Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN U MINH
TỈNH CÀ MAU
SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH
: BÙI NHỰT TÂN
: 07124103
: DH07QL
: 2007- 2011
: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
-TP.Hoà Chí Minh, thaùng 8 naêm 2011-
1
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
BÙI NHỰT TÂN
ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUN ĐẤT HUYỆN U MINH
TỈNH CÀ MAU
Giáo viên hướng dẫn: TS. PHẠM QUANG KHÁNH
(Đòa chỉ cơ quan: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nơng nghiệp Miền Nam)
Ký tên: ………………………………
- Tháng 8 năm 2011-
2
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
“Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con thành kính biết ơn Cha và Mẹ.
Người đã sanh thành dưỡng dục, chu cấp tiền bạc và
động viên tinh thần cho con ăn học để con được như
ngày hôm nay. Công ơn của cha mẹ là nguồn động viên
tinh thần to lớn, là hành trang quý giá cho con bước vào
đời để trở thành một người có ích cho xã hội. Con xin
khắc cốt ghi tâm công ơn trời biển ấy.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến tập thể quý thầy,
cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Khoa
Quản lý đất đai & Bất động sản đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt kiến thức cho em về phương pháp học tập,
chuyên môn, nghiệp vụ trong suốt quãng thời gian 4
năm đại học.
Trân trọng cảm ơn thầy hướng dẫn đề tài- Tiến
sĩ. Phạm Quang Khánh, Phòng Thổ nhưỡng- Phân viện
Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp. Và cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến tập
thể cán bộ, nhân viên Trung tâm Tài nguyên đất và Môi
trường- Phân viện QH&TKNN đã tạo điều kiện, giúp đỡ
cho em rất nhiều về chuyên môn, nghiệp vụ và vật chất.
Xin cảm ơn bạn bè, những người đã cùng tôi
đồng hành trong suốt chặng đường vừa qua.
Cuối cùng, xin cảm ơn cuộc đời! Cảm ơn tất cả!
3
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
TÓM TẮT
Đề tài: Đặc điểm tài ngun đất huyện U Minh tỉnh Cà Mau.
Sinh viên thực hiện: BÙI NHỰT TÂN, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động
sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Giáo viên hướng dẫn: TS. PHẠM QUANG KHÁNH. Phòng Thổ nhưỡng,
Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nơng nghiệp miền Nam.
Đề tài Đặc điểm tài ngun đất huyện U Minh tỉnh Cà Mau được thực hiện từ
tháng 3 đến tháng 8 năm 2011 tại địa bàn huyện U Minh trên cơ sở dự án “Điều tra
bổ sung, xây dựng bản đồ đất tỉnh Cà Mau năm 2011” qua 15 ngày khảo sát thực
địa và xử lý nội nghiệp tại Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nơng nghiệp với mục
tiêu nghiên cứu chính là tìm hiểu quỹ đất của huyện U Minh về số lượng và chất
lượng, góp phần làm phong phú thêm kho cơ sở dữ liệu tài ngun đất của huyện.
Là nền tảng cho các nghiên cứu ứng dụng về tài ngun đất sau này. Tiếp cận theo
hướng nghiên cứu phát sinh học đất, đây là đề tài lần đầu tiên xác định quy mơ,
phân bố và tính chất từng loại đất ở huyện U Minh. Nội dung nghiên cứu bao gồm:
(i) Đặc điểm hình thành và những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng tài ngun
đất; (ii) Đặc điểm tài ngun đất theo quan điểm phát sinh; (iii) Đặc điểm tài ngun
đất theo quan điểm sử dụng.
Đề tài áp dụng phương pháp chính là Điều tra bổ sung lập bản đồ đất tỷ lệ lớn
theo Tiêu chuẩn ngành của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, trên cơ sở đó
tiến hành phân loại đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Về điều kiện tự nhiên hình thành đất: địa hình U Minh nhìn chung bằng và
thấp trũng, khí hậu nhiệt đới gió mùa có sự phân mùa rõ rệt, độ ẩm, lượng bức xạ và
bốc hơi cao, đất đa phần hình thành trên các trầm tích còn non trẻ chứa nhiều vật
liệu sinh phèn và bị nhiễm mặn, hệ thống sơng ngòi dày đặc, cây trồng chủ yếu là
cây ngập nước: tràm, lúa nước, đước, mắm và các lồi thực vật chịu mặn.
- Về phân loại đất: Tồn huyện có 11 đơn vị chú dẫn bản đồ đất, tương đương
với cấp phân vị “loại” theo phân loại đất Việt Nam, thuộc 3 nhóm đất; trong đó:
Nhóm đất phèn có tỷ trọng cao nhất, chiếm đến 59,65% diện tích tự nhiên (đất phèn
hoạt động: 52,18%; đất phèn tiềm tàng: 7,47%); kế đến là nhóm đất mặn: 31,68%
DTTN và đất than bùn phèn: 8,67% DTTN.
- Về đặc điểm sử dụng: Trong tổng quỹ đất của huyện 100% quỹ đất tự nhiên
của huyện đã được đưa vào sử dụng, trong đó đất nơng nghiệp chiếm 90,96%
DTTN, còn lại 9,04% là đất phi nơng nghiệp. Trong sản xuất nơng nghiệp thì đất
trồng lúa chiếm đến 38% DTTN, đất trồng cây lâu năm chiếm 6,52% DTTN. Đặc
biệt là đất lâm nghiệp chiếm đến 44,37% DTTN. Đến thời điểm sử dụng hiện tại so
với năm 2005: đất nơng nghiệp giảm 1.490 ha, đất lúa tăng 257 ha, đất lâm nghiệp
giảm 2.354 ha, đất phi nơng nghiệp tăng 1.448 ha.
- Trên cơ sở định hướng sử dụng đất của huyện và các kết quả phân loại chất
lượng đất. Đề tài đã đề nghị hướng bố trí sử dụng tài ngun đất phân bổ theo khơng
gian một cách khoa học và hợp lý.
4
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................Trang 1
PHẦN I TỔNG QUAN ........................................................................... 3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ................................................. 3
I.1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................... 3
I.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................ 5
I.2. Khái quát đòa bàn nghiên cứu ........................................................... 10
I.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện ............. 12
I.3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................. 12
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng ........................... 12
I.3.3. Kết quả nghiên cứu ................................................................... 17
PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 18
II.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến
q trình hình thành và sử dụng đất. ......................................................... 18
II.1.1. Điều kiện tự nhiên với q trình hình thành và phát triển
lớp vỏ thổ nhưỡng..................................................................................... 18
II.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội trong mối quan hệ với
q trình sử dụng và quản lý tài ngun đất. ............................................ 26
II.2. Đặc điểm tài ngun đất huyện U Minh theo quan điểm phát
sinh học thổ nhưỡng. ................................................................................ 29
II.2.1. Tổng qt về phân loại đất ....................................................... 29
II.2.2. Các q trình hình thành đất cơ bản ......................................... 30
II.2.3. Kết quả phân loại đất ............................................................... 31
II.2.4. Đánh giá chung về quỹ đất ....................................................... 51
II.3. Đặc điểm tài ngun đất huyện U Minh theo quan điểm sử dụng .... 55
II.3.1. Hiện trạng và diễn biến sử dụng đất......................................... 55
II.3.2. Đề xuất hướng sử dụng đất huyện U Minh .............................. 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 69
Tài liệu tham khảo .................................................................................... 71
5
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BS
Ctv
CEC
DTTN
ĐBSCL
EC
FAO
GIS
GPS
HT
OM
QH&TKNN
SXNN
TMT
TN- MT
UNESCO
USDA
WRB
Độ bão hòa Bazơ
Cộng tác viên
Khả năng trao đổi Cation (Cation Exchange Capacity)
Diện tích tự nhiên
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Độ dẫn điện
Tổ chức lương- nông thế giới
Hệ thống thông tin địa lý (Geographical Information System)
Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)
Hè thu
Chất hữu cơ (Organic Matter)
Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
Tổng muối tan
Tài nguyên- Môi trường
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc.
Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ
Cơ sở tham chiếu thế giới về tài nguyên đất
6
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các giai đoạn điều tra lập bản đồ đất
Trang 14
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tiến trình thành lập bản đồ đất
15
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện U Minh 2011
11
Hình 1.2. Bản đồ vị trí phẫu diện
13
Hình 1.3. Một số hình ảnh dã ngoại
14
Hình 1.4. Đo pH đất trong phòng tại Phòng Thổ nhưỡng- PV. QH&TKNN
16
Hình 1.5. Xử lý nội nghiệp, phân loại đất sơ bộ tại phòng Thổ nhưỡng
16
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện U Minh trong tỉnh Cà Mau
18
20
Hình 2.2. Bản đồ dự báo mức độ ngập lụt các tỉnh ĐBSCL trong 100 năm tới
22
Hình 2.3. Cảnh quan sinh thái các đầm lầy ngập trũng ở U Minh
23
Hình 2.4. Sơ đồ và cảnh quan thủy văn ở U Minh
24
Hình 2.5. Cảnh quan vườn Quốc gia U Minh Hạ
33
Hình 2.6. Bản đồ đất huyện U Minh năm 2011
34
Hình 2.7. Sơ đồ phân bố nhóm đất mặn
36
Hình 2.8. Phẫu diện chính phân tích số CM- 250b
37
Hình 2.9. Cảnh quan đất mặn ít
38
Hình 2.10. Sơ đồ phân bố nhóm đất phèn
40-41
Hình 2.11. Phẫu diện chính phân tích số CM- 861
42
Hình 2.12. Hình thể phẫu diện đất Sj1Mn
43
Hình 2.13. Hình thể phẫu diện đất Sj1pMi
44
Hình 2.14. Hình thể phẫu diện đất Sj1Mi
45-46
Hình 2.15. Phẫu diện chính phân tích số CM- 180
48
Hình 2.16. Hình thể phẫu diện đất Sj2pMi
48
Hình 2.17. Sơ đồ vị trí đất than bùn
49-50
Hình 2.18. Phẫu diện chính phân tích số CM- 190
56
Hình 2.19. Cơ cấu diện tích đất lúa tỉnh Cà Mau năm 2010
58
Hình 2.20. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện U Minh năm 2010
65
Hình 2.21. Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất huyện U Minh đến năm 2020
Hình 2.22. Bản đồ phân vùng định hướng sử dụng đất huyện U Minh đến
năm 2020
68
DANH MỤC CÁC BẢNG
6
Bảng 1.1. Bảng phân loại đất Việt Nam
9
Bảng 1.2. Phân loại và quy mô các loại đất ở Cà Mau năm 1999
19
Bảng 2.1. Lượng mưa các mùa và tỉ lệ của nó so với tổng lượng mưa năm
7
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
Bảng 2.2. Mối quan hệ giữa dân số và sử dụng đất
Bảng 2.3. Phân loại và quy mô diện tích các loại đất ở U Minh
Bảng 2.4. Phân bố diện tích các loại đất theo đơn vị hành chính xã, thị trấn
Bảng 2.5. So sánh sự thay đổi số liệu quỹ đất qua các đợt điều tra
Bảng 2.6. Diện tích đất phân theo mức độ hạn chế
Bảng 2.7. Hiện trạng sử dụng đất huyện U Minh
Bảng 2.8. Diễn biến sử dụng đất huyện U Minh thời kỳ 2000- 2010
Bảng 2.9. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Bảng 2.10. Các tiểu vùng địa lý, đặc điểm và hướng sử dụng
8
28
32
52
53
54
57
59
64
67
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
9
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà kinh tế chính trị học cổ điển người Anh, William Petty có câu nói nổi
tiếng: “Đất là mẹ, lao động là cha”. Nhờ có đất làm không gian sinh tồn mà mọi
sinh vật trên trái đất này mới tồn tại và sản sinh phát triển, con người từ bao ngàn
xưa đã biết dùng sức lao động của mình tác động vào đất tạo ra của cải vật chất để
nuôi sống bản thân và duy trì một trật tự như thế cho đến ngày hôm nay. Đất hay
lớp phủ thổ nhưỡng là một hợp phần quan trọng trong môi trường tự nhiên, là một
tài nguyên mà phải mất hàng trăm hàng triệu năm mới hình thành, là môi sinh an
toàn cho con người, là không gian bố trí các hoạt động kinh tế xã hội, an ninh quốc
phòng, là đối tượng lao động đặc biệt quan trọng trong ngành nông nghiệp.
Huyện U Minh thuộc tỉnh Cà Mau là huyện nằm ở cực nam Tổ quốc, mặc dù
kinh tế xã hội đã có những chuyển biến rõ rệt trong những năm qua, đặc biệt là sau
khi thành lập nhà máy khí điện đạm Cà Mau ở U Minh, tuy nhiên đời sống người
dân vẫn còn nghèo, đất đai khai thác chưa hết tiềm năng, sử dụng còn mang nặng
tính tự phát gây lãng phí nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường, nhất là kể từ sau
vụ cháy rừng năm 2002 làm suy giảm diện tích nguồn than bùn rõ rệt. Đối với đất
tỉnh Cà Mau, cho đến nay đã đề cập trong rất nhiều tài liệu, tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu chỉ dừng ở quy mô cấp tỉnh, chưa được triển khai ở cấp cơ sở, một
mặt cùng với sự tiến bộ trong ngành khoa học đất cùng với quá trình sử dụng, đất đã
có những biến đổi đáng kể về thành phần và tính chất, đặc biệt là tính phèn, tính
mặn trong đất - những tính chất rất dễ biến đổi trong quá trình sử dụng. Việc tìm
hiểu về đặc điểm phát sinh đất và đặc điểm sử dụng đất nhằm xác định lại quy mô,
tính chất và phân bố là việc làm cần thiết trong việc xác lập cơ sở khoa học cho việc
hoạch định kế hoạch khai thác, bố trí sử dụng nguồn tài nguyên đất trong tương lai.
Chính vì lẽ trên, với những kiến thức đã học ở trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ
Chí Minh cùng sự hướng dẫn của Thầy – Tiến sĩ. Phạm Quang Khánh và sự giúp đỡ
về chuyên môn của Trung tâm Tài nguyên đất và môi trường- Phân viện Quy hoạch
và Thiết kế nông nghiệp, em xin chọn đề tài “Đặc điểm tài nguyên đất huyện U
Minh tỉnh Cà Mau” để nhằm áp dụng kiến thức khoa học đất vào nghiên cứu thực
tiễn và làm đề tài tốt nghiệp cho mình.
1. Mục tiêu nghiên cứu:
1.1. Mục tiêu nghiên cứu chung:
Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho
việc định hướng khai thác sử dụng đất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
+ Hiểu biết đặc điểm hình thành và tính chất lý hóa học đặc biệt là tính phèn,
tính mặn, xác định tiềm năng và hạn chế của các loại đất vùng nghiên cứu;
+ Nắm vững quỹ đất cả về số lượng và chất lượng thông qua việc điều tra bổ
sung chỉnh lý bản đồ đất;
+ Xác định tình hình sử dụng các loại đất và đề xuất hướng sử dụng hợp lý
trên cơ sở khoa học sinh thái.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
+ Các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã hội có liên quan đến quá trình hình thành
và sử dụng đất;
+ Đặc điểm các loại đất trong vùng nghiên cứu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đất là một đối tượng nghiên cứu với những đặc trưng rất phong phú và đa dạng,
nhất là đất mặn và đất phèn, hai loại đất tập trung nhiều nhất ở ĐBSCL trong đó có
tỉnh Cà Mau. Do giới hạn về khả năng và thời gian nghiên cứu, đề tài thực hiện tại
huyện U Minh chỉ nghiên cứu những đặc điểm chính sau đây:
+ Các quá trình thổ nhưỡng cơ bản (quá trình hình thành đất) của khu vực và
các yếu tố hình thành đất;
+ Một số đặc điểm các loại đất như: đặc điểm hình thái phẫu diện đất, đặc
điểm vật lý, hóa học và nông học đất;
+ Đặc điểm hiện trạng sử dụng đất và bố trí sử dụng đất trong tương lai.
