ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ TẤN HIỂN
PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KONPLÔNG - TỈNH KONTUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Đà Nẵng - Năm 2017
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ TẤN HIỂN
PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KONPLÔNG - TỈNH KONTUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đào Hữu Hòa
Đà Nẵng - Năm 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Lê Tấn Hiển
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................vi
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn..............................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................3
6. Bố cục đề tài.................................................................................................4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG
...........................................................................................................................9
1.1. SINH KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG........................9
1.1.1. Khái niệm sinh kế và phát triển sinh kế bền vững............................9
1.1.2.Những đặc điểm sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số..................12
1.1.3. Khái niệm và yêu cầu của phát triển sinh kế bền vững đối với hộ gia
đình DTTS.................................................................................................14
1.1.4. Các cách tiếp cận phát triển sinh kế bền vững................................17
1.1.5.Vai trò của phát triển sinh kế bền vững đối với đồng bào DTTS.....19
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG.........................24
1.2.1. Xác định các hoàn cảnh dễ bị tổn thương của hộ gia đình..............24
1.2.2. Cải thiện nguồn vốn sinh kế............................................................25
1.2.3. Hoàn thiện chiến lược sinh kế.........................................................30
1.2.4. Cải thiện đầu ra sinh kế...................................................................31
1.3.CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN
VỮNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ..................................32
iii
1.3.1. Khả năng nhận thức và kiểm soát sự thay đổi.................................32
1.3.2. Khả năng các nguồn lực và cơ hội tiếp cận thành công các nguồn
lực sinh kế.................................................................................................33
1.3.3. Chiến lược sinh kế đúng đắn và hợp lý...........................................34
1.3.4. Hệ thống các chính sách, thể chế của Nhà nước.............................34
1.3.5. Sự nỗ lực vươn lên của bản thân hộ gia đình..................................34
1.3.6. Các nhân tố ngoại sinh khác............................................................35
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO
ĐỒNG BÀO DTTS TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC...................................36
1.4.1. Kinh nghiệm ở nước ngoài..............................................................36
1.4.2. Kinh nghiệm ở trong nước..............................................................37
1.4.3. Các bài học kinh nghiệm cho KonPLông.......................................39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................40
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO
DTTS Ở HUYỆN KON PLÔNG..................................................................41
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SINH
KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DTTS Ở KONPLÔNG........................................41
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên...........................................................................41
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội.................................................................42
2.1.3. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng..............................................................43
2.1.4. Đặc điểm khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ gia
đình DTTS ở huyện KonPlông..................................................................44
2.2. THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH LÀ ĐỒNG BÀO
DTTS Ở HUYỆN KONPLÔNG................................................................46
2.2.1. Thực trạng nguyên nhân gây tổn thương........................................46
2.2.2. Thực trạng về nguồn lực sinh kế của các hộ là người DTTS ở huyện
Kon Plông..................................................................................................47
iv
2.2.3. Thực trạng chiến lược sinh kế.........................................................55
2.2.4. Thực trạng các mô hình sinh kế của các hộ người DTTS ở huyện
Kon Plông..................................................................................................57
2.2.5. Thực trạng đầu ra sinh kế của đồng bào DTTS huyện KonPlông...58
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SINH KẾ
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN KON PLÔNG. .60
2.3.1. Một số thành công về hoạt động sinh kế của đồng bào DTTS huyện
KonPlông...................................................................................................60
2.3.2. Các điểm hạn chế về hoạt động sinh kế của đồng bào DTTS huyện
KonPlông...................................................................................................61
2.3.3. Nguyên nhân gây ra hạn chế của hoạt động sinh kế của đồng bào
DTTS huyện KonPlông.............................................................................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...........................................................................63
