Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Giải pháp quy hoạch khu du lịch văn hóa lịch sử chiến tuyến như nguyệt, xã tam giang, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------------

ĐINH VĂN CƯƠNG

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KHU DU LỊCH VĂN HÓA LỊCH
SỬ CHIẾN TUYẾN NHƯ NGUYỆT, XÃ TAM GIANG,
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------------

ĐINH VĂN CƯƠNG
KHÓA: 2014 - 2016

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KHU DU LỊCH VĂN HÓA LỊCH
SỬ CHIẾN TUYẾN NHƯ NGUYỆT, XÃ TAM GIANG,
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH



Chuyên ngành: Quy hoạch Vùng và Đô thị
Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐỖ TÚ LAN

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn thạc sĩ Quy hoạch
vùng và đô thị với đề tài “Giải pháp quy hoạch khu du lịch văn hóa lịch sử
chiến tuyến Như Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, giảng
viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, các thầy cô trong Khoa sau đại học của
trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã cung cấp những kiến thức
quý báu và giúp tôi trong quá trình nghiên cứu Luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ Tú Lan đã trực
tiếp và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin hứa sẽ tiếp tục và thường xuyên học tập, nghiên cứu để nâng
cao sự hiểu biết để vận dụng các kiến thức đã được học tập, nghiên cứu vào
cuộc sống thực tiễn tốt hơn.
Bắc Ninh, ngày


tháng 6 năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đinh Văn Cương


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi, các số liệu khoa học và kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Bắc Ninh, ngày

tháng 6 năm 2016

Người cam đoan

Đinh Văn Cương


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................1
Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 3
Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 5
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 5
Các khái niệm và thuật ngữ sử dụng.......................................................... 6
Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 10
PHẦN NỘI DUNG......................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG KHU DU LỊCH VĂN HÓA LỊCH SỬ
CHIẾN TUYẾN NHƯ NGUYỆT, XÃ TAM GIANG, HUYỆN YÊN
PHONG ...................................................................................................... 11
1.1. Khái quát về Khu du lịch VHLS chiến tuyến Như Nguyệt, xã
Tam Giang, huyện Yên Phong. ........................................................ 11
1.1.1. Vị trí và vai trò Khu du lịch VHLS chiến tuyến Như Nguyệt .... 11
1.1.2. Khái quát chung về khu vực nghiên cứu và các di tích lịch sử .. 11
1.1.3. Đặc điểm Khu du lịch văn hóa lịch sử chiến tuyến Như Nguyệt ........ 12
1.1.4. Hệ thống các điểm di tích lịch sử .............................................. 13
1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .................................... 17


1.2.1. Địa hình .................................................................................... 17
1.2.2. Địa chất công trình ................................................................... 18
1.2.3. Khí hậu thủy văn....................................................................... 18
1.2.4. Cảnh quan, tài nguyên tự nhiên phục vụ phát triển du lịch ........ 19
1.3. Thực trạng xây dựng và phát triển khu du lịch VHLS chiến
tuyến Như Nguyệt ............................................................................. 20
1.3.1. Tính chất, chức năng................................................................. 20
1.3.2. Tài nguyên du lịch .................................................................... 20
1.3.3. Dân số ....................................................................................... 24
1.3.4. Sử dụng đất đai ......................................................................... 24

1.3.5. Hạ tầng xã hội có liên quan....................................................... 25
1.3.6. Hạ tầng kỹ thuật........................................................................ 25
1.3.7. Kiến trúc cảnh quan .................................................................. 26
1.4. Các quy hoạch, dự án đầu tư, đề án nghiên cứu liên quan ...... 26
1.5. Đánh giá tổng hợp...................................................................... 27
1.5.1. Đánh giá tổng hợp (phân tích Swot).......................................... 27
1.5.2. Dự báo, định hướng quy mô phát triển...................................... 29
1.5.3. Các vấn đề cần nghiên cứu ....................................................... 29
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH KHU DU LỊCH
VĂN HÓA LỊCH SỬ CHIẾN TUYẾN NHƯ NGUYỆT, XÃ TAM
GIANG, HUYỆN YÊN PHONG .............................................................. 30
2.1. Cơ sở pháp lý quy hoạch Khu du lịch VHLS chiến tuyến Như
Nguyệt ............................................................................................... 30
2.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................... 33
2.2.1. Lý thuyết tổ chức không gian................................................... 33
2.2.2 Cơ sở lý luận về quy hoạch Khu du lịch VHLS ......................... 35
2.3. Điều kiện thực tiễn ..................................................................... 38


