Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường kim long nối dài nguyễn phúc nguyên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.86 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN ĐƯỜNG KIM LONG NỐI DÀI
NGUYỄN PHÚC NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

Hà Nội, năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG
KHÓA: CH - 2009

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN ĐƯỜNG KIM LONG NỐI DÀI NGUYỄN
PHÚC NGUYÊN
Ngành:


Kiến trúc

Mã số:

60.58.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HÀN TẤT NGẠN

Hà Nội, năm 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Ngọc Phương


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới PGS.TS.Hàn Tất Ngạn,
người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác
giả trong suốt quá trình học tập.

Tác giả xin trân trọng cảm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Ngọc Phương


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngày nay, Huế trở thành một thành phố đặc trưng của Việt Nam. Cứ hai
năm một lần, nhân dân thành phố Huế lại đón chào ngày lễ hội trọng đại này
trong niềm háo hức của bao người con xứ Huế. Huế trở thành thành phố
Festival, thành phố du lịch gần như là điều tất yếu vì Huế đang lưu giử, bảo
tồn diện mạo một kinh đô của triều đại phong kiến mà các công trình kiến
trúc lại hòa điệu với thiên nhiên tạo nên những tiết tấu độc đáo với những lễ
hội, âm nhạc, ẩm thực truyền thống được bảo tồn phong phú đa dạng. Cách
cấu tạo giữa cảnh quan và kiến trúc làm cho thành phố Huế trở thành một
thành phố của sự hài hoà giữa kiến trúc – nhiên nhiên và con người.
Hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước, đô thị Huế cũng đang
chuyển biến dần, định hướng phát triển đô thị không theo kịp sự phát triển
kinh tế, sự gia tăng dân số … đó và đang làm thay đổi bộ mặt đô thị Huế.
Không gian kiến trúc cảnh quan dọc hai bên tuyến đường Kim Long nối
dài đường Nguyễn Phúc Nguyên hiện đang trở mình và có một sự thay đổi
nhất định. Nhưng sự phát triển và thay đổi này chưa đồng nhất và phát triển
một cách tự phát đó làm ảnh hưởng không phải nhỏ đến cảnh quan trên tuyến

của hai con đường này.
Để kiến trúc cảnh quan không gian kết nối giữa các công trình kiến trúc
phủ đệ, công trình kiến trúc tôn giáo, nhà vườn, nhà ở, công trình kiến trúc
công cộng với dòng sông Hương trên tuyến đường Kim Long nối dài đường
Nguyễn Phúc Nguyên, vừa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động du lịch và
phát triển đô thị, vừa không làm ảnh hưởng đến các giá trị cảnh quan tự
nhiên, giá trị truyền thống của di tích, cần phải có những nghiên cứu đánh giá
một cách hệ thống và toàn diện về các giá trị của cảnh quan tự nhiên dọc theo
bờ sông Hương, mối quan hệ của nó với không gian văn hóa di tích lịch sử, để


2

đưa ra các định hướng tổ chức, khai thác không gian kiến trúc cảnh quan phù
hợp với việc xây dựng và phát triển đô thị Huế.
Vì vậy, việc nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến
đường Kim Long nối dài Nguyễn Phúc Nguyên - thành phố Huế là việc làm
rất thiết thực, nhằm gúp phần bảo tồn và định hướng sự phát triển hài hoà của
các công kiến trúc phủ đệ, công trình kiến trúc tôn giáo, nhà vườn, nhà ở,
công trình kiến trúc công cộng. Và sự kết hợp giữa du lịch với cảnh quan các
khu di tích, gúp phần làm tôn vinh vẽ đẹp có sẵn của đô thị Huế tạo ra bước
đột phá cho du lịch thành phố Huế - thành phố Festival.
Mục đích nghiên cứu
Đề xuất quan điểm, nguyên tắc và tiêu chí để quản lý, kiểm soát khai
thác giá trị văn hóa kiến trúc cảnh quan, văn hóa phi vật thể, văn hóa xã hội
của tuyến đường Kim Long nối dài đường Nguyễn Phúc Nguyên nhằm bảo
tồn không gian kiến trúc cảnh quan để phục vụ phát triển du lịch.
Xác định giá trị của không gian kết nối bờ sông Hương - cảnh quan kiến
trúc của phủ đệ, nhà vườn, công trình kiến trúc tôn giáo và các công trình kiến
trúc nằm dọc trên trục đường Kim Long nối dài Nguyễn Phúc Nguyên.