CHƯƠNG 3....................................................................................................65
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KONPLÔNG.............65
3.1. NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC NGUỒN LỰC
SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DTTS HUYỆN KON PLÔNG.................65
3.1.1.Khả năng tiếp cận các nguồn lực tự nhiên.......................................65
3.1.2.Khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính.......................................67
3.1.3. Khả năng tiếp cận các điều kiện để cải thiện nguồn nhân lực........68
3.1.4. Khả năng tiếp cận nguồn lực vật chất.............................................70
3.1.5. Khả năng cải thiện nguồn lực xã hội...............................................71
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG
CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN KONPLÔNG...73
3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm cải thiện nguồn lực sinh kế cho các hộ gia
đình đồng bào DTTS.................................................................................75
v
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm cải thiện chiến lược sinh kế cho hộ gia đình
đồng bào DTTS.........................................................................................78
3.2.3. Nhóm giải pháp nhằm xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho hộ
gia đình đồng bào DTTS...........................................................................79
3.2.4. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao kết quả sinh kế cho hộ gia đình
đồng bào DTTS.........................................................................................81
3.2.5. Nhóm giải pháp bổ trợ khác nhằm thúc đẩy phát triển sinh kế bền
vững cho đồng bào người DTTS...............................................................83
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.....................................................84
3.3.1. Đối với nhà nước.............................................................................84
3.3.2. Đối với tỉnh Kon Tum.....................................................................84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...........................................................................85
KẾT LUẬN.....................................................................................................86
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
HGD
DTTS
UBND
NĐ- CP
TB
MTQG
Giải thích
Hộ gia đình
Dân tộc thiểu số
Ủy ban nhân dân
Nghị định- Chính phủ
Trung bình
Mục tiêu quốc gia
Là liên minh của 14 tổ chức
CARE
quốc tế hoạt động trong lĩnh
UNDP
DFID
IFAD
vực hỗ trợ nhân đạo
Chương trình phát triển Liên
hiệp quốc
Bộ Phát triển Quốc tế Vương
quốc Anh
International Fund for
Agricultural Development Quỹ phát triển nông nghiệp
Liên hiệp quốc
Sustainable Tourism -
ST-EP
Eliminating Poverty Initiative
- Du lịch bền vững - xóa đói
giảm nghèo
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT
Nội dung
Trang
1.1
Khung sinh kế bền vững (DFID- 2002)
12
1.2
Cách tiếp cận sinh kế bền vững của UNDP
18
1.3
Khung sinh kế bền vững của DFID
24
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Nội dung
2.1
Một số chỉ tiêu dân số huyện Kon Plông
Tổng hợp nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng du
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
lịch Kon Plông giai đoạn 2012 - 2015
Tình trạng nguồn lực tự nhiên của các hộ DTTS và
hộ người Kinh ở Kon Plông
Mức độ tạo điều kiện của các nguồn lực tự nhiên
cho hoạt động sinh kế hộ gia đình
Tình trạng trang bị phương tiện sản xuất của hộ các
hộ gia đình
Cơ cấu huy động nguồn lực tài chính của các hộ
Đặc điểm nhân khẩu hộ DTTS và hộ người Kinh
Chất lượng nguồn nhân lực của các hộ gia đình
DTTS
Thực trạng tham gia vào các tổ chức chính trị, xã
hội các thành viên hộ gia đình DTTS ở KonPlông
Cơ cấu thu nhập hộ gia đình DTTS ở Kon Plông
Thu nhập của nhóm hộ DTTS và nhóm hộ người
Kinh ở KonPlông
Rào cản tiếp cận nguồn lực tự nhiên theo đánh giá
của các hộ DTTS, hộ người Kinh và chuyên gia
Rào cản tiếp cận nguồn lực tài chính theo đánh giá
của các hộ DTTS, hộ người Kinh và chuyên gia
Rào cản cải thiện nguồn nhân lực theo đánh giá của
các hộ DTTS, hộ người Kinh và chuyên gia
Rào cản cải thiện nguồn vốn vật chất theo đánh giá
của các hộ DTTS, hộ người Kinh và chuyên gia
Rào cản cải thiện nguồn vốn xã hội theo đánh giá
của các hộ DTTS, hộ người Kinh và chuyên gia
Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trang
43
43
47
48
49
51
52
54
55
56
59
65
67
69
70
71
75
ix
STT
Nội dung
và phi nông nghiệp và giữa khu vực sản xuất và
dịch vụ
Trang
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Thực tế hiện nay sự chênh lệch về giàu nghèo ở nước ta vẫn còn khá cao,
chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng
bằng và ngay cả trên cùng địa bàn sinh sống cũng có sự chênh lệch giàu
nghèo. Người dân tộc thiểu số chiếm 15% dân số của Việt Nam nhưng chiếm
tới 70% nhóm đối tượng cực nghèo (được đo lường theo chuẩn cực nghèo
quốc gia) [18]. Trong suốt hai thập kỷ tăng trưởng nhanh của Việt Nam, chính
phủ đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực về an sinh xã hội,
tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội khác để cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo. Tuy vậy, do đặc thù của
các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, với những điều kiện, nguyên nhân
khách quan lịch sử để lại và cả những nguyên nhân chủ quan nên trên thực tế
mặc dù người dân tộc thiểu số ở nước ta đã có mức sống được cải thiện lên
một cách toàn diện, song thành quả được hưởng của nhóm đối tượng này còn
kém xa so với dân tộc chiếm đa số là người Kinh.
