lực thù địch.
Từ những yêu cầu, khó khăn và thách thức của thực tế, đòi hỏi chúng ta
phải tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, qua đó nhằm đáp

ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân, mặt khác, phải luôn
cảnh giác chống lại âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch.

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VĂN
HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
THỜI GIAN QUA
2.1 Giới thiệu chung về hoạt động tôn giáo tại tỉnh Lạng Sơn
2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của
Lạng Sơn
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Lạng Sơn là một tỉnh biên giới phía bắc có đường biên giới giáp với
Trung Quốc. Giáp ranh với các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc


Giang và Quảng Ninh. Đây là điểm đầu của con đường huyết mạch (QL 1A) nối
Việt Nam với Trung Quốc và từ đó đến với các nước châu Âu, đồng thời cũng là
con đường quan trọng nối Trung Quốc với các nước ASEAN.
Diện tích toàn tỉnh là 8.187, 25 km 2 với dân số 727. 081 người, mật độ 86
người/ km2, gồm 11 huyện, thành phố, 14 thị trấn, 19 phường và 206 xã [24,
tr.20].
Địa hình Lạng Sơn tương đối phức tạp do nằm ở trong khu vực có nhiều
biến đổi qua các đợt biến động về địa lý, địa chất. khí hậu nhiệt đới có mùa mưa,
mùa khô, mùa nóng và một mùa đông lạnh giá.
Hệ sinh thái thực vật, động vật phát triển tốt, đa dạng và phong phú.
Hiện nay với sự chuyển đổi cơ chế quản lý, nhiều diện tích rừng và đất
rừng trước đây không có chủ quản lý, nay với chủ trương giao đất giao rừng, các
khu rừng đã có người khoanh nuôi và bảo vệ
Lạng Sơn cũng là tỉnh có nhiều tài nguyên khoáng sản như sắt măng gan,
nhôm, đồng, chì, kẽm, các điểm quặng bôxít, alít và các kim loại quí như vàng,

và các kim loại hiếm như thiếc, môlíp đen, thủy ngân, các loại khoáng sản cháy
như than nâu, than bùn, đây là nguyên liệu chính cho nhà máy nhiệt điện Na
Dương mới được khánh thành và đưa vào sử dụng.
Đây chính là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú mà thiên nhiên ban
tặng để những con người trên mảnh đất xứ Lạng có điều kiện khai thác, xây
dựng quê hương ngày một giầu và đẹp.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
* Đặc điểm kinh tế:
Lạng Sơn chỉ cách thủ đô Hà Nội 154km, nằm cạnh khu tam giác kinh tế
Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc phát
triển thương mại, dịch vụ, du lịch, bởi Lạng Sơn vừa là đầu mối tuyến Quốc lộ
1A. Còn có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam-Trung Quốc vươn tới các


nước Đông Âu. Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Tân Thanh, hai
cửa khẩu quốc gia Chi Ma, Bình Nghi và bảy cặp chợ đường biên, thuận tiện
cho việc đi lại, giao lưu buôn bán, xuất nhập khẩu hàng hóa và phát triển du lịch,
dịch vụ.
Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi, quỹ đất lớn để phát
triển nông-lâm ở Lạng Sơn.
Nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng là điều
kiện tốt để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công
nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Trong đó, đáng chú ý là mỏ than nâu
Na Dương phục vụ cho việc xây dựng phát triển nhà máy nhiệt điện Na Dương.
Trong những năm qua Lạng Sơn đã phát huy những thành quả đã đạt được
trong những năm đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Lạng Sơn đã đạt được nhiều
thành tích quan trọng, đưa sự nghiệp đổi mới của tỉnh đi lên.
Các nguồn lực được huy động cho đầu tư phát triển đạt khá; kết cấu hạ
tầng kinh tế-xã hội được tăng cường đáng kể, cơ sở hạ tầng có nhiều đổi mới,
ngày càng đồng bộ, khang trang hơn.

Với vị trí thuận lợi, Lạng Sơn đã xây dựng môi trường thuận lợi cho giao
lưu phát triển kinh tế quốc tế, , tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu
của tỉnh trung bình mỗi năm đạt 2.230 triệu USD, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới của các tỉnh phía Bắc, tổng thu
ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu mỗi năm đạt gần 2.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên Lạng Sơn vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế tuy tăng trưởng nhưng
chưa cao, thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ bé, năng lực cạnh tranh
chưa cao. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông-lâm nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật
còn nghèo nàn, lạc hậu.. Mặt khác, do có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, nên
mặt bằng trình độ văn hóa còn tương đối thấp, thiếu đội ngũ tay nghề cao...
những hạn chế trên đang là “rào cản” đối với Lạng Sơn trong việc đẩy mạnh ứng


dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật sản xuất và đời sống cũng như thực hiện các
mục tiêu kinh tế-xã hội lớn.
* Đặc điểm văn hóa:
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nhưng có nhiều thuận lợi về địa lý, là cửa
ngõ giao lưu kinh tế và văn hóa với nước láng giềng Trung Quốc. Chính vì có
đường giao thông thuận tiện và là đầu mối giao lưu, quan trọng hơn cả lại là
phên dậu chắn phía Bắc của Tổ quốc nên đã tạo ra một văn hóa, một phong cách
của con người xứ Lạng.
Nếu trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước, lạng Sơn đã góp một phần không
nhỏ thì trong sự nghiệp dựng nước Lạng Sơn cũng có những đóng góp rất quan
trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước.
Lạng Sơn là mảnh đất sinh tụ của nhiều dân tộc, là nơi gặp gỡ, giao lưu
của nhiều luồng văn hóa để tạo thành một cộng đồng lớn. Chính sự phong phú
về thành phần tộc người đã dẫn đến sự đa phức về hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng
trong vùng, bên cạnh những tín ngưỡng dân gian như như thờ trời, đất, tổ tiên,
bản mệnh có các tôn giáo chính thống như Khổng, Lão, Phật, đã có nhiều ảnh
hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây. Cũng chính điều

này đã tạo sự xuất hiện của một loạt các di tích kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo ở
Lạng Sơn như: đình, đền, chùa. Có thể nói so với các tỉnh miền núi biên giới
phía Bắc khác thì loại hình di tích này ở Lạng Sơn khá nhiều. Điều này có thể do
vị trí đặc biệt của Lạng Sơn là nơi tiếp nhận và giao lưu của hệ tư tưởng NhoPhật-Lão vào mảnh đất này; do các trí thức Nho học, các bậc quan tướng tài cao
nhậm chức trấn vùng biên ải góp phần phát triển. Các tín ngưỡng, tôn giáo du
nhập vào vùng đất này đã được địa phương hóa, hòa đồng với tín ngưỡng bản
địa nên đã tạo ra một diện mạo khá độc đáo cho đời sống tinh thần và tín
ngưỡng của cư dân Lạng Sơn. Những công trình kiến trúc này ngoài ý nghĩa là
nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân còn là những di sản văn hóa vật
thể, những công trình nghệ thuật có giá trị được sáng tạo bởi bàn tay, khối óc
của cư dân Lạng Sơn. Theo sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” ghi chép thì Lạng


Sơn có tất cả 29 di tích đình, đền, chùa, hiện nay đa số những di tích này vẫn
còn tồn tại và đang trở thành những danh thắng nổi tiếng, những công trình có
giá trị phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu, học tập cho đông đảo các tầng
lớp nhân dân. Vẻ đẹp của những công trình đó đã góp phần làm cho Lạng Sơn
đẹp và giầu giá trị văn hóa hơn trong mắt du khách đến thăm.
Dấu ấn văn hóa Lạng Sơn không chỉ thể hiện qua các di chỉ khảo cổ học,
trong các di tích lịch sử nổi tiếng hay trong mỗi danh lam thắng cảnh, mà văn
hóa nơi đây còn được thể hiện qua những nét văn hóa lễ hội đặc sắc như hội
Lồng Tồng, lễ hội Đầu Pháo-Kỳ Cùng, lễ hội Trò Ngô,…Nền văn hóa phi vật
thể của Lạng Sơn còn có kho tàng dân ca, dân vũ đồ sộ và vô cùng phong phú.
Ngày nay dưới ánh sáng nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, những định
hướng phát triển văn hóa đi vào thực tế đời sống văn hóa, tỉnh tổ chức triển khai
và quản lý mọi hoạt động văn hóa trên địa bàn. Do đó nhiều công trình văn hóa
được đầu tư xây dựng như: Bảo tàng, thư viện, cung thiếu nhi, công viên văn
hóa,…những nơi này đã và đang trở thành tụ điểm phục vụ nhu cầu vui chơi giải
trí của người dân.
Đến cuối năm 2005 toàn tỉnh đã có 656 nhà văn hóa; trong đó có: 51 nhà

văn hóa xã, phường, thị trấn, 605 nhà văn hóa thôn, bản, khối phố; mạng lưới
thư viện đã được mở tại 11/11 huyện, thành phố; 90 % xã có điểm bưu điện văn
hóa xã; toàn tỉnh có gần 200 đội văn nghệ quần chúng hoạt động thường xuyên;
công tác thông tin tuyên truyền đã kịp thời tuyên truyền phổ biến các chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân, nhất là nhân dân vùng sâu,
vùng xa và vùng đồng bào có đạo. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa đã được triển khai liên tục và rộng khắp với 3 mô hình là gia đình
văn hóa, làng bản khu phố văn hóa và cơ quan đơn vị văn hóa. Phong trào này
đã tác động tích cực trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân,
phát huy truyền thống đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh, phong phú. Đến năm 2005, toàn tỉnh đã có 85.124 hộ
gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 80,58%; 556 thôn bản, khối phố văn hóa, đạt tỷ lệ


24,23%; 807 cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 64,92%. Đây là
những nhân tố tích cực trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Bên cạnh những thành tựu nói trên, công tác bảo tồn một số loại hình văn
hóa đang có nguy cơ thất truyền đang được quan tâm, qua đó góp phần giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, đồng thời thực
hiện thành công việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.
N =

- 67

E

Giống như các tỉnh miền núi phía Bắc, Lạng Sơn là tỉnh có các dân tộc ít
người chiếm số đông. Đây là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em, như:
Dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông,…