Xác định giá trị văn hóa xã hội, văn hóa phi vật thể của tuyến đường
Kim Long nối dài Nguyễn Phúc Nguyên và nếp sống, phong tục, tập quán của
người dân nơi đây.
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Kim Long nối dài
Nguyễn Phúc Nguyên nhằm bảo tồn và phát triển tốt giá trị văn hoá kiến trúc
của các phủ đệ, nhà vườn, công trình kiến trúc tôn giáo. Giá trị tổng thể canh
quan khu vực công viên dọc bờ sông Hương. Đồng thời tạo ra một mối liên
kết và hài hoà giữa các công trình kiến trúc phủ đệ, nhà vườn, công trình kiến
trúc tôn giáo, công trình kiến trúc nhà ở, công trình kiến trúc công cộng với
cảnh quan hai bên trục đường Kim Long nối dài Nguyễn Phúc Nguyên và
dòng sông Hương.


3

Đề xuất các giải pháp để tổ chức, quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu
vực công việc dọc bờ sông Hương. Đề xuất các giải pháp cơ bản để tổ chức,
khai thác không gian KTCQ phục vụ kết nối đời sống văn hóa, du lịch dọc hai
bên trục đường Kim Long nối dài đường Nguyễn Phúc Nguyên.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về không gian: Tổ chức KTCQ không gian kết nối giữa các Phủ
đệ, các nhà vườn, công trình kiến trúc tôn giáo, nhà ở, công trình kiến trúc
công cộng với sông Hương dọc hai bên tuyến đường Kim Long nối dài đường
Nguyễn Phúc Nguyên thuộc phường Kim Long, phường Hương Long- thành
phố Huế. Chiều dài tuyến đường nghiên cứu được bắt đầu từ cầu Kim Long
đến chùa Thiên Mụ, chiều rộng tuyến đường nghiên cứu được xác định một
bên từ tim đường Kim Long và Nguyễn Phúc Nguyên vào 300m. Một bên là
bờ và dòng sông Hương.
Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu trong bối cảnh KTXH giai đoạn 2010
- 2020 và định hướng đến năm 2030.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Điều tra, khảo sát thực địa, thu thập dữ liệu, các thông tin trong các tài
liệu sách vở, thông tin qua mạng, internet.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Xác lập hồ sơ khoa học nhằm định hướng vừa phát triển kiến trúc cảnh
quan trên toàn tuyến đường Kim Long nối dài Nguyễn Phúc Nguyên và bảo
tồn phát huy giá trị kiến trúc các công trình phủ đệ, nhà vườn, chùa Thiên Mụ.
- Tạo dựng hình ảnh đặc trưng cho toàn tuyến đường Kim Long nối dài
Nguyễn Phúc Nguyên, làm nền tảng cho việc xây dựng tạo hình ảnh đặc trưng
cho đô thị Huế.


