BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
PHÙNG BÁ ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH TÂY NINH
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Du
(Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
Ký tên: ………………
-TP.HCM, tháng 8/2011-
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, em được sự giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân, đơn
vị. Vì vậy, em chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Cha mẹ, gia đình đã nuôi nấng, dạy dỗ, động viên con cả về vật chất lẫn tinh thần
để con có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
- Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã dạy dỗ,
tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
- Thầy Nguyễn Du, giảng viên Bộ môn Quy hoạch, trường ĐH Nông Lâm
TPHCM. Thầy đã trực tiếp giúp đỡ, hỗ trợ về mặt kiến thức, nguồn tài liệu, đóng góp
ý kiến và tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho em để hoàn thành đề tài này.
- Em xin gửi lời cảm ơn đến những người dân huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh,
những người đã trực tiếp cung cấp thông tin cho em về các điều kiện sống, khả năng
và chất lượng về từng loại cây trồng trên từng khu vực đất khác nhau. Những người đã
cho em biết về các điều kiện khí hậu, tưới tiêu, khả năng ngập nước, cũng như chất
lượng đất đai của địa bàn. Đây là những thông tin hết sức bổ ích để em làm đề tài này.
- Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các bạn bè, cùng các anh, chị, các bạn ngoài lớp
đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, đặc biệt là tập thể lớp Quản Lý Đất Đai khoá
33. Cảm ơn những người bạn đã động viên, cổ vũ em trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài này.
Xin Chân thành cảm ơn
Phùng Bá Đồng
Trang i
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Phùng Bá Đồng, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Đề tài: “Đánh giá đất đai huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh”
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Du, bộ môn Quy hoạch, Quản Lý Đất Đai
& Bất Động Sản, trường Đại học Nông Lâm TPHCM
Với mục tiêu đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng
đất huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh với những nội dung:
Xác định các tính chất đất đai cần thiết cho đánh giá thích nghi phục vụ sản
xuất nông nghiệp gồm các yếu tố như đất, mức độ gley, địa hình, mực nước ngập, thời
gian ngập, điều kiện tưới tiêu, xác định các yếu tố hạn chế và yếu tố thích hợp làm cơ
sở cho việc sử dụng đất bền vững, tạo kết quả đánh giá đất đai để xác định quy mô,
diện tích của các mức độ thích hợp đất đai với các loại hình sử dụng đất trong sản xuất
nông nghiệp để phục vụ quy hoạch sử dụng đất và đề xuất hướng sử dụng đất phục vụ
cho quy hoạch sử dụng đất.
Từ kết quả chồng xếp 6 bản đồ đơn tính: nhóm đất, mức độ gley, địa hình, mực
nước ngập, thời gian ngập, điều kiện tưới. Toàn huyện có 48 đơn vị bản đồ đất đai.
Kết quả đánh giá đất đai có 6 LUTs. Các LUT có diện tích thích nghi S1 gồm:
Lúa 2-3 vụ: 279,993 ha; Mì và Mía: 7.768,78 ha; Đậu phộng: 14.663,39 ha; Thuốc lá:
5.289,39 ha; Cao su: 25.194,37 ha ; Lúa – màu hoặc cây CNNN: 1.963,27 ha. Các
LUT có diện tích thích nghi S2 gồm Lúa 2-3 vụ: 23.831 ha; Mì và Mía: 18.431,98 ha;
Đậu phộng: 24.400,9 ha; Thuốc lá: 20.204,82 ha; Cao su: 25.194,37 ha; Lúa – màu
hoặc cây CNHN: 1.963,27 ha. Các LUT này đều là cây trồng chủ lực và có hiệu quả
kinh tế của vùng. Qua kết quả đánh giá thích nghi đất đai và đề xuất hướng sử dụng
đất bền vững của huyện Châu Thành phù hợp thực tế và địa phương nên có tính khả
thi cao. Vì vậy, việc ứng dụng trong đánh giá đất đai theo hướng dẫn của FAO đã
mang lại những kết quả có tính chính xác cao, góp phần đáng kể trong công tác đánh
giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất.
Qua nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ quy hoạch sử
dụng đất huyện Châu Thành cho thấy có nhiều cấp thích nghi thấp (S3) đối với loại
hình lúa 2-3 vụ; mì và mía; đậu phộng; thuốc lá; cao su hạn chế về các điều kiện: đất,
địa hình, mực nước ngập và thời gian ngập. Khi sử dụng các loại hình này sẽ có chi
phí đầu tư cao, thu nhập thấp. Vì vậy đề nghị chuyển các loại hình này sang trồng
rừng, hoặc nuôi trồng thủy sản.
Diện tích đất phèn nhiều của huyện cũng khá lớn. Do đó địa phương cần có
biện pháp hợp lý nhằm biến những vùng đất phèn, thành những vùng đất nông nghiệp
có giá trị kinh tế cao.
Trang ii
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
MỤC LỤC
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................v
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ............................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢN ĐỒ ............................................................................. vii
Phần 1. MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ. .....................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ...............................................................................1
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ....................................................1
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................1
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................2
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................3
2.1.1. Đất đai và vai trò, ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển
kinh tế xã hội ............................................................................................................3
2.1.2. Đánh giá đất đai và một số khái niệm liên quan đến đánh giá đất đai ...........4
2.1.3. Nguyên tắc – nội dung đánh giá đất đai .........................................................5
2.1.4. Giới thiệu về phần mềm đánh giá đất đai ......................................................8
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................9
2.2.1. Công tác đánh giá đất đai trên thế giới ..........................................................9
2.2.2. Đánh giá đất đai ở Việt Nam........................................................................11
2.2.3. Đánh giá đất đai huyện –tỉnh .......................................................................11
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................12
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................12
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................12
Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................13
3.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT – XH CỦA HUYỆN CHÂU
THÀNH – TỈNH TÂY NINH....................................................................................13
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên và cảnh quan môi trường ...................13
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ............................................................16
3.2. ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG .............................................................................20
3.2.1. Nhóm đất xám ..............................................................................................20
3.2.2. Nhóm đất phèn .............................................................................................21
3.2.3. Nhóm đất than bùn .......................................................................................23
3.2.4. Nhóm đất phù sa...........................................................................................23
3.2.5. Quỹ đất .........................................................................................................23
3.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LỰA CHỌN
CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT PHỔ BIẾN CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH ..25
3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Châu Thành............................................25
3.3.2. Hiện trạng phát triển nông nghiệp................................................................26
3.3.3. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất đai........................................................28
3.3.4. Hiệu quả KT-XH - môi trường của các LUT chủ yếu .................................31
3.4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN CHÂU THÀNH......................34
3.4.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ...................................................................35
3.4.2. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá theo yêu cầu sử dụng đất đai ...........................40
3.4.3. Đánh giá đất đai bằng phần mềm Ales và file excel đánh giá đất đai .........42
Trang iii
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
3.4.4. Kết quả đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai ...........................................49
3.5. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH ..................................................................................53
3.5.1. Định hướng phát triển nông nghiệp của huyện đến năm 2020 ....................53
3.5.2. Đề xuất hướng sử dụng đất đai cho phát triển nông nghiệp huyện Châu
Thành......................................................................................................................53
3.5.3. Đề xuất hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng ................................................54
3.6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
CHO PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP..........................................................54
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................56
4.1. Kết luận ...............................................................................................................56
4.2. Đề nghị ................................................................................................................56
PHỤ LỤC .....................................................................................................................58
Trang iv
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
DTTN
: Diện tích tự nhiên
DTĐG
: Diện tích đánh giá
LMU (Land maping unit)
: Đơn vị bản đồ đất đai
LUT (Land Use Type)
: Loại hình sử dụng đất
LQ (Land Quality)
: Chất lượng đất đai
LC (Land Characteristic)
: Tính chất đất đai
LUR (Land Use Requirements)
: Yêu cầu sử dụng đất
LUS
FAO (Food and Agriculture Organization) : Tổ chức lương - nông Liên hợp quốc
GIS (Geographic Information System)
: Hệ thống thông tin địa lý
ALES (Automated Land Evaluation System) : Hệ thống đánh giá đất đai tự động.
