TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
TRẦN KIM NGỌC
ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CANH VÀ PHÂN HỮU CƠ
ĐẾN ĐỘ PHÌ HÓA HỌC CỦA ĐẤT PHÙ SA TẠI
HUYỆN CAI LẬY - TỈNH TIỀN GIANG
Luận văn tốt nghiệp
Kỹ sư ngành: KHOA HỌC ĐẤT
Cần Thơ, 2011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT
ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CANH VÀ PHÂN HỮU CƠ
ĐẾN ĐỘ PHÌ HÓA HỌC CỦA ĐẤT PHÙ SA TẠI
HUYỆN CAI LẬY - TỈNH TIỀN GIANG
Cán bộ hướng dẫn:
Sinh viên thựchiện:
MSSV:
ThS. Trần Bá Linh
Trần Kim Ngọc
3077474
Lớp Khoa Học Đất K33
Cần Thơ, 2011
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-----
-----
Đề tài: “Ảnh hưởng luân canh và phân hữu cơ đến độ phì hóa học của đất
phù sa tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”
Do sinh viên Trần Kim Ngọc, lớp Khoa Học Đất K33 thực hiện.
Ý kiến đánh giá của Giáo viên hướng dẫn:
.......................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày....... tháng........ năm..........
Giáo viên hướng dẫn
Trần Bá Linh
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-----
-----
Đề tài: “Ảnh hưởng luân canh và phân hữu cơ đến độ phì hóa học của đất
phù sa tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”
Do sinh viên Trần Kim Ngọc, lớp Khoa Học Đất K33 thực hiện.
Ý kiến đánh giá của Giáo viên phản biện:
.......................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày.......tháng........ năm.........
Giáo viên phản biện
iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-----
-----
Đề tài: “Ảnh hưởng luân canh và phân hữu cơ đến độ phì hóa học của đất
phù sa tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”
Do sinh viên Trần Kim Ngọc, lớp Khoa Học Đất K33 thực hiện.
Ý kiến đánh giá của Hội đồng:
........................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày.......tháng........ năm.........
Chủ tịch hội đồng
iv
LỜI CAM ĐOAN
-----
-----
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số
liệu và kết quả là trung thực và chưa từng được công bố trước đây.
Tác giả luận văn
Trần Kim Ngọc
v
LỜI CẢM TẠ
-----
-----
Qua quá trình học tập và nghiên cứu đến nay luận văn đã hoàn thành. Để đạt
được kết quả như ngày hôm nay không biết nói gì hơn ngoài lòng biết ơn sâu sắc gửi
đến quý thầy cô, bạn bè và người thân.
Xin chân thành biết ơn Thầy Trần Bá Linh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện luận văn và những năm tháng học đại học.
Cám ơn Cô Võ Thị Gương chủ nhiệm chương trình R3 đã hỗ trợ thí nghiệm
dài hạn để em được thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn tất cả các giảng viên trường đại học Cần Thơ, quý thầy cô,
những người đã từng giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu giúp em chuẩn
bị hành trang bước vào đời.
Chân thành cán ơn Cô cố vấn Châu Thị Anh Thy, Thầy Hà Gia Xương, Th.S
Trần Huỳnh Khanh, Ks. Nguyễn Hồng Giang, tất cả các giảng viên và cán bộ
Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại
Học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn em trong suốt những năm đại học.
Thân gửi về các bạn cùng tập thể lớp Khoa học Đất K33 và các em Khoa học
đất những tình cảm thân thiết nhất, chúc các bạn và các em thành công.
Kính dâng cha mẹ, xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến người thân. Cám ơn cha mẹ
đã luôn ở bên, tạo điều kiện học tập và động viên an ủi con.
vi
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: TRẦN KIM NGỌC
Sinh ngày: 17 tháng 11 năm 1989
Quê quán: Quận Ômôn, Thành phố Cần Thơ
Họ tên cha: TRẦN VĂN HƯNG
Họ tên mẹ: HỒ KIM MINH
Địa chỉ liên hệ: 130 khu vực Tân Bình, phường Trường Lạc, quận Ômôn, TP
Cần Thơ..
Tóm tắt quá trình học tập:
Từ năm 1995 – 2000 học tại trường Tiểu Học Trường Lạc.
Từ năm 2000 – 2004 học tại trường Trung Học Cơ Sở Trường Lạc.
Từ năm 2004 – 2007 học tại trường Trung Học Phổ Thông Lưu Hữu Phước.
Năm 2007 tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học.