4

CÊu tróc luËn v¨n


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



110

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Sông Hương là được xem là một trong những con sông đẹp nhất ở Việt
Nam. Chùa Thiên Mụ, nhà vườn An Hiên, công trình Phủ đệ là điểm di tích
lịch sử văn hóa, là điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó có những những công trình nhà vườn, công trình phủ đệ đã
xuống cấp, và những công trình nhà được mọc lên không được chú trọng đến
tổng thể kiến trúc, cảnh quan xung quanh nên ảnh hưởng ít nhiều đến KTCQ
của toàn tuyến.
2. Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản:
- Việc bảo tồn và khai thác không gian KTCQ, các chính sách văn hoá
không mang tính mục đích cao, còn thiếu sự phối hợp liên ngành trong khâu
quản lý và hoạch định chiến lược. khoảng cách giữa các chiến lược bảo tồn,
trưng bày và truyền thông về di sản.
- Chưa có sự khảo sát đánh giá đúng và đủ giá trị KTCQ của các công
trình phủ đệ. Chưa có sự liên kết để khai thác giữa các điểm di tích như các
công trình phủ đệ, nhà vườn, công trình tôn giáo với nhau.
- Chưa khai thác hết những giá trị về văn hóa phi vật thể trên tuyến
đường Kim Long nối dài Nguyễn Phúc Nguyên.
- Chưa khai thác hết tiềm năng về ẩm thực, văn hoá lối sống, ngành
nghề truyền thống.
- Chưa khai thác hết về gía trị vẽ đẹp thiên nhiên của dòng sông Hương
dọc theo toàn tuyến đường.
- Quản lý di tích còn chồng chéo, lỏng lẻo, thiếu những quy chế, quy
định cụ thể để kiểm soát sự phát triển. Người dân thiếu nhạy bén với các cơ
hội phát triển kinh doanh phục vụ du lịch.



111

3. Để giải quyết những vấn đề trên, đề tài “tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan tuyến Kim Long nối dài Nguyễn Phúc Nguyên” đã tập trung nghiên cứu
và đề xuất các nội dung sau:
- Yêu cầu đối với tổ chức KTCQ không gian kết nối các điểm di tích,
lịch sử, văn hóa.
- Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cho các gia đình đang sống trong
khuôn viên các phủ đệ, để họ có nguồn kinh phí cần thiết để bảo tồn, tôn tạo
kịp thời, chống xuống cấp đối với các công trình trong khuôn viên phủ đệ họ
đang sống.
- Đưa các công trình phủ đệ vào dạng các công trình cần được bảo tồn,
tôn tạo một cách cấp thiết.
- Khái thác tiềm năng vẽ đẹp thiên nhiên bờ sông Hương dọc tuyến
đường bằng cách tạo những công viên cảnh quan mà nơi đó có thể tổ chức
những lễ hội truyền thống dân giang vào các lễ lớn hàng năm như tết Nguyên
Đám, lễ hội festival.
- Đề xuất khai thác tuyến du lịch trong khu vực nghiên cứu.
4. Không gian tuyến đường Kim Long nối dài Nguyễn Phúc Nguyên mang
nặng tính truyền thống và cần thiết bảo tồn. Do đó đề tài đã nghiên cứu xác
định không gian cần bảo tồn đó là công trình chùa Thiên Mụ, các công trình
phủ đệ, đình Kim Long, đình Xuân Hòa, Đại chủng viện Huế, nhà vườn An
Hiên. Phát huy thế mạnh của nhà vườn, chùa Huế và không gian văn hóa lễ
hội để phát triển du lịch.
5. Kiến trúc cảnh quan tuyến đường phản ánh bản sắc TP Huế, công tác bảo
tồn đạt được thống nhất giữa nội dung và hình thức, nâng cao tuổi thọ tuyến
đường. Các phương pháp ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, sự lựa chọn
thích hợp với điều kiện địa phương, sự gắn kết giữa nội dung và hình thức, kỹ
thuật mới về chăm sóc cây xanh và sinh thái. Vấn đề tổ chức môi trường và



112

bảo vệ môi trường, ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm, xử lý nước mặt và
nước thải. Các yếu tố cấu thành bản sắc đô thị, cảnh quan đô thị, cảnh quan
tuyến đường. Không gian xưa và nay, ngữ nghĩa phố phường kết hợp với bản
sắc dân tộc trong giai đoạn mới.

KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu trên, đề tài kiến nghị các cấp có
thẩm quyền như sau:
1. Khảo sát tổng thể các loại hình kiến trúc trong khu vực, đánh giá đặc điểm
giá trị của từng loại hình không gian để có cơ sở đề xuất việc tạo lập sự kết
nối hoàn thiện hơn cho các điểm di tích, văn hóa, lịch sử.
2. Khảo sát sự đa dạng về thảm thực vật, cây xanh và địa hình để lựa chọn
phương hướng phát triển.
3. Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá, sàng lọc và quyết định chọn lọc khai thác
các điểm có khả năng phục vụ du lịch ở quy mô trên toàn tuyến và cả khu vực
để đầu tư nhằm tạo cơ hội cho hai bên toàn tuyến phát triển đột phá.
4. Tiến hành nghiên cứu hoàn thiện hơn trên cơ sở các đề xuất bước đầu của đề
tài về việc xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu để đánh giá giá trị văn hóa, lịch sử
của các công trình phủ đệ, công trình tôn giáo, đình làng, nhà vườn.
5. Trên cơ sở tuyến du lịch đề xuất, tổ chức các điểm du lịch theo chủ đề, theo
giá trị đặc trưng của di tích, các điểm văn hóa để làm “sống lại” giá trị lịch sử,
phát triển đời sống văn hóa của người dân và tính đa dạng văn hóa của các
không gian nhằm thu hút khách du lịch tham quan.


TI LIU THAM KHO


1. Phan Thun An (1972), Tiu lun cao hc s v Phong Thnh Hu ca
triu Nguyn.
2. Nguyn Th Bỏ (2004), Quy hoch xõy dng phỏt trin ụ th, NXB
Xõy dng.
3. Đỗ Xuân Cẩm (2008),Cây xanh thành phố Huế , Tạp chí Nghiên cứu
Huế, tập 6, tr 191-193.
4. Phan Tin Dng (2010) ,Di sn vn húa Hu - ng lc ca s phỏt
trin kinh t xó hi Tha Thiờn Hu, bỏo Tha Thiờn Hu.
5. Phm Ngc ng, Nguyn Vit Anh, Nguyn Khc Kinh, Trn ng
Phong, Trn Vn í. (2000), Qun lý mụi trng ụ th v khu cụng
nghip, H Ni.
6. Lờ Ngụ Nht Phng (2011), Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
trục đường Điện Biên Phủ - Đàn Nam Giao thuộc thành phố Huế - lun
vn thc s, trng i hc kin trỳc H Ni, tr 107-109.
7. Nguyn Trng Phng (2008), Mi trng ụ th, H Ni.
8. Nguyn Trng Phng Lờ Quang Thụng (2001), Mt s gii phỏp
thit k quy hoch v kin trỳc nhm hn ch ụ nhim mụi trng trong
khu ụ th v nụng thụn ng bng sụng Hng ti nghiờn cu khoa
hc cp b mó s RD-18, H Ni, tr 161.
9. Nguyn Minh Quang (2008), Quy hoch cnh quan trc ng thnh
ph Ninh Bỡnh c ụ Hoa L lun vn thc s, trng i hc kin
trỳc H Ni, tr 11.


10. Trng Vn Qung (2006), Mụ hỡnh nh hng v gii phỏp quy
hoch bo tn di sn ụ th ti Vit Nam - ng dng vo H Ni lun
vn thc s.
11. Phan Thanh Hi (2009), Vn hoỏ lch s Hu qua gúc nhỡn lng xó
ph cn,Hu.
12. Phan Thanh Hi (2008), Ph - loi hỡnh kin trỳc quý tc hu, Hu.