QLĐĐ&BĐS
: Quản lý đất đai và bất động sản
HTX
: Hợp tác xã
ĐVĐĐ
: Đơn vị đất đai
CNH-HĐH
: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CEC
: Dung lượng trao đổi cation
SXNN
: Sản xuất nông nghiệp
GDP (Gross domestic Product)
: Tổng sản phẩm quốc nội
TN&MT
: Tài nguyên và môi trường
TPCG
: Thành phần cơ giới
LHSDĐ
: Loại hình sử dụng đất
Trang v
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Các bước đánh giá đất đai ............................................................................. 6
Bảng 3.1: Các yếu tố thời tiết ở các trạm khí tượng quanh huyện Châu Thành ..........13
Bảng 3.2: Phân bố và đặc điểm các địa hình huyện Châu Thành ................................14
Bảng 3.3. Thống kê các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện Châu Thành ..................18
Bảng 3.4. Hiện trạng hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Châu Thành .....................19
Bảng 3.5. Thống kê diện tích quỹ đất huyện Châu Thành ...........................................23
Bảng 3.6: Thống kê quỹ đất theo địa hình ...................................................................24
Bảng 3.7: Hiện trạng sử dụng đất huyện Châu Thành năm 2010 ................................25
Bảng 3.8: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Châu Thành...........................26
Bảng 3.9. Biến động đất đai giai đoạn 2000 – 2010 ....................................................28
Bảng 3.10. Diện tích và năng suất một số cây trồng qua các năm ...............................29
Bảng 3.11: Chi phí – kết quả - hiệu quả sản xuất 01 ha lúa năm 2007 ........................33
Bảng 3.12: Các hệ thống sử dụng đất (LUS) trong nông nghiệp .................................34
Bảng 3.13. Chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai .....................................................36
Bảng 3.14. Mô tả các đơn vị đất đai huyện Châu Thành .............................................37
Bảng 3.15: Giới hạn xác định các yêu cầu sử dụng đất đai..........................................41
Bảng 3.16. Yêu cầu sử dụng đất của các LUT được chọn huyện Châu Thành ............41
Bảng 3.17: Đánh giá khả năng thích nghi đất đai cảu một số LUT .............................49
Bảng 3.18: Tổng hợp các kiểu thích nghi đất đai huyện Châu Thành .........................50
Bảng 3.19: Diện tích cấp thích nghi của từng loại hình sử dụng đất ...........................51
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự điều tra xây dựng bản đồ đất và bản đồ thích nghi đất đai
phục vụ đánh giá đất đai cấp huyện................................................................................ 7
Sơ đồ 3.1: Cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai ........................................................42
Trang vi
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢN ĐỒ
Hình 1.1: Bản đồ vị trí huyện Châu Thành – Tỉnh Tây Ninh......................................... 2
Hình 3.1. Hình thái đất xám trên phù sa cổ ..................................................................21
Hình 3.2. Hình thái đất xám trên phù sa cổ .................................................................21
Hình 3.3. Hình thái đất xám có tầng loang lỗ ..............................................................21
Hình 3.4. Hình thái đất xám glây .................................................................................21
Hình 3.5: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Châu Thành 2010 ..................................25
Hình 3.6: Cây mía ở xã Hảo Đước ...............................................................................27
Hình 3.7: Cây lúa ở xã Ninh Điền .................................................................................... 27
Hình 3.8: Cây cao su ở xã Hảo Đước ............................................................................... 27
Hình 3.9: Cây mì ở xã Trí Bình ........................................................................................ 27
Hình 3.10: Bản đồ đơn vị đất đai huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh .........................38
Hình 3.11. Xác định yêu cầu sử dụng đất trong ALES ................................................43
Hình 3.12. Xác định loại hình sử dụng đất trong ALES ................................................43
Hình 3.13. Lựa chon LUT để đánh giá trong ALES ....................................................44
Hình 3.14. Xuất dữ liệu từ ALES sang định dạng file *.bdf trong ALES ...................44
Hình 3.15. Kết quả đánh giá thích nghi bằng ALES ....................................................45
Hình 3.16: Bảng lựa chọn các chỉ tiêu tham gia đánh gia các LUT và xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai ................................................................................................................45
Hình 3.17: Bảng chỉ tiêu phân cấp các yếu tố chuẩn đoán và xây dựng bản đồ phân
hạng đất đai ...................................................................................................................46
Hình 3.18: Bảng các loại hình sử dụng đất đai.............................................................46
Hình 3.19: Bảng yêu cầu sử dụng đất các LUT ...........................................................47
Hình 3.20: Bảng quy mô và đặc điểm các đơn vị đất đai .............................................47
Hình 3.21: Bảng phân hạng thích nghi đất đai cho các đơn vị sử dụng đất .................48
Hình 3.22: Bảng diện tích cấp thích nghi của từng LUT .............................................48
Hình 3.23: Bản đồ đánh giá đất đai huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh .......................52
Trang vii
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con người. Trải qua nhiều thế hệ, cùng với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự
nhiên, xã hội con người vẫn tiếp tục sống, sinh hoạt, và làm việc trên bề mặt của lớp
vỏ trái đất. Đất là vật thể chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh trong đó có tác động
của con người. Độ phì nhiêu của đất, sự phân bổ không đồng nhất, đất tốt lên hay xấu
đi, được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp tuỳ thuộc vào sự quản lý Nhà nước và kế
hoạch, biện pháp khai thác của người quản lý, sử dụng đất.
Đất đai là có hạn, con người không thể sản xuất được đất đai mà chỉ có thể
chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác. Đất đai có độ màu mỡ
tự nhiên, nếu chúng ta biết sử dụng và cải tạo hợp lý thì đất đai không bị thoái hoá mà
ngược lại đất đai lại càng tốt hơn.
Sử dụng đất đai phải kết hợp một cách đầy đủ, triệt để và có hiệu quả cao nhất. Đất
đai kết hợp với sức lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội như Adam Smith đã nói:
“Lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải”. Do đó, đất đai vừa là yếu tố của lực lượng
sản xuất, vừa là yếu tố của quan hệ sản xuất.
Đánh giá đất đai là một trong những bước quan trong của quy hoạch sử dụng đất.
Đánh giá đất đai góp phần đảm bảo cho việc sử dụng đất hiệu quả và hợp lý, làm tăng giá trị
kinh tế của đất, tăng khả năng phát triển một nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường.
Châu Thành là huyện biên giới, tương đối nghèo của tỉnh Tây Ninh, phần lớn diện
tích của huyện được sử dụng vào mục tích nông nghiệp. Do đó, việc tiến hành đánh giá đất
đai, lựa chọn các hình thức sử dụng đất phù hợp nhất trên từng đơn vị đất nhầm nâng cao
hiệu quả sản suất đất nông nghiệp, gia tăng cả về sản lượng và giá trị, tạo việc làm và thu
nhập cho người dân là vấn đề rất cần thiết.
Thấy được tầm quan trọng của nhiệm vụ trên, được sự phân công của Khoa Quản lý
đất đai và Thị trường bất động sản, sự đồng ý của thầy hướng dẫn, tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá đất đai huyện Châu Thành – tỉnh Tây Ninh”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Đề tài đánh giá về số lượng và chất lượng tài nguyên đất đai trên địa bàn toàn
huyện, làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch sử dụng đất một cách tiết kiệm, hợp lý,
mang lại hiệu quả cao trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
- Sử dụng phần mềm excel đánh giá khả năng sử dụng đất đai đối với từng loại
hình sử dụng đất cụ thể theo hiện trạng, đồng thời tiến hành đánh gía trên phần mềm
ALES nhằm đối chiếu, so sánh sự chính xác và khả năng của 2 phần mềm. Sử dụng
Mapinfo 9.0 để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và đánh giá thích nghi đất đai.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Các yếu tố về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên liên quan đến tính chất của đất
và vấn đề sử dụng đất.
- Các loại đất chính trên địa bàn huyện.
Trang 1
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
- Các loại hình sử dụng đất, các hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp.
- Các số liệu về khả năng sinh lợi của đất đối với từng loại hình cụ thể.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện Châu Thành – tỉnh Tây Ninh,
đánh giá đất đai nhằm xác định khả năng thích nghi cho các loại hình sử dụng.
