Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Báo cáo thực tập chuyên ngành quản lý xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Học viên cao học

: NGUYỄN DIỆP THANH HOÀNG

Lớp

: 24QLXD21-NT

Mã số học viên

: 16821065

Chuyên ngành

: Quản lý xây dựng

Mã số

: 60.58.03.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

1. Người hướng dẫn 1: PGS. TS. ĐỖ VĂN LƯỢNG
2. Người hướng dẫn 2: PGS. TS. ĐỒNG KIM HẠNH


BỘ MÔN QUẢN LÝ: CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG


Ninh Thuận, 2018

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập cuối khóa này, trước hết em xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến PGS.TS Đỗ Văn Lượng và PGS.TS Đồng Kim Hạnh đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình tham quan, tìm hiểu thực tế công trình “Dự
án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim” và “Đập hạ lưu sông Dinh”.
Trong thời gian làm báo cáo em đã hệ thống lại được các kiến thức được học cũng
như mở rộng thêm nhiều kiến thức thực tiễn tại công trình các dự án. Từ đó giúp bản
thân em nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý dự án trong từng giai
đoạn.
Thời gian thực tập cũng như làm báo cáo có hạn, kinh nghiệm thực tế của bản thân
còn chưa nhiều nên trong báo cáo sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót.
Kính mong thầy cô giáo sẽ giúp em khắc phục những điểm thiếu sót này, để em có thể
tích lũy được kiến thức hoàn chỉnh hơn, góp phần nâng cao kinh nghiệm khi áp dụng
vào thực tế công việc hiện nay.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, kỹ lưỡng của thầy
cô và sự giúp đỡ của các anh em trong tập thể lớp trong thời gian thực tập vừa qua.
Kính chúc thầy, cô sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc!
Học viên thực hiện báo cáo

Nguyễn Diệp Thanh Hoàng

2



PHẦN 1. CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP
1.1. Thành phần đoàn tham quan thực tập
- Giáo viên hướng dẫn thực tập:
- PGS. TS Đỗ Văn Lượng
- PGS. TS Đồng Kim Hạnh
- Toàn thể học viên lớp Cao học 24QLXD11+21-NT và 25QLXD11-NT (gồm 22
học viên).
Đoàn tham quan thực tập tại công trình Dự án thủy điện Đa Nhim mở rộng (ở Đơn
Dương) và công trình Đập hạ lưu Sông Dinh (ở Phan Rang);
Trong quá trình tham quan tại công trình, đoàn đã được Ban quản lý dự án thủy
điện Đa Nhim mở rộng và Ban quản lý công trường Đập hạ lưu sông Dinh giới thiệu
về quá trình thiết kế, tiến độ thi công, những thuận lợi và khó khăn phát sinh trong quá
trình thi công công trình.
1.2. Thời gian và địa điểm thực tập
- Buổi sáng ngày 6/01/2018 tham quan công trình thi công đường hầm vào nhà
máy thủy điện Đa Nhim mở rộng, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng;
- Buổi chiều ngày 7/01/2018 tham quan công trình đập dâng hạ lưu sông Dinh,
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

3


PHẦN 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH THAM QUAN
2.1. Giới thiệu về dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim
2.1.1. Tổng quan về công trình
Nhà máy thủy điện Đa Nhim trên sông Đa Nhim - thượng nguồn sông Đồng Nai,
có công suất 160MW gồm bốn tổ máy được xây dựng xong năm 1964, là bậc thang
đầu tiên của hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Đồng Nai. Công trình nằm dọc
theo Quốc lộ 27, có hồ chứa thuộc tỉnh Lâm Đồng và nhà máy thuộc tỉnh Ninh Thuận,
cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 320km về phía Đông Bắc, cách TP. Đà Lạt

khoảng 40km về phía đông nam. Công trình có mục tiêu phát điện và kết hợp cung cấp
nước cho khu vực tỉnh Ninh Thuận.
Nhà máy thủy điện Đa Nhim được đưa vào vận hành từ năm 1964. Tuy nhiên giai
đoạn từ năm 1964 đến năm 1975, do tình hình chiến tranh và nhu cầu phụ tải ở Miền
Nam Việt Nam giai đoạn đó còn rất nhỏ nên có một số thời gian việc vận hành bị gián
đoạn và hầu như chưa phát hết tác dụng. Toàn bộ sản lượng điện sản xuất bởi nhà máy
thủy điện Đa Nhim giai đoạn từ năm 1964 đến năm 1975 chỉ vào khoảng 226 triệu
kWh.
Năm 1975 công trình thủy điện Đa Nhim ở trạng thái hư hỏng nặng nề. Từ năm
1975 đến năm 1977 thủy điện Đa Nhim được sửa chữa phục hồi các hạng mục công
trình chính như đường ống áp lực (chiều dài 500 m, hoàn thành xong trong năm 1976),
máy phát (hoàn thành vào cuối năm 1977).
Ngày 8 tháng 9 năm 1977 quá trình sửa chữa phục hồi thủy điện Đa Nhim hoàn
thành với sự kiện phát đủ 160 MW công suất thiết kế.
Từ năm 2004 đến năm 2006 nhà thủy điện Đa Nhim được sửa chữa, nâng cấp và
thay thế toàn bộ các thiết bị chính.
4


