Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Phát triển mạng lưới đường xe đạp, đi bộ trong mối quan hệ với mạng lưới giao thông công cộng thị trấn chúc sơn hướng tới đô thị sinh thái (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

THÂN ĐÌNH VINH

PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG XE ĐẠP, ĐI BỘ
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
CÔNG CỘNG THỊ TRẤN CHÚC SƠN HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ
SINH THÁI.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

THÂN ĐÌNH VINH
KHÓA 2012 – 2014

PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG XE ĐẠP, ĐI BỘ
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
CÔNG CỘNG THỊ TRẤN CHÚC SƠN HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ
SINH THÁI.



Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Mã số: 60.58.02.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VŨ THỊ VINH

Hà Nội - 2014


i

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1
Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................... 3
Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 3
NỘI DUNG ...................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG XE ĐẠP, ĐI BỘ
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG CÔNG

CỘNG THỊ TRẤN CHÚC SƠN. .................................................................. 5
1.1. Một số khái niệm cơ bản. ........................................................................ 5
1.1.1. Đô thị ...................................................................................................... 5
1.1.1. Đô thị sinh thái ....................................................................................... 5
1.1.2. Giao thông công cộng. ............................................................................ 5
1.1.3. Quy hoạch giao thông công cộng. .......................................................... 6
1.1.4. Điểm kết nối giao thông. ........................................................................ 6
1.2. Giới thiệu chung về thị trấn Chúc Sơn. ................................................. 6


ii

1.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên [19]. .......................................................... 7
1.2.2. Đặc điểm hiện trạng kinh tế - xã hội. ..................................................... 7
1.2.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật thị trấn Chúc Sơn [19].............................. 11
1.3. Hiện trạng hệ thống giao thông thị trấn Chúc Sơn. ........................... 12
1.3.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông đối ngoại. ......................................... 12
1.3.2. Hiện trạng mạng lưới đường đô thị. ..................................................... 14
1.4. Hiện trạng mối quan hệ giữa mạng lưới đường xe đạp, đi bộ với
mạng lưới giao thông công cộng thị trấn Chúc Sơn. ................................. 16
1.4.1. Hiện trạng mạng lưới đường đi bộ thị trấn Chúc Sơn. ......................... 16
1.4.2. Hiện trạng mạng lưới đường xe đạp thị trấn Chúc Sơn. ....................... 19
1.4.3. Hiện trạng mạng lưới giao thông công cộng thị trấn Chúc Sơn. .......... 23
1.4.4. Hiện trạng các điểm kết nối giữa mạng lưới giao thông công cộng và
đường xe đạp, đi bộ thị trấn Chúc Sơn. .......................................................... 26
1.5. Đánh giá chung ...................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI
ĐƯỜNG XE ĐẠP, ĐI BỘ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI MẠNG LƯỚI
GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THỊ TRẤN CHÚC SƠN HƯỚNG TỚI
ĐÔ THỊ SINH THÁI. ................................................................................... 30

2.1. Cơ sở lý luận........................................................................................... 30
2.1.1. Những tiêu chí và nguyên tắc quy hoạch đô thị sinh thái..................... 30
2.1.2. Những yêu cầu cơ bản về mạng lưới giao thông công cộng trong đô thị.
........................................................................................................................ 32
2.1.3. Yêu cầu, nguyên tắc phát triển mạng lưới đường xe đạp trong đô thị. 37
2.1.4. Yêu cầu, nguyên tắc phát triển mạng lưới đường đi bộ trong đô thị. ... 41
2.1.5. Yêu cầu của điểm kết nối giữa mạng lưới đường xe đạp, đi bộ với mạng
lưới giao thông công cộng. ............................................................................. 45