Hình 1.1: Bản đồ vị trí huyện Châu Thành – Tỉnh Tây Ninh
Trang 2
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Đất đai và vai trò, ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển
kinh tế xã hội
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai:
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "đất đai
là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi
trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng,
dáng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy,...). Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng
với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái
định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại
(san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa. ..)".
Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích
nước, tài nguyên nước ngầm và khóang sản trong lòng đất ), theo chiều nằm ngang
trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng các
thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản
xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
Theo quan điểm của TS Trần Thanh Hùng, đất đai là sự vật địa lý - kinh tế nên
nó có hai thuộc tính tự nhiên và xã hội đặc trưng cho khả năng của đất đai đáp ứng các
nhu cầu hoạt động kinh tế - xã hội của con người, “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi
đất bỗng hóa tâm hồn”.
Thuộc tính tự nhiên bao gồm các thuộc tính không gian như diện tích, hình
thể, chiều dài, chiều rộng và vị trí cùng với các đặc điểm về địa chất, địa chấn, địa
hình, địa mạo và các tính chất sinh lý hóa của đất.
Thuộc tính xã hội của đất đai chính là vị thế của đất đai - là hình thức đo sự
mong muốn về mặt xã hội gắn với đất đai tại một vị trí nhất định, là những thuộc tính
phi vật thể.
2.1.1.2. Vai trò của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển KT – XH:
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch
sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò quyết
định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng
không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài
người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều
kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai
là không gian sống của con người, là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc
các công trình công nghiệp, giao thông, và các công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung
cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ...
Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau:
Trong lĩnh vực phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là
cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong
lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra
Trang 3
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các
tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
Trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản
xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn
chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo...) và công cụ hay
phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất nônglâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu sinh học tự nhiên của đất.
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống của con người còn
thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong
sản xuất nông nghiệp. Thời kì cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năng của
đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn vừa là căn cứ của
khu vực 1, vừa là không gian và địa bàn của khu vực 2. Điều này có nghĩa đất đai đã
cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp
điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại. Mục
đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển.
Kinh tế xã hội phát triển mạnh,cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối
quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng dẫn đến những sai lầm liên tục của
con người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại mội trường đất, một số
công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng
và mang tính toàn cầu.
2.1.2. Đánh giá đất đai và một số khái niệm có liên quan
2.2.2.1. Đánh gía đất đai:
Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh đối chiếu với
những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định. Theo FAO (1976): “Đánh giá đất đai là quá
trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt, khoanh đất cần đánh giá với
những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có”.
Trong đánh giá đất, sự thích hợp của “một miền” được đánh giá khác nhau cho
các loại hình sử dụng đất đai hiện tại và tương lai. Sự đánh giá này dựa trên cơ sở so
sánh giữa các loại hình sử dụng đất, kết hợp với việc đánh giá các khả năng và trở ngại
về kinh tế và xã hội. Đánh giá đất đòi hỏi phương thức nghiên cứu phối hợp đa ngành
gồm các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học ở nhiều chuyên ngành khác nhau.
Xem xét sự biến đổi không gian và sự bền vững của sử dụng đất đai là những vấn đề
quan trọng trong đánh giá đất. Nhằm giải quyết những vấn đề hiện tại, đánh giá đất
cần được sử dụng thông tin điều tra và các tỉ lệ bản đồ khác nhau. Việc sử dụng các
hiểu biết về thực tế các địa phương trong đánh giá đất cũng rất quan trọng. Những
nghiên cứu gần đây cho thấy sự tham gia của các chủ sử dụng đất có thể làm tăng chất
lượng và hoàn thiện thêm công tác đánh giá đất.
Đánh giá đất đai là một phần quan trọng và là nền tảng trong quy hoạch sử dụng
đất đai, cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất đất đai và các kết quả họat động của
con người trên từng đơn vị đất đai đó, từ đó các nhà chuyên môn có thể vận dụng để
chọn lọc và đề nghị cho các đánh giá và đề xuất khác nhau làm cơ sở cho các quyết
định và cấp độ quản lý sử dụng đất.
2.2.2.2. Một số khái niệm liên quan đến đánh giá đất đai:
Trang 4
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
a. Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Units): Hay còn gọi là đơn vị đất đai.
Là những vùng đất ứng với một tập hợp nhiều yếu tố của môi trường tự nhiên tương
đối đồng nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng đất đai. Các yếu tố môi
trường tự nhiên bao gồm thổ nhưỡng, địa chất, địa hình địa mạo, thuỷ văn, lớp phủ
thực vật v.v...
b. Loại hình sử dụng đất đai: Là loại sử dụng đất được mô tả hoặc được xác
định chi tiết hơn loại sử dụng đất chính. Một loại hình sử dụng đất có thể là một loại
cây trồng hoặc một số loại cây trồng trong một điều kiện kỹ thuật và kinh tế-xã hội
nhất định. Các thuộc tính của loại hình sử dụng đất bao gồm các thông tin về sản xuất;
thị trường tiêu thụ sản phẩm; đầu tư, lao động, biện pháp kỹ thuật, yêu cầu về cơ sở hạ
tầng; mức thu nhập v.v...
c. Hệ thống sử dụng đất (LUS): Là sự kết hợp giữa đơn vị đất đai và loại hình
sử dụng đất (hiện tại hoặc tương lai). Như vậy mỗi một hệ thống sử dụng đất - LUS có
một phần đất đai và một hợp phần sử dụng đất đai.
d. Khả năng đất đai: là tiềm năng của đất đai cho các loại sử dụng hay hoạt động
quản lý cụ thể. Việc phân loại khả năng đất đai chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên thể
hiện các hạn chế. Các hạn chế bao gồm các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội.
f. Hiện trạng sử dụng đất đai: thể hiện qua sự phân bố các loại cây trồng, thảm thực
vật tự nhiên… trên những diện tích được xác định. Là kết quả của quá trình sử dụng đất
trong quá khứ và hiện tại, làm tiền đề cho hướng phát triển trong tương lai. Hiện trạng sử
dụng đất đai phản ảnh khả năng sử dụng đất đai, đồng thời cũng là một trong những tiền đề
cho việc đề xuất sử dụng đất đai phù hợp với thực tế.
g. Quy hoạch sử dụng đất đai: là tổng hợp các kết quả đánh giá đất đai theo yêu
cầu sử dụng hay các kết quả phân loại khả năng sử dụng đất đai với các nghiên cứu về
tình hình KT-XH, thị trường để đề xuất các phương hướng sử dụng đất đai hợp lý.
2.2.2.3. Các quan điểm về đánh giá đất đai:
a. Quan điểm tổng hợp: Quan điểm này dựa trên việc nghiên cứu các điều kiện
tự nhiên và kinh tế - xã hội nhằm xác định các mối tương quan tác động lẫn nhau giữa
chúng. Đặc biệt, việc tổng hợp các yếu tố này là cơ sở để xác định các loại hình sử dụng
đất hợp lý, khoa học nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và thích ứng với các điều
kiện môi trường.
b. Quan điểm lãnh thổ: Quan điểm này dựa trên sự phân hóa về mặt lãnh thổ
đối với chất lượng đất và những yêu cầu sử dụng khác nhau của từng khu vực đất khác
nhau trong cùng một địa bàn. Sự phân hóa về mặt không gian này là nên tảng để xây
dựng các đơn vị đất đai dựa trên các yếu tố chuẩn đoán.
c. Quan điểm phát triển bền vững: Nhiệm vụ của đánh giá đất đai là xác định
khả năng thích nghi cho từng đơn vị sử dụng đất phù hợp, nhằm định hướng cho công
tác quy hoạch sử dụng đất, bố trí các mục đích sử dụng và loại hình sử dụng đất phù
hợp với yêu cầu sinh thái, yêu cầu kinh tế - xã hội và môi trường.
2.1.3. Nguyên tắc – nội dung đánh giá đất đai
2.1.3.1. Nguyên tắc đánh giá đất đai: Theo FAO năm 1976 gồm sáu nguyên tắc:
- Khả năng thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại sử
dụng đất cụ thể.
