Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

GIÁO dục dân số TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.99 KB, 33 trang )

GIÁO DỤC DÂN SỐ
BÀI 1: GIỚI THIỆU MÔN HỌC VÀ CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
I.

XU HƯỚNG QUỐC TẾ HÓA CỦA ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI NGÀY NAY

II.

GIÁO DỤC DÂN SỐ

III.

CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

BÀI 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
A. THẾ GIỚI
1. Lịch sử phát triển dân số của thế giới
2. Tình hình gia tăng dân số của các khu vực trên thế giới
3. Tình hình phân bố dân cư trên thế giới
B. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM
1. Thời ký trước Cách Mạng Tháng Tám
2. Thời ký sau Cách Mạng Tháng Tám
3. Các vấn đề về dân số của Việt Nam
4. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

BÀI 3: HẬU QUẢ CỦA GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
1. GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI
2. GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
3. GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ CÔNG ĂN VIỆC LÀM
4. GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC



5. GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG

BÀI 4: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA - NỘI DUNG PHƯƠNG
PHÁP GIÁO DỤC DÂN SỐ TRONG TRƯỜNG HỌC
I.

CHÍNH SÁCH DÂN SỐ

II.

NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC DÂN SỐ TRONG TRƯỜNG HỌC

BÀI 1:GIỚI THIỆU MÔN HỌC VÀ CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
I/ XU HƯỚNG QUỐC TẾ HÓA CUẢ ÐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI NGÀY
NAY.

TOP

Ta thấy rằng mỗi biến cố xảy ra trên thế giới đều có liên quan đến vân đề dân số. Thực
trạngtrên thế giới ngày nay là các nước phải cùng nhau hợp tác lại mới giải quyết được các vấn
đề chung nhất . Tổ chức lớn nhất là liên hợp quốc, G7+1, ASEAN,(Việt nam tham gia 7/1995).
Các vấn đề toàn cầu hiện nay là:
* chiến tranh và hoà bình
* môi trừơng

* lương thực, thực phảm
* dân số

Dân số là một trong 4 vấn đề tòan cầu,song lại là vấn đề đặc biệt bởi vì có:

-

Quán tính:đến tuổi phải sinh.

-

Có tính chất hai mặt:

+ Bùng nổ dân số ở các nước đang và kém phát triển.
+ Lão hoá dân số ở các nước có nền kinh tế phát triển và phát triển cao.
-

Là nguyên nhân gây nên 3 vấn đề toàn cầu trên.

Do tình hình tòan cầu như vậy nên Liên hợp quốc đã thành lập tổ chức UNFPA (Quỹ hoạt
động dân số).
-

1974 họp hội nghị lần đầu tiên tại Bucaret- Rumani và lấy mốc làm năm
dân số.

-

1984 họp hội nghị lần thứ hai tại Mehicô City

-

1994 họp hội nghị lần thứ 3 tại Bắcking.



Ðể giải quyết tình trạng dân số Thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp:
·

Áp dụng thuyết cuả Mantuýt ( Robest manthus1766- 1834). Mantuýt cho
rằng: dân số gia tăng theo cấp số nhân, còn lương thực thực phẩm gia tăng
theo cấp số cộng .

Từ đó ông rút ra hai định đề:
- Loài người chỉ sống sung sướng một khi giữ lại được một lượng người nhất định
- Lương thực, thực phẩm là muôn đời cần thiết cho con người cũng như tình dục phải
giữa hai phái nam và nữ.
Ðể giải quyết lượng người dư ra, theo Mantuýt nên dùng biện pháp tự nhiên: nghèo đói,
bệnh tật, chiến tranh.
·
·

Biện pháp hành chính: Singapo, Trung quốc.
Biện pháp giáo dục: Ðây là biện pháp được coi là cơ bản nhất mà UNFPA
đầu tư vào những nước có dân số phát triển nhanh trong đó có Việt nam.

II/ GIÁO DỤC DÂN SỐ.( POPULATION EDUCATION)

TOP

GDDS lần đầu tiên xuất hiện ở Bắc Âu từ thập kỷ 60 với mục đích giáo dục cho
toàn dân có trách nhiệm về vấn đề dân số ( trách nhiệm sinh). Sau đó UNFPA
nghiên cứu quyết định này và đưa vào các nước đang phát triển nhằm ngăn chặn
nạn gia tăng dân số .
Ðịnh nghiã: GDDS là thuật ngữ cuả tổ chức UNESCO sử dụng để chỉ ra một chương trình giáo
dục nhằm giúp cho người học hiểu được mối quan hệ qua lại giữa dân số, động lực và các nhân

tố khác cuả chất lượng cuộc sống ( số lượng và cấu trúc), môi trường ( đất, nước, không khí, tài
nguyên), và chất lượng cuộc sống cuả cá nhân, cộng đồng. Từ đó có những quyết định hợp lý, có
trách nhiệm, có những hành vi đúng đắn về lĩnh vực dân số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
cuả bản thân, gia đình, cộng đồng, đất nước và tòan thế giới.
( Shacma)
Ý nghiã:- GDDS là một phần không thể tách rờiôø cuả những cố gắng nhằm phát triển
tòan diện và cải thiện cuộc sống cuả cá nhân, quốc gia.
-

GDDS là một môn khoa học liên ngành, nó sử dụng kiến thức cuả dân số
học, kinh tế học, sinh thái học, dinh dưỡng học và giáo dục học.


Mục tiêu : - nhận thức đúng
-

thái độ đúng

-

hành vi thích hợp

-

quy mô gia đình hợp lý

-

phân bố lại dân cư và lao động.