% OP

$E

Là thành viên trong cộng đồng dân tộc nói ngôn ngữ Tày-Thái. Ở nước ta
người Tày là dân tộc đông thứ hai sau người Việt và là dân tộc đứng vị trí thứ
nhất trong 53 dân tộc ít người, Tày là tên gọi đã có từ lâu đời, đây là một trong
những dân tộc sinh sống trên đất nước ta sớm nhất.
Dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện có 251.033 người, chiếm 35,6% trong cơ
cấu dân cư của tỉnh. Người Tày cư trú trên địa bàn Lạng Sơn từ lâu đời. Ngoài ra
do điều kiện lịch sử một số quan lại người Việt được cử lên Lạng Sơn làm việc,
lấy vợ người bản địa, sinh con rồi ở lại đó. Một số tù trưởng được triều đình gả
con gái dẫn đến sự hợp huyết Việt-Tày tức là sự Tày hóa, do đó trong văn hóa,
tín ngưỡng dân gian xứ Lạng có những nét rất độc đáo so với nhiều vùng có dân
tộc Tày khác.
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, người Tày cùng với các dân tộc khác
nằm trong chế độ thực dân nửa phong kiến và bị phân hóa sâu sắc do chính sách
“chia để trị”. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, người Tày cùng các dân
tộc khác trên quê hương Lạng Sơn cùng nhau đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.


- Dân tộc Nùng:
Dân tộc Nùng cũng là thành viên của nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Hiện ở
nước ta dân tộc Nùng có gần 800.000 người, cư trú chủ yếu ở địa bàn các tỉnh
Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn.
Nùng vốn là tên gọi của một dòng họ trong bốn dòng họ lớn ở Quảng Tây
(Trung Quốc) di cư sang và trở thành tên gọi của dân tộc ở Việt Nam vào
khoảng thế kỷ XV. Dựa vào nhiều nghiên cứu thì Lạng Sơn là địa bàn người
Nùng di cư sang sớm nhất, bản thân dân tộc Nùng được chia thành nhiều nhóm

địa phương với tên gọi thường gắn liền với địa danh nơi di cư hay đặc điểm
trang phục như: Nùng An gốc từ Châu An Kết, Nùng Cháo ở Long Châu đi,
Nùng Phản Slình là Nùng ở Vạn Thành, Nùng Inh ở Long Anh đến, Nùng Cúm
Cọt người phụ nữ mặc áo ngắn, Nùng Hua Lài người phụ nữ đội khăn có chấm
trắng… Lạng Sơn là nơi định cư của ba nhóm Nùng: Nùng Inh, Nùng Phản
Slình (có mặt ở hầu khắp các huyện trong tỉnh) và Nùng Cháo tập trung chủ yếu
ở huyện Văn Lãng, Tràng Định.
Người Nùng chiếm tỷ lệ khá lớn 43,86% so với dân số toàn tỉnh, người
Nùng cư trú tập trung dọc các đường quốc lộ 1A, 1B, đường tỉnh lộ 4A, 4B và
đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn, phố Đồng Đăng, Kỳ Lừa,… có thể nói những địa
danh đó là những trung tâm kinh tế, văn hóa của dân tộc Nùng.
- Dân tộc Kinh:
Dân tộc Kinh có số người đông nhất trong các dân tộc ở Việt Nam. Nhưng
ở Lạng Sơn hiện nay dân tộc Kinh chỉ chiếm 20% trong tổng số dân của tỉnh. Do
thời gian tới định cư khác nhau, người Kinh ở Lạng Sơn cũng chia thành hai
nhóm: Người Kinh bản xứ và người Kinh khai hoang. Người Kinh bản xứ là
một trong những cư dân đầu tiên của tỉnh, nguồn gốc là con cháu các quan trấn
ải qua các triều đại phong kiến được cử lên Lạng Sơn, con cháu họ Mạc và
những tù nhân lưu đày; còn người Kinh khai hoang di cư đến theo chương trình
khai hoang phát triển kinh tế miền núi do nhà nước kêu gọi từ những năm 1960.


Lạng Sơn là nơi định cư chính của cư dân đến từ các tỉnh Hà Tây, Thái
Bình. Tuy số người chỉ đứng thứ ba (sau người Tày, Nùng) nhưng người Kinh có
mặt ở khắp các huyện trong tỉnh. Do có trình độ văn hóa, có kinh nghiệm sản
xuất, am hiểu phong tục tập quán của địa phương, các cư dân người kinh sống
hòa đồng với các dân tộc bản địa, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau xây dựng và bảo vệ
quê hương, đất nước.
- Dân tộc Dao:
Dân tộc Dao nằm trong nhóm ngôn ngữ Mèo-Dao, là dân tộc thường sống

