BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************
ĐẶNG THỊ VĨ NGÂN
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CHỈNH TRANG
CÂY XANH Ở CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH KHU VỰC
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********
ĐẶNG THỊ VĨ NGÂN
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CHỈNH TRANG
CÂY XANH Ở CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH KHU VỰC
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : TS. ĐINH QUANG DIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Qúy thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và Bộ Môn
Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Công Ty Cây Xanh & Chiếu Sáng Đô Thị Quy Nhơn, Trung Tâm Dự Báo
Khí Tượng Thủy Văn Thành Phố Quy Nhơn, Phòng Kỹ Thuật Sở Địa Chính Tỉnh
Bình Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và
thực hiện đề tài.
Thầy Đinh Quang Diệp đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã bên cạnh động viên tôi trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2011
Sinh viên
Đặng Thị Vĩ Ngân
ii
TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Vĩ Ngân, lớp Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa
Viên khóa 33 trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tên đề tài : Khảo Sát Và Đề Xuất Chỉnh Trang Cây Xanh Ở Các Tuyến
Đường Chính Cho Khu Vực Thành Phố Quy Nhơn.
Giáo viên hướng dẫn : TS. Đinh Quang Diệp – Bộ Môn Cảnh Quan & Kỹ
Thuật Hoa Viên.
Thời gian thực hiện đề tài : từ tháng 12/2010 đến tháng 07/2011.
Địa điểm thực hiện đề tài : Thành Phố Quy Nhơn- Tỉnh Bình Định.
Nội dung : Khảo sát hiện trạng quy hoạch cây xanh hiện có tại 5 tuyến đường
chính ở khu vực TP. Quy Nhơn và đề xuất chỉnh trang cây xanh phù hợp cho các
tuyến đường trên.
Kết quả đạt được:
-
Nắm được đặc điểm hiện trạng trên các tuyến đường cần khảo sát cây
xanh.
-
Hiện trạng cây xanh đường phố tại khu vực Tp Quy Nhơn.
-
Thành phần loài cây ở khu vực Tp Quy Nhơn.
-
Cách phân loại cây xanh đường phố.
-
Mùa ra hoa, mùi vị, màu sắc của rừng loài cây trong các tuyến đường
nghiên cứu.
-
Tình hình sinh trưởng của cây xanh đường phố tại các tuyến đường khảo
sát.
-
Hình thức bố trí cây xanh đường phố trên các tuyến đường khảo sát.
-
Đề xuất chỉnh trang cây trồng trên 5 tuyến đường khảo sát.
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục........................................................................................................................... iv
Danh sách các hình........................................................................................................ vii
Danh sách các bảng ...................................................................................................... viii
1. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3
2.1 Lịch sử hình thành và phat triển lâm nghiệp đô thị .................................................. 3
2.1.1 Trên thế giới ........................................................................................................... 3
2.1.2 Ở Việt Nam ............................................................................................................ 4
2.2 Vài nét về sự hình thành và phát triển cây xanh ở thành phố Quy Nhơn ................. 5
2.3 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực thành phố Quy Nhơn ....................... 6
2.3.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 6
2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 12
3. MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM
VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 14
3.1 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 14
3.2 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 14
3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 14
3.3.1 Nghiên cứu hiện trạng quy hoạch trên các tuyến đường tiêu biểu cần khảo
sát cây xanh. .................................................................................................................. 14
3.3.2 Điều tra hiện trạng cây xanh đường phố trên các tuyến đường đã được
chỉnh trang tiêu biểu ...................................................................................................... 14
3.3.3 Phương pháp xử lý tổng hợp số liệu về cây xanh đã điều tra ......................... 15
iv
3.3.4 Đề xuất các loại cây trồng để chỉnh trang cho các tuyến đường chính của
thành phố ....................................................................................................................... 15
3.4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 15
3.4.1 Phương pháp tham khảo tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại
khu vực thành phố Quy Nhơn ....................................................................................... 15
3.4.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp, phỏng vấn ............................................. 16
3.4.3 Phương pháp chỉnh trang tài liệu nội nghiệp .................................................. 16
3.4.4 Phương pháp tổng hợp số liệu và xây dựng báo cáo hiện trạng ..................... 16
3.5 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 18
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 19
4.1 Đặc điểm hiện trạng quy hoạch trên các tuyến đường cần khảo sát cây xanh........ 19
4.1.1 Mạng lưới hệ thống điện................................................................................. 19
4.1.2 Mạng lưới hệ thống cấp thoát nước ................................................................ 21
4.1.3 Đặc điểm các tuyến đường cần khảo sát cây xanh ......................................... 22
4.2 Hiện trạng cây xanh đường phố thành phố Quy Nhơn trên 5 tuyến đường
chính .............................................................................................................................. 24
4.2.1 Thành phần chủng loài cây ở các đường phố thành phố Quy Nhơn và số
lượng mỗi loài cây trên 5 tuyến đường khảo sát ........................................................... 24
4.2.2 Cách phân loại cây đường phố ....................................................................... 28
4.2.3 Mùa ra hoa, mùi vị, màu sắc của từng loài cây trong các tuyến đường
nghiên cứu ..................................................................................................................... 30