III/ CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

TOP

1/ Dân số ( Population) :Là cộng đồng ngườìi sống trên một lãnh thổ tại một thời điểm
nhất định( Tổng số người sống trên một lãnh thổ nhất định được tính váo 1 thời điểm nhất
định).
Thuật ngữ này không chỉ hàm chứa số dân mà còn đề cập đến chất lượng cuả dân
số:kết cấu ,sự phân bố,trình độ văn hóa.
2/ Tỷ suất gia tăng dân số(Population growth rate): Là tỷ lệ dân số tăng lên hoặc giảm
đi trong từng năm cuả toàn thế giới, cuả một quốc gia hay một vùng. Ðó chính là hiệu số
giữa tỷ suất sinh và tỷ suất tử được tính bằng phần trăm hoặc phần ngàn.
3/ Tỷ suất sinh thô( Crude Birth Rate - CBR ) là số lượng trẻ được sinh ra mà sống
được / 1000 dân trong một năm. Ðơn vị tính % hoặc%o
4/ Tỷ suất chết thô ( Crude Death Rate - CDR) là số lượng người chết đi/ 1000 dân
trong một năm cuả một vùng.Ðơn vị tính %, %o.
5/ Tỷ suất gia tăng tự nhiên ( Rate of Natural Increat - RNI )
Là hiệu số giữa tỷ suất sinh thô và tử thô.Tỷ suất này dùng để chỉ tỷ lệ tăng lên hoặc giảm
đi cuả dân số trong từng năm cuả cả thế giới, cuảí một quốc gia hay một vùng. Nó quyết
định sự tăng trưởng cũng như tốc độ tăng trưởng cuả thế giới theo chiều như thế nào?
Ðơn vị tính :% (%o)
CBR - CDR = RNI
Nhưng từng vùng hay từng quốc gia còn phải phụ thuộc vào gia tăng cơ học(CMR CRUDE MECHANIE RATE)
Gia tăng cơ học = Số người nhập - Số người xuất cư.
CMR có thể là một số dương hay một số âm, thậm chí bằng không.


Lấy gia tăng cơ học + gia tăng tự nhiên = gia tăng thực.
RNI+ CMR= CPR.( CRUDE POPULATION RATE )
6/ Tổng tỷ suất sinh (Total fertility Rate - TFR):Là số con trung bình do một phụ

nữ (hay môt nhóm phụ nữ) trong độ tuổi sinh đẻ(18-45) sinh ra.
7/ Thời gian để dân số tăng lên gấp đôi ( Doubling Time): là số năm cần thiết để
dân số cuả một vùng, một nước tăng lên gấp đôi căn cứ vào tỷ suất gia tăng thực tế. Nó
được tính theo công thức:T=log2/tỷ suất gia tăng thực tế.(0,7/gtt).
8/ Quá độ dân số: (Demographic Transition): Là học thuyết về sự biến đổi dân số
từ tỷ lệ gia tăng cao, tỷ suất sinh cao xuống tỷ lê ûgia tăng thấp, ty ílệ sinh thấp.
9/ Bùng nổ dân số (Population Bomb) :Là khuynh hướng toàn cầu cuả thế kỷ 20 về
sự phát triển dân số quá nhanh do kết quả cuả tỷ suất sinh cao hơn nhiều so với tỷ suất tử.
Ở nước ta và trên thế giới RNI cuả thập niên 60 là 3í,93%
10/ Kết cấu dân số( Population Structure) Là khái niệm dùng để chỉ tập hợp những
bộ phận hợp thành dân số cuả một lãnh thổ dựa trên những tiêu chuẩn nhất định bao gồm:
-

Kết cấu tự nhiên.

-

Kết cấu dân tộc

-

Kết cấu xã hội

A/ Kết cấu tự nhiên ( kết cấu sinh học). Nó được chia thành kết cấu theo độ tuổi và kết cấu theo
giới
1)

Kết cấu theo độ tuổi: Là tập hợp những người được sắp xếp theo một độ tuổi
nhất định. Trong dân số học,kết cấu theo độ tuổi có ý nghiã đặc biệt quan
trọng vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ,khả năng phát triển

dân số và nguồn lao động cuả một lãnh thổ.Có hai cách phân chia chủ yếu:
+ Ðộ tuổi có khoảng cách đều nhau : cách nhau 5 năm hoặc 10 năm.
+ Ðộ tuổi có khoảng cách không đều nhau. Thông thường người ta chia
thành 3 nhóm tuổi:

-

Nhóm dưới tuổi lao động : 0 -> 14 tuổi.

-

Nhóm tuổi lao động

-

Nhóm hết tuổi lao động : > 60

:15 -> 59 tuổi
tuổi


Những nước được coi là có dân số trẻí nếu :
- Tỷ lệ những người < 15 tuỗi > 35%
- Tỷ lệ những người > 60 tuổi < 10%
Những nước được coi là có dân số già nếu:
- Tỷ lệ những người < 15 tuổi < 25%
- Tỷ lệ những ngưởi > 60 tuổi =15%
Những nước có dân số nằm giữa dân số trẻ và dân số già là những nước có dân số phát
triển trung bình.Nhìn chung những nước có nền kinh tế phát triển có dân sốtrung bình
hoặc dân số già, còn những nước đang và kém phát triển có dân số trẻ.

Việt nam: Nhóm 0 -> 14 =39%
Nhóm 15 -> 59 = 54%
Nhóm

> 60 = 7%

ÐBSCL: < 15 =44%.
> 60 = 7,8%
( tổng điều tra dân số 1989)

