Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

ẢNH HƯỞNG của sự THAY THẾ cỏ đậu (psophocarpus scanden)TRONG KHẨU PHẦN cỏ LÔNG tây và PHƯƠNG THỨC CHO ăn lên TĂNG TRỌNG và HIỆU QUẢ KINH tế của THỎ LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.82 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y
Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY THẾ
CỎ ĐẬU (Psophocarpus scanden) TRONG KHẨU PHẦN
CỎ LÔNG TÂY VÀ PHƯƠNG THỨC CHO ĂN LÊN
TĂNG TRỌNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
THỎ LAI

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2011
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày……tháng ……năm 2011
DUYỆT BỘ MÔN

PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ĐÔNG

Trưởng Bộ Môn

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
…………………………………………

1


LỜI CAM ĐOAN


Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng và các thầy
cô trong bộ môn Chăn Nuôi.
Tôi tên Trần Thanh Nhàn (MSSV: 3077091) là sinh viên lớp Chăn Nuôi-Thú Y
Khóa 33 (2007-2011). Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính
bản thân tôi. Đồng thời tất cả các số liệu, kết quả thu được trong thí nghiệm
hoàn toàn có thật và chưa công bố trong bất kỳ tạp chí khoa học khác. Nếu có gì
sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và bộ môn.
Người thực hiện

TRẦN THANH NHÀN

2


LỜI CẢM TẠ
Trước hết, con xin gửi lời cảm ơn cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục con nên
người. Đồng thời em cũng xin cảm ơn anh chị hai đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để
em ăn học đến nơi đến chốn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Đông đã tận tình hướng dẫn,
động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trong Bộ môn Chăn nuôi. Cô
Nguyễn Thị Hồng Nhân đã tận tình chỉ dạy em trong thời gian học tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Trương Thanh Trung, kỹ sư Đặng Hùng Cường
và các bạn trong trại thỏ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm thí
nghiệm.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các bạn sinh viên K33 và các bạn cùng nhà trọ đã
đi cùng tôi suốt 4 năm đại học.
Tôi xin cảm ơn tất cả.

3



MỤC LỤC
DANH SÁCH BIỂU BẢNG................................................................................vii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ................................................................................... viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................ix
TÓM LƯỢC......................................................................................................... x
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................................2
2.1 CÁC GIỐNG THỎ .........................................................................................2
2.1.1 Giống thỏ ngoại ...........................................................................................2
2.1.2 Giống thỏ nội ...............................................................................................3
2.2 CHUỒNG TRẠI NUÔI THỎ .......................................................................... 3
2.3 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC ............................................................................4
2.3.1 Bộ xương...................................................................................................... 4
2.3.2 Sự đáp ứng của cơ thể với khí hậu ................................................................ 4
2.3.3 Thân nhiệt - Nhịp tim - Nhịp t hở ............................................................. 5
2.3.4 Đặc điểm về khứu giác............................................................................... 5
2.3.5 Đặc điểm về thính và thị giác..................................................................... 5
2.4 ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA THỎ ................................................................ 5
2.4.1 Đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hóa................................................................ 5
2.4.2 Sự phát triển đường tiêu hóa theo lứa tuổi thỏ............................................... 6
2.4.3 Thu nhận thức ăn và tiêu hóa cơ bản ............................................................ 6
2.4.4 Quá trình tiêu hóa hóa học của thức ăn......................................................... 6
2.5 VÀI NÉT VỀ TIÊU HÓA THỎ...................................................................... 7
2.5.1 Sự tiêu hóa protein........................................................................................ 7
2.5.2 Sự biến dưỡng Nitơ trong manh tràng ........................................................... 8
2.5.3 Phân mềm và sự tiêu hóa protein .................................................................. 8
2.5.4 Xơ và sự biến dưỡng ở manh tràng ............................................................... 9
2.5.5 Sự tiêu hóa tinh bột....................................................................................... 9

2.5.6 Sự tiêu hóa chất béo.................................................................................... 10

4


2.6 NHU CẦU DINH DƯỠNG.......................................................................10
2.6.1 Nhu cầu năng lượng ................................................................................... 11
2.6.2 Nhu cầu protein .......................................................................................... 12
2.6.3 Nhu cầu chất xơ .......................................................................................... 13
2.6.4 Nhu cầu vitamin ......................................................................................... 13
2.6.5 Nhu cầu khoáng .......................................................................................... 13
2.6.6 Nhu cầu nước uống..................................................................................... 14
2. 7 MỘT SỐ THỨC ĂN CHO THỎ .................................................................. 14
2.7.1 Cỏ Lông tây............................................................................................... 14
2.7.2 Cỏ đậu ........................................................................................................ 15
2.7.3 Bắp hạt ....................................................................................................... 15
2.7.4 Đậu nành ly trích ........................................................................................ 15
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM.17
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ...................................................................17
3.1.1 Địa điểm ....................................................................................................17
3.1.2 Thời gian ...................................................................................................17
3.1.3 Chuồng trại ................................................................................................17
3.1.4 Thức ăn ......................................................................................................17
3.1.5 Con giống ..................................................................................................17
3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ............................................17
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................17
3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................18
3.2.3 Xử lí số liệu ...............................................................................................19
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................20
4.1 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THỰC LIỆU DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM20

4.2 LƯỢNG THỨC ĂN VÀ DƯỠNG CHẤT TIÊU THỤ CỦA THỎ TRONG THÍ
NGHIỆM.............................................................................................................21
4.3 LƯỢNG THỨC ĂN VÀ DƯỠNG CHẤT ĂN VÀO CỦA THỎ TRONG GIAI
ĐOẠN THÍ NGHIỆM NUÔI DƯỠNG ...............................................................22
4.4 TĂNG TRỌNG HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN VÀ HIỆU QUẢ KINH

5


TẾ ....................................................................................................................... 23
4.5 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THỰC LIỆU THỨC ĂN SỬ DỤNG
TRONG GIAI ĐOẠN THÍ NGHIỆM TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT.................... 25
4.6 LƯỢNG THỨC ĂN VÀ DƯỠNG CHẤT TIÊU THỤ CỦA THỎ TRONG
GIAI ĐOẠN THÍ NGHIỆM TIÊU HÓA............................................................. 26
4.7 TỈ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT NITƠ TÍCH LŨY CỦA THỎ TRONG
THÍ NGHIỆM ..................................................................................................... 27
Chương 5: KẾT LUẬN ......................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................30

6


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ADF: xơ acid
Ash: khoáng tổng số
CĐ: cỏ đậu
CLT: cỏ lông tây
CP: đạm thô
DM: vật chất khô
EE: béo thô

PTCA: phương thức cho ăn
FCR: hệ số chuyển hoá thức ăn
ME: năng lượng trao đổi
NDF: xơ trung tính
OM: chất hữu cơ
TA: thức ăn
TLC: trọng lượng cuối
TLĐ: trọng lượng đầu
TLTH: tỉ lệ tiêu hóa