4.2.4 Tình hình sinh trưởng của cây xanh đường phố tại các tuyến đường khảo
sát .................................................................................................................................. 32
4.2.5 Hình thức bố trí cây xanh đường phố trên các tuyến đường khảo sát ............ 36
4.2.6 Sơ bộ đánh giá hiện trạng cây xanh đường phố trên 5 tuyến đường cần
khảo sát.......................................................................................................................... 37
4.3 Đề xuất chỉnh trang cây trồng trên 5 tuyến đường khảo sát ................................... 42
4.3.1 Luận cứ về việc trồng và bố trí cây trồng ....................................................... 42
v
4.3.2 Nguyên tắc chọn cây và đề xuất một số loài cây được chọn trồng theo quy
hoạch ............................................................................................................................. 42
4.3.3 Mô tả cây được chọn ...................................................................................... 45
4.3.4 Giải pháp chỉnh trang ..................................................................................... 45
4.3.5 Kỹ thuật trồng cây đường phố ........................................................................ 55
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ............................................................................... 56
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 56
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 59
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 61
vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Biểu đồ nhiệt độ, độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2011 .................... 10
Hình 2.2: Biểu đồ lượng mưa, số ngày mưa trung bình các tháng trong năm 2011 .........
Hình 4.1: Cây sao đen trên đường Phan Bội Châu. ...................................................... 41
Hình 4.2 : Cây bằng lăng tím trên đường Trần Phú. ..................................................... 41
Hình 4.3 : Cây phượng vĩ trên đường An Dương Vương. ............................................ 41
Hình 4.4 : Cây lim sét trên đường An Dương Vương................................................... 41
vii
10
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 : Tổng hợp các đặc trưng khí hậu Quy Nhơn năm 2010 ................................. 9
Bảng 2.2 : Tổng hợp số liệu về tính chất đất ................................................................ 12
Bảng 4.1 : Đặc điểm hệ thống điện trên 5 tuyến đường khảo sát ................................. 20
Bảng 4.2 : Đặc điểm mạng lưới hệ thống cấp thoát nước trên 5 tuyến đường khảo
sát .................................................................................................................................. 21
Bảng 4.3 : Đặc điểm 5 tuyến đường khảo sát ............................................................... 23
Bảng 4.4 : Thành phần chủng loài cây trồng trên trên 5 tuyến đường khảo sát ........... 24
Bảng 4.5 : Số lượng cây mỗi loài trên 5 tuyến đường khảo sát .................................... 26
Bảng 4.6 : Phân bố cây xanh đường phố theo giá trị sử dụng ...................................... 28
Bảng 4.7 : Phân bố cây xanh theo hình khối tán ........................................................... 29
Bảng 4.8 : Thời gian ra hoa, màu sắc, mùi vị các loài trên 5 tuyến đường khảo sát .... 31
Bảng 4.9 : Thống kê D1,3, HVN, HPC, DT của các loài cây trồng đô thị trên các tuyến
đường khảo sát .............................................................................................................. 33
Bảng 4.10 : Chất lượng cây xanh đường phố trên các tuyến đường nghiên cứu .......... 35
Bảng 4.11 : Tóm tắt mô hình cây trồng hiện tại ........................................................... 39
Bảng 4.12 : Chọn cây trồng theo quy hoạch ................................................................. 44
Bảng 4.13 : Thành phần loài cây đề xuất cải tạo đường An Dương Vương ................. 46
Bảng 4.14 : Thành phần loài cây đề xuất cải tạo đường Nguyễn Huệ (đoạn tử
Nguyễn Tất Thành đến Đinh Bộ Lĩnh) ......................................................................... 47
Bảng 4.15 : Thành phần loài cây đề xuất cải tạo đường Nguyễn Huệ (đoạn từ Đinh
Bộ Lĩnh đến Cổ Loa)..................................................................................................... 48
Bảng 4.16 : Thành phần loài cây đề xuất cải tạo đường Trần Phú (đoạn tử Lý
Thường Kiệt đến Nguyễn Huệ) ..................................................................................... 50
Bảng 4.17 : Thành phần loài cây đề xuất cải tạo đường Trần Phú (đoạn từ Nguyễn
Huệ đến Xuân Diệu)...................................................................................................... 51
viii
Bảng 4.18 : Thành phần loài cây đề xuất cải tạo đường Phan Bội Châu (đoạn từ
công viên Quang Trung đến Lê Lợi)............................................................................. 51
Bảng 4.19 : Thành phần loài cây đề xuất cải tạo đường Phan Bội Châu (đoạn từ Lê
Lợi đến Trần Bình Trọng) ............................................................................................. 52
Bảng 4.20 : Tóm tắt mô hình cây trồng mới cần trồng thêm ........................................ 54
Bảng 4.21 : Tóm tắt thiết kế kỹ thuật trồng cây ............................................................ 55
Bảng 4.22 : Tóm tắt thiết kế kỹ thuật trồng cây ............................................................ 55
ix
Chương 1
MỞ ĐẦU
Môi trường thiên nhiên đặc biệt là mảng xanh đô thị là một trong những yếu
tố cơ bản không thể thiếu trong cấu trúc đô thị. Nó không những góp phần trang trí
cảnh quan, hoàn thiện tính thẩm mỹ trong môi trường xây dựng mà còn góp phần
đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên môi trường sống đầy đủ và tiện nghi cho
người dân chốn đô thị. Có thể nói môi trường thiên nhiên là nơi tạo điều kiện để
người dân đô thị đến nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Đồng
thời còn là cầu nối tạo điều kiện cho sự giao lưu, gặp gỡ giữa con người với con
người, giữa con người với thiên nhiên, giúp họ luôn hướng về cội nguồn, về quê
hương đất nước.