2
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề:
Đất (Soil) hay lớp phủ thổ nhưỡng của bề mặt quả đất (thổ quyển), là kết quả
tổng hợp phức tạp của năm yếu tố: đá mẹ (mẫu chất), thời gian (tuổi), khí hậu, địa
hình, sinh vật và tác động của con người và là một trong năm quyển tạo nên Trái
Đất. Tùy theo loại đá mẹ và mẫu chất bị phong hóa mạnh hay yếu, tuổi địa phương
dài hay ngắn, địa hình cao hay thấp, khí hậu nóng hay lạnh, sinh vật hoạt động mạnh
hay yếu mà tạo nên các loại đất với các đặc điểm khác nhau. Hàng ngày chúng ta
tiếp xúc trực tiếp với đất, mọi hoạt động đều diễn ra trên bề mặt đất cho nên không
ít thì nhiều chúng ta đều nhận ra đất có tính vùng miền rõ rệt.
Ngay như trong câu thơ:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. (Chính Hữu, 1948).
Có thể hiểu nôm na: miền đồng bằng thấp trũng quanh năm ngập nước, đất bí lầy
chua mặn; miền cao đất dốc cho nên đất bị xói mòn trơ sỏi đá. Hai câu thơ trên phải
chăng đã thể hiện gián tiếp sự phân loại đất, tuy đó chỉ là sự phân biệt theo cảm
quan. Để có một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về phân loại đất cần có một cơ sở khoa
học hợp lý.
Dường như con người ta luôn luôn có khuynh hướng đòi hỏi sắp xếp và phân
loại các đối tượng tự nhiên trong môi trường sống của họ. Thật vậy, hầu hết các
ngành khoa học đều có nội dung phân loại như phân loại thực vật, phân loại động
vật, phân loại cây trồng, phân loại vật nuôi. Và phân loại đất là nhiệm vụ quan
trọng, là công việc đầu trong khoa học đất. Hiện nay khoa học đất đã phát triển với
một hệ thống lý luận có thể nói là khá hoàn chỉnh, tựu trung lại ta có thể phân ra
thành ba trường phái về nghiên cứu đất và phân loại đất như sau: (1) Trường phái
phát sinh học thổ nhưỡng; (2) Trường phái chuẩn đoán định lượng; (3) Trường phái
kết hợp cả hai quan điểm trên: phát sinh và định lượng.
(1) Phân loại đất theo quan điểm phát sinh học thổ nhưỡng (trường phái Nga)
Người đặt nền móng cho học thuyết này là nhà bác học Docuchaev người Nga.
Theo học thuyết này, việc phân loại đất dựa trên nghiên cứu về các yếu tố hình
thành đất, các quá trình hình thành đất và hình thái phẫu diện đất. Đất được hình
thành đều chịu sự tác động của 5 yếu tố: đá mẹ (mẫu chất), khí hậu, thời gian (tuổi),
địa hình, sinh vật và sau này bổ sung thêm một yếu tố nữa là tác động của con
người. Sự tác động tổng hợp các yếu tố trên sẽ quyết định quá trình hình thành và
biến đổi diễn ra trong đất. Yếu tố hình thành đất ở các vùng khác nhau biểu hiện rất
khác nhau do các vùng địa lý tự nhiên có sự khác biệt về cấu tạo địa chất, khí hậu,
địa hình, thảm thực vật,... Quá trình hình thành đất theo thời gian được thể hiện rõ ở
cấu tạo phẫu diện đất. Các quá trình hình thành đất khác nhau tạo nên những tầng
đất khác nhau trong phẫu diện đất gọi là tầng phát sinh. Việc nghiên cứu cấu tạo
phẫu diện đất và tầng phát sinh sẽ xác định được các quá trình hình thành đất.
Docuchaev chia các tầng phát sinh có trong phẫu diện thành các tầng A, B, C, và lớp
đá mẹ kí hiệu là D.
3
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
Cơ sở của phương pháp này như sau: dưới tác động của các yếu tố hình thành đất
cùng với các quá trình hình thành đất diễn ra (như quá trình mùn hóa, glây hóa,
ferralit hóa, phèn hóa,...) tạo nên đặc điểm hình thái phẫu diện rất đặc trưng, từ đó
làm cơ sở cho phân loại.
Theo đó, hệ thống phân loại gồm 8 cấp phân vị:
Lớp → Lớp phụ → Loại → Loại phụ → Thuộc → Chủng→ Biến chủng → Bậc
(2) Phân loại đất theo quan điểm định lượng (USDA Soil Taxonomy)
Đây là phương pháp phân loại do Bộ nông nghiệp Hoa Kì ban hành năm 1975.
Hệ thống phân loại Soil Taxonomy là hệ thống phân loại mang tính định lượng cao
và hệ thống phân loại này thể hiện rõ hai đặc trưng cơ bản:
- Đặc trưng thứ nhất: Hệ thống phân loại được xây dựng trên cơ sở các tính
chất hiện tại của đất, đây là những đặc tính, tính chất quan sát, phân tích, đo đếm cụ
thể. Do đó có những hạn chế và hoài nghi “có thể đúng hoặc sai” đôi khi thường xảy
ra trong tranh luận giữa các nhà khoa học để xác định tên của một loại đất cụ thể
trong hệ thống phân loại, nếu như phân loại đất chỉ dựa vào cơ sở hình thái đất và
các quá trình hình thành đất một cách phiến diện, cứng nhắc.
- Đặc trưng thứ hai: Các tên gọi trong hệ thống phân loại theo Soil Taxonomy
được xây dựng theo những thuật ngữ đã được xác định, dựa trên những tính chất cơ
bản của đất và đã được thống nhất về mặt danh pháp, tiêu chuẩn sử dụng đối với các
đặc tính và tính chất đất.
Cơ sở của phương pháp phân loại Soil Taxonomy dựa trên những đặc tính, tính
chất hiện tại của đất, song điều đó cũng không có nghĩa là các quá trình phát sinh
đất không được quan tâm và xác định. Cũng như các hệ thống phân loại khác một
trong các mục tiêu chính của hệ thống phân loại Soil Taxonomy là nhóm những loại
đất có sự đồng nhất về mặt phát sinh học. Tuy nhiên, trong hệ thống phân loại này
những tiêu chuẩn riêng biệt dùng để sắp xếp các loại đất theo các nhóm phải là
những tiêu chuẩn đối với những tính chất đất có thể xác định và định lượng (đo,
đếm) được và một khối lượng lớn các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất
đã được người ta đưa vào sử dụng làm tiêu chuẩn cho hệ thống phân loại, cụ thể
như: động thái về độ ẩm và nhiệt độ diễn ra trong năm, đặc tính về màu sắc đất định
lượng theo thang màu Munsel, thành phần cơ giới và cấu trúc của đất. Các tính chất
hóa học và khoáng vật như tỷ lệ, thành phần hữu cơ, thành phần khoáng sét, hàm
lượng oxit sắt, nhôm, sét silicat, độ mặn, pH, tỷ lệ % độ no kiềm, độ dày tầng đất
đều là những tiêu chuẩn quan trọng được đưa vào sử dụng trong phân loại ở hệ
thống Soil Taxonomy. Bên cạnh đó những đặc tính quan trắc trực tiếp ngoài đồng
đòi hỏi cũng phải được mô tả theo định lượng một cách rất cụ thể và chính xác cho
những mẫu đất được mang về phân tích trong phòng thí nghiệm.