Sinh kế bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân, đặc
biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Đa phần đồng bào dân tộc thiểu số thiếu tư
liệu sản xuất, ít có cơ hội tiếp cận các tiến bộ về khoa học về sản xuất nông,
lâm; thu nhập của họ chỉ cố gắng đảm bảo nhu cầu cuộc sống tối thiểu.
KonPlông là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Kon Tum; là
một trong những huyện nghèo nhất Việt Nam, với các cộng đồng dân tộc
thiểu số nghèo như Xê Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong và H’Re. Dân số đến năm
2016 có 26.685 khẩu trong đó hộ đồng bào DTTS là 5.614 hộ với 21.529
khẩu, chiếm trên 80 % tổng dân số; số hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa
chiều là 3.132 hộ, 11.533 khẩu, chiếm 47,87%, trong đó hộ nghèo DTTS một
tỷ lệ cao [16].
2
Để phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn huyện KonPlông việc tìm hiểu thực trạng và đưa ra giải pháp giúp người
dân khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực sẵn có, giúp họ thấy được
nguyên nhân chính gây ra cái nghèo, tránh đầu tư sai lầm trong sản xuất kinh
doanh, bảo quản nguồn vốn tốt là một việc cần thiết. Bên cạnh đó cần xây
dựng giúp họ chiến lược sinh kế lâu dài đồng thời hướng dẫn họ thực hiện các
hoạt động. Việc giám sát và đánh giá hiệu quả của các hoạt động sinh kế của
người dân cũng là một vấn đề quan trọng trong quá trình giúp người dân phát
triển sinh kế bền vững. Mặc dù vậy, hiện nay việc phát triển sinh kế bền vững
cho dân tộc thiểu số tại đây còn chưa được nhiều các nhà nghiên cứu thực sự
quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc phát triển sinh kế bền vững cho
người đồng bào dân tộc thiểu số huyện KonPlông, Tỉnh Kon Tum là vấn đề
nóng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển sinh kế bền
vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện KonPlông, tỉnh Kon
Tum.” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến sinh kế bền vững.
- Đánh giá thực trạng phát triển sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào
dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum trong những
năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động sinh kế của đồng bào
dân tộc thiểu số huyện Kon Plông.
b. Phạm vi nghiên cứu
3
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện KonPlông và
khảo sát thực hiện tại 9/9 xã của huyện Kon Plông.
- Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ 21/01/2017 đến 20/5/2017;
Thời gian thu thập số liệu thứ cấp trong 5 năm gần đây (2012 – 2016); thời
gian thu thập số liệu sơ cấp là 3/2017. Tầm xa của các giải pháp đến năm
2020, tầm nhìn 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính: Các nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm
tìm hiểu thực trạng hoạt động sinh kế của các hộ gia đình dân tộc thiểu số tại
huyện Kon Plông; Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn như niên
giám thống kê, các báo cáo khoa học, dự án, tham luận qua các hội thảo, hội
nghị, báo chí, Internet... từ các phòng, Ban ngành cấp huyện về tình hình sinh
kế của bà con các xã thuộc huyện Kon Plông.
- Nghiên cứu định lượng: Đối với nhóm phương pháp định lượng,
nghiên cứu áp dụng các công cụ phân tích định lượng hoạt động sinh kế của
các hộ được khảo sát.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài này có ý nghĩa khoa học đối với các nhà nghiên cứu trong lĩnh
vực quản lý kinh tế. Kết quả nghiên cứu này có thể được coi như một tài liệu
tham khảo và là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo về phân tích hoạt
động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu thực trạng và đưa ra giải pháp giúp đồng
bào dân tộc thiểu số huyện KonPlông khai thác một cách có hiệu quả các
nguồn lực sẵn có, giúp họ thấy được nguyên nhân chính gây ra cái nghèo,
tránh đầu tư sai lầm trong sản xuất kinh doanh, bảo quản nguồn vốn tốt là một
việc cần thiết. Bên cạnh đó, còn giúp họ đưa ra các chiến lược sinh kế lâu dài
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển kinh tế một cách có hiệu quả.
4
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN
VỮNG
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG
BÀO DTTS Ở HUYỆN KONPLÔNG
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KONPLÔNG
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Từ trước đến nay có nhiều công trình khoa học, các bài viết đi sâu vào
phân tích hoạt động sinh kế của người dân nhằm phát triển sinh kế bền vững.