7


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tiêu chuẩn môi trường nuôi thỏ ............................................................ 4
Bảng 2: Sự ảnh hưởng của môi trường lên thân nhiệt của thỏ ............................. 4
Bảng 3: Khối lượng và thể tích các phần đường tiêu hóa .................................... 5
Bảng 4: So sánh tỉ lệ dung tích của các phần đường tiêu hoá của các gia súc...... 6
Bảng 5: Thành phần hóa học của 2 loại phân thỏ .............................................. 7
Bảng 6: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ ............................................................... 11
Bảng 7: Nhu cầu cơ bản của thỏ ....................................................................... 12
Bảng 8: Nhu cầu duy trì của thỏ ....................................................................... 12
Bảng 9: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo thể trọng ........................................ 13
Bảng 10: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây ................ 14
Bảng 11: Thành phần hóa học của cỏ đậu ..................................................15
Bảng 12: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bắp hạt............... 15
Bảng 13: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của đậu nành ly trích........ 15
Bảng 14: Thành phần thực liệu trong khẩu phần thí nghiệm ............................ 18
Bảng 15: Thành phần hóa học của thực liệu thức ăn dung trong thí nghiệm...... 20
Bảng 16: Lượng cỏ đậu và cỏ lông tây tiêu thụ của thỏ trong giai đoạn thí nghiệm

nuôi dưỡng (g/con/ngày) .................................................................................. 21
Bảng 17: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ trong giai đoạn thí nghiệm
nuôi dưỡng ....................................................................................................... 22
Bảng 18: Tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế ................. 23
Bảng 19: Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong giai đoạn thí nghiệm tiêu
hóa (%DM) ...................................................................................................... 25
Bảng 20: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa26
Bảng 21: Tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy của thỏ trong thí nghiệm.... 27

8


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Lượng DM cỏ đậu và cỏ lông tây tiêu thụ của thỏ trong thí nghiệm
nuôi dưỡng. ...................................................................................................... 21
Biểu đồ 2. Lượng dưỡng chất tiêu thụ của thỏ trong thí nghiệm nuôi dưỡng. .... 23
Biểu đồ 3. Mối tương quan giữa lượng CP tiêu thụ với tăng trọng của thỏ trong
thí nghiệm ........................................................................................................ 24
Biểu đồ 4. Mối tương quan giữa lượng Nitơ tiêu thụ và Nitơ tích lũy ............... 28

9


TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của sự thay thế cỏ đậu (Psophocarpus scanden) trong khẩu
phần cỏ lông tây và phương thức cho ăn lên tăng trọng và hiệu quả kinh tế của thỏ
lai” được hiện tại trại thực nghiệm phường Long Hòa, Quận Bình Thủy, Thành phố
Cần Thơ. Thí nghiệm được tiến hành nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của phương
thức cho ăn và xác định mức độ thay thế tối ưu cuả cỏ đậu vào khẩu phần cơ bản là
cỏ lông tây. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số hai nhân tố và 3 lần lặp

lại, trong đó nhân tố thứ nhất là phương thức cho ăn (tách rời và trộn)và nhân tố
thứ hai là các mức độ cỏ đậu thay thế cỏ lông tây (0, 25, 50 và 75%).
Thí nghiệm gồm 2 giai đoạn: nuôi dưỡng tiến hành trong 10 tuần, tiêu hóa tiến
hành trong 6 ngày.
Kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm nuôi dưỡng: lượng CP tiêu thụ cao hơn ở phương thức cho ăn tách rời
và khi tăng mức độ cỏ đậu (P<0,05). Tăng trọng của thỏ cao hơn khi cho ăn tách
rời và cao nhất ở mức 75% cỏ đậu thay thế cỏ lông tây (P<0,05).
Thí nghiệm tiêu hóa: tỉ lệ tiêu hóa phần lớn các dưỡng chất và N tích lũy cao hơn
khi thỏ ăn thực liệu tách rời và cao nhất ở mức 75% cỏ đậu thay thế cỏ lông tây
(P<0,05).
Có thể kết luận rằng phương thức cho ăn tách rời cỏ đậu và cỏ lông tây, và ở mức
75% cỏ đậu thay thế cỏ lông tây cho tăng trọng tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao.

10


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tình hình chăn nuôi ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do
dịch bệnh xảy ra liên tục và diễn biến ngày càng phức tạp như: cúm gia cầm, tai
xanh ở heo, lỡ mồm long móng… Bên cạnh đó, tình trạng khủng hoảng lương thực
toàn cầu và biến đổi khí hậu ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi. Thực tế
này buộc người chăn nuôi phải tìm ra cách chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý tốt
hơn hoặc chuyển hướng sang các loài vật nuôi khác.
Đồng Bằng Sông Cửu Long với điều kiện sông ngòi dày đặc, khí hậu nóng ẩm nên
nguồn thức ăn tự nhiên rất phong phú và đa dạng về chủng loại như: cỏ lông tây, cỏ
đậu, bìm bìm, địa cúc, rau lang, rau muống…Do con thỏ sử dụng tốt nguồn
thức ăn rau cỏ tự nhiên và có khả năng tận dụng rất tốt các phụ phế phẩm
ngoài chợ hoặc phụ phế phẩm công nhiệp như lá bắp cải, bã bia, bã đậu
nành…nên thịt thỏ được chọn là nguồn thực phẩm thay thế là rất thích hợp.

Nguồn rau cỏ tự nhiên được tận dụng để từ đó giảm chi phí trong chăn nuôi và kết
hợp với một số thức ăn khác như bắp, đậu nành ly trích, thức ăn hỗn hợp bổ sung
vào khẩu phần để tăng năng suất. Xuất phát từ nhu cầu trên tôi tiến hành thực hiện
đề tài “Ảnh hưởng của sự thay thế cỏ đậu (Psophocarpus scanden) trong khẩu
phần cỏ lông tây và phương thức cho ăn lên tăng trọng và hiệu quả kinh tế của
thỏ lai”.
Với các mục đích sau:
Xác định mức độ tối ưu của cỏ đậu trong khẩu phần trên tăng trọng của thỏ.
So sánh hiệu quả của 2 phương thức cho ăn: cỏ đậu và cỏ lông tây cho ăn tách
riêng; và cỏ đậu và cỏ lông tây cắt ngắn trộn lại.
Xác định tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của các khẩu phần thí nghiệm.
Từ đó có thể khuyến cáo kết quả đạt được đến người chăn nuôi.