Trang 5
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
- Trong đánh giá đất đai cần có sự so sánh giữa đầu tư và lợi nhuận thu được
trên các loại đất khác nhau.
- Phải có sự kết hợp đa ngành trong đánh giá đất đai.
- Trong đánh giá đất đai cần phải xem xét tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội của vùng.
- Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phải dựa trên cơ sở bền vững.
- Đánh giá đất bao hàm cả việc so sánh hai hoặc nhiều loại hình sử dụng đất
(LUT) khác nhau.
Như vậy, đánh giá đất đai theo FAO không chỉ chú ý đến hiệu quả về năng suất
cây trồng, mà còn dựa trên quan điểm tổng hợp các yếu tố khác nữa. Điều này làm cho
công tác đánh giá đất trở nên mạnh hơn, và hiệu quả hơn rất nhiều.
2.1.3.2. Nội dung chính của đánh giá đất đai:
Đánh giá đất đai bao gồm 4 vấn đề sau:
- Xác định các chỉ tiêu và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất.
- Xây dựng hệ thống phân hạng đất đai.
- Kết quả phân hạng thích nghi đất đai.
Đồng thời, ngoài 4 bước trên theo quy trình của tổ chức FAO, sau khi tiến hành
đánh giá đất đai nên có một bước đề xuất phương án sử dụng đất, làm cơ sở cho việc
quy hoạch sử dụng đất.
2.1.3.3. Các bước chính trong đánh giá đất đai:
Tài liệu: “Đánh giá đất cho phát triển” năm 1992, FAO đã đề ra các bước sau:
Bảng 2.1: Các bước đánh giá đất đai
1
Xác
định
mục
tiêu
2
Thu
thập
tài
liệu
3
Xác định
LHSDĐĐ
4
Xác định các
đơn vị đất
đai
5
Đánh
giá
khả
năng
thích
hợp
6
Phân tích
hiệu quả
KTXH –
môi
trường
7
Xác định
LHSDĐĐ
thích hợp
8
Đề xuất
sử
dụng đất
Quy trình trên được thể hiện bằng sơ đồ 2.1.
Quy trình trên tập trung vào các bước sau:
1. Dựa vào mục tiêu và quy mô của từng dự án đánh giá đất, thu thập các tài
liệu, thông tin có sẵng về tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng dự án.
2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: mô tả các đơn vị bản đồ đất đai (Land
Mapping Unit – LMU) dựa trên kết quả điều tra tài nguyên đất (loại đất, khí hậu, địa
hình, thực vật, độ dốc…). Mỗi một LMU có các đặc tính khác với LMU kề bên.
Trang 6
Ngnh Qun lý t ai
Phựng Bỏ ng
KHI U
- Xỏc nh mc tiờu
- Thu thp s liu
C IM
S DNG T NN
MễI TRNG T NHIấN
Địa chất, thổ nhỡng, thuỷ văn,
Hiện trạng sử dụng đất
(Bản đồ, số liệu)
B SUNG BN T
. Tính chất, quy mô phân bố
. Bản đồ thể hiện
CC LOI HèNH
S DNG T
(LUT)
Yêu cầu sử dụng đất của
LUT
Tài nguyên đất đaI
(Bản đồ các Đơn vị Đất đai)
So sánh chất
lợng đất đai và
các yêu cầu sử
dụng đất
Ci to,
iu chnh LUT
PHN LOI THCH NGHI
T AI CHO SN XUT
NễNG - LM NGHIP - NTTS
Chất lợng đất đai
của các Đơn vị Đất đai (LMU)
Cải tạo đất-nớc
( xut)
BN THCH NGHI T AI
TRèNH BY KT QU
S 2.1: S quy trỡnh ỏnh giỏ t ai
3. Chuyn i cỏc c tớnh ca mi LMU thnh tớnh cht t ai cú tỏc ng
trc tip n s hỡnh thnh h thng s dng t (LUS) hay núi cỏch khỏc, ú l s kt
hp ca LUT c la chn vi LMU.
4. Xỏc nh v mụ t cỏc loi hỡnh s dng t (LUT) vi cỏc thuc tớnh chớnh
liờn quan n:
- Nhng chớnh sỏch v mc tiờu phỏt trin ca vựng.
- Nhng hn ch c bit trong s dng t.
- Nhng yờu cu v u tiờn ca ch s dng t.
- Cỏc iu kin v kinh t - xó hi v sinh thỏi trong vựng ỏnh giỏ t.
Trang 7
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
5. Quyết định các yêu cầu sử dụng đất (chủ yếu về tự nhiên và sinh học) cho
mỗi loại hình sử dụng đất được lựa chọn.
6. Đối chiếu xếp hạng các LUT trên cơ sở so sánh các yêu cầu sử dụng đất của
các LUT với các tính chất đất đai của LMU nhằm xác định mức độ phù hợp. Quá trình
đối chiếu này là tiền đề của nội dung phân hạng thích hợp đất đai.
7. Đề xuất hệ thống sử dụng đất tối ưu phục vụ quy hoạch sử dụng đất và tăng
cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên đất của vùng.
2.1.4. Giới thiệu về phần mềm đánh giá đất đai.
2.1.4.1. Giới thiệu phần mềm ALES:
Hệ thống đánh giá đất đai tự động hóa (hay gọi tắt là ALES) là một chương
trình máy tính cho phép các nhà đánh giá đất xây dựng các hệ thống chuyên môn để
đánh gía đất theo phương pháp trình bày trong “Khung đánh giá đất của tổ chức Nông
Lương Liên Hiệp Quốc” (FAO 1976). Chương trình này được sử dụng cho các dự án
đánh gía đất quy mô vùng. Các đánh giá cụ thể bằng ALES là các bản đồ đơn vị được
xác định cả quy mô rộng hay quy mô nhỏ. Khi mỗi mô hình được xây dựng bởi các
nhà đánh giá khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu địa phương, không có một danh
sách cố định liệt kê các yêu cầu sử dụng đất để đánh giá các dạng sử dụng đất, hay
không có các danh sách cố định các đặc trưng đất đai mà từ đó phỏng đoán tính chất
đất. Thay vào đó, các danh sách được xác định bởi các nhà đánh giá để phù hợp hơn
với các điều kiện và mục tiêu của địa phương.
ALES có 7 hợp phần:
- Khung cơ sở kiến thức mô tả các sử dụng đất đề xuất cho các mặt vật lý và
kinh tế.
- Khung cơ sở dữ liệu mô tả các vùng đất đai được đánh giá.
- Một kỹ thuật suy luận liên quan đến cả 2 mặt này, bằng cách đó tính toán
tính bền vững về địa lý và kinh tế của một bộ tập hợp các đơn vị bản đồ đối với một
tập hợp các sử dụng đất đề xuất.
- Một phương tiện giải thích cho phép những người xây dựng mô hình hiểu rõ
các mô hình của mình.
- Một cách tham khảo cho phép người sử dụng không thường xuyên một lúc
nào đó có câu hỏi hay thắc mắc đối với hệ thống này về một loại sử dụng đất.
- Làm báo cáo (trên màn hình, máy in hay các tệp đĩa).
- Các module nhập/xuất khẩu cho phép các số liệu được trao đổi với các cơ sở
dữ liệu bên ngoài, hệ thống thông tin đại lý và các bảng tính. Module này bao gồm mặt
phân giới ALIDRIS với hệ thống thông tin địa lý IDRISI.
2.1.4.2. Giới thiệu file excel có khả năng tự động phân hạng, đánh giá đất:
File excel có khả năng tự động phân hạng, đánh giá đất là file được thiết kế
nhằm thuận lợi trong việc thực tập đánh giá đất đai trong học sinh – sinh viên và
những người không chuyên do chính sinh viên thực hiện đề tài này làm. File có dung
lượng 10,5 MB (Dung lượng ALES là 1.5 MB), bao gồm 7 sheet, mỗi sheet là bảng
thông tin mà người dùng điền vào để tiến hành đánh giá đất đai:
Trang 8
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
Sheet “LC-YTCĐ”: sheet này dùng để miêu tả các chỉ tiêu tham gia đánh giá
các LUT và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Người dùng điền thông tin vào mục “Các
yếu tố chuẩn đoán” và “Ký hiệu các yếu tố chuẩn đoán”. Bấm “Next” để tiếp tục.