Năm 2007 trúng tuyển vào Đại học ngành Khoa học Đất thuộc Bộ môn Khoa
Học Đất, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Từ 2007 đến 2011 học ngành Khoa Học Đất thuộc Bộ môn Khoa Học Đất,
Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường đại Học Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày…..tháng….. năm 2011
Ký tên
Trần Kim Ngọc
vii
Trần Kim Ngọc (2011), “Ảnh hưởng luân canh và phân hữu cơ đến độ phì
hóa học của đất phù sa tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”. Luận văn tốt nghiệp
Ngành Khoa Học Đất – 41 trang, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường
Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Trần Bá Linh
TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện trên đất phù sa thâm canh lúa 3 vụ/năm ở huyện Cai Lậy – tỉnh
Tiền Giang với 6 mô hình: (1) lúa – lúa – lúa; (2) lúa – lúa – lúa + phân hữu cơ; (3)
lúa – bắp – lúa; (4) lúa – bắp – lúa + phân hữu cơ; (5) lúa – đậu – lúa; (6) lúa – đậu –
bắp. Kết quả thí nghiệm cho thấy đất có pH và EC thích hợp cho việc trồng lúa và hoa
màu. Ở nghiệm thức thâm canh lúa kết hợp bón phân hữu cơ và các nghiệm thức luân
canh lúa – màu làm gia tăng khả năng trao đổi cation trong đất so với nghiệm thức
thâm canh lúa liên tục. Chất hữu cơ giữa các nghiệm thức thâm canh lúa ở tầng 0 –
10cm cao hơn tầng 10 – 20cm, các nghiệm thức thâm canh lúa có hàm lượng chất hữu
cơ cao hơn so với các nghiệm thức luân canh ở tầng đất 0 -10cm, ở tầng đất 10 – 20m
các nghệm thức luân canh cao hơn so với các nghiệm thức thâm canh. Hàm lượng
carbon dễ phân hủy ở nghiệm thức thâm canh lúa kết hợp bón phân hữu cơ và luân
canh lúa màu cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức thâm canh lúa liên
tục, việc bón phân hữu cơ và luân canh lúa - màu giúp gia tăng hàm lượng carbon dễ
phân hủy trong đất, đặc biệt là tầng đất 0 – 10cm. Ở tầng đất 0 -10cm, việc bón phân
hữu cơ ở nghiệm thức thâm canh lúa giúp gia tăng hàm lượng đạm hữu dụng và lân
hữu dụng so với nghiệm thức thâm canh lúa liên tục, ở nghiệm thức luân canh lúa –
bắp và lúa – bắp kết hợp bón phân hữu cơ có hàm lượng đạm hữu dụng cao hơn và
khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức luân canh khác và các nghiệm thức thâm
canh lúa. Đối với tầng đất 10 – 20cm việc luân canh lúa – màu giúp tăng hàm lượng
đạm hữu dụng và lân hữu dụng so với các nghiệm thức thâm canh lúa.
viii
MỤC LỤC
Chương 1
Trang phụ bìa
i
Ý kiến đánh giá của Giáo viên hướng dẫn
ii
Ý kiến đánh giá của Giáo viên phản biện
iii
Ý kiến đánh giá của Hội đồng
iv
Lời cam đoan
v
Cảm tạ
vi
Lý lịch cá nhân
vii
Tóm lược
viii
Mục lục
ix
Danh sách hình
xi
Danh sách bảng
xii
Danh sách từ viết tắt
xii
MỞ ĐẦU
1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu và đất
2
phù sa Đồng bằng sông Cửu Long
1.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên huyện Cai Lậy,
2
tỉnh Tiền Giang
1.1.2 Khái quát đất phù sa Đồng bằng sông Cửu Long
1.2 Ảnh hưởng của thâm canh lúa đến chất lượng đất đai
4
6
1.3.1 Khái niệm đất thâm canh
6
1.3.2 Tác hại của thâm canh lúa
6
1.3 Lợi ích của luân canh lúa màu đến chất lượng đất
8
1.3.1 Khái niệm luân canh
8
1.3.2 Lợi ích của luân canh lúa màu
8
1.4 Vai trò của chất hữu cơ
10
1.4.1 Cải thiện các đặc tính hóa học của đất
10
1.4.2 Cải thiện các đặc tính vật lý của đất
11
ix
Chương 2
1.4.3 Cải thiện các đặc tính sinh học của đất
12
1.5 Các chỉ tiêu hóa học ảnh hưởng đến đất canh tác
13
1.5.1 pH
13
1.5.2 EC
14
1.5.3 CEC
14
1.5.4 Chất hữu cơ trong đất
15
1.5.5 Carbon dễ phân hủy
17
1.5.6 Đạm
18
1.5.7 Lân
19
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
21
2.1 Phương tiện
21
2.1.1 Thời gian và địa điểm
21
2.1.2 Dụng cụ và hóa chất
21
2.2 Phương pháp
Chương 3
Chương 4
21
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
21
2.2.2 Thu thập số liệu
22
2.2.2.1 Thời điểm lấy mẫu
22
2.2.2.2 Cách lấy mẫu và xử lý mẫu
22
2.2.3 Các chỉ tiêu phân tích
22
2.2.4 Xử lý số liệu
23
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
24
3.1 Đặc điểm đất thí nghiệm
24
3.2 pH đất và EC
24
3.3 Khả năng trao đổi cation
26
3.4 Hàm lượng chất hữu cơ trong đất
28
3.5 Hàm lượng carbon dễ phân hủy trong đất
30
3.6 Hàm lượng đạm hữu dụng trong đất
32
3.7 Hàm lượng lân hữu dụng trong đất
34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
37
PHỤ CHƯƠNG
x
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1
Khả năng trao đổi cation trong đất tầng 0 -10cm
13
2
Khả năng trao đổi cation trong đất tầng 10 -20cm
21
3
Hàm lượng chất hữu cơ trong đất tầng 0 -10cm
22
4
Hàm lượng chất hữu cơ trong đất tầng 10 -20cm
26
5
Hàm lượng Carbon dễ phân hủy trong đất tầng 0 -10cm
31
6
Hàm lượng Carbon dễ phân hủy trong đất tầng 10 -20cm
32
7
Hàm lượng đạm hữu dụng trong đất tầng 0 -10
33
8
Hàm lượng đạm hữu dụng trong đất tầng 10 -20
34
9
Hàm lượng lân hữu dụng trong đất tầng 0 -10
35
10
Hàm lượng lân hữu dụng trong đất tầng 10 -20
36
xi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1
Một số đặc tính lý hoá học của tầng mặt (0 – 15cm) đất thâm canh lúa
22
ba vụ trước khi bố trí thí nghiệm luân canh cây trồng vào năm 2001 tại
Cai Lậy, Tiền Giang
2
Giá trị pH đất và EC tầng đất 0 – 10cm
23
3
Giá trị pH đất và EC tầng đất 10 – 20cm
24
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Việt
C
Carbon
CEC
Khả năng trao đổi cation
CHC
Chất hữu cơ
EC
Độ dẫn điện
N
Đạm
NT
Nghiệm thức
P
Lân
xii
MỞ ĐẦU
Hiện nay do nhu cầu lương thực gia tăng theo sự gia tăng dân số, nên việc khai
thác sử dụng đất trong năm rất cao đặc biệt là các nước vùng Châu Á. Việt Nam là
nước xuất khẩu lúa gạo lớn thế giới, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sản
xuất lúa lớn nhất của cả nước. Để đáp ứng nhu cầu lương thực, sự thâm canh hóa cây
trồng đã được tiến hành trong một thời gian dài. Tuy đáp ứng được nhu cầu về lương
thực nhưng lại làm suy thoái môi trường, đặc biệt suy thoái về mặt dinh dưỡng và lý
hóa học làm giảm khả năng sản xuất của đất.
