Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

45 câu trắc nghiệm và 12 tình huống kèm đáp án Hội thi tìm hiểu Luật bình đẳng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.96 KB, 18 trang )

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: ( 45 câu)
Câu 1: Nghị định số 55/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
được ban hành vào ngày, tháng, năm nào?
a. 10/6/2009
b. 10/7/2009
c. 10/8/2009
d. 10/9/2009
Đáp án đúng: Câu a
Câu 2: Nghị định số 55/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới có
mấy chương, mấy điều ?
a. 5 chương, 23 điều
b. 6 chương, 23 điều
c. 6 chương, 29 điều
d. 5 chương, 29 điều
Đáp án đúng: Câu c
Câu 3: Trong Nghị định số 55/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng
giới quy định mức phạt tối thiểu là bao nhiêu?
a.

200.000 đ

b.

500.000 đ

c. 1.000.000 đ
d. 2.000.000 đ
Đáp án đúng: Câu a
Câu 4: Trong Nghị định số 55/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng
giới quy định mức phạt tối đa là bao nhiêu?


a. 20.000.000 đ
b. 30.000.000 đ
c. 40.000.000 đ
d. 50.000.000 đ
Đáp án đúng: Câu c
Câu 5: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới là bao lâu kể từ ngày hành vi vi
phạm hành chính được thực hiện ?
a. 1 tháng
b. 3 tháng
1


c. 6 năm
d. 1 năm
Đáp án đúng: Câu d
Câu 6 : Thanh tra viên Lao động-Thương binh và xã hội đang thi hành công vụ có quyền xử phạt
tiền ở mức bao nhiêu?
a. 200.000 đ
b. 500.000 đ
c. 1.000.000 đ
Đáp án đúng: Câu b
Câu 7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính mức cao nhất là
bao nhiêu?
a. 2.000.000 đ
b. 3.000.000 đ
c. 30.000.000 đ
Đáp án đúng: Câu a
Câu 8: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị có quyền xử phạt vi phạm hành chính mức cao
nhất là bao nhiêu?
a. 10.000.000 đ

b. 20.000.000 đ
c. 30.000.000 đ
Đáp án đúng: Câu c
Câu 9: Ai là người ký ban hành Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ về
Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới?
a. Ông Nguyễn Minh Triết
b. Ông Nguyễn Tấn Dũng
c. Ông Nguyễn Phú Trọng
Đáp án đúng: Câu b
Câu 10: Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm
hành chính về bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào?
a. 01/8/2009
b. 01/10/2009
c. 11/12/2009
Đáp án đúng: Câu a
Câu 11: Luật bình đẳng giới chính thức có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào ?
a : 01/7/2005
2


b : 01/7/2006
c : 01/7/2007
d . 01/7/2008
Đáp án đúng: Câu c
Câu 12: Luật bình đẳng giới có bao nhiêu chương ?
a . 4 chương
b . 5 chương
c . 6 chương
d . 7 chương
Đáp án đúng: Câu c

Câu 13: Luật Bình đẳng giới có bao nhiêu điều ?
a . 42 điều
b . 43 điều
c . 44 điều
d . 45 điều
Đáp án đúng: Câu c
Câu 14: Giới tính là gì?
a. là vai trò của nam và nữ trong tất cả mối quan hệ trong xã hội
b. Là tính cách của nam hoặc nữ
c .Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ
d. Là chỉ nam hoặc nữ
Đáp án đúng: Câu c
Câu 15: Cơ quan nào Ban hành các văn bản Luật ?
a. Quốc Hội
b. Chủ tịch nước
c. Chính phủ
d. Các Bộ
Đáp án đúng: Câu a
Câu 16: Chủ tịch Quốc hội hiện nay là ai ?
a. Bà Tòng Thị Phóng
b. Ông Nguyễn Đức Kiên
c. Ông Nguyễn Phú Trọng
d. Ông Uông Chu Lưu
Đáp án đúng: Câu c
Câu 17: Mục tiêu bình đẳng giới theo quy định của pháp luật được quy định tại điều mấy Luật
Bình đẳng giới?
a.

