ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP KĨ NĂNG
ĐỀ TÀI:
QUY TRÌNH SẢN XUẤT HOA CÚC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
CƠ SỞ THỰC TẬP: DALAT HASFARM - ĐẠ RÒN
Giảng viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Minh Lý
Cán bộ hướng dẫn:
Huỳnh Lê Thị Thu Hà
Sinh viên thực hiện:
Đinh Công Duy Hiệu
Hứa Thị Vy
Nguyễn Việt Hưng
Phùng Thị Hải Châu
Trần Anh Tú
Đà Nẵng – Năm 2018
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP .......................................... 2
1.1. Nguồn gốc ............................................................................................................. 2
1.2. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................................... 2
1.3. Tầm nhìn ............................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH SẢN XUẤT HOA CÚC ................................................ 3
2.1. Tổng quan về cây hoa cúc ..................................................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc ...................................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại .......................................................................................................... 3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc .......................................................... 4
2.2 Hệ thống nhà kính trồng hoa cúc ........................................................................... 5
2.3 Quy trình trồng cây hoa cúc ................................................................................... 8
2.3.1 Chuẩn bị đất. ................................................................................................... 8
2.3.2 Trồng cây ....................................................................................................... 9
2.4 Chăm sóc cây ....................................................................................................... 15
2.4.1. Chiếu sáng .................................................................................................... 15
2.4.2 Tưới nước, tưới phân..................................................................................... 16
2.4.3 Điều hòa sinh trưởng ..................................................................................... 16
2.4.4 Thăm bệnh và phun thuốc. ............................................................................ 18
2.4.5. Tỉa nụ ........................................................................................................... 22
2.5 Thu hoạch ............................................................................................................. 23
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
Số hiệu
Bảng 1.
STT
1
2
3
4
5
6
Số hiệu
Hình 1.
Hình 2.
Hình 3.
Hình 4.
Hình 5.
Hình 6.
7
Hình 7.
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Hình 8.
Hình 9.
Hình 10.
Hình 11.
Hình 12.
Hình 13.
Hình 14.
Hình 15.
Hình 16.
Hình 17.
Hình 18.
Hình 19.
Nội dung
Phân biệt hoa xuất khẩu và hoa nội địa
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Nội dung
Hệ thống đèn, sprinkler, dark out
Cây bố mẹ, sẵn sàng ngắt ngọn.
Công nhân đang thực hiện việc ngắt ngọn để giâm cành
Giá thể đơn để cắm ngọn giống
Giá thể được xếp vào trong khay
Ngọn sau khi cắm được tiến hành phủ bạc
Ngọn đạt chuẩn để đem đi trồng (trái) và ngọn chưa đạt
chuẩn (phải)
Cây sẵn sàng để vận chuyển đến nơi trồng
Cây con sau khi được trồng
Cây bị vàng lá chân
Công nhân tiến hành đóng cọc
Phun Ala chọn lọc
Cây bị sâu xanh gây hại
Cánh hoa bị bọ trĩ gây hại
Cây bị chết do lở cổ rễ
Tỉa nụ chính
Hoa được đặt trên reo để vận chuyển vào
Một bó hoa cúc hoàn thiện cung cho thị trường nội địa
Tiêu chuẩn chất lượng về độ nở của hoa
3
Trang
26
Trang
8
10
10
11
11
12
12
13
13
15
15
17
18
19
21
23
25
26
27
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu chuẩn bị thực tập kĩ năng ở Công ty Dalat Hasfarm- khu vực Đạ Ròn đến
nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ.
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn đến BGH Đại học Sư Phạm- Đại
học Đà Nẵng, Khoa Sinh-Môi Trường, các thầy cô chuyên ngành Công nghệ Sinh học
đã tạo điều kiện cho chúng em được va chạm với thực tế. Cảm ơn thầy Nguyễn Minh
Lý đã luôn hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong quá trình chuẩn bị cho kì thực tập và
báo cáo thực tập.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến ban lãnh đạo, bộ phận Nhân
sự công ty đã đồng ý và tạo điều kiện cho chúng tôi thực tập tại đây. Đặc biệt, xin chân
thành cảm ơn chị Thu Hà, chị Yến, chị Bảo Ngọc, anh Toàn ở bộ phận Middle- hoa
Cúc đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi đào tạo ngay tại khu vực nhà kính
cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực nông nghiệp trong nghiên cứu
khoa học và trồng trọt. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các anh chị thì
chúng em nghĩ bài thu hoạch này rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, chúng
em xin chân thành cảm toàn thể Công ty. Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng
thời gian gần 1 tuần. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực kĩ thuật trong nông
nghiệp công nghệ cao, kinh nghiệm của chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ.
Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, chúng em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô, quý Công ty và các anh chị quản
lí để kĩ năng và kiến thức của chúng em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, chúng em xin kính chúc thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc toàn thể công ty Dalat Hasfarm thật dồi dào sức
khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh của Dalat Hasfarm.
Hoa lên tiếng thay cho sự câm nín - hoa là sứ giả của tình yêu và lòng khát khao.
Hoa là niềm đam mê, là chiến thắng, là vinh quang. Hoa là món quà trao tặng từ
trái tim đến trái tim.
Hoa che chở cho người mất trong chiếc chăn êm. Hoa mang hy vọng cho con tim
mòn mỏi.
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
Đợt thực tâp kĩ năng lần này, chúng em được làm việc tại Công ty TNHH Dalat
Hasfarm; tìm hiểu quy trình trồng cây hoa cúc, mô hình trồng hoa công nghệ cao.
