Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận tình huống y tế QLNN ngạch chuyên viên .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.1 KB, 19 trang )

1

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH QUẢNG NAM

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

“TÌNH HUỐNG XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI
NGƯỜI VI PHẠM BÁN THUỐC Y DƯỢC KHI
CHƯA CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ.”

Người thực hiện:
Lớp: Quản lý Nhà Nước – Ngạch chuyên viên.
Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế huyện .

Quảng Nam, tháng 05 năm 2016


2


3

PHỤ LỤC
Mở đầu: Nêu tính cấp thiết/sự cần thiết của tình huống lựa chọn………...1
Phần I: Mô tả tình huống (thời gian, địa điểm và sự kiện làm xuất hiện
tình huống)………………………………………………………………………...3
Phần II: Giải quyết tình huống
1. Phân tích tình huống…………………………………………………….4
2. Phân tích nguyên nhân tình huống ……………………………………….6
3. Hậu quả của tình huống…………………………………………………...6
Phần III: Xác định mục tiêu xử lý tình huống…………………….…………7


Phần IV: Xây dưng, phân tích lựa chọn phương án giải quyết tình huống….8

1. Xây dựng phương án:…………………………………………………….8
1.1.Phương án 1: .............................................................................................8
1.2. Phương án 2:.............................................................................................9
2. Lựa chọn phương án tối ưu………………………………………………..9
Phần V: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án
1.Lập kế hoạch

………………….....10

…………………………..……………………………….10

2.Tổ chức thực hiện ..……………………..……………………………….11
Phần VI: Kết luận và kiến nghị
1.Kết luận
2.Kiến nghị

………………………………………......14

………………………………………………………………...14
…………………………………………………………….....15


4

MỞ ĐẦU
Mỗi khi đề cập đến sức khỏe, chúng ta thường nghe những câu nói như: “Sức
khỏe là vàng”, “Chúng ta thường mơ ước rất nhiều điều, nhưng khi bệnh tật chúng
ta chỉ còn ước một điều duy nhất, đó là có sức khỏe”. Sức khỏe là một tài sản vô

giá của con người, có sức khỏe là có tất cả. Nhưng không phải ai cũng hiểu được
giá trị đó, bởi quy luật “Sinh, lão, bệnh, tử” không ai có thể tránh khỏi. Do vậy khi
bị ốm đau, bệnh tật cần phải dùng thuốc để chữa bệnh, nhưng dùng thuốc như thế
nào cho có hiệu quả thì không phải ai cũng hiểu được. Việc sử dụng thuốc cần phải
có một đội ngũ thầy thuốc giỏi, chuyên sâu về nghiệp vụ mới hiểu rõ được tính
năng, tác dụng của thuốc và sử dụng một cách an toàn, hợp lý, có hiệu quả, bởi vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương xã hội hoá công
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, mục tiêu chung là "Phấn đấu để mọi người dân
được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng
các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn,
phát triển tốt về tinh thần giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và
phát triển giống nòi”. [9]
Việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế đã góp phần đẩy mạnh xã hội hoá
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; người dân có điều kiện chọn lựa
cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bán thuốc phù hợp với từng loại bệnh và khả năng
kinh tế của mình. Các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân đã tạo kiện cho người
bệnh phát hiện bệnh tật sớm từ ban đầu, có thuốc điều trị đúng và được chữa bệnh,
chăm sóc và theo dõi thường xuyên, kịp thời; góp phần làm giảm bớt sự quá tải
trong các bệnh viện công lập. Sự phát triển các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân


5
cũng là động lực thúc đẩy để các cơ sở Nhà nước phải có sự chuyển biến mạnh mẽ
hơn về chất lượng phục vụ, nâng cao trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của người bệnh. Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn bộc lộ một số mặt
tiêu cực như: Hành nghề y, dược không có bằng cấp chuyên môn, không có chứng
chỉ và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề...