du canh, du cư, có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ XIII, dân tộc Dao sống ở nước ta có
rất nhiều nhóm địa phương khác nhau, mỗi nhóm mang những đặc điểm riêng
của địa phương mình.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn dân tộc Dao chiếm 3,5% trong tổng
số dân toàn tỉnh và gồm hai nhóm chính là Dao Ôgang và Dao Đại Bản có cùng
một phương ngữ. Làng bản của dân tộc Dao thường nằm ở lưng chừng núi,
trước kia họ canh tác chủ yếu là làm nương, rẫy, ngày nay do chính sách hạ sơn
của nhà nước, đồng bào đã xuống sinh sống ở những vùng thấp hơn và canh tác
lúa nước. Cuộc sống du canh du cư bị xóa bỏ, trường học, trạm xá, nhà văn hóa,
… đã được đầu tư xây dựng ở hầu khắp các thôn bản, qua đó đời sống vật chất
và tinh thần của bà con được nâng lên.
- Ngoài ra, trên địa bàn Lạng Sơn còn là nơi sinh sống của các dân tộc
thiểu số khác như: Dân tộc Hoa, dân tộc Sán Chay, dân tộc Mông… Trong lịch
sử, các dân tộc trên địa bàn luôn đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo
vệ và xây dựng đất nước.
Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng cường đoàn kết trong khối
đại đoàn kết toàn dân, cùng nhau chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước xây dựng quê hương Lạng Sơn ngày thêm
giầu và đẹp.


2.1.2. Tình hình, đặc điểm tôn giáo ở Lạng Sơn
2.1.2.1. Khái quát tình hình tôn giáo ở Lạng Sơn

Tình hình tôn giáo ở Lạng sơn từ năm 1990 trở lại đây có nhiều biến
động. Hiện tại, ngoài 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Công giáo và Tin lành, trên
địa bàn đã xuất hiện một số tôn giáo mới như: Đạo Liên hữu cơ đốc, đạo Long
hoa di lặc… Tổng số tín đồ của ba tôn giáo chính trên toàn tỉnh là 11.912 người.
Trong đó Phật giáo có số lượng tín đồ lớn nhất là 7.000 người; Công giáo có

3.500 tín đồ; Tin lành có 1.459 tín đồ là người dân tộc Dao sống tập trung ở
huyện Bắc Sơn. Cả tỉnh có 6 chức sắc tôn giáo: Phật giáo có 01 Đại đức; Công
giáo có giám mục Ngô Quang Kiệt- Giám quản Giáo phận Lạng Sơn và 03 Linh
mục; Tin lành có 01 mục sư nhiệm chức.
So với cả nước, các tôn giáo ở Lạng Sơn chiếm tỷ lệ nhỏ, ít phức tạp,
cộng đồng các tôn giáo trên địa bàn tỉnh sống hòa thuận, luôn đoàn kết, tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống và trong sản xuất.
Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài, xu hướng chung hiện nay là các tôn
giáo đang tìm cách mở rộng diện hoạt động, gây uy tín, thanh thế trong cộng
đồng tín đồ và nhân dân, đồng thời huy động các nguồn lực trong và ngoài nước
để tăng cường cơ sở vật chất. Tại Lạng Sơn nhìn chung mọi tôn giáo đều hoạt
động bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo luôn
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của các cấp chính quyền, tích
cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế, xã hội, hoạt động từ thiện nhân
đạo, góp phần tích cực vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã
hội. Một số cơ sở thờ tự của các tôn giáo được phép xây dựng, sửa chữa khang
trang đẹp đẽ hơn, đáp ứng nguyện vọng, tâm linh của đồng bào có đạo.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt hoạt động tích cực đó, trong hoạt động các
tôn giáo còn có xu hướng tăng cường củng cố các tổ chức giáo hội, củng cố đức
tin tôn giáo, tích cực truyền đạo phát triển tín đồ; khuyếch trương thanh thế, mở


rộng địa bàn; một số cơ sở thờ tự của các tôn giáo tự ý cơi nới, sửa chữa trái
phép khi chưa có sự nhất trí của chính quyền; vẫn còn hiện tượng lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan trục lợi cho cá nhân,…những hiện
tượng đó làm ảnh hưởng đến hoạt động tôn giáo lành mạnh, ảnh hưởng đến tình
hình trật tự trị an của địa phương.
2.1.2.2. Một số đặc điểm tôn giáo trên địa bàn Lạng Sơn
* Lạng Sơn có ba tôn giáo chính:
Ở Lạng Sơn có ba tôn giáo chính đó là Phật giáo, Công giáo và Tin lành.

Ngoài những đặc điểm chung, tôn giáo ở Lạng Sơn có những đặc thù riêng.
- Về đặc điểm của Phật giáo Lạng Sơn
Đạo Phật được truyền vào Lạng Sơn từ rất sớm, quá trình du nhập vào
đây Phật giáo đã thích nghi được với các tín ngưỡng ở địa phương như tín
ngưỡng thờ Thần, thờ Thành Hoàng, thờ Mẫu… Trải qua các cuộc chiến tranh
xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc, sau này là thực dân Pháp,
đạo Phật vẫn phát triển và là một loại hình sinh hoạt tôn giáo khá phổ biến. Theo
sách “Đại Nam Nhất Thống Chí’’ thì thời Nguyễn ở Lạng Sơn đã có 26 ngôi
chùa thờ Phật. Hiện nay hầu hết các chùa trên địa bàn các huyện đã hư hỏng
nặng, thậm chí chỉ còn là phế tích, chỉ còn các chùa trên địa bàn thành phố Lạng
Sơn tồn tại và hoạt động thường xuyên, điều đó đã chứng tỏ Phật giáo đã có thời
kỳ phát triển hưng thịnh ở Lạng Sơn.
Trước năm 1990, phật tử ở Lạng Sơn ít và chỉ đến chùa sinh hoạt tôn giáo
vào các ngày rằm, lễ Phật Đản… Song những năm gần đây cùng với sự đổi mới
đất nước, sinh hoạt tôn giáo cũng diễn ra thường ngày. Các chùa ở Lạng Sơn tập
trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, ở đây có chùa Thành cơ sở thờ
tự của Phật giáo Lạng Sơn là danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đã được xếp hạng
di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia từ năm 1993. Do vậy du khách trong và ngoài
nước đến thăm quan, du lịch tại Lạng Sơn cũng đến thăm và vãn cảnh chùa ngày
càng nhiều hơn.