13. Khoa quy hoạch - trường Đại học Kiến trúc Hà Nôi (2009), Thiết kế đô
thị, Hà Nội, tr 43-45.
14. Nguyn Trng Hun (1995), Thuyt minh ỏn Tụn to cnh quan hai
b sụng Hng, tr 15.
15. Lờ Quang Hiu (2011), c im v giỏ tr cỏc ph thi Nguyn
Hu - lun vn thc s, trng i hc kin trỳc H Ni, tr 69-70.
16. Hàn Tất Ngạn (2010), Kiến trúc cảnh quan, NXB Xây Dựng, Hà nội,
trang10-11, 118.
17. Hn Tt Ngn (1992), Khai thỏc v t chc cnh quan trong s hỡnh
thnh v phỏt trin ụ thi lun ỏn phú tin s.
18. Nguyễn Hữu Thông (2000-2001), Nghiên cứu - bảo tồn hợp lý nhà
vườn truyền thống Huế, Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Bộ, Đại học
Huế, trường Đại học Khoa Học, khoa Lịch Sử.
19. Hong Ph Ngc Tng (2001), Ai ó t tờn cho dũng sụng nghiờn
cu Hu tp 2, TP Hu, tr 218 220.
20. m Thu Trang (2003), T chc kin trỳc cnh quan trong cỏc khu
ca H Ni nhm nõng cao cht lng mụi trng sng ụ th - lun
an tin s.
21. Bộ Xây dựng (2005), Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 362:2005, Quy
hoạch cây xanh bố trí công cộng, tr 12-15.


22. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), “Quyết định phê duyệt
Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên
Huế”.

Nguồn Internet:
23.
24. http://ww w3.thuathienhue.gov.vn
25.

26.
27.
28. .
29.
30. www.qhhdthuathienhue.gov.vn
31.


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS. TS Hàn Tất Ngạn, giáo
viên đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kiến Trúc Hà
Nội, Khoa Sau Đại Học đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin
cám ơn các thầy giáo, cô giáo trong tiểu ban đã hỗ trợ, góp ý cho tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cám ơn gia đình, các bậc đàn anh, các bạn bè, các đồng nghiệp
đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi; các số liệu, kết quả, giải pháp nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2011


Nguyễn Ngọc Phương


MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 3
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN TUYẾN ĐƯỜNG ĐÔ THỊ......................................................................... 5
1.1. Những khái niệm cơ bản .................................................................. 5
1.1.1. Những khái niệm cơ bản về kiến trúc cảnh quan. ...................... 5
1.1.2. Khái niệm về di sản văn hóa. .................................................... 9
1.1.3. Khái niệm về phát triển bề vững. ............................................ 10
1.2. Kiến trúc cảnh quan và các yếu tố tạo hình trong đô thị. ................ 10
1.3. Thực trạng tổ chức chức kiến trúc cảnh quan tuyến đường ở Việt
Nam...................................................................................................... 11
1.3.1. Một số đô thị Việt Nam. ......................................................... 11
1.3.2. Một số tuyến đường ở thành phố Huế ..................................... 16
1.4. Thực trạng không gian KTCQ dọc hai bên từ đường Kim Long nối

dài Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế ............................................ 22


1.4.1. Thực trạng không gian cảnh quan toàn tuyến Kim Long nối dài
Nguyễn Phúc Nguyên ............................................................... 22
1.4.2. Thực trạng các thành phần tạo cảnh trên tuyến Kim Long nối
dài Nguyễn Phúc Nguyên.......................................................... 25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN KIM LONG NỐI DÀI NGUYỄN PHÚC
NGUYÊN ................................................................................................................36
1.1. Cơ sở pháp lý (các văn bản hiện hành của nhà nước liên quan đến tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường, bảo tồn di sản văn
hoá (VN và QT).................................................................................... 36
2.2. Các yếu tố tự nhiên tác động đến kiến trúc cảnh quan tuyến đường.37
2.2.1. Khí hậu ................................................................................... 37
2.2.2. Địa hình, địa chất .................................................................... 43
2.2.3. Thủy văn................................................................................. 43
2.3. Giá trị lịch sử - văn hoá tuyến Kim Long nối dài Nguyễn Phúc
Nguyên ................................................................................................. 45
2.3.1. Hệ thống hoá giá trị lịch sử - văn hoá không gian kiến trúc cảnh
quan .......................................................................................... 45
2.3.2. Hệ thống hoá giá trị lịch sử - văn hoá các thành phần tạo cảnh 47
2.4. Giá trị văn hoá phi vật thể của tuyến Kim Long nối dài Nguyễn Phúc
Nguyên và phong tục truyền thống người Xứ Huế................................ 56
2.4.1. Giá trị văn hoá phi vật thể của tuyến Kim Long nối dài Nguyễn
Phúc Nguyên ............................................................................ 56
2.4.2. Phong tục truyền thống người Xứ Huế.................................... 57
2.5. Giá trị môi trường - sinh thái ......................................................... 69
2.6. Các cơ sở thẩm mỹ trong bố cục tạo hình và trang trí tuyến đường 71
2.6.1. Các cơ sở thẩm mỹ trong bố cục tạo hình ............................... 71