Một số nghiên cứu trước đây về vấn đề này:
- Michelle Adato and Ruth Meinzen-Dick (2002), Đánh giá tác động
của nghiên cứu nông nghiệp về đói nghèo bằng cách sử dụng khung sinh kế
bền vững, International Food Policy Research Institute. Bài viết cung cấp cái
nhìn tổng quan về cách tiếp cận sinh kế bền vững, cách áp dụng cho nghiên
cứu nông nghiệp, mô tả phương pháp và kết quả từ năm trường hợp nghiên
cứu: (1) các giống lúa hiện đại ở Bangladesh; (2) ao nuôi ghép và vườn rau ở
Bangladesh; (3) thực hành quản lý đất màu mỡ ở Kenya; (4) ngô lai ở
Zimbabwe; và (5) giống ngô ở Mexico. Áp dụng các phương pháp tiếp cận
sinh kế bền vững nêu bật sự tương tác giữa các công nghệ và bối cảnh dễ bị
tổn thương của các hộ gia đình, tài sản của họ, sự can thiệp các tổ chức, và
chiến lược sinh kế. Tuy nhiên, các khía cạnh khác của văn hóa, năng lượng,
và nhu cầu lịch sử sẽ được tích hợp với khuôn khổ để hiểu vai trò của nghiên
cứu nông nghiệp trong cuộc sống của người nghèo. Bên cạnh đó, bài báo còn
chú ý bổ sung tác động của giới tính, dân tộc, giai cấp, phân hóa xã hội ảnh
hưởng đến hoạt động sinh kế. [2]
5
- Murray C. Simpson (2007), Một cách tiếp cận tích hợp để đánh giá
các tác động của phát triển du lịch cộng đồng và sinh kế bền vững,
Community Dev J, 2007. Bài báo chỉ ra một thách thức quan trọng trong du
lịch bền vững là cung cấp các lợi ích sinh kế cho cộng đồng địa phương đồng
thời bảo vệ nền văn hóa và môi trường bản địa. Bài viết này trình bày một
phương pháp đánh giá tổng hợp có cấu trúc để đánh giá các tác động của các
sáng kiến có nội dung mang lại lợi ích sinh kế cho cộng đồng sống gần hoặc
trong các điểm đến du lịch. Các cách tiếp cận đã được phát triển để cho phép
sử dụng chung trong các bối cảnh địa lý khác nhau bao gồm cả cơ cấu sở hữu,
mức độ làm việc, cơ sở hạ tầng, quản trị, và sinh kế bền vững. Bài viết này
xem xét hai trường hợp nghiên cứu thí điểm ở Maputaland, Nam Phi, để phản
ánh tình hình thực hiện và lý thuyết nền tảng của cách thức này.[3]
- Đào Hữu Hòa (2016) Phát triển sinh kế bền vững cho các hộ nghèo là
dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. NXB Thông tin và Truyền
thông. Cuốn sách đã làm rõ cơ sở lý luận vể sinh kế và sinh kế bền vững đối
với các hộ gia đình nghèo, chỉ ra những đặc điểm về sinh kế của đồng bào dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên, làm rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
nghèo của đồng bào DTTS ở Đắk Nông chủ yếu là do hoạt động sinh kế kém
hiệu quả. Bằng việc sử dụng khung phân tích của DFID và điều chỉnh bổ sung
cho phù hợp với cách tiếp cận IFAD như bổ sung vào khung phân tích các yếu
tố: tinh thần, văn hóa, chính sách thể chế, thị trường… Cuốn sách đã chỉ ra
các đặc điểm hoạt động sinh kế của các hộ gia đình nghèo là người dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Đánh giá thực trạng các nguồn lực sinh
kế và khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế của các hộ nghèo là người dân
tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông; Từ đó,chỉ ra các yếu tố trực tiếp và gián tiếp
ảnh hưởng đến khả năng hoạt động sinh kế của các hộ gia đình đồng bào dân
tộc thiểu số; Đề xuất một số mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện cụ thể của
6
các nhóm đối tượng là hộ gia đình nghèo tại khu vực khác nhau; Đề xuất các
giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ
nghèo là người dân tộc thiểu số tại Đắk Nông.[5]
- Trần Văn Ba (2013), Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền
núi thôn 1 - 5 , Xã Cẩm Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An. Tạp chí Dân tộc.
bài báo chỉ ra thực trạng các hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế qua quá
trình tìm hiểu, phân tích các yếu tố tác động đến lựa chọn các hoạt động sinh
kế của người dân thôn 1 - 5, có thể nhận thấy rằng đời sống của người dân
đang ngày càng được nâng cao. Mặc dù các hoạt động sinh kế của họ chỉ dựa
vào sức lao động bằng tay, chân và một số nguồn vốn sẵn có tại địa phương.