Điều 3
3



b.

Điều 4

c.

Điều 5

d.

Điều 6

Đáp án đúng: Câu b
Câu 18: Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới được quy định tại điều mấy của luật
Bình đẳng giới?
a.

Điều 9

b.

Điều 19

c.

Điều 29

d.


Điều 39

Đáp án đúng: Câu d
Câu 19: Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới quy định tại điều mấy của luật
Bình đẳng giới?
a.

Điều 40

b.

Điều 41

c.

Điều 42

d.

Điều 43

Đáp án đúng: Câu c
Câu 20: Bình đẳng giới trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo được quy định tại điều mấy của luật
Bình đẳng giới?
a.

Điều 4

b.


Điều 14

c.

Điều 24

d.

Điều 34

Đáp án đúng: Câu b
Câu 21: Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động được quy định tại điều mấy của luật Bình đẳng
giới?
a.

Điều 10

b.

Điều 13

c.

Điều 15

d.

Điều 19


Đáp án đúng: Câu b
Câu 22: Bình đẳng giới là gì?
a.

Là bình đẳng riêng cho phụ nữ

b.

Là bình quyền giữa nam và nữ

c. Là việc nam, nữ có vị trí ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng
lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả
của sự phát triển đó
4


d. Câu và c đúng
Đáp án đúng: Câu c (Điều 5 Luật Bình đẳng giới)
Câu 23: Theo quy định của Luật bình đẳng giới, những hành vi nào sao đây bị nghiêm cấm?
a. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới
b.

Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức

c.

Bạo lực trên cơ sở giới

d. Tất cả các hành vi trên
Đáp án đúng: Câu d (Điều 10 Luật Bình đẳng giới)

Câu 24: Bình đẳng giới được hiểu như thế nào?
a. Chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội
b. Việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy
năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hường như nhau về thành
quả của sự phát triển đó.
c. Là biện pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều
kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy
định như nhau giữa nam và nữ
d.

Nam, nữ phải bình đẵng về quyền và nghĩa vụ

Đáp án đúng: Câu b (Điều 5 Luật Bình đẳng giới)
Câu 25: Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bình đẳng giới là gì?
a. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới
b.

Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức

c. Bạo lực trên cơ sở giới, các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp
luật
d. Tất cả các hành vi trên
Đáp án đúng: Câu d (Điều 10 Luật Bình đẳng giới)
Câu 26: Theo luật bình đẳng giới thì phân biệt đối xử về giới là gì?
a. Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của
nam và nữ
b.

Là việc gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

và gia đình

c.

Câu a và d đều đúng

d.

Câu a và b đều sai

Đáp án đúng: Câu c (Khoản 5 Điều 5 Luật Bình đẳng giới)
Câu 27: Đối tượng áp dụng Luật Bình đẳng giới được quy định tại điều mấy của Luật Bình đẳng
giới?
5


a. Điều 1
b. Điều 2
c. Điều 3
d. Điều 4
Đáp án đúng: Câu b
Câu 28 : Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện và đảm bảo bình đẳng giới được quy định
tại điều mấy của Luật Bình đẳng giới?
e. Điều 31
f. Điều 32
g. Điều 33
h. Điều 34
Đáp án đúng: Câu d