2.3.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................... 38
2.3.2 Điều kiện xã hội......................................................................... 38
2.3.3 Cơ chế chính sách ...................................................................... 38
2.4. Kinh nghiệm thực tiễn về quy hoạch các khu du lịch .............. 39
2.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới ......................................................... 39
2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam ........................................................ 41
2.5. Các yếu tổ ảnh hưởng đến quy hoạch Khu du lịch VHLS chiến
tuyến Như Nguyệt .............................................................................. 46
2.5.1. Sự tham gia của cộng đồng dân cư............................................ 46
2.5.2. Du khách .................................................................................. 48
2.5.3. Cơ sở hạ tầng và sản phẩm phục vụ du lịch .............................. 49

2.5.4. Kết nối các cơ sở du lịch trong vùng ......................................... 50
2.5.5. Cơ chế chính sách đầu tư phát triển .......................................... 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC QUY HOẠCH KHU DU LỊCH
VĂN HÓA LỊCH SỬ CHIẾN TUYẾN NHƯ NGUYỆT ........................ 53
3.1. Quan điểm và mục tiêu và nguyên tắc ...................................... 53
3.1.1. Quan điểm ................................................................................ 53
3.1.2. Mục tiêu ................................................................................... 53
3.1.3. Nguyên tắc quy hoạch Khu du lịch VHLS chiến tuyến Như
Nguyệt ................................................................................................ 54
3.2. Các giải pháp quy hoạch khu du lịch VHLS chiến tuyến Như
Nguyệt ............................................................................................... 58
3.2.1. Hệ thống liên kết tuyến, điểm du lịch....................................... 58
3.2.2. Mô hình cấu trúc không gian .................................................... 62
3.2.3. Phân vùng chức năng và quy hoạch sử dụng đất ....................... 64
3.2.4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ................................... 72
3.2.5. Cơ sở hạ tầng xã hội ................................................................. 80


3.2.6. Giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ........................................ 81
3.3. Giải pháp quy định kiểm soát phát triển các khu di tích trong
phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 85
3.3.1. Chính quyền địa phương, quản lý hệ thống dịch vụ .................. 85
3.3.2. Người dân trong khu vực quy hoạch ......................................... 85
3.3.3. Huy động nguồn lực phát triển khu du lịch ............................... 86
PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ................................................................. 87
Kết luận ................................................................................................... 87
Kiến nghị ................................................................................................. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BXD

Bộ xây dựng

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

VHLS

Văn hóa lịch sử

QĐ – UBND

Quyết định - UBND

QĐ – TTg

Quyết định – thủ tướng

QL

Quốc lộ

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 1.1

Thống kê các di tích được xếp hạng liên quan đến phòng
tuyến (nguồn Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, 2015)

Bảng 1.2

Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu
(nguồn Phòng Tài nguyên môi trường huyện Yên Phong
2015)

Bảng 2.1

Dự báo khách du lịch đến khu du lịch văn hóa lịch sử chiến
tuyến Như Nguyệt (nguồn Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm
2030)

Bảng 3.1


Thống kê tỷ lệ sử dụng đất của các phân khu trong khu vực
nghiên cứu

Bảng 3.2

Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất phân khu I

Bảng 3.3

Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất phân khu II

Bảng 3.4

Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất phân khu III

Bảng 3.5

Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất phân khu IV


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình
Hình 1.1

Tên hình
Sơ đồ vị trí khu du lịch văn hóa lịch sử chiến tuyến Như
Nguyệt trong tỉnh Bắc Ninh

Hình 1.2


Trận Như Nguyệt

Hình 1.3

Sơ đồ vị trí một số di tích lịch sử dọc chiến tuyến Như
Nguyệt trên địa bàn huyện Yên Phong