Qua khảo sát hiện nay Lạng Sơn có khoảng 7.000 tín đồ, số phật tử (đã
qui y) là 1.300 người. Về chức sắc, trước kia có Hòa thượng Thích Xuân Lôi trụ
trì tại chùa Thành (thành phố Lạng Sơn) đã viên tịch năm 1993. Năm 2003 tại
chùa Thành, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, Ban quản lý chùa Thành đã
tổ chức lễ nhập tự cho Đại Đức Thích Quảng Truyền, nguyên trụ trì tại chùa
Phong Quang (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) làm trụ trì tại chùa Thành. Việc có
sư trụ trì tại chùa Thành là mong ước của đông đảo phật tử ở Lạng Sơn, do vậy
tín đồ rất vui mừng, phấn khởi và tin tưởng vào đường lối chính sách tôn giáo

của Đảng và Nhà nước.
Về cơ sở thờ tự: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 chùa (chùa Thành, chùa
Tiên, chùa Tam Thanh, chùa Tam Giáo), 40 đền và 78 miếu, trong đó có 9 điểm
đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Nhìn chung đền, chùa ở
Lạng Sơn ngoài thờ Phật còn thờ các vị anh hùng dân tộc. Hoạt động của các
chùa chủ yếu là gắn với tín ngưỡng dân gian, có chung một mục đích là cầu
nguyện xin ban phúc lành, cầu an, cầu tài, cầu lộc, cầu may, làm điều thiện,
tránh điều ác…
Về cơ bản, Phật giáo ở Lạng Sơn từ trước đến nay đã phát huy được
truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, tin tưởng vào chủ trương đường lối
của Đảng và Nhà nước. Trong Phật giáo xuất hiện nhiều phong trào: Phật tử
giúp nhau xóa đói giảm nghèo; giúp đỡ người già cô đơn, tàn tật; xây nhà tình
nghĩa; làm công tác từ thiện, nhân đạo; thực hiện hành đạo theo phương châm“
Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
Thời gian gần đây, nhiều cơ sở thờ tự được chính quyền cho phép tu sửa
ngày càng khang trang, do vậy khách thập phương đến lễ chùa ngày càng nhiều,
tạo cho cơ sở thờ tự ngày càng đông đảo người viếng thăm, sầm uất, ồn ào, thậm
trí còn gây lộn xộn. Bên cạnh những phật tử có niềm tin tôn giáo chân chính
cũng còn không ít những người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi cho bản
thân, biến nơi thờ tự thành nơi “buôn thần, bán thánh” hoạt động mê tín dị
đoan…


- Về đặc điểm của Công giáo Lạng Sơn:
Đạo Công giáo theo người Pháp được truyền vào Lạng Sơn từ
những năm đầu thế kỷ XX. Đầu tiên là Thị xã Lạng Sơn, sau đó truyền sang các
huyện như Tràng Định, Lộc Bình, Văn Lãng… ngày 31/12/1931, Bộ Truyền
giáo của Giáo triều Vatican đã ra Sắc dụ cho tỉnh Lyon, Cộng hòa Pháp coi sóc
đạo vùng Lạng Sơn- Cao Bằng. Khi Hàng giáo phẩm Việt Nam được thành lập
năm ngày 24/11/1960, Giáo phận Lạng Sơn- Cao Bằng trở thành giáo phận

Chính tòa thuộc Giáo tỉnh Hà Nội. Ngoài giáo dân bản địa, Lạng Sơn còn có
giáo dân ở các tỉnh miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới vào đầu những năm 60
của thế kỷ XX.
Cơ sở thờ tự của đạo Công giáo trước đây ở Lạng Sơn không nhiều,
có một số nhà thờ phục vụ riêng cho quân đội viễn chinh Pháp. Từ ngày hòa
bình lập lại đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều đổi mới trong chủ trương,
chính sách đối với tôn giáo. Ở Lạng Sơn sự quan tâm, tạo điều kiện của chính
quyền địa phương các cấp đã giúp cho hoạt động của các tôn giáo ổn định.
Nhiều cơ sở thờ tự của Công giáo ở Lạng Sơn đã được trùng tu, tôn tạo và xây
dựng mới, đáp ứng mong mỏi và nguyện vọng của bà con giáo dân, cụ thể là:
- Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn đã được xây dựng mới toàn bộ, khánh
thành và đưa vào hoạt động từ cuối năm 2004.
- Nhà thờ Mỹ Sơn (thành phố Lạng Sơn) được cải tạo, nâng cấp và mở
rộng từ tháng 4/2005.
- Nhà thờ Thất Khê huyện Tràng Định được xây dựng mới từ ngày 5/5/
2005, hiện nay việc xây dựng vẫn đang được triển khai theo trình tự đã được phê
duyệt.
- Ngày 5/9/2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã cho phép xây dựng
nhà thờ Đồng Đăng huyện Cao Lộc tại thôn Thâm Mò, xã Phúc Xá, huyện Cao
Lộc.


