BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
TRỊNH QUANG TÙNG
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
TRẠM DỪNG NGHỈ TRÊN TUYẾN
ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
Lời cảm ơn
Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Khoa đào tạo sau đại học, của các
nhà giáo đã tận tình trang bị cho tôi kiến thức để tự tin bước vào công tác và
hoạt động nghề nghiệp.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Ban chủ
nhiệm khóa học đã giúp tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin cảm ơn TS.KTS Nguyễn Trí Thành đã quan tâm giảng giải và hướng
dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp tôi trong quá trình
thực hiện luận văn
Xin trân trọng cảm ơn
Trịnh Quang Tùng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trịnh Quang Tùng
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình ảnh
Trang
MỞ ĐẦU
U
U
Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
Mục đích nghiên cứu .........................................................................................3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3
Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................4
Cấu trúc luận văn ...............................................................................................5
NỘI DUNG
U
U
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CÁC CÔNG
TRÌNH TRẠM DỪNG TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG QUỐC LỘ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1 Định nghĩa: .................................................................................................6
1.1.1 Hệ thống quốc lộ ...................................................................................6
1.1.2 Tuyến đường Hồ Chí Minh ...................................................................6
1.1.3 Khái niệm Trạm nghỉ trên đường quốc lộ.............................................8
1.2 Tổng quan về tình hình thiết kế và xây dựng Trạm nghỉ trên thế giới........8
1.2.1 Trạm dừng Hoa Kỳ.............................................................................9
1.2.2 Trạm dừng Canada ...........................................................................12
1.2.3 British Columbia ..............................................................................13
1.2.4 Trạm dừng Châu Âu.........................................................................13
1.2.5 Trạm dừng Úc ...................................................................................14
1.2.6 Trạm dừng ở Nhật Bản........................................................................18
1.3 Tổng quan về đường Hồ Chí Minh và tình hình thiết kế, xây dựng Trạm
nghỉ trên đường liên tỉnh tại Việt Nam: ......................................................21
1.3.1 Tổng quan hệ thống GTVT Việt Nam ................................................21
1.3.2 Quan điểm phát triển hệ thống giao thông..........................................23
1.3.3 Tổng quan về tuyến đường Hồ Chí Minh ...........................................25
a.Đường mòn Hồ Chí Minh trong quá khứ .............................................25
b.Đường Hồ Chí Minh hiện nay ............................................................30
1.3.4 Tổng quan về thiết kế và xây dựng trạm nghỉ trên đường liên tỉnh tại
Việt Nam ......................................................................................................32
a.Giai đoạn trước năm 2003......................................................................32
b.Giai đoạn năm 2003 – 2005...................................................................34
c.Giai đoạn sau năm 2005.........................................................................37
1- Tại Tỉnh Ninh bình, Hoà Bình, Bắc Giang – Do Tổ chức JICA Nhật
Bản tài trợ ................................................................................................38
2-Trên quốc lộ 1ộ 1-6-8 và 91 dự án của Công ty Cổ phần Dịch vụ Công
nghiệp ôtô Việt Nam – AAA Logistics ....................................................41
3- Dự án Trạm dừng – Công ty Cổ phần Vận tải Mai..............................46
4- Dự án trạm dừng Tân Phú – Công ty Tín Nghĩa ..................................47
5-Trên tuyến đường Hồ Chí Minh ............................................................48
CHƯƠNG II
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÔ HÌNH TRẠM NGHỈ TRÊN TUYẾN
ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
2.1 Vai trò của Đường Hồ Chí Minh .........................................................56
2.1.1 Vai trò của Đường Hồ Chí Minh đối với công cuộc phát triển kinh
tế của cả nước .............................................................................................56
2.1.2 Vai trò của Đường Hồ Chí Minh đối với quốc phòng an ninh ...57
2.1.3 Vai trò của Đường Hồ Chí Minh đối với vấn đề hợp tác quốc tế ..............57
2.1.4 Vai trò của Đường Hồ Chí Minh đối với khắc phục thiên tai lũ lụt ...57
2.2 Vai trò và cơ sở phân loại trạm dừng nghỉ trên đường Hồ Chí Minh .......58
2.2.1 Vai trò của trạm dừng nghỉ trên đường Hồ Chí Minh .................58
2.2.2 Cơ sở phân loại quy mô trạm dừng nghỉ.............................................60
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển mô hình trạm dừng
nghỉ trên tuyến đường Hồ Chí Minh ...........................................................63
2.3.1 Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................64
2.3.2 Điều kiện tự nhiên – địa lý ..................................................................67
2.3.4 Cơ sở pháp lý.......................................................................................77
2.3.5 Cơ sở đặc thù dịch vụ vận tải và dự báo gia tăng lưu lượng phương tiện
trên tuyến đường Hồ Chí Minh ....................................................................77
2.3.6 Cơ sở Kiến trúc và kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật môi trường ..............79
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRẠM DỪNG
TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
3.1 Những tiêu chí tổ chức không kiến trúc trạm dừng trên tuyến đường Hồ
Chí Minh.........................................................................................................86
..............................................................................................................................