11


Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 CÁC GIỐNG THỎ
2.1.1 Giống thỏ ngoại
Thỏ New Zealand White (Tân Tây Lan trắng)
Giống thỏ này có nguồn gốc từ NewZealand và được nuôi phổ biến ở Châu Âu,
Châu Mỹ. Chúng được nhập vào Việt Nam từ Hungari năm 1978 và 2000,
thuộc giống thỏ tầm trung mắn đẻ, sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, nhiều thịt,
lông dầy trắng tuyền, mắt hồng, khối lượng trưởng thành từ 5-5,5kg/con. Tuổi
động dục lần đầu 4-4,5 tháng, tuổi phối giống lần đầu từ 5-6 tháng. Khối lượng
phối giống lần đầu 3-3,2 kg/con. Đẻ 5-6 lứa/năm, 6-7 con/lứa. Khối lượng con sơ
sinh 50-60g/con. Khối lượng con cai sữa 650-700g/con. Tỷ lệ xẻ thịt từ 52-55%
(Hoàng Thị xuân Mai, 2005).
Thỏ Californian
Giống thỏ này có nguồn gốc từ Mỹ, được tạo thành do lai giữa thỏ Chinchila,

thỏ Nga và New Zealand, nhập vào Việt Nam từ Hungari năm 1978 và năm
2000. Là giống thỏ cho thịt, khối lượng trung bình 4,5-5 kg, tỷ lệ thịt xẻ 55-60%,
thân ngắn hơn thỏ New Zealand, lông trắng nhưng tai mũi, bốn chân và đuôi có
điểm màu đen, vào mùa đông lớp lông đen sậm hơn và nhạt dần vào mùa hè.
Khả năng sinh sản tương tự thỏ New Zealand, giống này cũng được nuôi nhiều ở
Việt Nam (Hoàng Thị xuân Mai, 2005).
Giống thỏ Chinchilla
Lần đầu được trình diễn ở Pháp năm 1913 bởi Dybowki. Được tạo ra từ thỏ rừng và
hai giống thỏ Blue Beverens và Hymalyans. Chinchilla được xem là giống thỏ cho
len, nuôi nhiều ở một số nước Châu Âu. Giống thỏ này có hai dòng, một có trọng
lượng 4,5-5 kg (Chinchilla giganta) và dòng kia đạt 2-2,5 kg lúc trưởng thành
(Nguyễn Ngọc Nam, 2002). Trung bình mỗi lứa đẻ từ 6-8 con, khả năng thích nghi
với điều kiện chăn nuôi khác nhau. Thỏ có lông màu xanh, lông đuôi trắng pha lẫn
xanh đen, bụng màu trắng xám.
Giống thỏ Angora
Là giống thỏ có bộ lông xù. Lông thỏ Angora được người ta sử dụng để làm các mặt
hàng len. Trước khi có tên Angora phổ biến như hiện nay thì giống Angora có một
số tên khác: White Shock, Turkey, English Silk. Thỏ Angora có nguồn gốc từ Thổ
Nhĩ Kỳ, đầu tiên người ta cấm xuất khẩu giống này. Tuy nhiên chúng được du nhập
vào Pháp từ đầu những năm 1720 và từ Anh đi đến nhiều nước khác vào cuối thế kỷ
18.

12


Trọng lượng trung bình khoảng 2.75–trên 4kg. Thỏ Angora của Anh khoảng 2,75
kg có bộ lông dày, Angora Pháp: 3,6 kg và Angora Đức: >4 kg
Giống Angora có bộ lông trắng và 12 màu lông khác nhau, trong đó giống Angora
trắng là phổ biến nhất (Sandford, 1997).
Thỏ Panon

Là một dòng của giống New Zealand, được nhập vào Việt Nam năm 2000 từ
Hungari, ngoại hình giống New Zealand nhưng tăng trọng và khối lượng trưởng
thành cao: 5,5-6,2kg/con (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005).
2.1.2 Giống thỏ nội
Thỏ cỏ
Giống thỏ này được nuôi rất phổ biến, chúng có nhiều màu lông khác nhau như
trắng pha vàng, đen pha trắng hoặc xám loang trắng… Hầu hết có mắt đen, rất
ít trường hợp mắt đỏ. Trọng lượng trưởng thành khoảng 2,5-3 kg/con, khả năng
sử dụng thức ăn, sinh sản và chống đỡ bệnh tốt (Hoàng Thị xuân Mai, 2005).
Thỏ Việt Nam đen
Màu lông và màu mắt đen tuyền, đầu, mõm và cổ đều nhỏ, thịt chắc ngon.
Trọng lượng trưởng thành 3,2-3,5 kg/con. Mắn đẻ, mỗi năm cho 7 lứa, mỗi lức
6-7 con, sức chống đỡ bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu cả nước và
rất dễ nuôi (Hoàng Thị xuân Mai, 2005).
Thỏ Việt Nam xám
Màu lông trắng tro, hoặc xám ghi, phần dưới ngực, bụng và đuôi có màu trắng
mờ, mắt đen, đầu to vừa phải, lưng hơi cong, trọng lượng trưởng thành 3,5-3,8
kg/con. Mỗi năm cho 6-7 lứa, mỗi lứa 6-7 con.
Hai giống thỏ này phù hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình, sử dụng làm nái nền
lai với giống thỏ ngoại, nâng cao năng suất thịt, lông da và dễ nuôi (Hoàng Thị
Xuân Mai, 2005).
2.2 CHUỒNG TRẠI NUÔI THỎ
Ngoài thức ăn, chuồng trại cũng rất quan trọng đối với việc chăn nuôi thỏ.
Vị trí đặt chuồng rất quan trọng phải tiện dụng và bảo vệ sức khoẻ cho thỏ. Thỏ cần
được ở nơi yên tĩnh, nhiệt độ thay đổi không đáng kể. Chuồng cần đặt tránh lối đi,
cửa sổ tranh nơi có nhiều tiếng ồn. Chuồng thỏ cần thông gió nhưng không được có
gió lùa, nhiệt độ tối ưu 18–19 0C, đủ ánh sáng ban ngày, không khí không quá khô.
Chu Thị Thơm et al. (2006) .

13



Bảng 1: Tiêu chuẩn môi trường nuôi thỏ

Độ thoáng

10 độ/giờ

Sức gió

0,3 m/s

Nhiệt độ

18 – 21 0C

Chiếu sáng

12 giờ/ngày

Ẩm độ

40 – 60 %

Nồng độ Amoniac

28 ppm

Nguồn: Chu Thị Thơm et al. (2006).


2.3 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
2.3.1 Bộ xương
Thông thường người ta phân biệt xương chính (mình) và xương phụ (tứ chi) của
thỏ. Khác hẳn với các thú ăn thịt (chó, mèo) thỏ có một xương lớn. Cấu trúc tứ chi
thích hợp cho việc chạy nhảy.
Nếu chi trước của thỏ ngắn, thì chi sau dài vì chi sau đóng vai trò chủ chốt trong
quá trình đẩy cơ thể về phía trước và nhảy lên. Chiều dài đáng kể của các khúc chi
sau (xương đùi, xương đùi và xương cổ chân) góp phần vào việc tăng cường sự co
giãn của chân. Tương tự, hệ thống cơ mạnh mẽ của chi sau (mông, cơ bắp đùi) giúp
thỏ chạy trốn một cách dễ dàng bằng cách nhảy hơn là chạy.
2.3.2 Sự đáp ứng của cơ thể với khí hậu
Thỏ rất nhạy cảm với ngoại cảnh, thân nhiệt của thỏ thay đổi theo nhiệt độ môi
trường, do thỏ ít tuyến mồ hôi, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Khi
nhiệt độ không khí tăng cao (35oC) và kéo dài thì thỏ thở nhanh và nông để
thải nhiệt do đó dễ bị cảm nóng. Ở nước ta nhiệt độ môi trường thích hợp nhất
đối với thỏ khoảng 20-28,5oC. (Hoàng Thị xuân Mai, 2005).
Bảng 2: Sự ảnh hưởng của môi trường lên thân nhiệt của thỏ