2) Kết cấu theo giới: Nam/ 100 Nữ. Kết cấu theo giới thể khác nhau tùy theo lứa
tuổi và không giống nhau giữa các nước.Các nước phát triển có số nữ nhiều hơn số nam,
ngược lại ở các nước đang và kém phát triển tỷ lệ nam, nữ gần như bằng nhau thậm chí
nam nhiều hơn do đời sống thấp, việc chăm sóc và bảo vệ phụ nư,î trẻ em còn nhiều hạn
chế. Tỷ lệ hiện nay trên thế giới :105/ 100 ; Trung quốc: 117/100.
B / Kết cấu dân tộc: Ða số các quốc gia trên thế giới đều có nhiều dân tộc sinh
sống.Việt nam có 54 dân tộc.
C/ Kết cấu xã hội : Là tập hợp những bộ phận hợp thành dân số của một lãnh thổ
được phân chia dựa theo những tiêu chuẩn xã hội khác nhau như: lao động, nghề nghiệp,
văn hóa.
1) Kết cấu dân số theo lao động:Nói đến kết cấu dân số theo lao động là nói đến
dân số hoạt động. Theo Liên hợp quốc, dân số họat động la ìtổng số những người lao
độngbao gồm không chỉ những người có công ăn việc làm và được hưởng lương mà còn
cả những người đang chờ việc làm.Người ta không tính vào dân số hoạt động những
người nội trợ, hưu trí, quân nhân tại ngũ, sinh viên, học sinh.
Bộ phận dân số tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân được gọi là dân số hoạt
động kinh tế . Bộ phận này chiếm từ 25( 50% tổng số dân. Ở các nước có nền kinh tế
phát triển con số này cao hơn.
Dân số hoạt động được phân chia vào các khu vực lao động.Ứng với mỗi khu vực
lao động có một lượng lao động nhất định. Có 3 khu vực lao động:



Khu vực 1: gồm các ngành nghề: nông, ngư , lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.
Khu vực 2: gồm công nghiệp, xây dựng.
Khu vực 3 : dịch vụ .
Tại các nước đang và kém phát triển dân số hoạt động tập trung chủ yếu ở khu vực1, Các
nước có nền kinh tế phát triển và phát triển cao dân số tập trung ở khu vực 2, 3.
Tỷ lệ dân số ở từng khu vực phản ánh mức độ phát triển, tình hình kinh tế xã hội của một
quốc gia. Nó thay đổi theo thời gian, không gian.
2) Kết cấu theo nghề nghiệp: Là tập hợp những người lao động được sắp xếp theo
cùng một nghề như công nhân, nông dân, trí thức, tiểu thương.Tại các nước phát triển có
nhiều nhóm ngành nghề nên kết cấu theo nghề nghiệp rất phức tạp.
3) Kết cấu theo trình độ văn hóa: Là` tập hợp những người có cùng một trình độ
văn hóa nhất định. Muốn vậy phải thống kê số lượng người mù chữ, số người đi học ở
các cấp, số lượng cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ khác nhau, số công nhân kỹ thuật.
Nhà nước luôn luôn chú ý đến những lực lượng này bơií vì lực lượng này có tác dụng đẩy
nhanh tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Số người mù chữ thường tập trung ở những nước nghèo
11/ Tháp dân số ( Population Piramid ):Là biểu đồ biểu diễn thành phần nam nữ theo các
độ tuổi trong một thời kỳ nhất định.Trục hoành thể hiện số lượng nam nữ, trục tung thể
hiện độ tuổi theo từng giới.
Có 3 dạng tháp: - tháp dân số trẻ
- tháp dân số trưởng thành
- tháp dân số già
+ Tháp dân số trẻ ( Kiểu mở rộng ): Có hình tháp. Ðáy tháp rộng, càng lên cao càng hẹp
lại nhanh thể hiện tỷ suất sinh cao , tỷ lệ người già ít, tuổi thọ trung bình không cao.Ðây
là kiểu kết cấu dân số của những nước chậm phát triển , có dân số trẻ và tăng nhanh. ( tds
của Kenia).
+ Tháp dân số trưởng thành ( Kiểu thu hẹp ): Thể hiện tỷ suất sinh thấp, tỷ lệ trẻ
em ít hơn nhiều so với kiểu mở rộng và đang giảm dần. Tuổi thọ bình quân cao, số người

trong độ tuổi lao động nhiều. Ðây là kiểu tháp chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già
( TDS của Mỹ ).
+ Tháp dân số già ( Kiểu ổn định ). Phần đáy và phía trên của tháp có bề ngang
tương đương thể hiện số lượng người trong các lứa tuổi gần như bằng nhau. Kiểu này có


CBR , CDR đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. Ðây là kiểu kết cấu dân số của các nước có
nền kinh tế phát triển có dân số già và tăng chậm ( TDS của Ðức ).
Ở các nước có dân số trẻ có hiện tượng trẻ hóa dân số, ngược lại ở các nước có
dân số già có hiện tượng lão hóa dân số gây ra sức ỳ, ảnh hưởng đến thị trường lao động
và không đủ điều kiện để tái sản xuất dân số.
12/ Phân bố dân số ( Population Distribution ):Là sự sắp xếp dân số một cách tự
phát hoặc bắt buộc ütrên một lãnh thổ sao cho phù hợp với điều kiện sống của dân hoặc
yêu cầu của xã hội. Có 2 dạng quần cư chính : nông thôn và đô thị.
13/ Mật độ dân số ( Density of Population ): Là số dân cư trú thường xuyên tính
theo một đơn vị diện tích đất đai trong một thời gian nhất định. Ðơn vi tính : người/ Km2.
14/ Chất lượng cuộc sống ( Quality of Life ): Là điều kiện sống được cung cấp
đầy đủ về nhà ở, dịch vụ, y tế, lương thực, thực phẩm, vui chơi, giải trí cho mọi người
nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của họ về những vấn đề trên.
15/ Tổng sản phẩm quốc nội ( Gross Domestic Product - GDP): Là giá trị toàn bộ
các vật phẩm do người dân của một nước làm ra trong một năm mà không có đầu tư tư
bản ra nước ngoài.
16/ Tổng sản phẩm quốc dân ( Gross National Product - GNP): Là giá trị toàn bộ
các vật phẩm do người dân của một nước làm ra trong một năm kể cả đầu tư tư bản ra
nước ngoài( hay còn gọi là cộng với thu nhập yếu tố thuần). Ðiều đó có nghiã làcộng với
thu nhập có yếu tố từ nước ngòai trừ đi chi trả yếu tố cho nước ngòai. Ðơn vị tính USD.
Thu nhập yếu tố bao gồm:
·

Thu nhập tiền công cuả lao động thường trú đi làm cho nước ngòai họăc chi

trả tiền công cho người không thường trú ở nước ngoài đến làm ở nước sở tại.