3.2 Giải pháp lựa chọn mạng lưới phân bố trạm dừng nghỉ trên đường Hồ
Chí Minh.........................................................................................................86
3.2.1 Yêu cầu về khoảng cách điểm dịch vụ................................................86
3.2.2 Hạ tầng xã hội .....................................................................................87
3.2.3 Sử dụng đất..........................................................................................87
3.2.4 Hạ tầng kỹ thuật ..................................................................................88
3.2.5 Nhu cầu địa phương ............................................................................88
3.2.6 Đề xuất mạng lưới phân bố điểm xây dựng trạm nghỉ trên tuyến đường
Hồ Chí Minh.................................................................................................89
3.3 Đề xuất thành phần cơ cấu chức năng, quy mô trạm dừng nghỉ trên
tuyến đường Hồ Chí Minh ............................................................................91
3.3.1 Cơ cấu chức năng:...............................................................................91
3.3.2 Xác định quy mô xây dựng: ................................................................91
3.4 Đề xuất giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng và kiến trúc trạm nghỉ trên
tuyến đường Hồ Chí Minh ............................................................................93
3.4.1 Đề xuất giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng.......................................93
3.4.2 Đề xuất giải pháp kiến trúc trạm dừng đường Hồ Chí Minh ..............99
a. Lựa chọn số tầng cho công trình chính.................................................99
b. Giải pháp thiết kế mặt bằng công trình chính.......................................99
c. Giải pháp vật liệu xây dựng, kiến trúc và công nghệ .........................107
d. Giải pháp tính toán thiết kế công trình phụ trợ khu vực đỗ xe...........119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................124
KẾT LUẬN....................................................................................................124
KIẾN NGHỊ...................................................................................................125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-1-
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Với bất cứ quốc gia phát triển nào, hệ thống đường bộ là huyết mạch,
động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Việt Nam mới bắt đầu đầu tư xây
dựng đường giao thông đường bộ một cách có hệ thống từ những năm gần đây.
Có những đóng góp to lớn trong suốt thời kỳ kháng chiến giải phóng đất
nước cũng như tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và đến ngày hôm nay khi đất
nước từng bước đi trên con đường hội nhập, phát triển cùng với thế giới.
Giao thông đường bộ hiện nay là hệ thống tương đối hợp lý, giúp đi lại
thông suốt, an toàn. Hàng trăm cây cầu lớn và vừa trên các quốc lộ, tỉnh lộ
được xây dựng đã giải quyết được nhiều điểm vượt sông trước đây thường
ách tắc, khó khăn. Các tuyến đường quan trọng như các Quốc lộ (QL) 5,1, 30,
80, 24, 27, 183, 10, 18 được đầu tư xây dựng với tiêu chuẩn kỹ thuật cao.