Từ sự khai thác quá độ trên đã làm đất suy giảm độ phì nhiêu, mất đi độ màu
mỡ tự nhiên, quan trọng nhất là chất hữu cơ và các khoáng đa và vi lượng, làm giảm
khả năng sản xuất của đất. Từ đó đưa đến năng suất cây trồng giảm đồng thời phải
tăng chi phí đầu tư do phải bón nhiều loại phân vô cơ và các chi phí khác để duy trì
năng suất.
Với tình trạng khai thác đất quá mức, thâm canh đất ba vụ trong năm như hiện
nay nếu không có biện pháp canh tác và chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ ảnh hưởng đến
tính bền vững của sản xuất nông nghiệp. Do đó, đề tài “Ảnh hướng của luân canh và
phân hữu cơ đến độ phì hóa học của đất phù sa tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền
Giang” được thực hiện nhằm đánh giá tác động dài hạn của phân hữu cơ và việc luân
canh cây trồng cạn với lúa đến một số tính chất hóa học của đất, từ đó có thể tìm ra mô
hình canh tác, biện pháp quản lý đất hợp lý để có thể sử dụng nguồn tài nguyên đất
một cách bền vững nhưng vẫn đạt năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế.
1
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐẤT PHÙ
SA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Theo số liệu thống kê cuối năm 2006, huyện Cai Lậy có 28 đơn vị hành chính
gồm 1 thị trấn và 27 xã, với tổng diện tích 436,2km2, dân số trung bình 327.581 người,
mật độ dân số 751 người/km2. Trên bản đồ tỉnh Tiền Giang, địa bàn huyện Cai Lậy có
hình chữ nhật, chiều dài từ Bắc xuống Nam khoảng 37 km, chiều rộng từ Tây sang
Đông khoảng 17 km, diện tích tự nhiên 411,3 km2. Phía Bắc giáp với huyện Tân
Thanh (tỉnh Long An); phía Nam giáp sông Tiền, ngăn cách với huyện Chợ Lách và
huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre); phía Đông giáp hai huyện Tân Phước, Châu Thành
(tỉnh Tiền Giang); phía Tây giáp với huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang). Trung tâm
huyện cách thành phố Mỹ Tho 30 km về hướng Tây – Tây Bắc.
Địa hình Cai Lậy tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,5m đến 1,2m so
với mực nước biển. Phía Nam cao dần từ bờ sông Tiền đến Quốc lộ 1A, phía Bắc lại
thấp dần từ Quốc lộ 1A đến vùng ven Đồng Tháp Mười.
Huyện nằm trên quốc lộ 1A và lấy quốc lộ 1A làm ranh giới, hầu hết diện tích
phía Nam huyện là đất phù sa, quanh năm có nước ngọt từ sông Tiền. Phần còn lại ở
phía Bắc là vùng đất trũng, thấp, hàng năm có nhiều tháng bị nước phèn. Ngoài ra còn
có vùng đất giồng cao chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Huyện nằm trong vùng khí hậu chung của khu vực Tây Nam Bộ, mang tính chất
nhiệt đới, gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình
21,60C, cao nhất là 33,20C, thấp nhất là 21,60C, nhiệt độ giữa các tháng trong năm
chênh lệch khoảng 3-50C. Biên độ ngày và đêm lớn thuận lợi cho sự phát triển của cây
trồng. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa mùa mưa chiếm 86-90% lượng mưa năm và
khá ổn định qua các năm; mùa khô từ tháng 12 đến 4 năm sau, gắn liền với mùa gió
mùa Đông Bắc ít ẩm, lượng mưa mùa khô chỉ chiếm từ 10-14% tổng lượng mưa cả
2
năm và có sự biến động khá lớn qua các năm. Lượng mưa trung bình 1200-1400 mm.
Tháng 9, 10 có lượng mưa cao nhất, tháng 2 hầu như không có mưa, lượng mưa phân
bố không đều nhất là trong tháng 8.
