Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Jacques derrida và giải cấu trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.04 KB, 5 trang )

Jacques Derrida và Giải cấu trúc
27/01/2015 Hunters 0 Comment triết học

Jacques Derrida là một trong những nhà triết học nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Ông cũng là một trong những người sáng
tác nhiều nhất. Đứng tách hẳn ra khỏi các truyền thống và các trào lưu triết học đi trước ông trong nền cảnh trí thức
Pháp (hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh, và cấu trúc luận), ông đã phát triển một chiến lược gọi là “giải cấu trúc”
vào giữa những năm 1960. Mặc dù không thuần túy mang tính phủ định, nhưng giải cấu trúc chủ yếu vẫn liên quan
đến một cái gì đó có giá trị tương đương với một sự phê phán truyền thống triết học phương Tây. Giải cấu trúc được
thể hiện một cách khái quát thông qua việc phân tích các văn bản cụ thể. Nó tìm cách bóc trần, và sau đó lật nhào
nhiều đối lập nhị nguyên khác nhau vẫn là giá đỡ cho những cách thức tư duy chủ đạo của chúng ta – hiện
diện/vắng mặt; nói/viết, …v.v.
Giải cấu trúc tối thiểu liên quan đến hai phương diện: văn chương và triết học. Phương diện văn chương liên quan
đến việc diễn giải văn bản, trong đó hoạt động sáng tạo về cơ bản là phát hiện ra các nghĩa ẩn dấu trong văn bản.
Phương diện triết học quan tâm đến mục tiêu chủ yếu của giải cấu trúc: “siêu hình học của sự hiện diện”, hoặc đơn
giản chỉ là siêu hình học. Bắt đầu từ một quan điểm của Heidegger, Derrida cho rằng siêu hình học tác động đến
toàn bộ triết học từ Plato trở đi. Siêu hình học tạo ra các đối lập nhị nguyên và cài đặt một hệ thống thứ bậc không
may là lại chỉ dành ưu quyền cho một phương diện của mỗi hệ thống phân đôi (hiện diện trước vắng mặt, nói trước
viết, …vv.).
Chiến lược giải cấu trúc là lột trần mặt nạ của các cách thức quá cặn lắng của tư duy, và nó chủ yếu vận hành thông
qua hai bước – đảo ngược các phân đôi và cố gắng làm rã hủy bản thân các phân đôi đó. Chiến lược ấy còn chỉ rõ
là có những yếu tố không thể quyết định được, có nghĩa là có một cái gì đó không thể tương thích với mặt này hoặc
mặt kia của một phân đôi hoặc đối lập. Tính chất không thể quyết định được phản hồi vào giai đoạn sau của phản
ánh Derrida, khi nó được áp dụng để vén mở các nghịch lý gia nhập vào các quan niệm chẳng hạn như quà biểu
hoặc lòng hiếu khách, mà các điều kiện của chúng về tính khả thể đồng thời cũng chính là các điều kiện của chúng
về tính bất khả thể. Vì vậy nó không thể quyết định được liệu hành động biếu tặng đích thực hoặc lòng hiếu khách là
khả thể hay bất khả thể.
Trong giai đoạn này, cha đẻ của giải cấu trúc chú ý đến các chủ đề đạo đức. Đặc biệt là chủ đề về trách nhiệm đối
với kẻ khác (chẳng hạn Chúa hoặc một người yêu thương nào đó) đã khiến cho Derrida rời bỏ tư tưởng cho rằng
trách nhiệm gắn liền với một hành vi mang tính công khai và có thể được biện minh một cách có lý bằng các nguyên
tắc phổ quát. Bằng việc suy ngẫm về các tích truyện thuộc truyền thống Do Thái, ông đã làm sáng tỏ được tính độc
nhất tuyệt đối của trách nhiệm với kẻ khác.


Giải cấu trúc có một tác động to lớn đến tâm lý, lý thuyết văn chương, văn hóa học, ngôn ngữ học, xã hội học, nữ
quyền luận và nhân học. Lơ lửng ở các khoảng cách giữa triết học và phi triết học (hoặc triết học và văn học), không
khó để nhận ra tại sao vấn đề lại như vậy. Tuy nhiên mục đích của bài viết này là cố gắng giới thiệu được ý nghĩa
triết học của tư tưởng Derrida.