Hệ thống đường bộ liên tỉnh được ví như động mạch chủ của cơ thể đất
nước. Hệ thống này càng được hoàn thiện liền mạch và thông suốt càng mang
lại lợi ích phát triển kinh tế xã hội hiệu quả. Chính vì thế, Chính phủ đã ban
hành cơ chế đặc biệt phát triển đường bộ theo hướng xã hội hóa trong đó nhà
nước đóng vai trò đầu tư chủ đạo.
Phát triển mô hình đầu tư tổng hợp, đồng bộ giữa tuyến đường để thu
phí kết hợp với đầu tư các dịch vụ hai bên đường cao tốc…
Xây dựng các mối quan hệ đối tác lớn trong và ngoài nước như Ngân
hàng Phát triển Châu á (ADB), JICA, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Công
thương Việt Nam, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu… vừa tạo vốn, vừa sử dụng
-2công nghệ tiên tiến trên thế giới về đầu tư xây dựng đường và các công trình
phục vụ giao thông công cộng.
Với yêu cầu thực tế trên việc chọn đề tài : “Tổ chức không gian Kiến
trúc trạm dừng nghỉ trên đường Hồ Chí Minh” là thực sự cấp thiết nhằm:
+ Nâng cao an toàn giao thông đường bộ: Tai nạn giao thông là một trong
những nguyên nhân gây chết người nhiều nhất tại Việt Nam. Trong rất nhiều
nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng, thì nguyên nhân chủ quan từ
tài xế lái xe không đảm bảo điều kiện sức khoẻ khi vận hành phương tiện do
không được nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ trên tuyến đường dài. Do đó công
trình trạm dừng nghỉ giữa các tuyến đường là thực sự cần thiết.
+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông quốc gia: Trạm dừng nghỉ là
công trình nằm trong hệ thống các công trình phục vụ giao thông liên tỉnh. với
tốc độ phát triển kinh tế xã hội hiện nay, mạng lưới đường giao thông đang
được xây dựng rất nhanh chóng. Đồng thời cũng góp phần tạo lên các điểm
dân cư mới trên Tuyến đường mới (Đường Hồ Chí Minh) thúc đầy phát triển
kinh tế xã hội vùng. Nghiên cứu hoàn thiện mô hình Trạm dừng nghỉ là yêu
cầu cấp bách để hoàn thiện hệ thống giao thông quốc gia.
+ Nâng cao chất lượng phục vụ đời sống hành khách đồng thời thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội địa phương: Công trình trạm dừng nghỉ là đầu
mối giao thương giữa hành khách khắp trong và ngoài nước với người dân địa
phương. Giúp mở rộng các mối quan hệ cộng đồng, giới thiệu mua bán các
sản vật địa phương, quảng bá du lịch, di tích văn hoá lịch sử địa phương.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ hạn chế
về thời gian nên không thể trình bày một cách đầy đủ thấu đáo vấn đề này ở tất
cả các mạng lưới đường liên tỉnh trên lãnh thổ Việt Nam. Với lý do đó phần nội
dung của luận văn nghiên cứu chủ yếu trên hệ thống đường Hồ Chí Minh là
-3tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam. Đường Hồ Chí Minh là một con đường giao
thông đang được thi công, dài khoảng 3.167 km và cũng là trục đường thứ 2
chạy từ Bắc vào Nam Việt Nam. Tuyến đường này được xây dựng trên cơ sở
nâng cấp mở rộng một số tỉnh lộ và quốc lộ cũng như làm mới một số đoạn. Với
chiều dài 3.167km, nối Pác Bó (Cao Bằng) với Đất Mũi (Cà Mau).
Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu đánh giá thực trạng các công trình phụ trợ giao
thông đường bộ trên các tuyến đường quốc lộ trên lãnh thổ Việt Nam.
- Phân tích những yếu tố tác động đến quy hoạch mạng lưới vị trí phân
bố công trình, yếu tố kiến trúc, cơ cấu tổ chức, yếu tố kỹ thuật, yếu tố bản
địa,... với mô hình công trình trạm nghỉ.