Câu 29: Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 quy định về các biện pháp

bảo đảm bình đẳng giới cho đối tượng nào sau đây phải áp dụng:
a. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội.
b. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp.
c. Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
d. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính
trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế,
đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam, cá nhân
nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Đáp án đúng: câu d.
Câu 30: Điều 4 Nghị định 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 quy định nội dung thông
tin giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới gồm những vấn đề gì?
a. Chính sách pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.
b. Kiến thức, thông tin, số liệu về giới và bình đẳng giới, tác hại của định kiến
giới, phân biệt đối xử về giới, công tác đấu tranh, phòng ngừa, xử lý vi phạm về luật
bình đẳng giới.
c. Các nội dung liên quan đến giới.
d. Chính sách pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, kiến thức, thông tin,
số liệu về giới và bình đẳng giới, tác hại của định kiến giới, phân biệt đối xử về giới,
công tác đấu tranh, phòng ngừa, xử lý vi phạm về luật bình đẳng giới, biện pháp,
kinh nghiệm tốt, mô hình, điển hình tiên tiến trong việc thực hiện chính sách, pháp
6


luật về bình đẳng giới , đấu tranh xóa bỏ phân biệt đối xử về giới và định kiến giới,
các nội dung khác có liên quan đến giới và bình đẳng giới.
Đáp án đúng: câu d.
Câu 31: Bình đẳng giới là:
a. Việc phụ nữ có quyền phát huy sở thích, năng lực của mình trên tất cả các
mặt của đồi sống gia đình và xã hội mà không ai có quyền cản trở.

b. Việc phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới, có quyền tham gia bất kỳ
công việc nào như nam giới và có quyền thụ hưởng về thành quả mà mình đạt được.
c. Việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội
phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ
hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Đáp án đúng: câu c
Câu 32: Đối tượng áp dụng của luật Bình đẳng giới là:
a. Tất cả các cơ quan nhà nước; các loại hình tổ chức chính trị, tổ chức xã hội,
tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân…, gia đình và công dân Việt Nam đang
sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
b. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức
chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức
kinh tế, đơn vị sự nghiệp , đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam.
Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam,
cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
c. Tất cả các cơ quan nhà nước; các loại hình tổ chức chính trị, tổ chức xã hội,
tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân…công dân Việt Nam và công dân Việt
Nam đang làm ăn, sinh sống ở nước ngoài.
Đáp án đúng: câu b
Câu 33: Luật Bình đẳng giới quy định các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là:
a. -Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
b. -Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về
giới.
- Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp
luật.
7



- Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, các
nhân.
c. Cả a và b đều đúng.
Đáp án đúng: câu c
Câu 34: Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của luật Bình đẳng giới là:
a. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức; bạo lực trên cơ sở giới; các
hành vi bị nghiêm cấm khác.
b. Cản trở nam nữ thực hiện bình đẳng giới; phân biệt đối xử về giới dưới mọi
hình thức; bạo lực trên cơ sở giới.
c. Cản trở nam nữ thực hiện bình đẳng giới; phân biệt đối xử về giới dưới mọi
hình thức; bạo lực trên cơ sở giới; các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định
của pháp luật.
Đáp án đúng: câu c.
Câu 35: Nội dung Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được quy định:
a. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã
hội.
- Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu
Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ
quasn lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
b. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy
ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt,
bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
a. Cả a và b đều đúng.
Đáp án đúng: câu c.
Câu 36: Nội dung Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động quy định:
a. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình
đẳng tại nơi làm việc và việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện
lao động và các điều kiện làm việc khác.

- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các
chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

8


b. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình
đẳng tại nơi làm việc và việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện
lao động và các điều kiện làm việc khác.
c. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ
các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
Đáp án đúng: câu a
Câu 37: Nội dung Bình đẳng giới trong gia đình được quy định:
a. - Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác
liên quan đến hôn nhân và gia đình.
- Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc,quyết định lực chọn và sử
dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghĩ chăm sóc
con ốm theo quy định của pháp luật.
b. -Vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình
đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn
lực trong gia đình.
- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như
nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia
đình.
c. Cả a và b đều đúng.
Đáp án đúng: câu c
Câu 38. Trách nhiệm của công dân về Bình đẳng giới được quy định:
a. Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới.
b. Học tập, nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới.

- Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về
bình đẳng giới.
c. Học tập, nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới.
- Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về
bình đẳng giới.
- Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới.
- Giám sát viêc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ
quan, tổ chức và công dân.
Đáp án: c.
9


Câu 39: Quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới:
a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới là 1 năm, kể từ
ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn này thì không
xử phạt nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Nghị
định này.
b. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới là 2 năm, kể từ
ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn này thì không
xử phạt nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Nghị
định này.
c. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới là 1 năm, kể từ
ngày lập biên bản vi phạm hành chính về bình đẳng giới.
Đáp án đúng: câu a
Câu 40: Hành vi tự đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử
về giới thì bị phạt tiền:
a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
b. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đáp án đúng: câu b

Câu 41: Hành vi không chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau giữa nam và nữ
trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển thi phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền:
a. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
b. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
c. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Đáp án đúng: câu b
Câu 42: Hành vi không cho nam hoặc nữ trong gia đình tham gia công tác xã hội vì
định kiến giới thì bị phạt tiền:
a. Phạt tiền từ

500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

b. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đáp án đúng: câu a

10


Câu 43: Hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của
hộ gia đình vì lý do giới tính thì bị phạt tiền:
a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
b. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Đáp án đúng: câu b
Câu 44: Mục tiêu bình đẳng giới theo quy định của pháp luật là:
a. Xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong
phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất

giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác , hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
b. Xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, cho nam và nữ bình đẳng trong mọi lĩnh
vực chính trị, giáo dục, lao động, văn hóa xã hội và gia đình.
c. Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ phát triển kinh tế - xã hội và phát triển
nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng thực chất và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác,
hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Đáp án đúng : câu a
Câu 45: Các lĩnh vực cụ thể cần tham gia vào quá trình bình đẳng giới:
a. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào
tạo; bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa thông tin; gia đình.
b. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào
tạo; khoa học và công nghệ; bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa thông tin, thể
dục, thể thao; y tế; gia đình.
c. Bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, gia đình. Tạo điều
kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các
hoạt động về bình đẳng giới.
Đáp án đúng: câu b

11


II. THI VIẾT :
Câu 1: Từ những tình huống/câu chuyện thực tế trong cuộc sống xung quanh mình,
anh (chị) hãy chia sẻ câu chuyện/sự kiện ấn tượng nhất và đề xuất cách giải quyết
mâu thuẫn liên quan đến quan hệ giới trong gia đình, cơ quan hay ngoài xã hội theo
hướng tiến bộ, bình đẳng và có lợi cho sự phát triển của cả nam và nữ.
NHỮNG CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ TÌNH HUỐNG THỰC HIỆN
LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
Cách chấm điểm : Trọn câu 10 điểm. Trong đó:

- Trang phục : 01 điểm
- Cách ứng xử: 01 điểm
- Trả lời đúng, đủ không quá thời gian quy định 10 phút/câu
(Không tính thời gian đọc câu hỏi)= 8 điểm
- Trả lời quá 10 phút/câu trừ 01 điểm
Câu 1: Chị B thường đi làm sớm và về trễ, đôi khi đi công tác xa nhà.
Chồng chị B thường xuyên cằn nhằn chị B và không muốn cho chị B tiếp tục đi
làm nữa. Nếu bạn là chị B, bạn sẽ giải quyết thế nào trong trường hợp này?
Trả lời:
- Người ta nói “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Dù ngày nay, nam nữ đã
được bình đẳng trong mọi lĩnh vực nhưng việc chăm sóc con cái và gia đình không
thể thiếu bàn tay người phụ nữ. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc vun vén
và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Cho nên ngoài việc làm tốt công tác xã hội, phụ nữ
vẫn cần là người vợ đảm đang trong gia đình. Thế cho nên trong trường hợp này Chị
B cần phải có thời gian để quan tâm đến gia đình nhiều hơn. ( 03 đ)
- Chị B nên tìm những lúc thích hợp để giải thích công việc mình đang đảm
trách phải đi làm sớm và về trễ, đôi khi đi công tác xa nhà của mình để anh B cảm
thông và chấp nhận. (01 đ)
- Nên sắp xếp công việc ở cơ quan một cách khoa học để không mất nhiều
thời gian.(01đ)
12