1.1. Nguồn gốc
Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm được thành lập vào ngày 7 tháng 6 năm 1994 có
trụ sở chính tại 450 Nguyên Tử Lực Đà Lạt Lâm Đồng Việt Nam với tên thương mại là
Dalat Hasfarm và Hasfarm Young plants. Nhờ khí hậu ôn hòa phù hợp, nguồn nhân lực
dồi dào bên cạnh việc giao thông thuận lợi đến các thị trường quốc tế chính là lý do mà
ông Thomas Hooft-người sáng lập của Dalat Hasfarm chọn Đà Lạt, Việt Nam là nơi
bắt đầu xây dựng nông trại trồng hoa với chỉ 1 hécta hoa hồng và 1 hécta cẩm chướng
được trồng trong những khu nhà kính đơn giản bằng tre, tới nay qua nhiều năm Dalat
Hasfarm đã chuyển sang xây dựng nhà kính hoàn toàn bằng thép và mở rộng thêm ba
nông trại ở Đạ Ròn, Đa Qúi và Lâm Hà. Ở khu vực Đạ Ròn là nơi chúng em thực tập,
có tổng diện tích lớn nhất trong các chi nhánh, lên đến 250 hécta và đang được tiếp tục
mở rộng. Ngày nay mỗi năm Dalat Hasfarm trồng tới 150 triệu cành hoa và 250 triệu
ngọn giống cung ứng cho thị trường trên khắp thế giới.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Bao gồm:
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc
Giám Đốc Bộ Phận
Quản Đốc
Phó Quản Đốc
Tổ trưởng
Công nhân
1.3. Tầm nhìn
Dalat Hasfarm phấn đấu trở thành là sự lựa chọn hàng đầu trong thị trường hoa
châu Á Thái Bình Dương, là nhà cung cấp hoa với công nghệ cao luôn đổi mới và
hướng đến khách hàng.Để đạt được điều này công ty luôn sáng tạo sản xuất và phân
phối những sản phẩm hoa cây trồng cây ngọn giống và những sản phẩm dịch vụ liên
quan đến chất lượng tốt nhất. Hoạt động theo định hướng phát triển bền vững với trách
nhiệm xã hội và cam kết cao nhất đối với các bên liên quan.
2
CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH SẢN XUẤT HOA CÚC
2.1 Tổng quan về cây hoa cúc
2.1.1 Nguồn gốc
Cây hoa cúc (Chrysanthemum sp) được định nghĩa từ Chrysos (vàng) và
Anthemum (hoa) bởi Line 1753, là một trong những loại cây trồng làm cảnh lâu đời và
quan trọng nhất trên thế giới. Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, các
nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người ta đã dùng
hoa cúc để mừng lễ thắng lợi và cây hoa cúc đã đi vào các tác phẩm hội họa, điêu khắc
từ đó. Ở Nhật Bản cúc là một loại hoa quý (quốc hoa) thường được dùng trong các
buổi lễ quan trọng, người Nhật Bản coi cúc là người bạn tâm tình.
Theo tài liệu cổ Trung Quốc thì hoa cúc có cách đây 3.000 năm. Trong văn thơ
Hán cổ, hoa cúc có 30-40 tên gọi khác nhau như: Nữ hoa, Cam hoa, Diên hoa… Hoa
cúc có nguồn gốc từ một số loài hoang dại thuộc loại cúc Dendranthema, trải qua quá
trình chọn lọc lai tạo và trồng trọt, từ những biến dị để có được những giống cúc như
ngày nay
Ở Việt Nam hoa cúc đã được du nhập từ thế kỷ XV, người Việt Nam coi cúc là
biểu hiện của sự thanh cao, là một trong bốn loài thảo mộc được xếp vào hàng tứ quý
“Tùng, Cúc, Trúc, Mai” hoặc “Mai, Lan, Trúc, Cúc”. (Trương Hữu Tuyên, 1979). Hoa
cúc không chỉ được ưa chuộng bởi màu sắc, hình dáng mà còn đặc tính bền lâu hơn các
loại hoa khác.
2.1.2 Phân loại
Hoa cúc là loại cây hai lá mầm (Dicotyledonace) thuộc phân lớp
cúc (Asterydae), bộ cúc (Asterales), họ cúc (Asteraceae), phân họ giống hoa
cúc (Asteroideae), chi Chrysanthemum.
Người Việt Nam yêu hoa cúc không chỉ do hình dáng mà còn do có cách sử
dụng rất phong phú. Hoa cúc có màu sắc hoa đa dạng, lâu tàn và khả năng phân cành
lớn nên cúc có thể dùng để cắm lọ hay bấm ngọn, tạo tán để trồng chậu, trang trí nhà
cửa, trồng bồn, trồng chậu ở các khuôn viên, vườn hoa, dùng trong các ngày sinh nhật,
hội nghị, lễ tết, hiếu hỉ… Một số loại cúc như Kim cúc, Bạch cúc còn được sử dụng
vào mục đích làm thuốc chữa đau đầu hay hoa mắt, chóng mặt . Khi nghiên cứu phân
loại họ cúc cho thấy riêng chi Chrysanthemum L ( Đại cúc) ở Việt Nam có 5 loài, trên
thế giới có 200 loài, và có khoảng 1.000 giống. Các giống cúc hiện trồng chủ yếu được
sử dụng làm hoa hoặc cây cảnh, do đó hoa thường có kích thước từ trung bình đến to,
nhiều màu sắc, như trắng, vàng, đỏ, tím, hồng… Một số loại cúc
thuộcchi Chrysanthemum L được trồng phổ biến như:
3
– Chrysanthemum cinerieafolium (cúc Trừ Trùng): cây sống dai, có lông tơ, cao
khoảng 50-70cm. Thân mọc thẳng đứng có cạnh lồi, lá mọc cách kiểu lông chim. Hoa
được dùng để chế biến thuốc trừ sâu.
– Chrysanthemum indicum (Cúc Vàng hay Kim Cúc): được trồng nhiều ở Châu
Á, có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản. Cây dạng thân cỏ, sống lâu năm, cây có thể
cao hơn 100 cm.
– Chrysanthemum morifolium (Cúc Trắng): có nguồn gốc từ Trung Quốc, được
trồng ở vùng núi Nam trung bộ và các tỉnh miền Bắc Việt Nam, được dùng làm thuốc
hay cây cảnh. Thân dạng thân cỏ, sống lâu năm hay một năm. Trên thực tế thế giới có
tới 7.000 giống cúc đã đưa vào sử dụng với sự đa dạng về chủng loại, màu sắc vô cùng
phong phú (Anderson N. O., 1987)
– Chrysanthemum macimum (cúc Trắng Lớn): có nguồn gốc từ châu Âu được
trồng rộng rãi trên thế giới với mục đích làm hoa cắt hoặc trồng ở bồn lớn. Cây sống
lâu năm, cao từ 70-100 cm.
– Chrysanthemum conirium (rau Cải Cúc, cúc Tần Ô): có nguồn gốc từ vùng
Trung Cận Đông, cây sống hàng năm, thân mọc thẳng đứng, phân nhánh thành bụi, cây
cao đến 120 cm.