Sản lượng điện trung bình hàng năm của nhà máy thủy điện Đa Nhim từ năm 1978
đến năm 2009 đạt 989,84 triệu kWh, bằng 96,5% so với giá trị nêu trong thiết kế (1026
triệu kWh/năm).
2.1.2. Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim
Công trình mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim bao gồm việc xây dựng thêm một
tuyến năng lượng mới song song với tuyến năng lượng hiện hữu về phía bên trái. Nhà
máy có công suất 80MW gồm một tổ máy tua bin penton trục đứng đặt bên cạnh nhà
máy hiện hữu về bên trái và sử dụng chung kênh xả của nhà máy hiện hữu. Sau khi
hoàn thành sẽ nâng tổng công suất của nhà máy Đa Nhim từ 160 MW hiện nay lên 240
MW


Hình 2.1. Đoàn thực tập tham quan và học tập tại văn phòng Ban QLDA công trình
mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim
Công trình mở rộng bao gồm các hạng mục chính sau: Cửa lấy nước, đường hầm,
tháp điều áp, nhà van, đường ống áp lực hở, nhà máy thủy điện.
Nhà máy được xây dựng trên diện tích 31,25 ha, không phải di dân, tái định cư.
Tổng mức đầu tư của dự án trên 1.952 tỉ đồng (tương đương 92,27 triệu USD), sử
dụng vốn vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản
(chiếm 85%) và vốn đối ứng của chủ đầu tư Cty cổ phần thuỷ điện Đa Nhim (15%).
5


Công ty Tài chính cổ phần Điện lực là đơn vị thay mặt Bộ Tài chính quản lý khoản
vay.
Trên cơ sở điều kiện địa hình, địa chất, sơ đồ bố trí công trình, biện pháp và tiến
độ thi công. Kế hoạch thi công công trình sẽ được chia ra thành 4 khu vực xây dựng
chính như sau:
- Khu cửa lấy nước: Bao gồm thi công kênh dẫn, cửa vào (nơi lắp đặt lưới chắn
rác thô), hầm lấy nước (đoạn hầm nối từ cửa vào tới cửa lấy nước dài 45m), cửa lấy
nước (dạng giếng đứng, kết hợp giếng tháo dỡ TBM) và khoang hầm tháo dỡ TBM.

Hình 2.2. Toàn cảnh khu vực thi công hạng mục cửa lấy nước
- Khu đường hầm dẫn nước: Bao gồm thi công hầm chính bằng TBM, đoạn hầm
gần nhà van bằng khoan nổ, tháp điều áp, nhà van, ngách thi công.

6


Hình 2.3. Cửa vào đường hầm dẫn nước được đào bằng máy TBM
- Khu đường ống áp lực: Bao gồm đoạn đường ống áp lực hở từ nhà van tới nhà
máy thủy điện.

- Khu nhà máy: Bao gồm các công tác xây dựng nhà máy, kênh xả, các công tác
lắp đặt thiết bị và phần kiến trúc.
Tổng tiến độ thi công công trình chính sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian là
26 tháng và 2 tháng cho việc kiểm tra và thử nghiệm.

Các thông số cơ bản dự án thuỷ điện Đa Nhim mở rộng
TT
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
B
1
2
3

4

5

6

7


Thông số
Đặc trưng lưu vực và hồ chứa
Diện tích lưu vực
Dòng chảy lũ
Lưu lượng trung bình năm
Lưu lượng đảm bảo P =90%
Dung tích toàn bộ của hồ chứa
Dung tích hữu ích
Diện tích mặt hồ (ở MNDBT)
Mực nước dâng bình thường
Mực nước chết
Bố trí chung
Tuyến năng lượng (mới)
Đập chính (hiện hữu)
Kiểu
Chiều cao/dài
Đập tràn (hiện hữu)
Kiểu
Kích thước tràn n x B x H
Cao trình ngưỡng tràn
Cửa nhận nước (mới)
Kiểu
Kích thước D x H
Kích thước cửa vào BxH
Tuyến đường hầm (mới)
Đường hầm có áp L x D
Đường ống áp lực n x L x D
Tháp điều áp (mới)
Kiểu
Cao trình đỉnh

