Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc nội bài lào cai (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.93 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

NGUYỄN MẠNH HIẾU
KHÓA: 2014 – 2016

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
TRẠM DỪNG NGHỈ
TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI - LÀO CAI
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.TRẦN NHƯ THẠCH

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn Thạc sỹ kiến trúc, với lòng kính trọng và biết ơn
chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ởn tới:
PGS.TS Trần Như Thạch là người hướng dẫn khoa học có trình độ cao và kinh
nghiệm, đã hướng dẫn tui tậm tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả.
Các thầy cô khoa sau đại học và các thầy cô trường Đại học kiến trúc Hà Nội
đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại Trường.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ.


NGUYỄN MẠNH HIẾU


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan về toàn bộ nội dung và kết quả nghiên cứu là của bản thân;
không sao chép, cóp nhặt quan điểm mà là trên cơ sở nhận thức về khoa học kỹ thuật
và xã hội, kết hợp kinh nghiệm trong thực tiễn quản lý và hoạt động nghề nghiệp của
lĩnh vực quy hoạch kiến trúc đô thị để nghiên cứu với phương pháp luận và cấu trúc
luận văn có nội dung đồng bộ, toàn diện và sâu sắc.
Sản phẩm nghiên cứu ứng dụng tạo ra kết quả mới mang tính chất khả thi và có
khả năng áp dụng thực tiễn, đóng góp cho sự nghiệp phát triển nước nhà.

NGUYỄN MẠNH HIẾU


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................................... 5
Các thuật ngữ ............................................................................................................. 5
Cấu trúc luân văn .......................................................................................................... 9
NỘI DUNG ................................................................................................................ 10
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TỔ CHỨC TRẠM DỪNG NGHỈ TRÊN CÁC
TUYẾN ĐƯỜNG CAO TỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.1 Tổng quan tình hình tổ chức trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường cao tốc trên
thế giới ........................................................................................................................ 10
1.1.1 Nhận định chung ................................................................................................ 10
1.1.2 Trạm dừng nghỉ Norton Canes ở Anh .............................................................. 11
1.1.3 Trạm dừng nghỉ Keele ở Anh ............................................................................ 13
1.1.4 Trạm dừng nghỉ ONroute ở Canada ................................................................... 15
1.2 Tổng quan tình hình tổ chức trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường cao tốc ở
Việt Nam ..................................................................................................................... 18
1.2.1 Nhận định chung ................................................................................................ 18


1.2.2 Dự án Trạm dừng nghỉ Đà Nẵng - Quảng Ngãi ................................................. 19
1.2.3 Trạm dừng nghỉ Mekong - Tiền Giang .............................................................. 33
1.2.4 Trạm dừng nghỉ Mai Linh - Cà Ná .................................................................... 34
1.2.5 Trạm dừng nghỉ Tân Lạc - Hòa Bình ................................................................. 35
1.3 Tình hình tổ chức trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
1.3.1 Nhận định chung ................................................................................................ 36
1.3.2 Trạm dừng nghỉ Nội Bài - Lào Cai km22+900 ................................................ 37
1.3.3 Trạm dừng nghỉ Nội Bài - Lào Cai km57+500 .................................................. 38
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRẠM DỪNG
NGHỈ TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI - LÀO CAI
2.1 Vai trò của đường cao tôc Nội Bài - Lào Cai ..................................................... 39
2.1.1 Vai trò về giao thông .......................................................................................... 39
2.1.2 Vai trò về kinh tế - xã hội................................................................................... 40
2.2 Vai trò và cơ sở phân loại trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc Nội Bài Lào Cai ........................................................................................................................ 42
2.2.1 Vai trò của trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai .......... 42
2.2.2 Cơ sở phân loại quy mô trạm dừng nghỉ ............................................................ 43
2.3 Cơ sở pháp lý tổ chức không gian kiến trúc trạm dừng nghỉ trên tuyến đường
cao tốc Nội Bài – Lào Cai .......................................................................................... 46

2.3.1 Chủ trương chính sách ...................................................................................... 46
2.3.2 Văn bản pháp lý ................................................................................................. 56
2.4 Cơ sở lý luận tổ chức không gian kiến trúc trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao
tốc Nội Bài – Lào Cai ................................................................................................. 58
2.4.1 Cơ sở quy hoạch kiến trúc, xây dựng ................................................................. 58
2.4.2 Cơ sở về giao thông............................................................................................ 78
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng......................................................................................... 89


CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRẠM DỪNG NGHỈ
TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI - LÀO CAI
3.1 Quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
3.1.1 Hệ thống trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai .................
..................................................................................................................................... 96
3.1.2 Cơ cấu quy hoạch trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
..................................................................................................................................... 98
3.2 Quy hoạch mặt bằng tổng thể trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc Nội Bài Lào Cai ...................................................................................................................... 100
3.2.1 Tổ hợp kình khối không gian quần thể trạm dừng nghỉ ................................... 100
3.2.2 Tổ chức giao thông trạm dừng nghỉ ................................................................. 101
3.2.3 Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trạm dừng nghỉ ............................... 102
3.3 Giải pháp kiến trúc công trình .......................................................................... 103
3.3.1 Giải pháp tổ chức mặt bằng ............................................................................. 103
3.3.2 Giải pháp tổ chức mặt cắt................................................................................. 106
3.3.2 Các giải pháp khác ........................................................................................... 107
3.4 Thiết kế thực nghiệm ......................................................................................... 108
3.4.1 Vị trí khu đất .................................................................................................... 108
3.4.2 Vị trí địa lý ....................................................................................................... 109
3.4.3 Đặc điểm khí hậu ............................................................................................. 109
3.4.4 Các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật .................................................................... 111

3.4.5 Giải pháp thiết kế ............................................................................................. 113
Kết luận và kiến nghị .............................................................................................. 140
Kết luận ..................................................................................................................... 140
Kiến nghị ................................................................................................................... 143
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 144


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã nêu rõ " Phát triển kinh tế xã hội là hướng đi
của toàn Đảng, toàn dân và của cả khối doanh nghiệp, hệ thống giao thông đường bộ,
đường thủy, đường hàng không ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư,
thể hiện tầm quan trọng như đường huyết mạch giao thông trong phát triển kinh tế - Xã
hội. Một giải pháp quan trọng trong giải pháp tháo gỡ các khó khăn về giao thông hiện
nay được xác định là khắc phục sự xuống cấp, từng bước nâng cấp các công trình và
các tuyến giao thông trọng yếu. Đầu tư xây dựng mới theo các hướng đồng bộ, hiện đại
các công trình giao thông tại các cửa khẩu, các hành lang quan trọn nối cửa khẩu với
nội địa, tại các vùng kinh tế trọng điểm, tuyến trục Bắc -Nam"
Với vị trí địa lý và địa hình trải dài của đất nước nhu cầu lưu thông giữa các vùng miền
trong toàn quốc và nhu cầu lưu thông giữa các nước trong khu vực, giữa Trung Quốc
và ASEAN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một nhân tố mang tính chất quyết định sự
phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trong toàn quốc nói riêng và các khu vực nói chung.
Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, trong giai đoạn hiện nay tại Đảng và Nhà nước đã phát
huy mọi nguồn vốn, tiềm lực để thực hiện đầu tư các dự án giao thông theo quy mô,
tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa, vận chuyển hàng hóa phù hợp với tình
hình mới. Trong khoảng 5-10 năm tới, nước ta sẽ có 1.000 km đường cao tốc đạt chuẩn
như: Hà Nội - Thái Nguyên; Cầu Giẽ - Ninh Bình, trên quốc lộ 1A sẽ có các đoạn
tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, hay Phan Thiết - Bình Thuận. Trong đó

hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng là dự án nằm trong chương trình hợp tác
các tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng, nhằm thúc đẩy mối quan hệ và hợp tác cả 6
nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện và Vân Nam ( Trung Quốc).
Hành lang Côn Minh - Hải Phòng tại địa phận Việt Nam ( từ Lào Cai đến Hải Phòng)
có chiều dài vận tải 443km là tuyến ưu tiên số 1 để đưa vào hệ thống đường xuyên Á.
Ngày 05/11/2007 Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số: 3415/QĐ-BGTVT