iii

2.2. Những định hướng có liên quan đến giao thông thị trấn Chúc Sơn. 49
2.2.1. Xây dựng đô thị trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ
2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 [5]..................................................... 49
2.2.2. Định hướng phát triển giao thông trong quy hoạch chung thị trấn sinh
thái Chúc Sơn đến năm 2030. ......................................................................... 50
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và trong nước. ........................... 55
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế. ........................................................................... 55
2.3.2. Kinh nghiệm trong nước. ...................................................................... 60
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI
ĐƯỜNG XE ĐẠP, ĐI BỘ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI MẠNG LƯỚI
GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THỊ TRẤN CHÚC SƠN HƯỚNG TỚI
ĐÔ THỊ SINH THÁI. ................................................................................... 66
3.1. Đề xuất một số tiêu chí giao thông hướng tới đô thị sinh thái. .......... 66
3.2. Đề xuất phát triển mạng lưới đường xe đạp thị trấn Chúc Sơn. ...... 69
3.2.1. Đề xuất một số nguyên tắc phát triển mạng lưới đường xe đạp. .......... 69
3.2.2. Đề xuất phân cấp mạng lưới đường xe đạp trong đô thị. ..................... 71
3.2.3. Đề xuất về quy hoạch mạng lưới đường xe đạp. .................................. 79
3.2.4. Đề xuất tổ chức đường xe đạp tại các ngã giao nhau. .......................... 82

3.3. Đề xuất phát triển mạng lưới đường đi bộ thị trấn Chúc Sơn. ......... 85
3.3.1. Đề xuất phân cấp mạng lưới đường đi bộ trong đô thị. ........................ 85
3.3.2. Đề xuất về quy hoạch mạng lưới đường đi bộ. .................................... 91
3.3.3. Đề xuất tổ chức đường đi bộ tại các ngả giao nhau.............................. 93
3.4. Đề xuất các điểm kết nối quan trọng giữa đường đi bộ, đường xe đạp
với giao thông công cộng. ............................................................................ 97
3.4.1. Điểm kết nối - Cơ sở để phát triển mạng lưới đường xe đạp đi bộ trong
mối quan hệ với mạng lưới giao thông công cộng. ........................................ 97


iv

3.4.2. Yêu cầu các điểm kết nối. ..................................................................... 98
3.4.3. Xác định vị trí các điểm kết nối quan trọng giữa đường đi bộ, đường xe
đạp với giao thông công cộng........................................................................ 99
3.4.4. Tổ chức một điểm kết nối. .................................................................. 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 107


v

LỜI CẢM ƠN
Khi là sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tôi đã rất vinh dự và tự
hào, hơn thế bây giờ tôi lại là học viên cao học của Trường thì niềm vinh dự
tự hào ấy lại nhân lên gấp bội. Trải qua gần hai năm học tôi đã được các Giáo
sư, Tiến sĩ dành tâm huyết truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng
vô cùng quý báu. Dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Vũ Thị Vinh tác
giả đã vận dụng những kiến thức kết hợp với các kỹ năng và các tài liệu thu
thập được để hoàn thành luận văn “Phát triển mạng lưới đường xe đạp, đi bộ
trong mối quan hệ với mạng lưới giao thông công cộng thị trấn Chúc Sơn

hướng tới đô thị sinh thái”.
Nếu không có sự chỉ bảo hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học thì tác
giả không thể đạt được kết quả như ngày hôm nay. Tác giả xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến PGS.TS. Vũ Thị Vinh đã hướng dẫn rất tận tình trong
suốt thời gian qua.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban lãnh đạo Khoa Kỹ thuật
hạ tầng và Môi trường đô thị, Khoa Sau đại học, Bộ môn Giao thông đô thị,
cùng các thầy cô, đồng nghiệp của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn
quốc gia, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế, Uỷ ban nhân dân của huyện
Chương Mỹ, Thư viện quốc gia, Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội,
Thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi tiếp
cận nguồn tài liệu phục vụ cho việc hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn!