Đường kính buồng trên
Đường kính giếng
Nhà van (mới)
Kích thước B x L x H
Van bướm (số lượng)

Đơn vị

Chỉ tiêu

Km2
m3/s
m3/s
m3/s
106 m3
106 m3
km2
m
m

775
4500
22.4
14.6
165
150
9.7
1042.0
1018.0
Mới


7

m

Đồng chất (hiện hữu)
38/1460

m
m

Van cung
4 x 11 x 13.6
1029.2

m
m

Kiểu giếng
10.0 x 37.0
2x(3.5 x 4.0)

m
m

4910, D=2.83.5
2155, D=1.9  1.7

m
m

m

Giếng đứng
1054.50
10.0
4.0

m
cái

7.5x 11.6 x 3.4
1


TT
8

C
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

E
1
2
3
F
1
2
3
G
1

Thông số
Đơn vị
Chỉ tiêu
Nhà máy thủy điện (mở rộng)
Kiểu nhà máy
Hở
Tuabin
Pelton, trục đứng
Số tổ máy x công suất
1 x 80 MW
Htt
m
730.0
3
Qmax
m /s
12.85
Khối lượng chính
- Đào đất

m3
757.969
3
- Đào đá hở
m
137.625
- Đào đá hầm
m3
48.796
3
- Đắp đất đá
m
245.071
3
- Bêtông hở
m
22.943
- Bêtông hầm
m3
8.304
- Cốt thép
T
1.383
- Khung chống gia cố
T
145
- Thép kết cấu
T
297
- Lắp đặt ống thép

T
2.983
- Lắp đặt thiết bị CKTC
T
873
9
Tổng dự toán
10 đồng
1.933
Chỉ tiêu kinh tế (tính theo PP chi phí tránh được, giá năm 2013-Bộ Công thương)
NPV
tỷ VND
201,65
EIRR
%
11,74%
B/C
1,14
Chỉ tiêu kinh tế (tính theo PP nhiệt điện thay thế)
NPV
tỷ VND
814,17
EIRR
%
16,58%
B/C
1,34
Chỉ tiêu tài chính
Giá bán điện tối thiểu (cho cả nhà máy Đa
VNĐ/kWh

479,16
Nhim sau MR) đảm bảo hòa vốn

* Mục tiêu của dự án: Mục tiêu chính của dự án Mở rộng nhà máy thủy điện Đa
Nhim như sau:
- Thay đổi từ chế độ chạy đáy sang chế độ chạy đỉnh, góp phần tích cực vào việc
cải thiện chế độ làm việc của Hệ thống điện (tăng nguồn và điện năng phủ đỉnh của
biểu đồ phụ tải, tăng tính linh họat trong vận hành, tăng hệ số tin cậy, an toàn…), qua
đó đóng góp thiết thực trong việc giảm chi phí sản xuất của hệ thống;
- Tận dụng tối đa khả năng của dòng chảy thông qua việc hạn chế lượng xả thừa
hàng năm qua đập tràn, tăng thêm giá trị sản lượng điện trung bình năm (khoảng 99
triệu kWh/năm);
- Giảm bớt cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu qua đó kéo dài tuổi thọ của
thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
8


2.2. Giới thiệu công trình đập hạ lưu sông Dinh
2.2.1. Tổng quan về công trình
a. Vị trí công trình:
Đập hạ lưu sông Dinh được xây dựng trên sông Dinh - tỉnh Ninh Thuận cách cầu
Đạo Long I về phía hạ lưu khoảng 1,8km. Có tọa độ địa lý vào khoảng:
11032’36.39” Vĩ độ Bắc
109000’04.39” Kinh Độ Đông
Bờ trái thuộc địa phận Phường Tấn Tài - TP Phan Rang Tháp Chàm;
Bờ phải thuộc địa phận xã An Hải huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận;
b. Quy mô công trình:
Đập hạ lưu Sông Dinh được thiết kế theo công nghệ đập trụ đỡ bao gồm các hạng
mục chính sau đây:
- Đập ngăn nước:

+ Gồm 6 khoang điều tiết, mỗi khoang rộng 37,8m; ngưỡng -0,50;
+ Trụ pin bằng BTCT M300#, chiều dày từ 1,6m đến 2,2m, chiều dài dọc theo
dòng chảy là 22,90m; cao độ đỉnh trụ pin là +3,50m; đầu trụ pin đoạn khe van đặt ở
cao trình +9,50m; cao trình đáy bệ trụ là -2,70m. Dưới mỗi bệ trụ là hệ cọc khoan nhồi
BTCT đường kính D150cm, các trụ từ T5 đến T9 bố trí mỗi trụ là 12 cọc khoan nhồi
D150cm, dưới trụ T4 là 8 cọc và dưới trụ T10 là 10 cọc D150cm.