Như vậy, tính định lượng chính xác của phương pháp giúp cho việc tiếp cận các
kết quả phân loại mà các nhà khoa học mong muốn đạt được, song để có được các
kết quả phân loại đúng đòi hỏi phải có chi phí rất lớn về tiền của và thời gian trên cơ
sở các kết quả xác định, đánh giá một cách chi tiết ở những yếu tố được sử dụng
trong phân loại của hệ thống cũng như những yếu tố phân tích, xác định được ở
những tầng chuẩn đoán. Do đó, sự có mặt hay thiếu đi một số yếu tố nào đó sẽ chi
4
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
phối rất nhiều đến kết quả xác định tên đất cũng như sắp đặt chúng trong hệ thống
phân loại này.
Ở hệ thống phân loại đất Soil Taxonomy cơ sở có ý nghĩa quan trọng nhất được
quan tâm để xác định loại đất đó là những tính chất đất được xác định ở các tầng
chuẩn đoán. Trong đó, các tầng chuẩn đoán được người ta phân chia ra thành các
tầng chuẩn đoán ở tầng mặt và các tầng chuẩn đoán dưới sâu của đất, đây là những
tầng đặc trưng của các loại đất cần xác định khi nghiên cứu phẫu diện đất, chúng là
kết quả của sự tác động giữa các yếu tố, các quá trình hình thành cũng như hệ quả
của việc sử dụng đất.
Hệ thống phân vị của phương pháp này gồm 6 cấp: Bộ (Order) → Bộ phụ
(Suborder) → Nhóm lớn (Greatgroup) → Nhóm phụ (Subgroup) → Họ (Family) →
Loại (Series).
(3) Phân loại đất kết hợp phát sinh và định lượng (FAO/UNESSCO/WRB)
Đây là phương pháp do FAO đề xuất, được áp dụng rộng rãi hiện nay. Cơ sở
khoa học của nó khá chặt chẽ, kết hợp học thuyết phát sinh đất của Docuchaev và
những đặc tính, tính chất hiện tại của đất. Có thể tóm gọn như sau: Các tính chất
hiện tại của đất chính là kết quả của quá trình thành đất được thể hiện thông qua
hình thái phẫu diện và các đặc tính lý hóa học là những chỉ tiêu dùng để định lượng
các tầng chẩn đoán, vật liệu chuẩn đoán và đặc tính chẩn đoán. Phương pháp phân
loại đất FAO/UNESCO đánh giá đúng bản chất các quá trình hình thành và các tính
chất hiện tại của đất và chúng là cơ sở để bố trí cây trồng và thực hiện các biện pháp
bảo vệ, cải tạo đất. Do vậy, đây là phương pháp phân loại đất có tính khoa học và
mang ý nghĩa thực tiễn cao. Hệ thống phân vị trong phân loại đất của FAO gồm 3
cấp: Nhóm chính (Soil Grouping) → Đơn vị (Soil Units) → Đơn vị phụ (Soil
Subunits).
Tóm lại: Trong cả 3 phương pháp trên, phương pháp nào cũng có ưu nhược
điểm riêng, cái này bổ sung cho cái kia, cái có sau dựa trên nền tảng cái có trước để
hoàn thiện. Phương pháp phân loại của FAO/UNESSCO với nhiều ưu điểm vượt trội
(chỉ tiêu phân loại được định nghĩa rõ ràng, dễ dàng chuyển đổi để trao đổi thông tin
với các nước khác) và có tính kết hợp cao đã trở thành phương pháp phân loại chính
thống của nhiều quốc gia ở Châu Á, Phi, Mỹ Latinh, trong đó có Việt Nam. Tuy
nhiên, hệ thống phân vị chỉ có 3 cấp nên nếu áp dụng để thành lập các bản đồ đất tỉ
lệ lớn cần phải bổ sung thêm các tiêu chí phân loại cấp thấp hơn. Vì vậy việc vận
dụng cụ thể đòi hỏi cần phải có tính linh hoạt.
I.1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề:
I.1.2.1. Các nghiên cứu về đất ở Việt Nam:
Công tác nghiên cứu về đất trên thế giới được manh nha từ rất sớm, từ triều đại
nhà Vũ ở Trung quốc (2357-2261 TCN) đã tiến hành phân loại đất, tuy đó chỉ là một
quan điểm sơ khai nhưng cho thấy con người đã biết quan tâm về đất từ rất lâu.
Khoa học đất thế giới chỉ thực sự định hình cho đến nửa sau thế kỉ 19 cùng với các
công trình nghiên cứu của Docuchaev và cũng từ đây hình thành môn Thổ nhưỡng
học. Từ đó cho đến nay lịch sử khoa học đất đã ghi nhận nhiều đóng góp to lớn của
các nhà khoa học trên thế giới cùng với sự phát triển rất mạnh mẽ của ngành thổ
nhưỡng học qua nhiều công trình nghiên cứu về đất và cũng từ đây hình thành nên
nhiều trường phái khác nhau về ngành khoa học này.
5
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
Cùng với sự phát triển của khoa học đất trên thế giới, nghiên cứu khoa học đất ở
Việt Nam cũng phát triển nhưng muộn hơn và tương ứng với từng thời kì lịch sử của
đất nước:
- Trước năm 1954: đất Việt Nam được nghiên cứu nhằm đáp ứng cho việc khai
thác của thực dân Pháp, phục vụ cho mục đích trồng cao su chủ yếu có các công
trình nghiên cứu nhóm đất đỏ vàng của Castagnol.
- Từ năm 1954-1975: do đất nước bị chia cắt nên nghiên cứu về đất thời kì này
theo 2 trường phái:
+ Ở miền Bắc: Tiếp thu trường phái phát sinh học với sự giúp đỡ của các
chuyên gia Liên Xô đã xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc tỷ lệ 1/1.000.000
(Fritland 1959,1964 và ctv.)
+ Ở miền Nam: Năm 1960, Morrmann đã xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miền
Nam tỷ lệ 1/1.000.000 và các bản đồ đất vùng đồng bằng sông Mekong của các tác
giả Thái Công Tụng, Trương Đình Phú, Châu Văn Hạnh... theo phương pháp định
lượng Soil Taxonomy.
- Từ năm 1975 đến nay: Năm 1976 Ban biên tập bản đồ đất Việt Nam đã c Thị trấn U Minh 991,80 ha.
+ Đất trồng cây hàng năm còn lại có 16,95 ha, chiếm một phần rất nhỏ
diện tích đất nông nghiệp. Phân bố toàn bộ ở thị trấn U Minh 16,95 ha. Sản lượng
cây hàng năm khá phong phú như mía, bắp, các cây màu lương thực, … Mặt hạn chế
hiện nay đối với cây hàng năm là năng suất của đa số cây màu và cây công nghiệp
còn thấp; người dân trồng màu chưa thật sự quan tâm đến an toàn vệ sinh thực
phẩm, công trình thủy lợi còn thiếu đồng bộ nên không chủ động trong việc tưới tiêu
nước, cơ giới hóa đối với cây màu còn rất thấp trong khi nhu cầu thủ công lao động
rất cao, gấp 1,2 – 1,3 lần so với cây lúa. Từ đó diện tích cây màu chưa mở ra nhanh
được trên diện rộng, mặc dù tiềm năng là rất dồi dào, sản phẩm cây màu chưa thể
tiêu thụ và cạnh tranh được trên thị trường, một mặt giá thành còn cao, quan trọng
hơn là chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.