[8]


, khiến cho người bệnh không

biết là họ đang sử dụng loại thuốc gì, nguy hiểm nhất là người bán cũng không biết
được tác dụng và chỉ định của loại thuốc mà mình đem bán.
Kinh doanh thuốc là một trong những ngành nghề kinh doanh mang lại lợi
nhuận cao nhưng cũng không phải ai cũng kinh doanh được. Nhiều cơ sở sản xuất,
kinh doanh đã coi thường tính mạng của con người, nhằm thu lợi nhuận, làm ảnh
hưởng không nhỏ tới sức khỏe và đời sống của nhân dân.
Đứng trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng có liên quan đã phải
trăn trở để tìm ra những giải pháp để giải quyết vấn đề này ngày càng có hiệu quả,
nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân tốt hơn.
Quảng Nam là một tỉnh miên trung có nhiều huyện miền núi của đất nước
mặt bằng dân trí nhìn chung còn thấp và chênh lệch; do đó, mặc dù nhu cầu được
chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, nhưng người dân lại luôn tìm đến những cơ sở
“chui” để được khám, mua thuốc trị bệnh cho mình miễn sao nhanh chóng, thuận
tiện là được. Mặt khác, do mạng lưới Thanh tra y tế chủ yếu là ở Phòng Thanh tra
của Sở y tế, không có Thanh tra viên ở các huyện trực thuộc nên rất khó kiểm soát
hoạt động hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn.
Phước Sơn là một huyện miền núi. Trong khi đó, công tác quản lý hành nghề
y, dược do Phòng y tế đảm nhận và không có đội ngũ Thanh tra viên chuyên ngành
nên việc xử lý vi phạm còn bất cập. Những năm qua, các ngành chức năng đã thanh
tra, kiểm tra hành nghề y, dược tư nhân thường xuyên. Tuy nhiên do nhiều yếu tố,
việc tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm vẫn còn lúng túng. Trên
địa bàn Huyện, hiện nay vẫn còn những cơ sở vi phạm hành nghề, đặc biệt là trong


6
lĩnh vực hành nghề y học cổ truyền với các bài thuốc không rõ thành phần. Những
cơ sở tư nhân này hoạt động thu hút không ít người bệnh đến khám và điều trị. Thế

nhưng trong thời gian khá dài, phòng y tế và chính quyền địa phương không quản
lý được các hoạt động hành nghề y học cổ truyền theo kinh nghiệm "gia truyền"
này; bởi họ luôn lẫn tránh, không chịu hợp tác, trốn tránh sự thanh tra, kiểm tra,
quản lý về chuyên môn theo lĩnh vực chuyên ngành...Vì vậy, tôi làm tiểu luận tình
huống “Xử phạt hành chính đối với người vi phạm bán thuốc y dược khi chưa
được cấp phép hành nghề” với mong muốn mọi người có thể hiểu sâu hơn tại sao
một số dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân theo phương pháp đông y "gia truyền"
không hiệu quả, không được cấp phép vẫn còn tồn tại.
PHẦN I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG LỰA CHỌN
Một đêm trực vào tết Đoan Ngọ 2014, tôi đang ngồi trong phòng trực khoa
Cấp cứu - Hồi sức tích cực và chống độc, thì có một người đàn ông bước vào. Ông
ta giới thiệu: “Tôi là Huỳnh Văn T, vợ tôi bị bệnh hen phế quản (suyễn) đã 12 năm
rồi, người bà ấy cứ như là dự báo thời tiết, cứ về mùa lạnh là lại lên cơn hen suyễn,
khó thở lắm bác sỹ ạ. Tôi được cô X ở cạnh bên nhà mách bảo, có một lương y tên
là Trần Văn A cư trú tại xã Y chuyên chữa bệnh hen phế quản, tổ đỉa, chàm, vẩy
nến, trĩ... bằng thuốc gia truyền rất hiệu nghiệm. Hồi trưa nay, tôi đã đến đó mua 05
gói thuốc với giá 50.000đ/gói, về đến nhà đưa cho vợ tôi uống, nhưng bà ấy nói
không uống và nói rằng ông có hiểu gì về thuốc đâu mà đã mua cho tôi uống, lỡ nó
xảy ra tai biến thì ân hận. Tốt nhất ngày mai ông đến hỏi Bác sỹ Chín, là người
quen của mình xem thế nào rồi hãy cho tôi uống thuốc. Thế rồi, tối nay tôi tranh thủ
đến gặp bác sỹ để hỏi ý kiến. Nói thật với Bác sỹ, tôi đã đưa bà nhà tôi đi khám
bệnh rất nhiều nơi và cũng uống rất nhiều loại thuốc nhưng bệnh vẫn không khỏi,
nhất là những khi trái gió trở trời, thì bệnh của bả lại càng nặng hơn”.
Sau đó Bác T đưa cho tôi gói thuốc mà bác ấy đã mua và nói tiếp. “Chỗ tôi
và Bác sỹ Chín là chỗ quen thân, trăm sự nhờ bác sỹ xem giúp tôi nó là loại thuốc


