Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ẢNH HƯỞNG của KHÍ OZONE đến SỰPHÁT TRIỂN của nấm ASPERGILLUS SP và COLLECTOTRICHUM SP gây BỆNH TRÊN TRÁI QUÝT ĐƯỜNG SAU THU HOẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 77 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
···

NGUYỄN THỊ THÚY KIỀU

ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ OZONE ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA NẤM ASPERGILLUS SP. VÀ
COLLECTOTRICHUM SP. GÂY BỆNH
TRÊN TRÁI QUÝT ĐƯỜNG
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
SAU THU HOẠCH

LUẬN VĂN KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

CẦN THƠ - 2008


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
···

NGUYỄN THỊ THÚY KIỀU

ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ OZONE ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA NẤM ASPERGILLUS SP. VÀ
COLLECTOTRICHUM SP. GÂY BỆNH


TRÊN TRÁI QUÝT ĐƯỜNG
SAU THU HOẠCH
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ

CẦN THƠ – 2008


3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ OZONE ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA NẤM ASPERGILLUS SP. VÀ
COLLECTOTRICHUM SP. GÂY BỆNH
TRÊN TRÁI QUÝT ĐƯỜNG
SAU THU HOẠCH
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Do sinh viên Nguyễn Thị Thuý Kiều thực hiện

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp


Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2008
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ


4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Thị Thuý Kiều
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ TàiNguyễn
liệu học
tập và nghiên cứu


5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấm luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng
trọt với đề tài:


ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ OZONE ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA NẤM ASPERGILLUS SP. VÀ
COLLECTOTRICHUM SP. GÂY BỆNH
TRÊN TRÁI QUÝT ĐƯỜNG
SAU THU HOẠCH
Do sinh viên NGUYỄN THỊ THUÝ KIỀU thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp………………………………………
TrungÝtâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
………………………….......................………………………………………………
……………………………..………….………………………………………………
…..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: …………………………….
DUYỆT KHOA

Cần thơ, ngày…..tháng…..năm 2008

Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Chủ tịch Hội đồng


6

LỊCH SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Thị Thuý Kiều

Giới tính: Nữ


Ngày sinh: 14/03/1986

Dân tộc: Kinh

Con ông: Nguyễn Văn Đức

Sinh năm: 1962

Con bà: Nguyễn Thị Bích Nga

Sinh năm: 1963

Nơi sinh: tỉnh Kiên Giang
Quê quán: ấp 5, xã Vĩnh Hoà Hưng Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm 1972 đến năm 1997
Trường: tiểu học Vị Tân 1.
Địa chỉ: xã Vị Tân, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Hậu Giang).
2. Trung học cơ sở và trung học phổ thông

Trung tâmThời
Học
Liệu
ĐHtừ Cần
Thơđến
@năm
Tài2004
liệu học tập và nghiên cứu

gian
đào tạo
năm 1997
Trường: trung học phổ thông Vị Thanh.
Địa chỉ: xã Vị Thanh, tỉnh Cần Thơ (nay đổi thành tỉnh Hậu Giang).
4. Đại học
Thời gian đào tạo từ năm 2004 đến năm 2008
Trường: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: đường 3/2-Q. Ninh Kiều-Tp.Cần Thơ.
Chuyên ngành: Trồng trọt (khóa 30) và tốt nghiệp Kỹ sư Trồng trọt năm 2008
Nguyễn Thị Thuý Kiều


7

LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình làm đề tài tôi đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự hướng
dẫn, giúp đở nhiệt tính của quý thầy cô và các bạn tôi đã hoàn thành được luận văn
này. Tôi xin chân thành gởi lời cảm tạ đến mọi người.
Thành kính ghi ơn
PGS. TS Nguyễn Bảo Vệ, TS. Trần Thị Kim Ba đã tận tình hướng dẫn, động
viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đở tôi trong thời gian thực hiện đề tài và
hoàn chỉnh bài luận văn này.
Cô Nguyễn Thị Xuân Thu và chị Bùi Thị Cẩm Hường cố vấn học tập, đã quan
tâm, động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt khóa học.
Toàn thể quý thầy cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã dạy dỗ tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành biết ơn
Chị Nguyễn Thị Kiều đã hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và


Trunggiúp
tâmđởHọc
Liệu
ĐH
Thơhiện
@thí
Tài
liệu này.
học tập và nghiên cứu
tôi trong
suốt
thờiCần
gian thực
nghiệm
Kính dâng
Mẹ đã suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con .
Thân ái gửi về
Các bạn lớp Trồng Trọt 30 lời chúc sức khoẻ và thành công.
Nguyễn Thị Thúy Kiều


8

NGUYỄN THỊ THUÝ KIỀU, 2008 “Ảnh hưởng của khí ozone đến vỏ trái và sự
phát triển của nấm Aspergillus sp., Collectotrichum sp. gây bệnh trên trái quýt
Đường sau thu hoạch”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Trồng trọt, Khoa Nông nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS
Nguyễn Bảo Vệ.

TÓM LƯỢC

Đề tài “Ảnh hưởng của khí ozone đến sự phát triển của nấm Aspergillus sp. và
Collectotrichum sp. gây bệnh trên trái quýt Đường sau thu hoạch” được tiến hành
nhằm tìm ra nồng độ xử lý khí ozone vừa có thể diệt được nấm bệnh vừa giữ được
độ tươi đẹp của vỏ trái quýt Đường sau thu hoạch. Đề tài gồm 03 thí nghiệm: (1)
khảo sát sự tác động của khí ozone đến vỏ trái, (2) ảnh hưởng của khí ozone đến sự
phát triển của nấm Aspergillus sp., (3) ảnh hưởng của khí ozone đến sự phát triển
của nấm Collectotrichum sp.. Mỗi thí nghiệm gồm có 05 nghiệm thức, bao gồm: 01
nghiệm thức đối chứng không xử lý khí ozone và 04 nghiệm thức xử lý khí ozone

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

với các nồng độ: 0,3, 0,8, 1,3 và 1,8 ppm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên với 05 lần lặp lại.
Kết quả cho thấy việc xử lý khí ozone ở nồng độ cao 1,8 ppm đã gây tác hại
đến trái, vào thời điểm 21 ngày vỏ trái đã thể hiện rõ những vết cháy nám, trái
không còn sữ dụng được nữa. Tuy nhiên với nồng độ xử lý từ 1,3 ppm trở xuống thì
khí ozone không có tác động đến vỏ trái.
Ở nồng độ xử lý 0,8 ppm thì khí ozone có thể ức chế sự phát triển của nấm

Aspergillus sp. và xử lý khí ozone nồng độ 0,3 ppm đã có khả năng ức chế sự gây
hại của nấm Collectotrichum sp..