9


Hình 2.4. Hình ảnh thi công trụ bin bằng BTCT – Đập hạ lưu Sông Dinh
+ Cửa van điều tiết là loại cửa phẳng bằng thép, đóng mở bằng tời thủy lực, 6 cửa
van, kích thước cửa van (bxh): 38,8x3,7m; đỉnh cửa van +3.20;
+ Dầm đỡ van có kết cấu bê tông cốt thép M300# gác trên hai bệ đỡ trụ pin, chiều
cao dầm h=1,5m, chiều rộng dầm b=6,5m, dưới dầm van là hệ cọc BTCT dài từ 10m;
+ Chống thấm cho công trình bằng hàng cừ Larsen IV đóng dưới dầm van sâu
12m. Cừ chống thấm được đóng sâu vào trong bờ đến sát mố trụ cầu bên phía bờ trái
và đến nhịp dẫn thứ hai bên phía bờ phải.

Hình 2.5. Chống thấm cho công trình bằng hàng cừ Larsen IV
+ Gia cố thượng lưu công trình: bằng kết cấu bê tông và tấm bê tông lắp ghép,
phía dưới là vải địa kỹ thuật. Đoạn từ mép dầm van ra đến mép trụ pin dài 2,05m được
gia cố bằng bê tông đổ tại chỗ, đoạn tiếp theo có chiều dài 11,80m được gia cố là tấm
bê tông lắp ghép dày 80cm phía dưới là vải địa kỹ thuật.

10


Hình 2.6. Hình ảnh tấm bê tông lắp ghép – Đập hạ lưu Sông Dinh
+ Gia cố hạ lưu công trình: Đoạn từ mép dầm van ra đến hết mép bệ trụ được gia

cố bằng kết cấu bê tông, đoạn tiếp theo có chiều dài 20m được gia cố bằng tấm bê tông
lắp ghép dày 80cm phía dưới là vải địa kỹ thuật. Phạm vi gia cố hạ lưu công trình
được khóa bằng hàng cừ SW500a, dài 10m để đảm bảo an toàn chống xói. Phía
thượng hạ lưu trong khoảng 100m tiếp theo được nạo vét đến cao trình -0,80m; phần
lòng dẫn hạ lưu âu thuyền được nạo vét đến cao trình -2,50m.

11


Hình 2.7. Hình ảnh cừ ván BTCT SW500a, dài 10m – Đập hạ lưu Sông Dinh
+ Mang cống bờ trái: Bố trí ngưỡng tràn tại cao trình +3.00; bề rộng đỉnh ngưỡng
tràn b=8m gia cố bằng kết cấu BTCT M250# đổ tại chỗ dày 50cm, được chia thành các
tấm có kích thước 9,2m*5m; giữa các tấm có khớp nối PVC, phía dưới là bạt nilong;
tấm BTCT được liên kết ngàm với đầu cừ chống thấm Larsen IV.
Phía thượng hạ lưu mang cống bờ trái bố trí tại cao trình +2.70, gia cố bằng kết
cấu tấm BTCT M250# đổ tại chỗ dày 20cm, giữa các tấm có khớp nối PVC, xung
quanh được gia cố bằng tường bao BTCT kiên cố.
+ Mang cống bờ phải: Tại vị trí sát âu thuyền bố trí 01 khoang tràn rộng 22,5m;
ngưỡng tràn ở cao trình +2,50m; gia cố bằng BTCT M300# đổ tại chỗ dày 50cm. Phần
mang cống tiếp theo bố trí ngưỡng tràn tại cao trình +3.00; bề rộng đỉnh ngưỡng tràn
8m gia cố bằng kết cấu BTCT M250# đổ tại chỗ dày 50cm, được chia thành các tấm
có kích thước 9,2m*5m; giữa các tấm có khớp nối PVC, phía dưới là bạt nilong; tấm
BTCT được liên kết ngàm với đầu cừ chống thấm LarsenIV. Phía thượng hạ lưu mang
cống bờ phải bố trí tại cao trình +2.70, gia cố bằng kết cấu tấm BTCT M250# đổ tại
chỗ dày 20cm, giữa các tấm có khớp nối PVC, xung quanh được gia cố bằng tường
bao BTCT kiên cố.
- Âu thuyền kết hợp cống xả:
12