Hình 2.19: Cơ cấu diện tích đất lúa tỉnh Cà Mau năm 2010
1696,88; 1%
105,3; 0%
5648,91; 5%
6939,76; 6%
TP Cà Mau
32361,15; 28%
40165,68; 34%
Thới Bình
U Minh
Trần Văn Thời
Cái Nước
Năm Căn
Phú Tân
30035; 26%
(Nguồn : Sở TN-MT Cà Mau)
+ Đất trồng cây lâu năm có 5.044,97 ha, chiếm 6,52% diện tích đất tự
nhiên. Diện tích trồng cây lâu năm phân bố tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện,
trong đó: xã Nguyễn Phích có diện tích lớn nhất 1.374,68 ha; xã Khánh An 793,31
ha; xã khánh Tiến 750,18 ha; xã khánh Thuận 647,02 ha; xã Khánh Lâm 533,90 ha;
xã Khánh Hòa 492,14 ha; xã Khánh Hội 268,28 ha và thị trấn U Minh có diện tích
trồng cây lâu năm nhỏ nhất 186,60 ha. Sản lượng cây ăn trái khá đa dạng phong phú
gồm chuối, nhãn, cam, chanh, quýt, bưởi, dừa…là vùng ít chịu ảnh hưởng của bão
lụt, ngập úng, điều kiện đất đai có khả năng hình thành vùng cây ăn trái tập trung.
Tuy nhiên quy mô sản xuất/hộ quá nhỏ bé, phân tán. Sản phẩm nhiều năm không
được xuất khẩu và tiêu thụ trên thị trường với số lượng lớn nên người dân trồng đủ
loại giống đan xen, chất lượng giống thấp. Ngoài ra kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu
hoạch, bảo quản, đóng gói đều rất hạn chế, sản phẩm phân tán, chất lượng không
đều, tổ chức và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chưa hình thành rõ nét, bảo quản,
chế biến và tiêu thụ trên thị trường còn rất nhiều hạn chế, do đó khả năng cạnh tranh
56
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
rất thấp, mặc dù tiềm năng rất lớn, triển vọng cũng rất khả quan.
(2) Trong đất lâm nghiệp (34.352 ha), chủ yếu là đất rừng sản xuất với
29.338,84 ha (chiếm 85,41% diện tích đất lâm nghiệp) tập chung chủ yếu ở các xã
Khánh Thuận 12.429,46 ha; xã Nguyễn Phích 6.587,17 ha; xã Khánh Lâm 4.509,39
ha; xã Khánh An 2.688,70 ha; xã khánh Hòa 2.139,81 ha và xã có diện tích rừng sản
xuất nhỏ nhất là Khánh Tiến 984,31 ha.
+ Đất rừng đặc dụng có 4.319,83 ha, chiếm 5,58% diện tích đất tự nhiên toàn
huyện. Đất rừng đặc dụng của huyện là đất rừng thuộc vườn quốc gia U Minh hạ
phân bố tập trung ở hai xã Khánh An 3.729,07 ha và xã Khánh Lâm 590,76 ha.
+ Còn lại là đất rừng phòng hộ chỉ có 693,36 ha, chiếm 0,90% diện tích tự
nhiên toàn huyện. Phân bố dọc theo đê biển Tây ở hai xã Khánh Tiến 444,20 ha và
xã Khánh Hội 249,16 ha.
Bảng 2.7: Hiện trạng sử dụng đất huyện U Minh năm 2010
STT
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.1.1
1.1.1.1.2
1.1.1.2
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.6.1
1.6.2
2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.3
2.4
2.5
Diện tích
(ha)
Chỉ tiêu
Cơ cấu
(%)
77.414,00
100,00
Tổng diện tích tự nhiên
70.416,06
90,96
Đất nông nghiệp
35.097,35
Đất sản xuất nông nghiệp
45,34
30.052,38
Đất trồng cây hàng năm
38,82
30.035,43
Đất lúa nước
38,80
19.565,92
Đất chuyên trồng lúa nước
25,27
10.469,51
Đất trồng lúa nước còn lại
13,52
16,95
Đất trồng cây hàng năm còn lại
0,02
5.044,97
Đất trồng cây lâu năm
6,52
34.352,03
Đất lâm nghiệp
44,37
693,36
Đất rừng phòng hộ
0,90
4.319,83
Đất rừng đặc dụng
5,58
29.338,84
Đất rừng sản xuất
37,90
966,68
Đất nuôi trồng thủy sản tập trung
1,25
804,59
Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn
1,04
162,09
Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt
0,21
6.997,94
9,04
Đất phi nông nghiệp
825,85
Đất ở
1,07
5.550,32
Đất chuyên dùng
7,17
126,32
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
0,16
123,33
Đất khu công nghiệp
0,16
2,99
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh
0,004
3.545,24
Đất có mục đích công cộng
4,58
5,44
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
0,01
36,40
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
0,05
579,93
Đất sông suối và mặt nước CD
0,75
(Nguồn: Phòng TN- MT huyện U Minh năm 2010)
57
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
Hình 2.20. Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất huyện U Minh năm 2010
58
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
(3) Đất nuôi trồng thủy sản 966,68 ha, chiếm 1,25 % diện tích đất tự nhiên,
trong đó:
+ Đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ có 804,59 ha. Phân bố chủ yếu ở thị
trấn U Minh 355,95 ha; xã Khánh An 249,86 ha; xã Khánh Lâm 155,50 ha và xã
Khánh Hội 43,28 ha. Nhìn chung diện tích nuôi thủy sản trong huyện là nuôi nước
mặn, lợ, mô hình nuôi: chuyên canh, luân canh và xen canh; đối tượng nuôi: tôm sú,
tôm thẻ, tôm càng xanh, cua, cá, nghêu.
+ Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt có 162,09 ha, tập chung toàn bộ ở xã
Nguyễn Phích chủ yếu là các mô hình: nuôi cá ao, hầm, mương, vườn, nuôi cá kết
hợp trồng lúa, nuôi cá trong rừng tràm.