- Nếu công việc quá tải, phải đi sớm về trễ mới giải quyết xong, thì nên trình
bày với lãnh đạo của mình để được phân việc hợp lý hơn.(1,5 đ)
- Trường hợp do tính chất quan trọng của công việc được phân công không
thể thực hiện được thời gian mà vẫn phải thường xuyên đi sớm về trễ, chị B nên trao
đổi cùng với chồng để cùng nhau thông cảm và chia sẽ. (1,5 đ)
Câu 2 : Chị H đang theo học lớp Đại học tại chức nhưng chồng chị lại cho
rằng việc học Đại học là “nhiều chữ”, và là nữ cũng không nên học nhiều làm gì

nên bắt buộc Chị H không được đi học nữa. Theo bạn hành vi chồng chị H có vi
phạm pháp luật không? Theo bạn Luật bình đẳng giới quy định những hành vi
nào bị nghiêm cấm?
Trả lời:
Tình huống trên cho thấy chồng chị H đã vi phạm Luật luật Bình đẳng giới .
Tại Điều 40 khoản 4 điểm b của luật Bình đẳng giới có quy định: Vận động hoặc ép
buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính là vi phạm pháp luật về Bình đẳng giới.(
03 đ)
Theo Điều 10 của Luật bình đẳng giới, quy định các hành vi sau đây bị
nghiêm cấm: ( 01 đ)
-Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng.( 01 đ)
- Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức ( 01 đ)
- Bạo lực trên cơ sở giới ( 01 đ)
- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.(01 đ)
Câu 3. Anh A là một công chức Nhà nước, vợ chồng anh A đã có một bé
gái, vợ anh A đang mang thai đứa con thứ hai, khi đi siêu âm, Bác sĩ bảo thai nhi
là bé gái ; anh A nổi giận, bảo vợ là người phụ nữ tệ hại, không biết sinh con và
bảo vợ đi phá thai để anh có cơ hội có con trai tiếp theo.
Theo anh, chị anh A có lỗi không? Nếu có thì vi phạm quy định nào của
Luật bình đẳng giới; kể ra cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm? Hãy nêu mức xử
lý hành chính là bao nhiêu?
Trả lời:
Trong tình huống trên anh A có lỗi là vi phạm khoản 2 Điều 10 của luật Bình
đẳng giới là phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức .( 02 đ). Cụ thể:
1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới ( 01 đ)
2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức ( 01 đ)
3. Bạo lực trên cơ sở giới ( 01 đ)
4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật ( 01 đ)
Anh A đã vi phạm Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ
về quy định xử phạt vi phạm hành chính về Bình đẳng giới. Tại Điều 12 của Nghị

định có quy định các hành vi vi phạm hành chính về Bình đẳng giới trong lĩnh vực y
13