Năm 1993, Trần Hợp đã phân loại cây hoa cúc thuộc nhóm cây thân cỏ có hoa
làm cảnh và cũng đã đưa ra một số loài hoa cúc trồng ở Việt Nam như cây Tần Ô (rau
Cúc C.coronarium Linn), cây Cúc Trắng (C.morifolium), cây Cúc Vàng (C. indicum)
và cúc Trừ Trùng (C. cinerieafoliumvis).
Hiện nay ở Dalat Hasfarm đã và đang triển khai trồng một số loại hoa cúc như là
Dundee, Dundee dark, Monalisa, monalisa sunny, Celebrate, Android, Aruba, Sakura.
Tất cả các loại này đều thuộc nhóm cúc chùm.
2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc
Đặc điểm Rễ của cây hoa cúc
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998), rễ cây hoa cúc thuộc loại chùm, rễ cây ít ăn
sâu mà phát triển theo chiều ngang. Khối lượng bộ rễ lớn do sinh nhiều rễ phụ và lông
hút, nên khả năng hút nước và dinh dưỡng mạnh. Những rễ này mọc ở mấu của thân
cây còn gọi là mắt, ở những phần sát trên mặt đất.
Đặc điểm Thân của cây hoa cúc
Theo Van Ruiten và cs (1984) thì chiều cao cây, mức độ phân cành, độ mềm
hoặc cứng phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống. Giống cúc cao hay thấp
phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống. Giống cúc thấp nhất chỉ cao 2030cm, còn giống cúc cao nhất, có thể cao trên 3m. Các giống thấp, phân cành nhiều
thích hợp trồng trong chậu, làm thảm hoa. Các giống thân dài, thường phân cành ít,
thích hợp trồng trên nền đất hoặc trên nền giàn cao.
4
Giống thân cao, ít cành thích hợp với việc trồng hoa cắt cành. Giống phân
cành nhiều, cành nhỏ và mềm thích hợp với việc tạo hình trồng trong chậu cảnh.
Đặc điểm Lá của cây hoa cúc
Theo Cockshull (1972) thì lá cây hoa cúc mọc cách và thành vòng xoắn trên
thân. Lá phẳng hoặc hơi nghiêng về phía trên hoặc hơi bị gấp. Trên một cành thì gần
gốc nhỏ, càng lên phía trên lá càng to dần. Kích thước lá thường thay đổi theo điều
kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Cây sinh trưởng kém thì lá nhỏ, mỏng, cứng hơi
chếch về phía trên, màu xanh nhạt không bóng hoặc hơi vàng. Đủ dinh dưỡng, cây sinh
trưởng khoẻ, lá to và mềm, phiến lá dày, chóp lá hơi cong xuống, lá xanh thẫm và
bóng. Lá hoa cúc thường sống được 70-90 ngày, hiệu suất quang hợp của lá mạnh nhất
là ở lá thứ 4 tính từ đỉnh ngọn trở xuống.
Hoa và quả của cây hoa cúc
Các tác giả Quách Trí Cương, Trương Vỹ (Dẫn theo Đặng Văn Đông, 2005) khi
nghiên cứu về hình dạng hoa cúc đã cho rằng cây họ cúc (Asteracea) rất đặc trưng bởi
có cụm hoa đầu trạng. Cụm hoa đầu trạng rất điển hình là trục chính của cụm hoa phát
triển rộng ra thành hình đĩa phẳng hoặc lồi, trên đó có các hoa không cuống sắp xếp xít
nhau, phía ngoài cụm hoa có các lá bắc xếp thành vòng, cả cụm hoa có dạng như một
hoa hoa.
Hoa cúc có thể lưỡng tính hoặc đơn tính. Hoa có nhiều màu sắc và đường kính
rất đa dạng, đường kính có thể từ 1,5-12 cm. Hình dạng của hoa có thể là đơn hoặc
kép, thường mọc nhiều hoa trên một cành, phát sinh từ những nách lá. Hoa cúc tuy là
lưỡng tính nhưng thường không thể thụ phấn cùng hoa, nếu muốn lấy hạt giống thì
phải tiến hành thụ phấn nhân tạo (Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1988).
Theo các tác giả Quách Trí Cương, Trương Vỹ (Dẫn theo Đặng Văn
Đông, 2005) thì quả cúc rất nhỏ, dài chừng 2-3mm, rộng 0,7-1,5mm, trọng lượng 1.000
hạt khoảng 1gram, có nhiều hình dạng khác nhau như hình kim, hình gậy, hình trứng,
hình tròn dài… thẳng hoặc hơi cong, hai đầu cùng bằng, hoặc một đầu nhọn, trên mặt
có 5-8 vết dọc nông, màu nâu nhạt hoặc đậm, vỏ quả mỏng. Theo Lê Kim Biên (1984)
thì quả cúc dạng quả bế khô, hình trụ hơi dẹt, hạt có phôi thẳng và không có nội nhũ.
2.2 Hệ thống nhà kính trồng hoa cúc
Dalat Hasfarm triển khai trồng hoa( hoa cúc chiếm 80%) trong nhà kính kiên cố, hiện
đại, có hệ thống tưới tiêu phun sương, nhỏ giọt tự động, sau này người dân Đà Lạt
được biết đó là công nghệ sản xuất hoa được nhập khẩu từ Israel và Hà Lan. Thông
thường một block nhà kính ở Hasfarm gồm 14 gian mỗi gian rộng khoảng 704m2. Trên
mỗi gian thường cho ra 7 luống đất trồng.
Với công nghệ này, Dalat Hasfarm đã trồng thành công hàng chục giống hoa và cho ra
hoa đúng vào dịp lễ, Tết, năng suất, chất lượng vượt trội so với cách trồng truyền thống
của người Đà Lạt.
5
Hoa được trồng theo công nghệ Israel và Hà Lan có những ưu thế vượt trội về năng
suất, chất lượng so với hoa trồng truyền thống vì chủ động phòng ngừa được sâu bệnh,
nhiệt độ và tác động môi trường, tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố kỹ thuật nên đẹp hơn
hẳn, giá thường cao gấp hai, ba lần so với hoa trồng ngoài trời.
Môi trường trong nhà kính còn điều chỉnh theo một thông số nhất định. Cụ thể khi
nhiệt độ trong nhà kính cao hơn ngưỡng cài đặt, mái và màn cuốn sẽ mở ra, hệ thống
quạt hoạt động để giảm nhiệt độ. Ngược lại, vào ban đêm hoặc mùa đông, khi nhiệt độ
giảm, hệ thống sưởi nhiệt sẽ khởi động nhằm giúp những cánh hồng được giữ ấm. Hệ
thống hút ẩm và phun sương còn dùng để duy trì độ ẩm ở mức tiêu chuẩn, giúp cho hoa
luôn ở điều kiện tốt nhất. Tất cả các yếu tố tác động đến cây trồng đều được sencor đặt
trong nhà kính để cảm ứng và báo về hệ thống để điều chỉnh thích hợp.