·

Thu nhập/ chi trả tiền lãi vay, công trái, cổ phiếu, trái phiếu, tiền tiết kiệm,
lợi tức kinh doanh.

·

Thu nhập/ chi trả lợi tức cho thuê, hoặc đi thuê tài nguyên, vùng trời, vùng
biển, căn cứ quân sự.

17/ Tổng sản phẩm quốc dân, Tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu ngừơi: Lấy
GNP hoặc GDP chia cho số dân của một vùng, một nước để biết được mức sống trong
một thời kỳ nhất định . Ðơn vị tính USD/ người.
GDP năm2000 bình quân theo đầu người:
Việt nam: 400 $


Thành phốHồ Chí Minh: 1250 $
Hà Nội:950 $
Cần Thơ: 600 $
Bến Tre: 320 $
BÀI 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ CUẢ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
A/ THẾ GIỚI:
1/ Lịch sử phát triển dân số của thế giới :

TOP

Theo những phát hiện gần đây nhất của ngành khảo cổ học, người ta cho rằng tổ

tiên loài người xuất hiện ở vùng nhiệt đớïïi cách đây khoảng 2,5 triệu năm và có một thời
gian dài mức gia tăng dân số rất thấp. Tới đầu công nguyên, dân số tăng dần. Giai đoạn
này loài người chuyển tử cuộc sống săn bắn hái lượm sang trồng trọt chăn nuôi để đảm
bảo cho nhu cầu sống hàng ngày. Năng suất lao động tăng dần để đảm bảo có đủ lương
thực cho mọi người.Trong cả quá trình dài sau đó, khi loài người sống chủ yếu bằng hoạt
động nông nghiệp, dân số hàng năm tăng từ 0,14 đến 0,4%. CBR không thấp nhưng do
CDR cao nên RNI thấp.
Từ giữa thế kỷ thứ 18 , các nước tư bản Châu Âu do áp dụng các thành tựu của
KHKT và y tế nên đã hạn chế được dịch bệnh, cải thiện được điều kiện vệ sinh, xã hội do
vậy CDR giảm dẫn đến RNI tăng cao.Tại đây trong giai đoạn đầu CBR còn lớn, sau đó
giảm dần do tác động của các yếu tố kinh tế , xã hội.
Bảng 1: Tỷ suất tăng dân số hàng năm qua các giai đoạn ( % )
1650

1750

1800

1850

1900

1950

1970

1980

1995


1750

1800

1850

1900

1950

1970

1980

1995

2000

0,3

0,4

0,5

0,5

0,8

1,8


1,9

1,7

0,4

1,4

0,6

Dân số tăng mạnh nhất từ đầu thế kỷ 20 trở đi khi một bộ phận lớn dân số thế giới thuộc
các nước đang phát triển giành được độc lập đã áp dụng được các thành tựu của KHKT, cải
thiệnû được các điều kiện kinh tế, xã hội nên tỷ lệ tử giảm mạnh, trong khi đó CBR tăng cao dẫn
đến RNI tăng mạnh . Trong thập niên 60 - 70 có hiện tượng bùng nổ dân số. Hiện nay RNI của
toàn thế giới là 1,4%.


Với tỷ suất này hàng năm dân số thế giới tăng thêm 77 triệu người, mỗi giây tăng
thêm 3 người. Những nước có RNI > 1,4% là những nước có dân số tăng nhanh. Ngược
lại những nước có RNI < 1% là những nước có dân số tăng chậm. Những nước nằm trong
khoảng tứ 1- 1,4 là những nước có dân số phát triển trung bình. Một số nước có RNI = 0
khi số tử = số sinh.(Theo tin cuả LHQ 17/2/2001)
Dân số hàng năm được tính theo công thức:
P2 = P1 + B- ( D - M)
Trong đó: P2: dân số được tính vào cuối năm
P1: dân số được tính vào đầu năm
B: số trẻ sinh ra trong cả năm
D: số người chết đi trong cả năm
M: gia tăng cơ học chênh lệch giữa đi và đến.
Bảng 2: Dân số thế giới theo giai đoạn và thời gian tăng gấp đôi.


THỜI GIAN TĂNG GẤP ÐÔI LUÔN LUÔN RÚT NGẮN
Nhận xét:

+ Thời tiền sử : thời gian để dân số tăng gấp đôi cần từ 1000 - 2000 năm.


+ Thế kỷ 18

: thời gian để dân số tăng gấp đôi cần 200 năm.

+ Thế kỷ 19

: thời gian để dân số tăng gấp đôi cần 100 năm.

+ Hiện nay

: thời gian để dân số tăng gấp đôi cần 50 năm.

Nguyên nhân : + Có sự cải thiện về các điều kiện kinh tế, y tế,xã hội.
+Tỷ lệ tử vong ở trẻ em giảm
+ Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng nhiều hơn( vì cấu trúc dân số trẻ.
+ Việc kéo dài tuổi thọ cũng làm dân số gia tăng một cách đáng kể.
Nhìn vào lịch sử dân số thế giới ta thấy có 2 giai đoạn gia tăng khác nhau:
+ Giai đoạn 1: tăng chậm kéo dài từ thời tiền sử đến đầu công nguyên.
+ Giai đoạn 2 tăng dần và nhất là từ sau đại chiến thế giới lần thứ II đến nay.Dân số
thế giới tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số .Trong tình hình như vậy,
chỉ còn một cách để kiểm sóat dân số đó làgiáo dục dân số và thực hiện KHHGÐ.
2/ Tình hình gia tăng dân số của các khu vực trên thế giới.