Nhiệt độ môi trường (0C)
5
10
15
20
25
30
35

Thân nhiệt (0C)
39,3
39,2

39,1
39
39,1
39,1
40,5

Nguồn: Chu Thị Thơm et al. (2006)

14

Nhiệt độ tai (0C)
9,6
14,1
18,7
23,2
30,2
37,2
39,4


2.3.3 Thân nhiệt - Nhịp tim - Nhịp t hở
Nhiệt độ cơ thể thỏ thay đổi theo nhiệt độ môi trường, dao động từ 38-41oC
trung bình là 39,5oC. Nhịp tim của thỏ rất nhanh từ 120-160 lần/phút, tần số hô
hấp bình thường là 60-90 lần/phút.
Thỏ thở nhẹ nhàng khi không có tiếng động. Nếu thỏ mất bình tĩnh hoặc trời
nóng, không khí ngột ngạt thì các chỉ tiêu sinh lý trên đều tăng so với bình
thường. (Nguyễn Văn Thu, 2004).
2.3.4 Đặc điểm về khứu giác
Mũi thỏ rất phát triển, nó ngửi mùi và phân biệt được con của nó hay con của
con khác. Trong thực tế chăn nuôi nếu là thỏ con cùng lứa tuổi đưa từ ổ khác để

sau một giờ nhốt chung mà thỏ mẹ không phân biệt được thì coi như ổn, thỏ mẹ
không cắn con. Xoang mũi thỏ có nhiều vách ngăn chi chít có thể lọc được các
tạp chất lần trong không khí, bụi từ không khí hoặc từ thức ăn hít vào. Thức ăn
đọng lại đây kích thích gây viêm mũi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây
bệnh đường hô hấp. Do đó thức ăn của nó cần đ ược sạch sẽ, nếu là thức ăn hỗn
hợp thì cần phải trộn ẩm hoặc đóng thành viên, không khí phải trong sạch.
2.3.5 Đặc điểm về thính và thị giác
Tai và mắt thỏ rất tốt, trong đêm tối thỏ nghe được tiếng ñộng nhỏ và mắt thỏ
vẫn nhìn thấy mọi vật, do vậy thỏ vẫn có thể ăn uống bình thường vào ban đêm
(Nguyễn Văn Thu, 2004).
2.4 ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA THỎ
2.4.1 Đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hóa
Đặc điểm cấu tạo đường tiêu hóa ở thỏ là: dạ dày đơn, co giãn tốt nhưng co bóp rất
yếu, đường ruột dài 4-6 m, manh tràng lớn hơn dạ dày có khả năng tiêu hoá chất xơ
nhờ hệ vi sinh vật; kết tràng được chia thành 2 phần: phần trên có nhiều lớp vân
cuộn sóng, phần dưới nhãn trơn.
So sánh một số đoạn đường tiêu hóa của thỏ
Bảng 3: Khối lượng và thể tích các phần đường tiêu hóa

Tên bộ phận

Trọng lượng (g)

Chất chứa (g)

% so với cơ thể

Dạ dày

23,1


94,0

4,2

Manh tràng

37,6

106

4,6

Kết tràng

28,3

39,8

1,3

15


Tỉ lệ dung tích của các phần đường tiêu hoá của thỏ cũng khác so với của các gia
súc khác. Dạ dày của bò lớn nhất (71%) so với tổng đường tiêu hóa của nó. Còn ở
thỏ manh tràng lớn nhất (49%), cụ thể ở bảng 4.
Bảng 4: So sánh tỉ lệ dung tích của các phần đường tiêu hoá của các gia súc (%)

Tên đoạn đường tiêu hóa

Dạ dày
Ruột non
Manh tràng
Ruột già
Tổng số

Ngựa
9,00
30,0
16,0
45,0
100


71,0
19,0
3,00
7,00
100

Heo
29,0
33,0
6,00
32,0
100

Thỏ
34,0
11,0

49,0
6,00
100

Nguồn: Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình (2000)

Độ pH của các phần đường tiêu hoá ở thỏ cũng khác nhau: dạ dày rất chua, pH
trung bình là 2,2. Vật chất khô của chất chứa dạ dày phụ thuộc vào dạng thức ăn,
trung bình 17%. Chất chứa ruột non có pH = 7,2-7,9. Manh tràng có pH = 6, vật
chất khô là 23%. Kết tràng có pH = 6,6. Dịch mật và tuyến tụy có tác dụng cân bằng
độ pH của ruột non. Tổng số vi khuẩn trong manh tràng là cao nhất. Hoạt động lên
men của vi khuẩn trong môi trường hơi chua sẽ tạo nên được nhiều axit béo bay hơi
từ chất cellulose.
2.4.2 Sự phát triển đường tiêu hóa theo lứa tuổi thỏ
Cơ thể thỏ sinh trưởng đều đặn cho đến tuần tuổi thứ 11-12. Nhưng đường tiêu hóa
(trừ gan) thì dừng phát triển ở tuần tuổi thứ 9. Từ tuần 3-9 khối lượng của từng đoạn
ruột cũng thay đổi khác nhau. Vào tuần thứ 3 ruột non nặng gấp đôi ruột già (manh
tràng, kết tràng). Đến tuần thứ 9 thì khối lượng hai phần ruột đó đã tương đương
nhau. Sự phát triển đoạn ruột già chỉ hoàn chỉnh khi có sự lên men vi khuẩn, khi thỏ
chuyển sang ăn thức ăn cứng.
Phát triển về độ dài của các đoạn ruột thỏ cũng tương tự như phát triển khối lượng.
Độ dài của các đoạn ruột thỏ trưởng thành như sau: ruột non 327cm, manh tràng
38cm, đầu giun ruột thừa 13cm, kết tràng 128cm.
2.4.3 Thu nhận thức ăn và tiêu hóa cơ bản
Thỏ gặm thức ăn từ răng cửa (răng này tăng trưởng liên tục), rồi đẩy sâu vào
khoang miệng và nghiền bằng răng hàm với sự hỗ trợ của các cơ hàm dưới rất
khoẻ. Ở miệng thức ăn luôn luôn ngập trong nước bọt: đó là giai đoạn đầu của sự
tiêu hóa hóa học.
2.4.4 Quá trình tiêu hóa hóa học của thức ăn
Quá trình tiêu hóa kéo dài 4-5 giờ. Thức ăn được nuốt vào thực quản, vượt qua

tân vị đến dạ dày, nơi có môi trường rất acid (pH=2,2), tại đây thức ăn được
nhào trộn và phân hủy thành các phân tử nhỏ hơn. Sau đó nhờ sự co thắt của