Ngày nay, với nền công nghiệp hiện đại và sự gia tăng dân số nhanh chóng,
các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và các quận, huyện nói riêng đều phải
đối mặt với nhiều khó khăn cần phải giải quyết.
Cây xanh là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu được.
Đặc biệt là ở môi trường đô thị, chúng không những tạo ra các giá trị về kiến trúc
cảnh quan mà còn có giá trị vô cùng to lớn trong việc cải thiện môi trường như điều
hòa khí hậu, giảm ô nhiễm không khí, hạn chế tiếng ồn. Bên cạnh đó, cây xanh còn
là nguồn cung cấp oxy rất lớn, nó làm cân bằng không khí.
Mặt khác, nước ta đang trên đường công nghiệp hóa- hiện đại hóa,vì vậy vai
trò của cây xanh càng trở nên quan trọng hơn. Do đó, để cây xanh có thể phát huy
được tối đa tác dụng của nó, chúng ta cần phải có chiến lược bảo vệ cây xanh như
chỉnh trang và quy hoạch cây xanh phù hợp với sự phát triển bền vững cho đô thị.
Về cây xanh thì Tp Quy Nhơn cũng đã tương đối ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn chưa
đồng đều, không có sự đồng nhất và chưa phát huy tối đa vai trò của nó. Ngày nay
1
Quy Nhơn đã được công nhận là đô thị loại I, với ưu thế về vị trí địa lí, có cảng biển
và cơ sở hạ tầng đô thị phát triển, Quy Nhơn được Thủ tướng Chính phủ xác định là
một trong ba trung tâm thương mại và du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Quy Nhơn đang từng bước chỉnh trang đô thị, xây dựng và nâng cấp để trở thành
một trong những trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và du lịch, là đô thị
lớn nằm trong chuỗi đô thị của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Do đó,
việc chỉnh trang và quy hoạch một cách hợp lý hệ thống cây xanh càng trở nên cấp
thiết hơn [14].
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Khảo sát và đề xuất chỉnh trang cây xanh ở các tuyến đường chính cho khu vực
thành phố Quy Nhơn”. Với mong muốn nắm được hiện trạng cây xanh đường phố
thành phố Quy Nhơn. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất chỉnh trang lại cây xanh
đường phố thành phố Quy Nhơn để có thể mang lại sắc thái xanh tươi, sạch đẹp và
hài hòa, phù hợp với nhu cầu hiện tại và nhu cầu trong tương lai của người dân đô
thị.
2
Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển lâm nghiệp đô thị.