Cấu tạo của nhà kính trồng hoa gồm các lớp cơ bản sau:
– Khung nhà kính lắp ghép bằng thép có khả năng chịu gió áp lực cao
– Lưới chắn côn trùng, lưới che nắng, và màng che phủ nylon Nhật bản có độ bền cao
(5~7 Năm) bố trí hợp lý đảm bảo giữ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè
ngăn chặn côn trùng hiệu quả.
– Hệ thống tưới tự động, quạt gió và chiếu sáng.
Hiện nay,Dalat Hasfarm đang sử dụng hai hệ thống tưới.
Hệ thống tưới Sprinkler
Hệ thống cung cấp nước cho cây bằng cách tạo thành những hạt sương tưới trực tiếp
lên cây. Làm mát lá, làm mát cho cây và nhà trồng, điều tiết khí hậu bên trong nhà
kính.
Ở mỗi gian được bố trí 112 đầu pet trên 4 giàn, khoảng cách giữa các đầu pet là 2m,
khoảng cách từ đầu pet xuống mặt đất khoảng 2.4m. Hệ thống này lắp đặt thấp hơn hệ
thống đèn led nhằm mục đích không xảy ra các sự cố về điện và hư hỏng thiết bị.
Hệ thống tưới Drip
Hệ thống cung cấp nước vào vùng gần gốc cây dưới dạng các giọt nước nhỏ chậm để
rễ cây dễ dàng hấp thụ. Hệ thống này tiết kiệm nước hơn Spinkler và giữ độ ẩm đồng
đều trong các tầng đất trồng rau.
Mỗi luống sẽ gồm 6 ống drip đặt trên mặt luống. Trên mỗi ống drip, xuất hiện các lỗ
nhỏ cách nhau 20cm. Thông qua các lỗ này, nước và phân sẽ được nhỏ giọt để cây có
thể sử dụng một cách hợp lí nhất, không dư thừa.
Quạt gió
Ở mỗi gian trong nhà kính sẽ bố trí 1 quạt gió. Quạt nhà kính đối lưu có nhiều chức
năng khác nhau, rất có ích cho cây trồng. Mục tiêu chính của quạt thông gió nhà kính
là để tạo ra một dòng không khí di chuyển trong nhà kính, nhưng có rất nhiều lợi ích
khác trong việc sử dụng quạt thông gió nhà kính. Ở Dalat Hasfarm, quạt gió được dùng
để lưu chuyển không khí một cách thích hợp sẽ cung cấp không khí trong lành, và cắt
giảm dịch bệnh trong môi trường nhà kính.
6
Hệ thống chiếu sáng
Hoa cúc đáp ứng với độ dài tương ứng với các giai đoạn sáng và tối cũng như cường
độ và chất lượng của ánh sáng. Ánh sáng nhân tạo đã được sử dụng rộng rãi để kiểm
soát trình tăng trưởng thực vật trong điều kiện khác nhau. Ánh sáng nhân tạo có thể
được sử dụng trong các cách sau:
• Để cung cấp ánh sáng cường độ cao khi mong muốn tăng trưởng thực vật tăng .
• Để mở rộng giờ của ánh sáng ban ngày tự nhiên hoặc để cung cấp một sự gián đoạn
bóng tối về đêm để duy trì các điều kiện ban ngày dài hơn.
Ánh sáng phù hợp không chỉ kéo dài ngày làm vườn bằng cách cho phép người làm
vườn làm việc trong các nhà kính trong buổi tối mùa đông và đầu mùa xuân, nhưng nó
hỗ trợ tăng trưởng cây cúc.
Số lượng bóng đèn led ở mỗi gian là 76 bóng cho 4 giàn đèn, khoảng cách giữa chúng
khoảng 2.5m, tính từ mặt đất lên bóng đèn cũng có chiều cao tương tự.
Hệ thống Dark out
Để đáp ứng cho giai đoạn ngày ngắn, các màn black out hoạt động sẽ đảm bảo không
có ánh sáng lọt vào tiếp xúc với cây cúc.
7
Hình 1. Hệ thống đèn, sprinkler, dark out
2.3 Quy trình trồng cây hoa cúc
2.3.1 Chuẩn bị đất
Chuẩn bị đất là khâu quan trọng quyết định lớn đến sự sinh trưởng và phát triển
của cây cúc sau này. Chuẩn bị đất với mục đích làm cho đất tơi xốp, thông thoáng giúp
8
cây thuận lợi hút nước và chất dinh dưỡng để phát triển. Đồng thời đây là khâu xử lí
các mầm bệnh có trong đất. Khâu chuẩn bị đất gồm các bước sau:
Đầu tiên mặt đất còn cứng do đó ta phải tưới nước cho đất trong thời gian 40
phút đến 50 phút bằng hệ thống tưới spinner hoặc tưới tay để đất mềm và đủ độ ẩm.
Sau khi ngừng tưới nước, ta dùng máy cày móc đất 3 răng để móc đất, đất được
móc với độ sâu 65cm – 70cm, tạo rãnh để thuận lợi cho quá trình thoát nước. Tiếp tục
cuốc đất lại và dùng máy cày lớn để đánh đất lần nữa.
Xử lí đất bằng basemic hoặc methansodium (chỉ xử lí khi vụ trước phát hiện có
bệnh về vi sinh vật hại hoặc xử lí sau 4 vụ sản xuất), sau khi rải basemic hoặc
methansodium ta tiến hành phủ bạc trên toàn bộ block để xử lí đất. Đất được phủ bạc
để xử lí trong tối thiểu 72h nếu quỹ đất cần gấp, còn quỹ đất thoải mái ta xử lí càng lâu
càng tốt.
Sau 72h ta tiến hành dở bỏ bạc và tiến hành tưới nước cho toàn bộ đất bằng hệ
thống tưới sprinkler trong 20 phút – 25 phút. Mục đích của việc tưới nước là vừa cung
cấp độ ẩm cho đất vừa làm cho hơi nước bốc lên kèm theo đó là hơi độc của
methansodium được bay đi bớt để đảm bảo sức khỏe cho công nhân trên farm.
