PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CPTM BIA
HÀ NỘI
I. Giới thiệu về Công ty CPTM bia Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPTM Bia Hà Nội
Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội là Công ty con của Tổng
Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, có nhiệm vụ phân phối
toàn bộ sản phẩm Bia hơi Hà Nội sản xuất tại 183 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình,
Hà Nội theo chiến lược kinh doanh chung của Tổng Công ty. Habeco Trading
được thành lập theo Nghị Quyết Đại hội đồng cổ đông sáng lập số
01/2006/NQ-ĐHĐCĐ ngày 5/12/2006 và Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh
doanh số 0103014976 của Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội với tổng số vốn điều lệ
ban đầu là 31.230.000.000 đồng Việt Nam, chính thức hoạt động từ ngày 01
tháng 01 năm 2007.
Năm 2007 là năm đầu tiên Công ty chính thức đi vào hoạt động, với sự
sâu sát trong quản lý kinh doanh của Giám đốc Công ty và bộ máy giúp việc,
thực hành chính sách cải tiến các khâu bán hàng và giao nhận hàng hóa. Công
ty đảm bảo tăng trưởng các chỉ tiêu về tài chính và có những hoạt động tích
cực trong công tác phát triển thương hiệu Bia hơi Hà Nội.
Trong năm 2007, Công ty đã đầu tư 25% vốn điều lệ để thành lập Công
ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội - Hưng Yên 89 và đã lắp đặt xong dây
chuyền sản xuất trong tháng 6 năm 2008.
Habeco Trading đã nhận được Giấy phép Đầu tư tại Trung tâm thương
mại Habeco Trading 33, khu công nghiệp Thạch Thất Quốc Oai (Hà Tây cũ)
được tiến hành khởi công xây dựng từ tháng 7 năm 2008 và chính thức đi vào
hoạt động từ tháng 8 năm 2009.
Năm 2009, doanh thu Habeco Trading đạt 298 tỷ đồng, bằng 126% so
với năm 2008, lợi nhuận sau thuế đạt 18,3 tỷ đồng, đạt 58% vốn điều lệ trong
điều kiện cạnh tranh gay gắt, biến động về giá cả và ảnh hưởng của lạm phát.
Để giữ vững được thị trường cũng như tăng thị phần, cùng với các
chính sách vĩ mô của Tổng công ty, Habeco Trading đã tiếp tục cải tiến các
khâu hậu cần, nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện các chính sách thị
trường để đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất.
2. Tổ chức bộ máy của Công ty Bia Hà Nội
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế hoạch
tổng hợp
Bộ
phận
hành
chính
văn
phòng
Bộ
phận
thị
trường
đầu tư
Phòng tài chính
kế toán
Bộ
phận
kế toán
bán
hàng
Bộ
phận
kế toán
tổng
hợp
Phòng kinh doanh
Tổ
kho
3. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chủ yếu của Công ty
• Kinh doanh bia, rượu, nước giải khát
Tổ
vận
chuyển
Tổ
dịch
vụ
Bia hơi Hà Nội từ lâu đã trở thành nét văn hoá không thể thiếu trong đời
sống ẩm thực của người tiêu dùng Hà Nội nói riêng và người tiêu dùng Việt
Nam nói chung.
Với lợi thế là Công ty con của Tổng Công ty Cổ Phần Bia Rượu Nước
giải khát Hà Nội, đơn vị độc quyền phân phối sản phẩm bia hơi Hà Nội, trong
những năm qua, Habeco Trading đã đạt được những kết quả ấn tượng trong
việc đưa sản phẩm bia hơi Hà Nội đến người tiêu dùng. Đặc biệt từ năm 2009,
Công ty đã đưa ra thị trường sản phẩm Bia hơi Hà Nội keg 2 lít được người
tiêu dùng đánh giá cao, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.
• Kinh doanh vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu ngành bia, rượu,
nước giải khát
Ngoài sản phẩm chính là kinh doanh bia hơi, Công ty còn chú trọng đến
kinh doanh vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu ngành bia, rượu, nước giải khát
như kinh doanh bã bia, mua bán phế liệu từ sản xuất bia để đa dạng hóa sản
phẩm. Tuy nhiên, hiện nay, lĩnh vực kinh doanh này chưa được chú trọng mở
rộng nên doanh thu còn hạn chế.