2.1.1 Trên thế giới:
Từ nền sơ khai nền văn minh của nhân loại, cây xanh đã giữ một vai trò quan
trọng về mặt trang trí cảnh quan. Người Ai Cập, Brazil, Hy Lạp, Trung Quốc và La
Mã xưa rất tôn trọng cây xanh, họ tin và thờ cúng cây. Họ sử dụng cây xanh trong
việc trang trí cảnh quan cho các tượng đài, xây dựng các vườn tín ngưỡng trong các
đền thờ. Đến thời kỳ trung cổ, khi thương mại và giao thông phát triển, cây trồng
được chuyển đi từ nơi này đến các nước khác dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho các
vườn thực vật lớn nhỏ lần lượt ra đời ở các quốc gia. Thuật ngữ Vườn thượng uyển
có từ thời phong kiến phương Đông, phương Tây, thuật ngữ “ Nghệ nhân trồng cây
= arborist” của James Lyte năm 1578.[4]
Sự phát triển trong quá khứ của cây xanh đô thị, tập trung vào việc trồng cây
bảo quản về kiến trúc cảnh quan ( Landscape architecture). Đến giữa thập kỷ 1960
quan niệm lâm nghiệp đô thị (Urban forestry) hay sự quản lý hệ thống rừng và cây
xanh đô thị vẫn chưa được thừa nhận. Grey 1978 dẫn ra rằng lâm nghiệp đô thị
được giới thiệu lần đầu tiên trên thế giới ở trường Đại học Toroto vảo 1965 (theo
Jorgensen, 1970). Jorgensen đã đưa ra định nghĩa lâm nghiệp đô thị ở Canada như
sau:
“Lâm nghiệp đô thị không chỉ liên quan đến các cây xanh đô thị hay quản lý
các cây cá lẻ mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện tích chịu ảnh hưởng và sử
dụng bởi quần thể cư dân đô thị…”[4]
Năm 1970 cơ quan lâm nghiệp Hoa Kỳ đã đưa ra định nghĩa về lâm nghiệp
môi trường – định nghĩa này cũng nhấn mạnh phạm vi và vai trò của cây xanh đô
3
thị đến môi trường. Năm 1972, Hiệp hội các nhà lâm nghiệp Hoa Kỳ lập ra nhóm
hoạt động về lâm nghiệp đô thị. Nhóm này đã đưa ra định nghĩa của mình. Định
nghĩa này đã khẳng định lâm nghiệp đô thị là một ngành phát triển chuyên sâu của
ngành lâm nghiệp, có mục tiêu trồng và quản lý mảng xanh đô thị nhằm đóng góp
những giá trị về vật chất, văn hóa tinh thần vào xã hội đô thị.
2.1.2 Ở Việt Nam:
Việc trồng cây xanh ở nước ta đã được thực hiện từ lâu. Cây xanh đã gắn bó
thân thiết với con người Việt Nam nhưng vẫn mang tính rời rạc và tản mạn. Từ khi
Bác Hồ kêu gọi toàn dân hưởng ứng. Tết trồng cây vào năm 1960, thì vấn đề cây
xanh mới được quan tâm rộng rãi. Phong trào “Tết trồng cây” được đông đảo quần
chúng nhân dân tham gia hưởng ứng nhưng chưa có một quy hoạch tổng thể và chi
tiết trong việc bố trí các loài cây.
Trong những năm gần đây, do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ làm cho diện tích đất xanh và hệ thống cây xanh bị thu hẹp, chất lượng
cây kém và vấn đề ô nhiễm càng diễn ra nghiêm trọng. Xuất phát từ thực trạng đó,
cho nên vấn đề cây xanh đô thị đã được chú trọng hơn và có thế đứng. Đặc biệt, vào
tháng 12 năm 1994, lần đầu tiên Việt Nam tham gia hội thảo tại Chieng Mai, Thái
Lan về vấn đề “Sự đô thị và rừng” với nhiều nước tham gia như: Anh, Đức, Hoa
Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Tại hội thảo, Việt Nam đã tham gia báo
cáo về chuyên đề “Cây xanh và môi trường đô thị”. Chuyên đề này tập trung vào
các nội dung: Khái quát quá trình trồng cây và phát triển cây xanh ở các thành phố
Việt Nam, đề xuất cây trồng thành phố và các mục đích khác nhau, sơ bộ thống kê
một số loài cây trồng chủ yếu trên đường phố và nêu đặc điểm vật hậu học của các
cây trồng chính trên đường phố ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, việc
trồng cây đã phát triển mạnh mẽ ở khắp đô thị trong cả nước nhiều công trình
nghiên cứu cây xanh đô thị được triển khai [1].
Liên quan đến vấn đề cây xanh đô thị, đã có nhiều sách, báo đề cập đến tình
trạng cây xanh hiện nay tại các thành phố ở Việt Nam như “Cây xanh phát triển và
quản lý trong môi trường đô thị”(Chế Đình Lý, 1997); “Cây xanh và cây cảnh Sài
4
Gòn- TP.HCM”(Trần Hợp, 1998)…Ngoài ra, cây xanh đô thị còn là chủ đề trong
các luận văn, luận án của các sinh viên trong các trường đại học trên cả nước như
“Khảo sát hiện trạng và đề xuất hướng cải tạo cây xanh ở một số tuyến đường quận
1”(Võ Thị trà My, 2008); “Khảo sát hiện trạng, giải pháp phát triển và quy mô cây
xanh đường phố tại quận 12, TP.HCM”(Trần Thu Phương, 2006); “Điều tra đánh
giá hiện trạng và quy hoạch cây xanh đường phố thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng
Trị”(Hoàng Ngọc Thành, 2001).
2.2 Vài nét về sự hình thành và phát triển cây xanh ở thành phố Quy Nhơn.
Thành phố Quy Nhơn là thành phố được xếp hạng loại I vào ngày 25/1/2010
[14], có tiềm năng kinh tế đa dạng, có nhiều danh lam thắng cảnh và nhiều di tích
văn hóa lịch sử đã được xếp hạng.