TOP

Sự gia tăng dân số phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sinh học, kinh tế , văn hóa, xã hội
của từng nước, từng khu vực. Do vậy từng khu vực khác nhau trên thế giới có sự tăng
giảm dân số khác nhau. Các nước Châu Âu vào cuối thế kỷ 19 đầu thế ky ì20 - nơi sớm
tiến hành công nghiệp hóa và là nơi đứïng đầu trong các khu vực có dân số tăng
nhanh thì này nay lại trở thành khu vực có dân số tăng chậm nhất.
BẢNG3 : GIA TĂNG DÂN SỐ THEO KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI(1992)


Bảng 4 : Gia tăng dân số theo nhóm nước, dân sô úước đoán theo dự toán về quy mô
vùng từ 1950 - 2025

Nhận xét : Nhìn chung trong thế kỷ 20 mức tăng dân số ở các vùng kinh tế phát triển đã giảm Ì
xuống còn 0,6%. Trong khi đó dân số ở các nước phát triển lại tăng lên nhanh với tỷ lệ tương
ứïng. Dân số Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ latinh chiếm 3/4 dân số thế giới. Số dân tăng hàng


năm của khu vực này chiếm 90% số dân tăng của toàn thế giới.. 1999 Châu Phi có RNI =2.5%,
Châu My îlatinhcó RNI=2,1%, ChâuÁ=1,5%.
Dân số đông, nhu cầu của con người ngày càng lớn và đa dạng, trình độ KHKT cao khiến cho
con người phải khai thác ngày càng nhiều tài nguyên dẫn đến môi trường biến đổi ngày càng
nhiều. Dân số tăng nhanh làm giảm chất lượng cuộc sống song nếu dân số giảm quá mức khiến
không đảm bảo được sự tái sản xuất dân số của các thế hệ cũng gây ra những hậu quả xấu, đè
nặng lên nền kinh tế làm cho thị trường lao động không đủ nhân lực và chi phí cho người già
cao.
3/ Tình hình phân bố dân cư trên thế giới:

TOP


a) Sự phân bố dân cư tuy chiu tác động khá lớn của các yếu tố tự nhiên song chủ yếu là
do con người và các quy luật của kinh tế xã hội quy định . Kể từ khi có loài người đến
nay sự phân bố dân cư đãî trải qua nhiều biến động.
Bảng 5: Phân bố dân cư Thế giới ( % ) World Population Propects 94
Khu vực

1750

1800

1850

1900

1980

1994

2000

2050

Thế giới

100%

100%

100%


100%

100%

100%

100%

100%

Châu Phi

13,4

10,9

8,8

8,1

8,9

12,6

13,5

21,8

Châu Á


63,5

64,9

64,1

57,3

55,7

60.4

60,7

58,4

Châu Âu

20,5

20,8

21,9

24,7

21,8

12,9


11,8

6,9

Mỹlatinh
và Caribe

2,0

2,5

3,0

4,5

6,6

8,4

8,5

8,5

Bắc Mỹ

0,3

0,7

2,0


5,0

6,5

5,2

5,0

3,9

Châu Uïc

0,3

0,2

0,2

0,4

0,5

0,5

0,5

0,5



Nhận xét: Trên toàn thế giới :
+ Dân cư phân bố không đều.Châu Á, Châu Âu có lượng dân cư chiếm 3/4 dân cư thế
giới.
+ 1/2 dân số thế giới sống tập trung ở vùng ôn đới của trái đất , phần còn lại tập trung ở
các vùng đất cao không quá 200 m so với mặt biển.
b) Mật độ dân số : Sự phân bố dân cư còn phụ thuộc vào mật độ dân số . Mật độ dân số
cũng không đồng đều ngay cả ở một quốc gia. Thông thường thành thị có mật độ cao hơn nông
thôn.

c) Ðô thị hóa: Sự phát triển của dân cư gắn liền với sự phát triển của các thành phố lớn và khu
vực tập trung dân cư có mật độ cao.
Vào giữa những năm 90,45% dân số thế giới (2,4 tỷ người ) sống trong các vùng đô thị;
37%dân số cuả các nước đang phát triển( 1,5 tỷ người ) và73% dân số cuả các nước phát triển
(0,9 tỷ người ) là thị dân. Gần 2/3 dân số đô thị cuả thế giới sống ở các nước đang phát triển.
BẢNG 6 :THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN ÐÔ THỊ


Nhận xét:
Nguyên nhân: + Ðiều kiện sống ở đô thị cao hơn nông thôn tạo ra sức đẩy đưa nông dân vào đô
thị.
+ Sinh hoạt và giao thông thuận tiện.
+ Trình độ văn hóa ,khoa học kỹ thuật cao.
+ Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển. Mặt khác do nhu cầu phát triển
kinh tế, văn hóa, nhiều khu công nghiệp mới hiện cùng với những điểm tập trung dân cư
với mật độ cao
BẢNG 7: TÌNH HÌNH DÂN SỐ ÐÔ THỊ TĂNG THEO KHU VỰC TỪ NĂM
1970 - 2025 ( ÐƠN VỊ TÍNH TRIỆU NGƯỜI)

Nhận xét: Từ đầu thế kỷ 20 đền nay, số dân đô thị phát triển nhanh trong khi diện tích đô
thị cộng lại chưa vượt quá 5000 km2 ( 0,4% diện tích toàn cầu) do vậy mật độ dân số đô thị cao.

Ðô thị hóa không có kế hoạch dẫn đến: nạn thất nghiệp lan rộng, thiếu nhà ở, giao thông
tắc nghẽn thường xuyên, trật tự công cộng không đảm bảo rối loạn an ninh, môi trường bị ô
nhiễm thường xuyên.


