Thứ
, ngày
tháng
năm 2018
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Mã phách
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
Thời gian: 40 phút
Họ và tên: .............................................................. Lớp: 4........
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Đọc thầm câu chuyện sau:
VỊ THUỐC QUÝ
Nhà thơ Đức nổi tiếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mệt mỏi và mất ngủ. Ông dùng
rất nhiều thứ thuốc bỏ mà vẫn không khỏi. Một bác sĩ đến khám bệnh, bảo ông:
- Mỗi ngày, ngài hãy ăn một quả táo, vừa ăn vừa đi bộ từ nhà đến quảng trường
thành phố.
Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên nói với
bác sĩ:
- Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.
Bác sĩ mỉm cười:
- Không phải những quả táo bình thường kia chữa khỏi bệnh cho ngài đâu.
Chính những cuộc đi bộ hằng ngày mới là vị thuốc quý, vì chúng bắt buộc ngài phải
vận động.
Theo Lâm Ngũ Đường
Dựa vào nội dung bài đọc: “Vị thuốc quý” để làm các bài tập sau: (6.0 điểm)
(Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 6)
Câu 1: (0.5 điểm). Nhà thơ Đức nổi tiếng Hai-nơ mắc chứng bệnh gì? (M 1)
A. Đãng trí.
B. Mệt mỏi và mất ngủ.
C. Mất trí nhớ.
D. Đau tim.
Câu 2: (0.5 điểm ). Bác sĩ chữa bệnh cho nhà thơ bằng cách yêu cầu: (M1)
A. Mỗi ngày, nhà thơ phải ăn một quả táo.
B. Mỗi ngày, nhà thơ phải đi bộ từ nhà đến quãng trường.
C. Mỗi ngày, nhà thơ phải chạy bộ, ngủ đủ tám tiếng và ăn thật là nhiều.
D. Mỗi ngày, nhà thơ vừa đi bộ vằn ăn một quả táo từ nhà đến quãng trường.
Câu 3: (0.5 điểm) Nhờ đâu nhà thơ khỏi bệnh? (M3)
A. Nhờ ăn táo.
B. Nhờ ăn táo và đi bộ mỗi ngày.
C. Nhờ đi bộ và vận động mỗi ngày.
D. Nhờ ăn táo và ngủ một ngày tám tiếng.
Câu 4: (0.5 điểm). Tính khôi hài của câu chuyện là gì? (M2)’
A. Nhà thơ nổi tiếng Hai-nơ nhầm tưởng những quả táo là vị thuốc quý.
B. Những cuộc đi bộ là liều thuốc quý giúp nhờ thơ khỏi bệnh.
C. Nhà thơ là một người vô tư, hồn nhiên bị lừa.
D. Nhà thơ nổi tiếng Hai-nơ nhầm tưởng những quả táo là vị thuốc quý mà không biết
rằng những cuộc đi bộ là liều thuốc quý giúp nhà thơ khỏi bệnh.
Câu 5: (1.0 điểm). Theo em, câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì? (M 3)
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….......................................
Câu 6: (0.5 điểm). Câu ‘‘Nhà thơ Đức nổi tiếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mệt mỏi và
mất ngủ.’’ thuộc kiểu câu gì? (M3)
A. Câu kể Ai làm gì?
B. Câu kể Ai thế nào?
C. Câu kể Ai là gì?
D. Kiểu câu cảm.
Câu 7: (1 điểm). Viết một câu thành ngữ có nghĩa nói về lòng dũng cảm. Đặt câu với
câu tục ngữ đó. (M2)
…………………………………………..……….......………..………………………………….
…………………………………………………....…………..………………………………….
Câu 8: (0.5 điểm). Dấu gạch ngang dưới đây có tác dụng gì? (M2)
Một lần, bác sĩ Ly - một người nổi tiếng nhân từ - đến thăm bệnh cho một ông
chủ quán trọ.
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
B. Đánh dấu phần giải thích trong câu.
C. Đánh dấu phần liệt kê trong câu.
D. Trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 9: (1.0 điểm) Tìm những từ ngữ thể hiện cái đẹp ghi vào bảng phân loại
dưới đây. (M1)
Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài
Thể hiện vẻ đẹp bên trong
của con người
của con người
................................................................... ....................................................................
................................................................... .....................................................................
................................................................... .....................................................................
Câu 10: (1.0 điểm) (M 4)
Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong những câu sau:
a. Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc.
b. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát.
c. Tiếng mưa rơi lộp độp.
d. Học quả là khó khăn vất vả.
***Chúc em làm bài tốt!***
Đáp án.
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: C
Câu 5:
Phải vận động và ăn uống điều độ mới có sức khỏe.
Câu 6: B
Câu 7: Gan vàng dạ sắt. Vào sinh ra tử.
Câu 8: A
Câu 9:
Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài
của con người
Đẹp, xinh xắn, xinh xinh, lộng lẫy, xinh
đẹp,.....
Thể hiện vẻ đẹp bên trong
của con người
Thùy mị, nết na, dũng cảm, thật thà, trung
thực, gan dạ,...
Câu 10:
Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong những câu sau:
a. Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc.
b. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát.
c. Tiếng mưa rơi lộp độp.
d. Học quả là khó khăn vất vả.
MÔN
ĐỌC
HIỂU
NỘI DUNG
KIỂM TRA
Đọc hiểu
(câu 1)
Đọc hiểu
(câu 2)
Đọc hiểu
(câu 3)
Đọc hiểu
MỨC
1
TRẮC NGHIỆM
MỨC MỨC MỨC
2
3
4
MỨC
1
TỰ LUẬN
MỨC MỨC
2
3
MỨC
4
TỔNG CỘNG
SỐ
SỐ
CÂU
ĐIỂM
0.5
1
0.5
0.5
1
0.5
1
1
0.5
0.5
0.5
0.5
(câu 4)
Đọc hiểu
(câu 5)
Các kiểu câu kể
(câu 6)
Dấu gạch ngang
(Câu 8)
Tục ngữ nói về
LTVC cái đẹp, dũng
cảM.
(câu 9)
Từ cùng nghĩa,
trái nghĩa.
( câu 7)
Xác định chủ
ngữ, vị ngữ.
(Câu 10)
TỔNG CỘNG
1
0.5
1
1
2
1
1
1
1
1
10
7
0.5
1
1
1
1
1
1
BẢNG MA TRẬN
1
1
1
1