+ Âu thuyền được thiết kế với hai nhiệm vụ chính là: (1) Đảm bảo cho các tàu
thuyền du lịch qua lại, (2) kết hợp làm cống xả cân bằng đảm bảo giảm chênh lệch cột
nước trước khi vận hành cửa van chính của công trình;
+ Kích thước âu thuyền rộng 6,2m; chiều dài là 21,0m, cao trình đáy âu thay đổi từ
-3,50m đến -0,50m; cao trình đỉnh tường âu thuyền là +3,50m, cao trình đỉnh cửa van
âu thuyền đặt ở +3,20m.
+ Gia cố bản đáy âu thuyền là hệ cọc BTCT kích thước 35x35x1200cm, gia cố
thượng, hạ lưu âu thuyền bằng kết cấu BTCT dày 100cm và tấm BTCT lắp ghép trong
nước dày 80cm, phía dưới là vải địa kỹ thuật.
+ Hệ thống cấp nước cho âu: Để cấp nước cho âu từ phía thượng lưu sử dụng cống
cấp nước dọc theo thân âu đặt giữa kết cấu tường âu và trụ pin, cửa van âu thuyền
thượng lưu dạng cửa phẳng kéo đứng; phân phối nước vào âu bằng các cống nhỏ hơn.
Cửa van âu hạ lưu dạng cửa phẳng trục đứng, điều tiết cấp nước cho âu từ phía hạ lưu
bằng cửa van Net đặt trực tiếp trên cửa âu hạ lưu.
- Cầu giao thông và đường nối tiếp:
Cầu sông Dinh được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị gồm có 4 làn xe ô tô và
hai làn người đi bộ. Tổng chiều rộng mặt cầu là B=18m:
+ Phần xe chạy:

2x3,5 = 7,0m.

+ Làn xe hỗn hợp:

2x3,5 = 7,0m.

+ Dải an toàn:

2x0,5 = 1,0m

+ Lan can, lề người đi bộ nâng cao: 2x1,5 = 3,0m

+ Tải trọng thiết kế HL93
+ Tổng chiều dài cầu giao thông tính đến đuôi mố là: L=480m; Dốc dọc 0 ÷4%.
+ Kết cấu cầu gồm 12 nhịp dầm Super T có chiều dài nhịp 40m.
+ Trắc dọc tuyến cầu thiết kế thoả mãn độ dốc dọc theo tiêu chuẩn đường giao
thông đô thị và vuốt nối êm thuận với dốc dọc trên cầu xuống đê Dã Tượng phía thành
phố Phan Rang - Tháp Chàm và nút giao thông phía xã An Hải của huyện Ninh Phước.
+ Dưới mỗi mố cầu bố trí 6 cọc khoan nhồi BTCT D150cm, đáy bệ mố đặt ở cao
trình +0,00m. Độ dốc dọc cầu tại vị trí mố là 4%.
+ Trên cầu giao thông có bố trí hệ thống chiếu sáng bao gồm đèn cao áp ở trên và
hệ thống đèn chùm ở dưới.
- Đường nối tiếp:
13


+ Đường nối tiếp bên phía xã An Hải, huyện Ninh phước kết nối với đường giao
thông nội vùng bằng kết cấu bê tông xi măng, thiết kế đường nằm trong vùng ngập về
mùa lũ, bề rộng đường B=18m. Độ dốc đường đầu cầu i=4%; cao trình mặt đường nối
tiếp +2.00 đảm bảo không ảnh hưởng cản trở dòng chảy về mùa lũ;
+ Đường nối tiếp bên phía TP. Phan Rang: vuốt nối dốc đường đầu cầu i=4% đến
cao độ +5.30 nối tiếp với đê Dã Tượng.
Công trình đập dâng Hạ lưu sông Dinh dự kiến khởi công tháng 08/2016, xây
dựng công trình trong hai năm và đến 08/2018 đưa công trình vào sử dụng.
Bảng tổng hợp các thông số cơ bản của công trình:
TT
I
II
1
2
3
4

5
6
III
1
2
3
4
5
6
7
8
IV
1
2
3
4
5
V
V.1
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ
Cấp công trình
Các chỉ tiêu thuỷ văn - thuỷ năng
Mực nước lũ chính vụ ở tần suất 1,5%
Mực nước đỉnh triều cao nhất
Mực nước chân triều thấp nhất
Mực nước giữ ngọt ở thượng lưu đập
Dung tích hồ chứa ứng với mực nước +2.50
Diện tích mặt nước ứng với mực nước +2.50
Đập dâng nước
Kết cấu đập
Tổng chiều rộng khoang thông nước
Số khoang điều tiết
Chiều rộng khoang điều tiết
Cao trình ngưỡng điều tiết
Cao trình đỉnh tường trụ pin thượng lưu (tháp van)
Cao trình đỉnh tường trụ pin hạ lưu
Cao trình mực nước giữ thường xuyên
Cửa van và thiết bị đóng mở
Hình thức cửa van
Khẩu độ cửa van
Thiết bị điều khiển đóng mở cửa van
Cao trình đáy cửa van
Cao trình đỉnh cửa van khi đóng hoàn toàn
Cầu giao thông và đường nối tiếp
Cầu giao thông
Tổng chiều dài cầu
Số nhịp cầu
Chiều rộng mặt cầu