Cai Lậy chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều, không đều từ biển Đông qua 2
con sông chính là sông Tiền và Vàm Cỏ Tây. Sông Tiền là một nhánh của sông Cửu
Long, đoạn nằm ở phía Nam nước có phẩm chất tốt mang theo lượng phù sa lớn bồi
đắp cho đồng ruộng hàng năm, ¾ đất của huyện sử dụng nước ngọt của sông Tiền còn
một phần phía Bắc dọc theo kênh Nguyễn Văn Tiếp bị nhiễm phèn hàng năm. Ngoài
ra huyện còn có mạng lưới sông rạch, kinh đào dày đặc, chằng chịt. Ngoài sông Tiền,
tuyến đường thủy giao thông quốc tế, các kinh rạch quan trọng trong huyện gồm các
rạch Ba Rài, Cái Bè, Trà Tân, Mù U, Cái Lá. Phía bắc có kinh Chà Là, kinh 10, kinh
12, kinh Nguyễn Văn Tiếp, kinh Cũ... hệ thống sông rạch này vừa giúp tháo chua rửa
phèn, chuyển tải phù sa bồi đắp ruộng vườn vừa là những tuyến giao thông quan trọng.
Do yêu cầu thực tế sản xuất nên đê bao ngăn lũ đã được nhân dân xây dựng
nhằm giảm thiệt hại. Từ năm 1995-2000 các công trình đê bao khu vực huyện được
khởi công với hệ thống đê bao khép kín được hình thành đảm bảo sản xuất ba vụ lúa
trong năm. Kinh tế huyện chủ yếu là nông nghiệp với khoảng 54.471 ha diện tích đất
trồng lúa vào năm 2005. Theo thông tin từ Website tỉnh Tiền Giang (2009), diện tích
trồng lúa của huyện đạt gần 49.500 ha, năng suất bình quân đạt 57 tạ/ha, sản lượng
282.141 tấn. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tổng diện tích gieo sạ 2 vụ Đông Xuân và
Hè Thu sớm là 32.615 ha, sản lượng đạt gần 202 ngàn tấn; tiếp tục mở rộng diện tích
sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP ở 2 xã Mỹ Thành Nam và Mỹ Thành Bắc,
nâng tổng số hộ tham gia đến nay là 101 hộ với diện tích là 95,5 ha. Định hướng phát
triển nông nghiệp của huyện, về lâu dài sản xuất nông nghiệp vẫn là cây lúa, ngành
nông nghiệp đang tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật trong thâm canh theo hướng
khuyến khích bà con áp dụng phổ biến qui trình ba giảm, ba tăng nhằm giảm chi phí,
tăng hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, cần chuyển đổi sản xuất trên nền đất lúa theo
hướng phá thế độc canh, đưa cây màu xuống trồng trong cơ cấu luân canh lúa - màu.
Xây dựng mạng lưới nhân giống ở các xã tiến hành thành lập hợp tác xã, xây dựng
3
thương hiệu để sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao (Phòng Nông nghiệp huyện Cai
Lậy, 2008).
Huyện Cai Lậy có các nhóm đất sau: đất phù sa được bồi, đất phù sa không được
bồi glây, đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ, đất phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt
động, đất cát giồng (Viện Qui hoạch và thiết kế nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp, 19881989).
1.1.2 Khái quát đất phù sa Đồng bằng sông Cửu Long
Đất phù sa bao gồm những loại đất được bồi tụ từ những sản phẩm phù sa của
sông, không chịu ảnh hưởng của các quá trình mặn hóa hay phèn hóa (Trần Văn Chính,
2006).
Theo Bộ Nông Nghiệp (1997), loại đất phù sa có thể chia thành nhiều nhóm như:
đất phù sa glây, đất phù sa loang lổ đỏ vàng glây, đất phù sa bãi bồi, đất phù sa chưa
phân hoá phẫu diện ven sông,…Đất phù sa sông Cửu Long có diện tích khoảng
850.000 ha, chiếm 30% diện tích toàn vùng. Đây là loại đất tốt, phân bố chủ yếu ở
vùng ven và giữa sông Tiền và sông Hậu, hội tụ các yếu tố thuận lợi về nước, độ phì tự
nhiên cao và không có yếu tố hạn chế nào (Nedeco, 1993).
Đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất khí hậu nhiệt đới điển hình với mùa
mưa và mùa khô phân chia rõ rệt trong năm. Đặc biệt mùa khô ở đây kéo dài đã chi
phối tới hình thái đất khá rõ, phần lớn các phẩu diện đất phù sa ở đây có tầng loang lổ
đỏ vàng đặc trưng.
Do những tác động kiến tạo, quy luật bồi đắp phù sa và môi trường ngập
mặn…đã làm cho lớp phủ thổ nhưỡng đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm
riêng, đất phù sa thường có sự xen kẽ khá phức tạp với những vùng đất phèn và đất
mặn.
Theo Trần Kim Tính (2003), có thể chia thành hai nhóm chính:
Nhóm đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu: đây là nhóm đất chiếm diện tich
nhỏ (khoảng 1triệu ha/toàn quốc và gần 4% (150955 ha) so với diện tích các
nhóm đất khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, được phân bố dọc theo hai bên bờ
4
sông Tiền, sông Hậu và các con sông chảy từ huyện Tân Châu, Thị xã Châu Đốc,
tỉnh Ạn Giang đến gần vùng cửa sông đổ ra biển của các huyện, tỉnh nằm phía
Đông đồng bằng.
Nhóm này bao gồm chủ yếu là các loại đất phù sa đang được bồi hoặc không
được bồi. Đất được phát triển hoàn toàn trên trầm tích sông, nước ngọt được
bồi tích phù sa hàng năm, tập trung ở địa hình từ trung bình đến cao, có độ cao
tuyệt đối từ 1 – 1,2m.
Thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là thịt hoặc thịt pha cát. Đất có phản ứng
trung tính hoặc hơi chua, trị số pH(nước) có khuynh hướng giảm dần theo các
chiều sâu các tầng đất. Độ phì tự nhiên của đất khá, tuy nhiên hơi nghèo lân và
hàm lượng hữu cơ trên tầng đất mặt không cao do nhóm đất được bồi đắp từ
lượng phù sa của hệ thống sông hàng năm.
Hiện trạng canh tác chủ lực trên nhóm đất này là lúa cao sản ngắn ngày
thường được trồng 2 – 3 vụ trong năm và các loại rau màu khác. Đây là vùng
đất được tưới tiêu chủ động, độ phì tự nhiên khá cao, không có những trở ngại
lớn trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong
quá trình thâm canh của người dân địa phương trên vùng đất này đồng thời
cùng với các quá trình tự nhiên lý-sinh-hóa của đất xảy ra liên tục trong đất
làm cho đất có hiện tượng bạc màu về lý và hóa học biểu hiện qua một số hiện
tượng như: đất trở nên nghèo dinh dưỡng, vùng rễ cây trồng bị giới hạn do
tầng tích tụ sét được hình thành ở các tầng đất bên dưới… Do đó, điều rất cần
thiết trong canh tác là phải chọn lựa mô hình và các giống cây trồng thích hợp
kết hợp với chế độ bón phân hợp lý để duy trì độ phì tự nhiện của đất và đạt
hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nhóm đất phù sa sông Tiền và sông Hậu: nhóm đất này thường phân bố thành
dãy dài có dạng khép kín nằm phía trong cùng của nhóm đất phù sa ven sông
được bồi hàng năm. Chiếm diện tích tương đối lớn, khoảng 2triệu ha/toàn quốc
và gần 24% (894509 ha) so với các nhóm đất khác ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhóm đất này có thể tìm thấy rải rác ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
5
Nhóm đất bao gồm các loại biểu loại đất có tầng mặt đọng mùn, đang phát
triển và một số đơn vị đất khác còn ảnh hưởng của sự bồi tụ phù sa theo triều
sông hàng tháng và lũ hàng năm. Đất được hình thành và phát triển trên trầm
tích phù sa sông biển hỗn hợp, trong đó phù sa sông chiếm ưu thế. Địa hình
thay đổi từ trung bình đến trung bình thấp với cao trình biển Đông trong
khoảng 0,5 – 1,2m
Đặc tính chung của nhóm đất này là tầng mặt có màu đen hay nâu đen thường
dày 20 – 30cm chứa nhiều hữu cơ bán phân hủy và phân hủy, thành phần cơ
giới nhẹ hơn so với các tầng đất bên dưới. Đất có phản ứng trung tính đến hơi
chua, độ phì tự nhiên trung bình khá, hơi nghèo đạm và lân.
Hiện trạng canh tác thay đổi tùy vào điều kiện địa hình. Hạn chế chủ lực trên
nhóm đất này là việc tưới tiêu, không có những hạn chế nghiêm trọng về mặt
đất đai. Tuy nhiên, để khai thác tiềm năng và phát triển khả năng tăng vụ của
đất, cần chú ý đầu tư phân bón nhất là phân đạm và phân lân kết hợp với việc
hoàn thiện thủy lợi nội đồng.
1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM CANH LÚA ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI
1.2.1 Khái niệm thâm canh
Thâm canh là phương pháp canh tác nhằm tăng năng suất của một diện tích đất
trồng trọt nhất định bằng cách tập trung các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, phân bón.
Để được xếp loại vào hệ thống thâm canh, hệ thống canh tác phải sản xuất ít
nhất 8 tấn/ha/năm qui ra lúa, với tốc độ quay vòng của đất ít nhất là hai. Theo Võ Tòng
Xuân (1999), lượng và phẩm chất các vật tư nông nghiệp phải được theo dõi cẩn thận
để giám định tốc độ tăng trưởng sản lượng.
1.2.2 Ảnh hưởng của thâm canh lúa
Ở Đồng bằng sông Cửu Long mô hình canh tác thâm canh lúa được đưa vào từ
đầu những năm 80 của thế kỷ XX và diện tích lúa 3 vụ ngày càng tăng nhanh, tập
trung nhiều trên nhóm đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu. Một số vùng ngập lũ
trước đây nay được nông dân và địa phương làm đê bao để tăng vụ. Chính vì thế năng
6
suất lúa thâm canh ở một số vùng có xu hướng giảm (Sở KH – CN TP.Cần Thơ,
2007).
Theo Lê Văn Khoa (2009), trên vùng đất phù sa ven sông, thâm canh từ 2 – 3 vụ
lúa liên tục trong nhiều năm có thể làm cho đất bị suy thoái, đồng thời làm giảm độ phì
nhiêu của đất (Dobermann and Switt, 2000). Sự suy giảm dinh dưỡng trong đất là do
hậu quả của việc sử dụng đất không thích hợp như tăng vòng quay của đất nhưng
không có biện pháp bồi dưỡng hoặc cải tạo đất hoặc kết quả từ quá trình hình thành đất
(trầm tích phù sa có nguồn dưỡng liệu kém) và do sự rửa trôi mạnh trong các vùng có
vũ lượng lớn hay chế độ tưới tiêu không hợp lý (Lê Văn Khoa, 2004). Một nghiên cứu
về chất hữu cơ trong đất cho thấy, việc canh tác bất hợp lý dẫn đến chất lượng chất
hữu cơ ngày càng suy giảm, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng dù có bón
phân hóa học thì cây trồng vẫn lấy đi từ khoảng 50% đến 80% đạm từ đất, làm giảm
khả năng cung cấp kali từ đất ba vụ lúa không được bồi đắp phù sa (Nguyễn Mỹ Hoa,
2003). Sự suy giảm năng suất lúa thể hiện rõ qua việc tăng đầu tư sử dụng phân bón vô
cơ và thuốc bảo vệ thực vật để duy trì năng suất lúa (Võ Thị Gương, 2002). Ở các
vùng canh tác thâm canh lúa ba vụ, nông dân thường có tập quán đốt rơm rạ hoặc dọn
sạch ra khỏi ruộng để canh tác vụ kế tiếp, chính vì thế đã làm cho lượng chất hữu cơ
nghèo đi, lớp đất canh tác mỏng dần (Trần Quang Tuyến, 1997).