II.3.1.2. Diễn biến sử dụng tài nguyên đất đai giai đoạn 2000 – 2010
Bảng 2.8: Diễn biến hiện trạng sử dụng đất huyện U Minh thời kì 2000-2010
Diễn biến sử dụng qua các năm
STT
Chỉ tiêu
năm 2000
ha
năm 2005
%
ha
So sánh tăng (+), giảm (-)
1-1- 2010
%
ha
20052000
%
20102005
20102000
Tổng diện tích
đất tự nhiên
75.892,16
100
77.456,11
100
77.414,00
100
1.563,50
-42,11
1.521,39
1
Đất nông nghiệp
66.611,91
87.77
71.906,89
92.84
70.416,06
90.96
5.294,98
-1.490,83
3.804,15
1.1
Đất sản xuất nông
nghiệp
33.286,57
43.86
34.630,40
44.71
35.097,35
45.34
1.343,83
466,95
1.810,78
1.1.1
Đất trồng cây hàng
năm
29.368,15
38.7
29.804,59
38.48
30.052,38
38.82
436,44
247,79
684,23
1.1.1.1
Đất lúa nước
29.270,00
38.57
29.778,70
38.45
30.035,43
38.80
508,70
256,73
765,43
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng
năm khác
98,15
0.13
25,89
0.03
16,95
0.02
-72,26
-8,94
-81,2
1.1.2
Đất trồng cây lâu
năm
3.918,42
5.16
4.825,81
6.23
5.044,97
6.52
907,39
219,16
1.126,55
1.2
Đất lâm nghiệp
32.498,73
42.82
36.706,69
47.39
34.352,03
44.37
4.207,96
-2.354,66
1.853,30
1.2.1
Đất rừng phòng hộ
497,08
0.65
659,42
0.85
693,36
0.90
162,34
33,94
196,28
1.2.2
Đất rừng đặc dụng
0
0
0
0
4.319,83
5.58
4.319,83
4.319,83
1.2.3
Đất rừng sản xuất
32.001,65
42.18
36.047,27
46.54
29.338,84
37.90
4.045,62
-6.708,43
-2.662,81
1.3
Đất nuôi trồng
thủy sản
826,61
1.09
569,8
0.74
966,68
1.25
-256,81
396,88
140,07
2
Đất phi nông
nghiệp
6.330,82
8.34
5.549,22
7.16
6.997,94
9.04
-781,60
1.448,72
667,12
2.1
Đất ở
602,14
0,79
705,08
0,93
825,85
1,09
102,94
120,77
223,71
2.2
Đất chuyên dùng
5.700,67
7,51
4.813,07
6,34
6.130,25
8,08
-887,60
1.317,2
429,58
2.7
Đất tôn giáo, tín
ngưỡng
5,18
0,01
5,44
0,01
5,18
0,26
5,44
2.8
Đất nghĩa trang,
nghĩa địa
3
Đất chưa sử dụng
11,77
0,02
25,89
0,03
36,40
0,05
14,12
10,51
24,63
2.949,88
3.89
0
0
0
0
-2.949,88
0
-2.949,88
(Nguồn: Phòng TN- MT huyện U Minh)
59
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
II.3.1.2.1. Biến động tổng quỹ đất
Trong quá trình quản lý, khai thác sử dụng, đất đai luôn có sự biến động do sự
tác động khách quan cũng như hoạt động chủ quan của con người. Diện tích đất năm
2010, năm 2005 tăng hơn 1.500 ha so với năm 2000.
- Nguyên nhân giảm diện tích giai đoạn 2005 – 2010 là do việc lấy theo kết quả
đo đạc bản đồ địa chính năm 2003 và thành lập bản đồ địa chính đất lâm nghiệp mà
địa phương đang quản lý và sử dụng mức độ đầy đủ và chính xác rất khác nhau, nên
diện tích có sự chênh lệch. Bên cạnh đó, việc xác định lại ranh giới hành chính giữa
xã Khánh Thuận với huyện An Ninh tỉnh Kiên Giang dẫn đến việc giảm diện tích xã
Khánh Thuận kéo theo việc giảm diện tích toàn bộ đơn vị hành chính huyện U
Minh.
- Nguyên nhân tăng diện tích tự nhiên 2001 – 2005 và 2010 là do từ năm 2003
đến tháng 5 năm 2005 trên địa bàn huyện U Minh đo đạc lập bản đồ địa chính số
chính quy của 6 xã và 1 trị trấn. Vì vậy, diện tích thửa đất được đo đạt chính xác
hơn dẫn đến tăng diện tích tự nhiên trong toàn đơn vị hành chính.
Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi diện tích tự nhiên
huyện U Minh qua các năm đó là sự tác động biến đổi khí hậu gây sạc lở đất khu
vực các xã ven biển Tây; sự thay đổi chỉ tiêu trong các giai đoạn kiểm kê đất đai.
II.3.1.2.2. Biến động sử dụng các loại đất
Tình hình sử dụng các loại đất qua từng năm, từng giai đoạn có sự biến động
khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực để đáp
ứng mục tiêu chung là phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Tình hình biến động các loại đất qua các giai đoạn 2000- 2005; 2005- 2010;
2000- 2010 như sau:
(1). Đất nông nghiệp
Năm 2010 diện tích đất nông nghiệp huyện U Minh 70.416,06 ha, giảm 1.490,83
ha so với năm 2005. Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 giảm so với năm 2005 để
chuyển sang sử dụng vào loại đất phi nông nghiệp, chủ yếu là sử dụng vào các loại
đất: đất ở, giao thông, y tế, giáo dục, quốc phòng, an ninh… Diện tích đất nông
nghiệp năm 2010 tăng 3.804,15 ha so với năm 2000 do sự gia tăng tổng diện tích tự
nhiên làm diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng tăng theo.
- Đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 là 35.097,35 ha, tăng 466,95 ha so với
năm 2005 và tăng 1.810,78 ha so với năm 2000, trong đó:
+ Đất trồng lúa là 30.035,43 ha, tăng 256,73 ha so với năm 2005 và tăng
765,43 so với năm 2000. Diện tích đất lúa tăng chủ yếu là chuyển từ đất rừng sản
xuất và trồng cây hàng năm khác sang. Do những năm gần đây để đảm bảo ổn định
cuộc sống người dân huyện đã thực hiện chính sách giao đất rừng cho dân quản lý
và canh tác. Đồng thời, cũng để đảm bảo được nhu cầu an ninh lương thực khi dân
số ngày càng gia tăng.
+ Đất trồng cây hàng năm còn lại năm 2010 là 16,95 ha, giảm 8,94 ha so với
năm 2005 và giảm 81,20 ha so với năm 2000. Diện tích trồng cây hàng năm qua các
giai đoạn đều giảm để chuyển sang sử dụng vào đất trồng lúa và nuôi trồng thủy
sản.
+ Đất trồng cây lâu năm đến năm 2010 là 5.044,97 ha. Giai đoạn 2005 – 2010
60
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
diện tích trồng cây lâu năm tăng 219,16 ha, giai đoạn 2000 – 2010 tăng 1.126,55 ha,
do đất rừng sản xuất chuyển và đất phi nông nghiệp chuyển sang.
- Năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp 34.352,03 ha, giảm 2.354,66 ha so với năm
2005 và tăng 1.853,30 ha so với năm 2000, trong đó:
+ Đất rừng phòng hộ năm 2010 là 693,36 ha, tăng 33,94 ha so với năm 2005 và
tăng 196,28 ha so với năm 2000.
+ Đất rừng sản xuất có đến năm 2010 là 29.338,84 ha, giảm 6.708,43 ha so với
năm 2005 và giảm 2.662,81 ha so với năm 2000. Nguyên nhân đất rừng sản xuất
giảm so với năm 2005 là do chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp 1.318,81ha; đất
rừng đặc dụng 4.319,83 ha; đất rừng phòng hộ 12,31 ha; đất nuôi trồng thủy sản
47,22 ha; đất phi nông nghiệp 1.204,43 ha.
+ Đất rừng đặc dụng năm 2010 là 4.319,83 ha, diện tích này thuộc vườn Quốc
gia U Minh hạ (theo quyết định 112/QĐ – TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng
Chính phủ). Diện tích này được chuyển từ đất rừng sản xuất sang, hiện đang thuộc
xã Khánh An với diện tích 3.729,07 ha và xã Khánh Lâm 590,76ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 966,68 ha, tăng 396,88 ha so với năm
2005 và tăng 140,07 ha so với năm 2000. Ta có thể lý giải cho sự gia tăng này là do
quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất chuyên lúa sang luân canh lúa tôm đạt hiệu quả
nên mô hình này càng được mở rộng ở một số xã như: Nguyễn Phích, Khánh An,
Khánh Hòa, thị trấn U Minh…Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng chủ yếu được
chuyển sang từ đất sản xuất nông nghiệp.
(2). Đất phi nông nghiệp
Năm 2010 diện tích đất phi nông nghiệp của huyện U Minh là 6.997,94 ha, tăng
1.448,72 ha so với năm 2005 và tăng 667,12 ha so với năm 2000. Diện tích đất phi
nông nghiệp tăng là do chuyển sang từ đất nông nghiệp.