1. Cuộc đời và Tác phẩm
Derrida sinh ra trong một gia đình Do Thái tại Algiers năm 1930, trong môi trường có phân biệt đối xử. Trong thực tế
ông đã phải rời bỏ hoặc bị buộc phải rời bỏ ít nhất là hai trường học trong độ tuổi đến trường chỉ đơn giản vì ông là
người Do Thái. Ông đã bị loại khỏi một trường học vì trường đó chỉ được nhận hạn chế 7% người Do Thái, và sau
đó ông rời bỏ một trường học khác vì phong trào bài Semite, gồm cả người Do Thái và Ả Rập. Trong khi Derrida từ
chối bất cứ nhận thức quy giản nào về công trình của ông dựa trên tiểu sử của bản thân ông thì người ta vẫn có thể
cho rằng chính kinh nghiệm cuộc đời ông đã có vai trò to lớn trong sự kháng cự của ông đối với tầm quan trọng của
kẻ ngoài lề, và kẻ khác trong tư tưởng sau này của ông.
Đã hai lần Derrida bị người ta từ chối một vị trí công việc tại ngôi trường Ecole Normale Superieure danh giá (nơi
Sartre, Simone de Beauvoir và đa số trí thức và các học giả nổi tiếng người Pháp bắt đầu sự nghiệp), nhưng cuối
cùng ông cũng được chấp nhận vào thể chế ở độ tuổi 19. Vì vậy, ông rời khỏi Algiers để đến Pháp, và ngay sau đó
ông đã có vai trò chính yếu trong tờ tạp chí cánh tả Tel Quel. Công trình triết học đầu tiên của Derrida là về hiện
tượng học nói chung, và quá trình ông được đào tạo để trở thành nhà triết học chủ yếu là thông qua lăng kính
Husserl. Những nguồn cảm hứng quan trọng khác cho các tư tưởng buổi đầu của ông còn bao gồm Nietzsche,
Heidegger, Saussure, Levinas và Freud. Derrida thừa nhận món nợ với tất cả các nhà tư tưởng đó trong quá trình
xây dựng cách tiếp cận của ông đối với các văn bản, sau đó đã trở nên nổi tiếng là “giải cấu trúc”.
Năm 1967, Derrida đã thực sự trở thành triết gia quan trọng của thế giới. Ông công bố ba văn bản trọng yếu là De la
Grammatologie, L’écriture et la différence, và La Voix et le phénomène. Tất cả các công trình này đều có
ảnh hưởng vì những lý do khác nhau, nhưng nối tiếng nhất vẫn là De la Grammatologie (sẽ được phân tích kỹ
hơn trong bài viết này). Trong De la Grammatologie, Derrida đã khai mở và sau đó đào sâu vào sự đối lập nói/viết


mà ông cho là một nhân tố có ảnh hưởng lớn trong tư tưởng phương Tây. Mối bận tâm của ông với ngôn ngữ trong
văn bản này rất điển hình cho các công trình ban đầu của ông, và kể từ khi công bố các văn bản này và các văn bản
chủ yếu khác, gồm có La Carte postale. Paris: Flammarion;Spectres de Marx. Paris: Galilée; Politiques de

l’amitié. Paris: Galilée), giải cấu trúc đã dần dần vận động từ việc đóng vai trò chủ yếu ở Châu Âu lục địa đến việc
trở thành một tay chơi quan trọng trong bối cảnh triết học Anglo – American. Đặc biệt là trong lĩnh vực phê bình văn
chương, và nghiên cứu văn hóa, phương pháp phân tích văn bản của giải cấu trúc đã gợi hứng cho các lý thuyết gia
như Paul de Man. Derrida cũng đã từng giảng dạy tại nhiều đại học trên khắp thế giới. Ông mất năm 2004.
Giải cấu trúc thường xuyên là chủ đề của một cuộc tranh luận nào đó. Khi Derrida được trao học vị tiến sĩ danh dự
tại Cambridge năm 1992, đã có những tiếng gào rú phản đối của nhiều nhà triết học “phân tích”. Từ đó Derrida cũng
có nhiều cuộc đối thoại với các nhà triết học như John Searle [Derrida J. 1998], trong đó giải cấu trúc đã bị chỉ trích
thẳng thừng, mặc dù đôi khi thật không công bằng. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng từ ác cảm của các nhà tư tưởng
ấy là giải cấu trúc đã thách thức triết học truyền thống ở một số cách thức quan trọng, và phần sau của bài viết này
sẽ làm sáng tỏ lý do tại sao lại như vậy.