Tóm lại :Bùng nổ dân số là bạn đồng hành với bùng nổ đô thị hóa mà nét đặc trưng là thu
huấn cư từ nông thôn vào thành phố
B/ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ CUẢ VIỆT NAM

TOP

DÂN Số nước ta ngày một tăng nhanh, do vậy Ðảng ta cho rằng vấn đề dân số là lâu dài
và cấp bách trong chính sách của một quốc gia. Dân số Việt nam được tính chính xác từ sau Cách
Mạng Tháng Tám vì trước đó chính quyền không thống kê mà chỉ tính theo số lượng nam từ 18
tuổi trở lên nhằm mục đích đóng thuế và đi lính.
1/ Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám

TOP

BẢNG 8: THỜI KỲ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

NHẬN XÉT : RNI < 1 . THỜI GIAN ÐỂ DÂN SỐ TĂNG GẤP ÐÔI>70 NĂM
2/ Thời kỳ sau Cách Mạng Tháng Tám

TOP

BẢNG 9: THỜI KỲ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

NHẬN XÉT :
+ NĂM 1989 : RNI = 1,7%; 1995 : RNI = 2,3 % ; 2000: 1,7%

+ DÂN SỐ VIỆT NAM TĂNG MẠNH NHẤT VÀO THẬP NIÊN 60
+ HIỆN NAY CỨ 42 NĂM DÂN SỐ VIỆTNAM LẠI TĂNG GẤP ÐÔI


Tatạm tính với 76 triệu/61 tỉnh, thành; mỗi tỉnh thành có khỏang 1250000 dân. Như vậy mỗi năm
dân số nước ta tăng thêm bằng một tỉnh,1 tháng dân số tăng thêm bằng một huyện và cứ 3 ngày
dân số lại tăng thêm bằng một xã.
Tóm lại :
1979 so với dân số thế giới Việt nam được xếp vào hàng đông dân thư 16.
1997so với dân số thế giới Việt nam được xếp vào hàng đông dân thứ 12
1999 so với dân số thế giới Việt nam được xếp vào hàng đông dân thư 13.
Thời gian để dân số nước ta tăng lên gấp đôi ngày càng rút ngắn, mặc dầu từ năm
1963 chúng ta đã chú ý đến kế họach hóa gia đình song RNI vẫn còn rất cao.
1989 RNI rút xuống còn 1,7% song đến 1995 lại tăng lên 2,3%, đến năm 2000
RNI đã hạ xuống còn 1,7%. Nếu duy trì tỷ lệ gia tăng như hiện nay thì không đầy 20 năm
nưã dân số nước ta sẽ đạt đến 100 triệu và cứ 50 năm dân số nước ta lại tăng gấp đôi .
3/ Các vấn đề về dân số cuả Việt nam:

TOP

·

Cấu trúc: Dân số nước ta rất trẻ do vậy tiềm năng gia tăng dân số rất
cao.45% dân số sống phụ thuộc ( về mặt lý thuyết phải dựa vào người lao
động ) nên phải đầu tư cao cho việc ăn uống và chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Mặc dầu đã hết sức cố gắng song việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em thấp
nhất Châu Á nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta lại cao nhất ở Châu Á..

·


Tình hình sinh sản cuả nữ:Khả năng sinh sản cuả phụ nữ Việt nam rất cao
đứng hàng đầu thế giới,tỷ lệ vô sinh cuả nữ < 3% song hiện nay đã điều trị
được..Ngoài ra 70% các cặp vợ chồng có con ngay sau khi cưới 1năm. Số phụ
nữ< 20 tuổi sinh con còn rất nhiều thạm chí <15 tuổi.Ở vùng sâu, vùng cao,
vùng xa tỷ lệ phụ nữ sinh sau tuổi 45 vẫn còn, thậm chí còn sinh sau tuổi 49.
Hơn nưã tỷ lệ sinh con thứ 5 vẫn còn, có khi còn sinh tớí 10,11 con.

Nếu 1 năm ở Việt nam có 1 bà mẹ bước qua tuổi sinh thì ngay lập tức có 2,1 phụ
nữ khác bước vào. Ðồng bằng sông cửu long có 2,5 con.
Những năm trước bình quân cả nước 1 bà mẹ có 3,6 con, phụ nữ cuả ÐBSCL có
4 con
·

Phân bố dân cư : Quần cư nông thôn chiếm >75% do đó bùng nổ dân số rất
lớn, khó quy họach. Các tỉnh Gia lai,Công tum, Lai châu, Ðắc lắc có tỷ lệ sinh
cao nhất ở Việt nam.


·

Nguyên nhân: a) Nguyên nhân tự nhiên: do cấu trúc tuổi cuả phụ nữ VN:
39% <15 tuổi do đó còn vài năm nữa là bước vào tuổi sinh đẻ.

b) Nguyên nhân xã hội :
+ Tôn giáo: không một giáo phái nào can thiệp vào chuyện sinh đẻ.
+ Vai trò cuả phụ nữ : nếu phụ nữ tham gia vào công tác xã hội sẽ hạ tỷ lệ sinh
xuống vì khi tham gia công tác xã hội trình độ dân trí sẽ cao hơn. Song ở nước ta
phụ nữ chủ yếu là làm công tác nội trợ.
+ Xã hội nông nghiệp cần lao động cơ bắp.
+ Gíao dục dân trí chưa cao. Nếu trình độ dân trí cao thì RNI mới giảm.

c/ Chính sách xã hội : Ðòi hỏi phải đồng bộ nhưng ở Viết nam do cấu trúc dân số,
tôn giáo,nông nghiệp, y tế tác động còn yếu nên RNI tăng cao.
4/ Quá trình đô thị hóa ở nước ta:

TOP

Ở nước ta đang diễn ra quá trình đô thị hoá . Tỷ lệ số dân thành thị so với tổng số
dân cả nước không thay đổi nhiều, tốc độ tăng trung bình hàng năm khoảng 2,7%
Hậu quả cuả đô thị hóa không có kê` họach ở nước ta:
+ Tạo sức ep 1ên việc sử dụng tài nguyên.
+ Thiếu các điều kiện sống cho dân cư ở đô thị ( nhà ở, điện, nước, rác
thải)
+Giảm sút chất lượng môi trường sống.
BẢNG10 : ÐÔ THỊ HOÁ Ở VIỆT NAM


Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cuả nước ta vẫn tăng.Hà nội, Quảng ninh, thành phố Hồ chí
Minh có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở Việt nam.
TỶ LỆ SINH, TỶ LỆ TỬ,TỶ LỆ GIA TĂNG TỰ NHIÊN, TUỔI THỌ BÌNH QUÂN CUẢ CÁC
CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI (2000)