Tiếp theo ta tiến hành mang mẫu đất đến phòng support để đo EC và pH của
đất. pH thích hợp nhất cho sự phát triển của cây cúc là pH = 6,4 đến pH = 6,5. Nếu pH
thấp ta tiến hành tăng độ pH cho đất bằng cách bón vôi. Cứ mỗi 50 gram vôi ta tăng
được 0,2pH/m2. Do đó tùy độ pH của đất thấp hơn pH tối thích của cây cúc mà ta tiến
hành bón vôi hợp lí.
Sau khi kiểm tra đất xong ta tiến hành bón phân lót cho cây. Các loại phân được
sử dụng bón lót gồm có phâ n Compost, phân NPK, phân Lân.
Sau bón phân ta dùng máy cày đánh đất để trộn đều phân xuống đất. Nếu phát
hiện đất có vùng cao, vùng trũng ta tiến hành dùng ban để ban đất cho bằng. Mục đích
của việc ban đất là làm cho mặt đất bằng phẳng để thuận lợi cho việc tưới nước, tránh
việc nước đọng lại vùng trũng và thiếu nước ở gò đất cao hơn.
Tiếp theo là dùng máy cày nhỏ nippi để đánh đất lại lần cuối cùng để đảm bảo
đất nhỏ và mịn đồng thời tạo thành luống.
Bước cuối cùng là kéo Rip, kéo lưới và kiểm tra lại hệ thống tưới xem có bị
hỏng hay không để sửa chữa thay thế đảm bảo việc tưới nước cũng như cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây. Sau khi tất cả đã sẵn sàng ta tiến hành trồng cây.
2.3.2 Trồng cây
Chọn giống
Việc chọn lọc những cây con có chất lượng tốt để mang ra trồng với số lượng
lớn là điều cần thiết cho mỗi đợt sản xuất hoa cúc.
Cây con được ngắt ngọn từ cây bố mẹ và có những tiêu chuẩn như sau để tỉ lệ
sống của cây con sẽ cao hơn:
9
Ngọn có chiều dài khoảng 7cm
Ngọn rắn chắc, không bị sâu bệnh
Tránh dùng tay để cấu vào cành mục đích làm giảm vi sinh vật xâm nhập vào
ngọn giống.
Hình 2. Cây bố mẹ, sẵn sàng ngắt ngọn.
Hình 3. Công nhân đang thực hiện việc ngắt ngọn để giâm cành
10
Song hành với việc chuẩn bị ngọn thì ta tiến hành chuẩn bị giá thể để sẵn sàng
cho việc cắm ngọn. Giá thể được làm từ xơ dừa có bổ sung chất dinh dưỡng và keo
bám dính để đảm bảo ngọn phát triển và bám dính chắc chắn trong bầu. Giá thể chuẩn
bị được xếp vào các khay, mỗi khay chứa 104 bầu.
Hình 4. Giá thể đơn để cắm ngọn giống
Hình 5. Giá thể được xếp vào trong khay
11
Sau khi chuẩn bị hoàn tất ngọn và giá thể, ta tiến hành cắm ngọn vào bầu đất.
Ngọn sau khi cắm vào bầu đất ta tiến hành phủ bạc lên các khay đã cắm để đảm bảo độ
ẩm đất được giữ và tránh sâu bệnh. Bạc được phủ trên khay trong 6 đến 7 ngày thì tiến
hành dở bạc.
Hình 6. Ngọn sau khi cắm được tiến hành phủ bạc
Đến khi cây con vừa nhú rễ ra bầu đất và cao từ 12-14cm thì có thể trồng cây
con ra luống là thích hợp nhất. Ở giai đoạn này rễ cây vừa chạm đất, đảm bảo cho việc
phát triển tốt nhất và không xảy ra hiện tượng tổn thương rễ vì rễ quá dài hoặc cây
chậm phát triển do rễ quá ngắn.
Hình 7. Ngọn đạt chuẩn để đem đi trồng (trái) và ngọn chưa đạt chuẩn (phải)
12
Sau khi kiểm tra cây giống, khi cây đạt chuẩn tiến hành vận chuyển cây lên các
block đã chuẩn bị sẵn đất để tiến hành đưa cây vào luống.
Hình 8. Cây sẵn sàng để vận chuyển đến nơi trồng
Đưa cây vào luống
Sau khi đã chuẩn bị đất tốt, phân bón lót và cây con đủ tiêu chuẩn trồng ta tiến
hành đem trồng cây.
Khi đưa cây con ra luống cần phải lưu ý về sự đồng đều về chiều dài của lượng
cây trồng. Nên loại bỏ những cây có sự chênh lệch cao với những cây còn lại. Để cây
vững chắc phát triển tại vị trí cố định cần cắm 2/3 bầu vào đất và sinh trưởng thẳng
đứng không bị đổ ngã nhờ có hệ thống ô vuông lưới.
Hình 9. Cây con sau khi được trồng
13
Trong quá trình phát triển của cây, mật độ trồng cây ngay từ lúc ban đầu cũng là
yếu tố ảnh hưởng không nhỏ. Tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mục đích sử dụng (để
một hoa hay để chùm hoa), mà quyết định trồng với các mật độ khác nhau. Phần lớn
người trồng sẽ dựa vào độ ẩm theo mùa mà trồng theo mật độ thích hợp. Vào mùa
mưa, độ ẩm tương đối cao nên cần trồng khoảng 63 cây/m2 để không gian được thoáng
hơn giúp hạn chế được bệnh vàng lá chân. Ở mùa khô có thể trồng tới 68 cây/m2. Chú
ý là trong điều kiện trồng với khoảng cách lớn thì nên trồng so le nhau để tiết kiệm
không gian, giúp các cây không phải cạnh tranh ánh sáng với nhau.
Hình 10. Cây bị cháy lá
Cây sau khi được trồng thì nhanh chóng tiến hành việc đóng cọc và luồn thanh
ngang dưới lưới. Với yêu cầu là cây cúc phải thẳng, không được cong việc đóng cọc và
luồn thanh ngang cho cây cúc sẽ tiện cho việc nâng lưới sau này.
14
Hình 11. Công nhân tiến hành đóng cọc
2.4 Chăm sóc cây
Để tạo ra một sản phẩm hoa chất lượng, chăm sóc cây sau khi trồng là giai đoạn
quan trọng đòi hỏi tính kĩ lưỡng và sự kì công rất nhiều để đảm bảo cây có thể sinh
trưởng và phát triển một cách tốt nhất.