9

MỤC LỤC
Nội dung

Trang


Tóm lược ..................................................................................................................vi
Mục lục.....................................................................................................................viii
Danh sách hình.........................................................................................................x
Danh sách bảng ........................................................................................................xi
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................3
1.1 Một số biến đổi của cây có múi sau thu hoạch ............................3
1.1.1 Sự thoát hơi nước .............................................................3
1.1.2 Sự giảm khối tự nhiên ......................................................4
1.1.3 Sự biến đổi độ cứng..........................................................4
1.1.4 Sự thay đổi màu sắc vỏ trái ..............................................5
1.2 Nấm bệnh gây hại trên trái cây có múi sau thu hoạch .................6
1.2.1 Sự xâm nhiễm và phát triển của mầm bệnh .....................6

Trung tâm Học Liệu1.2.2
ĐHCách
Cầngây
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hại của nấm bệnh ..............................................7
1.2.3 Các bệnh hại chính trên vỏ trái cây có múi sau thu
hoạch.........................................................................................8
1.3 Ozone và những ứng dụng của ozone trong công nghệ bảo
quản sau thu hoạch............................................................................13
1.3.1 Tính chất lý hoá học của ozone ........................................13
1.3.2 Sản xuất ozone..................................................................14
1.3.3 Cơ chế phản ứng của ozone..............................................15
1.3.4 Đặc tính của ozone trong bảo quản trái cây sau thu
hoạch.........................................................................................16
1.3.5 Ứng dụng của ozone trong phòng trừ nấm bệnh trong

bảo quản sau thu hoạch ............................................................18
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện ...................................................................................21
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................. ...21
2.1.2 Phương tiện thí nghiệm................................................. ...21


10

2.2 Phương pháp........................................................................22
2.2.1 Bố trí thí nghệm................................................................22
2.2.2 Cách tiến hành ..................................................................23
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi .........................................................26
2.2.4 Xử lý số liệu .....................................................................29
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tác động của khí ozone lên vỏ trái quýt Đường sau thu
hoạch............................................................................................30
3.1.1 Tác động của khí ozone đến màu sắc vỏ trái....................30
3.1.2 Tác động của khí ozone đến sự hao hụt trọng lượng........31
3.1.3 Ảnh hưởng của khí ozone đến sự rụng cuống ..................32
3.1.4 Đánh giá cảm quan một số đặc tính bên ngoài của trái khi
bị tác dộng bởi khí ozone........................................................ ..33
3.2 Ảnh hưởng của khí ozone đến sự phát triển của nấm Aspergillus
sp. gây hại trên vỏ trái quýt Đường ................................................ ..36
3.2.1 Ảnh hưởng của khí ozone đến thời gian ủ bệnh khi xử
lý khí ozone và thời gian xuất hiện bệnh khi ngưng xử lý

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
khí ozone ...................................................................................36


3.2.2 Ảnh hưởng của khí ozone đến tỉ lệ bệnh ..........................37
3.2.3 Ảnh hưởng của khí ozone đến kích thước vết bệnh .........38
3.2.4 Ảnh hưởng của khí ozone đến chỉ số bệnh.......................40
3.3 Ảnh hưởng của khí ozone đến sự phát triển của nấm
Collectotrichum sp. gây hại trên vỏ trái quýt Đường ..................... ..41
3.3.1 Ảnh hưởng của khí ozone đến thời gian ủ bệnh khi xử
lý khí ozone và thời gian xuất hiện bệnh khi ngưng xử lý
khí ozone................................................................................. ..41
3.3.2 Ảnh hưởng của khí ozone đến tỉ lệ bệnh ..........................42
3.3.3 Ảnh hưởng của khí ozone đến kích thước vết bệnh .........43
3.3.4 Ảnh hưởng của khí ozone đến chỉ số bệnh.......................45
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận ................................................................................... ..50
4.2 Đề nghị.......................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG


11

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

1.1

Bệnh mốc đen: (a),(b) triệu chứng bệnh mốc đen, (c)

khuẩn lạc nấm Aspergillus sp.

9

1.2

Hình dạng bào tử đính của nấm Aspergillus sp.

10

1.3

Triệu chứng bệnh thán thư

11

1.4

Khuẩn lạc nấm Collectotrichum sp.

