TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----- oOo -----
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỐC ĐỘ
PHÁT TRIỂN NGÀNH DIÊM NGHIỆP
HUYỆN ĐÔNG HẢI TỈNH BẠC LIÊU
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện
Ths. LA NGUYỄN THÙY DUNG
HỒ NGỌC QUYẾN
Mã số SV: 4073527
Lớp: Kinh tế học 1 - Khóa 33
Cần Thơ
2010
LỜI CẢM TẠ
Hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, tôi chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và viết Luận văn này.
Tôi cũng cảm ơn sâu sắc Cô La Nguyễn Thùy Dung đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Đồng cảm ơn tất cả các anh chị phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Đông Hải đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp đầy đủ số
liệu cho tôi trong thời gian viết Luận văn.
Tôi kính chúc Quý thầy cô, cùng tất cả các anh chị phòng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Đông Hải dồi dào sức khỏe và công tác tốt.
Trân trọng
Ngày 15 tháng 11 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Hồ Ngọc Quyến
Trang ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 15 tháng 11 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Hồ Ngọc Quyến
Trang iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày 29 tháng 04 năm 2010
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
Trang iv
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên người hướng dẫn: LA NGUYỄN THÙY DUNG
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Marketing
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh
Tên học viên: HỒ NGỌC QUYẾN
Mã số sinh viên: 4073527
Chuyên ngành: Kinh Tế Học
Tên đề tài: Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành diêm nghiệp huyện
Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ...................................................
. ......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Về hình thức
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Ngày…… tháng …… năm 2010
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang v
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung....................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................... 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 2
1.3.1. Không gian: ............................................................................................. 2
1.3.2. Thời gian.................................................................................................. 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................................................... 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
.................................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..
.................................................................................................................................. 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 4
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 20
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 20
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................... 20
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN ĐÔNG HẢI...................................... 21
3.1. Lịch sử hình thành huyện Đông Hải. ........................................................ 21
3.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội ...................................................................... 22
3.2.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................ 22
3.2.2. Điều kiện xã hội.................................................................................... 24
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN NGÀNH DIÊM NGHIỆP
HUYỆN ĐÔNG HẢI TỈNH BẠC LIÊU............................................................. 41
4.1 Phân tích tình hình hoạt động sản xuất diêm nghiệp huyện Đông Hải .. 41
4.1.1.Phân tích tình hình biến động diện tích sản xuất muối từ 2007-2010.... 26
4.1.2. Phân tích tình hình biến động sản lượng muối từ 2007 - 2010 ............. 32
Trang vi
4.1.3. Phân tích thực trạng lao động tham gia vào hoạt động diêm nghiệp .... 35
4.1.4. Phân tích tỷ trọng ngành diêm nghiệp so với ngành nông nghiệp và thủy
sản huyện Đông Hải................................................................................................ 37
4.1.5. Phân tích thực trạng đầu tư của tỉnh phục vụ cho hoạt động sản xuất diêm
nghiệp ............................................................................................................. 43
4.2. Phân tích tình hình tiêu thụ của hoạt động sản xuất diêm nghiệp huyện
Đông Hải ................................................................................................................ 44
4.2.1. Sản lượng muối tiêu thụ ..................................................................... 43
4.2.2. Biến động giá ........................................................................................ 46
4.2.3. Khách hàng tiêu thụ ............................................................................... 52
4.3. Tốc độ phát triển của ngành diêm nghiệp của huyện Đông Hải so với
ngành diêm nghiệp tỉnh Bạc Liêu ....................................................................... 54
a. Tỷ trọng về diện tích sản xuất muối của huyện Đông Hải so với diện tích sản
xuất muối của tỉnh Bạc Liêu................................................................................... 54
b. Tỷ trọng về sản lượng muối của huyện Đông Hải so với sản lượng muối của
tỉnh Bạc Liêu........................................................................................................... 56
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DIÊM NGIỆP
HUYỆN ĐÔNG HẢI TỈNH BẠC LIÊU............................................................. 58
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN............................................................... 58
5.1.1. Tồn tại ................................................................................................... 59
5.1.2. Nguyên nhân......................................................................................... 60