Trong khâu chăm sóc cho cây cúc được chia làm 6 công đoạn
2.4.1. Chiếu sáng
Giai đoạn ngày dài
Đây là giai đoạn tạo chiều cao đồng đều cho cây để chuyển sang giai đoạn ra
hoa nên cây cần được chiếu sáng liên tục, kéo dài từ 18-21 ngày.
Thời gian chiếu sáng càng nhiều sẽ càng tốt cho cây. Ban ngày chiếu sáng liên
tục đến khi trời hết sáng hoàn toàn thì bắt đầu bật đèn chiếu sáng. Nên bắt đầu thắp
sáng từ 20h30 - 3h30 ngày hôm sau. Vì ngưỡng chịu đựng thiếu sáng của cây trong
giai đoạn này tối đa là 3h nên thời điểm chiếu sáng này sẽ liên tục với khoảng thời gian
chiếu sáng tự nhiên. Trong khoảng thời gian chiếu sáng, cứ 15 phút bật và 15 phút tắt,
mục đích để tiết kiệm điện năng và giảm lượng tải điện.
15
Giai đoạn ngày ngắn
Đây là giai đoạn cây cần ít ánh sáng hơn và cần tối nhiều hơn so với giai đoạn
đầu. Thời gian cần chiếu sáng là 13 giờ, để tối là 11 giờ. Trong thời gian để tối cho cây
tuyệt đối không cho ánh sáng lọt vào vì ánh sáng sẽ làm rối loạn sinh lý của cây dẫn
đến hiện tượng đẻ nhánh nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng của hoa. Kéo dài từ
khoảng 48-51 ngày.
2.4.2 Tưới nước, tưới phân
Cây sau khi được trồng cần được tưới nước liên tục trong hai ngày mục đích
chính để tưới mát cho cây và đất xung quanh sẽ bám chặt bầu cây. Sau đó để khô một
đến hai ngày giúp kích thích bộ rễ của cây phát triển nhanh, tự tìm đến nguồn nước.
Tiếp theo tưới liên tục 7 ngày rồi ta tiến hành tưới hai ngày một lần. Dựa vào độ ẩm
của đất để xác định đượng lượng nước cần tưới cho cây thường là 10l/m2. Ở giai đoạn
này bộ rễ cây chưa phát triển nhiều nên tưới nước và bổ sung phân đều qua hệ thống
tưới Sprinkler là tối ưu nhất để cây có thể hút nước qua cả rễ và lá. Các loại phân cần
cung cấp dinh dưỡng cho cây gồm có phân đa lượng và vi lượng.
Đa lượng: NPK, C,H,O,P,S….
Vi lượng: Mn, Mg, Fe, Zn…
Nồng độ chất dinh dưỡng (EC) cần cho cây ở giai đoạn này từ 0,7-1,0, vì lúc này cần
lượng dinh dưỡng đủ để sinh trưởng, nếu thiếu cây sẽ vàng lá không đạt được kích
thước chuẩn mong muốn và ngược lại nếu cung cấp dư so với nhu cầu của cây sẽ dẫn
đến hiện tượng cháy lá dễ bị bệnh. Tiếp theo 21 ngày sau ngắt điện, tưới và bổ sung
chất dinh dưỡng được chuyển hoàn toàn qua rip vì giai đoạn này nụ bắt đầu nở dễ bị
tổn thương và ảnh hưởng đến màu sắc của hoa. Nồng độ EC cần cung cấp lúc này là.
2.4.3 Điều hòa sinh trưởng
Kèm theo việc cung cấp dinh dưỡng cho cây thì ta cần cung cấp chất điều hòa
sinh trưởng cho cây giúp điều hòa các quá trình sinh trưởng và sinh sản theo ý muốn.
Alar
Alarlà chất ức chế sự phát triển cho cây về chiều cao nhưng kích thích phát triển
bề ngang của cây. Có hai phương thức phun alar dựa vào chiều cao của cây:
- Phun chọn lọc: phun những cây cao hơn so với mặt bằng chung để ức chế sự
sinh trưởng về chiều dài và tạo ra sự đồng đều cho cây.
16
Hình 12. Phun Alar chọn lọc
- Phun theo chương trình: Căn cứ vào chiều cao hyieejn tại của cây và mùa vụ
mà tiến hành phun alar. Mục đích là tạm dừng sự sinh trưởng của cây về chiều cao khi
cây đã phát triển đồng đều để tập trung phát triển bề ngang và bắt đầu chuyển qua giai
đoạn sinh sản. alar được phun 2 lần phun phụ trước khi tiếng hành phun chính.
+ Phun phụ lần đầu vào lúc cây cao 20cm với liều lượng 1g/l, phun phụ lần 2
với liều lượng 2g/l lúc cây đạt chiều cao 27cm. Mục đích của việc phun phụ là giúp cây
làm quen dần với alar, đồng thời tạo độ phình to cho gốc chống cong cây.
+Vào lúc cây đạt chiều cao 30cm ta tiến hành phun chính thức alar cho toàn bộ
block.
Gibberellin
Ngoài việc tạo độ mập cho thân cây, để hoa nở sớm và đồng đều lúc này ta tiến
hành cung cấp them GA3. GA3 chất kích thích kéo dài cây, giúp hoa nở sớm và tạo sự
đồng đều. Tiến hành phun GA3 trước khi thu hoạch 16 đến 12 ngày.
Phun lần đầu tiên, sau đó cứ 4 ngày phun 1 lần.Liều lượng lần lượt là 5ppm,
10ppm, 20ppm.
17
2.4.4 Thăm bệnh và phun thuốc.
Các bệnh thường gặp trên cây Cúc
Côn trùng gây hại
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc sẽ không tránh khỏi các mầm
bệnh gây hại. Đặc biệt trong giai đoạn sau khi ngắt điện, cây xuất hiện hàng loạt các
loại bệnh do côn trùng hay do vi khuẩn, virus.
Sâu xanh (Helicoverpa armigera): Sâu xanh trưởng thành hoạt động ban đêm,
ban ngày ẩn nấp dưới bụi cỏ, lá cây, đẻ trứng và gây hại ở cả 2 mặt lá non, nụ hoa, đài
hoa và hoa, sau đó làm nhộng dưới đất, đất khô (độ ẩm dưới 30%) rất dễ làm chết
nhộng. Có thể phòng trừ bằng cách luân canh với cây trồng khác họ, sử dụng một số
loại thuốc như: Brightin 1.8EC, Actimax 50WG, Permecide 50EC.