2.6.2. Các cơ sở thẩm mỹ trong bố cục trang trí tuyến đường ........... 72
2.7. Khuynh hướng phát triển kinh tế - kỹ thuật .................................. 73
2.7.1. Về chỉ tiêu sử dụng đất ........................................................... 73
2.7.2. Về phân khu chức năng........................................................... 73
2.7.3. Về kiến trúc và cảnh quan đô thị ............................................. 74
2.7.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ............................................................ 74
2.8. Khuynh hướng phát triển Du lịch văn hoá - di sản - sinh thái thành
phố Huế ................................................................................................ 75
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN ĐƯỜNG KIM LONG NỐI DÀI NGUYỄN PHÚC NGUYÊN TP HUẾ ...................................................................................................................79
3.1. Quan điểm về quy hoạch tuyến đường Kim Long nối dài Nguyễn
Phúc Nguyên ........................................................................................ 79
3.1.1. Quan điểm về phân khu chức năng ......................................... 79
3.1.2. Quan điểm về sử dụng đất tuyến Kim Long nối dài Nguyễn Phúc
Nguyên ...................................................................................... 80
3.1.3. Quan điểm về tổ chức kiến trúc, cảnh quan, bảo tồn tôn tạo các
công trình trên toàn tuyến ......................................................... 81
3.2. Tổ chức không gian cảnh quan toàn tuyến Kim Long nối dài Nguyễn
Phúc Nguyên ........................................................................................ 83
3.2.1. Không gian trống (đóng, mở, kết hợp đóng và mở)................. 83
3.2.2. Hình khối hai bên tuyến .......................................................... 87
3.2.3 Hình thức trang trí chủ yếu của không gian tuyến. ................... 88
3.3. Bố cục (bảo tồn, tôn tạo và xây mới bổ sung) các thành phần tạo
cảnh trên tuyến Kim Long nối dài Nguyễn Phúc Nguyên ..................... 88
3.3.1. Công trình kiến trúc ................................................................ 88
3.3.2. Vỉa hè ..................................................................................... 95



3.3.3. Trang thiết bị đô thị ................................................................ 97
3.3.4. Điạ hình .................................................................................. 99
3.3.5. Mặt nước .............................................................................. 100
3.3.6.Cây xanh................................................................................ 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................110
KẾT LUẬN ........................................................................................ 110
KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 112


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Cụm từ viết tắt

CTKT

Công trình kiến trúc

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

KGKTCQ

Không gian kiến trúc cảnh quan

TP

Thành phố


KTXH

Kinh tế xã hội


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1.

Nhiệt độ trung bình tháng và năm (˚C) tại thành phố Huế

38

Bảng 2.2.

Biến thiên nhiệt độ trung bình tháng tại thành phố Huế

38

Bảng 2.3.

Biến đổi nhiệt độ trung bình giữa các tháng (˚C) tại

thành phố Huế

39

Bảng 2.4.

Tần suất (%) xuất hiện lượng mưa tháng -100mm tại
Thừa Thiên Huế

39

Bảng 2.5.

Số ngày mưa trung bình tháng tại Thừa Thiên Huế

40

Bảng 2.6.

Độ ẩm tương đối (%) trung bình tháng và năm

40

Bảng 2.7.