vi

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Phát triển mạng lưới đường xe đạp,
đi bộ trong mối quan hệ với mạng lưới giao thông công cộng thị trấn Chúc
Sơn hướng tới đô thị sinh thái” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Thân Đình Vinh



vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

QHGT

Quy hoạch giao thông

SDĐ

Sử dụng đất

TTST

Thị trấn sinh thái

TT

Thị trấn

PTBV


Phát triển bền vững

GTĐT

Giao thông đô thị

MLGTCC
MLĐXĐ, ĐB

Mạng lưới giao thông công cộng
Mạng lưới đường xe đạp, đi bộ

MLĐĐB

Mạng lưới đường đi bộ

MLĐXĐ

Mạng lưới đường xe đạp

GTCC

Giao thông công cộng

KGĐB

Không gian đi bộ

QL6


Quốc lộ 6


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Đánh giá đất xây dựng[19]. ............................................................ 9
Bảng 1.2: Hiện trạng các tuyến buýt qua thị trấn Chúc Sơn ......................... 24
Bảng 2.1: Trị số vuốt 2 đầu chỗ dừng xe........................................................ 35
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu chính thiết kế bến xe ôtô công cộng ......................... 37
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp các tuyến xe buýt từ Ecopark [29] ........................ 61
Bảng 3.1. Phân cấp mạng lưới đường xe đạp trong đô thị (đề xuất tác giả). 78


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Vị trí thị trấn Chúc Sơn [19] ............................................................ 7
Hình 1.2. Biểu đồ tỷ lệ các loại đất hiện trạng, [19] ....................................... 8
Hình 1.3. Tỷ lệ đánh giá đất các loại ............................................................. 10
Hình 1.4. Hiện trạng hạ tầng xã hội [19] ....................................................... 11
Hình 1.5. Đường tỉnh lộ 419 đoạn qua trường THPT Chương Mỹ A. ........... 12
Hình 1.6. Đường QL6 đi từ Hà Nội vào, đoạn đầu thị trấn Chúc Sơn........... 12
Hình 1.7. Mặt cắt ngang hiện trạng đường đối ngoại .................................... 13
Hình 1.8. Bản đồ hiện trạng giao thông đối ngoại thị trấn Chúc Sơn ........... 13
Hình 1.9. Mặt cắt ngang hiện trạng đường đô thị .......................................... 14
Hình 1.10. Bản đồ hiện trạng giao thông đô thị thị trấn Chúc Sơn ............... 15
Hình 1.11. Điểm đỗ xe buýt trước UBND Huyện Chương Mỹ ....................... 16
Hình 1.12. Đường đô thị trước cửa kho bạc huyện Chương Mỹ .................... 16

Hình 1.13. Học sinh đi bộ đi học tại trường THCS thị trấn Chúc Sơn .......... 17
Hình 1.14. Các cháu đi bộ đi học tại trường mầm non thị trấn Chúc Sơn .... 17
Hình 1.15. Bản đồ hiện trạng đường đi bộ ..................................................... 18
Hình 1.16. Học sinh đi xe đạp đi học trên phố ............................................... 21
Hình 1.17. Học sinh đi xe đạp đi học tại trường tiểu học thị trấn Chúc Sơn . 21
Hình 1.18. Bản đồ hiện trạng mạng lưới đường xe đạp ................................. 22
Hình 1.19. Một điểm chờ xe buýt trên QL6 .................................................... 23
Hình 1.20. Xe buýt số 80 đoạn trước kho bạc nhà nước huyện Chương Mỹ . 23


x

Hình 1.21. Bản đồ phạm vi phục vụ các tuyến xe buýt hiện trạng ................. 25
Hình 1.22. Một điểm kết nối sơ khai cuối trạm buýt số 37 ............................. 27
Hình 2.1. Cấu tạo chỗ dừng xe không có làn phụ .......................................... 34
Hình 2.2. Cấu tạo chỗ dừng xe có làn phụ, dạng dừng tránh. ....................... 35
Hình 2.3. Mức độ đi lại khó khăn theo diện tích/ người (tác giả vẽ) ............. 42
Hình 2.4. Mối quan hệ giữa vận tốc và mật độ của dòng đi bộ [7] ............... 42
Hình 2.5. Trạm trung chuyển tại ga Maashaven, Rotterdam ......................... 48
Hình 2.6. Phương án thiết kế ga trên cao C1 Nam Thăng Long .................... 49
Hình 2.7. Nhà ga trên cao của tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội .................. 49
Hình 2.8. Mặt cắt ngang đường đối ngoại thị trấn Chúc Sơn,[19] ................ 51
Hình 2.9. Bản đồ quy hoạch giao thông đối ngoại thị trấn Chúc Sơn ........... 52
Hình 2.10. Bản đồ quy hoạch giao thông nội thị thị trấn Chúc Sơn[19] ....... 54
Hình 2.11. Đi bộ ở thành phố Vancouver[24] ............................................... 56
Hình 2.12. Mạng lưới đường đi bộ ở Vancouver[24] .................................... 56
Hình 2.13. Đi xe đạp ở thành phố Vancouver[24] ......................................... 56
Hình 2.14. Chỗ để xe đạp [24] ....................................................................... 57
Hình 2.15. Mạng lưới đường xe đạp ở Vancouver[24] .................................. 57
Hình 2.16. Bản đồ quy hoạch đô thị Thiên Tân [28] ..................................... 59