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, các nghiên cứu về sự thoái hóa vật lý, hóa học và
sinh học ở các vùng đất thâm canh ba vụ lúa/năm cho thấy sự giảm hàm lượng chất
hữu cơ, độ nén dẻ cao, hệ số thấm nước thấp (Võ Thị Gương, 2004). Ngày nay trong
thâm canh nông dân sử dụng rất nhiều phân hóa học cho đất trồng mà không sử dụng
phân hữu cơ làm cho đất ngày càng suy thoái, đất mất cấu trúc, nén dẻ, giảm lượng
nước hữu dụng, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.. Việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác lúa thâm canh như: cày ướt, gia tăng cơ
giới hóa, sử dụng phân hóa hoc…làm cho đặc tính của đất thay đổi đáng kể (Nguyễn
Minh Phượng và ctv., 2009), cùng với quá trình rửa trôi và tích tụ của các hạt sét
xuống các tầng bên dưới tạo nên sự nén dẻ. Theo Trần Bá Linh và ctv. (2002), sự nén
dẻ của đất sẽ làm giảm khả năng thấm nước của đất và ảnh hưởng quan trọng đến sự
phát triển của bộ rễ, độ xốp của đất.
7
Việc canh tác lúa ba vụ liên tục trong năm làm cho đất bị ngập nước từ 8 – 10
tháng, dẫn đến giảm sự phân hủy chất hữu cơ, giảm khả năng cung cấp dưỡng chất từ
đất, giảm hoạt động của vi sinh vật có lợi làm ảnh hưởng đến môi trường đất, sâu bệnh
phát triển làm giảm năng suất lúa. Đồng thời việc canh tác liên tục đã bổ sung vào đất
quá nhiều phân bón, vôi, xác bã thực vật chưa phân hủy,…làm hàm lượng trung bình
của chất hữu cơ ở tầng mặt giảm và các chất dinh dưỡng cũng giảm dần nên không
thích hợp cho sự phát triển và phân hủy của các vi sinh vật đất (Brady et al.,1996).
1.3 LỢI ÍCH CỦA LUÂN CANH LÚA MÀU ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI
1.3.1 Khái niệm luân canh
Luân canh là sự luân phiên thay đổi cây trồng theo không gian và thời gian trong
chu kỳ nhất định. Việc trồng liên tiếp nhiều loài cây trên cùng một khoảnh đất, mỗi
thời gian một loài, nhằm cải tạo đất (chẳng hạn, dùng cây này sản ra những chất dinh
dưỡng cần cho cây sau), tận dụng các lớp đất (liên tiếp bằng những loài có rễ ăn xuống
những độ sâu khác nhau) (Hồ Ngoc Đức, 2004).
Theo Chu Thị Thơm và ctv. (2006), luân canh là hệ canh tác gồm việc trồng luân
phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một mảnh đất đem lại hiệu quả kinh tế.
1.3.2 Lợi ích của luân canh lúa màu
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất
của cả nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, năng suất lúa ở những vùng thâm canh
lúa ba vụ hoặc có đê bao chống lũ có chiều hướng suy giảm. Những nghiên cứu gần
đây nhất của các nhà khoa học cho thấy nguyên nhân chính là do đất bị bạc màu, suy
thoái. Do đó, trong quá trình canh tác cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật để cải
thiện độ phì nhiêu của đất, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ độc canh sang đa canh là vấn đề đang được đặc
biệt quan tâm của các nhà lãnh đạo địa phương và các nhà khoa học. Hiệu quả tích cực
của luân canh dài hạn trên năng suất cây trồng từ lâu được ghi nhận vì nó có những
ảnh hưởng: giảm dịch bệnh cây trồng; cải thiện điều kiện hoạt động cho hệ thống rễ;
làm giảm thiểu phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Vì thế năng suất cây trồng sẽ đạt
cao hơn khi luân canh với cây trồng cạn thay vì trồng lúa liên tục (Ricardo và asvila,
8
1999). Năng suất lúa cao khác biệt có ý nghĩa khi đất được luân canh với bắp rau hoặc
đậu xanh (Võ Thị Gương và ctv., 2010). Kết quả của một thí nghiệm trên ruộng của
nông dân ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang trong vụ Thu Đông 2005 cho thấy: mô
hình trồng lúa ba vụ cho năng suất khoảng 3,3 tấn/ha, trong khi năng suất lúa ở mô
hình lúa – bắp – lúa đạt gần 4,1 tấn/ha, mô hình lúa – đậu xanh – lúa đạt trên 4,5
tấn/ha. Thí nghiệm lúa trong vụ Đông Xuân 2006 ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh cũng
cho kết quả tương tự: mô hình thâm canh lúa chỉ đạt năng suất 2,9 tấn/ha, trong khi
năng suất lúa ở mô hình luân canh lúa – bắp – lúa đạt 4,3 tấn/ha, mô hình lúa – đậu
nành – lúa đạt 3,2 tấn/ha.