7
gì ? có uống được không ? Nếu uống mà bệnh vợ tôi khỏi hẳn thì sướng quá”. Tôi
cầm gói thuốc bột màu trắng đục trên tay, không nhìn thấy nhãn mác và cũng

không có hướng dẫn sử dụng, bèn trả lời bác :
“Thưa bác ! Hiện nay chỉ nhìn bề ngoài thôi, con không thể nào biết được
đây là loại thuốc gì? và công dụng như thế nào?” Tôi hẹn bác một tuần nữa để tôi
nhờ người anh bạn là Dược sĩ ở Trung tâm kiểm nghiệm Dược, Mỹ phẩm xét
nghiệm dùm, có kết quả tôi sẽ thông báo cho bác. Tôi nói Bác T cứ để lại số điện
thoại, khi nào có gì tôi gọi cho và tiễn bác ra về.
Ngay sau khi nhận lời, tôi băn khoăn và đi đến quyết định kể chuyện trên với
đồng chí trưởng phòng y tế huyện là chỗ quen biết của tôi để giải quyết sự việc
trên. Đồng chí trưởng phòng y tế cũng thông báo với tôi, và cũng vừa nhận được tin
báo cách đây 30 phút: Ở xã Y, có người tên là Trần Văn A tự xưng là lương y
chuyên chữa bệnh hen phế quản, tổ đỉa, chàm, vẩy nến, trĩ.... bằng thuốc gia truyền,
có bán một loại thuốc màu trắng đục không rõ nguồn gốc. Theo nguồn tin nhận
được, đã có rất nhiều người mua và sử dụng loại thuốc này. Mới đầu dùng rất hiệu
nghiệm, bệnh đỡ nhanh, hết khó thở, có cảm giác ăn ngon, tăng cân, nhưng sau khi
ngừng thuốc thì bệnh lại tái phát và nặng hơn lần trước. Theo báo cáo của trạm y tế
xã Y cũng đã cử cán bộ đi xác minh nguồn tin này là đúng sự thực.
Xác định đây là một vụ việc liên quan đến sức khỏe và tính mạng của nhân
dân trong địa bàn và nó ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành y, lãnh đạo
phòng y tế huyện đã báo cáo với phòng quản lý Dược, Trung tâm kiểm nghiệm
Dược phẩm, Mỹ phẩm, phòng nghiệp vụ y và Thanh tra y tế để giải quyết vấn đề
này.
PHẦN II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
CỦA TÌNH HUỐNG
1. Phân tích tình huống :


8
- Việc ông Trần Văn A giả danh lương y, không có bằng cấp chuyên môn,
không có chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền đã ngang nhiên hành nghề y, dược
tư nhân là trái pháp luật: Hành vi của ông A là hành vi vi phạm pháp lệnh hành