- Đưa ra một số quan điểm thiết kế, giải pháp cơ bản đối với mô hình
công trình phụ trợ đường giao thông liên tỉnh – nhằm phát triển, hoàn thiện
các tiêu chí thiết kế mô hình công trình trạm nghỉ trên đường Hồ Chí Minh
đảm bảo tính thẩm mỹ, công năng, bền vững và mang đậm tính bản địa trên
từng vị trí tuyến đường đi qua.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
- Mạng lưới các công trình phụ trợ trạm nghỉ trên các địa bàn tuyến
đường Hồ Chí Minh đi qua.
- Nghiên cứu giải pháp chọn vị trí, quy hoạch mặt bằng, kiến trúc Trạm
dừng trên tuyến đường Hồ Chí Minh,
Vị trí cụ thể công trình trên một số địa phương tuyến đường Hồ Chí
Minh đi qua : (Thanh Hoá, Quảng Bình, Nha Trang, Bình Thuận,...)
Phương pháp nghiên cứu
-4- Điều tra khảo sát thực trạng mô hình kiến trúc công trình trong khu
vực nghiên cứu.
- Tập hợp phân tích các thông tin, số liệu và hình ảnh thu thập được về
dạng công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Đánh giá, nhận định và kết luận với từng nội dung nghiên cứu.
- Đề xuất mô hình, giải pháp lựa chọn mạng lưới công trình trạm nghỉ
trên tuyến đường Hồ Chí Minh.
+ Khảo sát hiện trạng:
Trạm dừng nghỉ xe khách được xây dựng tại vị trí hợp lý dọc các tuyến
đường, nhất là trục quốc lộ, để phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, sửa chữa bảo
dưỡng... cho hành khách và phương tiện giao thông đường bộ. Hiện nay,
ngoài các hàng quán dọc đường, cả nước vẫn chưa có một trạm dừng nghỉ thật
sự và quy mô.
+ Hướng kết quả nghiên cứu
+ Đánh giá nhu cầu, mô hình
+ Đánh giá liên kết giao thông và mạng lưới công trình phục vụ giao thông
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Giao thông đường bộ là nhu cầu tất yếu để phát triển kinh tế và xã hội,
và các công trình phụ trợ là mô hình còn mới mẻ tại Việt Nam. Những trạm
dừng chân này được trang bị những thiết bị bơm xăng, dịch vụ ăn nhanh và
đặt tại những vị trí chiến lược trên các tuyến đường giao thông.
Tuyến đường Hồ Chí Minh là một tuyến giao thông huyết mạch đi qua
những khu vực thưa dân của nhiều tỉnh thành. Hệ thống trạm dừng nghỉ trên
tuyến sẽ là nơi nghỉ ngơi, cung cấp thông tin, góp phần đảm bảo an toàn giao
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
-124-
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Trạm dừng nghỉ dọc đường Hồ Chí Minh là một phần của kết cấu giao
thông tuyến đường, do vậy xây dựng, phát triển các trạm nghỉ dọc đường cần
được quy hoạch xây dựng và khai thác đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn giao
thông, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các công trình phục vụ khác như
bến xe, trạm xăng dầu, dịch vụ sửa chữa… Tạo hệ thống phục vụ giao thông
đường bộ, góp phần tạo điều kiện giao thông thêm an toàn và thuận tiện. Các
trạm dừng nghỉ dọc đường quốc lộ ngoài đảm bảo khoảng cách nghỉ ngơi cần
thiết, còn phải thuận lợi cho lái xe dễ dàng ghé lại và tận dụng được cơ sở hạ
tầng của địa phương như cung cấp điện, nước. Thuận tiện cho quản lý, khai
thác…
Chức năng chính của trạm dừng nghỉ dọc đường quốc lộ là cung cấp
cho hành khách các dịch vụ nghỉ ngơi và thông tin, giúp lái xe khắc phục mệt
mỏi… Do vậy các trạm dừng nghỉ dọc đường Hồ Chí Minh cần có bãi đỗ,
dừng xe, phòng nghỉ ngơi và vệ sinh cho khách, phòng thông tin, quản lý…
ngoài ra tuỳ thuộc vị trí và thứ loại trạm dừng nghỉ dọc đường quốc lộ, còn có
thể kết hợp các dịch vụ ăn uống, giải khát . trạm xăng dầu, dịch vụ sửa
chữa…tạo ra khu dịch vụ tổng hợp.