12

1.5

Quá trình oxy hoá của ozone (Gunten, 2008)

14

1.6


Cơ chế tiêu diệt vi sinh
()

2.1

Máy tạo khí ozone hiệu Motorola

22

2.2

Khung sắt bố trí thí nghiệm

22

2.3

Tạo vết thương lên vỏ trái: (a) kim tạo vết thương, (b)
cách tạo vết thương

24

3.1

Tỉ lệ rụng cuống (%) trên trái quýt Đường khi xử lý
ozone ở các nồng độ khác nhau

33

vật


của

ozone

17

Trung tâm
ĐHđổiCần
@quan
Tài bên
liệungoài
học của
tậptrái
và quýt
nghiên 34
cứu
3.2 Học Liệu
Sự thay
giá Thơ
trị cảm
Đường khi xử lý ozone ở các nồng độ khác nhau
3.3

Sự ảnh hưởng của khí ozone đến một số đặc tính cảm
quan bên ngoài trái vào các thời điểm quan sát: (a) ngày
đầu chưa xử lý, (b) 07 ngày sau xử lý, (c) 14 ngày sau xử
lý, (d) 21 ngày sau xử lý, (e) 28 ngày sau xử lý

36


3.4

Vết bệnh của nấm Aspergillus sp. gây ra trên vỏ trái quýt
đường sau 13 ngày chủng nhiểm ở các nồng độ xử lý khí
ozone khác nhau

40

3.5

Vết bệnh của nấm Collectotrichum sp. gây ra trên vỏ trái
quýt Đường sau 21 ngày chủng nhiểm ở các nồng độ xử
lý khí ozone khác nhau

44


12

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Thế oxy hóa khử của một số tác nhân oxy hóa ( Gunten,

2003)

15

2.1

Bố trí nghiệm thức thực hiện trong mỗi thí nghiệm

23

2.2

Đánh giá sự thay đổi của trái sau khi xử lý ozone

26

3.1

Độ khác màu (∆E) của vỏ trái quýt Đường khi xử lý khí
ozone ở các nồng độ khác nhau

30

3.2

Phần trăm hao hụt trọng lượng (%) của trái quýt Đường
sau khi xử lý ozone ở các nồng độ khác nhau

32


3.3

Thời gian ủ bệnh (ngày) sau khi chủng nấm và thời gian
xuất hiện bệnh (ngày) sau khi ngưng xử lý oznone của
nấm Aspergillus sp.

37

3.4

Tỉ lệ bệnh (%) do nấm Aspergillus sp. gây ra trên trái quýt
Đường sau khi chủng nhiễm ở các nồng độ xử lý ozone
khác nhau

38

3.5

Đường kính (mm) vết bệnh do nấm Aspergillus sp. phát

39

Trung tâm Học triển
Liệutrên
ĐH
vànồng
nghiên cứu
tráiCần
quýt Thơ
Đường@

khiTài
xử líliệu
khí học
ozonetập
ở các
độ khác nhau
3.6

Chỉ số bệnh (%) do nấm Aspergillus sp. gây ra trên trái
quýt Đường khi xử lí ozone ở các nồng độ khác nhau.

41

3.7

Thời gian ủ bệnh (ngày) sau khi chủng nấm và thời gian
xuất hiện bệnh (ngày) sau khi ngưng xử lý oznone của
nấm Collectotrichum sp.

42

3.8

Tỉ lệ bệnh (%) do nấm Collectotrichum sp. gây ra trên trái
quýt Đường sau khi chủng nhiễm ở các nồng độ xử lý
ozone khác nhau

43

3.9


Đường kính (mm) vết bệnh do nấm Collectotrichum sp.
gây ra trên vỏ trái quýt Đường sau khi xử lí ozone ở các
nồng độ khác nhau

43

3.10

Chỉ số bệnh (%) do nấm Collectotrichum sp. gây ra trên
trái quýt Đường khi xử lí ozone ở các nồng độ khác nhau

45


13

MỞ ĐẦU
Quýt đường là loại quả tươi cao cấp, có giá trị dinh dưỡng và giá trị sữ dụng
cao. Trong thành phần thịt quả có chứa 6-12% đường, hàm lượng Vitamin C có từ
40-90 mg/100g tươi, các acid hữu cơ từ 0,4-1,2%, trong đó có nhiều chất có hoạt
tính sinh học cao cùng với chất khoáng và dầu thơm. Ngoài giá trị dinh dưỡng trái
quýt còn dùng để ăn tươi, làm mứt, chế biến nước giải khát, chữa bệnh và trích tinh
dầu (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).
Sự phát triển sản xuất cam, quýt ở vùng nhiệt đới nhanh là do giống và kỹ
thuật sản xuất ngày một tiến bộ. Nhu cầu sữ dụng tăng nhanh cả ở vùng Á Nhiệt
Đới khó sản xuất lẫn vùng Nhiệt Đới thuận lợi hơn, nên có tiềm năng lớn xuất khẩu
sang các nước ở vùng Á Nhiệt Đới và Ôn Đới (Nguyễn Văn Luật, 2006). Thế
nhưng, phần lớn loại trái cây này chỉ được tiêu thụ tại chổ do không bảo quản được
lâu, trái bị thối nhanh chóng trong điều kiện tự nhiên. Ở Việt Nam, việc thu hoạch,

vận chuyển, đóng gói bao bì và bảo quản không đúng cách đã làm cho trái bị hư
15-30%
trong
khi@
cácTài
nướcliệu
sản xuất
câyvà
trong
khu vực
như
Trunghỏng
tâmnhiều
Họcchiếm
LiệutừĐH
Cần
Thơ
họctrái
tập
nghiên
cứu
Thái Lan, Indonesia mức hao hụt chỉ khoáng 15% (Nguyễn Mạnh Khải, 2006). Tuy
đây là loại trái không có đỉnh hô hấp, thời gian bảo quản tương đối dài hơn so với
những loại trái cây khác nhưng sau thu hoạch phẩm chất trái bị giảm sút. Hiện
tượng bị mất nước và bị oxy hoá làm hình dáng và màu sắc trái bị xấu đi; nấm bệnh
tấn công làm trái mau hư thối (Nguyễn Bảo Vệ, Lê Thanh Phong, 2003). Và nấm
bệnh sau thu hoạch là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm chất lượng trái
và tăng tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch (Lê Thu Thuỷ, 2006). Trên trái cây có múi có ba
loại nấm gây hại chủ yếu trong giai đoạn này là Aspergillus sp., Collectotrichum sp.
và Penicillium sp. (Nguyễn Khiết Tâm, 2004), trên quýt thì loài gây hại quan trọng

nhất là Aspergillus sp. và Collectotrichum sp. (Trang Công Minh, 2004).
Để hạn chế nấm bệnh trên trái quýt Đường sau thu hoạch nhiều công trình
nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra quy trình bảo quản hữu hiệu loại trái cây
này nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tươi trong nước và xuất khẩu.
Biện pháp sữ dụng hóa chất đã mang lại hiệu quả phòng trừ sự phát triển của nấm