Hình 1.4

Hiện trạng sử dụng đất của một số di tích trong phạm vi
nghiên cứu

Hình 1.5

Cảnh quan khu vực chiến tuyến Như Nguyệt

Hình 1.6

Di tích đền Xà

Hình 1.7

Ngã ba Xà

Hình 1.8

Lễ hội làng Vọng Nguyệt

Hình 1.9


Định hướng phát triển không gian Quy hoạch vùng tỉnh Bắc
Ninh

Hình 2.1

Quy hoạch Bodh Gaya (Bồ đề đạo tràng)

Hình 2.2

Cảnh quan bên sông Hàn – Seoul – Hàn Quốc

Hình 2.3

Cảnh quan hai bên bờ Sông Hương – Thành phố Huế

Hình 2.4

Tổng thể chùa Bái Đính nhìn từ trên cao

Hình 2.5

Chùa Phật Tích – Tiên Du – Bắc Ninh

Hình 3.1

Mạng lưới kết nối các đầu mối văn hóa – du lịch, nguồn sở
Xây dựng, quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh

Hình 3.2


Sơ đồ hình thái khu du lịch

Hình 3.3

Sơ đồ cơ cấu phân khu chức năng

Hình 3.4

Giải pháp sử dụng đất phân khu I


Hình 3.5

Giải pháp sử dụng đất phân khu II

Hình 3.6

Giải pháp sử dụng đất phân khu III

Hình 3.7

Giải pháp sử dụng đất phân khu IV

Hình 3.8

Một số hình ảnh minh họa khu vực du lịch nông nghiệp

Hình 3.9.

Một số hình ảnh gợi ý cho các phù điêu, mô hình tại khu

công viên

Hình 3.10

Minh họa tổ chức kè đê tạo vẻ tự nhiên

Hình 3.11

Minh họa đường dạo, cây xanh

Hình 3.12

Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu vực
trung tâm

Hình 3.13

Phối cảnh tổng thể khu đền thờ Lý Thường Kiệt

Hình 3.14

Minh họa khu biệt thự nghỉ dưỡng

Hình 3.15

Minh họa khu dịch vụ

Hình 3.16

Giải pháp kiến trúc công trình


Hình 3.17

Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu du lịch
văn hóa lịch sử chiến tuyến Như Nguyệt

Hình 3.18

Liên kết về giao thông của khu vực nghiên cứu với các
khu vực khác trong TP Bắc Ninh

Hình 3.19

Giải pháp quy hoạch giao thông Khu du lịch văn hóa lịch sử
chiến tuyến Như Nguyệt


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
- Bắc Ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô, là Tỉnh giàu truyền
thống văn hóa, nổi tiếng về dân ca quan họ, là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa.
Đây là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng, có nền văn
hóa lâu đời, nơi đây còn nổi tiếng với trung tâm phật giáo và những ngôi chùa
có quy mô to lớn, cổ kính, kiến trúc công phu, có giá trị lịch sử - văn hóa
quan trọng không chỉ trong phạm vi Tỉnh mà có ý nghĩa quốc gia như: đền
Đô, chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, chùa Dạm, Văn Miếu, lăng
Kinh Dương Vương… đây là những danh lam cổ tự nổi tiếng, ngày nay đã trở
thành những di sản kiến trúc tiêu biểu của Quốc gia.

- Trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn và có tính quyết định của
cuộc Chiến tranh chống quân Tống của quân dân ta 1075-1077 với chiến thắng
của quân dân Đại Việt qua đó đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của quân
Tống. Khu vực bến sông Như Nguyệt là nơi diễn ra trận đánh nói trên, cho đến
nay khu vực này còn lại một số các di tích, nằm chủ yếu trên 4 xã thuộc huyện
Yên Phong và một phần thành phố Bắc Ninh, trong đó tổng cộng có 16 di tích
được công nhận là di tích cấp QG liên quan đến chiến tuyến Như Nguyệt. Hầu
hết các công trình nằm xen giữa khu dân cư hiện có, do vậy quỹ đất mở rộng cơ
bản không còn. Những năm vừa rồi chủ yếu tập trung vào cải tạo chỉnh trang
các công trình thuộc các di tích.
- Ngày12/12/2011 UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến
năm 2030 tại Quyết định số 151/2011/QĐ-UBND theo đó đã xác định
mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh đưa Bắc Ninh trở thành một trong
những trung tâm du lịch văn hóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng và của cả nước; định hướng phát triển trên lĩnh vực du lịch văn hóa,