2. Chiến lược giải cấu trúc
Derrida, giống như nhiều lý thuyết gia Châu Âu đương đại luôn bận tâm với việc đào sâu vào các khuynh hướng đối
lập đã xuất hiện rất nhiều trong truyền thống triết học phương Tây. Trong thực tế, nhị nguyên luận chính là thực đơn
chính của giải cấu trúc, vì không có các hệ thống phân cấp và trật tự phụ thuộc thì có lẽ nó chẳng còn đất mà len
vào. Giải cấu trúc là ký sinh ở chỗ thay vì tán thành một đại tự sự khác, hoặc lý thuyết về bản chất của thế giới trong
đó chúng ta tham dự thì nó lại tự gò mình vào việc vặn vẹo các đại tự sự đã có, và vào việc vạch trần các hệ thống
thứ bậc nhị nguyên luận mà người ta che đậy. Trong khi yêu sách của Derrida về việc ai đó đơn độc nói bên lề triết
học bị đặt vấn đề nghi ngờ thì việc xem xét các yêu sách này lại rất quan trọng. Giải cấu trúc, một thứ gì đó bỉ ổi, là
loại triết học chẳng nói về điều gì. Ở mức độ nhất định, có thể thấy rằng các mối quan tâm của Derrida thường mang
tính triết học, thì rõ ràng chúng lại không phải là hiện tượng học (ông đảm bảo với chúng ta rằng công trình của ông
được đọc đặc biệt chống Husserl, Sartre, và Merleau – Ponty) và chúng cũng không mang tính hữu thể học.
Giải cấu trúc, và nhất là giải cấu trúc sớm, vận hành bằng việc dấn thân vào các phân tích bền bỉ về các văn bản
riêng biệt. Nó cam kết với việc phân tích ngặt nghèo nghĩa đen của một văn bản, nhưng cũng vẫn cam kết với việc
phát hiện, trong đó nghĩa, có lẽ ở những góc khuất của văn bản (kể cả các chú thích), các vấn đề nội tại thực sự
hướng đến các nghĩa thay thế. Vì vậy, giải cấu trúc phải thiết lập một phương pháp luận soi xét kỹ càng đến những
vấn đề đáng chú ý mang tính mâu thuẫn rõ ràng (tính tương đồng và khác biệt) và một cách đọc về bất cứ văn bản
derridienne nào có thể chỉ tái xác nhận khía cạnh nhị nguyên này. Derrida nói về khía cạnh đầu của chiến lược giải
cấu trúc như là cái gì đó na ná với tính trung thực và một “khát vọng trở nên trung thực đối với các chủ đề và những
đức tính táo gan của một suy tưởng” [Derrida J. (1967) 1978, p.84]. Tuy nhiên, đồng thời, giải cấu trúc cũng nổi

tiếng vay nợ từ quan niệm “destruktive retrieve” – phục hủy của Martin Heidegger, và tìm cách khai mở các văn bản
cho các nghĩa thay thế và thường bị kìm nén, tối thiểu thì cũng ngoại cư bộ phận đối với truyền thống siêu hình (cho
dù cũng luôn luôn đính hôn bộ phận với nó). Khía cạnh bạo lực và tràn lấn của giải cấu trúc được minh họa bằng sự
thúc đẩy nhất quán của Derrida để “sáng tạo bằng ngôn ngữ riêng của bạn nếu bạn có thể, hoặc muốn nghe ngôn
ngữ của tôi; hãy sáng tạo nếu bạn có thể, hoặc muốn làm cho ngôn ngữ của tôi hiểu được” [Derrida J. 1996, p.
57]. Khi gợi ý rằng một diễn giải đáng tin cậy về ông phải vượt khỏi ông, Derrida đã cài đặt để sự sáng tạo thành một
khía cạnh cực kỳ quan trọng của bất cứ cách đọc giải cấu trúc nào. Ông thiên về việc đưa ra những gợi ý hiểm hóc
như “hãy đến đó, nơi bạn không thể đến, với cái bất khả, đó thực sự là cách duy nhất để đến hoặc đi” [Derrida J.
1995, p.75], và cuối cùng, công lao của một cách đọc giải cấu trúc bao gồm trong việc tiếp xúc sáng tạo với một
văn bản khác không thể được coi là chỉ có tính trung thực hoặc là một sự vượt lấn tuyệt đối, mà đúng ra thì nó dao
động giữa các nhu cầu nhị nguyên này. Tuy nhiên điều hấp dẫn về giải cấu trúc là ở chỗ mặc dù sự thật thì các diễn
giải của Derrida về các văn bản cụ thể hoàn toàn triệt để, nhưng vẫn thường khó định vị được chính xác việc bình
giải một văn bản kết thúc ở đâu, và đâu là nơi bắt đầu của khía cạnh quyết liệt hơn của giải cấu trúc. Derrida luôn
luôn ngang ngạnh áp đặt những cách gọi “văn bạn của tôi”, “văn bản của anh” một cách quá lố trong các “văn bản”
của ông. Đó một phần là vì thậm chí sẽ là có vấn đề khi nói về một “công trình” giải cấu trúc, vì giải cấu trúc chỉ làm
sáng tỏ cái đã được bộc lộ trong chính văn bản đó rồi. Toàn bộ các yếu tố của một can thiệp giải cấu trúc cư ngụ
trong “các nền tảng bị lờ đi” của một hệ thống vẫn đang tồn tại [Derrida J. 1989, p.72], và phương trình này không
bị thay đổi bằng bất cứ một phương cách quan trọng nào cho dù “hệ thống” đó, cái hệ thống phải chứa đựng cái dấu
vết phi-siêu hình của nó, hoặc các văn bản của một nhà tư tưởng cụ thể nào đó, cái hệ thống phải luôn luôn chứng
thực về cái mà người ta đang cố loại trừ ấy có được hiểu là siêu hình học nói chung hay không [Derrida J. 1989,
p.73].
Tất nhiên, cuối cùng đây là những chủ đề được phản ánh bởi Derrida, và chúng có một hệ quả trực tiếp đối với cấp
độ siêu lý thuyết. Ở mức độ tối thiểu, chúng ta có thể quy chiếu vào các lập luận riêng của Derrida, và cần phải thừa
nhận rằng chúng luôn luôn xoắn xuýt với các lý lẽ về bất kỳ ai, hoặc bất kỳ cái gì mà ông tìm cách giải cấu trúc.
Chẳng hạn Derrida cho rằng sự phê phán của ông về cái thời khắc Husserlian “bây giờ” thực sự dựa trên các nguồn
trong các văn bản của chính Husserl, đã nuốt mất cái tự hiện diện mà ông cố gắng bảo vệ [Derrida J. 1967, 1973. tr.
64-66]. Nếu quan điểm của Derrida chỉ đơn giản là hiện tượng học Husserl kiên định các kết luận cho rằng Husserl
đã không nhận ra được, thì Derrida hình như lại có thể chối bỏ bất cứ lập trường bản thể luận hoặc tiên nghiệm siêu