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN NGÀNH DIÊM
NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG HẢI TỈNH BẠC LIÊU ............................................ 61
5.2.1 Tăng diện tích canh tác muối............................................................... 62
5.2.2. Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến..................................................63
5.2.3. Nâng cao trình độ tay nghề người lao động........................................64
5.2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ.................................................................65
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 66
6.1. KẾT LUẬN.................................................................................................. 66
6.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................. 66
Trang vii
6.2.1. Về phía Huyện Đông Hải........................................................................67
6.2.2. Về phía Tỉnh Bạc Liêu............................................................................67
6.2.3. Về phía Nhà Nước...................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 69
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 70
Trang viii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1.Tỷ lệ diện tích các ô chạt và ô kết tinh muối ăn.........................................12
Bảng 2. Diện tích sản xuất muối tỉnh Bạc Liêu năm 2006 – 2010......................... 28
Bảng 3. Diện tích sản xuất muối huyện Đông Hải và Bạc Liêu năm 2007 – 06/ 2010
................................................................................................................................ 30
Bảng 4. Sản lượng và năng suất muối huyện Đông Hải qua các năm từ 2007- 2010
................................................................................................................................ 33
Bảng 5. Biến động sản lượng theo thời vụ qua các năm 2007 – 2010 ................... 34
Bảng 6. Lực lượng lao dộng tham gia hoạt động Diêm nghiệp 2007- 06/2010......36
Bảng 7. Sản lượng muối tiêu thụ muối của huyện Đông Hải từ 2007 2010.........................................................................................................................45
Bảng 8: Bảng giá muối trắng qua từng tháng của các năm từ 2007 2010.........................................................................................................................49
Bảng 9. Bảng giá muối đen qua từng tháng của các năm từ 2007- 2010 ............... 50
Trang ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ hệ thống “Quy trình sản xuất muối” theo phương pháp truyền thống
.............................................................................................................................. .10
Hình 2: Quy trình sản xuất muối theo phương pháp truyền thống......................... 10
Hình 3. Kho chứa muối hột .................................................................................... 11
Hình 4. Dụng cụ đo độ mặn của nước…………………………………………….11
Hình 5. Diêm dân chuẩn bị sân trước khi cho nước biển vào bờ…........................13
Hình 6. Nước được đưa vào ô chạt……………………………………………….13
Hình 7.Muối được kết tinh trên sân……………………………………………...14
Hình 8. Sơ đồ quy trình sản xuất theo phương pháp trải bạt …………………….17
Hình 9.Sơ đồ tổng thể mặt bằng quy trình sản xuất muối chất lượng cao theo công
nghệ kết tinh muối trên sân trải bạt ...................................................................... .18
Hình 10: Vị trí địa lý tỉnh Bạc Liêu........................................................................22
Hình 11. Biểu đồ phân bổ diện tích sản xuất muối của tỉnh Bạc Liêu...................28
Hình 12: Biểu đồ biểu hiện tỷ trọng về diện tích của ngành Diêm nghiệp so với
Nông nghiệp và Thủy sản năm 2007......................................................................38
Hình 13. Biểu đồ biểu hiện tỷ trọng về diện tích của ngành Diêm nghiệp so với
Nông nghiệp và Thủy sản năm 2008......................................................................39
Hình 14: Biểu đồ biểu hiện tỷ trọng về diện tích của ngành Diêm nghiệp so với
Nông nghiệp và Thủy sản năm 2009.......................................................................40
Hình 15: Biểu đồ xu hướng biến động giá trắng theo từng tháng muối qua các
năm..........................................................................................................................51
Hình 16: Biểu đồ xu hướng biến động giá đen theo từng tháng muối qua các
năm..........................................................................................................................51
Trang x
Hình 17: Biểu đồ tỷ trọng về diện tích sản xuất muối của huyện Đông Hải đối với
diện tích sản xuất muối của tỉnh Bạc Liêu từ 2007- 2010.......................................56
Hình 18: Biểu đồ tỷ trọng về sản lượng muối của huyện Đông Hải đối với diện tích
sản xuất muối của tỉnh Bạc Liêu từ 2007- 2010......................................................56
Trang xi
TÓM TẮT
“Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải
tỉnh Bạc Liêu” là đề tài nghiên cứu khoa học xuất phát từ tình hình hoạt động sản
xuất và tiêu thụ muối tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu. Hiện nay, huyện Đông Hải
chưa có những đề tài nghiên cứu cho hoạt động diêm nghiệp, vẫn chưa có đề tài nào
tập trung nghiên cứu các phương pháp và giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành
diêm nghiệp. Đề tài này đã thực hiện phân tích và đánh giá việc thay đổi diện tích,
sản lượng và tỷ trọng của ngành diêm nghiệp qua các năm. Trên cơ sở đó xác định
những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất hay tiêu thụ mà ngành diêm nghiệp
huyện Đông Hải ứng với tình hình biến động của thị trường hiện nay.Từ kết quả
phân tích và đánh giá tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tốc độ phát
triển ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu. Đề tài nghiên cứu có bố
cục gồm 6 chương chính:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Giới thiệu về huyện Đông Hải.