Hình 13. Cây bị sâu xanh gây hại
Bọ trĩ (Frankliniella occidentalis): Bọ trĩ chích hút dịch hoa, gây hại mạnh vào
sáng sớm hoặc chiều tối, khi cường độ ánh sáng mạnh chúng ẩn nấp trong cánh hoa và
mặt dưới lá, cánh hoa bị hại có chấm trắng cong lại. Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều
kiện khô và nóng, vòng đời ngắn, sinh sản mạnh và có khả năng kháng thuốc cao. Khi
bọ trĩ mới phát sinh, thường xuyên phun nước cho cây, dùng bẫy dính màu vàng để
tiêu diệt thành trùng. Bọ trĩ gây hại rất nặng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hoa,
là tác nhân lây truyền bệnh virus. Sử dụng luân phiên một số loại thuốc trị bọ trĩ
như Secure 10EC, Thiamax 25 WG.
18
Hình 14. Cánh hoa bị bọ trĩ gây hại
Nhện chân tơ (chân màng): phát sinh dưới lá non và nụ, chích hút nhựa cây làm
lá bị cong ngược lên, có nhiều nốt phồng, có bóng dầu, lá giòn cứng; cánh hoa nhạt
màu, không nở được, nếu nở được thì cánh hoa bị xám, co ngắn lại và có nhiều đốm
trắng nhỏ, màu tối. Nhện chân tơ rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được, sinh sản
nhanh, phát sinh mạnh vào khoảng tháng 4 -5 và tháng 9 -10 khi nhiệt độ cao và không
khí khô hạn. Nhện đẻ trứng mặt dưới lá, làm nhộng trong khe đất hoặc kẻ lá. Phòng trị
nhện chân tơ bằng cách thu dọn và tiêu hủy lá già, nụ bị hại. Sử dụng luân phiên thuốc
đặc trị nhện như: NilMite 550SC, Secure 10EC phun kỹ mặt dưới lá; có thể kết
hợp Brightin 1.8EC hoặc Actimax 50WG khi xảy ra dịch.
Ruồi đục lá (Lyriomiza .sp): Trưởng thành là loài ruồi rất nhỏ, có mắt kép đỏ, có
sọc mờ ở 2 hông, dùng gai đẻ trứng vào dưới biểu bì lá. Sâu non dạng dòi không chân,
màu trắng trong, phần trước hơi vàng, ăn biểu bì lá, tạo nên những đường đục ngoằn
nghèo không cắt nhau. Sâu non đẫy sức thì ra ngoài mép lá hoặc chui xuống đất hóa
nhộng. Bộ phận giám sát nên thăm đồng thường xuyên, khi thấy lá non có những
đường đục thì giết sâu bằng tay phần cuối đường đục có chấm vàng, treo bẫy dính màu
vàng để tiêu diệt thành trùng, mật số cao có thể phun Brightin 1.8EC; Actimax 50WG
hoặc Permecide 50 EC.
Rầy mềm (Rệp muội): Rệp chích hút dịch lá và nụ non làm cho cây sinh trưởng
chậm, lá cong lại, trên lá có nhiều chất bài tiết dính màu nâu đen, ảnh hưởng đến quang
hợp, lá bị nặng sẽ chết khô. Rệp có vòng đời rất ngắn chỉ hơn 10 ngày, sinh sản mạnh
vào khoảng tháng 4 -5 và tháng 9 -10. Rệp là môi giới truyền bệnh virus nên khi phát
hiện phải phòng trị ngay. Có thể sử dụng thuốc Brightin 1.8EC, Actimax 50WG.
19
Bọ phấn trắng (Bemisia .sp): Trên lưng trưởng thành bọ phấn trắng có phủ một
lớp phấn sáp trắng, bụng đỏ, râu ngắn, cánh màng. Cánh trước và cánh sau có một
đường gân. Sâu non hình dẹt hoặc hình trứng màu xanh vàng, dài khoảng 0,5mm.
Trưởng thành bọ phấn trắng hoạt động mạnh phần trên lá non, hút nhựa và đẻ trứng ở
đó, khi nhiệt độ cao, ánh sáng đủ thì chúng bay giữa các cây, rất thích màu vàng. Bọ
phấn trắng gây hại nặng vào khoảng tháng 3 -5, là môi giới truyền bệnh virus cho cây.
Phòng trị bằng cách treo bẫy dính màu vàng ngang tầm bay của con trưởng thành.
Phun Gepa 50WG hoặc Thiamax 25WG, có thể kết hợp Permecide 50EC để phòng trừ
bọ phấn trắng khi xảy ra dịch.
Bệnh thường gặp
Bệnh thối gốc (Fusarium .sp): Thời kỳ đầu lá cong cuộn lại, héo vàng, sau đó
biến thành màu đỏ tía, lá khô và chết, gốc cổ rễ bị thối có màu nâu, vỏ long ra, khi nhổ
cây lên rễ trong đất rời ra, do nấm Fusarium .sp lây lan rất nhanh theo nguồn nước tưới
và nước mưa (đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao) theo cây vào trong đất
rồi xâm nhập qua vết thương ở rễ non hoặc vết cuống lá gãy, sinh trưởng trong ống dẫn
làm tắc ống dẫn. Cây sau khi lây nhiễm bệnh khoảng 10 - 15 ngày thì chết. Nhiệt độ
thấp và thời kỳ cây con bệnh nhẹ, khi cây ra nụ bệnh thường phát sinh rất mạnh. Khi
bệnh phát sinh thành dịch thì rất khó cứu chữa. Fusarium .sp rất khó phòng trị do bào
tử hậu tồn tại qua thời gian dài trong đất. Bà con nên thường xuyên kiểm tra đồng
ruộng, kịp thời cách ly tiêu hủy những cây bệnh, tiêu độc vùng đất nhiễm bệnh. Tưới
thuốc ngừa bệnh bằng Norshield 86.2WG hoặc Eddy 72WP.
Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani): Phần cổ rễ sát mặt đất có vết bệnh màu xám
nâu, lở loét, rễ bị thối mềm, thân lá tự nhiên bị héo dần và héo khô, khi nhổ gốc lên
thấy gốc dễ bị đứt, chỗ vết đứt bị thối nham nhở. Phòng trừ bằng cách đất trồng phải
tơi xốp, thoát nước tốt, hạn chế xới xáo làm đứt rễ tạo điều kiện cho nấm xâm nhập.