nghề y, dược tư nhân; vi phạm luật khám chữa bệnh đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11
năm 2009.[2],[4].
- Ông A đã dùng loại thuốc “gia truyền” để chữa bệnh hen phế quản, chàm,
vẩy nến, tổ đỉa, trĩ... bán cho người dân, chưa qua kiểm định của cơ sở y tế có thẩm
quyền là hành vi vi phạm vào quy chế quản lý chất lượng thuốc (ban hành kèm theo
Quyết định số : 2412/1998/QĐ - BYT ngày 15/9/1998 của Bộ trưởng Bộ y tế), vi
phạm điểm b khoản 2 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013.[3].
- Nhiều người dân đã dùng thuốc của ông A không rõ nguồn gốc cũng không
đi báo cáo cho chính quyền địa phương, các sơ sở y tế. Việc làm này vô tình đã tiếp
tay cho ông A để thu lợi bất chính trên sức khỏe của người bệnh.
- Việc người dân tự tìm đến các lương y hoạt động hành nghề trái phép là do
người dân chưa hiểu biết về quản lý y tế nói chung và quản lý về hành nghề y, dược
tư nhân nói riêng; và do ngành y tế chưa đi sâu sát để tuyên truyền giáo dục cho
nhân dân trong việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Mặt khác do thói quen sử dụng
thuốc của người dân thường theo kinh nghiệm hoặc do người khác tuyên truyền khi
ốm đau lại tự điều trị, không đi khám tại các bệnh viện hay trạm y tế xã, phường.
- Việc ông Huỳnh Văn T đến phòng làm việc của tôi hỏi về gói thuốc không
rõ nguồn gốc và tác dụng của nó là một việc làm đúng và đáng hoan nghênh.
- Việc tôi đã đem câu chuyện của ông Huỳnh Văn T kể lại cho bạn tôi là
trưởng phòng y tế huyện là việc làm đúng đắn.
- Trạm y tế xã Y đã cử cán bộ tìm hiểu, xác minh nguồn tin xảy ra tại xã Y
trên địa bàn mình quản lý và báo cáo kịp thời lên cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo là
đúng theo với quy định của pháp luật.


9
- Lãnh đạo Phòng y tế huyện đã báo cáo lên phòng quản lý Dược, Phòng
nghiệp vụ, thanh tra y tế và Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm để kịp
thời giải quyết, là một việc làm đúng của pháp luật hiện hành và đúng thẩm quyền

và chức năng quản lý nhà nước về y tế.
2. Nguyên nhân của tình huống :
Qua phân tích tình huống xảy ra trên, nguyên nhân chính là :
- Ông A đã cố tình vi phạm pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, vi phạm
luật khám chữa bệnh đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009.
- Ông A đã hám lợi, coi thường sức khỏe và tính mạng của người dân, lợi
dụng tác dụng của thuốc đông dược để điều trị bệnh; trong khi đó chưa hiểu rõ tính
năng, tác dụng của thuốc. Đây là một hành vi vô đạo đức, vô lương tâm.
- Do nhận thức của người dân còn hạn chế trong việc sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý; do thói quen sử dụng thuốc bừa bãi, tự ý đi mua thuốc về sử dụng mà không
biết loại thuốc rõ nguồn gốc. Người dân thiếu hiểu biết về y tế nên coi thường sức
khỏe của bản thân.
Do các cấp chính quyền địa phương và cơ sở y tế còn buông lỏng quản lý
nhà nước về y tế nói chung và lĩnh vực hành nghề thuốc đông dược tư nhân nói
riêng nên đã để ông Trần Văn A hành nghề được một thời gian dài sau đó mới phát
hiện ra.
- Ngành y tế chưa làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân các
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
3. Hậu quả của tình huống :
- Gậy thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho các gia đình người bệnh.Trong khi
phần lớn những người tự ý đi mua thuốc chữa bệnh lại có mức thu nhập thấp, điều
kiện kinh tế gia đình còn gặp rất nhiều khó khăn.


10
- Làm mất uy tín của các cơ sở y tế hành nghề bán thuốc đông dược tư nhân
trên địa bàn.
- Làm giảm lòng tin của nhân dân đối với ngành y tế nói chung và ngành y
học cổ truyền dân tộc nói riêng.

- Gây mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Tốn nhiều công sức, tiền của, thời gian cho việc giải quyết công việc, ảnh
hưởng đến việc thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan có thẩm quyền để giải
quyết vụ việc.
PHẦN III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Một trong những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về y tế, đó là: Xã
hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước;
thực hiện tốt việc trợ giúp các đối tượng chính sách và người nghèo. Bảo vệ chăm
sóc, nâng cao sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng,
là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể
nhân dân và các tổ chức xã hội. Trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên
môn và kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ
chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
Luật Khám chữa bệnh đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009, tại Điểm c
Khoản 1 Điều 18 quy định Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người
Việt Nam: Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp
chữa bệnh gia truyền.
Tại điểm b khoản 2 điều 40 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013,
quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đối với hành vi người bán
thuốc hoặc tham gia bán thuốc (không phải chủ cơ sở bán lẻ) không có bằng cấp
chuyên môn theo quy định của pháp luật.