Chương 4: Đánh giá tốc độ phát triển ngành diêm nghiệp tỉnh Bạc Liêu.
Chương 5: Một số giải pháp phát triển ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải
tỉnh Bạc Liêu.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
Qua việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối của ngành
diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu, tác giả mong rằng sẽ nhận được nhiều
sự quan tâm, đóng góp ý kiến từ phía Quý thầy cô, Quý công ty cùng những người
quan tâm đến vấn đề này, để giúp cho bài viết được hoàn thiện hơn và có tính ứng
dụng cao trong thực tế.
Trang xii
Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Hiện nay Việt Nam có khoảng 120 xã ven biển sản xuất muối với gần
70.000 lao động, liên quan đến đời sống của 250.000 diêm dân. Nước ta có bờ
biển dài hơn 3.000km, Theo báo cáo “Quy hoạch ngành sản xuất lưu thông muối
từ 2000 - 2010” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì nước ta có 20
tỉnh thành làm nghề làm muối. Nghề muối nước ta có từ lâu đời, quy mô nhỏ, sản
xuất thủ công phân tán, chất lượng muối thấp chưa đáp ứng được cho công
nghiệp và xuất khẩu. Sản lượng muối biến động theo thời tiết theo từng năm.
Hiện nay nước ta tồn tại song song 2 phương pháp sản xuất muối từ nước biển đó
là muối phơi cát ở miền bắc (từ Huế trở ra) và muối phơi nước ở miền nam.
Nước ta chia ra 3 khu vực sản xuất muối ven biển đó là: Từ Huế trở ra Bắc, từ
Quảng Nam đến Bà Rịa – Vũng Tàu, từ TP. Hồ Chí Minh đến Bạc Liêu có nhiều
tiềm năng về sản suất muối, đáp ứng nhu cầu trong nước và nuôi sống người làm
muối. Nhưng nhiều năm qua nước ta vẫn nhập khẩu muối, trong khi tài nguyên
trong nước là chưa khai thác hết và đời sống diêm dân ngày một khó khăn.
Đặc thù của nghề muối là phụ thuộc vào thời tiết, mức độ rủi ro cao. Diện
tích và sản lượng muối qua mỗi năm đều biến động. Từ cuối năm 2007 trở về
trước, giá muối luôn ở mức thấp dưới 500 đồng/kg với mức giá trên thu nhập của
người làm muối rất thấp, khoảng 1 triệu đồng/người/năm. Từ năm 2008 trở lại
đây có rất nhiều biến động về sản lượng và giá muối. Nhất là trong năm nay thời
tiết nắng nóng sản lượng muối cả nước tăng mạnh, dẫn đến khó khăn trong việc
tìm đầu ra cho ngành diêm nghiệp.
Bạc Liêu là nơi có đồng muối lớn thứ hai ở phía Nam, chỉ sau đồng muối
Ninh Thuận, là địa phương có diện tích sản xuất muối lớn nhất đồng bằng sông
Cửu Long. Huyện Đông Hải là vùng trọng điểm sản xuất muối của tỉnh Bạc Liêu,
năm 2010 do thời tiết thuận lợi toàn huyện có hơn 2.249 ha diện tích sản xuất
muối lên đến hơn 183.809 tấn (số liệu thu thập từ phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn huyện Đông Hải) tập trung ở 3 xã Long Điền Đông, Long Điền
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung
1
SVTH: Hồ Ngọc Quyến
Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
Tây và Điền Hải. Sản lượng muối năm 2010 gấp 3 lần so với năm 2009 và cao
nhất từ trước đến nay. Mức cung quá lớn dẫn đến giá muối thấp, muối đen chỉ
250 đồng/kg và muối trắng chỉ 600 - 650 đồng/kg dẫn đến tình trạng tồn đọng
muối.