Tưới thuốc ngừa bệnh bằng Norshield 86.2WG hoặc Eddy 72WP.
20
Hình 15. Cây bị chết do lở cổ rễ
Bệnh mốc tro (Botrytis cinerea Pers): Triệu chứng đầu tiên là lá xuất hiện các
vết đốm mốc màu tro, sau đó các đốm này lan rộng và nối nhau thành màu nâu to, trời
ẩm trên vết bệnh xuất hiện một lớp màu vàng nâu. Lá non bị bệnh thì thối nát và khô.
Bệnh nặng cả cây thối mềm và chết. Nấm bệnh Botrytis cinerea thường qua đông trong
đất, nhiệt độ thích hợp để phát triển là 150C - 250C, trên 350C bệnh bị kìm hãm. Độ ẩm
cao, thông gió kém, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, trồng cây quá dày đều
thuận lợi cho bệnh phát triển. Phòng trừ bệnh phát triển bằng cách tăng cường thông
gió, nhổ bỏ và tiêu hủy cây bệnh, xử lý tiêu độc vùng đất bệnh và phun ngừa giai đoạn
cây con bằng Norshield 86.2WGhoặc Eddy 72WP.
Bệnh phấn trắng (Oidium .sp): Bệnh chủ yếu hại lá. Thời kỳ đầu trên lá có đốm
mốc màu trắng, sau đó lan rộng ra thành những đốm hình tròn hoặc bầu dục to hơn,
màu trắng vàng, trên phủ một lớp phấn trắng, sau đó lớp bụi phấn này biến thành màu
tro trắng, cây bị hại lá cong lại, bệnh nặng lá ít, nhỏ, lá màu nâu vàng và khô, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sinh trưởng của cây. Nguồn bệnh qua đông ở thể bào tử, vào
mùa xuân ấm khi gặp điều kiện thích hợp thì lây truyền qua không khí và nước. Đặc
biệt khi nhiệt độ và độ ẩm cao sản sinh ra một lượng lớn bào tử phân sinh phát bệnh rất
nặng. Tưới nước nhiều, bón đạm nhiều, cây rậm rạp, thông gió kém, ánh sáng yếu thì lá
dưới bị bệnh rất nặng. Bà con nên chăm sóc tốt cho cây, bón thêm kali để tăng sức đề
kháng, đặc biệt vào tháng 2, tháng 3 khi trời chuyển ấm cần phải kịp thời thông gió,
giảm độ ẩm trong vườn, phòng trừ bằng thuốc Keviar 325SC hoặc Tepro Super 300EC.
21
Bệnh đốm đen (Curvularia .sp): Lúc đầu trên bề mặt lá xuất hiện những chấm
nâu đen, sau chuyển màu đen, từ mép lan vào trong phiến lá; vết có hình tròn, hình bán
nguyệt hoặc hình bất định không đều làm lá rụng dần; các chồi non cũng bị lây bệnh.
Phòng trừ bệnh bằng cách làm vệ sinh vườn, tránh đọng nước trên lá, nên tưới nước
vào buổi sáng, tỉa bỏ lá già, lá bệnh, luân phiên sử dụng Keviar 325SC, Hợp Trí Kaliphos hoặc Tepro Super 300EC.
Bệnh rỉ sắt (Puccinia chrysanthemi): Mặt trên lá xuất hiện những chấm nhỏ,
màu vàng cam hoặc màu rỉ sắt, về sau có màu vàng nâu, hơi đỏ; bệnh hại mặt dưới lá,
chồi non, cuống lá, đôi khi hại cả thân cây làm cho thân teo tóp lại; nếu không chữa kịp
thời, bệnh lan rộng cả mặt lá làm cho cháy lá, lá vàng rụng sớm. Nhiệt độ thích hợp
cho nấm phát triển là 18 - 210C. Phòng trừ bệnh bằng cách vệ sinh vườn, tạo độ thông
thoáng, bón phân cân đối cho cây cứng khỏe. Phun phòng bệnh vào giai đoạn cây con
bằng Norshield 86.2WG, Eddy 72WP.
Bệnh đốm vòng (Alternaria .sp): Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá, màu xám
nâu hoặc xám đen, hình tròn hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng,
sau đó lan từ mép và chóp lá vào phiến lá, làm lá thối đen và rụng. Nấm Alternaria .sp
phát sinh mạnh ở ẩm độ >85% và nhiệt độ từ 20 - 280C. Phòng trừ bệnh bằng cách vệ
sinh vườn, khơi nước, không để ruộng đọng nước, sử dụng thuốc Norshield 86.2WG
hoặc Eddy 72WP phun phòng bệnh giai đoạn cây con.
Bệnh do virus: Thời gian gần đây xuất hiện khá phổ biến dịch bệnh héo vàng hại
hoa cúc. Các lá ngọn có triệu chứng nhỏ lại, méo mó, lốm đốm vàng. Tại các vị trí thân
cây bị thâm đen lá cây chuyển vàng, biến dạng và chết khô. Vết bệnh có thể xuất hiện
ở gần gốc, giữa thân hoặc ngay phía gần ngọn. Phần thân cây bị bệnh có các vết màu
nâu đen, khi mới chớm, vết bệnh chỉ là một đoạn sọc màu đen, khi bị nặng đoạn sọc
này chuyển sang thâm đen, khô và thối biểu bì. Cắt thân cây bị bệnh phần vỏ thân có
màu nâu đen, đen một bên thân.
Kết quả phân tích cho thấy cây hoa cúc bị bệnh dương tính với loài virus TSW
(Tomato spotted wilt virus). Loài virus TSW có phổ ký chủ rộng, gây hại trên nhiều
loại cây trồng, lan truyền qua côn trùng môi giới là bọ trĩ. Để hạn chế bệnh héo vàng
trên hoa cúc cần phải quản lý tốt côn trùng môi giới bọ trĩ bằng các loại thuốc
như: Secure 10EC, Thiamax 25 WG.
2.3.5 Tỉa nụ
Giai đoạn ngày ngắn hoa bắt đầu ra nụ vì vậy chất dinh dưỡng sẽ tập trung hầu
hết ở nụ giữa. Nên lúc này ta cần tiến hành ngắt bỏ nụ chính đối với các loại cúc chùm.
Yêu cầu số nụ trên một cành cúc chùm là 5 nụ đều nhau, hạn chế để ra quá nhiều nụ.
22