2

sinh thái tâm linh và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa, di sản
văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững [24].
- Theo định hướng của Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐUBND, ngày 08/01/2013, định hướng xây dựng Bắc Ninh trở thành Trung
tâm du lịch - văn hóa, sinh thái, hấp dẫn, đa màu sắc của Đồng Bằng sông
Hồng và cả nước, có ý nghĩa quốc tế, trên cơ sở hình thành 12 khu, cụm du
lịch tập trung tại thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, các huyện: Thuận
Thành, Gia Bình, Tiên Du, Yên Phong phát triển mạng lưới kết nối các đầu
mối du lịch đường bộ; hoàn thiện mạng lưới du lịch bằng đường thủy trên các
sông với mục đích du lịch và thúc đẩy sự phát triển mạng lưới hành hương

gắn với du lịch văn hóa, sinh thái tâm linh [25].
- Nằm trong định hướng quy hoạch mạng lưới du lịch văn hóa, sinh thái
trong Quy hoạch Du lịch Bắc Ninh và định hướng Quy hoạch xây dựng vùng
tỉnh Bắc Ninh nhưng cho đến nay, hoạt động đầu tư, quảng bá phát huy giá trị
của hệ thống di tích chiến thắng tại phòng tuyến Như Nguyệt một cách quy
mô, bài bản và xứng tầm với sự tham gia của nhà nước, xã hội và các doanh
nghiệp gần như chưa được thực hiện, hệ thống các di tích chưa được quản lý
theo hệ thống, chưa có các giải pháp quy hoạch và quản lý thích hợp với yêu
cầu thực tế và phát triển trong tương lai, chưa phát huy được giá trị tiềm năng
của khu du lịch văn hóa lịch sử.
Với các lý do trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp quy hoạch
Khu du lịch văn hóa lịch sử chiến tuyến Như Nguyệt” là hết sức cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu một cách khoa học các đặc tính kiến trúc của các di tích
lịch sử và không gian văn hóa lễ hội Bắc Ninh.
Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Ninh, và Quy


3

hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh nhằm gợi lại một phần Phòng tuyến Như
Nguyệt tương xứng với tầm vóc của di tích đồng thời đáp ứng nhu cầu tâm
linh tín ngưỡng, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, khai thác lợi thế vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên của khu vực chiến tuyến Như Nguyệt trở thành một
trọng điểm quan trọng trong hệ thống du lịch văn hóa của tỉnh Bắc Ninh.
Nhằm đưa ra giải pháp quy hoạch hợ lý để hỗ trợ, hình thành khu du
lịch văn hóa, khoanh vùng bảo tồn, tôn tạo các công trình trong khu di tích lịch
sử có giá trị đã được công nhận.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch kiến trúc khu vực du lịch VHLS

Chiến tuyến Như Nguyệt (Quy hoạch phân khu).
Phạm vi nghiên cứu khu vực liên quan đến khu du lịch chiến tuyến Như
Nguyệt bao gồm 4 xã thuộc huyện Yên Phong và một phần thành phố Bắc
Ninh, trong đó có 16 di tích được công nhận là di tích cấp QG.
Phạm vi nghiên cứu cụ thể: Khu vực bờ hữu sông Cầu đoạn qua địa
phận xã Tam Giang, huyện Yên Phong (diện tích khoảng 150 ha), ranh giới
nghiên cứu được xác định như sau:
- Phía bắc giáp sông Cầu và tỉnh Bắc Giang;
- Phía nam giáp khu Công nghiệp yên Phong II và đất thổ cư các thôn:
Đoài, Đông, Nguyệt Cầu, Như Nguyệt, Vọng Nguyệt;
- Phía đông giáp sông Cầu và đất quy hoạch Khu công viên, hồ điều
hòa theo quy hoạch thị trấn Chờ;
- Phía tây giáp sông Cà Lồ và huyện Sóc Sơn.