Thế nhưng, vấn đề nghiên cứu và phát triển cây xanh trong thành phố còn bị
hạn chế, chưa có quy hoạch đồng bộ, chưa tạo ra những điểm tham quan du lịch nổi
tiếng, chưa thu hút được nhiều khách tham quan trong và ngoài nước.
Trải qua hơn 100 năm (1898- 2011), thành phố Quy Nhơn đang ngày càng
phát triển quy mô về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hệ thống cây xanh đô thị ở thảnh
phố Quy Nhơn vẫn chưa đồng đều, đa dạng. Hiện ở thành phố Quy Nhơn có 35
công viên và vườn hoa với diện tích 47 ha; toàn thành phố hiện có 250 ngàn m2
mảng cỏ, hoa; 35.000 cây xanh (tập trung và phân tán), diện tích cây xanh khu ở
đạt 2,13 m2/người, cây xanh vẫn chưa được đánh số để quản lý môt cách hệ thống
và chính xác [2].
Theo ông Đỗ Đình Phương, do nhiều cản trở bất lợi cho cây xanh như đất
của thành phố Quy Nhơn phần lớn là đất cát mưa xuống là mềm ra, cây long gốc
rất dễ đổ; nguồn nước nuôi dưỡng cho cây lại nhiễm phèn, nhiễm dầu và nhiễm sắt
nặng nề… đã thế bão lũ lại thường xuyên xảy ra. Ông tính toán, chỉ qua các cơn
bão năm 2000 và 2004 đã có khoảng 6.000 cây xanh ở Quy Nhơn bị đổ, mà cây đổ
lại thường là những cây lâu năm có tán rộng. Vì vậy, Quy Nhơn sẽ không trồng các
loại cây cao mà chỉ trồng những loại cây có thể khống chế trong vòng 15m và chấp
nhận tuổi thọ của cây là từ 10-20 năm.
5
Ngoài ra là do công tác quy hoạch. Cứ mỗi lần mở rộng đường, cùng với
việc giải tỏa nhà, là cây xanh trên vỉa hè cũng bị triệt hạ. Vỉa hè vốn được quy
hoạch nhỏ, rễ cây tiếp đất không nhiều vậy mà dưới mặt đất phải chen chúc cùng
sự đào xới cho cống thoát nước, cho ống cấp nước, cho cáp quang… còn phía trên
là chằng chịt các loại dây điện. Đó là những điều kiện hạn chế sự phát triển của cây
xanh ở khu vực thành phố Quy Nhơn nói riền và cả nước nói chung.
Trong quá trình phát triển đó đã để lại những hậu quả tiêu cực. Đó là sự xâm
nhập dân cư từ nông thôn lên thành phố làm ăn, sự phát triển tràn ngập của các cơ
quan, xí nghiệp, các nhà máy, các dịch vụ lần lượt ra đời nên sự ô nhiễm môi
trường ngày càng tăng theo chiều xoáy của sự phát triển ấy. Đây chính là tiền đề
làm cho sức khỏe của người dân đô thị ngày càng giảm sút.
Để khắc phục hậu quả tiêu cực của quá trình đô thị hóa, từ những năm 2000
trở lại đây, thành phố Quy Nhơn ngày càng chú trọng và phát triển cây xanh đường
phố làm cho nhu cầu về tinh thần, môi trường sống đảm bảo là một vấn đề không
thể thiếu đối với người dân ở thành phố Quy Nhơn. Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu
về vấn đề cây xanh tại thành phố Quy Nhơn ra đời như “Định hướng phát triển
thành phố Quy Nhơn đến năm 2010”( Huỳnh Thúc Giáp, 1997); “Ai có về Quy
Nhơn”(Trần Đình Thái, 1979)…
2.3 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực thành phố Quy Nhơn
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý:
-
Thành phố Quy Nhơn có ranh giới chính là:
Phía Bắc giáp huyện Tuy Phước.
Phía Nam giáp huyện Sông Cầu (tỉnh Phú Yên).
Phía Tây giáp huyện Vân Canh.
Phía Đông giáp biển Đông.
-
Tọa độ địa lý:
Vĩ độ Bắc: 13036’ – 13054’
Kinh độ Đông: 109006’ – 109022’
6
-
Địa hình:
Địa hình thành phố Quy Nhơn chia ra làm 2 phần, một phần tiếp giáp với
biển tương đối bằng phẳng, một phần là đồi núi, với nhiều dãy núi chạy theo sát bờ
biển theo hướng Bắc Nam.
Đồi núi ở thành phố Quy Nhơn chủ yếu là đồi bát úp, có độ cao tương đối
140 – 210 m, độ dốc từ 10 – 200, hướng phơi theo hướng Đông – Nam. Đồi núi ở
đây có vai trò quan trọng trong sự hình thành chế độ khí hậu đại diện ở thành phố
Quy Nhơn.