Nhìn chung ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải chưa có sự phát triển ổn
định. Nhận thấy được sự quan trọng trên nên tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng
cao tốc độ phát triển ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu” làm
luận văn tốt nghiệp nhằm đạt được sự hiểu biết một cách đầy đủ hơn về vấn đề và
từ đó đề ra giải pháp để ngành diêm nghiệp của huyện được phát triển ổn định.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động sản xuất diêm nghiệp từ đó đánh giá tốc độ
tăng trưởng và đưa ra giải pháp để phát triển ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải
tỉnh Bạc Liêu
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ muối của huyện Đông Hải từ năm
2008 đến 6 tháng đầu năm 2010
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển ngành diêm nghiệp huyện
Đông Hải.
- Đề ra giải pháp để phát triển ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Đề tài nghiên cứu thực tế trên địa bàn huyện và phòng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.
1.3.2. Thời gian
Số liệu được thu thập trên địa bàn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu bắt đầu từ
năm 2007 đến sáu tháng đầu năm 2010.
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 09/09/2010 đến ngày 15/11/2010.
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung
2
SVTH: Hồ Ngọc Quyến
Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu và đánh giá hoạt động sản xuất, tiêu thụ của
ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải tiêu biểu như sản lượng, giá, tỷ trọng của
ngành diêm nghiệp so với các ngành khác trong toàn huyện…
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Hoạt động diêm nghiệp là một trong những thế mạnh của huyện Đông Hải
tỉnh Bạc Liêu. Trong khi việc đánh giá và rút ra giải pháp nhằm nâng cao tốc độ
phát triển ngành diêm nghiệp là công việc vô cùng quan trọng, góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống của diêm dân, từ đó góp phần làm tăng trưởng phát
triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên tính đến nay, vẫn chưa có đề tài nghiên cứu khoa
học nào thực hiện nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng củng như phát triển nhằm
định hướng và đưa ra giải pháp phát triển ổn định ngành diêm nghiệp được áp
dụng tại huyện Đông Hải.
Đề tài: “Mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp và môi trường theo
hướng phát triển bền vững trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” (năm 2008)
của ThS. Nguyễn Văn Quang. Đề tài nhằm đánh giá thực trạng phát triển công
nghiệp và môi trường của vùng phía Nam. Phân tích nguyên nhân và hệ quả của
vấn đề môi trường từ đó để xuất những giải pháp phát triển ngành công nghiệp
bền vững.
Bài nghiên cứu: “Thực trạng và giải pháp tăng trưởng bền vững của vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam” của PGS.TS. Nguyễn Văn Trình, tạp chí phát triển
kinh tế số 217, tháng 11 năm 2008. Bài nghiên cứu mô tả về tăng trưởng phát
triển của các vùng kinh tế mũi nhọn.
Vì vậy, qua đề tài này tác giả mong muốn có thể đào sâu phân tích, đánh giá
tốc độ phát triển ngành diêm nghiệp của huyện Đông hải, từ đó đề xuất một số
giải pháp góp phần làm nâng cao sự phát triển ngành diêm nghiệp của huyện
được ổn định.
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung
3
SVTH: Hồ Ngọc Quyến
Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về tốc độ phát triển.
2.1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển.
Khái niệm về tăng trưởng
Tăng trưởng là sự tăng thêm hay là sự gia tăng về quy mô sản lượng
trong một thời kỳ nhất định.
Sự tăng trưởng được so sánh với các năm góc kế tiếp nhau được gọi là
tốc độ tăng trưởng.
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay là sự gia tăng về quy mô sản
lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.
Tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng sản lượng thực tế, là kết quả của các
hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của một nền kinh tế tạo ra.
Khái niệm tốc độ phát triển
Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm góc kế tiếp nhau
được gọi là tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Khái niệm phát triển.
Phát triển là một quá trình tăng tiến về mọi mặt bao hàm cả về sự tăng
trưởng về quy mô sản lượng và chất lượng.
Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế
trong thời gian nhất định.
Phát triển kinh tế bao hàm cả sự tăng trưởng về kinh tế tức là tăng về
quy mô sản lượng, sự tiến bộ cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội.