2

về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã hoàn thành vào năm 2014 với tổng chiều
dài là 264km trong đó:
+ Điểm đầu Km0: Nằm trên đường nối dài của đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long với
Quốc Lộ 2.
+ Điểm cuối: Tại vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu tại khu vực xa
Quang Kinh, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Việc đầu tư xây dựng hệ thống trạm dừng nghỉ khang trang, hiện đại, theo quy chuẩn
kỹ thuật phù hợp với phương án phân kỳ đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày
càng cao của người tham gia giao thông, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác đường
cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội các địa phương
và tăng cường đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường là mục tiêu hàng đầu.
Khu phục vụ được xây dựng với mục tiêu trở thành khu phục vụ đa năng, hiện đại với
các dịch vụ:
- Cung cấp các dịch vụ thiết yếu và miễn phí như: dừng đỗ xe, vệ sinh, nghỉ chân...
- Cung cấp các dịch vụ công ích và phụ vụ đường cao tốc như: cứu hộ, cứu nạn. sơ cấp
cứu ban đầu.
- Cung cấp dịch vụ dừng nghỉ, ăn uống, lưu trú thời gian ngắn và các dịch vụ gia tăng
khác cho đối tượng là khách du lịch, khách đường dài và khách vận chuyển hàng hóa.
- Cung cấp nguyên liệu.

- Cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Cung cấp dịch vụ hàng hóa ( dịch vụ Logistics)
- Cung cấp kho trung chuyển hàng hóa.
- Cung cấp các dịch vụ gia tăng khác.
Việc thực hiện thành công dự án sẽ tạo nên một hệ thống trạm dừng nghỉ khang trang,
hiện đại, theo quy chuẩn kỹ thuật đáp ứng nhu cầu dừng nghỉ của lái xe, hành khách và
phương tiện tham gia giao thông, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác đường cao tốc


3

Nội Bài - Lào Cai và ngược lại, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa
phương và tăng cường đảm bảo an toàn giao thông tên tuyến.
Góp phần thực hiện thành công Chiến lược hệ thống trạm dừng nghỉ trên quốc lộ đến
năm 2020 và định hướng 2030 mà Bộ GTVT phê duyệt.
Khi đầu tư xây dựng xong dự án sẽ có nhiều ý nghĩa về Chính trị, Kinh tế xã
hội, Văn hóa, đem lại lợi ích cho toàn xã hội cũng như cho các bên tham gia đầu tư xây
dựng dự án.

Vì vậy đề tài " Tổ chức không gian Kiến trúc trạm dừng nghỉ trên tuyến đường
cao tốc Nội Bài - Lào Cai" là hết sức cần thiết.

Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiều, nghiên cứu đánh giá thực trạng các công trình phụ trợ giao thông đường
bộ trên các tuyến đường quốc lộ trên lãnh thổ Việt Nam.
- Phân tích những yếu tố tác động đến quy hoạch mạng lưới vị trí phân bố công
trình, yếu tố kiến trúc, cơ cấu tổ chức, yếu tố kỹ thuật, yếu tố bản địa,... với mô hình
công trình trạm dừng nghỉ.
- Đưa ra một số quan điểm thiết kế, giải pháp cơ bản đối với mô hình công trình trạm
dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đảm bảo tính thẩm mỹ, công

năng, bền vững và mang đậm tính bản địa trên từng vị trí tuyến đường đi qua.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu:các Trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào
Cai.
-Phạm vi nghiên cứu: tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Caiđi qua: Hà Nội,
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
- Thời gian: đến năm 2030


4

Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát thực trạng mô hình kiến trúc công trình trong khu vực nghiên cứu.
- Tập hợp phân tích các thông tin, số liệu và hình ảnh thu thập được về dạng công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Đánh giá, nhận định và kết luận với từng nội dung nghiên cứu.
- Đề xuất mô hình, giải pháp lựa chọn mạng lưới công trình trạm nghỉ trên tuyến
đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
+ Khảo sát hiện trạng các trạm dừng nghỉ.
+ Hướng kết quả nghiên cứu
+ Đánh giá nhu cầu mô hình.
+ Đánh giá liên kết giao thông và mạng lưới công trình phục vụ giao thông.

Ý nghĩ khoa học và thực tiễn của đề tài
Giao thông đường bộ là nhu cầu tất yếu để phát triển kinh tế và xã. Những trạm
dừng chân này được trang bị cây xăng, nhà vệ sinh công cộng, dịch vụ ăn nhanh, nhà
hàng, nhà nghỉ...đặt tại các vị trí chiến lược trên các tuyến đường giao thông.

Tuyến đường Nội Bài - Lào Cai là một tuyến giao thông huyết mạch. Hệ thống
trạm dừng nghỉ trên tuyến sẽ là nơi nghỉ ngơi, cung cấp thông tin, góp phần đảm bảo

an toàn giao thông đường bộ, phát triển các điểm dân cư nâng cao đời sống kinh tế xã
hội các khu vực địa phương tuyến đường đi qua.
Đóng góp thêm lý luận nghiên cứu giải pháp, quy hoạch mặt bằng tổng thể, giải
pháp kiến trúc công trình trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai nói riêng và vận
dụng cho các tuyến đường cao tốc khác nói chung.
Các thuật ngữ
Đường cao tốc: là một loại xa lộ được thiết kế đặc biệt cho xe cộ lưu thông ở tốc độ
cao với tất cả các chiều lưu thông, lối ra vào có điều khiển.