II. Tình hình sản phẩm của Công ty CPTM Bia Hà Nội trên thị trường
* Thị trường cạnh tranh khốc liệt
Giữa năm 2008 vừa qua, ông Koh Poh Tiong, Giám đốc Điều hành Tập
đoàn Bia châu Á - Thái Bình Dương (APB) nhận định thị trường bia tại Việt
Nam là “một cuộc cạnh tranh khốc liệt”. Quả thật đã không ít đại gia trong
lĩnh vực này sau khi đặt chân đến Việt Nam đã phải ngậm ngùi ra đi. Nhưng
ngược lại, cũng có người chiến thắng. Sự thành bại của các doanh nghiệp Bia
phụ thuộc chủ yếu vào ba yếu tố: sản phẩm, kênh phân phối và chiến lược
quảng bá.
15 năm trước, ngành công nghiệp bia Việt Nam chỉ là sân chơi của 2
“đại gia nhà nước” là Sabeco (Tổng Công ty Bia Rượu và nước giải khát Sài
Gòn) và Habeco (Tổng công ty Bia Rượu Hà Nội). Hiện tại, trên thị truờng đã
xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: APB (Singapore), Carlsberg (Đan Mạch),
SABMiler (Anh), Scottish & Newcaste (Anh), San Miguel (Philippines) …
Thêm vào đó, bia nhập khẩu cũng đã vào Việt Nam với những thương hiệu
như: Warsteiner, Kumbacher (Đức); Leffe, Stella artois (Bỉ)…
Ở một mặt nào đó, sự “xôm tụ” này đã mang đến cho người tiêu dùng
nhiều sự lựa chọn hơn. Nhưng đối với các nhà sản xuất, để có chỗ đứng trên
thị trường với nhiều đối thủ cạnh tranh như vậy quả là điều không dễ dàng.
Trong cuộc đua đó, nhiều “kỵ sĩ” dù không ít kinh nghiệm trận mạc nhưng đã
bị “ngã ngựa” đau đớn. Có thể kể ra như trường hợp của bia BGI (thuộc sở
hữu của Castel Group, Pháp), bia “kiểu Úc” Fosters (Tập đoàn Fosters), hay
“cuộc chia tay tức tưởi” của sản phẩm “bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt
Nam” Laser (thuộc tập đoàn Tân Hiệp Phát).
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bia – Rượu VN, hiện tại, nếu chia
thị trường bia theo phân khúc, Sabeco đang dẫn đầu dòng bia phổ thông và
chiếm 35% lượng bia bán ra trên toàn thị trường. Trong khi đó, VBL (liên
doanh giữa Nhà máy bia Việt Nam và Tập đoàn APB) đang nắm giữ 70% thị
trường ở phân khúc cao cấp với nhãn hàng Heineken.
* 300 nhà máy sản xuất bia đang hoạt động
APB, San Miguel và SABMiller VietNam … đều nhận định rằng khu
vực Đông Dương, mà đứng đầu là Việt Nam luôn là thị trường chủ lực và
nhiều tiềm năng của ngành bia.
Theo kết quả thống kê của tổ chức Euromonitor, nhà cung cấp thông tin
thị trường và đồng sáng lập giải 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á – Thái Bình
Dương, hiện Việt Nam đã có trên 300 nhà máy sản xuất bia.
Vì sao thị trường bia lại hấp dẫn các đại gia nước ngoài đến vậy? Theo
thống kê của tổ chức Euromonitor, mỗi năm, mức tăng trưởng của ngành công
nghiệp bia Việt Nam đạt 9-10% (dự đoán trong năm nay có thể là 18%). Sản
lượng bia tiêu thụ trong năm 2007 đạt 1,35 tỉ lít và con số này có thể tiến đến
mức 2,8 tỉ lít vào năm 2015 (bao gồm cả bia tươi).
Theo đó, Việt Nam sẽ đứng thứ 3 châu Á về sản lượng bia tiêu thụ (sau
Trung Quốc và Nhật Bản). Những dự báo này lại hứa hẹn những cuộc chiến
khốc liệt mới trên thị trường bia, với ba loại “vũ khí” chiến lược là : sản phẩm,
kênh phân phối và chiến dịch quảng bá.