14

bệnh rất tốt. Tuy mang lại hiệu quả cao nhưng ít nhiều chúng cũng có sự lưu tồn độc
chất trong trái gây tác hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Vì vậy, gần đây những
nghiên cứu về liệu pháp sữ dụng ozone đã được quan tâm.
Do đó, đề tài “Ảnh hưởng của khí ozone đến sự phát triển của nấm Aspergillus
sp. và Collectotrichum sp. gây bệnh trên trái quýt Đường sau thu hoạch” được tiến
hành nhằm tìm ra nồng độ xử lý ozone trên trái quýt Đường để vừa có thể diệt nấm
bệnh mà vẫn bảo đảm được độ tươi đẹp của vỏ trái quýt sau thu hoạch.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


15

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 MỘT SỐ BIẾN ĐỔI CỦA CÂY CÓ MÚI SAU THU HOẠCH
1.1.1 Sự thoát hơi nước
Sự thoát hơi nước là sự bốc hơi của nước từ mô thực vật. Sự mất nước rất quan
trọng vì chúng gây hư sản phẩm với nhiều hậu quả khác nhau. Đầu tiên là sự mất
trọng lượng sau đó là ảnh hưởng xấu đến hình dáng bên ngoài (héo). Chất lượng về

cấu trúc bị giảm độ cứng, mất nước dịch quả và làm giảm giá trị dinh dưỡng
(Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2005).
Trong trái tươi chứa nhiều nước nên luôn xảy ra hiện tượng bay hơi nước từ
trái ra môi trường. Tốc độ và lượng nước mất đi phụ thuộc nhiều yếu tố, có thể là do
yếu tố nội tại của trái, hoặc do tác động của môi trường tồn trữ xung quanh. Theo
Quách Đỉnh và ctv. (1996), sự bay hơi nước phụ thuộc vào mức độ háo nước của hệ

Trungkeo
tâm
Học
Liệucấu
ĐH
Thơthái@của
Tài
tậpđiểm
và nghiên
cứu
trong
tế bào,
tạoCần
và trạng
môliệu
bao học
che, đặc
và mức độ
tổn
thương cơ học, độ chín của trái, cường độ hô hấp, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ
không khí tác động nhiều đến quá trình này.
Ngoài ra, sự mất nước trong quá trình tồn trữ còn thay đổi theo từng giai đoạn.
Theo Nguyễn Quốc Hội (2005), giai đoạn đầu trái bị mất nước rất mạnh, sau đó đến

giai đoạn giữa sự mất nước giảm đi và cuối cùng khi bắt đầu hư hỏng thì sự mất
nước lại tăng lên. Sự chín của trái cũng làm tăng lượng nước thoát ra vì đó là quá
trình lão hoá của hệ keo, làm giảm tính háo nước của hệ keo.
Độ ẩm giảm và nhiệt độ của môi trường tăng lên đều làm gia tăng sự mất
nước. Do đó, trong thực tế để bảo quản tốt, giảm sự mất nước của trái người ta
thường áp dụng các biện pháp như hạ thấp nhiệt độ, tăng độ ẩm và làm giảm tốc độ
di chuyển của không khí. Bên cạnh đó có thể dùng màng bao không thấm nước, bao
polyethylene… Các biện pháp này đều có chung tác dụng làm giảm sự mất nước
(Phan Thị Anh Đào, 2003).


16

1.1.2 Sự giảm khối tự nhiên
Sau khi thu hoạch, các hoạt động của trái vẫn tiếp tục xảy ra đó là sự đốt cháy
các hợp chất hữu cơ sinh ra CO2, H2O và năng lượng để duy trì hoạt động sống. Sự
tổn hao chất khô này kết hợp với sự bay hơi nước nói trên làm cho trái bị giảm khối
lượng tự nhiên.
Sự giảm khối lượng tự nhiên là sự giảm khối lượng do bay hơi nước và tổn
hao các chất hữu cơ trong quá trình hô hấp, trong đó khoảng 75-85% sự giảm trọng
lượng là do sự mất hơi nước, còn 15-25% là do tiêu hao chất khô trong quá trình hô
hấp (Quách Đĩnh và ctv., 1996). Theo Phan Thị Anh Đào (2003), trái sau khi được
bảo quản trong điều kiện lạnh (6-80C) thì sự giảm trọng lượng diễn ra đáng kể ở giai
đoạn đầu, nhưng sau tuần thứ 4 đến thứ 10 sự giảm trọng lượng giảm lại và sau tuần
thứ 10 đến tuần thứ 15 thì sự giảm trọng lượng tăng lên cao.
Khối lượng giảm đi phụ thuộc vào mùa vụ , giống, phương pháp và điều kiện
bảo quản, độ nguyên vẹn của vỏ quả… (Nguyễn Minh Thuỷ, 2000). Vì vậy trong

Trungquá
tâm

Học
ĐH
Thơ
@ Tài
tập
cứu
trình
bảo Liệu
quản, ta
cầnCần
chọn ra
phương
phápliệu
thíchhọc
hợp để
hạnvà
chếnghiên
sự tổn hao
này
nhằm đảm bảo cho quả giữ được giá trị cảm quan và giá trị dinh dưỡng trong thời
gian tồn trữ. Trong bất kỳ điều kiện tồn trữ nào thì cũng không thể tránh khỏi sự
thoát hơi nước và sự giảm khối lượng tự nhiên. Tuy nhiên khi tạo được điều kiện tối
ưu thì ta có thể giảm đến mức tối thiểu sự hao hụt này.
1.1.3 Sự biến đổi độ cứng
Sau khi thu hoạch, độ cứng của trái bị giảm do ethylene trực tiếp gợi sự hoạt
động của một số enzyme thủy phân nhất là pectinase làm phân hủy hợp chất pectin
ở vách tế bào. Sự phân hủy đó làm cho vách tế bào bị mềm đi và thay đổi cấu trúc
cũng như sự giảm kết dính giữa các tế bào với nhau (Matto và Modi, 1969). Theo
Pault và Chen (1983), các enzym polygalacturonase, cellulose hiện diện trong quá
trình chín bình thường của trái. Sự hoạt động của enzyme này kéo theo sự suy giảm

hàm lượng pectin, cellulose làm trái trở nên mềm.