Sheet “Phan cap_YTCĐ”: Đây là sheet miêu tả các chỉ tiêu phân cấp các yếu
tố chuẩn đoán và xây dựng bản đồ phân hạng đất đai. Người dùng điền thông tin vào
mục “Chỉ tiêu”, “Tiêu chuẩn” và “Ký hiệu”. Mục “STT” và “code” đã được tự động
cập nhập nhật từ sheet “LC-YTCĐ”. Bấm “Next” để tiếp tục.
Sheet “LUT”: Miêu tả các loại hình sử dụng đất, điền thông tin vào cột
“LUT” và cột “Lựa chọn LC cho từng LUT”. Lưu ý mục “Lựa chọn LC cho từng
LUT” điền theo số thứ tự các yếu tố chuẩn đoán sẽ được chọn từ 1 đến 8 để phân cấp 1
LUT cụ thể. Nếu các yếu tố chuẩn đoán nào không được chọn thì bỏ qua và lựa chon
yếu tố tố tiếp theo. Bấm “Next” để tiếp tục.
Sheet “LUR”: Đây là bàng miêu tả về yêu cầu sử dụng đất cho các LUT.
Người dùng điền thông tin vào mục “Phân cấp thích nghi”, thông tin cần điền dưới
dạng số, lấy tự mục “code” trong sheet “Phan cap_YTCĐ”. Các cột còn lại sẽ tự động
cập nhập từ các sheet trước. Bấm “Next” để tiếp tục.
Sheet “LMU”: Miêu tả quy mô và các đặc điểm của các đơn vị đất đai. Người
dùng điền thông tin vào cột “Mã đơn vị đất đai” và “Diện tích”. “Mã đơn vị đất đai”
được ghi theo thứ tự “LC” được quy định ở phía trên của cột. Các cột còn lại sẽ tự
động cập nhập thông tin. Bấm “Next” để tiếp tục.
Xem kết quả ở 2 sheet còn lại.
Do khả năng còn hạn chế nên bên cạnh việc có khả năng tự động đánh giá đất
đai kể trên, file excel này có nhiều nhược điểm:
- Chỉ có thể mô tả tối đa, 8 yếu tố chuẩn đoán, phân cấp 10 chỉ tiêu, đánh giá
cho 15 loại hình sử dụng đất và 100 đơn vị đất đai.
- Không liên kết được với GIS để có thể tự động cập nhật dữ liệu thông tin từ
các bản đồ có sẵn. Nhưng với khả năng liên kết giữa file Excel và Mapinfo, nó có thể
dẫn thông tin bằng việc mở file excel này và update thông tin vào Mapinfo.
- Đơn giản, chỉ có thể thiết lập kết quả đầu ra từ các dữ liệu sẵng có, chưa đánh
giá được tính chính xác của các dữ liệu đầu vào và cơ sở để chọn yếu tố đầu vào phải
do người dùng thiết lập.
- Chỉ đánh giá tiềm năng thích nghi đất đai về tự nhiên, chưa đánh giá được
tiềm năng kinh tế, xã hội, từ các LUT (cũng như ALES).
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1. Công tác đánh giá đất đai trên thế giới
Tiếp theo những thành tựu nghiên cứu về khoa học đất, công tác đánh giá đất
đai hiện đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Các phương pháp đánh gía đất
mới đã dần dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính hệ thống (tự
nhiên – kinh tế - xã hội) nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên đất và sử
dụng đất.
Hiện nay có thể giới thiệu tóm tắt 3 phương pháp đánh gía đất chính:
- Đánh giá đất theo định tính, chủ yếu dựa vào sự mô tả và xét đoán.
- Đánh giá đất theo phương pháp thông số.
Trang 9
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
- Đánh giá đất theo định lượng dựa trên mô hình mô phỏng định hướng.
Có thể điểm qua các quan điểm và nội dung nghiên cứu đánh giá đất của một số
nước trên thế giới.
- Ở Liên Xô cũ, theo hai hướng: đánh giá đất chung và riêng (theo hiệu suất cây
trồng là ngũ cốc và cây họ đậu). Đơn vị đánh giá đất là các chủng đất, quy định đánh
giá đất cho cây có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ cắt và
đồng cỏ chăn thả. Chỉ tiêu đánh giá đất là năng suất, giá thành sản phẩm (rúp/ha), mức
hoàn vốn, địa tô cấp sai (phần có lãi thuần túy).
- Ở Hoa Kỳ ứng dụng rộng rãi theo 2 phương pháp:
+ Phương pháp tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu
chuẩn và chú ý vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng chính (ví dụ như lúa mì).
+ Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so
sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các đất khác.
- Ở nhiều nước châu Âu – phổ biến 2 hướng: nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để
xác định tiềm năng sản xuất của đất (phân hạng định tính) và nghiên cứu các yếu tố
kinh tế- xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lượng).
Thông thường là áp dụng phương pháp so sánh bằng tính điểm hoặc tính phần trăm.
- Ở Ấn Độ và các vùng nhiệt đới ẩm châu Phi thường áp dụng phương pháp
tham biến, biểu thị mối quan hệ của các yếu tố dưới dạng phương trình toán học. Kết
quả phân hạng đất cũng được biểu thị dưới dạng phần trăm hoặc cho điểm.
Thấy rõ được tầm quan trọng của đánh giá đất, phân hạng đất đai làm cơ sở cho
quy hoạch sử dụng đất, tổ chức FAO đã tập hợp các nhà khoa học đất và chuyên giá
đầu ngành về Nông nghiệp để tổng hợp các kinh nghiệm và kết quả đánh giá đất đai
của các nước, xây dựng nên tài liệu “Khung đánh giá đất đai” (FAO, 1976). Tài liệu
này được nhiều nước trên thế giới quan tâm, thử nghiệm và vận dụng vào công tác
đánh giá đất đai ở nước mình và được công nhận là phương tiện sản xuất tốt nhất để
đánh giá đất sản xuất nông lâm nghiệp. Đến năm 1983 và những năm tiếp theo, đề
cương này được bổ sung, chỉnh sữa cùng với hàng loạt các tài liệu hướng dẫn đánh gái
đất chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau.
+ Đánh giá đất cho nông nghiệp nước trời – 1983.
+ Đánh giá đất cho vùng đất rừng – 1984.
+ Đánh gía đất cho nông nghiệp được tưới – 1985.
+ Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả - 1989.
+ Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất –
1992 (Fresco, L.O, H.Hulzing, H.Van Keulen, H.A.Luning & R.A.Schipper).
+ Đánh giá đất vì sự phát triển năm 1992
Song song với việc phân bố các tài liệu khoa học hướng dẫn công tác đánh gía
đất, FAO cũng hỗ trợ xây dựng các bài giảng về đánh giá đất dùng cho các viện nghiên
cứu và trường đại học.
+ Đánh giá đất – bài giảng cho các khoa tiếp cận nhân văn – AIT, Bangkok,
Thái Lan của H.Hulzing – 1984.
+ Đánh giá đất – bài giảng cho chuyên ngành đánh giá đất của H.Hulzing –
Viện nghiên cứu quốc tế về điều tra vũ trụ và khoa học trái đất – 1993.
Trang 10
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
+ Đánh giá đất – bài giảng cho các lớp MSc. Quốc tế, Wageningen – Hà Lan
của Dijckermen – 1993.
Cần phải xác định rằng đề cương và các tài liệu hướng dẫn đánh gía đất của
FAO mang tính khái quát toàn bộ những nguyên tắc và nội dung cũng như các bước
tiến hành quy trình đánh giá đất cùng với những gợi ý và ví dụ minh họa giúp cho các
nhà khoa học đất ở các nước khác nhau tham khảo. Tùy điều kiện sinh thái, đất đai và
sản xuất của từng nước, họ có thể vận dụng những tài liệu của FAO cho phù hợp với
kết quả tại nước mình.