Thành phố Quy Nhơn có vị trí rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, vì thành phố
có hai đường quốc lộ chạy qua; Quốc lộ 1A nối liền Bắc Nam (cách Hà Nội 1070
km và than phố Hồ Chí Minh 660 km) và Quốc lộ 19 nối liền cảng Quy Nhơn với
các tỉnh Tây Nguyên, vùng Đông Bắc Campuchia và Hạ Lào. Có cảng nội địa và
Quốc tế. Có sân bay Phù Cát cách thành phố 30 km và đường sắt xuyên Việt [11].
2.3.1.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn:
- Thành phố Quy Nhơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nói chung
khí hậu Quy Nhơn là khí hậu chung của tỉnh Bình Định.
Khí hậu Quy Nhơn chia ra làm 2 mùa rõ rệt: mùa nắng từ tháng giêng cho tới
tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 tới tháng 12.
Về chi tiết cho thấy ngoại trừ tháng giêng và tháng hai mùa gió bắc còn duy
trìvà mặc dù ít mưa nhưng khí hậu còn lạnh lẽo.
Từ tháng 3 đến tháng 5: Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ mỗi tháng một
tăng dần, trung bình từ 1 – 20C. Thời tiết gió Đông Nam từ biển thổi vào mát mẻ,
mỗi tháng có từ 4 đến 6 ngày mưa.
Từ tháng 6 đến tháng 8: Nhiệt độ vẫn tiếp tục gia tăng nhưng ít hơn, cho tới
khoảng cuối tháng 8 thì nhiệt độ bắt đầu giảm xuống. Trong thời gian này Quy
Nhơn chịu ảnh hưởng của gió Tây thổi từ Lào sang với cường độ rất mạnh, có khi
đạt tới tốc độ 70 – 80 km/h (vào tháng 7, tháng 8), làm cho khí hậu khô và nóng.
Trong khoảng thời gian này, Quy Nhơn ít mưa, thỉnh thoảng có vài cơn giông hoặc
mưa rào về buổi chiều.
7
Từ tháng 9 đến tháng 12: Trời nhiều mưa và thường có bão. Mưa như thác
đổ và nhất là mưa dầm lê thê.
-
Ngoài ra Quy Nhơn còn chịu nhiều tai họa của bão như hầu hết các tỉnh miền
duyên hải miền Nam. Trung bình mỗi năm có từ 3 đến 4 trận bão đột nhập vào bờ
biển. Cụ thể vào ngày 9 tháng 11 năm 2001, cơn bão số 8 đã đổ bộ vào địa phận
thành phố Quy Nhơn với tốc độ gió lớn hơn 130 km/h làm cho thành phố Quy Nhơn
thiệt hại về cây xanh là 5378 cây trong tổng số 59000 cây chiếm trên 9% [2]. Để
đánh giá và nhận xét chính xác tình hình đặc điểm khí hậu khu vực thành phố Quy
Nhơn, đề tài đã thu thập các đặc điểm khí hậu và được trình bày ở bảng sau đây:
8
Bảng 2.1: Tổng hợp các đặc trưng khí hậu Quy Nhơn năm 2010
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
Nhiệt độ không
khí trung bình
trong năm (0C)
Độ ẩm tương
đối bình quân
(%)
24,5
25,7
26,2
28,3
29,9
30,2
29,6
29,4
29,1
26,9
24,6
24,5
27,4
83
84
82
81
79
79
76
75
78
82
89
81
81
Lượng mưa
trung bình
tháng (mm)
Số ngày
mưa
Số giờ nắng
(giờ)
Vận tốc gió vận tốc gió cực
(m/s)
đai và hướng
110,4
15
186,3
2
EME 10
110,4
6
239,8
3
SE 10
6,4
14
247,7
3
SE 10
9,1
3
268,6
3
SE 11
57,9
10
306,9
3
SSE 11
54,2
7
272,7
3
SE 12
125,9
11
262,1
3
SSE 11
140,3
20
260,6
2
SE 10
105,6
14
210,3
2
SE 10
539,6
24
115,5
2
SE 12
1511,2
21
23,0
3
NNW 9
27,3
22
135,1
3
NNW 8
2684,9
167
2528,6
2,7
10.3
Nguồn số liệu : Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn thành phố Quy Nhơn - Bình Định
9
Qua bảng 2.1, các chỉ tiêu khí tượng ở trạm Quy Nhơn được tổng hợp theo biểu
đồ sau đây.
Kinh độ 10900’13’’ Đông; Vĩ độ 1300’46’’ Bắc.