11
Tình huống trên đặt ra yêu cầu phải xử lý dứt điểm, nhanh gọn vừa đảm bảo
giữ vững kỷ cương phép nước vừa giữ vững được đoàn kết giữa cơ quan Nhà nước
với nhân dân, nghĩa là phải xử lý có tình, có lý. Trên quan điểm đó, mục tiêu xử lý
tình huống được xác định như sau :
- Xác định đúng mức độ sai phạm của cá nhân để có biện pháp xử lý đúng

người, đúng tội.
- Thông qua giải quyết tình huống để góp phần tăng cường pháp chế XHCN.
Muốn tăng cường pháp chế XHCN, một trong những biện pháp hàng đầu là phải xử
lý nghiêm minh tất cả các hành vi vi phạm tùy theo mức độ vi phạm mà có các hình
thức xử lý khác nhau, có thể dùng các biện pháp sau :
1 - Tịch thu tang vật, xử phạt hành chính, phạt tiền. Nếu ở mức độ nặng thì
đề nghị các cơ quan pháp luật giải quyết.
2 - Phòng quản lý dược, thanh tra y tế cùng phối hợp tiến hành điều tra xác
minh nguồn tin, kiểm tra thủ tục hành nghề y học cổ truyền của ông Trần Văn A,
thu hồi và tịch thu lô thuốc bột đem đi kiểm nghiệm.
3 - Nhờ Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm tiến hành kiểm
nghiệm và phân tích mẫu thuốc, sau đó báo cáo kết quả về phòng y tế ngay sau khi
xác định được thành phần có trong gói thuốc.
4 - Phối hợp với cơ quan chức năng thông báo cho chính quyền địa phương
nơi ông A cư trú và nhân dân về việc hành nghề trái phép, trái pháp luật của ông A
để hạn chế tác dụng có hại của thuốc do ông A chế ra ảnh hưởng tới sức khỏe của
người bệnh.
5 - Bảo vệ uy tín của ngành y tế nói chung và đặc biệt là bảo vệ uy tín cho
các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền hợp pháp được Sở y tế cấp chứng chỉ
hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề.
6 - Bảo vệ lợi ích chính đáng của người bệnh, làm cho họ hiểu rõ hơn về
ngành y tế và quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình.


12
7 - Tìm ra giải pháp giúp đỡ ông A có đủ tư cách được hành nghề hợp

pháp.
PHẦN IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Xây dựng phương án :
1.1.Phương án 1 :
Phòng y tế cùng với trạm y tế xã có liên quan trực tiếp giải quyết vụ việc
thuộc thẩm quyền của Phòng y tế.
+ Ưu điểm :
Phương án này giải quyết dứt điểm vụ việc xảy ra, phương tiện kiểm mẫu
thuốc đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.
Hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất về sức khỏe và kinh tế của nhân
dân.
+ Nhược điểm :
Việc đi lại khó khăn gây tốn kém về sức người, thời gian, tiền của trong quá
trình giải quyết công việc.
1.2. Phương án 2 :
Đề nghị ngành công an giải quyết vụ việc này vì ông Trần Văn A đã giả danh
là Lương y để khám bệnh, bán thuốc, lừa đảo, thu lợi bất chính thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan tư pháp.
+ Ưu điểm :
- Phương án này nhanh gọn, thuận tiện, không làm ảnh hưởng đến thời gian,
công việc của ngành y tế.
+ Nhược điểm :
- Các cơ quan có liên quan và ngành công an sẽ gặp khó khăn trong việc
phân tích mẫu thuốc để kết luận đó là thuốc gì nên không có căn cứ giải quyết vụ
việc này.


13
- Không giải quyết được công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành y
tế, không khắc phục triệt để các hậu quả có thể xảy ra.
- Ngành y tế chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Lựa chọn phương pháp tối ưu :