Hiện nay, cơ sở thờ tự của Công giáo ở Lạng Sơn có 06 nhà thờ phục vụ
cho 3.500 giáo dân đến sinh hoạt tôn giáo.
Về thành phần giáo dân chủ yếu là người Kinh, còn lại có 120 giáo dân
người Tày, 139 giáo dân người Nùng, 27 giáo dân người Hoa…
Trước năm 1954 ở Lạng Sơn có dòng tu Đa Minh (thành lập năm 1913),
sau năm 1954 đã di chuyển vào miền Nam, nay đang có ý đồ quay trở lại hoạt
động. Để củng cố đội ngũ chức việc phục vụ cho địa phận, năm 2000 có 31
thanh thiếu niên ở Lạng Sơn vào quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh học,

hiện có bốn nữ tu đã học song và lén lút về hoạt động trái phép tại một số xứ đạo
tại Lạng Sơn.
Về chức sắc: So với trước đây, hàng ngũ chức sắc Công giáo của tỉnh
Lạng Sơn được củng cố khá nhiều. Giám mục Ngô Quang Kiệt được Tòa thánh
Vatican bổ nhiệm làm Giám mục phụ trách giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng từ
tháng 7/1999. Ngày 19/02/2005 Tòa thánh Vatican tiếp tục bổ nhiệm Giám mục
Ngô Quang Kiệt làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội, đồng thời kiêm
Giám quản Giáo phận Lạng Sơn. Ngoài ra hiện nay Lạng Sơn có ba linh mục
trông coi chăn dắt giáo dân: linh mục Nguyễn Ngọc Thể làm mục vụ tại nhà thờ
Mỹ Sơn, thành phố Lạng Sơn; linh mục Nguyễn Ngọc Thảo làm mục vụ tại nhà
thờ Chính tòa, thành phố Lạng Sơn, linh mục Nguyễn Văn Chung (anh trai linh
mục Nguyễn Ngọc Thảo) làm mục vụ tại nhà thờ Thất Khê (huyện Tràng Định).
Về đội ngũ chức việc của địa phận Lạng Sơn duy nhất có nữ tu Nguyễn
Thị Nhạn 110 tuổi (đã mất năm 2003) và 01 thừa tác viên là ông Nguyễn Văn
Trọng cư trú ở phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Tại các nhà thờ đều
thành lập Ban hành giáo (số lượng tham gia Ban hành giáo tùy thuộc số giáo dân
của giáo xứ, từ 3-5 người), nhiệm kỳ 5 năm bầu lại một lần. Trách nhiệm của
các Ban hành giáo là trông coi nhà thờ phục vụ cho Giáo hội và quan hệ công
việc với xã hội.


Về tổ chức hội đoàn Công giáo: Hội đoàn Công giáo ở Lạng Sơn không
nhiều, chỉ có ba hội thánh ca ở ba xứ: Cửa Nam, Mỹ Sơn, Thất Khê; có hai đội
kèn trống gồm 15 người phục vụ cho các nghi lễ tôn giáo. Ngoài ra còn một số
hội đoàn khác hoạt động bất hợp pháp, không được chính quyền địa phương
chấp thuận.
Nhìn chung chức sắc Công giáo ở Lạng Sơn không nhiều, giáo dân không
đông so với các tỉnh, thành ở đồng bằng Bắc bộ, đại bộ phận quần chúng theo
đạo là những người lao động, tích cực tham gia các phong trào trong lao động
sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội, chấp hành tốt chủ trương chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Về đặc điểm của đạo Tin lành Lạng Sơn:
Đạo Tin lành được truyền vào Lạng Sơn từ năm 1938. Lúc đầu Tin Lành
được truyền vào các địa phương như: Bằng Mạc (huyện Chi Lăng), thị trấn Na
Sầm (huyện Văn Lãng), Chợ Bãi (huyện Văn Quan), hai xã Trấn Yên, Tân Tri
thuộc huyện Bắc Sơn và thị xã Lạng Sơn. Hiện nay Tin lành chủ yếu hoạt động
trong đồng bào Dao ở huyện Bắc Sơn.
Qua quá trình hoạt động, đến năm 1958 chi Hội thánh Tin lành Bắc Sơn
được công nhận tư cách pháp nhân và là chi hội (nay là Hội thánh) thuộc Hội
thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc).
Hiện nay tổng số hộ theo Tin lành ở Lạng Sơn là 304 hộ, với 1.459 tín đồ
ở ở 13 thôn thuộc 9 xã vùng đồng bào dân tộc Dao thuộc huyện Bắc Sơn. Hội
thánh Tin lành Bắc Sơn là một trong những Hội thánh có đông tín đồ nhất của
Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc).
Từ năm 1938 đến tháng 11/2003, Tin lành ở Lạng Sơn không có chức sắc.
Từ tháng 12/2003 đến nay Hội thánh Tin lành Bắc Sơn có một chức sắc, đó là
mục sư nhiệm chức Lý Tiến Lưu, đồng thời cũng là Chủ tọa Hội thánh Tin lành
Bắc Sơn. Hội thánh cũng thành lập ra các ban để hoạt động như: Ban tráng niên,
ban thanh niên, thiếu niên, thiếu nhi, phụ lão, phụ nữ, ban thăm viếng từ thiện.