5

Đường cao tốc cho phép dòng lưu thông không bị cản trở vì không có đường giao cắt
cùng mức với các hệ thống đường bộ thông thường khác hoặc với đường sắt nên không
có xung đột khi chạy xe, hay nói một cách khác xe luôn chạy theo một chiều.
Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai: đã có Quyết định số: 1794/QĐ-- Tổng chiều
tuyến Nội Bài – Lào Cai là: 264km
Trong đó:
+ Điểm đầu Km0: Nằm trên đường nối dài của đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long
với Quốc lộ 2.
+ Điểm cuối: Tại vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu tại khu
vực xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai được chia thành 2 đoạn như sau:
a) Đoạn Nội Bài – Việt Trì: Có chiều dài 54km đi qua các điểm khống chế như
sau:
Tuyến giao QL2 tại Km0+450 (trùng với Km8+450 lý trình QL2), giao đường
vành đai IV (quy hoạch) tại Km3+600 tránh thị xã Phúc Yên và thị trấn Hương Canh,
giao ĐT320 gần phía Nam cầu Bòn tại Km19+790 (tương ứng với Km5+500 theo lý
trình ĐT302), tránh các khu vực quy hoạch của thành phố Vĩnh Yên, giao cắt QL2B tại
Km24+980 (tương ứng với km5+200 theo lý trình QL2B), giao QL 2C tại Km30+630

(tương ứng Km6+200 theo lý trình QL2C), giao DDT tại Km33+970 (tương ứng với
Km2+200 theo lý trình ĐT310), vượt qua sông Phó Đáy tại vị trí cầu Bên Gạo 1km vê
phía thượng lưu, giao ĐT 305 tại Km37+420 (tương ứng với Km14+400 theo lý trình
ĐT 305), vượt sông Lô tại vị trí cách bến phà Đức Bách hiện tại về phía Thương lưu
2.5km, giao cắt QL 2 gần khu vực ngã ba đền Hùng tại km55+400 ( tương ứng với
Km710+100 theo lý trình QL 2).


6

Hình 1: Bản đồ hệ thống đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai[13]
b) Đoạn Việt Trì – Lào Cai: Được chia thành 2 đoạn:
-

Đoạn Việt Trì –Yên Bái có chiều dài 65km đi qua các điểm khống chế như
sau:

Tránh thị trấn Phong Châu giao vượt đường sắt và Sông Hồng tại khu vực xã
Hoàng Cương, giao QL32C tại Km78+400 tránh khu vực đền Mẫu Âu Cơ (tương ứng
Km76+950 theo lý trình QL32C) vòng tránh dãy núi Ông tại khu vực Cầu Ngòi Lao,
giao QL37 tại Km121+300.
-

Đoạn Yên Bái – Lào Cai có chiều dài 143km đi qua các điểm khống chế như
sau:


7

Vượt qua Ngòi Thia tại Km145+300, qua Ngòi Hút tại Km165+02, đi qua địa

phận xã Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng của của huyện Văn Yên, giao QL279 tại
Km198+150 qua địa phận xã Cam Cọn, vượt qua Ngòi Nhù tại Km218+000, giao cắt
QL4E tại Phố Lu đi dọc theo thung lũng phố Lu Cam Đường – Lào Cai vượt qua ngòi
Bo tại Km 238+00 nối với đường Trần Hưng Đạo (qua QL4E đoạn Lào Cai – Cam
Đường) đi về phía Tây tránh khu đô thị Lào Cai – Cam Đường.
Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai trong giai đoạn 1 sẽ hoàn thành vào năm
2014 ( tháng 6/2014 sẽ thông xe kỹ thuật).
Mặt cắt ngang đoạn Nội Bài – Yên Bái 4 làn xe rộng 25,5m đoạn Yên Bái – Lào
Cai cơ bản 2 làn xe rộng 13m.

Hình 2: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai [13]


8

Trạm dừng nghỉ: là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được xây
dựng dọc theo tuyến quốc lộ hoặc tỉnh lộ để cung cấp các dịch vụ phục vụ người và
phương tiện tham gia giao thông.