Khái niệm về diêm dân : Diêm dân được để cập trong bài được hiểu là
tên gọi của những hộ có diện tích trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất muối.
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung
4
SVTH: Hồ Ngọc Quyến
Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
Số tuyệt đối
Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng
hoặc quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Số
tuyệt đối dùng để đánh giá và phân tích thống kê, là căn cứ không thể thiếu trong
việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, tính toán các mặt cân đối, nghiên cứu
các mối quan hệ kinh tế - xã hội, là cơ sở để tính toán các chi tiêu tương đối và
bình quân.
- Có hai loại số tuyệt đối: Số tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt đối thời
điểm.
+ Số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng
trong một thời kỳ nhất định.
+ Số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của hiện
tượng ở một thời điểm nhất định.
Số tương đối
Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu
thống kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian, hoặc giữa hai
chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau. Trong hai chỉ tiêu để so sánh của
số tương đối, sẽ có một con số được chọn làm chuẩn để so sánh.
Số tương đối sủ dụng rộng rãi để phản ánh những đặc điểm về kết cấu,
quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ phổ biến
của hiện tượng kinh tế - xã hội được nghiên cứu trong điều kiện thời gian và
không gian nhất định.
Số tương đối gồm các loại như: Số tương đối động thái, số tương đối
kế hoạch, số tương đối kết cấu, số tương đối cường độ và số tương đối không
gian.
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung
5
SVTH: Hồ Ngọc Quyến
Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
2.1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế.
Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng đầu tiên cần thiết cho công cuộc phát
triển kinh tế. Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế đầu tiên phải có vốn đầu tư. Đối
với một quốc gia tổng số vốn vật chất tích lũy được gọi là tài sản quốc gia. Tài
sản quốc gia bao gồm hai bộ phận:
Bộ phận được sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất được gọi là vốn
sản xuất.
Bộ phận không được sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất được gọi là
tài sản quốc gia phi sản xuất.
Vốn sản xuất bao gồm vốn cố định và vốn tồn kho.
+ Vốn cố định bao gồm: Các nhà máy, công xưởng, các máy móc trang
thiết bị, các phương tiện vận tải, nhà cửa, trụ sở cơ quan, trang bị văn phòng, cơ
sở hạ tầng.
+ Vốn tồn kho bao gồm: Nguyên vật liệu, hàng sơ chế, hàng thành phẩm
chờ tiêu thụ.
Lao động
Lao động là một hàng hóa đặc biệt, dịch vụ lao động cũng như những
hàng hóa và dịch vụ khác được mua bán trên thị trường lao động.
Số lao động phụ thuộc vào dân số, quy mô và cơ cấu dân số quyết định.
Lực lượng lao động là khái niệm để đánh giá nguồn lao động ở các nước
đang phát triển. Lực lượng lao động bao gồm những người có việc làm hoặc
đang tìm việc làm. Những người đang tích cực tìm việc làm được gọi là những
người thất nghiệp, đó là nguồn lao động chưa sử dụng hết
Lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Để tạo ra nhiều của cải vật
chất cho xã hội cần số lượng lao động và chất lượng lao động. Số lượng lao động
phản ánh sự đóng góp của lao động vào phát triển kinh tế. Chất lượng lao động là
yếu tố làm cho làm cho lao động có năng suất hơn.
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung
6
SVTH: Hồ Ngọc Quyến
Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
Khoa hoc công nghệ
Khoa học
Khoa học là hệ thống tri thức của con người về thế giới khách quan, là
tổng hợp nhận thức của con người về bản chất và quy luật vận động của thế giới
khách quan đó.
Khoa học được thể hiện bằng những phát minh dưới các dạng lý
thuyết, định luật, định lý, nguyên tắc. Đặc điểm cơ bản của khoa học là tất cả các
thể hiện của nó tồn tại khách quan, việc phát hiện ra nó làm thay đổi nhận thức
của con người và ứng dụng nó để phục vụ cho nhu cầu phát triển của con người.
Khoa học được chia làm hai loại cơ bản đó là: Khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội
Khoa học tự nhiên nghiên cứu nhũng quy luật tự nhiên bao quanh môi
trường sống của con người.
Khoa học xã hội nghiên cứu những quy luật của xã hội con người để
phục vụ cho sự phát triển đi lên của con người.