việt nào. Đó chính là lý do tại sao mà ông lại cho rằng công trình của ông đã chiếm được vị trí bên lề triết học, chứ
không phải chỉ đơn giản thực chất nó là triết học.

Giải cấu trúc cho rằng trong bất kỳ văn bản nào cũng đều chắc chắn có những điểm mập mờ và tính “bất khả quyết
định” luôn phản bội bất kỳ nghĩa bền vững nào mà một tác giả có thể tìm cách để áp đặt vào văn bản của mình. Quá
trình viết luôn luôn bộc lộ ra cái đã bị kìm nén, bao gồm cái đã được phơi bày, và nói chung luôn tuyệt giao với chính
những đối lập được cho là duy trì bản thân nó. Chính vì vậy mà “triết học” Derrida, về phương diện văn bản, cũng
như tình trạng luôn thay đổi các thuật ngữ chủ chốt, lại quá dựa vào kẻ nào, cái gì, vì khi dựa vào kẻ nào hoặc cái gì
mà ông đang tìm kiếm để giải cấu trúc thì chính cái điểm mập mờ đó sẽ luôn luôn bị đặt trong một vị trí khác biệt.
Điều đó cũng đảm bảo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm mô tả giải cấu trúc là gì thì đều phải rè chừng. Không có gì
mang tính phản đề đối với ý định đã được tuyên của giải cấu trúc hơn là nỗ lực ấy nhằm xác định nó thông qua câu
hỏi siêu hình học dứt khoát “giải cấu trúc là gì?”. Ở đây rõ ràng có chứa đựng một nghịch lý liên quan đến việc cố
hạn chế giải cấu trúc vào một mục đích cụ thể và bao quát [Derrida J. 1976, 1994. tr.19], khi nó được khẳng định dựa
trên khát vọng bạch hóa cho chúng ta cái tout autre hoàn toàn khác, và để ngỏ trước chúng ta những khả tính khác
nhau. Đồng thời việc diễn giải này sẽ khởi động cái rủi ro của việc bỏ qua nhiều nghĩa trong giải cấu trúc của
Derrida, và điều khác biệt được thừa nhận rộng khắp giữa các công trình sớm và muộn của Derrida chỉ là ví dụ rõ
ràng nhất về những khó khăn liên quan đến quan niệm cho rằng “giải cấu trúc nói thế này”, hoặc “giải cấu trúc cấm
ngặt thế kia”.
Điều đó có nghĩa là bất kỳ một đặc điểm định nghĩa nào về giải cấu trúc cũng đều phải lưu ý. Chẳng hạn tính hoàn
toàn mạo hiểm của Derrida là dựa vào niềm tin cho rằng các nhị nguyên luận đều hiện diện một cách không thể khác
được trong nhiều nhà triết học và các nghệ sỹ mà ông xem xét. Trong khi đó một số nhà triết học lại cho rằng ông là
một nhà tiểu cải cách khi nói về truyền thống triết học phương Tây, đó chính là cách hiểu của ông về truyền thống
này như là một kẻ truyền tin và cung cấp công cụ cho một phản ứng giải cấu trúc. Vì vậy rất cần xem xét tóm tắt mục
đích của giải cấu trúc derridienne – cái siêu hình học của sự hiện diện, hoặc một cái gì đó đồng nghĩa, đó là ngôn trí
trung tâm [logocentrism].
Siêu hình của Hiện diện/Ngôn trí trung tâm
Derrida sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để mô tả cái mà ông coi là [những] phương thức cơ bản của tư duy
thuộc truyền thống triết học phương Tây. Các phương thức đó gồm có: ngôn trí trung tâm, dương vật trung tâm, và
có lẽ nổi tiếng nhất, siêu hình học về sự hiện diện, nhưng cũng thường gọi đơn giản là “siêu hình học”. Tất cả các
thuật ngữ này đều có nghĩa hơi khác nhau. Ngôn trí trung tâm nhấn mạnh vào vai trò đặc quyền của ngôn trí logos,