- Đất ở năm 2010 là 825,85, tăng 120,77 ha so với năm 2005 và tăng 223,71 ha
so với năm 2000. Diện tích đất ở gia tăng là do sự gia tăng dân số và quá trình đô thị
hóa làm gia tăng toàn bộ diện tích đất ở đô thị và nông thôn phần đất này chủ yếu
chuyển sang từ đất cây lâu năm, đất rừng sản xuất và đất lúa.
+ Đất ở tại nông thôn 742,75 ha, tăng 71,77 ha so với năm 2005 và tăng 164,26
ha so với năm 2000.
+ Đất ở đô thị năm 2010 là 83,10 ha, tăng 49,00 ha so với năm 2005 và tăng
59,45 ha so với năm 2000.
- Đất chuyên dùng năm 2010 tăng 1.317 ha so với năm 2005 để phục vụ cho
các mục đích như an ninh quốc phòng, xây dựng khu công nghiệp, xây dựng cơ sở
sản xuất kinh doanh, trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp,...
- Đất chưa sử dụng năm 2000 có 2.949,88 ha nhưng đến năm 2005, năm 2010
diện tích đất này không còn nữa, được khai thác sử dụng vào đất nông nghiệp và phi
nông nghiệp.
II.3.1.3. Nhận xét chung về tình hình sử dụng đất huyện U Minh:
a. Tính hợp lý trong việc sử dụng đất:
Để đáp ừng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, phục vụ cho mục đích dân sinh
dân kế, quỹ đất của huyện đã được đưa vào khai thác, sử dụng triệt để. Đến nay diện
61
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
tích đất chưa sử dụng của huyện U Minh không còn. Trong những năm qua, cùng với
sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản; cơ cấu sử dụng các loại đất trên địa bàn đã có những thay đổi đáng kể so
với tổng diện tích đất tự nhiên. Tỷ lệ đất nông nghiệp có xu hướng giảm, đất phi nông
nghiệp có xu hướng tăng (đất ở, đất khu công nghiệp, đất hạ tầng…) Tốc độ tăng
trưởng khá nhanh, ổn định ở khu vực kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên đất phi nông
nghiệp chiếm tỷ lệ thấp cho thấy hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển thiếu đồng bộ, hệ
thống giao thông, thủy lợi và các công trình phúc lợi xã hội chưa đáp ứng nhu cầu
phát triển của huyện.
Đối với quỹ đất sản xuất nông nghiệp đã được giao ổn định đến người dân cùng
với các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hoá đã làm cho nông dân năng động
hơn, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ đó dẫn đến năng suất và chất lượng
sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt là đối với cây lúa. Diện tích gieo
trồng năm 2005 là 27.040 ha, sản lượng 97.624 tấn, năng suất bình quân 3,61 tấn/ha
tăng lên 32.247 ha, sản lượng 119.242 ha, năng suất 3,7 tấn/ha năm 2009. Đáp ứng
đủ nhu cầu an ninh lương thực của huyện và các vùng lân cận.
Quỹ đất lâm nghiệp của huyện chiếm diện tích rất lớn 34.352,03 ha, là nơi có
chức năng bảo tồn sự đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái. Rừng tràm U Minh còn
đóng vai trò quan trọng trong viêc phát triển du lịch sinh thái, giải quyết đời sống
cho một số bộ phận dân cư trong khu vực. Đồng thời, dãy rừng phòng hộ ven biển
có vai trò chắn sóng, ngăn mặn và bồ lắng phù sa ứng phó với nguy cơ sạc lở do
biến đổi khí hậu gây ra.
Quỹ đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây
do việc chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang diện tích nuôi thủy sản tập
trung, nuôi tôm kết hợp trồng lúa bước đầu mang lại hiệu quả đáng kể. Tổng sản
lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản năm 2005 là 30.933 tấn tăng lên 34.600 ha
năm 2009. Góp phần đáng kể vào kim ngạch suất khẩu thủy sản của huyện.
Quỹ đất phi nông nghiệp 6.997,94 ha đáp ứng được một phần nhu cầu đất cho
xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
b. Những tồn tại trong việc sử dụng đất
- Quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất từ trồng lúa sang mô hình nuôi tôm
hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi tôm diễn ra khá nhanh, không đồng bộ và mang tính
tự phát. Chính quyền và các ngành chức năng không thể chủ động được về tiến độ
và giải pháp chuyển đổi sản xuất trước áp lực về kinh tế của người dân. Sự chuyển
đổi cơ cấu sản xuất quá nhanh dẫn đến những bất cập về vốn đầu tư, hạ tầng thủy
lợi, về con giống, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ và kinh nghiệm sản xuất.
- Mô hình sản xuất trồng lúa kết hợp với nuôi tôm một số nơi nhìn chung hiệu
quả chưa cao, chỉ đạt hiệu quả trong những năm đầu áp dụng, những năm sau tôm
nuôi chậm lớn, bị chết, năng suất chất lượng kém, lúa phát triển chậm, tỷ lệ lúa chết
cao có những vụ diện tích lúa tôm bị mất trắng, hoặc cho thu hoạch chỉ bằng 50%
gieo sạ.
- Quỹ đất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ chưa được bố trí thỏa đáng
62
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
và hợp lý như: văn hóa, thể thao, y tế, bưu điện... nhiều nơi bị thu hẹp do bị lấn
chiếm để sử dụng vào các mục đích khác.
II.3.2. Đề xuất hướng sử dụng đất huyện U Minh
Qua phân tích đặc điểm quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất ở phần trên. Phần này
sẽ trình bày những đề xuất cho việc sử dụng quỹ đất dựa trên quan điểm, mục tiêu
và định hướng sử dụng đất của huyện trình bày trong Báo cáo quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020, cùng với việc xem xét đánh giá chất lượng quỹ đất hiện tại với
những số liệu điều tra mới nhất. Đây sẽ là một cơ sở khoa học trong việc khuyến cáo
sử dụng tài nguyên đất trong tương lai.
II.3.2.1. Quan điểm, định hướng khai thác sử dụng tài nguyên đất:
Đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn, vì vậy, quan điểm chung trong khai thác sử
dụng đất là bố trí quỹ đất một cách hợp lý, sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền
vững. Đối với huyện U Minh, từ nay đến năm 2020 để đáp ứng nhu cầu đô thị hóa, công
nghiệp hóa cần chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đồng thời
phải giữ ổn định một diện tích nhất định cho sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng hiệu
quả trên một đơn vị diện tích. Chỉ tiêu định hướng sử dụng từng loại đất đến năm
2030 và quy hoạch đến 2020 được trình bày trong Bảng 2.9. Cụ thể như sau:
- Đất nông nghiệp:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: giảm dần diện tích gieo trồng lúa ở những nơi
kém hiệu quả thay thế bằng các loại cây trồng khác và nuôi thả thủy sản có giá trị
kinh tế hơn, đồng thời đầu tư nhân rộng các giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản
cho năng suất, chất lượng gạo có phẩm cấp cao tăng giá trị hàng hoá của lúa gạo, cải
tạo diện tích đất trồng cây lâu năm kém hiệu quả thành đất vườn trồng cây ăn trái có
hiệu quả cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản các loại.
+ Đất lâm nghiệp: Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện tại, đồng thời tăng
cường phát triển rừng theo hướng đa mục tiêu, kết hợp có hiệu quả giữa phòng hộ, đặc
dụng, rừng sản xuất với kinh tế và tăng cường cảnh quan sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh
học và bền vững môi trường. Tập trung khoanh vùng bảo vệ và ổn định phát triển rừng
ngập mặn ven biển, vùng cửa sông. Cơ bản duy trì diện tích rừng hiện có nhưng gắn với
các mô hình nuôi trồng thủy sản để tăng hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Đối với đất
rừng sản xuất sau khi khai thác chuyển sang trồng cây keo lai khoảng 5000 ha để tạo
điều kiện sản xuất cho các cụm dân cư khu vực rừng tràm, giúp người dân tăng cao thu
nhập, ổn định cuộc sống từ đó ý thức bảo vệ rừng người dân được nâng cao hơn.