Cao trình mặt cầu (chỗ cao nhất)
Độ dốc dọc mặt cầu
Độ dốc dọc tối đa (imax)
Tải trọng (hoạt tải HL93, người)
Cấp động đất
Cấp quản lý (cấp độ kỹ thuật V)
Bán kính đường cong nằm tối thiểu (Rmin)
Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu (Rlồi)

14

ĐƠN VỊ
m
m
m
m
106m3
ha

TRỊ SỐ
III
+4,66
+1,03
-1,34
+2,50
3,5
140

Đập trụ đỡ
m

226,8
khoang
6
m
37,8
m
-0,50
m
+9.50
m
+3,5
m
+2,50
Cửa van phẳng
m*m
38,8x3,7
Tời thủy lực
m
-0,5
m
+3,20
m
nhịp
m
m
%
%
kN/m2
cấp
km/h

m
m

480
12
18
+9,5
0÷4,0
4
3
6
50
1000
>= 1200


TT
12
V.2
1
2
3
4
VI
1
2
3
4
5
6

7
8
VII

CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ
Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu (Rlõm)
Đường nối tiếp
Chiều rộng mặt đường
Chiều rộng nền đường
Chiều rộng lề đường
Gia cố vỉa hè
Âu thuyền kết hợp cống xả
Loại tàu thuyền
Chiều rộng âu thuyền
Chiều dài âu thuyền
Cao trình đáy âu thuyền
Cao trình ngưỡng âu thượng lưu
Cao trình ngưỡng âu hạ lưu
Cao trình đỉnh tường âu thuyền

ĐƠN VỊ
m

Cao trình đỉnh cửa van âu thuyền

TRỊ SỐ
>=1000

m
15

m
18
m
2x1,5
Lát gạch block
Thuyền du lịch
m
6,2
m
21,0
m
-3,50
m
-0.50
m
-1.80
m
+3,5
m

+3,2

Hệ thống điện

1

Chiều dài đường dây trung áp 22KV

m


326

2

Trạm biến áp (01 máy biến áp 3 pha)

KVA

560

3

Máy phát điện dự phòng (01 cái)

350KVA-220/380V

c. Mục tiêu của dự án:
Xây dựng Đập hạ lưu sông Dinh tại khu vực phường Tấn Tài, thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm và xã An Hải, huyện Ninh Phước với mục tiêu sau:
- Ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn do ảnh hưởng của thuỷ triều đối với vùng
đất hai bên bờ sông Dinh (đoạn qua TP Phan Rang - Tháp Chàm và xã An Hải - Ninh
Phước);
- Tạo thành hồ chứa nước ngọt để cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh họat
cho dân cư dọc theo hai bờ sông Dinh;
- Tạo nguồn để xây dựng hệ thống cấp nước cho nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân cấp
nước bổ sung cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, đồng thời cấp nước bổ sung
cho các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Nam, Ninh Phước;
- Góp phần cải thiện khí hậu khu vực thành phố Phan Rang - Tháp Chàm;
- Đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, kết hợp giao thông phục vụ phát triển đô thị.
d. Nhiệm vụ của công trình:

Xây dựng Đập hạ lưu sông Dinh với nhiệm vụ chính như sau:
- Ngăn mặn, giữ ngọt, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

15


- Tạo thành hồ chứa nước ngọt có dung tích khoảng 3,5 triệu m 3 để cung cấp nước
sinh hoạt cho 1.200 hộ dân; 750 ha đất nông nghiệp, 24.000 con gia súc, 140ha đất
nuôi trồng thủy sản dọc theo hai bờ sông Dinh;
- Tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp bao gồm: nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân,
cấp nước bổ sung cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và bổ sung cấp nước cho
các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Nam, Ninh Phước;
- Tạo cảnh quan môi trường vùng dự án và kết hợp cải thiện giao thông bộ phục vụ
phát triển đô thị;
- Đảm bảo không làm xấu đi khả năng tiêu thoát so với hiện trạng;

2.2.2. Một số hình ảnh của Đoàn tham quan tại công trường

Hình 2.8. Phía thượng lưu công trình đập hạ lưu Sông Dinh
16


Hình 2.9. Trạm trộn bê tông tại công trình đập hạ lưu Sông Dinh

Hình 2.10. Hình ảnh tại công trường đập hạ lưu Sông Dinh

17


Hình 2.11. Hình ảnh tại công trường đập hạ lưu Sông Dinh


PHẦN 3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ
MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM
3.1. Cơ sở pháp lý
Thiết kế kỹ thuật Dự án Mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim được lập dựa trên
các cơ sở sau đây:
- Văn bản số 7467/VPCP-KTN ngày 21/09/2012 của Văn phòng chính Phủ về việc
bổ sung dự án mở rộng thủy điện Đa Nhim vào quy hoạch điện VII.
- Văn bản số 9818/BCT-TCNL ngày 15/10/2012 của Bộ công thương về việc thực
hiện công tác chuẩn bị đầu tư Dự án mở rộng thủy điện Đa Nhim.
- Văn bản số 3749/EVN-ĐT ngày 17/10/2012 của Tập đoàn điện lực Việt Nam về
việc thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư Dự án mở rộng thủy điện Đa Nhim.
- Quyết định số 1149/QĐ-BTNMT ngày 16 tháng 07 năm 2013 của Bộ Tài nguyên
Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Mở
rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim.