4

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí khu du lịch văn hóa lịch sử chiến tuyến Như Nguyệt
trong tỉnh Bắc Ninh [4]
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng và kết hợp linh hoạt các phương pháp:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu, số liệu và đánh giá, tổng hợp
về: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; các quy hoạch có liên quan; các giá trị
văn hóa lịch sử; các văn bản quy định về tôn tạo, bảo tồn di tích; thực trạng
kiến trúc cảnh quan môi trường khu vực.
- Phương pháp quan sát khách quan hình thái - công năng
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia, phỏng vấn
các bên có liên quan và người dân;



5

Nội dung nghiên cứu
Điều tra khảo sát điều kiện tự nhiên và đặc điểm hiện trạng khu vực, các di
tích lịch sử văn hóa có giá trị, các quy hoạch, dự án liên quan trong và ngoài phạm
vi nghiên cứu (biến động trong quá trình quy hoạch, sau quy hoạch và thực hiện
quy hoạch). Thu thập các kết quả đã nghiên cứu và các tài liệu liên quan.
Phân tích và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh trên cơ sở các kết quả
điều tra, khảo sát khu vực (tình hình thực hiện quy hoạch và thực hiện các dự
án liên quan, xung quanh).
Đề xuất, xác định các chức năng và giải pháp tổ chức không gian, kiến
trúc cảnh quan và giải pháp tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch.
Hệ thống hóa các sơ đồ chức năng liên kết theo tuyến và các điểm du
lịch chính.
Nghiên cứu các chính sách, thu hút đầu tư xây dựng bảo tồn, tôn tạo
các công trình di tích lịch sử, khoanh vùng bảo tồn, không gian tổ chức lễ hội.
Kết nối giao thông phục vụ khách chiêm bái, lễ Phật; tổ chức không
gian lễ hội truyền thống;
Nghiên cứu các hoạt động của con người với quá trình du lịch, hành
hương, lễ Phật, thờ cúng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng…
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Xác lập cơ sở khoa học về khai thác các yếu tổ tự
nhiên, lịch sử - văn hóa trong phạm vi nghiên cứu theo hướng phát triển
bền vững.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Giáo dục và ghi nhớ truyền thống yêu nước đối với các thế hệ người
Việt Nam, giới thiệu với bạn bè quốc tế hiểu rõ thêm về lịch sử dân tộc Việt
Nam.



6

- Tăng thêm các loại hình sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng nhằm tạo
sự hấ dẫn du lịch.
- Đưa ra giải pháp quy hoạch có tính khả thi cao, gắn kết với các không
gian lân cận hài hòa, phát huy giá trị du lịch, không gian sinh thái và di tích
lịch sử để bảo tồn, tôn tạo.
- Tìm giải pháp để tổ chức quản lý và khai thác sử dụng phát huy giá trị
kinh tế - xã hội; gìn giữ và bảo vệ công trình di tích lịch sử, tâm linh.
- Làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng các khu du lịch văn hóa, sinh
thái và hướng bảo tồn, tôn tạo các công trình di tích lịch sử trong khu vực có
chức năng tương tự.
Các khái niệm và thuật ngữ sử dụng
- Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [13]
- Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài
nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi
trường [13].
- Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc
với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống [13].
- Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được
sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm
du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch [22].
- Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu
tham quan của khách du lịch [13].



7

- Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở
cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ, đường hàng không [13].
- Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch [13].
- Du lịch tâm linh: Đây là khái niệm mới mẻ đối với ngành du lịch Việt
Nam. Đến nay, việc phát triển loại hình du lịch này còn ở dạng tiềm năng và
Việt Nam hoàn toàn có mọi điều kiện để khai thác. Tâm linh thường gắn liền với
yếu tố “thiêng”. Du lịch tâm linh là việc thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với môi
trường tự nhiên, xã hội và giao tiếp với thần linh tâm linh, hưởng thụ sinh hoạt
văn hóa… làm cho con người gần gũi với tự nhiên hơn. Mô hình này hiện đang
rất phát triển tại nhiều nước trên thế giới như Italia, Thái Lan, Nepal, Ấn Độ…
- Du lịch sinh thái : Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản
sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền
vững”. DLST là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản sau: Phát triển dựa
vào những giá trị (hấp dẫn) của thiên nhiên và văn hoá bản địa; Được quản lý
bền vững về môi trường sinh thái; Có giáo dục và diễn giải về môi trường; Có
đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng [13].
Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch
sinh thái(DLST), định nghĩa du lịch sinh thái lần đầu tiên vào năm 1987 như
sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc
ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng
ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị
văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này".
Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra định nghĩa này cho
rằng "du lịch sinh thái” là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường

tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc


8

điểm văn hoá đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến
khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan
gây ra, và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực"
(Ceballos-Lascuráin, 1996).
- Du lịch bền vững: Là khái niệm được phát triển dựa trên lý thuyết về
phát triển bền vững xuất hiện khoảng giữa những năm 80, bổ sung lý tại hội
nghị về môi trường toàn cầu RIO-92 và RIO-92+5 với nội dung “Phát triển
bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của 3 hệ
thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hóa-xã hội”. Cũng tại hội
nghị Rio de Janerio 1992 tổ chức Du lịch Thế giới WTO đưa ra khái niệm về
du lịch bền vững “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch
nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại của khách du lịch và người dân bản địa trong
khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc
phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch
quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm
mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa
dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho
cuộc sống của con người”. Phương pháp tiếp cận của du lịch bền vững là đảm
bảo cho phát triển du lịch bền vững là dựa vào sự cân bằng tài nguyên, môi
trường với một quy hoạch thống nhất.
- Quy hoạch xây dựng: Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch
xây dựng, Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư
nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi
trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, đảm bảo kết
hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng dân cư, đáp ứng các các

mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, anh ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường.


9

- Không gian văn hóa: Là khái niệm mềm dẻo, linh hoạt. Nó không có
ranh giới, biên giới cứng của các địa phương. điều kiện tự nhiên và môi trường
sinh thái là giới hạn của không gian văn hoá.
- Hình thái kiến trúc: Sự biểu hiện của tổ chức không gian trong một khu
vực nhất định, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa
hình và những vấn đề lịch sử. Hình thái kiến trúc cũng là một mô hình tổ chức
theo các chuỗi, các cụm, các tuyến... bám theo địa hình đặc trưng khu vực. Nó
cũng thể hiện những đặc trưng như kiểu quần cư, văn hoá sinh hoạt cộng đồng,
tập trung hoặc phân tán của các hệ thống cấu trúc các công trình kiến trúc. Mô
hình tổ chức của hình thái này có sự chuyển đổi theo tiến trình lịch sử và thể hiện
ưu nhựơc điểm cúa nó thông qua các vấn đề nêu trên.
- Di sản văn hóa phi vật thể: Khoản 1 điều 2 mục I, Công ước bảo vệ di sản
văn hóa phi vật thể của UNESCO năm 2003 đã ghi nhận: “Di sản văn hóa phi vật
thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kĩ năng và
kèm theo đó là những công cụ đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên
quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá
nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ
này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng, các nhóm
người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại
giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ ý
thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với đa dạng
văn hóa và tính sáng tạo của con người. Vì những mục đích của Công ước này,
chỉ xét đến những di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các văn kiện quốc tế hiện
hành về quyền con người, cũng như những yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau giữa
các cộng đồng, các nhóm người và cá nhân, và về phát triển bền vững”.



10

- Di tích lịch sử - văn hoá: Là công trình xây dựng, địa điểm và các di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử,
văn hoá, khoa học..
- Tổ chức không gian: Là toàn bộ các quá trình hay hành động của con
người hướng đến tìm kiếm một cấu trúc không gian hợp lý cho việc thực hiện
các mục tiêu kinh tế và xã hội vùng, trong sự phát huy nội lực và ngoại lực giữa
các vùng trong một quốc gia, tạo ra giá trị mới đảm bảo sự phát triển bền vững.
Tổ chức không gian khu du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối
tượng du lịch và công trình kiến trúc phục vụ du lịch dựa trên việc sử dụng hợp
lý các nguồn tài nguyên du lịch cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm
đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường.
Cấu trúc của luận văn
- Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận - kiến
nghị và tại liệu tham khảo
- Phần nội dung của luận văn gồm 03 chương:
+ Chương I: Thực trạng Khu du lịch văn hóa lịch sử chiến tuyến Như
Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong.
+ Chương II: Cơ sở khoa học nghiên cứu giải pháp quy hoạch Khu du
lịch văn hóa lịch sử chiến tuyến Như Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên
Phong.
+ Chương III: Giải pháp tổ quy hoạch Khu du lịch văn hóa lịch sử chiến
tuyến Như Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui

lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


87

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu giải pháp quy hoạch Khu du lịch văn hóa lịch sử
chiến tuyến Như Nguyệt cho thấy đây là khu di tích có ý nghĩa quan trọng đối với
thành phố Bắc Ninh nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung góp phần phát triển
mạng lưới du lịch của tình và mang những nét đặc trưng của vùng đất Kinh Bắc Bắc Ninh. Với các giá trị về quy hoạch, kiến trúc - cảnh quan của khu du lịch cần
được bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị cho hôm nay và các thế hệ mai sau.
Quy hoạch khu du lịch văn hóa lịch sử chiến tuyến Như Nguyệt các không
gian chức năng khu du lịch được nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở của các vấn đề
về điều kiện tự nhiên, lịch sử - văn hóa -xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng và phát
triển bền vững.
Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như phương
pháp điều tra khảo sát hiện trạng, phương pháp quan sát tham dự, phương pháp
tổng hợp và khảo cứu tài liệu, phương pháp logic, đối chiếu so sánh...học hỏi kinh
nghiệm quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan khu du lịch văn hóa ở các nước
tiến bộ là những cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu quy hoạch.
Trên cơ sở đó đề tài đi đến xây dựng được một số nguyên tắc, định hướng
và đề xuất các giải pháp phục vụ cho việc quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan văn hóa
khu du lịch để giải quyết vấn đề đầu tư phát triển khu du lịch văn hóa lịch sử chiến

tuyến Như Nguyệt găn với bảo tồn các công trình di tích lịch sử.
Với các giải pháp nghiên cứu đề xuất mô hình cấu trúc không gian,
phân vùng quản lý và quy hoạch sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan đây là tiền đề để UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức lập quy hoạch, quản
lý và khai thác sử dụng đồng bộ hiệu quả cao đồng thời giúp chính người dân
địa phương phát huy được vai trò của mình từng bước cải thiện nâng cao đời
sống vật chất và hưởng thụ tinh thần.


88

Kiến nghị
Trong quá trình tiến hành khảo cứu, đề xuất giải pháp quy hoạch khu du
lịch văn hóa tác giả kiến nghị một số vấn đề liên quan đến đề tài như sau:
Cần phải tiến hành lập quy hoạch khu du lịch văn hóa lịch sử chiến tuyến
Như Nguyệt trong gian đoạn 2015-2016 đây là tiền đề thu hút đầu tư, quản lý khai
thác và phát triển du lịch trên địa bàn huyện Yên Phong.
Cần phối hợp giữa các cơ quan đặc biệt là Sở Xây dựng và Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch ban hành và xây dựng hệ thống tiêu chí, nhiệm vụ quy hoạch có
sự tham vấn cộng đồng dân cư. Đề ra phương án quy hoạch trên cơ sở định hướng
quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh. Tổ chức không gian quy hoạch
kiến trúc đáp ứng được với nhu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
sang lao động thương mại dịch vụ, vừa kế thừa được giá trị truyến thống công
trình kiến trúc vốn có.
Tổ chức xét duyệt các giải pháp quy hoạch: Tổ chức không gian, tạo dựng
cảnh quan, tổ chức mặt nước cây xanh, các công trình điểm nhấn... Đảm bảo mối
quan hệ hài hoà, thống nhất của tổng thể các công trình nhất là các công trình đặt
cạnh nhau trong khu vực làng cổ cũng như có giải pháp chung cho toàn khu vực
thuộc phạm vi quy hoạch khu du lịch và các di tích tiêu biểu.
Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể đối với các dự án ưu tiên đầu tư

xây dựng trong khu du lịch, các nguồn vốn đầu tư. Khuyến khích thiết lập các
công trình thương mại dịch vụ, các dự án đào tạo nghiệp vụ về du lịch các cấp địa
phương, huyện, tỉnh, thành phố, quốc gia và quan hệ với quốc tế để học tập kinh
nghiệm.
Chú ý đến vai trò của các nghệ nhân và trưởng thôn trong việc phục hồi và
tổ chức lại các nghề truyền thống trong khu du lịch thu hút du khách tham gia, tạo
động lực cho khu du lịch phát triển.


×