16


những cơ dạ dày, thức ăn đã đồng hóa được chuyển xuống ruột non. Ruột non có 3
phần:
Tá tràng nơi nối với tuyến tụy và tuyến mật, nơi này có nhiều men tiêu hóa để
phân hủy các phân tử.
Không tràng (ruột chay) và hồi tràng: tại đây, các phân tử dinh dưỡng được cơ
thể hấp thụ. Phần còn lại của thức ăn đi qua manh tràng, nơi có các cơ chế phân
hủy khác nhau tùy vào thời điểm trong ngày:
Ban ngày, tạo phân “bình thường”, khô.
Ban đêm, tạo phân dinh dưỡng (caecotrophe), ẩm.
Thức ăn đã tiêu hóa đi qua hồi tràng và manh tràng, vào buổi tối và một phần
buổi sáng, được một cơ chế đặc biệt chế biến thành phân dinh dưỡng, gồm thức
ăn mịn và nước, bao quanh bằng một lớp màng nhầy. Phân dinh dưỡng di chuyển
về phía, nơi đây nhờ bộ nhớt và hình thỏi của nó. Khiến thỏ có cảm giác đặc biệt
báo hiệu là chúng đến nơi: Thỏ có thể thu hồi phân dinh dưỡng trực tiếp từ hậu
môn, không để rơi xuống đất.
Tóm lại, tiêu hóa thức ăn của thỏ xảy ra vào lúc hoàng hôn và bình minh, nó có
thể tạo phân dinh dưỡng và hấp thụ trực tiếp vào buổi sáng tại hậu môn, đó là
thức ăn thực thụ (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005).
Bảng 5: Thành phần hóa học của 2 loại phân thỏ

Thành phần hóa học

Phân cứng


Phân mềm

VCK (%)

52,7

38,6

Protein thô (%)

15,4

25,7

Chất béo thô (%)

30,0

17,8

Khoáng tổng số (%)

13,7

15,2

Nguồn: Đinh Văn Bình. (2008)

2.5 VÀI NÉT VỀ TIÊU HÓA THỎ
2.5.1 Sự tiêu hóa protein

Theo Henschell (1973) những enzyme phân giải protein của thỏ được hoàn thiện
vào khoảng 4 tuần tuổi và sự phát triển của nó lệ thuộc chủ yếu vào sự phát triển
của tuyến nội tiết và ít nhiều cũng bị ảnh hưởng của khẩu phần.
Tỉ lệ tiêu hóa của thỏ trưởng thành có mối liên hệ với nguồn protein (Maertens and
De Groote, 1984). Theo cách này protein đến từ thức ăn hỗn hợp và hạt ngũ cốc thì

17


tiêu hóa tốt (cao hơn 70%), trong khi đó protein ít nhiều có liên kết với xơ thì có giá
trị thấp hơn (55-70%) nhưng cao hơn những loài dạ dày đơn khác (tỉ lệ tiêu hóa
protein của cỏ linh lăng và bột cỏ ở heo và gia cầm lần lượt là 30 và 50%; Just and
Jorgensen, 1985; Green, 1987).
2.5.2 Sự biến dưỡng Nitơ trong manh tràng
NH3 là sản phẩm chính cuối cùng của sự biến đổi Nitơ trong manh tràng, như là một
nguồn Nitơ chính cho sự tổng hợp protein của vi sinh vật. Giống như những động
vật nhai lại, NH3 trong manh tràng đến từ sự biến dưỡng của urê máu (khoảng 25%
NH3 trong manh tràng, Forsythe and Parker, 1985) và đến sự phân hủy thức ăn của
khẩu phần. Ngoài ra Nitơ còn có nguồn gốc từ sự nội sinh của những vi sinh vật
manh tràng, làm gia tăng sự hoạt động phân giải protein (Makkar and Singh,1987).
Nồng độ NH3 trong manh tràng từ 6-8,5 mg/100ml chất chứa manh tràng trong
khẩu phần thực tế (Carabano et al., 1988), lượng này dường như đủ cho sự tổng hợp
protein của vi sinh vật khi so sánh với động vật nhai lại và có ý kiến cho rằng năng
lượng thì giới hạn hơn cho sự tăng trưởng tối ưu của vi sinh vật trong manh tràng
(Just, 1983). Trong các trường hợp này mặc dù NH3 trong manh tràng có thể là yếu
tố giới hạn cho sự tăng trưởng của vi sinh vật thì nguồn urê cung cấp không đáp ứng
được nhu cầu (King, 1971) bởi vì urê được thủy phân và hấp thu như NH3 trước khi
đến manh tràng dẫn đến gia tăng Nitơ trong nước tiểu. Hơn thế nữa sự gia tăng NH3
trong manh tràng làm pH cao hơn mức tối ưu vì thế làm tăng nhanh sự xáo trộn tiêu
hóa.

2.5.3 Phân mềm và sự tiêu hóa protein
Sự đóng góp chủ yếu của sự ăn phân mềm như là một nguồn dưỡng chất cung cấp
quan trọng như protein. Thỏ ăn phân mềm 1 lần một ngày, phân mềm được giữ lại
trong bao tử từ 6-8 giờ phụ thuộc vào màng bao bảo vệ chúng thoát khỏi sự phá vỡ
của quá trình tiêu hóa. Trong khi đó thì vi sinh vật tiếp tục quá trình lên men của
chúng sản xuất ra một lượng lớn acid lactic. Cuối cùng màng bao bị hủy đi và phân
mềm đi vào sự tiêu hóa bình thường (Griff and Davies, 1963).
Protein cung cấp từ phân mềm thay đổi từ 10% (Spreadbury, 1978) đến 55%
(Haresigs, 1989) của tổng protein ăn vào tùy thuộc vào thực liệu thức ăn được sử
dụng. Trong khẩu phần thực tế nguồn protein cung cấp từ phân mềm khoảng 18%
trong tổng protein ăn vào. Một trong những thuận lợi chính của hiện tượng ăn phân
là ảnh hưởng tích cực đến sự tiêu hóa trong khẩu phần. Theo Stephens (1977) tỉ lệ
tiêu hóa protein tăng từ 5-20% là kết quả của hiện tượng ăn phân, sự gia tăng đến
giá trị cao nhất khi protein trong thức ăn hỗn hợp thấp.