III.
Các chủng loại sản phẩm của Công ty TMCP Bia Hà Nội
Hiện tại Công ty cung cấp trên thị trường 03 loại sản phẩm: bia lon, bia
chai, bia hơi mang nhãn hiệu Hà Nội
Bia lon Hà Nội được đóng trong lon nhôm, dung tích 0,33 lit, đậy nắp
đảm bảo vệ sinh an toàn, bảo quản chắc chắn, thời hạn sử dụng 1 năm thuận
tiện cho việc vận chuyển đi xa. Đây là loại bia cao cấp (theo quan điểm của
người Á Đông), đối tượng khách hàng dùng loại bia này thường là người có
thu nhập cao. Họ uống bia không chỉ với mục đích để giải khát mà hon còn
muốn thông qua đó để thể hiện địa vị của mình. Thế nên họ rất chú trọng đến
chất lượng, hình thức, mẫu mã, uy tín của loại bia này. Tuy nhiên Công ty bia
Hà Nội chưa thật sự làm nó nổi bật, lưu lại hình ảnh trong tâm trí khách hàng
nên doanh số bán ra chưa cao.
Bia chai Hà Nội được chiết vào chai thủy tinh, dung tích 0,5l, được dán
giấy bảo đảm vệ sinh an toàn bảo quản tốt trong thời hạn sử dụng 90 ngày. Bia
chai Hà Nội được đựng trong két nhựa rất thuận tiện cho việc vận chuyển đi
xa. Đối tượng khách hàng chủ yếu tiêu thụ loại sản phẩm này là những người
có thu nhập trung bình và khá, họ thường uống bia với mục đích giải khát và
mua rất nhiều nhất là trong các dịp liên hoan, tiệc tùng... Họ rất chú trọng đến
chất lượng sản phẩm đặc biệt là uy tín của loại bia này. Hiện tại đây là một
loại sản phẩm mũi nhọn của Công ty và đang đáp ứng một cách mạnh mẽ nhu
cầu tiêu dùng của thị trường.
Bia hơi Hà Nội là loại bia tươi mát, được mọi người tiêu dùng ưa thíc
nhưng lại khó vận chuyển đi xa. Thời gian vận chuyển bảo quản của loại bia
này rất ngắn (24 giờ) nên chỉ được tiêu thụ chủ yếu ở Hà Nội và một số các
tỉnh lân cận. Đối tượng khách hàng chủ yếu tiêu dùng sản phẩm này là những
người co thu nhập trung bình và thấp sống ở Hà Nội, thường là những công
nhân hay những người làm công ăn lương, họ uống bia chỉ với mục đích giải
khát nên yêu cầu đầu tiên của họ khi tiêu dùng sản phẩm này là chất lượng sản
phẩm có đạt yêu cầu hay không. Đối tượng khách hàng này cũng chiếm tỷ lệ
tương đối lớn.
Cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2008 - 06/2010
Đơn vị: triệu đồng
Loại revenue
Năm 2008
Năm 2009
6 tháng ĐN
2010
Tỷ
Giá trị
trọng
Tỷ
Giá trị
(%)
Doanh thu từ bán bia hơi
Doanh thu từ bán bia tươi
225.094,
4
95
trọng
Tỷ
Giá trị
(%)
296.22
9
99,1
(%)
154.97
1
0,5
799
Doanh thu từ bán bia lon
3.557
1,5
0
0
0
0
Doanh thu từ bán phế liệu
1.015
0,4
0
0
0
0
4.351,4
1,8
0
0
0
0
1.923
0,8
1.850
Doanh thu từ bán hàng hoá
& DV khác
Cộng
237.014 100,00 298.878
0,6
100,0
0
123
99,34
1.073,4
Doanh thu từ bã bia
0,3
trọng
907
156.00
1
Nguồn: Công ty CP Thương mại Bia Hà Nội
Doanh thu từ bán bia hơi chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu
của Công ty, chiếm từ 95% - 99% trong doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ.
Năm 2008, trong điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng toàn cầu nhưng sản lượng tiêu thụ bia hơi của Công ty đạt
31,5 triệu lít, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 237 tỷ đồng,
tăng 13.2% so với năm 2007.