tế, điểm b khoàn 3 là phạt tiền từ 3.000.000 đ - 5.000.000 đ đối với hành vi xúi giục
người khác phá thai vì giới tính của thai nhi. ( 2 đ)
Câu 4. Cơ quan X chuẩn bị bổ nhiệm trưởng phòng Tổ chức cán bộ, cán
bộ công chức cơ quan giới thiệu 02 công chức( 01 nam, 01 nữ) đủ điều kiện, tiêu
chuẩn ứng cử, nhưng lãnh đạo cơ quan đề nghị giới thiệu 02 công chức nam, vì
cho rằng công chức nữ vướng bận gia đình, khó thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ được giao.
Theo anh, chị lãnh đạo cơ quan X vi phạm quy định nào của Luật Bình
đẳng giới? Hình thức xử phạt và khắc phục hậu quả như thế nào?
Trả lời:
Tình huống trên cho thấy lãnh đạo cơ quan X đã vi phạm khoản 1 Điều 11
của Luật Bình đẳng giới về Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị đó là nam, nữ
bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.(02 đ)
- Vi phạm điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 55/2009/NĐ-CP về không thực
hiện bổ nhiệm nam hoặc nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh
chuyên môn vì định kiến giới; mức xử phạt từ 3.000.000 đ- 5.000.000 đ ( 03 đ)
+ Biện pháp khắc khục hậu quả:
Tại điểm b Điều 6 Nghị định 55/2009/NĐ-CP có quy định : buộc khôi phục
lại quyền lợi hợp pháp của người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử, trong diện được
bổ nhiệm đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 3, điểm c khoản 4,
điểm d khoản 4, điểm đ khoản 4, điểm e khoản 4 Điều này. ( 03 đ)
Câu 5: Vợ chồng anh M có một miếng đất tại xã Y ; Do cần tiền để kinh
doanh, anh M quyết định bán gấp miếng đất trên với giá 500 triệu đồng, vợ anh
không đồng ý vì giá quá rẽ, bàn với anh bán giá cao hơn nhưng anh không cho
phép vợ can thiệp vào vì cho rằng đây là việc lớn , anh là đàn ông trụ cột gia đình
nên tự quyết định được rồi , còn vợ là phụ nữ thiếu hiểu biết không được can

thiệp vào.
Vậy anh M vi phạm quy định nào của Luật Bình đẳng giới ? Mức phạt vi
phạm như thế nào?
Trả lời:
Trong tình huống trên, anh M đã vi phạm khoản 2 Điều 18 của Luật Bình
đẳng giới là vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hửu tài sản chung,
bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các
nguồn lực trong gia đình.( 03 đ)
- Tại điểm a khoản 2 Điều 13 của Nghị định 55/2009/NĐ-CP có quy định về
các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong gia đình: Không cho thành
viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt
tài sản thuộc sở hửu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.( 03 đ)
- Phạt tiền từ 500.000 đ- 1.000.000 đ cho hành vi vi phạm của Anh M (02 đ)
14


Câu 6: Chồng bà A cho rằng việc đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, chăm sóc con
cái là việc của phụ nữ, nam giới chỉ lo kiếm tiền và giải quyết những công to, việc
lớn nên đã không làm việc nhà cùng vợ. Theo bạn, chồng bà A nghĩ vậy đúng hay
sai? Giả sử bạn là bà A, bạn sẽ làm gì để chồng thay đổi cách suy nghĩ và cùng
tham gia công việc nhà với vợ.
Trả lời:
- Chồng chị A có suy nghĩ như vậy là không đúng, là vi phạm nguyên tắc
nam, nữ bình đẳng trong gia đình. Vì theo khoản 5 Điều 18 Luật bình đẳng giới năm
2006 quy định quyền bình đẳng giới trong gia đình như sau“ các thành viên nam,nữ
trong gia đình có trách nhiệm chia sẽ công việc gia đình” Việc “khoán trắng” các
công việc gia đình cho phụ nữ sẽ tạo nên gánh nặng rất lớn về thể chất và tinh thần
cho người phụ nữ vì ngoài việc lo cho gia đình, họ cũng còn phải hoàn thành những
trọng trách khác về mặt xã hội như nam giới.( 04 đ)
- Để chồng cùng tham gia công việc nhà người vợ phải chọn những lúc thích