Độ ẩm tương đối (%) thấp nhất tháng và năm

40

Bảng 2.8.


Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm

41

Bảng 2.9.

Bức xạ tổng cộng thực tế tháng (Kcal/cm2/tháng) và năm

41

Bảng 2.10. Hoa gió tại thành phố Huế Nguồn: Đài khí tượng thủy
văn Trung Trung bộ.

42

Bảng 2.11. Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) tại thành phố Huế

42

Bảng 2.12. Số ngày trung bình có tốc độ gió  10m/s và  15m/s

43

Bảng 2.13. Đặc trưng chủ yếu của vùng thuỷ văn thuộc tỉnh TT Huế

44

Bảng 2.14. Nhiệt độ trung bình của thành phố Huế, thành phố Hồ
Chí Minh, thành phố Hà Nội


44

Bảng 2.15. Lượng mưa trung bình của thành phố Huế, thành phố
Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội

44

Bảng 3.1

108

Tiêu chí lựa chọn cây trồng trong đô thị


DANH MỤC HÌNH MINH HOẠ
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Cảnh quan tuyến đường Nguyễn Huệ TP Hồ Chí Minh

13

Hình 1.2.


Cảnh quan đường Điện Biện Phủ - TP Đà Nẵng

15

Hình 1.3.

Cảnh quan trục đường Trần Hưng Đạo – TP Huế

18

Hình 1.4.

Trục đường Lê Lợi – TP Huế

21

Hình 1.5.

Vị trí tuyến đường Kim Long nối dài Nguyễn Phúc Nguyên

23

Hình 1.6.

Cảnh quan tuyến đường Kim Long nối dài Nguyễn
Phúc Nguyên

29


Hình 1.7.

Hiện trang KTCQ tuyến đường Kim Long nối dài Nguyễn
Phúc Nguyên

30

Hình 1.8.

Hiện trạng tuyến đường Nguyễn Phúc Nguyên từ vị trí
chùa Thiên Mụ đến vị trí đình làng Xuân Hòa

31

Hình 1.9.

Hiện trạng tuyến đường Nguyễn Phúc Nguyên từ vị trí
đình làng Xuân Hòa đến vị trí phủ Vịnh Quốc Công

32

Hình 1.10.

Hiện trạng tuyến đường Nguyễn Phúc Nguyên kết nối
đường Kim Long

33

Hình 1.11.


Hiện trạng tuyến đường Kim Long từ vị trí Đan viện
Carmel đến vị trí phủ Đức Quốc Công

34

Hình 2.1.

Bố cục mặt bằng tổng thể chung của các phủ

49

Hình 2.2.

Công trình kiến trúc tuyến đường Kim Long nối dài
Nguyễn Phúc Nguyên

52

Hình 2.3.

Sông Hương

55

Hình 2.4.

Một số hình thức trang trí tuyến đường

73


Hình 2.5.

Bản đồ du lịch thành phố Huế

78

Hình 3.1.

Giải pháp tổ chức KTCQ tuyến đường Kim Long

85

Hình 3.2.

Giải pháp tổ chức KTCQ tuyến đường Nguyễn Phúc Nguyên

86

Hình 3.3.

Nhà ở truyền thống điển hình ở Huế - Nguồn: Nhà di sản

93

Hình 3.4.

Một số phương án kiến trúc nhà ở nằm trên tuyến đường
Kim Long nối dài Nguyễn Phúc Nguyên

94



Hình 3.5.

Một số phương án lát ghạch vỉa hè

96

Hình 3.6.

Một số mô hình biển báo, quản cáo trên tuyến đường

97

Hình 3.7.

Một số trang thiết bị đô thị tham khảo

99

Hình 3.8.

Một số giải pháp sử dụng địa hình

100

Hình 3.9.

Một số giải pháp tổ chức cảnh quan mặt nước


101

Hình 3.10.

Một số loại cây xanh, hoa, cây bụi trồng trên tuyến đường

107

Hình 3.11

Một số phương pháp bố cục cây xanh

107


×