17

1.1.4 Sự thay đổi màu sắc vỏ trái
Sự thay đổi của các chất màu có thể xảy ra trong suốt quá trình phát triển,
thành thục và chín khi còn ở trên cây. Một số biến đổi có thể tiếp tục sau đó hay chỉ
bắt đầu ngay lúc thu hoạch (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2005). Trong thời gian chín
màu sắc vỏ trái chuyển dần từ xanh sang vàng do diệp lục tố biến mất để lại sắc tố
màu vàng trên vỏ trái. Khi chín lượng sắc tố carotenoid và xanthophyl chiếm ưu thế
(Satyan, 1986). Trong quá trình chín các chất màu cũng thay đổi đáng kể do sự phân
hủy cấu trúc của các chlorophyll giảm dần và đồng thời có sự xuất hiện carotenoid.
Màu xanh của trái là do sự hiện diện của chlorophyll, một phức hợp hữu cơ có chứa
magiê. Sau khi tách khỏi cây mẹ diệp lục tố không được tổng hợp thêm mà sẽ bị
phân hủy dưới tác dụng của một số enzyme (Bùi Hữu Thuận, 2000).
Theo Trần Minh Tâm (2002), diệp lục tồn tại ở hai dạng là dla và dlb. Trong
quá trình bảo quản và chế biến, màu sắc của diệp lục dễ bị thay đổi dưới tác động
của nhiệt độ, trong môi trường acid ion H+ dễ bị thay thế bởi ion Mg+ trong phân tử
làm cho
nóĐH
mất màu
chứahọc
nhiềutập
trong
và vỏ trái
khi
Trungdiệp
tâmlụcHọc
Liệu

Cầnxanh.
ThơCarotenoid
@ Tài liệu
vàmô
nghiên
cứu
chín.
Carotenoid là những hợp chất bền và vẫn còn được giữ lại trong mô ngay cả
khi sự lão hoá trên diện rộng xuất hiện. Carotenoid có thể được tổng hợp trong suốt
giai đoạn phát triển trên cây nhưng không biểu hiện màu do sự che dấu bởi sự hiện
diện của chlorophyll. Khi mà chlorophyll phân hủy thì sắc tố carotenoid trở nên hữu
hình (Bùi Hữu Thuận, 2000).
1.2 NẤM BỆNH GÂY HẠI TRÊN TRÁI
CÂY CÓ MÚI SAU THU HOẠCH
1.2.1 Sự xâm nhiễm và phát triển của mầm bệnh
Bệnh sau thu hoạch là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm chất lượng
trái và tăng tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch. Trên bề mặt vỏ trái các loại nấm bệnh ít
nhiều cũng hiện diện , khi gặp điều kiện thuận lợi như trái chín, nhiệt độ và ẩm độ


18

môi trường cao hay trái bị trầy xước thì nấm sẽ xâm nhập vào bên trong trái để phát
triển và gây hư thối (Wilson và Wisniewski, 1989; Trần Mạnh Trí, 2001).
Trên vết bệnh, bào tử nấm bệnh được sản sinh, phóng thích và phát tán đi khi
gặp điều kiện thuận lợi. Bào tử nấm bệnh đáp xuống bề mặt vỏ trái do sức kéo trọng
lượng của chúng, nước mưa hay ẩm ướt trên bề mặt vỏ trái cũng giúp cho bào tử
bám chặt trên đó và nảy mầm. Bên cạnh đó, sự sần sùi của vỏ trái cũng như của
ngoài mặt của bào tử cũng giúp cho bào tử bám dính trên vỏ trái (Phạm Văn Biên và
ctv., 2002). Đặc biệt trên trái chín có nhiều nấm men trên bề mặt. Khi vận chuyển và

bảo quản các vi sinh vật xâm nhập vào bên trong, gây ra hư hỏng và những trái
chứa nhiều đường thường dễ bị bị hư hỏng do nấm men và nấm mốc (Lương Đức
Phẩm, 2000).
Sau khi đáp lên bề mặt vỏ trái, gặp điều kiện thuận lợi như ẩm độ cao, trên vỏ
trái có nhiều vết thương do cơ học... bào tử sẽ nảy mầm, tạo đĩa bám và mọc sâu
vào mô thực vật thông qua những tổn thương cơ học hay các lỗ tế khổng trên bề mặt
trái (Nguyễn
DuyĐH
ĐứcCần
và Nguyễn
2004).
Trungvỏtâm
Học Liệu
ThơNgữ,
@ Tài
liệu học tập và nghiên cứu
Vi sinh vật khi đã phát triển trên sản phẩm dù chỉ gây hại bên ngoài hoặc đã
qua lớp vỏ vào bên trong cũng đều làm cho phẩm chất nông sản bị giảm, đôi khi có
thể hỏng hoàn toàn. Dấu hiệu đầu tiên đặc trưng cho sự phát triển của vi sinh vật là
sự thay đổi màu sắc vỏ trái. Từ màu bình thường chuyển sang màu thẫm, sẫm đen,
trên bề mặt đã xuất hiện những vết bệnh thì thường sau đó dẫn đến sự thối rửa và có
mốc (Trần Minh Tâm, 2002).
Trái thường chứa nhiều nấm mốc và nấm men. Hai dạng vi sinh vật này phát
triển mạnh trong môi trường acid. Các khuẩn ty bắt đầu xâm nhập vào bên trong.
Nhiều loài nấm mốc có enzyme cellulase, pectinase sẽ phân huỷ vỏ và vách tế bào
của trái để chúng tạo thành những búi sợi. Ngoài khả năng tạo ra enzyme cellulase,
nấm mốc còn có khả năng tạo nhiều emzyme khác như pectine, amylase, protease vì
thế mà gây ra quá trình thủy phân. Lúc đầu nấm mốc sử dụng các glucid, kết quả là
tạo nhiều acid hữu cơ và các loại rượu. Sau đó, chúng lại oxy hoá các acid hữu cơ
và các loại rượu tạo thành sản phẩm trao đổi chất. Kết quả là giá trị dinh dưỡng của