Hình 2.17. Mô hình cấu trúc đô thị [28] ........................................................ 59
Hình 2.18. Đường đi bộ và xe đạp ở Thiên Tân [32] ..................................... 59
Hình 2.19. Không gian xanh, khu vực xây dựng mật độ cao Thiên Tân [32] 60


xi

Hình 2.20. Không gian xanh và khu vực xây dựng mật độ cao ở Ecopark [6]
........................................................................................................................ 60
Hình 2.21. Đường đi dạo ven hồ[6] ............................................................... 62
Hình 2.22. Đại lộ công viên[6] ...................................................................... 62
Hình 2.23. Không gian xanh giải trí[6] ......................................................... 62
Hình 2.24. Không gian đi xe đạp và đi bộ khu đô thi Ecopark ...................... 63
Hình 2.25. Không gian đi xe đạp, đi bộ ở thành phố Hội An. ........................ 64
Hình 3.1. Tiêu chí giao thông hướng tới đô thị sinh thái ............................... 68
Hình 3.2. Đường xe đạp trên hè phố .............................................................. 73
Hình 3.3. Đường xe đạp dưới lòng đường có dải phân cách ......................... 73
Hình 3.4. Đường xe đạp dưới lòng đường có làn đỗ xe ................................. 74
Hình 3.5. Đường xe đạp trên hè phố .............................................................. 75
Hình 3.6. Đường xe đạp dưới lòng đường, có dải phân cách ........................ 75
Hình 3.7. Đường xe đạp dưới lòng đường có làn đỗ xe ................................. 76
Hình 3.8. Phân cách giữa đường xe đạp và đường ô tô [26] ......................... 76
Hình 3.9. Đường xe đạp trên hè phố .............................................................. 77
Hình 3.10. Đường xe đạp dưới lòng đường có dải phân cách ....................... 77
Hình 3.11. Đường xe đạp 2 chiều một bên đường.......................................... 77
Hình 3.12. Quy mô đơn vị ở (tác giả tổng hợp).............................................. 79
Hình 3.13. Cấu trúc mạng lưới đường xe đạp trong đơn vị ở ........................ 80
Hình 3.14. Đề xuất mạng lưới đường xe đạp thị trấn Chúc Sơn .................... 81



xii

Hình 3.15. Tổ chức đường xe đạp tại nút không có đảo tròn ......................... 83
Hình 3.16. Tổ chức đường xe đạp tại nút có đảo tròn (tác giả sưu tầm) ....... 83
Hình 3.17. Tổ chức vạch sơn cho xe đạp khi đến ngã giao nhau. .................. 84
Hình 3.18. Tổ chức cho xe đạp tại nút khi có làn đỗ xe. ................................ 84
Hình 3.19. Tổ chức cầu vượt cho xe đạp ở Hà Lan........................................ 84
Hình 3.20. Tổ chức hầm cho xe đạp kết hợp với đi bộ ................................... 84
Hình 3.21. Đường đi bộ đi chung với xe đạp ................................................. 87
Hình 3.22. Đường đi bộ đi riêng trên hè phố ................................................. 87
Hình 3.23. Đường đi bộ đi chung với xe đạp ................................................. 88
Hình 3.24. Đường đi bộ đi riêng trên hè phố ................................................. 88
Hình 3.25. Đường đi bộ đi chung với xe đạp ................................................. 90
Hình 3.26. Đường đi bộ đi riêng trên hè phố ................................................. 90
Hình 3.27. Đề xuất mạng lưới đi bộ thị trấn Chúc Sơn.................................. 92
Hình 3.28. Cầu vượt cho người đi bộ tại Ga Hà Nội ..................................... 94
Hình 3.29. Cầu vượt cho người đi bộ tại đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội 94
Hình 3.30. Hầm bộ hành qua đường [15,78] ................................................. 95
Hình 3.31. Hầm bộ hành qua đường tại nút giao dạng chữ T, Y [15,79] ...... 96
Hình 3.32. Hầm bộ hành qua đường tại nút giao phức tạp [15,80] .............. 96
Hình 3.33. Các yếu tố tạo nên điểm kết nối.................................................... 97
Hình 3.34. Điểm kết nối và sự hình thành MLĐXĐ, ĐB ................................ 97
Hình 3.35. Chiều dài chuyến đi hợp lý khi đi bộ, xe đạp, GTCC ................. 101