* Loại hình dịch vụ:
 Dịch vụ phục vụ cho đường bộ.
 Trạm xăng dầu.
 Bãi đỗ xe.
 Nhà vệ sinh công cộng.
 Cứu hộ y tế.
 Cứu hộ giao thông.
 Kho hàng.
 Nhà hàng ăn uống, vui chơi giải trí.
 Khu phục vụ bán đồ ăn nhanh, cafe.
 Khách sạn, nhà nghỉ.

 Gara sửa chữa xe.
 Khu trưng bày xe ôtô và xe gắn máy.
 Bưu điện
 Văn phòng cho ngân hàng, bảo hiểm, du lịch...
Bên cạnh đó cũng là nơi cung cấp thông tin quảng bá du lịch và văn hóa địa phương,
đồng thời giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản địa phương.


9

Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Tổng quan tình hình tổ chức trạm dừng nghỉ trên các tuyến
đường cao tốc trên thế giới và ở Việt Nam
Chương II: Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc trạm dừng nghỉ
trên tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai
Chương III: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc trạm dừng nghỉ trên
tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Danh mục tài liệu tham khảo


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.

Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


140

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Thực trạng tổ chức các trạm dừng nghỉ cho tuyến đường cao tốc trên thế giới:
Sau khi trạm dừng nghỉ đầu tiên tại Anh mở ra vào ngày 02 tháng 11 năm 1959 ở Anh,
dịch vụ này ngày càng được nhân rộng và dần trở nên phổ biến, các trạm dịch vụ dần
dần được mở ra nhiều hơn. Từ các khu trạm nghỉ nhỏ lẻ đã dần dần trở thành các hệ
thống dịch vụ chuyện nghiệp, được đầu tư chuyên sâu và xây dựng với quy mô lớn.
Các trạm dừng nghỉ cũ cũng được quy hoạch, sửa chữa và chuyển dời, tạo được một hệ
thống các trạm dịch vụ hợp lý, đảm bảo phục vụ xuyên suốt cho các quãng đường.
2. Thực trạng tổ chức trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường cao tốc ở Việt Nam: Hệ
thống dịch vụ trạm dừng nghỉ tại Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng và phát
triển, cần quy hoạch và xây dựng hợp lý, đảm bảo chất lượng công trình cũng như chất
lượng dịch vụ. Trạm dừng nghỉ dọc đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là một phần của
kết cấu giao thông tuyến đường, do vậy xây dựng, phát triển các trạm nghỉ dọc đường
cần được quy hoạch xây dựng và khai thác đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn giao thông,
cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các công trình phục vụ khác như bến xe, trạm xăng
dầu, dịch vụ sửa chữa… Tạo hệ thống phục vụ giao thông đường bộ, góp phần tạo điều
kiện giao thông thêm an toàn và thuận tiện. Các trạm dừng nghỉ dọc đường quốc lộ
ngoài đảm bảo khoảng cách nghỉ ngơi cần thiết, còn phải thuận lợi cho lái xe dễ dàng
ghé lại và tận dụng được cơ sở hạ tầng của địa phương như cung cấp điện, nước. Thuận
tiện cho quản lý, khai thác…
Chức năng chính của trạm dừng nghỉ dọc đường quốc lộ là cung cấp cho hành khách
các dịch vụ nghỉ ngơi và thông tin, giúp lái xe khắc phục mệt mỏi… Do vậy cá trạm

dừng nghỉ dọc đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai cần có bãi đỗ xe, phòng nghỉ ngơi và
vệ sinh cho khách, phòng thông tin, quản lý… ngoài ra tuỳ thuộc vị trí và thứ loại trạm
dừng nghỉ dọc đường quốc lộ, còn có thể kết hợp các dịch vụ ăn uống, giiar khát, trạm
xăng dầu, dịch vụ sửa chữa… tạo ra khu dịch vụ tổng hợp.