Các ban này thường xuyên nhóm lễ trong tuần, như: Ban tráng niên nhóm họp
tối thứ bảy; ban thanh niên họp tối thứ sáu; ban thiếu niên họp tối thứ năm; ban
thiếu nhi họp sáng chủ nhật; mỗi hội nhánh nhóm họp chung vào tối thứ tư và
sáng chủ nhật hàng tuần
Cơ sở thờ tự, hiện nay Hội thánh Tin lành Bắc Sơn chưa có nhà thờ, các
nhóm lễ tự cơi nới và mở rộng 13 nhà của các nhóm trưởng để làm nhà nguyện,
mỗi nhà có sức chứa từ 300-500 người, được trang bị nội thất tương đối đầy đủ
để làm nhà nguyện và là nơi hành lễ.
Nhằm đáp ứng nguyện vọng của các tín đồ và của Hội thánh Tin lành Bắc

Sơn, ngày 21/03/2006 Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản số 168/
UBND- TG đồng ý cho Hội thánh Tin lành Bắc Sơn xây dựng 01 nhà thờ chung
của Hội thánh tại thôn Phúc Tiến, xã Vũ Sơn, huyện Bắc Sơn.
Nhìn chung trong thời gian qua, các tín đồ theo đạo Tin lành cũng như các
tín đồ các tôn giáo khác ở tỉnh Lạng Sơn đều thực hiện tốt đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động sản xuất, góp
phần xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Nét nổi bật của đồng bào
theo Tin lành là thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình, trong thôn bản
không ai mắc các tệ nạn xã hội…
Tuy nhiên hiện nay để củng cố, tăng cường ảnh hưởng của đạo Tin lành
đối với các tín đồ, Hội thánh Tin lành Bắc Sơn đã tổ chức sinh hoạt tôn giáo từ
02 buổi tăng lên 04 buổi trong một tuần, ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian lao
động sản xuất và học tập của các tín đồ. Trong Ban chấp sự có sự phân công để
tuyên truyền phát triển đạo không chỉ ở phạm vi các xã có đồng bào Dao thuộc
phạm vi huyện Bắc Sơn, mà còn tăng cường phát triển đạo ở các địa bàn khác
trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra Hội thánh đã tăng cường thiết lập, mở rộng quan
hệ với các tổ chức Tin lành trong và ngoài nước nhằm tranh thủ sự ủng hộ, tài
trợ về vật chất và tinh thần cho Hội thánh.


Từ những năm 1998, ở huyện Bắc Sơn đồng bào dân tộc Mông từ các tỉnh
Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn…di cư đến xã Nhất Hòa và xã Nhất Tiến.
Lúc đầu chỉ có 01 hộ với 07 khẩu, hiện nay đã có 49 hộ với 291 khẩu. Khi mới
di cư đến đồng bào không sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong hai năm trở lại đây
với sự tác động của Hội thánh Tin lành Bắc Sơn, các vị đứng đầu trong đồng bào
Mông đã vận động bà con sinh hoạt tôn giáo liên gia lén lút vào các ngày thứ
năm và chủ nhật hàng tuần, hình thức chủ yếu là nghe đài FEBC và một số cốt
cán sùng đạo đọc Kinh thánh dịch ra tiếng Mông cho tín đồ hành lễ.
Nhìn chung, cũng như các tôn giáo khác ở Lạng Sơn, Tin lành đang tích
cực truyền đạo, phát triển lực lượng tín đồ. So với các tôn giáo khác trong tỉnh,

hoạt động truyền giáo của Tin lành có phần mạnh hơn, tuy hoạt động tôn giáo đó
chưa có biểu hiện gì rõ rệt liên quan đến hoạt động chống đối, nhưng những vấn
đề trên là đáng quan tâm, các cấp, các ngành hữu quan của tỉnh không nên chủ
quan, cần có những giải pháp cụ thể để quản lý và ngăn ngừa các hoạt động tôn
giáo trái phép có thể xảy ra.
* Tính hai mặt của tôn giáo ở Lạng Sơn:
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, đồng thời cũng là thực thể xã hội.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo đã tác động hai chiều đến xã hội:
Mặt tích cực và tiêu cực.
- Mặt tích cực:
Phát huy tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, chiến tranh biên giới năm 1979, tín đồ các tôn
giáo ở Lạng Sơn đã cùng với nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh chống ách
xâm lược của thực dân, đế quốc, giành độc lập cho dân tộc.
Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân các dân tộc huyện Bắc Sơn,
trong đó cũng có tín đồ Tin lành đã đứng lên làm cuộc khởi nghĩa đánh chiếm
đồn Mỏ Nhài (châu lỵ Bắc Sơn) vào ngày 27/9/1940, đây là trận đánh mở màn
cho cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên do Đảng