2.2.2. Đánh giá đất đai ở Việt Nam
Sau khi hòa bình lập lại – 1954, ở phía Bắc, Vụ Quản lý ruộng đất và Viện
Nông hóa Thổ nhưỡng rồi sau đó là Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã có
những công trình nghiên cứu và quy trình phân hạng vùng sản xuất nông nghiệp nhằm
tăng cường công tác quản lý độ màu mỡ đất và xếp hạng thuế nông nghiệp. Dựa vào
các chỉ tiêu chính về điều kiện sinh thái và tính chất của từng vùng sản xuất nông
nghiệp, đất đã được phân làm 5-7 hạng theo phương pháp xếp điểm. Nhiều tỉnh đã xây
dựng được bản đồ phân hạng đất đai đến cấp xã, góp phần đáng kể cho công tác đánh
giá đất đai trong giai đoạn kế hoạch hóa sản xuất.
Những năm gần đây, công tác quản lý đất đai trên toàn quốc đã và đang được
đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông lâm nghiệp bền
vững. Chương trình xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội từ cấp
quốc gia đến vùng và tỉnh đòi hỏi ngành quản lý đất phải có những thông tin và dữ liệu
về tài nguyên đất và khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, lâu bền đất sản xuất nông lâm
nghiệp. Công tác đánh giá đất không thể chỉ dừng lại ở mức độ phân hạng đất tự nhiên
của đất mà phải chỉ ra loại hình sử dụng đất thích hợp cho từng hệ thống sử dụng đất
khác nhau với nhiều đối tượng cây trồng nông lâm nghiệp khác nhau.
Hơn 15 năm qua, hàng loạt các dự án nghiên cứu, các chương trình thử nghiệm
ứng dụng quy trình đánh giá đất theo FAO được tiến hành ở cấp từ vùng sinh thái đến
tỉnh – huyện và tổng hợp thành cấp quốc gia đã được triển khai từ Bắc đến Nam và đã
thu được nhiều kết quả khả quan. Năm 1995, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp đã kịp thời tổng kết và vận dụng các kết quả bước đầu của chương trình đánh
giá đất ở Việt Nam để xây dựng tài liệu: “Đánh giá đất và đề xuất sử dụng tài nguyên
đất nông nghiệp bền vững” (thời kỳ 1996 – 2000 và 2010). Có thể khẳng định rằng:
Nội dung và phương pháp đánh giá đất của FAO đã được vận dụng có kết quả ở Việt
Nam, phục vụ hiệu quả cho chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
trong giai đoạn mới cũng như cho các dự án quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương.
2.2.3. Đánh giá đất đai huyện–tỉnh:
Cho đến nay, những nghiên cứu có liên quan đến đất tỉnh Tây Ninh đã có khá
nhiều tài liệu như: Sơ đồ đất các tỉnh B2 cũ tỷ lệ 1/250.000 (Nguyễn Khang và ctv,
1975), Bản đồ đất tỉnh Tây Ninh tỷ lệ 1/100.000 (Viện Quy họach và Thiết kế Nông
nghiệp, 1978), Bản đồ đất tỉnh Tây Ninh tỷ lệ 1/100.000 (Phan Liêu và ctv, 1990), và
đặc biệt là Bản đồ đất tỉnh Tây Ninh tỷ lệ 1/100.000 (Phân viện Quy hoạch & TKNN,
2004). Trong công trình này, tác giả đã chia đất tỉnh Tây Ninh ra 04 nhóm đất, với 12
đơn vị chú dẫn bản đồ, gồm: (i) Nhóm đất phèn, chiếm 1,69% DTTN, có 02 đơn vị:
Đất phèn tiềm tàng sâu và đất phèn họat động sâu; (ii) Nhóm đất phù sa, chiếm 5,43%
DTTN, có 03 đơn vị: Đất phù sa glây, đất phù sa glây trên nền phèn và đất phù sa có
Trang 11
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
tầng loang lỗ đỏ vàng; (iii) Nhóm đất xám bạc màu, chiếm 81,90% DTTN, có 03 đơn
vị: Đất xám trên phù sa cổ, đất xám có tầng loang lỗ, đất xám glây; (iv) Nhóm đất đỏ
vàng, chiếm 3,59% DTTN, có 04 đơn vị: Đất nâu đỏ trên đá bazan, đất đỏ vàng trên đá
phiến sét và biến chất, đất đỏ vàng trên đá mácma axít và đất nâu vàng trên phù sa cổ.
Có thể nói, đây là một bản đồ đất được xây dựng khá công phu, phân loại chi tiết, đặc
biệt là các đất xám ở địa hình thấp đã được phân chia ra đến 03 đơn vị chú dẫn bản đồ
như: đất xám trên phù sa cổ, đất xám có tầng loang lổ và đất xám glây. Nhìn chung, tài
liệu có ý nghĩa rất lớn trong bố trí sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói chung,
huyện Châu Thành nói riêng.
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, và tài nguyên thiên nhiên liên quan đến tính
chất đất và vấn đề sử dụng đất
- Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội gây áp lực lên quá trình sử dụng đất đai.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và lựa chọn các loại hình sử dụng đất.
- Xây dựng hệ thống khả năng thích nghi đất đai đối với từng đơn vị đất đai.
Phân tích, đánh giá, so sánh hiệu quả sản xuất của nó đồng thời tiến hành xây dựng
bản đồ đánh giá đất đai.
- Đề xuất cơ cấu sử dụng đất
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp nội nghiệp: Xử lý các số liệu, tư liệu, bản đồ để đưa ra yếu tố
cơ sở đánh giá thích nghi đất đai.
b. Phương pháp ngoại nghiệp: Khảo sát, điều tra thực địa, cập nhật về hiện
trạng sử dụng đất, nhất là đất nông nghiệp tại địa phương. Thăm dò ý kiến của các hộ
dân và ý kiến của các chuyên gia về địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh.
2.3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin, tài liệu, số liệu:
Từ các tài liệu, số liệu thu thập được, tiến hành đồi chiếu, so sánh, lập ra các
biểu đồ, đồ thị, và các bảng số liệu phân tích khác, đáp ứng từng yêu cầu của từng
bước trong đánh giá đất đai.
2.3.2.3. Các phương pháp đánh giá đất đai được sử dụng
a. Phương pháp phân tích theo đơn vị lãnh thổ cơ sở:
Phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đất đai (đồng nhất về các chỉ tiêu: loại
đất, độ dốc, độ dày tầng đất…).
Phân tích, so sánh yêu cầu sử dụng đất đai với đặc điểm của các ĐVĐĐ, xác
định LUT phù hợp cho từng đơn vị cơ sở.
b. Phương pháp bản đồ:
Chồng xếp các bản đồ đơn tính thành lập bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ đánh
giá đất đai.
Trang 12
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT – XH CỦA HUYỆN
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên và cảnh quan môi trường
3.1.1.1. Vị trí địa lý:
Huyện Châu Thành nằm ở phía Tây thị xã Tây Ninh, có tọa độ địa lý từ
o
11 09’11’’ đến 11o27’30’’ vĩ độ Bắc; 105o52’30’’ đến 106o09’40’’ kinh độ Đông, giới
hạn bởi ranh giới hành chính như sau:
Phía Đông giáp thị xã Tây Ninh và huyện Hòa Thành
Phía Tây giáp biên giới Campuchia
Phía Nam giáp với huyện Bến Cầu.
Phía Bắc giáp huyện Tân Biên
Tổng diện tích tự nhiên 57.125,3 ha chiếm 14,2% so với diện tích tự nhiên toàn
tỉnh. Huyện có 14 xã và 1 thị trấn: Hảo Đước, Phước Vinh, Đồng Khởi, Thái Bình, An
Cơ, Biên Giới, Hòa Thạnh, Trí Bình, Hòa Hội, An Bình, Thanh Điền, Thành Long,
Ninh Điền, Long Vĩnh và thị trấn Châu Thành.
Đường biên giới dài 47 km. Cách Tp. Hồ Chí Minh 110 km về phía Nam, cách
thị xã Tây Ninh 8 km về phía Đông.
Huyện Châu Thành có vị trí hết sức quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh –
quốc phòng không chỉ riêng đối với Tây Ninh mà còn cả của miến Đông Nam Bộ và
của cả nước.