DÂN SỐ CUẢ VIỆT NAM VÀ ÐBSCL GIAI ÐOẠN 1990 - 2000


BÀI 3: HẬU QUẢ CUẢ GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

TOP

KHÁI NIỆM:

Chất lượng cuộc sống là một phạm trù xã hội, khó định lượng mang tính chất xã hội và
triết học bao gồm mức sống và lối sống. Mỗi một giai tầng trong xã hội có một quan niệm riêng
về chất lượng cuộc sống. Khái niệm này thay đổi tuỳ theo quan niệm về văn hóa xã hội, mỗi
cộng đồng và cuả từng cá nhân trong một giai đoạn nhất định cuả xã hội.
Ta biết rằng chất lượng cuộc sống là đặc trưng cơ bản cuả một xã hội văn minh có trình độ
phát triển cao về nhiều mặt. Dựa vào tiêu chí trên có thể chia chất lượng cuộc sống thành 2 nhóm
cơ bản : tinh thần và vật chất .
Tóm lại chất lượng cuộc sống là điều kiện sống được cung cấp đầy đủ về nhà ở, giáo dục,
dịch vụ y tế, lương thực thực phẩm, vui chơi giải trí cho mọi người để thoả mãn nhu cầu ngày
càng cao cuả họ về những vấn đề trên.
Giữa dân số và chất lượng cuộc sống có mốiú liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu dân số
được phát triển một cách hợp lý thì chất lượng cuộc sống có điều kiện được đảm bảo và nâng
cao. Ngược lại nếu dân số tăng quá nhanh sẽ gây sức ép lên chất lượng cuộc sống dânù đến vòng
luẩn quẩn cuả sự suy thoái do gia tăng dân số quá nhanh , quá sức chịu đựng cuả nền kinh tế và
nguồn tài nguyên, sức sản xuất.

1) GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ÐẦU NGƯỜI:

TOP


Ta thấy Ở các nước phát triển có GDP: 10.000 $/người/ năm
Ở các nước đang phát triển có GDP: < 1000 $/ người/ năm
Việt nam: 240 $/người/ năm.
Sở dĩ như vậy cì ở các nước đang phát triển người dân phải chi tới 70% thu nhập cho việc ăn ở,
học hành -> do vậy không quan tâm đến chính sách xã hội -> dân số tăng cao ( vòng luẩn
quẩn ).
Tuy vậy GDP bình quântheo đầu người chỉ mang tính chất ước lệ vì Việt nam có nền kinh tế tự
cung, tự cấp.
Từ vòng luẩn quẩn này dẫn đến các nước bị nợ đầu tư để khắc phục tình trạng gia tăng dân số

Thí dụ:
- năm 1985 số nợ của các nước đang phát triển la ì600tỷ $
- năm 1995 số nợ của các nước đang phát triển là 1500 tỷ $
Có những nước không thể trả được nợ đầu tư như Mehico, Brazin.Khủng hoảng kinh tế ở
Châu Á trong thời gian vừa qua đã giúp chúng ta chứng minh điều đó.
Gần đây,Sharon L Camp và J Joseph Speidel (1987) đã đưa ra chỉ số về sự nghèo khổcho
các nước, dựa trên 10 chỉ tiêuvề phúc lợi của con người. Khi so sánh chỉ số này với mức tăng
dân số hàng năm, người ta thấy có quan hệ tương quan chặt chẽ giữa chúng.
Các số liệu cho thấy:
* 30 nước có mức độ nghèo khổ nhất đều thuộc về châuPhi và châu Á với RNI = 2,8%.
* 44 nước có mức độ nghèo khổ cao đều thuộc về châuPhi châu Á ,châu Mỹ la tinhvới RNI =
2,8%.
* 29 nước có mức độ nghèo khổ vừa đều thuộc về châuÂu, châu Á ,châu Mỹ la tinhvới RNI =
2,8%.
* 27 nước có mức độ nghèo khổ thấp nhất đều thuộc về châuÂu, Bắc MỹÏ ,châu Ðại dươngvới
RNI = 0,4% (Trừ Nhật bản, Singapo, Triniđat Tôbago)
2/ GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM.

TOP


Ðây là nhu cầu không thể thiếu được cuả con người. Nhu cầu này được thể hiện ở 2 mặt :
số lượng và chất lượng .Nó thay đổi tuỳ theo giới, độ tuổi và mức độ lao động .Nhu cầu năng
lượng cần cung cấp cho cơ thể con người hàng ngày và khả năng đáp ứng được ở từng nước khác
nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : trình độ sản xuất cuả xã hội, năng lực lao động cuả
từng người, vào quy mô gia đình và sự phát triển dân số .
Lương thực thực phẩm cùng với chế độ ăn uống, khẩu phần và cơ cấu bưã ăn là những yếu
tố cơ bản tạo ra dinh dưỡng cung cấp chop cơ thể con người: Protit, lipit, các loại vitamin và
muối khóang trong đó đạm (protit ) là một tiêu chí quan trọngnói lên mức sống cuả một gia đình,
một cộng đồng, một quốc gia. Theo tiêu chí trên thì mức sống cuả nhân dân ở các vùng có sự