40
90
35
80
Min. Temp
Utd
70
30
60
25
50
20
40
15
30
10
Độ ẩm (%)
Nhiệt độ (0C)
Max. Temp
20
5
10
0
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Tháng
9 10 11 12
Hình 2.1: Biểu đồ nhiệt độ, độ ẩm trung bình các
tháng trong năm 2011
1600
Lượng
mưa
25
Số ngày
mưa
1200
20
1000
800
15
600
10
400
5
200
0
Số ngày mưa (ngày)
Lượng mưa (mm)
1400
30
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9 10 11 12
Hình 2.2: Biểu đồ lượng mưa, số ngày mưa trung
bình các tháng trong năm 2011
10
Tháng
-
Theo số liệu thu thập được tại trung tâm dự báo khí tượng thủy văn thành
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho thấy các đặc điểm về khí hậu thành phố Quy
Nhơn như sau:
Nhiệt độ bình quân hàng năm: 27,1 0C (tính từ năm 2005 đến năm 2010).
Nhiệt độ cao nhất trong 6 năm trở lại đây là: 31,10C (vào tháng 6 năm 2005).
Nhiệt độ thấp nhất trong 6 năm trở lại đây là: 22 0C (vào tháng 2 năm 2008).
Tổng lượng mưa hàng năm bình quân ở thành phố Quy Nhơn là 2290,95 mm
(tính từ năm 2005 đến năm 2010).
-
Mưa ở đây xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12 nhưng chủ yếu tập trung vào
tháng 10, tháng 11. Lượng mưa trong 2 tháng này chiếm hơn 50% tổng lượng mưa
cả năm.
-
Độ ẩm bình quân hàng năm là 78,8%.
-
Độ ẩm bắt đầu tăng dần từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trong những tháng
này, độ ẩm tương đối trung bình đạt từ 80% đến 85% [10].
2.3.1.3 Điều kiện đất đai:
-
Qua kết quả điều tra khảo sát thực địa và kết quả thu thập số liệu từ Sở Địa
chính tỉnh Bình Định, cho thấy:
-
Trong khu vực thành phố Quy Nhơn, đất được hình thành từ phù sa sông
biển, được lắng đọng từ môi trường nước biển. Mặn trung bình đến ít, khi phân bố
tiếp giáp đất phù sa bên trong vùng ở địa hình trung bình và cao, ít ảnh hưởng đến
thủy triều.
-
Phẩu diện địa hình: Qua điều tra thực tế và lấy số liệu phân tích từ Sở địa
chính tỉnh Bình Định, tổng hợp số liệu về phẩu diện đất đại diện cho thành phố Quy
Nhơn, đã thu được kết quả sau đây:
Đất có độ dày trung bình là 100cm và được chia thành 3 tầng
Tầng I: Đất cát pha thịt nhẹ dày từ 0 – 30 cm, có màu nâu vàng, rời rạc, pH =
4,90.
Tầng II: Đất thịt trung bình dày từ 30 – 70 cm, màu nâu vàng, có vệt xám,
đất có cấu trúc tảng, chặt, pH = 4,99.
11
Tầng III: Đất có màu xám, loang lổ vàng, dày từ 70 – 100 cm. Đất thịt nặng,
chặt, bí, có cấu trúc tảng, Ph = 4,50.
-
Tính chất đất: Qua các tài liệu phân tích đất của Sở địa chính tỉnh Bình Định,
cho thấy:
Đất có thành phần cơ giới nặng, đất phân tán, không kết cấu, rất dẻo khi gặp
nước, khi khô nứt nẻ. Nói chung đất có độ phì nhiêu từ trung bình đến khá, nhưng
mức độ thông thoáng kém trong quá trình thoát nước. Đồng thời, đất chua mặn, lân
tổng số từ trung bình đến khá, lân dễ tiêu nghèo, canxi trao đổi thấp [14]. Điều này
được thể hiện rõ qua số liệu phân tích mẫu đất như sau:
Bảng 2.2 : Tổng hợp số liệu về tính chất đất
Mùn (%)
pH (KCl)
Đạm (N) (%)
Lân (P) (%)
Lân dễ tiêu
3-4
4,50 – 4,99
0,15 – 0,20
0,05
6,2/100g đất
Nguồn số liệu: Phòng kỹ thuật Sở địa chính tỉnh Bình Định
Tóm lại, đất ở thành phố Quy Nhơn chua, mặn, bí, khó thoát nước, thành
phần cơ giới nặng, mất cân đối dinh dưỡng. Cần bón phân cân đối và đa dạng hóa
cây trồng.
2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội:
-
Sau khi thành phố Quy Nhơn được công nhận là đô thị loại I vào ngày
25/01/2010, thành phố Quy Nhơn gồm có 16 phường và 4 xã bán đảo. Diện tích tự
nhiên của thành phố là 216,44 km2, dân số 362.713 người, mật độ dân số của thành
phố là 1124,3 người/ km2.