hoặc diễn ngôn, được truyền thống phương Tây tiếp hợp. Dương vật trung tâm hướng về ý nghĩa to lớn của đặc
quyền phụ quyền.
Các quy chiếu dai dẳng của Derrida với siêu hình học hiện diện chủ yếu vay mượn từ công trình của Heidegger.
Heidegger kiên định rằng triết học phương Tây luôn nhất quán ban đặc ân cho cái là, hoặc cái thể hiện ra, và quên
bẵng không chú ý đến cái mâu thuẫn đối với sự xuất hiện đó. Nói cách khác, bản thân hiện diện là được đặc quyền
hơn là cái cho phép sự hiện diện trở nên khả thể – và cũng bất khả thể, đối với Derrida. Tuy nhiên, các thuật ngữ phỉ
báng này được thống nhất trong một phạm vi rộng lớn của thuật ngữ “siêu hình”. Vì vậy, điều mà Derrida định nói
bằng siêu hình học là gì?
Trong Lời bạt cho Limited Inc., [Derrida J. 1998], ông cho rằng siêu hình học có thể được định nghĩa là:
“Hành động phiêu lưu “mang tính chiến lược”, “lý tưởng” quay trở về với nguồn cội hoặc với một tư tưởng ưu tiên
còn đơn sơ, nguyên vẹn, chuẩn thường, thuần túy, mực thước, tự đồng nhất, để rồi tư duy trong khuôn khổ truy tìm
khởi nguồn, sự phức tạp, quá trình suy thoái, sự cố, …v.v. Tất cả các nhà phê bình, từ Plato đến Rousseau,
Descartes đến Husserl đều vượt lên theo con đường này, bằng cách thừa nhận thiện có trước ác, tích cực có trước
tiêu cực, cái thuần khiết có trước cái ô uế, cái đơn giản có trước cái phức tạp, cái bản chất có trước cái ngẫu nhiên,
cái được mô phỏng có trước cái mô phỏng, …v.v. Và đó không chỉ là một hành vi siêu hình duy nhất trong số các
hành vi khác, mà nó là tình trạng khẩn cấp thường hằng nhất, sâu sắc nhất và có uy lực nhất” [Derrida J. 1998,
tr.236].
Vậy là theo Derrida thì siêu hình học liên quan đến việc cài đặt các hệ thống phân cấp và các trật tự của sự phụ
thuộc trong các nhị nguyên luận khác nhau mà nó phải đối đầu [Derrida J. 1982, tr. 195]. Hơn nữa, tư duy siêu hình
học ưu tiên cho sự hiện diện và tính thuần khiết được trả giá bằng cái ngẫu nhiên và cái phức tạp, chỉ được coi là
những dị thường không quan trọng đối với việc phân tích triết học. Vậy thì về cơ bản, tư duy siêu hình học luôn luôn
ban đặc ân cho một phía của một cặp đối lập, và bỏ qua hoặc gạt ra ngoài lề mặt còn lại của cặp đối lập đó.
Bằng một nỗ lực khác nhằm giải thích cách xử lý và mối quan tâm của giải cấu trúc đối với các đối lập, Derrida cho
rằng “Một cặp đối lập của các khái niệm siêu hình (nói/viết, hiện diện/vắng mặt, …v.v.) không bao giờ là mặt đối mặt
của hai giới hạn, mà là một sự phân cấp và một trật tự phụ thuộc. Giải cấu trúc không thể tự giới hạn hoặc vượt lên