141

Thiết kế các trạm dừng nghỉ dọc đường quốc lộ cần phân khu rõ ràng. Do tính chất và
quy mô cần lựa chọn phương pháp xây dựng nhà kiểu hợp khối 1 tầng, kiến trúc hiện
đại, tuỳ thược nơi xây dựng có thể tận dụng vật liệu địa phương nơi tuyến đường cao
tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua tạo nên phong cách kiến trúc mang đậm bản sắc của địa
phương nơi xây dựng trạm dừng nghỉ dọc đường quốc lộ.
3. Cơ sở khoa học tổ chức kiến trúc trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc Nội Bài –
Lào Cai:
- Cơ sở pháp lý tổ chức không gian kiến trúc trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc
Nội Bài – Lào Cai
+ Chủ trương chính sách
+ Văn bản pháp lý
- Cơ sở lý luận tổ chức không gian kiến trúc trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc
Nội Bài – Lào Cai
+ Cơ sở quy hoạch kiến trúc, xây dựng
+ Cơ sở về giao thông
+ Các yếu tố ảnh hưởng
4. Các chức năng cơ bản của trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc:
* Loại hình chức năng cơ bản:
- Bãi đỗ xe
- Khu nghỉ ngơi giải khát, ăn uống và vệ sinh
- Quầy bán đồ lưu niệm, đặc sản địa phương
- Trạm xăng dầu

- Cứu hộ y tế
- Văn phòng quản lý trạm
* Loại hình chức năng hỗ tr
- Gara sửa chữa xe ô tô và xe găn máy
- Cứu hộ giao thông:


142

- Siêu thị bán sỉ và siêu thị bán lẻ
- Khu trưng bày sản phẩm thủ công mĩ nghệ, đặc sản, kết hợp với quảng bá du lịch địa
phương
* Loại hình chức năng mở rộng
- Bệnh viện (quy mô từ 50 – 200 giường tuỳ khu vực)
- Kho cảng cạn ICD (kho hàng và sân container)
- Khách sạn, nhà nghỉ
- Văn phòng cho ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, ban quản lý hạ tầng giao thông…
- Các dịch vụ phục vụ cho đường bộ khác…
5. Giải pháp quy hoạch tổng thể trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc Nội Bài –
Lào Cai:
- Tổ hợp kình khối không gian quần thể trạm dừng nghỉ
- Tổ chức giao thông trạm dừng nghỉ
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trạm dừng nghỉ
6. Giải pháp thiết kế kiến trúc công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc Nội
Bài – Lào Cai:
+Giải pháp tổ chức mặt bằng
+ Giải pháp tổ chức mặt cắt
+ Các giải pháp khác

7. Thiết kế thực nghiệm được dựa trên các cơ sở đã được đề ra để xây dựng nên sơ đồ

chức năng các không gian cần thiết cho công trình hiện tại và đề xuất ra các dự trù cho
tương lai đồng thời cũng đưa ra các giải pháp thiết kế đảm bảo phù hợp với các yếu tốc
khảo sát thực tế.


143

Kiến nghị
- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức xây dựng
cũng như đi vào hoạt động của trạm dừng nghỉ.
- Đảm bảo việc giám sát, kiểm tra trong suốt quá trình tổ chức và hoạt động của trạm
dừng nghỉ.


144

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giao Thông Vận Tải (2009), Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận
tảiđường bộ Việt Nam đến năm 2020.
[2] Nguyễn Việt Châu – Nguyễn Hồng Thục (1995), Kiến trúc công trình công cộng,
Bộ xây dựng trường Đại học kiến trúc Hà Nội, NXB xây dựng.
[3] Đặng Thái Hoàng (2007), Phương pháp sáng tác kiến trúc, NXB xây dựng.
[4] NXB Thống kê (2008), Neufert - Dữ liệu kiến trúc sư.
[5] NXB Thống kê (2008), Niên giám thống kê 2008.
[6] Nhiều tác giả ( 2007), Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng, NXB Khoa học kỹ thuật.
[7] Nhiều tác giả (2009), Luật quy hoạch đô thị, NXB Tư pháp.
[8] Nhiều tác giả (2008), Luật giao thông đường bộ: hệ thống các văn bản về an toàn
giao thông, NXB GTVT
[9] Nhiều tác giả (2011) Tập bản đồ giao thông đường bộ Việt Nam, NXB Tài nguyên
- môi trường và bản đồ Việt Nam.

[10] Nguyễn Đức Thiềm (2007), Nguyên lý thiết kế kiến trúc Nhà dân dụng: nhà ở và
nhà công cộng, NXB Xây Dựng.
[11] Phan Cao Thọ (2007), Giáo trình giao thông đô thị và chuyên đề đường.
[12] Tổ chức hợp tác Nhật Bản ( gọi tắt là JICA), Báo cáo nghiên cứu tổng thể mạng
lưới trạm nghỉ dọc đương.
[13] Trịnh Quang Tùng, Tổ chức không gian kiến trúc trạm dừng nghỉ trên tuyến
đường Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ kiến trúc.
Tài liệu wed
[13] www.google.com
[14]
[15] />[16] />


×