18


- Quyết định số 6934/QĐ-BCT ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Bộ công thương
về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án Mở rộng nhà máy thủy
điện Đa Nhim.
- Công văn số 491/TĐDHD-DA ngày 19/7/2013 của Công ty Cổ phần Thủy điện
Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi về việc triển khai công tác khảo sát phục vụ lập
TKKT Dự án Mở rộng Nhà máy Thủy điện Đa Nhim.
- Văn bản số 3781/EVN-ĐT tháng 9/2013 của Tập đoàn điện lực Việt Nam về việc
triển khai thực hiện Dự án Mở rộng Nhà máy Thủy điện Đa Nhim.
- Quyết định số 603/TĐDHD-DA ngày 11 tháng 10 năm 2013 Công ty Cổ phần
Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi về việc phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế và dự
toán công tác lập TKKT và HSMT Dự án Mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim.

- Hợp đồng số: ......./HĐTV-TĐĐHĐ-PECC2 ngày

/

/2014 giữa Công ty Cổ

phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi và Công ty Cổ phấn Tư vấn Xây
dựng Điện 2 về tư vấn khảo sát, lập TKKT và HSMT Dự án Mở rộng Nhà máy Thủy
điện Đa Nhim.
3.2. Kế hoạch thực thi dự án
Kế hoạch Xây dựng bao gồm công tác chuẩn bị và công tác xây dựng chính. Các
gói thầu phụ trợ cho công tác chuẩn bị như đường thi công - vận hành, đường thi công,
điện thi công, san lấp mặt bằng cho các khu phụ trợ và lán trại vv… sẽ được Chủ đầu
tư thực hiện trước khi khởi công công trình chính bằng vốn đối ứng.
Đối với ba gói thầu chính sẽ được thực hiện bằng vốn vay ODA của Nhật bản bao
gồm gói thầu xây dựng công trình chính và gói thầu cung cấp lắp đặt thiết bị cơ khí
thủy công sẽ được đấu thầu rộng rãi trong nước, gói thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị
cơ điện sẽ được được đấu thầu Quốc tế.
Tổng thời gian để thực thi dự án được dự kiến ít nhất là 3 năm sau khi thiết kế kỹ
thuật và Hồ sơ mời thầu được phê duyệt, trong đó khoảng 15 tháng cho các công tác
chuẩn bị, đấu thầu, ký kết Hợp đồng và hơn 2 năm xây dựng công trình chính. Dự kiến
công tác xây dựng chính sẽ được khởi công vào tháng 08/2015, hoàn thành vào tháng
12/2017.
3.3. Các công tác chính
Để trình bày trong tiến độ thi công, các công tác sẽ được phân ra theo các loại
dưới đây:
19


Các công tác chuẩn bị

Chuẩn bị trước khi khởi công công trình chính (chuẩn bị bởi Ban QLDA)
Đền bù giải phóng mặt bằng; Hệ thống đường thi công – vận hành, đường thi công
chính; San lấp mặt bằng các khu phụ trợ; Hệ thống cấp điện thi công (trục chính 22KV
và trạm 22KV); Nhà ở và làm việc cho ban A và Tư vấn.
Chuẩn bị chuẩn bị bởi Nhà thầu xây dựng công trình chính
Đường thi công nhánh; Khu phụ trợ, lán trại; Cấp điện thi công; Cấp nước thi
công.
Các công tác xây dựng công trình chính
Cửa lấy nước, kênh dẫn
Các công tác xây dựng; Cung cấp và lắp đặt thiết bị Cơ khí thủy công; Đường hầm
dẫn nước, tháp điều áp, nhà van; Các công tác xây dựng; Cung cấp và lắp đặt thép lót
đường hầm, van bướm cho đường ống áp lực.
Đường ống áp lực
Các công tác xây dựng; Cung cấp và lắp đặt đường ống áp lực bằng thép.
Nhà máy và kênh xả
Các công tác xây dựng; Cung cấp và lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công; Cung cấp và
lắp đặt thiết bị cơ điện; Cung cấp và lắp đặt thiết bị của trạm biến áp.
3.4. Tổng tiến độ và tiến độ thi công của từng hạng mục chính
Tổng tiến độ thi công công trình được dự kiến là 26 tháng, đường găng chính của
tiến độ thuộc phần xây dựng đường hầm dẫn nước. Các mốc thời gian quan trọng được
thể hiện ở Phụ lục 1 (Bảng tổng tiến độ thi công Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa
Nhim).
Kế hoạch thi công và biện pháp thi công được nghiên cứu và thiết lập trên cơ sở:
Khối lượng thi công, tiến độ thi công, mặt bằng bố trí công trình, các điều kiện thi
công, điều kiện kỹ thuật, tính khả thi của phương án và giá thành xây dựng.
Kế hoạch thi công công trình sẽ được chia ra thành các khu vực và công tác xây
dựng chính như sau:
- Khu vực cửa lấy nước: Thi công giếng van, kênh dẫn,cửa vào hầm.