3.1.1.2. Khí hậu thời tiết:
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 – 5 đến tháng 10 – 11, tập trung 90% lượng mưa,
lượng mưa trung bình năm đạt 1650 mm.
Châu Thành nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nắng
nhiều (bình quân 2.920 giờ/năm), nhiệt độ cao đều trong năm (bình quân 27.7oC), biên
độ nhiệt ngày đêm có sự chênh lệch không lớn (8-9 oC), đây là điều kiện thuận lợi cho
việc thâm canh tăng năng suất cây trồng, tăng vụ và đa dạng hóa các loại hình sử dụng.
Bảng 3.1: Các yếu tố thời tiết ở các trạm khí tượng quanh huyện Châu Thành.
Yếu tố
1. Nhiệt độ
Trung bình
Tối cao trung bình
Tối thấp trung bình
2. Mưa
Lượng mưa trung bình
Số ngày mưa trung bình
3. Độ ẩm trung bình
4. Số giờ nắng trung bình
5. Tốc độ gió
Đơn vị
0oC
0oC
0oC
0oC
mm
mm
Ngày
%
Giờ
m/s
Dầu Tiếng
Gò Dầu Hạ
Hiệp Hòa
Lộc Ninh
27
32.7
22.8
27.7
33.5
22.5
27.7
34.1
22.5
26.1
31.8
21.5
2101.5
141
80
2880
2.8
1650
120
79
2920
3
1886
116
80.5
2664
2.2
2286
145
80.8
2401
1.7
(Nguồn: Nguyễn Văn Hồng, 2001)
Trang 13
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
So với một số khu vực trong tỉnh và miền Đông Nam Bộ, huyện nằm trong khu
vực có lượng mưa và số ngày mưa tương đối thấp (bình quân 1.655 mm và 120 ngày
mưa), lại phân bố không đều giữa các tháng và chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, trong
đó có 2 tháng mưa lớn và tập trung (tháng 9, 10) đã gây ra tình trạng rửa trôi đất ở các
khu vực có địa hình cao và ngập mùn ở các khu vực có địa hình thấp trũng. Mùa khô
bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa không đáng kể (10% lượng
mưa cả năm), nhiệt độ không khí và nhiệt độ của đất đều cao, lượng bốc hơi lớn gây ra
tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, khi giải quyết được nước
tưới thì sản xuất trong mùa khô khá ổn định.
3.1.1.3. Địa hình, địa mạo:
Địa hình Châu Thành có xu hướng thấp dần về phía sông Vàm Cỏ Đông và
thoái dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo dạng lượn sóng nhẹ, có thể chia thành 3
dạng địa hình chính với những đặc điểm riêng biệt sau:
- Dạng địa hình thấp, trũng: diện tích 7.413 ha, chiếm 12.9% diện tích tự nhiên
toàn huyện, phân bố tập trung ven sông Vàm Cỏ Đông và các con rạch. Hầu hết diện
tích bị ngập vùng vào các tháng mưa lớn (tháng 9-10), đặc biệt là những nơi khó tiêu
thoát nước đất thường bị chua phèn.
- Dạng địa hình trung bình (lượn sóng nhẹ): Diện tích 45.602,34 ha chiếm
79,9% diện tích tự nhiên huyện. Dạng địa hình này có ưu điểm là tương đối bằng
phẳng, tiêu thoát nước tốt, thuận lợi cho cơ giới hóa và xây dựng hệ thống tưới tiêu,
nhưng có hạn chế là đất đai bị xói mòn rửa trôi. Do có mức chênh lệch lớn giữa cao
trình mặt ruộng với cao trình mực nước sông vào mùa khô nên chi phí cho bơm tưới
khá cao (các xã cánh Tây).
- Dạng địa hình cao (đồi gò): Diện tích 2956 ha chiếm 5,2% diện tích tự nhiên
toàn huyện, phân bố xen kẽ trong các khu vực có địa hình bằng lượn sóng ở các xã
phía Bắc (Phước Vinh, Hảo Đước, Đồng Khởi và Thái Binh). Do địa hình nhỏ cao so
với xung quanh nên đất dễ bị rửa trôi và gây tốn kém cho xây dựng hệ thống thủy lợi,
cần chú ý tới các biện pháp bảo vệ và cải tạo đất trong quá trình sử dụng.
Bảng 3.2: Phân bố và đặc điểm các địa hình huyện Châu Thành
Dạng địa hình
Cao độ (m)
Địa bàn phân bổ
Diện tích (ha)
Tỉ lệ (%)
1. Thấp trũng
<6
Ven sông Vàm Cỏ
7.473
12,98
2. Trung bình
6-10
Tất cả các xã
45.602
79,83
3. Cao đồi gò
>10
Rải rác
2.956
5,17
Sông, rạch, suối
1.154
2,02
Tổng cộng
57.125
100,00
(Nguồn: Nguyễn Văn Hồng, 2001)
3.1.1.4. Thuỷ văn:
Nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện khá dồi dào, bao gồm hệ thống tự nhiên
từ hệ thống sông Vàm Cỏ Đông và nguồn nước được dẫn về từ hệ thống thủy lợi hồ
Trang 14
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
Dầu Tiếng, có thể khai thác nguồn nước này để tưới cho phần diện tích đất đai của
huyện. Hệ thống sông Vàm Cỏ Đông bao gồm sông chính và các rạch nhỏ, đáng kể
nhất là rạch Bến Đá, rạch Tây Ninh, rạch Nàng Dinh.
- Rạch Bến Đá bắt nguồn từ khu vực Chàng Riệc thuộc huyện Tân Biên đoạn
chảy qua huyện dài 18,5 km, rộng trung bình từ 20–25 m, sâu 3–4 m. Rạch có nước
ngọt quanh năm nhưng thường nghèo kiệt vào mùa khô, khả năng cung cấp nước tưới
cho mùa này rất hạn chế.
- Rạch Tây Ninh bắt nguồn từ khu vực phía Nam huyện Tân Châu, đoạn chảy
qua huyện dài 8,5 km, rông trung bình 25-35 m. Có vai trò quan trọng trong việc tiêu
thoát nước vào mùa mưa.
- Rạch Nàng Dinh bắt nguồn từ Campuchia, đoạn chảy qua huyện dài 11,25 km
rông trung bình 25-30 m có vai trò quan trọng trong việc tiêu nước khu vực đất trũng
thuộc 2 xã Biên Giới và Hòa Thạnh.
Hệ thống kinh tưới (hồ Dầu Tiếng), chiều dài 277 km, hiện cung cấp nước tưới
cho các xã Hảo Đước, Thái Bình, Đồng Khởi, Trí Bình và Thanh Điền, Phước Vinh,
đảm bảo cung cấp nước tưới cho các xạ phía đông sông Vàm Cỏ Đông.
Nước ngầm: hiện nay trong khu vực huyện chưa có tài liệu nghiên cứu đánh giá
chi tiết về nước ngầm. Nhưng qua khảo sát nhiều giếng khoan vào giếng đào trong
huyện cho thấy tiềm năng nước ngầm khá dồi dào, chất lượng nước tốt. Hiện nay được
khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt quy mô khá lớn, đạt chất lượng và hiệu
quả cao.
- Nước ngầm ở khu vực có địa hình trung bình và cao: phân bố tập trung ở các
khu vực đất xám phía Bắc và phía Tây của huyện. Độ sâu xuất hiện mực nước ngầm
vào các tháng mùa khô trung bình 8 – 10 m ở những nơi có địa hình trung bình và 1213 m ở những nơi có địa hình cao. Lưu lượng nước khá dồi dào, tùy theo mức độ khai
thác có thể tưới cho 0,5-2,0 ha; giếng nước chất lượng tốt.
- Nước ngầm ở khu vực có địa hình thấp: phân bố ở phía Đông-Nam và ven
sông Vàm Cỏ Đông, trên các loại đất phèn, đất phù sa và đất xám gley. Độ sâu ở tầng
nước ngầm rất nông (từ 1-2 m) lưu lượng nước dồi dào, nhưng ở khu vực đất phèn
chất lượng nước rất kém, không thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên
khoan ở độ sâu 80–120 m sẽ xuất hiện nước ngầm có chất lượng khá (pH: 6,5 – 7,0 và
độ khoáng hóa: 0,1 g/l), lưu lượng trung bình khoảng 0,5 m3/s, một số giếng khoan đã
được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. (Nguyễn Văn Hồng, 2001).