xiii

Hình 3.36. Điểm kết nối MLĐXĐ,ĐB và GTCC .......................................... 103
Hình 3.37. Đề xuất điểm kết nối tại ga Biên Giang ..................................... 104
Hình 3.38. Tổ chức giao thông tại ga đường sắt .......................................... 105

Hình 3.39. Tổ chức lối đi bộ và đi xe đạp qua đường cấp đô thị ................. 106
Hình 3.40. Tổ chức lối đi bộ và đi xe đạp qua đường Quốc Lộ 6 ................ 106
Hình 3.41. Tổ chức bến dừng xe buýt ........................................................... 106


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Đối với mỗi đô thị, mạng lưới đường bộ là bộ khung của đô thị có ảnh
hưởng tới hình thái của đô thị, đồng thời cũng là cơ sở để tổ chức mạng lưới
giao thông công cộng và mạng lưới đường xe đạp, đi bộ từ đó tạo nên một hệ
thống kết nối giúp cho công tác giao thông tốt hơn. Tuy nhiên trong thực tế ở
nước ta khi làm quy hoạch giao thông chúng ta ít quan tâm tới mạng lưới giao
thông công cộng, mạng lưới đường xe đạp, đi bộ. Việc quy hoạch MLGTCC
trong các đồ án giao thông gần như không có, còn đối với MLĐXĐ, ĐB thì
chỉ đề cập đến cho đủ nội dung và cũng chưa tạo nên thành một hệ thống liên
hoàn. Việc phát triển MLĐXĐ, ĐB trong mối quan hệ với MLGTCC chưa
được nghiên cứu và áp dụng trong việc xây dựng ĐTST ở nước ta.
Theo Quyết định số 1259/QĐ-TTG ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, xác định Chúc Sơn là 1 trong 3 thị trấn
sinh thái (Chuc Son Eco Town) dọc theo hành lang xanh, sẽ hỗ trợ cho đô thị
trung tâm, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn và
đáp ứng các nhu cầu phát triển đô thị hóa, dịch vụ, hạ tầng tại khu vực nông
thôn. Thị trấn Chúc Sơn là trung tâm hành chính của huyện Chương Mỹ, phát
triển theo mô hình sinh thái gắn với bảo tồn phát huy giá trị văn hóa địa
phương. Là đô thị cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội kết nối đô thị trung tâm với
các tỉnh miền núi Tây Bắc qua hành lang QL6.
Ngày nay trên thế giới trước sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công

nghiệp hóa và đô thị hóa đã tạo nên những thay đổi lớn về môi trường ảnh
hưởng tới chất lượng sống của người dân đô thị. Đô thị mà chúng ta xây dựng
như hiện nay giống như những “lỗ đen sinh học” chúng ta nhận quá nhiều, đòi
hỏi quá nhiều nhưng không trả lại cho thiên nhiên sự cân bằng, mà lại trả lại
rác thải, khí thải, nước thải…. Vì vậy xây dựng những đô thị sinh thái là một