hợp giải thích cho người chồng thấy được sự cần thiết của cả vợ, lẫn chồng trong
việc vun vén hạnh phúc và lo cho cuộc sống của gia đình .(01 đ)
-Thường xuyên có những sách, báo hoặc những tài liệu có tính tuyên truyền
về công tác Bình giới để cho người chồng xem dần và ít nhiều cũng giúp cho người
chồng có phần lay chuyển trong cách nghĩ của mình.( 01 đ)
-Thường xuyên dùng lời lẽ nhỏ nhẹ, ngọt ngào kêu chồng cùng tham gia công
việc nhà như nấu cơm, chăm sóc con…Nếu lúc đầu người chống làm có phần vụn
về cũng không nên phản ứng mà nên khen và hướng dẫn chồng thực hiện công việc;
dần dần người chồng sẽ thấy quen với công việc nhà và xem đó là trách nhiệm
chung của cả vợ lẫn chồng.( 02 đ)
Câu 7: Gia đình anh A và chị B có với nhau 2 đứa con (1 trai, 1 gái) đang
trong độ tuổi đi học, tuy nhiên theo anh A suy nghĩ thì anh chỉ chấp nhận đầu tư
cho đứa con trai lên Đại học, còn đối với cô con gái anh chỉ cho học tới lớp 9 vì
anh nói theo quan niệm từ xưa” con gái là con người ta”, trước sau gì cũng theo
chồng có lo gì được cho mình đâu học chi cho lắm, biết đọc biết viết là được rồi.
Còn con trai thì sau này sẽ ở với mình, lo cho anh chị.
Theo anh(chị) thì quan niệm của anh A có đúng không? Trong Luật Bình
đẳng giới quy định về vấn đề này ra sao?
Trả lời:
- Trong trường hợp trên, quan niệm của anh A là hoàn toàn sai, vì con nào
cũng là con, không được phân biệt đối xử giới tính. (02đ)
- Theo Luật Bình đẳng giới tại Điều 14 quy định Bình đẳng giới trong lĩnh
vực Giáo dục và đào tạo như sau:
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng(1,5đ)
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. (1,5đ)
15


3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục,
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. (1,5đ)

4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con
dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. (1,5đ)
Câu 8: Ở thôn X, có ông A làm trưởng thôn. Thôn X đang chuẩn bị thành
lập 1 câu lạc bộ Thơ Việt, ông kêu gọi mọi người yêu thích tham gia đăng ký và
cùng sáng tác, bình luận các tác phẩm hay, nhưng ông yêu cầu chỉ có nam được
đăng ký, còn nữ thì không được. Ông nói “ nữ thì biết cái gì mà tham gia”. Theo
anh (chị) thì hành vi của ông A đã vi phạm điều nào của Luật Bình đẳng giới?
Và mức xử phạt như thế nào?
Trả lời:
- Trong trường hợp trên hành vi của ông A đã vi phạm Khoản 6 Điều 40 quy
định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông
tin, thể dục, thể thao. (03đ)
- Theo Điều 11 của Nghị định số 55/2009/NĐ-CP quy định về mức xử phạt
hành vi này là: (2,5đ)
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một
trong các hành vi này: (2,5đ)
Câu 9: Anh A và chị B chuẩn bị kết hôn, chị B yêu cầu là đi chính ngừa
một số loại vacxin trước hôn nhân để đảm bảo sức khỏe của chị và con cái sau
này, nhưng anh A không đồng ý, vì theo anh như vậy là lãng phí, ông bà ta ngày
xưa có ai chính vacxin gì đâu mà vẫn khỏe mạnh, con cái vẫn phát triển bình
thường. Theo anh (chị) quan niệm của anh A là đúng hay sai? Và theo Luật Bình
đẳng giới quy định về việc này như thế nào?
Trả lời:
- Quan niệm của anh A là hoàn toàn sai, vì mọi công dân đều được hưởng
mọi quyền lợi về sức khỏe như nhau. (02đ)
- Tại Điều 17 Luật bình đẳng giới qui định:
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về
chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế. (02đ)
2. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh
thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây

truyền qua đường tình dục. (02đ)
3. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ
các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân
số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. (02đ)
Câu 10: Ông X là Chủ tịch UBND xã Y, trong buổi họp giao ban cuối
tháng, bà A có bàn về vấn đề Bình đẳng giới trên địa bàn xã Y. Ông X nói Bình
16