một cách trực tiếp trở thành trung tính hóa: nó phải, bằng một hành vi kép, một khoa học kép, một văn bản kép, thực
hành một cuộc lật nhào cái đối lập cổ điển, và thay thế toàn bộ hệ thống. Trong hoàn cảnh đơn độc đó giải cấu trúc
sẽ cung cấp phương cách can thiệp vào lĩnh vực của các đối lập mà nó phê phán” [Derrida J. 1982, tr.195]. Để hiểu

rõ hơn về “phương pháp luận” nhị nguyên này – và đó cũng chính là giải cấu trúc khái niệm phương pháp luận vì nó
không còn tin vào khả tính của một kẻ quan sát tuyệt đối ngoại tại đối với đối tượng/văn bản được xem xét nữa –
việc xem xét một ví dụ về loại giải cấu trúc này sẽ trở nên hữu ích đối với trường hợp Nói/Viết dưới đây.
3. Các thuật ngữ chủ chốt trong các công trình ban đầu
Các thuật ngữ của Derrida thay đổi theo mỗi văn bản ông viết ra. Đây cũng chính là một phần trong chiến lược giải
cấu trúc của ông. Ông tập trung vào các đề tài hoặc các từ đặc biệt trong một văn bản nhấn mạnh đến ý hướng dứt
khoát hơn của văn bản đó vì tính mơ hồ của chúng. Không thể đề cập hết được các từ và đề tài ấy, vì chỉ riêng tiếng
Anh, ông đã công bố khoảng 60 văn bản, vì vậy bài viết này chỉ đề cập đến một số thuật ngữ và tân dụng ngữ chủ
chốt nhất từ các tư tưởng ban đầu của ông mà thôi.
Nói/Viết
Cặp đối lập nổi bật nhất trong các công trình sớm của Derrida liên quan đến nói và viết. Ngược lại, theo ông, các nhà
tư tưởng như Plato, Rousseau, Saussure, và Levi-Strauss, đều gièm pha các từ được viết và việc nói đã được xác
định giá trị, như một kiểu dẫn nghĩa thuần túy nào đó. Lập luận của họ là trong khi các từ được nói là những biểu
tượng của kinh nghiệm tinh thần, thì những từ được viết lại là những biểu tượng của một biểu tượng đã có. Với tư
cách là những biểu trưng của việc nói, chúng là phái sinh mang tính hai mặt, và một lần nữa hoàn toàn tách biệt khỏi
tính thống nhất với tư tưởng riêng của người ta. Không đi vào chi tiết liên quan đến các cách thức mà các nhà tư
tưởng ấy bắt đầu biện minh cho loại đối lập phân cấp này, điều quan trọng cần nhớ là chiến lược giải cấu trúc đầu
tiên là đảo ngược các cặp đối lập hiện có này. Vì vậy, trong Nguyên bản học [De Grammatologie] Derrida đã cố
gắng chứng minh rằng cấu trúc của việc văn bản và văn phạm lại quan trọng hơn và thậm chí còn “lâu đời” hơn cái
cấu trúc thuần túy giả định của tự – hiện diện được coi là tiêu biểu của việc nói.
Chẳng hạn trong toàn bộ chương Khóa giảng về ngôn ngữ đại cương của mình, Ferdinand de Saussure đã cố
gắng giới hạn ngôn ngữ học vào ngữ âm học và những từ có thể nghe rõ [24], thậm chí ông còn đi xa đến mức cho
rằng “nói và viết là hai hệ thống ký hiệu khác biệt nhau: hệ thống viết tồn tại chỉ với mục đích duy nhất là thể hiện hệ
thống nói”.
Saussure kiên định rằng ngôn ngữ có một truyền thống khẩu ngữ độc lập với viết, và chính vị trí độc lập đó có thể
tạo ra được một khoa học nói thuần túy. Derrida nhất quyết không đồng ý với hệ thống thứ bậc này và thay vào đó,
ông cho rằng toàn bộ những gì có thể được khẳng định về viết – chẳng hạn, đó là tính dẫn xuất và chỉ quy về các ký
hiệu khác – thì cũng thực sự ngang bằng với nói. Nhưng cũng như việc phê phán một lập trường về các tiền giả định
không thể chứng minh nào đó, bao gồm cả tư tưởng cho rằng chúng ta tự đồng nhất với bản thân mình trong việc tự
“nghe” mình tư duy, Derrida đã chứng minh rõ ràng một trật tự thứ bậc như vậy là không thể đứng vững được từ