2

giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi sinh, tạo lập sự cân bằng của thiên
nhiên nhằm xây dựng một môi trường sống bền vững. Theo quan điểm của
Richard Register [33] về các thành phố sinh thái thì đó là “các đô thị mật độ
thấp, dàn trải, được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ
cao hoặc trung bình có quy mô giới hạn được phân cách bởi các không gian
xanh. Hầu hết mọi người sinh sống và làm việc trong phạm vi khoảng cách đi
bộ và đi xe đạp”.
Vì vậy “Phát triển mạng lưới đường xe đạp, đi bộ trong mối quan hệ với
mạng lưới giao thông công cộng thị trấn Chúc Sơn hướng tới đô thị sinh
thái” là cần thiết và có tính khoa học, thực tiễn đối với thủ đô Hà Nội.
Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích đánh giá về thực trạng mạng lưới giao thông công cộng, mạng
lưới đường xe đạp, đi bộ của thị trấn Chúc Sơn hiện nay.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển mạng lưới đường xe đạp, đi bộ trong
mối quan hệ với mạng lưới GTCC của thị trấn Chúc Sơn hướng tới ĐTST.
- Một số đề xuất phát triển mạng lưới đường xe đạp, đi bộ trong mối quan hệ
với mạng lưới giao thông công cộng của thị trấn Chúc Sơn hướng tới ĐTST.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới đường
xe đạp, đi bộ, điểm kết nối, đô thị sinh thái.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Trùng với không gian Thị trấn Chúc Sơn được xác định trong Quyết định
số 1259/QĐ-TTG ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ: Phê
duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050.
+ Thời gian nghiên cứu đến năm 2030.


3

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa những lý luận khoa học trong các tài liệu,
các công trình khoa học của các tác giả đi trước, nghiên cứu các văn bản định
hướng và các dự án đầu tư của nhà nước về MLGTCC, MLĐXĐ,ĐB, ĐTST.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, so sánh mạng lưới GTCC,
MLĐXĐ,ĐB của một số quốc gia trên thế giới, Việt Nam từ đó tổng hợp
những kinh nghiệm phát triển MLĐXĐ,ĐB trong mối quan hệ với MLGTCC
để xây dựng ĐTST.
- Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra hiện trạng thực tế về mạng lưới
GTCC, MLĐXĐ,ĐB của thị trấn Chúc Sơn.
- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn những chuyên gia trong và ngoài
trường, vận dụng những ý tưởng, hướng nghiên cứu, những thế mạnh của các
chuyên gia để từ đó phát hiện ra những ý tưởng mới, tổng hợp những nội
dung đã nghiên cứu từ đó hoàn thiện luận văn.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Thông qua thị trấn Chúc Sơn giúp phân tích, đánh giá những hạn chế trong
công tác quy hoạch giao thông gắn kết giữa mạng lưới GTCC, MLĐXĐ, ĐB
trong đồ án quy hoạch giao thông hiện nay.
- Tổng hợp những nội dung cơ bản về phát triển MLĐXĐ, ĐB trong mối
quan hệ với mạng lưới GTCC và làm cơ sở dữ liệu để các nhà quy hoạch,
quản lý tham khảo, vận dụng vào công tác lập quy hoạch ở nước ta.

- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo đối với công tác quy hoạch giao thông
của các đô thị sinh thái ở Việt Nam.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương:
- Chương I: Thực trạng mạng lưới đường xe đạp, đi bộ trong mối quan hệ
với mạng lưới giao thông công cộng thị trấn Chúc Sơn.


4

- Chương II: Cơ sở khoa học phát triển mạng lưới đường xe đạp, đi bộ trong
mối quan hệ với mạng lưới giao thông công cộng thị trấn Chúc Sơn hướng tới
đô thị sinh thái.
- Chương III: Một số đề xuất phát triển mạng lưới đường xe đạp, đi bộ trong
mối quan hệ với mạng lưới giao thông công cộng thị trấn Chúc Sơn hướng tới
đô thị sinh thái.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


