Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Toán 5 chương 3 bài 12: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.77 KB, 4 trang )

Toán 5 – chương 3

Bài 107

:

Tiết

:

DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH
TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
107
Tuần :
22
Ngày dạy :

I . MỤC TIÊU
Giúp HS:

Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra
quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ
nhật.

Vận dụng được các quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
của hình lập phương để giải một số bài tập có liên quan.
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Một số hộp bằng bìa có dạng hình lập phương có thể khai triển được.
III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU


1. KIỂM TRA BÀI CŨ
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2.1. Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
của hình lập phương
+ GV phát vấn để HS nhận xét và rút ra + HS quan sát theo nhóm mô hình trực
kết luận hình lập phương là hình hộp quan về hình lập phương (hộp bằng bìa
chữ nhật đặc biệt (có ba kích thước bằng có dạng hình lập phương)
nhau; có 6 mặt đều là hình vuông bằng
nhau).
+ HS quan sát mô hình trực quan (đã
khai triển) và tự rút ra (hoặc GV gợi mở
để HS tự rút ra) kết luận về quy tắc tính
diện tích xung quanh và diện tích toàn
phần của hình lập phương. Một vài HS
nhắc lại quy tắc đó.
+ GV vẽ hình và nêu vấn đề như ví dụ – + HS áp dụng công thức tính diện tích
SGK. Khi chữa bài, GV nên cho HS nêu xung quanh và diện tích toàn phần của
lại cách tính.
hình lập phương để thực hiện từng yêu
cầu vào bảng con.
2.2. Thực hành


Toán 5 – chương 3
Bài 1: Vận dụng công thức tính diện + HS làm bài vào vở, và đổi vở với các
tích xung quanh và diện tích toàn phần HS khác để kiểm tra và nhận xét bài của
của hình lập phương.
nhau. Một HS nêu kết quả miệng để

chữa bài.
Bài 2: Vận dụng công thức tính diện
tích xung quanh và diện tích toàn phần
của hình lập phương để giải bài toán.
+ GV phát vấn để HS nêu hướng giải, + HS làm bài vào vở, một HS làm trên
chẳng hạn: Vì cái hộp không có nắp nên bảng lớn để tiện chữa bài.
diện tích của cái bìa cần dùng để làm
hộp sẽ là tổng diện tích xung quanh và
diện tích một mặt đáy của hộp, tức là
bằng diện tích một mặt nhân với 5.
Bài giải
Hộp không có nắp nên diện tích bìa dùng để làm hộp là:
(2,5  2,5)  5 = 31,25 (dm2)
Đáp số: 31,25dm2
+ Tùy đối tượng HS có thể: Cho HS
nhắc lại công thức tính diện tích hình
vuông (diện tích một mặt của hình lập
phương) nếu có em gặp khó khăn.
3. CỦNG CỐDẶN DÒ
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


Toán 5 – chương 3

Bài 108
Tiết


:
:

108

LUYỆN TẬP
Tuần :
22

Ngày dạy :

I . MỤC TIÊU
Giúp HS:

Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của
hình lập phương.

Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của
hình lập phương để giải bài tập trong một số tình huống đơn giản.
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Các tấm thẻ có ghi các chữ a, b, c, d.
III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2.1. Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của
hình lập phương.

+ HS làm việc cặp đôi, nhắc lại công
thức tính diện tích xung quanh và diện
tích toàn phần của hình lập phương. Vài
HS nêu để GV kiểm tra.
2.2. Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của
hình lập phương để giải bài tập trong một số tình huống đơn giản.
Bài 1: HS làm bài vào vở, và đổi vở để
kiểm tra và nhận xét bài của nhau.
+ GV kết luận.
+ Hai HS đọc bài làm của mình, HS
khác nhận xét.
Bài 2: HS thảo luận để tìm ra kết quả
(hình 3 và hình 4 là gấp được hình lập
phương).
+ Khi chữa bài GV yêu cầu HS nêu cách
gấp và giải thích kết quả.
Bài 3: Tổ chức cho HS thi và phát hiện
nhanh kết quả đúng trong các trường
hợp đã cho. Chia lớp thành các nhóm
nhỏ (4 - 6), mỗi nhóm được phát các


Toán 5 – chương 3
tấm thẻ có ghi các chữ a, b, c, d và báo
cáo kết quả bằng cách giơ thẻ. HS thảo
luận nhóm để phát hiện nhanh các kết
quả đúng. Nhóm nào tìm đúng và nhanh
nhất sẽ thắng.
+ GV nên cho HS giải thích kết quả tìm
được.

+ Tùy đối tượng HS có thể: Sau bài
học có thể cho HS suy nghĩ và giải
quyết vấn đề: Diện tích xung quanh,
diện tích toàn phần của hình lập
phương, hình hộp chữ nhật có phụ thuộc
vào vị trí đặt hộp không?
3. CỦNG CỐ DẶN DÒ
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................



×