Năm 2009, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục tăng
trưởng, đạt 298.878 triệu đồng, tăng 26,10% so với năm 2008. Đạt được kết
quả này là do Công ty đã chiếm được một thị phần khá ổn định, luôn đảm bảo
được sự tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ qua các năm.
0,08
0,58
100,00
IV.Chiến lược Marketing của Bia Hà Nội
1. Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm cho ta thấy rõ ý đồ của Công ty trong việc phát
triển mở rộng danh mục sản phẩm, đổi mới cơ cấu sản phẩm để đáp ứng kịp
thời nhu cầu của thị trường.
- Về chất lượng sản phẩm: Do mục tiêu hàng đầu của Công ty là chú trọng
chất lượng sản phẩm nên Công ty đã áp dụng các biện pháp thích hợp để
đảm bảo chất lượng bia. Đối với từng mẻ bia, hàng ngày phòng kỹ thuật
KCS phân tích các mẫu mã bia bán thành phẩm có đúng tiêu chuẩn chất
lượng mới cho phép xuất xưởng. Ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm
từ khâu sản xuất đến tiêu dùng. Phát huy tối đa năng lực sản xuất nhằm
đáp ứng đầy đủ nhu cầu, mong muốn của thị trường vào bất kỳ thời điểm
nào.
- Về bao bì: So sánh với tất cả các nhãn bia có mặt trên thị trường hà nội
hiện nay khách quan mà nói nhãn giấy của bia Hà Nội chưa được đẹp như
các nhãn khác. Tuy nhi ên th ời gian qua Bia H à N ội đ ã c ố g ắng cải
tiến bao bì sản phẩm, sử dụng nắp chụp bảo hiểm 1 lần để chống hiện
tượng pha trộn bia kém chất lượng, sơn tĩnh điện vành giữa vỏ keg để có
thể phân biệt với mọi bao bì của các hãng bia hơi khác.
2. Chính sách giá
Với phương châm coi quyền lợi khách hàng trực tiếp là trên hết, Công
ty luôn áp dụng chính sách giá thấp và ổn định cho khách hàng trực tiếp của
Công ty. Với quan điểm này, công ty đã bình ổn và tạo niềm tin cho khách
hàng, tạo lập mối quan hệ làm ăn lâu dài, tin tưởng. Cả vào ngày khan hiếm
những lúc dư thừa, giá bia của công ty bán ra luôn cố định và giá còn giữ
được ở mức thấp ổn định qua các năm
Bảng giá công ty qua 1 số năm
STT M ặt h àng
ĐVT
2006
2007
2008
2009
1
Bia h ơi
đ/lit
8.200
8.200
8.200
8.200
2
Bia chai
đ/chai
6000
6000
6000
6000
3
Bia lon
đ/lon
6000
6000
6000
6000
Với lợi thế khấu hao, công ty đã hạ giá thành sản phẩm tương đối thấp
so với các đối thủ. Bên cạnh đó với chiến lược hướng vào khách hàng bình
dân và coi thị trường mục tiêu cua mình là mọi tầng lớp khách hàng Công ty
đã áp dụng mẫu giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh.
Công ty còn sử dụng 1 số đòn bẩy về giá như: nếu là các dại lý cấp 1 có
khối lượng mua lớn sẽ được hưởng một khoản hoa hồng là 150đ/chai.
3. Chính sách phân phối
Mục tiêu của chính sách phân phối là bảo đảm hàng hoá được đưa đến
đúng đối tượng, đúng thời gian, đúng địa điểm và đúng cơ cấu, chủng loại sản
phẩm. HIện Công ty bia Hà Nội đang thực hiện chính sách phân phối theo nhu
cầu của khách hàng, theo hợp đồng kinh tế của mọi đối tượng và rộng rãi trên
thị trường. Thực tế, khách hàng chính của Công ty là các Công ty du lịch, các
đại lý, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. Theo đánh giá chủ quan của
Công ty, thì số lượng khách hàng muốn trở thành khách hàng chính thức của
Công ty ngày càng tăng lên. Đặc điểm của mạng lưới tiêu thụ này đã chứng tỏ
vị trí của Công ty trên thị trường miền Bắc và là nhân tố thuận lợi cho công
tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường.