19

trái bị thay đổi đáng kể. Sau quá trình phân hủy này, độ acid giảm vì thế dẫn đến sự
xâm nhập của các vi khuẩn. Như vậy, nấm mốc tham gia quá trình kết thúc sự phân
huỷ trái. Do sự phân hủy của nấm mốc mà trên bề mặt và bên trong trái xuất hiện
nhiều chấm đen hoặc màu nâu, màu vàng,... (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
Để xâm nhiễm gây bệnh trên các cơ quan của cây trồng trước hết bào tử nấm
phải được lan truyền đến tiếp xúc với các cơ quan đó và nảy mầm xâm nhập. Bào tử
nấm có nhiều kiểu nảy mầm khác nhau và tuỳ thuộc đặc điểm của các loại bào tử và
điều kiện sinh thái bên ngoài. Nói chung có hai kiểu nảy mầm của bào tử: gián tiếp
và trực tiếp. Nẩy mầm trực tiếp là kiểu nảy mầm thành ống mầm, lớn lên thành sợi
nấm. Nảy mầm gián tiếp là kiểu nảy mầm tạo ra cơ quan sinh sản hoặc các phần tử
khác. Khi bào tử nảy mầm đòi hỏi những điều kiện nhất định. Các điều kiện chủ yếu
là ẩm độ, nhiệt độ, oxy, pH môi trường, ánh sáng,... Các yếu tố đó có tác động hỗ
trợ lẫn nhau trong quá trình nảy mầm của bào tử và cũng tùy loại bào tử mà thay đổi
(Lê Lương Tề và ctv., 1997).
Phạm
Văn
Kim
(2000),
mầm
haihọc
cáchtập
xâm và
nhập
vào trong

Trung tâmTheo

Học
Liệu
ĐH
Cần
Thơ
@bệnh
Tài có
liệu
nghiên
cứu
của ký chủ: xâm nhập chủ động và xâm nhập chủ động.
- Xâm nhập thụ động là mầm bệnh nhờ một tác nhân nào đó đưa mình vào sâu
trong mô của ký chủ, chứ không tự mình tìm cách xâm nhập vào.
- Xâm nhập chủ động là mầm bệnh tự bản thân mình tìm cách để xâm nhập
vào trong mô cây. Tuỳ theo hoàn cảnh và khả năng, mầm bệnh có thể xâm nhập chủ
động vào mô của ký chủ theo ba cách: xâm nhập qua vết thương, xâm nhập qua cửa
ngỏ tự nhiên, xâm nhập trực tiếp qua biểu bì lành lặn của ký chủ.
Khi vào được bên trong tế bào biểu bì, vòi xâm nhập phình to ra, hình thành
bọc sơ cấp (primary vesicle), rồi bọc thứ cấp (secondary veside). Từ bọc thứ cấp
nấm tiết ra emzym thích nghi để đâm xuyên qua vách của tế bào để xâm nhập vào tế
bào lân cận. Như vậy, sợi nấm đã dùng tác động cơ học để chọc thủng lớp cutin
hoặc lớp mô bần và dùng tác động hoá học để chọc thủng vách tế bào.


20

1.2.2 Cách gây hại của nấm bệnh
Theo Phạm Văn Kim (2000), khi mầm bệnh đã xâm nhập vào bên trong mô
của cây, do cần phải lấy dưỡng liệu cung ứng cho nhu cầu của chính bản thân mình,
mầm bệnh phải thiết lập cho được mối quan hệ về thực phẩm với ký chủ. Mầm

bệnh phải tiết ra các emzym, chất độc và cả các kích thích tố cần thiết, tác động vào
ký chủ làm ký chủ bị hại.
* Sự hủy hoại lớp cutin: nấm bệnh tiết ra enzyme cutinase để cắt chuỗi cutin ở lớp
biểu bì thành các acid béo, do đó làm cho lớp cutin bị phá huỷ từ đó mầm bệnh xâm
nhập vào mô ký chủ và tiếp tục gây hại.
* Sự hủy hoại lớp pectine: sau khi xâm nhập qua lớp biểu bì của mô ký chủ, một
số mầm bệnh phát triển giữa các tế bào ký chủ. Trong trường hợp này mầm bệnh
tiết ra enzyme thuộc nhóm pectinolytic, gồm có pectinesterase để cắt chuỗi pectine
thành acid pectinic và cồn methyl, polygalacturonase để cắt tiếp các acid pectinic
thành các phân tử đơn giản. Mầm bệnh hấp thu các phân tử đơn giản này dùng làm