Để giải quyết tình huống đã được nêu ra ở trên tôi chọn phương án 1 để giải
quyết, vì nó đúng với chức năng, thẩm quyền về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y
tế, nhanh chóng tìm ra bản chất của sự việc, đồng thời giải quyết được dứt điểm
tình huống, hạn chế thiệt hại của nhân dân về sức khỏe và kinh tế, tạo được niềm
tin cho nhân dân đối với ngành y tế nói riêng và các cấp chính quyền nói chung[7].
PHẦN V. LẬP KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
1/- Lập kế hoạch :
Phương án 1 là phương án tối ưu nhất được lựa chọn để giải quyết vấn đề
trên. Kế hoạch như sau :
- Sau khi nhận được báo cáo của trạm y tế và việc trình báo của ông Huỳnh
Văn T, Phòng y tế đã triệu tập cuộc họp [7], thành phần gồm :
+ Trưởng phòng y tế.
+ Cán bộ của phòng y tế.
+ Cán bộ quản lý nghiệp vụ y.
+ Giám đốc Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm.
Đồng chí Trưởng phòng y tế thông báo tình hình của vụ việc trước cuộc họp,
đồng thời lấy ý kiến của cán bộ trong phòng để thống nhất phương hướng giải
quyết.
Trong cuộc họp, Trưởng phòng y tế đã quyết định thành lập một đoàn công
tác giải quyết vụ việc; thời gian tiến hành từ ngày 20/6/2014 đến ngày 20/7/2014;
với mục đích, yêu cầu là nhằm thúc đẩy các mặt tích cực, hạn chế, chấn chỉnh
những mặt kiếm khuyết trong công tác quản lý về hành nghề y, dược cổ truyền và


14
tìm ra giải pháp giúp đỡ ông A có đủ tư cách được hành nghề hợp pháp. Thành
phần của Đoàn công tác gồm:
- Đồng chí trưởng phòng y tế huyện - Trưởng đoàn.
- Đồng chí cán bộ phụ trách nghiệp vụ y - Phó đoàn.
- Mời đồng chí Giám đốc Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm, mỹ phẩm,

Các chuyên viên của Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm, mỹ phẩm, và thanh tra
y tế - Thành viên.
2. Tổ chức thực hiện:
Trong quyết định đồng chí Trưởng phòng y tế đã giao nhiệm vụ, quyền hạn
cho các thành viên trong đoàn kiểm tra để làm sáng tỏ vụ việc trên.
- Ngày 25/7/2014, Đoàn công tác xuống cơ sở của Ông Trần Văn A để xem
xét kỹ lưỡng tâm tư, nguyện vọng và tìm hiểu tận tình.
- Đoàn nhận được kết quả kiểm tra phân tích mẫu thuốc cho thấy trong thành
phần của gói thuốc bột có các thành phần sau:
1 – Prednisolone: (thuộc nhóm Glucocorticoides là thuốc độc bảng B) Có tác
dụng trên chuyển hóa các chất, trên các mô liên kết, trên sự tạo máu, chống viêm,
trên hệ thống miễn dịch; được chỉ định để điều trị các bệnh như: hen phế quản, các
bệnh viêm khớp, bệnh Addison, suy vỏ thượng thận cấp, hội chứng thận hư, bệnh ở
mô tạo keo. Tuy nhiên có rất nhiều tác dụng phụ.
2 - Theophyllin: (độc bảng B) Có nhiều tác dụng: làm giãn cơ trơn nhất là cơ
phế quản, kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích cơ tim và tác dụng trên
thận như một số thuốc lợi tiểu; được chỉ định điều trị các bệnh như: hen phế quản,
phù nề do tim. Thuốc này cũng có rất nhiều tác dụng phụ: gây kích ứng niêm mạc
dạ dày, ruột, gây kích động, bồn chồn, mất ngủ, buồn nôn và nôn...
3 - Bột cam thảo bắc: Tác dụng: giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, chữa táo bón,
dẫn thuốc quy kinh...; Công dụng: Cảm thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 kinh có


15
tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc, dùng
sống chữa đau bụng, ung thư.
4/- Tinh bột gạo: Tá dược.
* Kết luận của đoàn kiểm tra :
- Tiến hành tới xã Y, sau khi báo cáo với chính quyền địa phương và tới nhà
Ông Trần Văn A, tại đây đoàn đã kiểm tra về thủ tục hành nghề và kết luận ông A