107


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Theo Quyết định số 1259/QĐ-TTG ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ: phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, xác định Chúc Sơn là 1 trong 3 thị trấn
sinh thái. Hiện nay 3 TTST này đang lập quy hoạch đã báo cáo nhiều lần
nhưng chưa được phê duyệt, một trong những nguyên nhân là do chúng ta
quy hoạch theo cách thông thường vẫn làm mà chưa xác định rõ quy hoạch
ĐTST khác đô thị khác ở chỗ nào.
2. Để xây dựng đô thị sinh thái theo nhiều nhà khoa học nghiên cứu thì
chúng ta phải đạt được các tiêu chí về kiến trúc công trình, sự đa dạng sinh
học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị. Một trong những tiêu chí quan
trọng nhất về giao thông là: phần lớn dân cư đô thị sẽ sống và làm việc trong
phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu cầu di chuyển cơ giới.
Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nối liền các trung tâm để phục
vụ nhu cầu di chuyển xa hơn của người dân. Chia sẻ ô tô con địa phương cho
phép mọi người chỉ sử dụng khi cần thiết.
3. Xuất phát từ những vấn đề thực tế đó luận văn nghiên cứu “Phát triển
MLĐXĐ,ĐB trong mối quan hệ với GTCC thị trấn Chúc Sơn hướng tới đô thị
sinh thái”. Từ những nghiên cứu hiện trạng về mạng lưới đường xe đạp, đi bộ,
mạng lưới giao thông công cộng, nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất ra
những vấn đề sau:
+ Đề xuất một số tiêu chí về giao thông hướng tới đô thị sinh thái trong đó
tác giả đưa ra các tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Đề xuất một số nguyên tắc phát triển mạng lưới đường xe đạp trong đô thị
sinh thái.


108


+ Đề xuất phát triển mạng lưới đường xe đạp trong thị trấn Chúc Sơn hướng
tới ĐTST.
+ Đề xuất phát triển mạng lưới đường đi bộ trong thị trấn Chúc Sơn hướng
tới ĐTST.
+ Đề xuất vị trí các điểm kết nối MLĐXĐ,ĐB với mạng lưới GTCC.
4. Sau khi đã nghiên cứu tác giả rút ra kết luận “Điểm kết nối” chính là cơ
sở để phát triển MLĐXĐ,ĐB trong mối quan hệ với GTCC. Điểm kết nối
chính là các điểm thu hút người dân, những điểm đó có thể bao gồm một vài
yếu tố sau: điểm dừng, điểm trung chuyển, điểm đầu cuối mạng lưới GTCC;
khu vực di tích lịch sử; trung tâm thương mại; trung tâm văn hóa, giải trí;
trung tâm thể dục thể thao, công viên; trung tâm giáo dục đào tạo; trung tâm
công nghiệp; trung tâm hành chính và các khu vực thu hút người dân khác.
5. Khi MLĐXĐ,ĐB và MLGTCC đi qua những điểm kết nối thì một
chuyến đi sẽ thỏa mãn được nhiều mục đích đi lại đồng nghĩa với việc giảm
lưu lượng tham gia giao thông. Chính vì vậy khi phát triển MLĐXĐ,ĐB trong
mối quan hệ với GTCC cần phát hiện và tạo ra các điểm kết nối này và liên
kết bằng MLĐXĐ, ĐB hay MLGTCC.


109

KIẾN NGHỊ
Sau quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả xin được kiến nghị:
1. Chính quyền đô thị Chúc Sơn cần xây dựng bộ tiêu chí để xây dựng
thành công đô thị sinh thái theo đúng như quyết định 1259/QĐ-TTG ngày 26
tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Muốn vậy cần phải có những
nghiên cứu chuyên sâu về đô thị sinh thái về giao thông trong đô thị sinh
thái….
2. Trong đô thị sinh thái cần phát triển mạng lưới đường xe đạp, đi bộ,

mạng lưới giao thông công cộng trong mối quan hệ với nhau, hạn chế phát
triển ô tô cá nhân.
3. Khi lập quy hoạch cần phối kết hợp giữa quy hoạch giao thông và quy
hoạch sử dụng đất.
4. Điểm kết nối cần được xác định ở bước lập quy hoạch, người làm sử
dụng đất cần xác định vị trí điểm kết nối và chức năng sử dụng đất sao cho
phù hợp với nhau.
5. Mạng lưới đường xe đạp đi bộ và mạng lưới giao thông công cộng cần
phải được nghiên cứu và thể hiện ngay trong đồ án quy hoạch chung.
6. Cuối cùng, chính quyền đô thị cần có cơ chế chính sách phát triển mạng
lưới đường xe đạp, đi bộ, giao thông công cộng và khuyến khích người dân sử
dụng những loại hình giao thông này.