Trungchất
tâm
Học
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cung
cấpLiệu
năng lượng.
* Sự hủy hoại cellulose, hemicellulose, lignin: mầm bệnh tiết ra enzyme để phân
cắt các hợp chất này thành các phân tử đơn giản hơn và cuối cùng là glucose.
* Sự hủy hoại nguyên sinh chất: mầm bệnh dùng một loạt các enzyme để hủy hoại
nguyên sinh chất của tế bào ký chủ để lấy đi dưỡng chất cần thiết.
Tóm lại, mầm bệnh tiết ra nhiều loại enzyme để từng bước hủy hoại mô ký
chủ. Đầu tiên, nấm bệnh phá hủy lớp cutin, kế đó là vách tế bào, rồi tiến đến phá
hủy cả nguyên sinh chất của tế bào ấy. Kết quả là mô ký chủ mắc bệnh bị chết.
Mầm bệnh lấy các dưỡng chất có được bởi quá trình hủy hoại này để tiếp tục phát
triển. Quá trình này đưa đến các triệu chứng thối, thối nhũn, cháy khô hoặc loét.
1.2.3 Các bệnh hại chính trên vỏ trái cây có múi sau thu hoạch
Trên trái cam Sành, quýt Đường, bưởi Năm Roi sau thu hoạch thường bị hư
hại do các bệnh thối nhũn (mốc đen), thán thư và mốc xanh (Nguyễn Thị Kiều,

2004). Tương ứng với sự gây hại của ba chi nấm gây hại chính trên vỏ trái là:


21

Aspergillus sp., Collectotrichum sp. và Penicilium sp. (Lê Thu Thuỷ, 2006). Và trên
quýt thì loài gây hại quan trọng nhất là Aspergillus sp. và Collectotrichum sp.
(Trang Công Minh, 2004).
a) Bệnh mốc đen
* Tác nhân: do nấm Aspergillus niger V. Tiegh thuộc lớp nấm bất toàn
(Deuteromycetes), bộ nấm bông (Hyptomycetales), họ Moniliacea (Phạm Văn Kim,
2003).
* Triệu chứng bệnh: nấm này kí sinh qua vết thương hay lấn chiếm các vết
xâm nhiễm trước đó của nấm khác và bệnh phát triển nhanh trên trái sau thu hoạch,
vết bệnh mềm, nhũn nước và biến màu (Weber, 1973). Theo Trang Công Minh
(2004), trên vỏ trái cây có múi khi bị Aspergillus sp. tấn công , đầu tiên là những
chấm nhỏ 1-2 mm nhũn nước màu nâu sáng, sau đó vết bệnh lan ra nhanh chóng
làm thối cả một mảng lớn. Sau đó tơ và bào tử màu đen xuất hiện. Vết bệnh không
lõm vào (Hình 1.1).

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

a

b

c

Hình 1.1 Bệnh mốc đen: (a),(b) triệu chứng bệnh mốc đen, (c) khuẩn lạc nấm
Aspergillus sp.

* Đặc điểm nấm Aspergillus sp.: Aspergillus sp. có hơn 200 loài, sợi nấm có
vách ngăn, khuẩn ty phân nhánh, thường không có màu, phần chìm trong cơ chất có
chức năng dinh dưỡng và phần khí sinh có chức năng sinh sản, sợi cuốn đính bào tử
mọc từ một “tế bào chân”, một loại tế bào đặc biệt của khuẩn ty phình to ra ở đầu và
hình thành tế bào hình chai (thể bình) có thể đơn hoặc kép, có hoặc không có màu
sắc, đính bào tử kết nối nhau thành chuỗi có màu xanh lục, nâu, đen,…(Lương Đức


22

Phẩm, 2000). Bào tử đính phát sinh từ những sợi nấm đơn ở đầu cuối của sợi nấm
phình ra có dạng cầu hoặc dạng chùy, từ đó hình thành nên sợi đính xoè ra như
những bông hoa (Huter, 1998). Theo Hoàng Thị Sản (2003), nấm Aspergillus sp. có
các cuống đính bào tử phân bố điều trên một phần phồng to ở đầu sợi nấm. Các đính
bào tử xếp toả tròn thành hình cầu tựa như những bông hoa cúc (Hình 1.2).

Hình 1.2 Hình dạng bào tử đính của nấm Aspergillus sp.
Nấm này có sợi nấm và bào tử rất phong phú. Bào tử màu đen từ dạng cầu đến

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

dạng trứng, bào tử đơn bào dạng bụi, có kích thước 2-5x4 μm và bào tử phát triển

thành chuổi bào tử dài trên bề mặt đầu phình của bọng (Weber, 1973).
Nấm Aspergilus sp. không những có năng lực phân giải rất lớn mà còn có khả
năng tiết ra những độc tố gây ảnh hưởng xấu đối với nông sản. Nhất là chúng có thể
sinh trưởng và phát triển trong điều kiện áp suất thẩm thấu cao và ẩm độ thấp nên
tính nguy hiểm trong bảo quản là rất lớn (Trần Minh Tâm, 2002). Sau khi xâm nhập
vào trái chúng tiết ra enzym amylaza để phân huỷ tinh bột thành đường glucoza
(Lương Đức Phẩm, 2000).

* Điều kiện phát triển: nhiệt độ tối thích là 350C, nếu tăng thêm 70C thì khuẩn ty
giảm hàng trăm lần, còn nếu giảm xuống 150C thì khuẩn ty giảm xuống 12 lần.
Nấm bắt đầu gây hại ở độ ẩm từ 80% trở lên.


23

* Phương pháp phòng trị:
Để ngăn chặn bệnh mốc đen do nấm Aspergillus sp. gây ra cần chống ẩm ướt,
giữ thoàng khí và khô, tránh làm sây sát, giập nát trái. Có thể dùng các loại thuốc
hoá học chống nấm mốc (Đường Hồng Dật và ctv., 1996).
Nhúng trái vào nước vôi để ráo, lúc này CO2 trong khí quyển sẽ tác dụng với
Ca(OH)2 tạo thành màng CaCO3 bao quanh quả cam ngăn ngừa được vi sinh vật
xâm nhập (Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình, 2000).
b) Bệnh thán thư
* Tác nhân: do nấm Colletotrichum gleosporides họ Melanconiaceae, bộ
Molanconiaks, lớp Deuteromycetes (Phạm Văn Kim, 2003).
* Triệu chứng bệnh: đầu tiên bệnh xuất hiện ở nướm trái, làm cho nướm bị mềm
và thâm đen (Hình 1.3). Bệnh thường xuất hiện ở cuối thời kỳ bảo quản. Vết bệnh
thường có màu vàng nâu, sau đó lớn dần và có viền màu nâu đạm. Vùng bệnh có
màu vàng nhạt, bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm, trên vòng đồng tâm có

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nhiều điểm nhỏ li ti màu nâu đậm, đó là các ổ nấm làm cho các vòng đồng tâm có

màu đậm hơn (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002).