lãnh đạo, tiến tới thành lập chiến khu Bắc Sơn và đội du kích Bắc Sơn sau này
được đổi tên thành Đội Cứu Quốc quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt
Nam sau này. Năm 1947, phật tử và nhân dân thôn Nà Thuộc (xã Bính Xá,
huyện Đình Lập) trước khi ra trận đánh giặc Pháp đã làm lễ tế Thành Hoàng ở
đình làng. Khi đánh trận chiến thắng, biết tin Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư
khen ngợi chiến công của quân, dân và Thành Hoàng Nà Thuộc và Bác đã tặng
bức trướng “Chiến kháng ủng hộ”, hiện đang đặt trang trọng tại đình làng Pò
Háng. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều tín đồ các tôn giáo ở Lạng
Sơn đã “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, và có nhiều đóng góp vào thắng lợi vĩ
đại chung của cả dân tộc Việt Nam.

Sau ngày thống nhất đất nước và sau cuộc chiến tranh biên giới năm
1979, hầu hết các chức sắc và tín đồ các tôn giáo hăng hái tham gia vào công
cuộc xây dựng đất nước, tin tưởng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
Ngoài ra, việc theo đạo của đồng bào dân tộc thiểu số có những tác động
tích cực như: Đối với người theo đạo, họ thực hiện tốt chế độ hôn nhân một vợ
một chồng; không ai mắc phải các tệ nạn xã hội; các sinh hoạt tôn giáo nhẹ
nhàng, lược bỏ được lễ nghi, hủ tục lạc hậu đã ràng buộc cuộc sống của bà con
hàng nghìn đời nay.
- Mặt tiêu cực:
Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực, đã biểu hiện một số tiêu cực như: Một
số chức sắc, tín đồ và giáo hội các tôn giáo vì lợi ích cá nhân đã đi ngược lại lợi
ích của dân tộc, như: một số chức sắc Công giáo có thái độ cực đoan, xa lánh và
bất hợp tác với chính quyền; đạo Tin lành đã dùng nhiều thủ đoạn lôi kéo, ép
buộc quần chúng đi theo đạo như trợ giúp những người theo đạo về gạo, tiền;
không theo đạo, không tin Chúa thì không được vào Hội hiếu, trong gia đình có
việc hiếu, việc hỷ không cho người đến giúp; trai gái là người không theo đạo
khi có ý định kết hôn phải đồng ý theo đạo thì mới được cho kết hôn và mới có
khách đến dự; cản trở các tín đồ không được nghe đài Tiếng Nói Việt Nam, mà


chỉ nghe đài “Nguồn sống” nói về đạo Tin lành; có thái độ răn đe, kỳ thị với
những người không theo Tin lành, gây mất đoàn kết nội bộ, tạo tâm lý thụ động
mong chờ ngày mai, sau khi chết được lên “Thiên đàng”, một số bà con tín đồ
không chịu làm ăn, phấn đấu xây dựng cuộc sống ấm no.
Bên cạnh đó, mặt tiêu cực được biểu hiện: Niềm tin tôn giáo hướng bà
con tới các lực lượng siêu nhiên, do đó nó ảnh hưởng xấu tới việc thực hiện các
định hướng trong cuộc sống hiện tại; các phong tục tập quán, các lễ nghi cổ
truyền của đồng bào dân tộc như lễ cấp sắc của người Dao, tín ngưỡng thờ cúng
ông bà tổ tiên, thờ Thành Hoàng, thờ những người có công với làng với nước

của người Nùng đều bị xóa bỏ; tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết giữa những
người có tín ngưỡng, tôn giáo với những người không có tín ngưỡng, tôn giáo đã
xảy ra ở nhiều nơi.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn
2.2.1. Những ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm
2.2.1.1. Những ưu điểm
* Công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc:
Công tác vận động quần chúng nói chung, vận động quần chúng có tín
ngưỡng, tôn giáo nói riêng có một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi vì, sự nghiệp
cách mạng có thành công hay thất bại thì việc có được quần chúng ủng hộ là vấn
đề quyết định. Nói cách khác làm tốt công tác vận động quần chúng nói chung là
điều kiện có tính quyết định để đảm bảo cho sự thành công của cách mạng.
Xác định được tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng tín đồ,
chức sắc các tôn giáo, Lạng Sơn đã đề ra mục đích của công tác này là: Nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí cho nhân dân, trong đó có tín
đồ các tôn giáo; tạo ra mối quan hệ tốt giữa quần chúng với Đảng và Nhà nước;
phát huy dân chủ, tiếp thu những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chức
sắc, tín đồ các tôn giáo để đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương, góp phần tạo ra sự ổn định chính trị xã hội, phát


×