Công nghệ
Công nghệ là tập hợp những hiểu biết để tạo ra các giải pháp kỹ thuật.
Công nghệ được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp công nghệ là phương pháp, là quy trình sản xuất, là
cách mà theo đó con người tiến hành các hoạt động nhằm lợi dụng thế giới khách
quan vào đáp ứng cho nhu cầu của con người.
Theo nghĩa rộng công nghệ được hiểu như một tổng hợp lực lượng mà
con người có được để khai thác, lợi dụng tự nhiên để làm chủ, buộc chúng phục
vụ cho cuộc sống con người và tồn tại dưới dạng tri thức, trí tuệ.
Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá
trình phát triển. Có những lĩnh vực công nghệ đi trước khoa học và cũng có lĩnh
vực công nghệ đi sau khoa học.
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung
7
SVTH: Hồ Ngọc Quyến
Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
Khi trình độ khoa học và công nghệ phát triển ngày càng cao thì khoa
học công nghệ ngày càng tiếp cận với nhau. Khoa học được nghiên cứu để áp
dụng cho thực hiện sản xuất phục vụ cho công nghệ ngày càng phát triển. Mặt
khác trong quá trình phát triển, những vướng mắc của công nghệ là đề tài cho
khoa học nghiên cứu giúp hoàn thiện cho công nghệ.
Vai trò của khoa học - công nghệ đối với sự phát triển kinh tế
Khoa học công nghệ là một quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Khoa học và công nghệ giúp con người thực hiện công cuộc cải cách và
chinh phục thế giới tự nhiên nhằm phục vụ cho cuộc sống con người.
Khoa học và công nghệ là giải pháp thực hiện tăng năng suất lao động
và tiết kiệm lao động trong quá trình sản xuất vật chất xã hội.
Tài nguyên và môi trường
Tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố tự nhiên mà con người có thể
sử dụng, khai thác và chế biến tạo ra sản phẩm vật chất phục vụ cho cuộc sống
của con người. Tài nguyên được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: Tài nguyên là toàn bộ các yếu tố tự nhiên có giá trị,
là nguồn vật chất để con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và phát
triển của mình. Ví dụ như: Đất đai, rừng, các loại khoáng sản…
Theo nghĩa hẹp: Tài nguyên là các nguồn vật chất tự nhiên mà con
người dùng nó làm nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất của mình để có
những sản phẩm sử dụng.
Đặc điểm cơ bản của tài nguyên là được hình thành do những quy luật
tự nhiên của thiên nhiên và phải trải qua một quá trình lâu dài.
Tài nguyên gồm tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo.
Môi trường
Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một
vật thể hay một sự kiện, Bất cứ một vật thể nào cũng tồn tại và diễn biến trong
một môi trường.
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung
8
SVTH: Hồ Ngọc Quyến
Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa
học, sinh học, xã hội bao quanh có ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển từng cá
nhân và của từng cộng đồng xã hội con người.
Môi trường gồm 3 loại:
- Môi trường thiên nhiên
- Môi trường xã hội
- Môi trường nhân tạo
Mối quan hệ giữa tài nguyên và môi trường
Tài nguyên là thành phần của môi trường, là yếu tố tạo thành môi trường
nên việc khai thác sử dụng tài nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Sự
biến đổi của tài nguyên dẫn đến sự biến đổi của môi trường và ngược lại.
Vai trò của tài nguyên và môi trường đối với phát triển kinh tế
Tài nguyên là yếu tố quan trọng quyết định đến cơ cấu sản xuất, mức độ
chuyên môn hóa và sự phân bổ lại lực lượng sản xuất.
Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người hay một vật
thể nào đó. Phát triển là quá trình cải tạo và cải thiện điều kiện đó.
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung
9
SVTH: Hồ Ngọc Quyến
Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
2.1.1.3 Các quy trình sản xuất muối
Quy trình sản xuất muối theo phương pháp truyền thống.
a. Các thông số kỹ thuật trong sản xuất muối bằng phương pháp
phơi nước.
Nước biển
Cống lấy, giữ nước
vào mương dẫn nước
Khu bay hơi chế
chạt 2,5 – 140 Bé
Hồ chứa nước ót
trên 300 Bé
Khu kết tinh muối ăn
25 – 300 Bé
Khu kết tinh
thạch cao 14- 250
Bé
Kho chứa
muối hột
Hình 1: Sơ đồ hệ thống “Quy trình sản xuất muối” theo phương pháp
truyền thống.