20



Hình 3.1. Hình ảnh cắt dọc cửa nhận nước
- Khu nhà van (Cửa vào TBM): Thi công nhà van, hầm ngách, đào hầm từ nhà
van tới tháp van Cửa lấy nước, thi công đoạn đầu đường ống áp lực.

Hình 3.2. Sơ đồ tuyến đường hầm dẫn nước
- Tháp điều áp: Thi công tháp điều áp

21


Hình 3.3. Tháp điều áp
- Khu đường ống áp lực: Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị
- Khu nhà máy: Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị
3.5. Tình hình thực hiện của các hạng mục chính (tính đến tháng 12/2017)
3.5.1. Công tác xây dựng kiến trúc công trình chính
3.5.1.1. Thông tin chung
- Tên gói thầu: Gói thầu số 12.01 – (DNE-D1): Công tác xây dựng kiến trúc công
trình chính;
- Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Xây dựng 47 (CC47);
- Thời gian thực hiện và ngày hoàn thành: 760 ngày, hoàn thành ngày 16/5/2018;
- Tiến độ điều chỉnh hoàn thành nhà máy (phù hợp với gói thiết bị cơ điện) là ngày
14/12/2018 chạy máy.
3.5.1.2. Tình hình thực hiện
Khối lượng thi công của các hạng mục chính tính đến tháng 12/2017 như sau:
a. Lán trại: Đã hoàn thành công tác thi công lán trại, nhà ở công nhân, kho vật tư,
các trạm trộn bê tông và trạm nghiền vật liệu.
b. Cửa lấy nước:
22



+ Đào hở, đào giếng: Hoàn thành
+ Bê tông giếng: Hoàn thành
+ Bê tông hầm vào: Hoàn thành
+ Tháo dỡ đê quai: chưa thực hiện do MNH cao, thời gian triển khai dự kiến bắt
đầu từ mùa khô năm 2018 (từ ngày 31/3 đến 15/6/2018) sau khi nghiệm thu hoàn
thành toàn bộ cửa lấy nước (khối lượng chính: Đào đá 25.000m 3; đào đất: 65.000m3).
Dự kiến ngày hoàn thành và đưa cửa lấy nước vào vận hành ngày 15/01/2018.

Hình 3.4. Thi công cửa nhận nước
c. Tháp điều áp:
+ Công tác đào, gia cố mái: Hoàn thành
+ Công tác thi công giếng điều áp:
 Buồng trên (cao trình 1014,5m – 1054,5m): Hoàn thành
 Buồng giữa và Buồng dưới ( 1014,5m – 971,6m): Đang đào đá đến cao

trình 999m
d. Đường hầm áp lực:
+ Đào hầm bằng khoan nổ (hầm mồi chính để lắp đặt TBM dài 165m): Hoàn thành
+ Đào ngách thi công bằng khoan nổ: Hoàn thành
+ Đào hầm bằng TBM: TBM đã bắt đầu đào từ ngày 01/4/2017 và đến ngày
11/12/2017 đã đào được 1.864,46m/4.673m
+ Tiến độ dự kiến thực hiện công tác thi công hầm bằng TBM:
23


Mốc thời
STT
1

2
3
4
5

Hạng mục

gian hoàn

Bắt đầu khoan bằng TBM
Hoàn thành khoan hầm bằng TBM
Hoàn thành tháo dỡ TBM và thiết bị phụ trợ
Hoàn thành thi công công tác gia cố BTCT vĩnh
cửu vỏ hầm
Tích nước đường hầm

thành
01/4/2017
31/5/2018
30/6/2018
30/9/2018
15/10/2018

Hình 3.5. Máy đào TBM

24

Ghi chú

Hoặc tháng

11/2018


Hình 3.6. Đường hầm được đào bằng máy TBM

Hình 3.1. Hệ thống xe goòng vận chuyển đất đá trong đường hầm

25


×