18


Mặc dù có một vài số liệu về thành phần của acid amin và sự đóng góp của phân
mềm, nó rõ ràng là một nguồn tốt về lysine và methionin là những acid amin
thường giới hạn trong khẩu phần thỏ. Phân mềm cũng là một nguồn quan trọng
cung cấp vitamin B, K… và có thể tận dụng một số khoáng chất như sắt. Mặc dù
vitamin B cung cấp có thể đủ cho sự sản xuất của thỏ theo cách nuôi truyền thống
nhưng cần cung cấp thêm vitamin tổng hợp và khoáng cho thỏ nuôi tập trung
(Harris et al., 1983).
2.5.4 Xơ và sự biến dưỡng ở manh tràng
Nguồn năng lượng cung cấp từ xơ thường thấp trong khẩu phần (ít hơn 5% tổng
năng lượng tiêu hóa của khẩu phần). Nơi đây xơ trung bình tiêu hóa khoảng 17%
(De Blas et al., 1986).
Tuy nhiên, loại xơ đặc biệt và hòa tan trong manh tràng được lên men chủ yếu bằng

vi sinh vật tạo ra acid béo bay hơi (VFA). Theo Carabano (1988) thì năng lượng là
một yếu tố giới hạn cho sự tăng trưởng của vi sinh vật manh tràng. Acid propionic
được sản xuất thì rất thấp (8% trong tổng số). Với acid acetic chiếm số lượng lớn
(73%) và cao hơn mức độ của acid butyric (17%). Thành phần của VFA trong manh
tràng thay đổi rất lớn từ 34,5 µmol/gam DM đến 351 µmol/gam DM. Tuy nhiên,
cũng có thể kết luận rằng các yếu tố được đề cập ở trên thích hợp làm gia tăng thời
gian lưu giữ thức ăn trong ruột cũng làm gia tăng thành phần của VFA trong manh
tràng, đặc biệt là acid acetic khi tiêu hóa nhiều xơ, và acid butyric khi tiêu hóa
nguồn xơ ít trong khẩu phần (nhỏ hơn 14% CF/DM) làm pH trong manh tràng
giảm.
Một vài tác giả khác (Borriello and Carman, 1983; Rolfe, 1984; Toofanian and
Hammen, 1986) cũng chỉ ra sự biến đổi trong manh tràng và sự tăng trưởng của
những vi sinh vật gây bệnh khác tạo cơ hội cho sự xáo trộn tiêu hóa. Tuy nhiên,
những nghiên cứu khác rất cần thiết để hiểu được ảnh hưởng của khẩu phần về sự
biến dưỡng của năng lượng trong manh tràng. Thành phần hóa học của những thức
ăn tiêu hóa nhiều hơn xơ có thể đóng vai trò quan trọng trong sự sản xuất VFA. Từ
những đạt được đầu tiên chỉ ra rằng có một vài sự khác nhau giữa nguồn năng lượng
được cung cấp từ xơ (khoảng 5% năng lượng của khẩu phần) và năng lượng cung
cấp từ VFA thì khoảng 12-40% của nhu cầu năng lượng cho nhu cầu duy trì ở thỏ
trưởng thành (Hoover and Heitmann, 1972; Marty and Vernay, 1984).
2.5.5 Sự tiêu hóa tinh bột
Do nguyên nhân của việc nuôi tập trung, thỏ được cho ăn với dinh dưỡng cao và vì
thế nó bao gồm mức độ cao của hạt ngũ cốc và tinh bột hơn cách nuôi truyền thống.
Những điều này được chứng minh bởi Cheek and Patton (1980) là việc tăng sự thủy
phân nguồn tinh bột trong khẩu phần cùng với khả năng di chuyển nhanh của sự

19


tiêu hóa thức ăn có thể là nguồn cung cấp tinh bột quan trọng cho vi sinh vật manh

tràng, gây nên hiện tượng lên men làm tăng nhanh sự xáo trộn tiêu hóa.
Wolter et al. (1980) chỉ ra rằng khoảng 70% tinh bột khẩu phần đến ruột non không
qua sự phân rã. Điều này chỉ ra rằng pH của dạ dày thấp làm cho enzym không ổn
định. Ngoài ra có khoảng 85% tinh bột được tiêu hóa trước manh tràng với khẩu
phần gồm 35% hạt ngũ cốc. Thỏ cai sữa dường như nhạy cảm với tinh bột thoát
qua ruột sau bởi vì hệ thống enzym tuyến tụy vẫn còn non nớt và chỉ phát triển
nhanh lúc thỏ 3-4 tuần tuổi. Theo cách này De Blas (1986) đã chỉ ra rằng ở thỏ 28
ngày tuổi thì tinh bột ở hồi tràng khoảng 4% với khẩu phần gồm 30% tinh bột.
Trong khi đó ở thỏ trưởng thành, giá trị này thấp hơn 0,5%. Sự quan sát này là một
thức tế quan trọng để hiểu về xáo trộn tiêu hóa trong suốt tuần lễ đầu sau cai sữa
(28-40 ngày tuổi).
Lee et al. (1985) đã chỉ ra rằng tỉ lệ tiêu hóa của tinh bột lệ thuộc vào nguồn của nó
cũng như cách nuôi dưỡng. Tuy nhiên, Santoma et al. (1987) không thấy về sự khác
nhau giữa tỉ lệ chết, tăng trọng, tỉ lệ chuyển hoá thức ăn, tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô,
vật chất hữu cơ và tiêu hóa protein khi sử dụng khẩu phần lớn hơn 33% của những
hạt ngũ cốc khác nhau (lúa mì, ngô, lúa mạch).
2.5.6 Sự tiêu hóa chất béo
Khẩu phần của thỏ bình thường có chứa xơ, chất béo thì thiết yếu cho sự gia tăng
nguồn năng lượng. Có rất ít số liệu về sự tiêu hóa chất béo ở thỏ. Nhưng kết quả của
sự tiêu hóa cũng xác định rằng thỏ cũng giống như những động vật dạ dày đơn
khác. Theo cách này Maertens and De Groote (1984) và Santoma et al. (1987) đã
tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa mức độ của acid béo chưa bão hòa. Và tỉ lệ tiêu
hóa của chúng cũng giống như ở heo và gia cầm. Những tác giả này cũng chỉ ra
rằng có sự đối lập giữa mức độ chất béo của khẩu phần và tỉ lệ tiêu hóa chất béo bão
hòa.
Santoma (1987) đã phát hiện hiệu quả đặc biệt của chất béo, điều này giống như ở
gia cầm (Mateos and Sell, 1981) và điều này được giải thích là tỉ lệ tiêu hóa của
những thành phần không phải là béo tăng 5,8% khi chất béo được thêm vào > 3%.
2.6 NHU CẦU DINH DƯỠNG
Thỏ là loài động vật ăn thực vật, có khả năng tiêu hóa nhiều chất xơ, cho nên có

thể nuôi thỏ bằng các loại rau cỏ, củ quả và các phụ phế phẩm. Nhưng muốn tăng
năng suất trong chăn nuôi thỏ cần phải bổ sung thêm thức ăn tinh bột, đạm,
khoáng và vitamin ở dạng premix hoặc ở dạng thức ăn giàu dinh dưỡng về chất
đó. Điều quan trọng là phải biết bổ sung các chất dinh dưỡng đó ở lứa tuổi và thời
kỳ nào để đáp ứng nhu cầu dưỡng chất khác nhau của chúng. Cho đến nay việc

20


nghiên cứu sâu về nhu cầu các chất dinh dưỡng cụ thể của thỏ chưa có nhiều. Tạm
thời có thể tham khảo nhu cầu dinh dưỡng về bột đường, protein và chất xơ cho
các loại thỏ do INRA (1999) đưa ra trong bảng sau:
Bảng 6: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ

Giai đoạn nuôi
Bột đường
Sau cai sữa-vỗ béo
0,5 – 1,0kg
1,0 – 2,0kg
2,0 – 3,0kg
Hậu bị giống, nghỉ đẻ
Cái có chửa
Mẹ nuôi con
10 ngày đầu
11-20 ngày
21-30 ngày
31-40 ngày

15-35
35-80

80-110
70
90
180
205
200
165

Nhu cầu các chất dinh dưỡng
( g/con/ngày)
Protein

22-24
2,5-9
9-13
13-17
20
20-26
28
26-28
28-31
48
56
52
44

Nguồn: INRA. (1999)

2.6.1 Nhu cầu năng lượng
Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu năng lượng cần thiết cho 1kg tăng

trọng thay đổi từ 16-40MJ. Lúc 3 tuần tuổi là 16MJ, 20 tuần tuổi cần 40MJ. Nhu
cầu năng lượng của 1kg thỏ hậu bị là 600-700KJ (140-170 Kcal) tương đương với
25-35g tinh bột (Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình, 2000).
Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: khí
hậu, tỉ lệ dinh dưỡng (năng lượng, protein, axit min), xơ, trạng thái sức khỏe…Chất
bột đường có nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai, sắn…Những chất này trong
quá trình tiêu hóa sẽ được phân giải thành đường cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Đối với thỏ con sau cai sữa trong thời kì vỗ béo thì cần tăng dần lượng tinh bột. Đối
với thỏ hậu bị (4-6 tháng tuổi) và con cái giống không sinh đẻ thì phải khống chế
lượng tinh bột để tránh sự vô sinh do quá béo. Đến khi thỏ đẻ và nuôi con trong
vòng 20 ngày đầu thì phải tăng lượng tinh bột gấp 2-3 lần so khi có chửa bởi vì con
mẹ vừa phải phục hồi sức khỏe, vừa phải sản xuất sữa nuôi con. Đến khi sức tiết sữa
giảm (sau khi đẻ 20 ngày) thì nhu cầu tinh bột cũng cần ít hơn (Nguyễn Quang Sức
và Đinh Văn Bình, 2000).
Theo Robert (2001) thì thỏ có khả năng điều chỉnh mức ăn vào cho phù hợp với nhu
cầu năng lượng nhưng cũng đáp ứng đủ nhu cầu protein của chúng. Nếu protein dư
thừa quá mức thì thỏ giảm hoạt động ăn vào trong giai đoạn này.

21


Nhu cầu năng lượng gồm có 3 phần:
- Nhu cầu cơ bản
Nhu cầu này có thể xác định trong tình trạng thỏ không sản xuất và hoạt động trong
24 giờ theo nghiên cứu của (Nguyễn Văn Thu, 2004) ở các loại thỏ có trọng lượng
khác nhau.
Bảng 7: Nhu cầu cơ bản của thỏ

Thể trọng (kg)
1,5

2,0
2,5

Nhu cầu cơ bản (Kcal)
80
100
120

Thể trọng (kg)
3,0
3,5
4,5

Nhu cầu cơ bản (Kcal)
140
180
200

Nguồn: Nguyễn Văn Thu. (2004)

- Nhu cầu duy trì
Được xác định là nhu cầu cơ bản và cộng thêm với một số năng lượng cần thiết như
ăn uống, tiêu hóa và những hoạt động sinh lý khác nhưng không sản xuất. Nhu cầu
này có thể tính bằng cách nhân đôi nhu cầu cơ bản, nên kết quả như sau:
Bảng 8: Nhu cầu duy trì của thỏ

Thể trọng (kg)
1,5
2,0
2,5


Nhu cầu cơ bản (Kcal)
160
200
240

Thể trọng kg)
3,0
3,5
4,5

Nhu cầu cơ bản (Kcal)
280
360
480

Nguồn: Nguyễn Văn Thu. (2004)

- Nhu cầu sản xuất
Được xác định là tổng nhu cầu duy trì, nhu cầu sản xuất và thêm một số năng
lượng để phát triển (cho thịt hay cho sữa).
2.6.2 Nhu cầu protein
Protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
Tất cả những đặc tính: lông, sinh trưởng, sản xuất và cho sữa của thỏ đều đòi hỏi
hàm lượng cao của protein chất lượng tốt.
Khả năng tăng trọng của thỏ đang sinh trưởng phụ thuộc rất nhiều vào protein. Vì
vậy việc đáp ứng nhu cầu protein cho thỏ sinh trưởng là rất quan trọng. Thỏ nuôi
thâm canh tăng trọng cần 4-5g protein/kg thể trọng/ngày. Nhu cầu protein tiêu hóa
của thỏ 6-7 tuần tuổi là 7-9,5g/kg thể trọng. Sau 8 tuần tuổi giảm xuống còn 4,57g/kg thể trọng/ngày.


22


Bảng 9: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo thể trọng

Thể trọng
(g)
Dưới 500
500
1000
2000
3000
4000
5000

Protein tiêu hóa
(g/ngày)
1,5-3,0
2,5-4,5
4,9-9,5
7-14
13-17
12-16
15-17

Đương lượng tinh bột
(g/ngày)
8-14
15-22
25-35

50-80
80-110
80-120
90-140

Năng lượng
(KJ)
176-308
330-484
550-770
1100-1760
1760-2420
2420-2640
1980-3080

Nguồn: Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình. (2000)

Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và sinh trưởng của cơ
thể. Nếu thỏ mẹ trong thời kì có chửa và nuôi con mà thiếu đạm thì thỏ con sơ sinh
nhỏ, sức đề kháng kém. Sữa mẹ ít dẫn đến tỉ lệ nuôi sống đàn con thấp. Sau cai sữa
cơ thể thỏ chưa phát triển hoàn hảo, nếu thiếu đạm thì thỏ con sẽ còi cọc, dễ sinh
bệnh tật trong giai đoạn vỗ béo. (Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình, 2000).
2.6.3 Nhu cầu chất xơ
Do đặc điểm sinh lý của thỏ, thức ăn thô vừa là chất chứa đầy dạ dày và manh
tràng, vừa có tác dụng chống đói, đảm bảo sinh lý tiêu hóa binh thường, tác động tốt
đến quá trình lên men của vi khuẩn manh tràng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đối
với cơ thể, là thành phần không thể thiếu được đối với sinh lý tiêu hóa của thỏ.
Cung cấp xơ thô cho thỏ có thể theo dạng cỏ, lá xanh, khô hoặc dạng bột nghiền
nhỏ 2-5mm, trộn vào thức ăn hỗn hợp để đóng viên hoặc dạng bột. Nếu cho thỏ ăn
ít rau lá cỏ mà không đáp ứng được 8% vật chất khô là chất xơ thì thỏ dễ bị tiêu