Để cải thiện độ phì nhiêu của đất, luânh canh cây trồng đã dược chứng minh là
khá hiệu quả, đặc biệt là đối với đất trồng lúa ba vụ. Theo Mai Văn Quyền và ctv.
(2003), tất cả các công thức luân canh hiện nay đều không làm đất xấu đi mà còn làm
cho các tính chất hóa lý của đất thay đổi theo hướng tốt hơn. Việc luân canh lúa với
cây trồng cạn, phơi đất giữa hai vụ canh tác sẽ làm chất hữu cơ trong đất chuyển đổi từ
dạng này sang dạng khác theo hướng có lợi cho cây trồng sử dụng, làm tăng lượng
đạm trong đất (Nguyễn Mỹ Hoa, 2007). Luân canh cây trồng với cây họ đậu là những
cây có khả năng cố định đạm khí trời và cũng góp phần làm gia tăng độ phì đất (Đỗ
Thị Thanh Ren, 1999). Đất luân canh cây trồng cạn có sự gia tăng sự tích lũy thành
phần chất mùn trẻ, dễ di động MHA (mobile hucmic acid) và đạm hữu cơ dễ phân hủy
(Võ Thị Gương và ctv.,2010). Khả năng khoáng hóa đạm cũng tăng cao ở đất luân
canh so với đất thâm canh ba vụ lúa liên tục.
Theo Trần Xuân Lạc (1990), luân canh lúa màu thay cho thâm canh lúa, hạn chế
được tình trạng ngập nước liên tục tạo môi trường oxy hóa thúc đẩy quá trình khoáng
hóa chất hữu cơ góp phần đáng kể trong việc cung cấp những khoáng chất cần thiết
cho cây trồng. Luân canh với cây màu còn giúp cho cấu trúc đất được cải thiện, hệ vi
sinh vật phong phú, môi trường đất bền vững hơn.
Mặt khác luân canh lúa màu còn giúp cải thiện độ bền của cấu trúc đất, cũng như
tính chất hóa lý và sinh học của đất. Nhu cầu về dinh dưỡng của các loại cây trồng
được luân canh là khác nhau và hệ thống rễ của chúng cũng không giống nhau trong
việc hút các chất dinh dưỡng khác nhau ở độ sâu thay đổi nên không làm mất cân đối
9
dinh dưỡng trong đất, làm cho đất tơi xốp, dễ thấm nước, gia tăng lượng nước hữu
dụng cho cây trồng. Bên canh đó, các kết quả thí nghiệm đồng ruộng bước đầu cho
thấy hiệu quả cải thiện của việc luân canh cây trồng cạn lên năng suất lúa và độ bền
đoàn lạp đất do quản lý thích hợp (Nguyễn Minh Phượng và ctv., 2009).
Theo Võ Thị Gương (2004), luân canh lúa nước với cây trồng cạn để đất có thời
gian được phơi khô và phân hủy các chất hữu cơ trong đất, đồng thời tạo môi trường
cho vi sinh vật háo khí hoạt động và đa dạng hóa các hệ động vật khác trong đất. Phần
lớn các hoạt động của sinh vật đất là có lợi do chúng phân huỷ chất hữu cơ để tạo
thành chất mùn và do đó tạo các đoàn lạp trong đất giúp đất có cấu trúc tốt. Một số
sinh vật đất có chức năng bảo vệ rễ cây trồng khỏi sự tấn công của nấm bệnh và ký
sinh. Một số tạo ra kích thích tố tăng trưởng thực vật (phytohormone) giúp cây mọc tốt.
Các vi sinh vật đất còn đóng vai trò thiết yếu trong chu trình đạm trong đất như amôn
hoá, nitrat hoá, khử nitrat và cố định đạm. Luân canh cây họ đậu giúp cải thiện độ phì
nhiêu của đất do sự cố định đạm của nhiều vi khuẩn nốt sần từ bộ rễ của cây họ đậu.
1.4 VAI TRÒ CỦA CHẤT HỮU CƠ
Theo Lê Đức và ctv. (2006), chất hữu cơ là phần quý nhất của đất, nó không chỉ
là kho dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều tính chất vật
lý, hóa học của đất cũng như sức sản xuất của đất.
1.4.1 Cải thiện các đặc tính hóa học của đất
Theo Trần Văn Chính (2006), chất hữu cơ xúc tiến các phản ứng hóa học, cải
thiện điều kiện oxy – hóa, gắn liền với sự di động và kết tủa của các nguyên tố vô cơ
trong đất. Nhờ có nhóm định chức các hợp chất mùn nói riêng, chất hữu cơ nói chung
làm tăng khả năng hấp thụ của đất, giữ được các chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng
tính đệm của đất.
Theo Đỗ Thị Thanh Ren và Ngô Ngọc Hưng (2004), bón phân hữu cơ làm gia
tăng khả năng trao đổi cation. Vì vậy làm giảm khả năng trực di các cation, điều này
quan trọng trên các loại đất chứa ít sét. Đồng thời làm tăng tính đệm các chất dinh
dưỡng chủ yếu là N, P và S. Vì vậy làm gia tăng hiệu quả của phân hóa học bón vào
đất. Ngoài ra còn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng: cung cấp CO2 cho sự
10
quang tổng hợp chất hữu cơ; cung cấp chất dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là đạm, lân,
lưu huỳnh và các nguyên tố khác bao gồm cả nguyên tố vi lượng.