Thiết kế các trạm dừng nghỉ dọc đường quốc lộ cần phân khu rõ ràng.
Do tính chất và quy mô cần lựa chọn phương pháp xây dựng nhà kiểu hợp
khối 1 tầng, kiến trúc hiện đại. tuỳ thuộc nơi xây dựng có thể tận dụng vật liệu
địa phương nơi tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua tạo nên phong cách kiến
trúc mang đạm bản sắc của địa phương nơi xây dựng trạm dừng nghỉ dọc
đường quốc lộ.
-125Trạm dừng nghỉ dọc đường quốc lộ là công trình hạ tầng đường bộ,
phục vụ công cộng cần được quy hoạch và khai thác với sự tham gia trực tiếp
của cộng đồng địa phương và có sự giám sát của nhà nước và chính quyền địa
phương.
KIẾN NGHỊ
Nhà nước cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng trạm dừng
nghỉ dọc đường quốc lộ như khung thể chế và quy trình xây dựng, quản lý và
vận hành các trạm dừng nghỉ dọc đường quốc lộ.
Xây dựng tiêu chuẩn thiết kế và sớm đưa ra tiêu chuẩn thiết kế trạm
dừng nghỉ dọc đường quốc lộ vào hệ thồng tiêu chuẩn thiết kế các công trình
đường bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giao Thông Vận tải (2009), Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông
vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020.
[2] Bộ Giao Thông Vận tải (2008), Chỉ dẫn giao thông đường Hồ Chí Minh
giai đoạn 1, NXB Giao thông vận tải.
[3] Đặng Thái Hoàng (2007), Phương pháp sáng tác kiến trúc, NXB xây dựng.
[4] NXB Thống kê (2008), Neufert-Dữ liệu kiến trúc sư.
[5] NXB Thống kê (2008), Niên giám thống kê 2008.
[6] Nhiều tác giả (2007), Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng, NXB Khoa học
kỹ thuật.
[7] Phạm Đức Nguyên (2002), Kiến trúc sinh khí hậu – Thiết kế sinh khí
hậu trong điều kiện Kiến trúc Việt Nam, NXB Xây Dựng.
[8] Nhiều tác giả (2009), Luật quy hoạch đô thị, NXB Tư pháp.
[9] Nhiều tác giả (2008), Luật giao thông đường bộ: hệ thống các văn bản
luật về an toàn giao thông, NXB GTVT.
[10] Nhiều tác giả (2011), Tập bản đồ Giao thông đường bộ Việt Nam, NXB
Tài Nguyên – môi trường và bản đồ Việt Nam.
[11] Nguyễn Đức Thiềm (2007), Nguyên lý thiết kế kiến trúc Nhà dân dụng:
nhà ở và nhà công cộng, NXB Xây Dựng.
[12] Phan Cao Thọ (2007), Giáo trình giao thông đô thị và chuyên đề đường.
[13] Tổ chức hợp tác Nhật Bản (gọi tắt là JICA), Báo cáo nghiên cứu tổng thể
mạng lưới trạm nghỉ dọc đường.
[14] Thủ Tướng Chính phủ (2007), Quyết định 242/QĐ-TTG 242/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh.
Tài liệu web
[15] www.duonghcm.idd.vn
[16] www.architectureplan.com
[17] www.arcspace.com
[18]
[19] www.google.com
[20]