Do đăc tính của Bia là hàng thực phẩm tiêu dùng trực tiếp, và do năng
lực sản xuất hiện nay chưa được mở rộng, nên kênh phân phói chủ yếu của
Công ty vẫn là kênh phân phối gián tiếp, sử dụng các trung gian bán hàng. Các
khach hàng này đến Công ty và mua hàng với khối lượng lớn.
Mạng lưới phân phối của Công ty bia Hà nội khác với các Công ty khác
ở rất nhiều điểm:
- Không có đội ngũ nhân viên tiếp thị
- Công ty không kiểm soát toàn bộ kênh hệ thống tiêu thụ
- Các đại lý phải giao tiền hàng đợt trước trước khi nhận hàng đợt sau
4. Chính sách truyền thông
Chiến lược marketing của Công ty là thỏa mãn tối đa nhu cầu khách
hàng, quảng bá rộng rãi hình ảnh sản phẩm và thương hiệu Bia hơi Hà Nội.
Công ty đã tổ chức thành công Ngày hội Bia hơi Hà Nội cuối năm 2008 tạo
được tiếng vang lớn cho thương hiệu Habeco nói chung và thương hiệu Bia
Hà Nội nói riêng. Ngày hội đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người hâm
mộ Bia hơi Hà Nội, giúp đông đảo khách hàng biết đến sự đổi mới của bia hơi
Hà Nội với lời cam kết phục vụ tốt nhất tại các địa chỉ vàng - Bia hơi Hà Nội.
Hoạt động này sẽ tiếp tục được Công ty duy trì trong những năm tiếp
theo để quảng bá và nâng cao hình ảnh Bia hơi Hà Nội.
Nhìn chung, hoạt động quảng bá của Công ty Bia Hà Nội vẫn chưa
được đẩy mạnh so với các hãng bia khác trên thị trường.
V. Phân tích đối thủ cạnh tranh của Công ty Bia Hà Nội
V.1 Công ty Bia Đông Nam Á
Công ty bia Đông Nam Á với mẫu mã đẹp, chiến lược quảng cáo rầm rộ
đã gắn được biểu tượng con voi vào tâm trí người dùng bia.
5.1.1. Thị trường mục tiêu
Công ty Bia Đông nam Á đã định vị cho minh đối tượng khách hàng
thuộc phân khúc thị trường trung cấp.
5.1.2. Ưu nhược điểm
- Điểm mạnh: Điểm mạnh của Công ty này là sản phẩm Halida bao
gồm mạnh về mẫu mã vỏ đựng, đa dạng mặt hàng, với thế mạnh về bia lon và
hệ thống mạng lưới phân phối hợp lý
- Điểm yếu: Cơ cấu bia lon quá lớn. Trong chính sách giá bán không ổn
định nên không có quan hệ tốt và sự trung thành của khách hàng
5.1.3. Xây dựng 4 chính sách bộ phận:
* Chính sách sản phẩm
- Trong cơ cấu sản phẩm thì bia Halida chiếm 70%, bia Carlsbeg chiếm
30% giá trị tổng sản lượng.
- Với nhãn Halida thì sản phẩm bia lon chiếm 55%, bia chai chiếm 45%
- Với nhãn Carlsbeg thì sản phẩm bia lon chiếm 30%, bia chai chiếm
70%
* Chính sách giá
Chính sách bán hàng trả chậm và cho hưởng lãi suất bằng lãi suất ngân
hàng của công ty bia Đông Nam Á đã tạo nên được một thế mạnh trong
cạnh tranh
* Chính sách kênh phân phối
Công ty Bia Đông Nam Á đang áp dụng hệ thống phân phối hai cấp.
Cấp 1 là các đại lý cấp I và nhà bán buôn. Cấp 2 là các cửa hàng bán lẻ,
shop...
Mỗi tỉnh, thành phố trung bình có 2 đại lý cấp 1
* Chính sách truyền thông
Công ty bia Đông Nam Á với mẫu mã đẹp, chiến lược quảng cáo rầm rộ
đã gắn được biểu tượng con voi vào tâm trí người dùng bia.
V.2 Công ty Bia Sài Gòn
5.2.1. Thị trường mục tiêu
Công ty bia Sài Gòn với nhãn hiệu Sài Gòn, 333 là một công ty lớn đặt
tại TP Hồ Chí Minh với dây chuy ền sản xuất hiện đại, năng suất cao.