Bón phân hữu cơ cho các loại đất khoáng có thể làm gia tăng độ hữu dụng của
chất lân trong đất. Nhiều nghiên cứu cho rằng chất mùn trong đất làm gia tăng độ hữu
dụng của lân do: (1) tạo thành phức phosphohumic cây thu hút dễ dàng hơn, (2) sự
thay thế anion phosphate bởi ion humate, (3) chất mùn tạo lớp vỏ bọc xung quanh các
phần tử sesquioxide, vì vậy làm giảm khả năng cố định lân của chúng (Đỗ Thị Thanh
Ren, 2004).
Theo Võ Thị Gương (2010), chất hữu cơ và mùn tham gia vào các phản ứng hóa
học của đất. Đặc biệt mùn nâng cao tính đệm của đất. Mùn ảnh hưởng đến trạng thái
oxy – hóa khử của đất, ảnh hưởng đến dung tích hấp thu và chi phối các chỉ tiêu hóa
tính khác của đất. Chất hữu cơ còn có vai trò đuy trì độ phì cho năng suất tối hảo.
Tăng độ phì nhiêu đất bằng cách bón phân hữu cơ và luân canh cây họ đậu và cây
phân xanh để cải thiện lý hóa tính của đất là biện pháp hữu hiệu đối với lúa và cây ăn
trái.
Nếu bón phân hữu cơ và phân hóa học cân đối, làm đất trong điều kiện ẩm độ
thích hợp, áp dụng mô hình canh tác luân canh với cây màu là hoạt động cần thiết để
cải thiện năng suất lúa và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững (Lê Văn Khoa,
2003).
1.4.2 Cải thiện các đặc tính vật lý của đất
Theo Đỗ Thị Thanh Ren và ngô Ngọc Hưng (2004), bón phân hữu cơ có tác dụng
cải thiện cấu trúc đất. Chất hữu cơ liên kết các cấu thể trong đất tạo thành khối ổn định
hạn chế sự đóng ván trên bề mặt đất, gia tăng tính thấm nước, đồng thời còn làm tăng
độ phì nhiêu đất. Chất mùn trong chất hữu cơ gắn kết các hạt keo nhỏ lại với nhau tạo
nên cấu trúc bền vững, cải thiện độ xốp của đất, cung cấp oxy cho rễ cây, hạn chế sự
rửa trôi, xói mòn, làm cho cây hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Bón phân hữu cơ làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất giúp tăng độ xốp của
đất, giảm dung trong đất, cải thiện độ thoáng khí của đất. Sự thoáng khí ở vùng rễ rất
11
ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cây trồng. Rễ tiêu thụ O2 và thải CO2 trong quá trình hô
hấp. Trong đất thoáng khí, thành phần của không khí trong đất gần giống thành phần
khí quyển (20,96% O2, 0,03% CO2). Nếu hàm lượng O2 thấp hơn 5% thì ảnh hưởng
đến tăng trưởng của cây. Chất hữu cơ có thể ảnh hưởng đến hàm lượng O2 trong rễ qua
ảnh hưởng đến độ xốp và kích cỡ các nhóm hạt đất (Võ Thị Gương, 2010).
Theo Võ Thị Gương (2010), chất hữu cơ và mùn làm cải thiện thành cơ giới đất
và trạng thái kết cấu đất. Vì vậy, đất nhiều mùn thì có chế độ nước, không khí và nhiệt
độ tốt phù hợp cho cây sinh trưởng phát triển và cho năng suất cao.
1.4.3 Cải thiện các đặc tính sinh học của đất
Hàm lượng chất hữu cơ trong đất cao còn góp phần làm tăng mật số và đa dạng
vi sinh vật. Do đó, tăng tính cạnh tranh góp phần giảm sự phát triển của vi sinh vật có
hại trong đất. Việc bón phân hữu cơ kết hợp phân khoáng làm tăng dưỡng chất trong
đất, tăng hoạt động vi sinh vật đất, tăng khả năng khoáng hóa chất hữu cơ do vi sinh
vật hoạt động mạnh, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và tăng năng suất cây trồng
(Nguyễn Thị Ngọc Minh, 2003).
Theo Võ Thị Gương (2010), chất hữu cơ và mùn đều chứa một lượng khá lớn các
nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng và vi sinh vật như: N, P, K, S, Ca, Mg và các
nguyên tố vi lượng. Trong đó đặc biệt là N, các nguyên tố dinh dưỡng có trong chất
hữu cơ và mùn được giải phóng từ từ cho cây trồng, vi sinh vật sử dụng. Ngoài ra chất
hữu cơ còn chứa một số chất có hoạt tính sinh học như: chất sinh trưởng tự nhiên,
vitamin, men…kích thích sinh trưởng làm tăng hoạt động của bộ rễ, hạt nảy mầm.
Chất hữu cơ với thành phần khó phân hủy là mùn còn góp phần làm giảm dung trọng
đất, tăng độ xốp, tăng cường cấu trúc đất và làm tăng tính đệm của đất nhờ đặc tính
keo của chất mùn. Mùn còn là kho thức ăn cho cây và vi sinh vật.
Theo Trần Văn Chính (2006), Chất hữu cơ chứa các hợp chất kháng sinh cho
thực vật chống lại sự phát sinh sâu bệnh, là môi trường rất tốt làm tăng hoạt tính của
hầu hết vi sinh vật đất, tăng cường sự phân giải của vi sinh vật hoặc xúc tác cho sự
phân giải các thuốc bảo vệ thực vật trong đất, cố định các chất gây ô nhiễm trong đất
và làm giảm mức độ dễ tiêu của các chất độc cho thực vật. Tóm lại, cung cấp phân hữu
12