I

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1) Bộ Xây Dựng (2007), Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, TCXDVN 104 :
2007 "Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế ", Hà Nội.
2) Bộ xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây
dựng, số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008.
3) Bộ xây dựng (2009), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia công trình ngầm đô
thị, số 28/2009/TT-BXD ngày 14 tháng 8 năm 2009.
4) Bộ xây dựng (2010), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị, số 02 /TT-BXD ngày 05 tháng 02 năm 2010.
5) Chính phủ (2012), Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ
2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 09
năm 2012.
6) Công ty CP Tư vấn đầu tư GLOPAN (2013), Điều chỉnh quy hoạch chi

tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu đô thị Thương mại và Du lịch Văn Giang (khu
đô thị Ecopark), Hưng Yên.
7) Lâm Quang Cường (1989), Cơ sở khoa học hình thành cấu trúc mạng
lưới đường phố các đô thị Việt Nam, Luận án Tiến sĩ khoa học Matxcơva.
8) Lâm Quang Cường (1993), Giao thông đô thị và quy hoạch đường phố,
Đại học Xây dựng Hà Nội, Hà Nội.
9) Phạm Hùng Cường, Lâm Quang Cường, Đặng Thái Hoàng, Phạm
Thúy Loan, Đàm Thu Trang (2012), Quy hoạch xây dựng đơn vị ở, Nhà
xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
10) Nguyễn Thị Kim Dung (2002), Tổ chức và quản lý quy hoạch xây
dựng không gian dành cho người đi bộ tại khu vực trung tâm Hoàn Kiếm
thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc Sỹ KHKT, Hà Nội.
11) Lưu Đức Hải (1993), Giao thông xe đạp trong các thành phố ở Việt
Nam, Luận án phó tiến sĩ khoa học kỹ thuật, Đại học Xây dựng Hà Nội, Hà
Nội.


II

12) Lưu Đức Hải,Vũ Thị Vinh và nnk (2005) “Nghiên cứu hướng dẫn lập
quy hoạch giao thông công cộng trong các đồ án quy hoạch chung xây
dựng đô thị (từ đô thị loại 3 trở lên)”. Mã số: RD 12-05.
13) Lưu Đức Hải (2011), “Đô thị sinh thái trong phát triển đô thị Việt
Nam”, Tạp chí Quy hoạch Đô thị (số 05 -2011), Hà Nội.
14) Hồ Ngọc Hùng (2007), Quy hoạch, tổ chức không gian đi bộ trong các
đô thị lớn Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ kiến trúc, Đại học Xây
dựng Hà Nội, Hà Nội.
15) Nguyễn Đức Nguôn dịch, Nguyễn Văn Quảng hiệu đính (2004), Công
trình ngầm giao thông đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
16) Nguyễn Đức Nguôn dịch, Nguyễn Văn Quảng hiệu đính (2005), Công

trình ga và đường tầu điện ngầm, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
17) Quốc Hội (2009), Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17
tháng 06 năm 2009.
18) Lê Thị Thương (2011), Nghiên cứu phương thức kết nối hệ thống giao
thông công cộng cho thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc Sỹ KTHT đô thị,
Hà Nội.
19) Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia (2014), Báo cáo Quy
hoạch chung Thị trấn sinh thái Chúc Sơn, đến năm 2030, Hà Nội.
20) Vũ Thị Vinh (1996), Nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu trong quy
hoạch phát triển mạng lưới đường thành phố Hà Nội đến năm 2010, Luận
án phó tiến sĩ khoa học kỹ thuật, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
21) Vũ Thị Vinh (2001), Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị, Nhà xuất
bản Xây dựng, Hà Nội.
22) An Young Xơn, Phạm Anh Tuấn dịch (2002), Thiết kế công trình
ngầm, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.


×