cách biệt rất lớn.
a) Thế giới: Theo Fao nếu RNI tăng lên thêm 1% thì lương thực thực phẩm phải tăng thêm
3 lần mới đủ mức duy trì sản xuất, có quỹ an tòan lương thực. Tính chung trên bình diện quốc tế
hàng năm thế giới sản xuất ra được 1,7 tỷ tấn lương thực/ 6tỷ người = 300 kg/người. Một quốc
gia được coi là an tòan lương thực phải có bình quân /người từ 300 kg lương thực quy thóc trở
lên. Từ thập niên 60 các nước đang phát triển đã tiến hành cuộc cách mạng xanh. Tới năm1985
Ấn độ mới thoát đói. Như vậy nếu:
RNI cuả toàn thế giới là 1,4%, thì số dân tăng lên hàng năm là77 triệu ( một năm thế
giới phải sản xuất thêm 25 triệu tấn mới đủ lương thực đảm bảo cho cuộc sống cuả số người tăng
thêm.
b) Việt nam: Ta đã thoát đói năm 1989 dưới ánh sáng cuả Nghị quyết 10 - trả lại ruộng đất
cho nông dân. Chỉ một năm sau chúng ta đã có gạo xuất khẩu và đạt bình quân 300kg lương
thực/ người/năm. Với con số này chúng ta đã nắm được van an toàn lương thực. Hiện nay 1
năm ta sản xuất được khỏang 40 triệu tấn lương thực quy thóc và đứng đầu thế giới về xuất khẩu
gạo.Chúng ta đã đảm bảo được lương thực ăn, có quỹ cho chăn nuôi và tái đầu tư nhưng do lưu
thông kém nên từng vùng vẫn đói.
Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nói : " Tuy ta đã có gạo xuất khẩu nhưng không phải đã an
toàn tuyệt đối."
Về dinh dưỡng FAO quy ra công thức chuẩn chung tính bằng calo:
+ Xứ lạnh bình quân mỗi người một ngày phải có 3000 calo.
+ Xứ nóng bình quân mỗi người một ngày phải có 2500 calo.
Nhưng ở các nước đang phát triển bình quân chỉ đạt < 2000 calo/ngày -> không đủ năng
lượng làm việc.
Ở Việt nam thập kỷ 80 - 90 -> 1800calo/ngày. Ðó chính là thời kỳ cả nước suy dinh
dưỡng. Ta cũng cố gắng từ thập kỷ 90 đưa lên2200 calo/ ngày. Ở Việt nam điều kiện sống quá
chênh lệch giưã thành thị và nông thôn. Ðời sống cuả nông dân quá nhọc nhằn. Theo điều tra


mới đây nhất, nông thôn vẫn là nơi có tỷ lệ phụ nữ và trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất. Gần 20%
số hộ ở nông thôn có mức ăn < 2000 calo/ngày.

Tóm lại 1/3 số người trên trái đất đói ăn trong đó có 500 triệu người đói thường xuyên.
Ðói ăn, suy dinh dưỡng làm cho sức khoẻ kém, bệnh tật nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, năng
suất lao động giảm. Nếu ở nước ta RNI vẫn tiếp tục tăng cao thì bình quân lương thực/ người sẽ
tiếp tục giảm không đáp ứng được nhu cầu cuả nhân dân.
3/ GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ CÔNG ĂN VIỆC LÀM

TOP

Thất nghiệp là do nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do gia tăng dân số quá nhanh.. Việt
nam là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất Châu Á. Theo kết quả điều tra mới đây nhất chúng ta
có khỏang 30 triệu người trong lưá tuổi lao động nhưng chỉ có một nưả có việc làm. Muốn có
công ăn việc làm cho người lao động chúng ta phải tiếp tục mở rộng sản xuất đi đôi với việc
giảm tỷ lệ gia tăng dân số .
Hiện còn 2,4 triệu người thất nghiệp,6" triệu lao động ở nông thôn thiếu việc làm .Bên
cạnh đó mỗi năm có từ 1,2" -> 1,5" người đến tuổi lao động, đó là sức ép khá căng thẳng và búc
xúc. Ðại hội Ðảng lần thư 8 đã xác định: giải quyết việc làm là mục tiêu ưu tiên cuả chương trình
giải quyết các vấn đề văn hóa xã hội ( tạp chí cộng sản số 6 - 3/1999 )
Tỷ lệ thất nghiệp cuả lực lượng lao động trong độ tuổi ở thành thị cuả nước ta :
1996: 5,88%;

1997:6,01%

1998: 6,85%

1999:7,40%

2000:6,44%

4 ) GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC


TOP

Giaó dục là một trong những chỉ số cơ bản nói lên chất lượng cuả cuộc sống . Trình độ
học vấn cuả mỗi nước phản ánh mức độ phát triễn cuả một quốc gia . cũng như trình độ văn
minh cuả nước đo.Trình độ học vấn cao là đ/k rất quan trọng để con người phát triển toán diện ,
dễ thích ứng với điều kiện phát triển cuả xã hội , và khkt. Tác động tiêu cực cuả phát triển dân sô
quá nhanh đối với giaó dục biểu hiện ở một số khía cạnh sau:
RNI phát triển cao không cân đối với tỷ lệ phát triển cuả nền kinh tế KHKT cuả đất nước .
Xã hội không có điều kiện và khả năng đầu tư thích đáng cho giaó dục nên tình trạng dân trí thấp
.
Hiện nay ở nước ta có khỏang: 1.280.000 người có trình độ đại học, cao đẳng.
15.000 người có trình đô trên đại học


bình quân nguồn nhân lực 1664 người có trình độ đại học, cao đẳng/1 triệu dân.
Cần thơ : Từ 11/92 đến hết 97 đã đạt:
Mức tăng trưởng kinh tế bình quân 8,1% (86/92 ) lên 13,95% ( 93-97) .
GDP bình quân đầu người : 1993 : 349 $, 1997: 557 $ ; 2000:600 $
Số hộ ngheò giảm từ 14,6%( 6,26% )
Bảng 13
Ngân sách đầu tư cho giaó dục ở một số nước trên thế giớiTừ
1970 --1988 Ðơn vị tính % trong tổng thu nhập quốc dân
Tên nước

1970

1980

1988


Mehicô

2,4

4,4

2,1

Brazin

2,9

3,5

3,3

Ấn Ðộ

2,8

3,0

3,6

Trung quốc

1 ,8

2,5


2,7

Pakistan

2,2

1,8

2,1

Indonexia

2,8

1,7

0,8

THái lan

3,5

3,3

3,9

HOA KỲ

6,5


6,8

6,8

Nhật bản

3,9

5,8

5,1

ÐỨC

3,5

4,7

4,6


×