hành nghề không có giấy phép của Sở y tế.
- Đoàn đã thu hồi 20 gói thuốc bột màu trắng đục mà ông A chưa kịp tiêu
thụ, đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản xử lý tạm thu giữ tang vật, số thuốc
được giao cho trung tâm kiểm nghiệm tiến hành kiểm tra, phân tích mẫu thuốc đã
thu tại nhà ông A, đối chứng với mẫu thuốc do ông T cung cấp.
- Trung tâm kiểm nghiệm đã báo cáo kết quả mẫu thuốc đã được thu hồi tại
nhà ông A và mẫu thuốc do ông B cung cấp là cùng một loại. Theo lời khai của ông
A thì ông A đã nghiền trộn các loại thuốc nói trên với tổng số là 50 gói thuốc, trong
đó ông đã mua 15 vỉ thuốc Prednisolone và 15 vỉ thuốc Theophyllin. Cả 2 loại
thuốc này ông mua tại một hiệu thuốc HĐ ở thị trấn do Dược sỹ Nguyễn Thị H bán
không có đơn của bác sĩ.
- Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra quầy thuốc số HĐ của Dược sỹ
Nguyễn Thị H và làm rõ số thuốc của ông A mua tại đây là đúng sự thật.
* Sau khi họp bàn, đoàn kiểm tra đã thống nhất cách xử lý như sau :
1- Ông A hành nghề thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề
y, dược đã vi phạm luật khám chữa bệnh đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009.
2 - Ông A đã lợi dụng tác dụng của thuốc tân dược trộn với thuốc đông dược
để chữa bệnh, theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013, quy định xử phạt
hành chính trong lĩnh vực y tế. Hành vi vi phạm này, đoàn đề nghị UBND Huyện ra
quyết định phạt 2.000.000 đồng nộp vào Kho bạc Nhà nước.


16
3 - Dược sỹ Nguyễn Thị H đã vi phạm khoản 1 điều 40 Nghị định 176/NĐCP, ngày 14/11/2013, về việc bán các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn của
bác sỹ

[4],[5]

. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản và quyết định xử phạt hành


chính với số tiền là 500.000 đồng nộp, vào Kho bạc Nhà nước.
4 - Yêu cầu nhân dân không sử dụng bất cứ một loại thuốc chữa bệnh nào
của những người không có bằng cấp chuyên môn và những cơ sở y tế chưa được
ngành y tế cho phép hành nghề, nên đến cơ sở y tế khám chữa bệnh của nhà nước
và các cơ sở đã được Sở y tế cấp phép hành nghề.
5 - Buộc ông A phải bồi hoàn số tiền cho những người đã mua thuốc của ông,
bồi thường thiệt hại sức khỏe theo thỏa thuận đối với những trường hợp xảy ra tai
biến, nếu không thỏa thuận được sẽ bị đưa ra cơ quan pháp luật để giải quyết.
6 - Tiến hành lập biên bản hủy toàn bộ số thuốc, với sự giám sát của các
phòng ban chức năng.
7 - Cán bộ phụ trách công tác y học cổ truyền của Phòng nghiệp vụ y cùng
Hội đồng nghiên cứu khoa học của ngành nghiên cứu công năng, tác dụng của từng
vị thuốc trong các bài thuốc gia truyền, như chữa bệnh hen phế quản, tổ đỉa, chàm,
vẩy nến, trĩ..... Đồng thời kết hợp với Hội đông y đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
những kiến thức cơ bản về y học cổ truyền để ông A phát huy được hiệu quả các bài
thuốc gia truyền có tác dụng chữa bệnh; và khi có đủ điều kiện thì kết nạp Ông vào
Hội đông y. Thanh tra y tế có trách nhiệm hướng dẫn Ông Trần Văn A hành nghề
đúng pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân; đồng thời tổng hợp báo cáo và tổ chức
kiểm tra, kiểm soát việc hành nghề của Ông A theo đúng quy định, tăng cường phổ
biến, giáo dục pháp luật để Ông A hiểu và làm theo.
* Với cách giải quyết này, giải quyết được vụ việc nhanh gọn, đem lại niềm
tin của nhân dân đối với ngành y tế; hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại về
sức khỏe và kinh tế cho nhân dân; Có tác dụng giáo dục, răn đe các trường hợp
hành nghề y dược bất hợp pháp; bảo vệ được sức khỏe và lợi ích của nhân dân; giữ


17
vững kỷ cương phép nước; tạo điều kiện cho Ông A hành nghề theo đúng pháp
lệnh. Tuy nhiên qua đó cho ta thấy:

- Tình trạng giải quyết hành nghề y, dược tư nhân không phép, đặc biệt là
hành nghề y học cổ truyền còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa thể ngày một, ngày hai
xoá bỏ được ngay. Trách nhiệm này trước hết là do Phòng y tế chưa thường xuyên
thanh tra, kiểm tra việc hành nghề y, dược trên địa bàn mình quản lý, cũng cần đòi
hỏi sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương và của các ban ngành có liên
quan.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân bảo vệ sức khỏe nói chung và các
quy định của nhà nước về y tế còn yếu.
PHẦN VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận :

- Thực trạng tại các xã vùng sâu, vùng xa vẫn tồn tại một số cơ sở hành
nghề tư nhân về y học cổ truyền không phép.
- Việc thanh tra, kiểm tra và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa
nhịp nhàng, chưa thường xuyên liên tục. Việc giải quyết trường hợp của Ông
Trần Văn A trên cơ sở hài hoà giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội
cho thấy tính hiệu quả của văn bản quản lý Nhà nước về lĩnh vực hành nghề y
dược tư nhân.
- Quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế nói riêng,
đặc biệt là quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế tư nhân đây là một hệ thống phức tạp.
Nó không chỉ đơn thuần là sử dụng sức mạnh của pháp luật để giải quyết công việc
mà còn củng cố được lòng tin của nhân dân đối với ngành y tế. Chính vì vậy việc
bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, kiến thức về thanh tra, kiểm
tra đối với cán bộ, công chức, viên chức trong ngành y tế là một nhiệm vụ hết sức
cấp bách và quan trọng.


18

- Để đạt được hiệu quả trong quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực

y tế, bên cạnh vai trò của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, phải kể đến
vai trò của người dân trong việc sử dụng thuốc chữa bệnh.
- Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập, hệ thống các
văn bản về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế nhất là hành nghề y, dược tư
nhân đã bộc lộ một số sơ hở đòi hỏi phải có sự sửa đổi cho phù hợp với tình hình
mới.
- Sự hiểu biết về pháp luật của người dân nói chung cũng như các cơ sở
hành nghề y học cổ truyền ở tuyến cơ sở còn nhiều hạn chế.
- Mạng lưới Thanh tra chuyên ngành về y tế ở cấp huyện, thành phố trực
thuộc tỉnh không có, rất khó khăn trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử
lý vi phạm lĩnh vực hành nghề y, dược tư nhân.
2. Kiến nghị:

2.1. Đối với Bộ Y tế:
+ Cần nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về y tế, cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. (Chẳng hạn như tăng mức phạt
cho thanh tra viên, quy định thêm thẩm quyền xử lý cho thanh tra chuyên ngành y
tế, thêm thẩm quyền xử lý xử phạt vi phạm cho Phòng y tế).
+ Thanh tra Bộ y tế thường xuyên chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra các cơ
sở hành nghề y dược tư nhân tại địa phương. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho hệ thống thanh tra chuyên ngành y tế ở địa phương.
2.2. Đối với Sở Y tế.
- Tăng cường các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe, giáo dục pháp
luật đến dân, đến các cơ sở hành nghề y, dược cổ truyền để người dân hiểu và tuân
thủ theo đúng quy định của pháp luật.


19
- Có kế hoạch huấn luyện, đào tạo, cấp chứng chỉ các cơ sở hành nghề y
dược cổ truyền.

- Phối hợp với các ngành có liên quan để làm tốt hơn nữa công tác tuyên
truyền và quản lý nhà nước về y tế. Thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm
tra hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn, xử lý nghiêm những trường hợp vi
phạm hành nghề y, dược tư nhân nói riêng.
+ Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở để đảm bảo cho công tác quản lý sức khỏe
cho nhân dân tại cộng đồng ngày càng được tốt hơn.

+ Xây dựng và kiện toàn mạng lưới thanh tra y tế, đặc biệt là thanh tra y tế
tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
2.3. Đối với các đối tượng hành nghề y dược tư nhân:
- Nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đầy đủ các qui định của pháp luật
và quy định của Bộ Y tế.
- Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của
người hành nghề, bảo vệ danh dự nghề nghiệp và tôn trọng đồng nghiệp.



×