đẳng giới thì liên quan gì đến UBND xã mà bàn. Theo anh (chị) thì ông X đã vi
phãm điều nào của Luật Bình đẳng giới? và Trong Luật Bình đẳng giới quy định
về trách nhiệm của UBND các cấp thế nào?
Trả lời:
- Trong tình huống trên ông X đã vi phạm Điều 28 của Luật Bình đẳng giới.
(02đ)
- Tại Điều 28 của Luật Bình đẳng giới quy định về trách nhiệm của UBND
các cấp như sau:
1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng
giới tại địa phương. (1,5đ)
2. Trình Hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp
luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền. (1,5đ)
3. Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở địa phương. (1,5đ)
4. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu
nại, tố cáo về bình đẳng giới. (1,5đ)
5. Tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục về giới và pháp luật về bình
đẳng giới cho nhân dân địa phương. (1,5đ)
Câu 11: Cô A muốn thành lập một doanh nghiệp X để kinh doanh, cô
chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và đi đến cơ quan đăng ký giấy phép kinh doanh, nhưng
khi đến cơ quan nọ khi ông B tiếp nhận hồ sơ thì ông nói với cô A rằng “cô có
chồng chưa, nếu có thì để chồng đứng tên chủ doanh nghiệp đi để ổng quản lý

chứ cô là đàn bà con gái ai đời đi mở công ty, làm ăn trước sau gì cũng thất bại
và từ chối nhận hồ sơ của cô A.
Theo anh (chị) hành vi của ông B như vậy là đúng hay sai? Trong Luật
Bình đẳng giới đã quy định về vấn đề này thế nào?
Trả lời:
- Trong trường hợp trên hành vi của ông B hoàn toàn sai, bản thân ông đã vi
phạm phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế. (02đ)
- Đối với hành vi của ông B ở trên đã vi phạm vào khoản 2, Điều 40 của
Luật Bình đẳng giới tại điều này quy định các hành vi vi phạm bao gồm: (02đ)
1. Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh

doanh vì định kiến giới; (1,5đ)
2. Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp,
thương nhân của một giới nhất định. (1,5đ)
Người nào có hành vi vi phạm pháp luật trên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luậtvề bình đẳng giới mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 42). (01đ)
17


Câu 12: Tại một doanh nghiệp Y có cô A và anh B cùng được tuyển vào
công ty và giữ chức danh như nhau là tổ phó của 1 dây chuyền sản xuất, tuy
nhiên mức lương của 2 người hoàn toàn toàn khác nhau, cô A lên gặp giám đốc
và trình bày: vì sao tôi và anh B vào công ty cùng thời điểm, trình độ, năng lực,
năng suất hoạt động của 2 dây chuyền đều như nhau nhưng vì sao lương của cô
chỉ bằng 80% lương của anh B? Ông giám đốc mới trả lời cô rằng mặc dù các
điều kiện cô và anh B đều như nhau nhưng cô là nữ thì làm sao mà hưởng
lương như nam giới được, có vậy mà cũng thắc mắc.
Theo anh (chị) thì hành vi của ông giám đốc trên đã vi phạm điều nào

của Luật Bình đẳng giới? và theo Luật Bình đẳng giới quy định về vấn đề này
ra sao?
Trả lời:
- Hành vi của ông giám đốc trên đã vi phạm Khoản 3 Điều 40 của Luật
Bình đẳng giới về quy định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong
lĩnh vực lao động. (02đ)
- Tại Khoản 3 Điều 40 của Luật Bình đẳng giới về quy định các hành vi vi
phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
1. Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao
động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực
hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; (1,5đ)
2. Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho
thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi
con nhỏ; (1,5đ)
3. Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến
chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao
động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính; (1,5đ)
4. Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối
với lao động nữ. (1,5đ)

18



×