Hình 1.3 Triệu chứng bệnh thán thư
Nguyễn Thị Kiều (2004) cho rằng vết bệnh phát triển ở những vết thương trên

vỏ hay ở vị trí cuống trái, hơi lỏm vào và có nhiều vòng đồng tâm, viền vết bệnh
màu nâu đỏ, bên trong màu nâu sáng, mang những ổ nấm màu nâu đen nhô lên, đôi
khi có phủ lớp bào tử màu hồng nhạt. Tuy nhiên có những vết bệnh ướt nước thì
không thấy các vòng đồng tâm, ổ nấm và bào tử trên vết bệnh chỉ là một vòng tròn,


24

màu nâu sáng, viền nâu đỏ, trên bề mặt vết bệnh có phủ lớp khuẩn ty màu trắng ở
tâm.
* Đặc điểm của nấm Collectotrichum sp.: ở các giai đoạn khác nhau được cho là
các nấm khác nhau và được đặt tên cũng khác nhau như giai đoạn hình thành bào tử
túi được gọi là Glomerella cingulata, giai đoạn hình thành bào tử (đính bào tử) được
gọi là Collectotrichum gloeosporoides (Nguyễn Văn Minh, 2006). Glomerell thuộc
lớp nấm nang (Ascomycetes) (Argios, 1997).
Theo Sutton và Brian (1980), đặc điểm của lớp nấm này là sợi nấm có vách
ngăn và dịch trong suốt. Ở giai đoạn sinh sản vô tính cho ra các bào tử đơn bào có
dạng hình liềm, hình trụ, hình thoi… không màu và đôi khi có giọt dịch bên trong
bào tử. Đĩa đài có tơ cứng sẫm màu, nhọn ở đầu và có vách ngăn.
Khuẩn lạc màu xám lông chuột, xám nhạt, màu đỏ rượu vang hay màu nâu
sậm và mặt dưới của khuẩn lạc có màu tím đỏ rượu vang hoặc màu nâu đen. Bào tử
có dạng chủ yếu như dạng hình liềm, hình thoi hoặc hình trụ (Hình 1.4). Bào tử

Trungđính
tâmvào
Học
Liệutrong
ĐHbộCần
@miệng
Tài liệu

họccòn
tậpgọivà
đài nằm
phậnThơ
bao có
rộng hay
là nghiên
đĩa đài (Lêcứu
Thu
Thuỷ, 2006).

Hình 1.4 Khuẩn lạc nấm Collectotrichum sp.
Nấm Collectotrichum sp. chỉ phát triển ở giữa vách của hai tế bào ký chủ,
trong quá trình phát triển chúng tiết ra enzyme và độc tố để phân huỷ vách tế và
nguyên sinh chất của ký chủ.
* Điều kiện phát triển
Nhiệt độ thích hợp cho nấm Collectotrichum gleosporiodies phát triển là 28300C (Kanapathipillai, 1996). Ở nhiệt độ 19-300C, trong vòng 18 giờ nấm


25

Collectotrichum sp. có thể xâm nhiễm lên hoa cam (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn
Thị Nghiêm, 1993). Còn nhiệt độ nhỏ hơn 30C thì nó ngừng phát triển (Hà Văn
Thuyết và Trần Quang Bình, 2000). Ngoài ra, theo Lê Ngọc Bình và ctv. (2004),
nấm Collectotrichum gleosporiodies phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độp 25-300C,
ở 150C và 370C cũng có thể phát triển nhưng rất chậm.
Theo Weber (1973), bệnh gây hại nặng vào mùa mưa hay khi trời có nhiều
sương. Lúc đó có ẩm độ cao, bào tử nảy mầm và trôi theo nước mưa hoặc hạt sương
làm bệnh phát triển mạnh và lây lan rộng.
* Biện pháp phòng trừ bệnh

Có thể ngừa bệnh thán thư gây hại trái bằng cách xử lý Benomyl hay các thuốc
gốc đồng như Copper _ zine, Copper B (Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thanh Hoàng,
1997).
1.3 OZONE VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA OZONE TRONG
CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH

Trung1.3.1
tâmTính
Họcchất
Liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lý hoá học của ozone
Phân tử ozone bao gồm ba nguyên tố oxygen (O3). Ozone là một chất khí được
sinh ra từ khí quyển khi tia bức xạ UV từ mặt trời tách oxy (O2) thành hai nguyên
tử. Khi các nguyên tử đơn độc tái liên kết với phân tử O2 thì O3 được hình thành.
Ozone có trọng lượng phân tử là 47,998 g/mol, được đặt tên bởi Christian Friedric
Schonbein vào năm 1890 (www.badong.com.vn).
Ozone ở thể khí có mùi hắc đặc trưng và trong suốt, ở nồng độ cao ozone có
màu xanh da trời, ở thể lỏng có màu lục thẩm. Điểm tan -192,70C, điểm sôi -19,90C
(www.dtdauto.com/dtozone.doc).
Ozone không bền vững, khó bảo quản, dể phân giải trong thời gian ngắn.
Trong điều kiện bình thường thời gian tồn tại của ozone từ 15-20 phút trong không
khí và 5-10 phút trong nước. Tốc độ phân hủy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau như: áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác,… (Đoàn Mạnh Tiến, 2003). Và do tính
không bền, ozone luôn có xu hướng bị tự phân hủy hoặc chiếm điện tử ở xung


×