trong chính văn bản của Saussure. Ai cũng biết rằng Saussure là người đề xướng luận đề thường được quy thành
“tính chất võ đoán của ký hiệu”, và điều đó khẳng định, bằng cách đơn giản hóa đáng kể vấn đề, là cái biểu nghĩa
không có mối quan hệ cần thiết với cái được biểu nghĩa. Saussure đã rút ra nhiều hệ quả từ lập trường này, nhưng
như Derrida đã chỉ rõ, quan niệm ấy về tính võ đoán và về “các thể chế phi động lực” của các ký hiệu có vẻ khước từ
khả tính của bất kỳ gắn kết tự nhiên nào [Derrida J. 1976, 1994, tr.44]. Hơn nữa, nếu ký hiệu là võ đoán và né tránh
bất kỳ quy chiếu cơ bản nào với hiện thực thì dường như bất cứ loại ký hiệu nào (chẳng hạn ký hiệu nói) lại có thể
không tự nhiên hơn loại ký hiệu khác (chẳng hạn ký hiệu viết). Tuy nhiên đúng ra thì cái tư tưởng về sự gắn kết tự
nhiên ấy, mà Saussure dựa vào để cho rằng “sự gắn kết tự nhiên” của chúng ta với âm thanh [25] và quan điểm của
ông cho rằng các âm thanh liên hệ mật thiết với các tư tưởng của chúng ta hơn là từ được viết ra vì vậy đã phản lại
chính cái nguyên lý cơ bản của ông liên quan đến tính võ đoán của ký hiệu rồi.
Cổ bản Archi-écriture
Trong Nguyên bản học và những công trình khác nữa, Derrida cho rằng sự hình thành nghĩa, được quan niệm
rộng rãi là luôn liên quan đến các ký hiệu khác, và người ta không bao giờ có thể chạm tới được một ký hiệu chỉ liên
quan đến chính bản thân nó. Theo ông, “viết không phải là ký hiệu của ký hiệu trừ khi người ta nói rằng nó thuộc về
toàn bộ các ký hiệu, có lẽ là chân thật một cách sâu sắc hơn nhiều” [Derrida J. 1976, 1994, tr.43], và quá trình quy
chiếu vô tận này, cái quá trình không bao giờ đạt tới được nghĩa tự thân, thì lại chính là quan niệm về “viết” mà ông
muốn nhấn mạnh. Đây không phải là viết được hiểu theo nghĩa hẹp, như được ghi chép lại theo nghĩa đen trên một
trang giấy, mà là cái ông gọi bằng thuật ngữ Archi-écriture “cổ-bản”, nhưng đó là gì. Archi-écriture cổ-bản liên quan
đến một quan niệm phổ quát về viết là sự tuyệt giao mà văn bản viết đưa vào giữa cái có ý định được truyền đạt và
cái thực sự được truyền đạt là tiêu biểu cho một sự tuyệt giao cội nguồn làm cho mọi thứ mà người ta mong muốn
giữ cho bất khả xâm phạm, bao gồm cả quan niệm tự – hiện diện trở nên đau đớn.
Sự tuyệt giao cội nguồn mà Archi-écriture “cổ-bản” quy về này có thể được chia tách để thể hiện hai khẳng định liên
quan đến sự phân biệt về không gian và sự trì hoãn về thời gian. Để diễn giải khẳng định đầu tiên, Derrida nhấn
mạnh vào cách thức mà viết phân biệt với chính bản thân nó bằng cách đơn giản cho rằng viết, và bằng việc mở
rộng thì toàn bộ việc lặp lại, chính là sực chia tách (được phân biệt) bằng sự vắng mặt làm cho nó trở nên cần thiết.
Ví dụ chúng ta viết ra một cái gì đó vì ta có thể quên ngay nó, hoặc để truyền đạt một cái gì đó cho một ai đó không
ở bên cạnh ta. Theo Derrida, toàn bộ việc viết, để trở thành chính bản thân nó, phải có thể vận hành trong sự vắng


mặt của bất kỳ một kẻ nhận đã được xác định về phương diện kinh nghiệm [Margins of Philosophy, trans. Bass,