Tăng diện tích rừng tập trung từ 31.660 ha ( năm 2010) tăng lên 32.013 ha (năm
2015) gồm chủ yếu là đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất và rừng đặc dụng. Giai đoạn
2020- 2030, ổn định diện tích rừng tập trung.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: tiếp tục phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản bằng
cách áp dụng kỹ thuật và khoa học công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm, tăng cường hiệu quả sử dụng đất bằng nhiều mô hình như: nuôi tôm kết hợp
trông lúa; nuôi thủy sản kết hợp trồng cây ăn trái, kết hợp với đất rừng...Tập trung
khoanh vùng nuôi trồng thủy sản ở các xã Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh Hội.
Đến năm 2020, diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện là 956,43 ha.
- Về đất phi nông nghiệp:
+ Đất ở: cần bố trí quỹ đất đáp ứng cho quá trình gia tăng dân số, cả về đất ở đô
63
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
thị và đất ở nông thôn.
+ Đất chuyên dùng: Để đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến năm 2020
của Thủ tướng Chính Phủ, cần bố trí gia tăng quỹ đất phục vụ cho các mục đích
chuyên dùng như: trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp; đất sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp đặc biệt là đất khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh; đất sử
dụng vào mục đích công cộng như: giao thông, thủy lợi, y tế, văn hóa, giáo dục, năng
lượng, bưu chính, viễn thông... đều bố trí gia tăng để đáp ứng cho phát triển kinh tế và
an sinh xã hội cho người dân. Cố gắng sử dụng triệt để quỹ đất, tránh làm đất bị hoang
hóa trở lại không sử dụng được.
Bảng 2.9. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Hiện trạng năm 2010
STT
Chỉ tiêu
Mã
Tổng diện tích đất tự nhiên
Quy hoạch đến 2020
Định hướng tới 2030
Diện tích
Cơ cấu
Diện tích
Cơ cấu
Diện tích
Cơ cấu
(ha)
(%)
(ha)
(%)
(ha)
(%)
77.414,00
100,00
77.414,00
100,00
77.414,00
100,00
1
Đất nông nghiệp
NNP
70.416,06
90,96
68.789,80
88,86
68.191,31
88,09
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
35.097,35
45,34
33.587,24
43,39
33.037,24
42,68
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
30.052,38
38,82
29.464,03
38,06
29.214,03
37,74
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
30.035,43
38,80
29.447,08
38,04
29.197,08
37,72
1.1.1.1.1
Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
19.565,92
25,27
19.093,00
24,66
18.943,00
24,47
1.1.1.1.2
Đất trồng lúa nước còn lại
LUK
10.469,51
13,52
10.354,08
13,37
10.254,08
13,25
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNC
16,95
0,02
16,95
0,02
16,95
0,02
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
5.044,97
6,52
4.123,21
5,33
3.823,21
4,94
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
34.352,03
44,37
34.246,13
44,24
34.197,64
44,18
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
29.338,84
37,90
29.242,94
37,77
29.194,45
37,71
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
693,36
0,90
693,36
0,90
693,36
0,90
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
4.319,83
5,58
4.309,83
5,57
4.309,83
5,57
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
966,68
1,25
956,43
1,24
956,43
1,24
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
6.997,94
9,04
8.624,20
11,14
9.222,69
11,91
2.1
Đất ở
OTC
825,85
1,07
974,05
1,26
1.170,36
1,51
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
5.550,32
7,17
7.027,38
9,08
7.428,56
9,60
2.3
Đất sông suối và mặt nước CD
SMN
579,93
0,75
579,93
0,75
579,93
0,75
3
Đất chưa sử dụng
CSD
-
-
-
-
-
(Nguồn: Phòng TN- MT huyện U Minh năm 2010)
64
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
Hình 2.21. Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất huyện U Minh đến năm 2020
65
Ngành Quản lý đất đai
SV:Bùi Nhựt Tân
II.3.2.2. Phân vùng định hướng sử dụng tài nguyên đất đến 2020:
Phân vùng sử dụng đất chính là phân chia vùng thành những đơn vị lãnh thổ nhỏ
hơn (có thể gọi là tiểu vùng), dựa trên các đặc trưng về điều kiện tự nhiên và cảnh
quan sinh thái, nhằm mục tiêu khai thác, bố trí và sử dụng từng tiểu vùng một cách
hợp lý và khoa học, trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Mỗi tiểu vùng là một khu vực không gian- địa lý có ranh giới khép kín trên cơ
sở ước định, đảm bảo tính toàn vẹn lãnh thổ;
- Có sự đồng nhất tương đối về loại hình thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, hiện
trạng sử dụng đất hay lớp phủ thực vật;
- Mỗi tiểu vùng có ít nhất một đặc trưng riêng không giống với các vùng khác kế
bên;
- Có sự đồng nhất tương đối về khả năng khai thác, sử dụng, bảo vệ và quản lý;
- Đảm bảo tuân thủ theo chiến lược, đường lối phát triển kinh tế- xã hội của địa
phương như các vấn đề về an ninh lương thực, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh
học, bảo vệ môi trường sinh thái,...
Từ những nguyên tắc trên, qua việc xem xét chất lượng và phân bố quỹ đất (Phần
II.2) và định hướng sử dụng đất của huyện, ta có thể bố trí không gian sử dụng đất
thành 4 tiểu vùng (Bảng 2.10).
Trên cơ sở chồng xếp bản đồ đất năm 2011 và Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, hướng sử dụng đất đến năm 2020 được thể hiện trên Hình 2.22, cụ thể từng
tiểu vùng như sau:
- Tiểu vùng I (Tiểu vùng sản xuất hệ sinh thái ngọt): bao gồm đất có độ mặn ít;
diện tích khoảng 13.000 ha thuộc địa bàn các xã Khánh Tiến, Khánh Hội, một phần xã
Khánh Hòa và Khánh Lâm; bố trí trồng lúa 2 vụ lúa 1 vụ kết hợp nuôi cá đồng, hoặc
lúa – màu và phát triển vườn cây ăn quả;
- Tiểu vùng II (Tiểu vùng ven sông Cái Tàu): bao gồm chủ yếu các loại đất có tầng
phèn hoạt động; diện tích khoảng 16.350 ha phân bố dọc theo hai bên bờ sông Cái Tàu
thuộc xã Khánh An, Nguyễn Phích, một phần xã Khánh Thuận và thị trấn U Minh;
phát triển loại hình lúa- tôm; nuôi tôm chuyên canh;
- Tiểu vùng III (Tiểu vùng lâm nghiệp, lâm – ngư, lâm – nông kết hợp): bao gồm
chủ yếu các đất có tầng phèn hoạt động và mặn ít; diện tích khoảng 47.000 ha; tập
trung ở các lâm ngư trường thuộc các xã Khánh An, Khánh Lâm, Khánh Thuận,
Khánh Hòa và Vườn quốc gia U Minh Hạ; hướng sử dụng chính là vùng rừng kinh tế,
phòng hộ, bảo vệ và ổn định môi trường, trong đó bố trí sản xuất lâm nghiệp kết hợp
trồng lúa và nuôi tôm.
- Tiểu vùng IV (Tiểu vùng rừng phòng hộ ven biển): diện tích khoảng 1.064 ha dọc
theo bờ biển ở 2 xã Khánh Tiến và Khánh Hội, bố trí trồng rừng phòng hộ ven biển,
kết hợp nuôi tôm sinh thái và khai thác thủy hải sản trên ngư trường biển Tây.
66