3.1.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên và môi trường
- Thuận lợi:
Huyện có nhiều thuận lợi trong việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
Nắng nhiều (bình quân 2.920 giờ/năm), nhiệt độ cao đều trong năm (bình quân 27.7oC),
biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch lớn (8-9 oC), là điều kiện thuận lợi cho thâm canh
tăng năng suất cây trồng, tăng vụ và đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất.
Phần lớn diện tích huyện thuộc dạng địa hình trung bình (lượn sóng nhẹ),
chiếm 79,9% diện tích tự nhiên toàn huyện. Dạng địa hình này có ưu điểm là tương
đối bằng phẳng, tiêu thoát nước tốt, thuận lợi cho cơ giới hóa và xây dựng hệ thống
tưới tiêu
Trang 15
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
Huyện có hệ thống nước tưới khá dồi dào, có cả nước mặt và nước ngầm. Có
thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Việc xây dựng hệ thống kênh đào dẫn nước vào
mùa khô là cần thiết để phát triển năng suất của cây trồng
- Khó khăn
Huyện nằm trong khu vực có lượng mưa và số ngày mưa tương đối thấp, lại
phân bố không đồng đều giữa các tháng. Có 2 tháng mưa lớn và tập trung (tháng 9, 10)
đã gây ra tình trạng rửa trôi đất ở các khu vực có địa hình cao và ngập mùn ở các khu
vực có địa hình thấp trũng. Mùa khô trên địa bàn bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau với lượng mưa không đáng kể (10% lượng mưa cả năm), nhiệt độ không khí và
nhiệt độ của đất đều cao, lượng bốc hơi lớn gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất
và sinh hoạt. Tuy nhiên, khi giải quyết được nước tưới thì sản xuất trong mùa khô khá
ổn định.
Diện tích đất phèn nhiều của huyện cũng khá lớn, tập trung chủ yếu ở khu vực
xung quanh kênh Vịnh, xã Phước Vinh là những khu vực cuối nguồn, không nước
ngọt. Đất phèn nhiều là vùng đất khó cải tạo vừa chứa phèn mặn do nhiễm phèn từ
những vùng khác đến vừa có phèn tiềm tàng dưới tầng đất canh tác.
Chú ý tới các dạng địa hình thấp trũng, và dạng địa hình cao (chiếm 20,1%) để
có biện pháp tiêu thoát nước hợp lý, hạn chế rửa trôi, bảo vệ và cải tạo đất trong quá
trình sử dụng.
Phần lớn đất đai của huyện là đất xám, bên cạnh những thuận lợi, loại đất này
cũng có những hạn chế như: Nghèo dinh dưỡng, nhất là đạm và lân, khả năng giữ
nước kém nên trong mùa khô thường bị hạn nặng hơn so với các loại đất khác. TPCG
nhẹ nên dễ bị rửa trôi, xói mòn, và các công trình về giao thông, kênh mương dễ bị sạt
lở trong mùa mưa. Vì vậy, trong quá trình sử dụng phải đặc biệt chú ý đến các biện
pháp bồi dưỡng nâng cao độ phì chống rửa trôi xói mòn cho đất, chống sạc lỡ cho các
công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng. Phần diện tích còn lại là đất phèn, đòi hỏi phải
áp dụng đồng bộ các biện pháp thủy lợi và canh tác để thay chua, rửa và ém phèn thì
mới có hiệu quả cao.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội.
3.1.2.1. Dân số và lao động.
Huyện Châu Thành có thể nói thế mạnh tài nguyên con người và đây là một
trong những yếu tố quan trọng chi phối mạnh mẽ đến quá trình khai thác sử dụng đất
trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Năm 2009, huyện có số dân 129.605 người với
34.366 hộ trong đó:
+ Dân số thành thị 8.839 người chiếm 6,82%
+ Dân số nông thôn là 120.766 người, chiếm 93,18% dân số toàn huyện (Cục
Thống kê tỉnh Tây Ninh).
Mật độ dân số của huyện là 227 người/km2, mật độ giữa các xã không đều, dân
cư phân bố rải rác, tập trung tại các điểm dân cư nằm dọc trên quốc lộ và một số đường
tỉnh, đường huyện trọng yếu và tập trung nhiều ở các xã Thái Bình, Trí Bình, Đồng
Khởi, thị trấn Châu Thành, trong khi các xã như An Bình, Hòa Hội đất rất rộng thì dân
cư lại thưa thớt. Với mật độ dân số này cho thấy huyện Châu Thành có nguồn lực dồi
Trang 16
Ngành Quản lý đất đai
Phùng Bá Đồng
dào có thể đáp ứng nhu cầu về việc làm cho giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên mức tăng
dân số này còn khá cao so với cả nước (1,28% năm 2009).
Số người trong độ tuổi lao động là 77.952 người (chiếm 60,15% dân số). Tốc
độ tăng trong độ tuổi lao động là 3,35%. Đa số người dân sống bằng hoạt động nông
nghiệp (tì lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là khoảng 78%), tỉ lệ lao động
thất nghiệp còn cao so với mặt bằng lao động chung của tỉnh.
Thu nhập và mức sống: Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.784.000
đồng/người/năm.
Dân số huyện Châu Thành sống phụ thuộc vào hoạt động nông nghiệp. Do đó,
việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp để phục vụ nhân dân sản xuất là
vấn đề không thể thiếu trong lĩnh vực nông nghiệp.
3.1.2.2. Giáo dục
Giáo dục và đào tạo không ngừng phát triển cả về mặt số lượng và mặt chất
lượng. Cơ sở vật chất của các trường không ngừng được nâng cao. Đội ngũ giáo viên
đều có trình độ chuyên môn nhất định, và thường xuyên được học tập để nâng cao
trình độ.
Giáo dục không ngừng củng cố nề nếp quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học
gắn với quá trình đổi mới nội dung sách giáo khoa, chương trình giảng dạy các cấp.
Gần đây, việc sử dụng công nghệ thông tin và đồ dùng dạy học vào giảng dạy
đã được áp dụng rộng rãi tại các trường Trung học cơ sở và phổ thông trung học trên
địa bàn huyện vì vậy đã nâng cao được chất lượng dạy và học của cả thầy lẫn trò.
Toàn huyện hiện có 77 cơ sở giáo dục gồm: 16 trường Mẫu giáo, 42 trường
Tiểu học, 15 trường THCS, 3 trường THPT và 01 Trung tâm GDTX. Nhìn chung, các
trường đều hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2009-2010 và đã tổ chức khai giảng tốt
năm học 2010-2011. Các xã, thị trấn đều đạt chuẩn quốc gia về công tác chống mù
chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS trong năm
2010.
3.1.2.3. Y tế
Huyện có 01 bệnh viện và các xã, thị trấn đều có trạm y tế, có 06/15 xã, thị trấn
được công nhận đạt chuẩn y tế quốc gia. Các trang thiết bị từ huyện đến xã đều được
cũng cố, bổ sung phương tiện và y cụ. Các bác sĩ thường xuyên được học tập và nâng
cao tay nghề, vì vậy năng lực khám và điều trị bệnh tại chỗ đạt hiệu quả. Trạm y tế các
xã đều có bác sĩ, hiện có 2,5 bác sĩ/vạn dân điều đó cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu
cần khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân, chất lượng khám chữa bệnh
ngày càng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày càng phát
triển.
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông:
Huyện đặt ra chỉ tiêu xóa cầu khỉ ở các tuyến đường liên ấp, liên xóm. Các
tuyến đường này đang được tập trung và xây dựng mới với các kích thước đủ lớn để có
thể lưu thông và đảm bảo cho việc chống lũ an toàn, để có thể phục vụ nhu cầu sản
xuất nông nghiệp. Vùng phía Nam của huyện các tuyến đường chính như tỉnh lộ 781
nối thị xã Tây Ninh với thị trấn Châu Thành và đi qua vương quốc Campuchia. Ngoài
Trang 17