-
Dân số: Theo số liệu điều tra dân số ngày 01/04/2001 thì thành phố Quy
Nhơn có 362.713 người, trong đó:
Tuổi lao động: 287.885 người.
Số người ổn định việc làm: 256.075 người.
Số người đang đi học: 21.327 người.
Số người nội trợ và chưa có việc làm: 29.524 người.
-
Lao động ở đây được phân bố chủ yếu vào các ngành nghề như: công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải và dịch vụ thương mại.
12
Trong đó, đáng chú ý nhất là dịch vụ thương mại bởi thành phố Quy Nhơn có địa
thế thuận lợi trong giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa giữ các vùng trong và ngoài
nước. Nền kinh tế của thành phố Quy Nhơn trong những năm gần đây tăng trưởng
từ trung bình đến khá, bình quân hàng năm tốc độ tăng trưởng thu nhập GDP tương
đối nhanh. Tổng sản phẩm địa phương (GDP) cả năm 2006 12% (ước tăng cao hơn
tốc độ tăng năm 2005 là 0,9%), trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành:
Nông, lâm, thuỷ sản tăng 8,21%. Riêng nông nghiệp tăng 10,54%.
Công nghiệp, xây dựng tăng 17,94%. Riêng công nghiệp tăng 17,53%.
Dịch vụ tăng 12,32%.
Thu nhập bình quân dầu người 2009 là 1255 USD/người.
-
Mục tiêu phát triển của thành phố là xây dựng Quy Nhơn trở thành đô thị
trực thuộc Trung ương trên hành lang Bắc-Nam và Đông-Tây vào năm 2020; một
trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế có vai trò tích cực
thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của khu vực [11].
13
Chương 3
MỤC TIÊU – NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
3.1 Mục tiêu:
Trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng tại khu vực Thành phố Quy Nhơn,
nhằm mục tiêu đề xuất loại cây trồng khả thi cho các tuyến đường chính thuộc khu
vực thành phố Quy Nhơn, góp phần quản lý có kế hoạch các công việc bảo quản,
chăm sóc và thay thế cây xanh.
3.2 Đối tượng: Cây bóng mát trên đường phố.
3.3 Nội dung nghiên cứu:
3.3.1 Nghiên cứu hiện trạng quy hoạch trên các tuyến đường tiêu biểu cần
khảo sát cây xanh.
-
Mạng lưới hệ thống điện.
-
Hệ thống cấp thoát nước.
-
Diện tích hành lang đường bộ: chiều rộng vĩa hè, dãi phân cách…
-
Đường giao thông: chiều rộng lòng đường…
3.3.2 Điều tra hiện trạng cây xanh đường phố trên các tuyến đường đã được
chỉnh trang tiêu biểu như:
-
Đường Nguyễn Tất Thành
-
Đường Trần Phú
-
Đường Phan Bội Châu
-
Đường Nguyễn Huệ
-
Đường An Dương Vương
14
3.3.3 Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu về cây xanh đã điều tra theo nội
dung sau:
-
Theo chủng loại cây: số lượng cây trong 5 tuyến đường chính.
-
Đặc điểm tổng quát: chu vi, chiều cao vút ngọn, chiều cao phân cành, đường
kính cây, bán kính tán..
-
Tình hình sinh trưởng của các loài cây trên 5 tuyến đường chính.
-
Hình thức bố trí cây trên các tuyến đường và các yếu tố ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng của chúng.
3.3.4 Đề xuất các loại cây trồng để chỉnh trang cho các tuyến đường chính của
thành phố.
-
Nguyên tắc chọn cây.
-
Đề xuất một số loài cây cần chọn để trồng trên đường phố (gồm cây hiện có
và chưa có ở thành phố Quy Nhơn).
-
Mô tả cây được chọn.
-
Giải pháp chỉnh trang.
-
Kỹ thuật trồng cây đường phố.
3.4 Phương pháp thực hiện
3.4.1 Phương pháp tham khảo tài liệu
-
Bản đồ của khu vực nghiên cứu:
-
Điều kiện tự nhiên:
Đặc điểm địa hình: thu thập các văn bản văn bản, bản đồ tại Sở địa chính
tỉnh Bình Định và tiến hành khảo sát thực địa để đánh giá được ranh giới của địa
hình, vị trí địa lý của địa hình…
Đặc điểm khí hậu thủy văn: tiến hành thu thập số liệu về khí hậu thủy văn ở
thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định. Với số liệu thu thập: Nhiệt độ (nhiệt độ bình
quân hàng năm, nhiệt độ tối cao bình quân, nhiệt độ tối thấp bình quân…), lượng
mưa hàng năm…, tình hình gió bão.
Điều kiện đất đai: dựa vào các văn bản, các tài liệu phân tích đất của Sở địa
chính tỉnh Bình Định và Sở khoa học công nghệ môi trường tỉnh Bình Định để xem
15