chảy, ngược lại nếu tỉ lệ đó quá cao >16% thì thỏ sẽ tăng trưởng chậm, dễ bi táo
bón. (Đinh Văn Bình, 2008).
2.6.4 Nhu cầu vitamin
Đối với thỏ sinh sản và thỏ con sau cai sữa chưa tổng hợp được vitamin từ thức ăn
nên thường bị thiếu, đặc biệt là vitamin A, D, E. Nếu thiếu vitamin A thỏ sinh sản
kém hoặc rối loạn sinh lý sinh sản, thỏ con sinh trưởng chậm và mắc các hội chứng
viêm da, viêm kết mạc, niêm mạc và đường hô hấp thường xuyên xảy ra. Nếu thiếu
vitamin E thì thai phát triển kém hoặc chết khi sơ sinh, thỏ đực giống giảm tính
hăng, tinh trùng kém hoạt lực dẫn đến tỉ lệ thụ thai thấp. Nếu thiếu vitamin nhóm B
thỏ hay bị viêm thần kinh, bại liệt, nghiêng đầu, chậm lớn, kém ăn, thiếu máu. Nếu
thiếu vitamin D thỏ bị còi cọc, mềm xương. (Đinh Văn Bình, 2008).
2.6.5 Nhu cầu khoáng
Khoáng cũng là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với thỏ, nhất là thỏ nuôi
nhốt. Nếu thiếu canxi, phốt pho thỏ con còi xương, thỏ giốn sinh sản kém, thai hay
chết. Nếu thiếu muối thỏ hay bị rối loạn tiêu hóa và chậm lớn. (Đinh Văn Bình,

23


2008).
2.6.6 Nhu cầu nước uống
Thỏ là loại gia súc có nhu cầu nước cao. Cơ thể thỏ sử dụng chủ yếu 2 nguồn nước:
trong thức ăn và nước uống. Nhu cầu này phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và hàm
lượng vật chất khô trong thức ăn hàng ngày. Ngoài ra nhu cầu nước còn phụ thuộc
vào lứa tuổi và các thời kỳ sản xuất khác nhau:
Thời kỳ vỗ béo và thỏ hậu bị: 0,2-0,5 lít/ngày.
Thỏ chửa: 0,5-0,6 lít/ngày.
Sau khi đẻ: 0,6-0,8 lít/ngày.
Khi tiết sữa tối đa thì cao hơn.
Nếu cho thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh và củ quả, lượng nước có trong thức ăn thực

vật đáp ứng được 60-80% nhu cầu nước tổng số, nhưng vẫn cần cho thỏ uống
nước. Thỏ thiếu nước còn nguy hiểm hơn thiếu thức ăn. Thỏ nhịn khát được đến
ngày thứ hai là bỏ ăn, gầy dần đến ngày thứ 10-12 là chết. (Đinh Văn Bình, 2008).
2.7 MỘT SỐ THỨC ĂN CHO THỎ
2.7.1 Cỏ Lông tây
Thân bò trên mặt đất, rễ nhiều, thân dài 0,6-2m, lá to bản, có lông. Giống cỏ này
có nguồn gốc từ Châu Phi thuộc giống cỏ đa niên, giàu đạm, dễ trồng, chịu
được đất ẩm ướt. Ở Việt Nam cỏ lông tây được nhập trồng ở Nam Bộ từ năm
1887 tại các cơ sở chăn nuôi bò sữa, nay đã trở thành cây mọc tự nhiên ở khắp
hai miềm Nam Bắc. Sau 1,5-2 tháng trồng thì có thể thu hoạch lứa đầu. Từ đó cứ
khoảng 30 ngày thì thu hoạch được một lần, trừ mùa khô phải hơn hai tháng
mới cắt được. Nên thu hoạch lúc cỏ cao khoảng 50-60cm và khi thu hoạch thì nên
cắt cách mặt đất 5 - 10cm. Cỏ lông tây rất thích hợp trồng ở các vùng đồng bằng,
năng suất cỏ thay đổi nhiều, có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt. Chúng ta có
thể trồng cỏ lông tây ở đất bùn lầy, đất ruộng, đất bãi, bờ đê, ven hồ ao, bờ sông
suối hay ven chân các đồi thấp. Có thể sử dụng cỏ lông tây cho gia súc ăn cỏ
dưới dạng cỏ tươi hoặc phơi khô. (Nguyễn Thiện, 2003)
Bảng 10: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây

Thành phần
Cỏ lông tây

DM
18,4

Giá trị dinh dưỡng, % DM
Ash
CP
EE
12,1

12,7
5,24

NDF
56,2

ADF
29,7

Nguồn: Danh Mô (2003), DM:vật chất khô, CP: đạm thô, EE: chất béo, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ
acid, Ash: khoáng tổng số.

24


2.7.2 Cỏ đậu
Cỏ đậu ở nước ta thường giàu protein thô, vitamin, giàu khoáng Ca, Mg, Zn, Cu,
Fe. Nhưng ít P, K hơn cỏ hòa thảo. Tuy vậy hàm lượng protein thô ở cỏ đậu trung
bình 167 gam/kg chất khô, xấp xỉ giá trị trung bình của cỏ đậu nhiệt đới, thấp hơn
giá trị trung bình của cỏ đậu ôn đới (175 gam/kg chất khô), (Thành phần và giá trị
dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, 1995).
Ưu điểm của cỏ đậu sử dụng làm thức ăn gia súc là khả năng cộng sinh với vi sinh
vật trong nốt sần ở rễ nên có thể sử dụng được Nitơ trong không khí tạo nên thức ăn
giàu protein, vitamin, khoáng đa lượng và khoáng vi lượng mà không cần bón nhiều
phân. Nhược điểm cơ bản của cỏ đậu làm thức ăn gia súc là chứa chất khó tiêu hóa
hay độc tố làm gia súc không ăn được nhiều. Bởi vậy cần thiết phải sử dụng phối
hợp với cỏ hòa thảo để nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn (Thành phần và giá trị
dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, 1995).
Bảng 11: Thành phần hóa học của cỏ đậu (%DM)


Giá trị dinh dưỡng, % DM
Thành phần

DM

OM

CP

NDF

Ash

Cỏ đậu

18,3

91,9

19,4

55,0

8,1

Nguồn: Võ Thành Dũng (2008). DM: vật chất khô, CP: đạm thô, OM: vật chất hữu cơ, NDF: xơ
trung tính, Ash: khoáng tổng số.

2.7.3 Bắp hạt
Bảng 12: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bắp hạt


Thành phần

DM

Bắp hạt

85

Giá trị dinh dưỡng, % DM
OM
CP
NDF
97,9

8,4

238,4

Ash

CF

2,1

2,4

Nguồn:Lê Viết Ly (2006). DM:vật chất khô, CP: đạm thô, OM: vật chất hữu cơ, NDF: xơ trung
tính, CF: xơ acid, Ash: khoáng tổng số.


2.7.4 Đậu nành ly trích
Bảng 13: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của đậu nành ly trích

Thành phần

DM

Giá trị dinh dưỡng, % DM
OM
CP
EE
NDF

Đậu nành ly trích

90,4

90,6

43,4

2.43

28,7

ADF

Ash

19,2


9,32

ME
(MJ/kg)
11,4

Nguồn: Phan Thuận Hoàng (2009), DM:vật chất khô, CP: đạm thô, OM: vật chất hữu cơ, E E :
b é o t h ô , NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, Ash: khoáng tổng số, ME: năng lượng trao đổi.

25


×