Chiến lược Công ty tập trung mạnh vào: Chất lượng sản phẩm, mở rộng
chủng loại, dịch vụ khác.
Công ty Bia Sài Gòn với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong nước và
tiến tới cạnh tranh ra thị trường nước ngoài (tại TPHCM Bia Sài Gòn đã
chiếm thị phần cao)
5.2.2. Ưu nhược điểm
* Ưu đi ểm: Là Công ty lớn, với dây chuyền sản xuất hiện đại, vốn lớn,
đội ngũ công nhân viên lành nghề và đặc biệt là phản ứng của Công ty
rất mạnh mẽ với những chính sách giá hợp lý, dịch vụ khá, mạng lưới
phân phối rộng… nên sản phẩm đã chiếm được thị phần lớn và được
đông đảo khách hàng ưa chuộng.
* Nhược điểm: khó tiếp cận xa các thị trường trong nước, chưa thực sự
làm quen với phong cách người miền Bắc nên việc mở rộng thị trường
công ty chưa đạt thị phần cao.
5.2.3. Xây dựng 4 chính sách bộ phận:
- Chính sách sản phẩm
SABECO đang sở hữu nhiều thương hiệu sản phẩm nổi tiếng đã được
khẳng định nhiều năm. Các thương hiệu bia 333, Saigon Special,
Saigon Export, Saigon Lager từ lâu đã được người tiêu dùng ưa chuộng
vì chất lượng tốt, hương vị độc đáo, giá cả hợp lý không chỉ đáp ứng
các nhu cầu của người uống bia Việt Nam mà đã tạo nên uy tín và có vị
trí trên thị trường quốc tế.
- Chính sách giá
Sabeco thực hịên chính sách giá cao hướng đến đúng nhóm khách hàng
phân khúc cao, chất lương đúng với cam kết đề ra và thực hiện chiết
khấu hợp lý với các đại lý
- Chính sách kênh phân phối
Tái cấu trúc lại mạng lưới phân phối được xem là một trong những hoạt
động phục vụ chiến lược mở rộng thị trường đáng kể nhất của SABECO
sau việc phát triển các nhà máy mới ở những thị trường khu vực. Vào
năm 2006, SABECO đã cấu trúc lại hệ thống phân phối trên cơ sở phân
phối khi nghiên cứu mô hình hiện đại của thế giới và thành công của
các tập đoàn bia hàng đầu thế giới. Tám công ty cổ phần thương mại
được hình thành trên cơ sở thay thế 36 chi nhánh phân phối nằm rải rác
khắp cả nước. Mạng lưới phân phối mới đã và đang mở rộng, phủ kín
toàn quốc, với sự tham gia trực tiếp của khách hàng để sản phẩm có thể
đến người tiêu dùng nhanh và thuận lợi nhất.
- Chính sách truyền thông
Có lẽ độc giả truyền hình vẫn còn nhớ tới clip quảng cáo bia Sài Gòn
rất ấn tượng cách đây vài năm với slogan độc đáo “Dù bạn không cao
nhưng người khác vẫn phải ngước nhìn”.
Hàng năm Sabeco dành khoảng vài phần trăm doanh thu đầu tư vào
quảng cáo. Trong đó, mỗi một đoạn clip quảng cáo có giá lên tới 50.000
– 70.000 USD. Còn giá phải trả cho mỗi một câu slogan dao động từ
1.000 – 2.000 USD tới cả trăm triệu đồng.
Kết luận
Sau khi nghiên cứu Habeco và 2 đối thủ cạnh tranh, ta nhận thấy Habeco vẫn
còn kém so với các đối thủ ở khấu phân phối và đặc biệt là khâu quảng bá gần như không có hoạt động gì nổi bật. Để khắc phục các điême yếu này
Habeco cần phải:
- Cơ cấu lại kênh phânphối
- Tổ chức lại mạng lưới đại lý
- Củng cố hệ thống kho bãi
- Tăng cường đẩy mạnh quảng cáo đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình
- Tiến hành nhiều đợt khuýen mãi hơn nữa và phải quảng cáu đến người
dùng
- Thiết lập các quan hệ với quần chúng, với xã hội thong qua các hoạt động
tài trợ…