Nước chuyển được chuyển từ
mương dẫn nước về các ô chạt
Các ô bay hơi chế chạt và khu
kết tinh muối.
Hình 2 : Quy trình sản xuất muối theo phương pháp truyền thống
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung
10
SVTH: Hồ Ngọc Quyến
Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
Hình 3: Kho chứa muối hột
Hình 4: Dụng cụ đo độ mặn của nước
Tỉ lệ và diện tích các ô trong hệ thống
Quy trình sản xuất muối bằng phương pháp phơi nước, tỷ lệ các ô trong hệ
thống như sau:
- Diện tích các ô chạt chiếm tỷ lệ 92%
- Diện tích các ô kết tinh chiếm 8%
Cụ thể tỷ lệ diện tích các ô như sau:
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung
11
SVTH: Hồ Ngọc Quyến
Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
Bảng 1: TỶ LỆ DIỆN TÍCH CÁC Ô CHẠT VÀ Ô KẾT TINH MUỐI ĂN
Ô sản xuất muối
Tỷ lệ %
Ô chạt 1
18
Ô chạt 2
16
Ô chạt 3
15
Ô chạt 4
14
Ô chạt 5
11
Ô chạt 6
10
Ô chạt 7
8
Ô kết tinh
8
Tổng
100
(Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu. 2009)
Tuy nhiên, tỷ lệ các ô cấp nước và ô kết tinh có thể thay đổi tùy theo
điều kiện thực tế sản xuất và kinh nghiệm thực tiển địa phương.
b. Các công đoạn chính trong sản xuất muối
Trong sản xuất muối có 4 công đoạn chính: cung cấp nước biển, bay hơi
chế chạt, kết tinh thạch cao và kết tinh muối ăn. Ngoài ra trong quá trình sản xuất
muối còn tạo ra một lượng nước ót khá dồi dào.
Công đoạn cung cấp nước biển
Lấy đủ nước biển chất lượng cao cho sản xuất (nước biển ban đầu có
nồng độ từ 1,5 – 20 Bé, kết thúc thường đạt 20 Bé).
Cống phải đảm bảo kiên cố, mương dẫn đầm nén kỹ không lỗ mọt,
đảm bảo giữ được nước và phục vụ cho khu bay hơi chế chạt.
Bố trí cống ở ví thích hợp để dễ lấy nhanh nước biển nồng độ cao khi
triều cường ở mùa khô và dễ thoát nước trong mùa mưa (thường cuối tháng 10,
đầu tháng 11).
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung
12
SVTH: Hồ Ngọc Quyến
Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
Chú ý: Ở công đoạn này, nếu cung cấp nước biển ban đầu có nồng độ cao
đầy đủ cho sản xuất thì càng thu được sản lượng muối nhiều, năng xuất cao và
giảm công, giảm chi phí sản xuất.
Hình 5: Diêm dân chuẩn bị sân trước khi cho nước biển
vào.
Công đoạn bay hơi chế chạt
Công đoạn này làm cho nước bay hơi để tăng dần chữ muối của nước từ
2,50Bé, có các yêu cầu kỹ thuật như sau:
Khu vực này có diện tích càng lớn, chứa
được nhiều nước càng tốt, thường chiếm
khoảng 82% trên tổng diện tích ruộng
muối và được chia ra nhiều ô phơi
chuyển tiếp để chuyền nước nhằm nâng
cao dần nồng độ nước chạt (qua mỗi ô
nước được nâng lên từ 2 – 40 Bé) các ô
được bố trí nhỏ dần theo sự biến đổi về
thể tích của nước chạt.
Hình 6: Nước được đưa vào ô
chạt
Độ sâu phơi nước phụ thuộc vào quy trình các ô về lượng nước trong
khu chế
chạt (thường có độ sâu 0,2 – 0,5m).
Công đoạn kết tinh thạch cao
Nồng độ kết tinh thạch cao (chữ muối) được khống chế từ 14 – 250 Bé.
Đảm bảo đưa nước vào chính xác ở 140 Bé và chuyển sang sân phơi với 250 Bé
GVHD: La Nguyễn Thùy Dung
13
SVTH: Hồ Ngọc Quyến