Chicago: University of Chicago Press, 1982, p. 375]. Derrida cũng coi sự trì hoãn là điển hình của cái được viết ra và
để tăng cường cho cái mà nghĩa của một văn bản nào đó không bao giờ hiện diện, không bao giờ được nắm bắt
hoàn toàn bởi sự nỗ lực của một nhà phê bình nhằm trói chặt được nó. Nghĩa của một văn bản thường hằng phụ
thuộc vào những dị niệm của tương lai, nhưng khi cái gọi là tương lai ấy tự “hiện diện” (nếu ta cố gắng và giới hạn
cái tương lai ấy bằng cách quy chiếu vào một niên đại hoặc một sự kiện cụ thể) thì nghĩa của nó không được hiện
thực hóa ngang nhau, mà tùy thuộc vào một tương lai khác có thể cũng không bao giờ hiện diện. Chiếc chìa khóa để
mở một văn bản thậm chí không bao giờ hiện diện đối với bản thân tác giả, vì cái được viết ra luôn luôn trì hoãn
nghĩa của nó. Hệ quả là chúng ta không thể đơn giản đề nghị Derrida giải thích chính xác điều mà ông nói bằng việc
gợi ý rằng cái ẩn ý hiểm hóc đã được tuyên là “Il n’y a pas de hors-texte” – không có gì khác ngoài văn bản [De
la Grammatologie, p.158]. Bất kỳ một từ mang tính diễn giải nào mà Derrida có thể xuất trình thì bản thân chúng
đều đòi hỏi phải được diễn giải thêm. Vì vậy cần phải nhấn mạnh rằng quan điểm của Derrida không quá coi mọi thứ
chỉ đơn giản là ký hiệu học hoặc ngôn ngữ học – vì đó là thứ mà ông dứt khoát khước từ – nhưng những quá trình
phân biệt và trì hoãn được phát hiện ra trong biểu trưng ngôn ngữ học thì lại trở thành triệu chứng của một tình
huống chung rộng hơn khiến cho mọi thứ phải đau đớn, kể cả thể giác lẫn tri giác]. Vì vậy khái niệm mang tính khái
quát hơn về viết, Archi-écriture “cổ-bản” lại quy về cái cách thức trong đó cái được viết ra có thể chỉ vì sự trì hoãn
mang tính “cội nguồn” này của nghĩa, là cái đảm bảo rằng nghĩa có thể dứt khoát không bao giờ hiện diện. Cùng với
khía cạnh phân biệt mà chúng ta đã thấy ông cam kết, và sau đó mở rộng khỏi các giới hạn truyền thống viết, ông
bắt đầu mô tả hai quá trình trùng lặp này thông qua cái tân dụng ngữ nổi tiếng nhất của ông, đó là: différance.
Derrida tìm cách phá vỡ cấu trúc luận. Ông chỉ ra rằng nếu cái biểu nghĩa đòi hỏi nghĩa thông qua những khác biệt
của chúng với cái biểu nghĩa khác thì không có lý do tại sao quá trình này lại không tiếp tục mãi mãi. Mỗi cái biểu
nghĩa đều hướng đến một cái được biểu nghĩa, nghĩa của nó, đó là tự thân một cái biểu nghĩa khác, và cho đến vô
cùng. Không có một điểm dừng chủ yếu trong ngôn ngữ, mà chỉ có cái Derrida gọi là “trò chơi bất tận”, những trật
trẹo vô tận thông qua đó người ta tìm kiếm nghĩa, nhưng không bao giờ tìm được.
Cách duy nhất để dừng cuộc chơi khác biệt này là khi có cái mà Derrida gọi là “được biểu nghĩa tiên nghiệm siêu
việt” – một nghĩa tồn tại bên ngoài ngôn ngữ và vì vậy mà không đáng tin đối với quá trình phá vỡ thường hằng vốn
có trong việc hình thành nghĩa. Nhưng cái được biểu nghĩa siêu vượt tiên nghiệm kia không phải là gì khác ngoài
một ảo tưởng, được duy trì bởi “siêu hình học của hiện diện”, niềm tin vào trung tâm điểm của truyền thống triết học
châu Âu mà chúng ta có thể có lối tiếp cận trực tiếp với thế giới một cách độc lập bằng những cách khác nhau. Với
lập luận này cái bắt đầu trở nên nổi tiếng là hậu cấu trúc luận đã được hình thành.
Câu nói nổi tiếng nhất của Derrida “Il n’y a pas de hors-texte – Không có gì khác ngoài văn bản” phải được hiểu

trong ngữ cảnh này. Đúng ra ông đã nói rằng khi bạn coi ngôn ngữ là sự vận động thường hằng của những khác biệt
trong đó không có điểm dừng chính yếu, thì bạn không thể viện tới tính hiện thực như là một chốn nương thân độc
lập của ngôn ngữ được. Mọi thứ đều đòi hỏi tính không bền vững và tính mơ hồ mà Derrida khẳng định là cố hữu
trong ngôn ngữ [Callinicos A. 2004. Derrida and “The Text”].
Jack Reynolds
Hà Hữu Nga dịch



×