Thu nhập của người dân nằm ở mức khá so với thu nhập bình quân trên đầu
người của cả nước. Việc lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân chịu
sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan: Con người, năng lực tài chính của họ,
và các yếu tố khách quan như: điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở vật chất, hạ
tầng...[6]
- Nguyễn Đăng Hiệp Phố (2016) Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền
vững DFID trong nghiên cứu sinh kế của người Mạ ở vườn quốc gia Cát Tiên;
Tạp chí khoa học - Đại học Đồng Nai, số 02 - 2016. Nghiên cứu dựa vào
khung sinh kế bền vững do Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) đưa ra được
các học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi và được coi là một
cách tiếp cận toàn diện về các vấn đề phát triển về sinh kế của con người và
đói nghèo trong các bối cảnh khác nhau. Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền
vững DFID trong các nghiên cứu sinh kế của người Mạ ở vườn quốc gia Cát
Tiên là xem xét các loại tài sản của người Mạ dùng để đảm bảo sinh kế của
mình bao gồm: vốn con người, vốn vật chất, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn
xã hội. Qua đó đặt vấn đề nghiên cứu sinh kế của người Mạ trong bối cảnh và
7
các thể chế, chính sách có ảnh hưởng đến sự tiếp cận và sử dụng các tài sản
sinh kế mà cuối cùng ảnh hưởng đến kết quả sinh kế.[9]
- Trần Văn Thuận (2015), Thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền
vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, Luận
văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế. Tác giả sử dụng thang đo BS là công cụ để đo
lường và truyền thông phúc lợi tổng thể của xã hội và sự tiến bộ theo hướng
bền vững do IUCN đề xuất (1996). Vận dụng thang đo BS trong nghiên cứu
này nhằm đánh giá tính bền vững trong phát triển sinh kế của đồng bào DTTS
huyện Ba Tơ. Kết quả cho thấy các giá trị nguồn lực sinh kế của huyện Ba Tơ
không đồng đều, chỉ có nguồn lực vật chất và nguồn lực tự nhiên được đánh
giá là tốt. Bên cạnh đó, nguồn lực vật chất được đánh giá là có giá trị cao nhất
đây là một lợi thế của đồng bào DTTS, đồng bào cần khai thác và sử dụng
nguồn lực này một cách hiệu quả hơn nữa. Nguồn lực tài chính là nguồn lực
có giá trị nhỏ nhất, tình hình tài chính của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện
chưa được sử dụng một cách hợp lý gây ra nhiều khó khăn trong việc phát
triển sinh kế bền vững.[7]
- Nguyễn Thị Ngọc Thúy (2015), Đánh giá các hoạt động sinh kế của
đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc, của huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Phát triển nông thôn. Qua đánh
giá nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã điều tra thì các
nguồn lực này ở mức độ rất hạn chế. Trong 5 nguồn lực thì nguồn lực tự
nhiên là nguồn lực dồi dào nhất, người dân nơi đây phụ thuộc chủ yếu vào
nguồn lực này đặc biệt là nguồn đất, nguồn nước….Nhìn chung sinh kế của
đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã điều tra đều phụ thuộc vào nguồn lực tự
nhiên, phương thức canh tác còn lạc hậu chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cần tác động các chính sách để cải thiện đời sống cho người dân nơi đây đặc
8
biệt ở xã Sảng Mộc, một xã vùng cao có nhiều dân tộc Mông sinh sống họ
vẫn theo truyền thống canh tác cũ nên hiệu quả sản xuất thấp.[8]
Tóm lại, qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu đã được công bố
trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy vấn đề phát triển sinh kế bền vững cho
đồng bào nghèo nói chung và đồng bào DTTS nói riêng hiện nay đang được
xem là một kênh ưu tiến trong chính sách xóa đói giảm nghèo trên thế giới
cũng như tại Việt Nam. Các tổ chức tài trợ, các sáng kiến giảm nghèo trên thế
giới trong những năm gần đây thường hướng việc hỗ trợ vào vấn đề này. Các
công trình nghiên cứu cũng đã giúp hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan
đến sinh kế, sinh kế bền vững cho người nghèo, làm rõ những đặc điểm đặc
thù trong sinh kế của đồng bào DTTS tại một số địa phương, đưa ra nhiều đề
xuất có giá trị giúp xây dựng mô hình và ban hành các chính sách nhằm thúc
đẩy phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS. Tuy nhiên, cho đến hiện
tại vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về sinh kế cho đồng bào DTTS ở
KonPlông, vì vậy tác giả đã chọn vấn đề này để làm để tài cho luận văn cao
học của mình.
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG
1.1. SINH KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG
1.1.1. Khái niệm sinh kế và phát triển sinh kế bền vững
a. Khái niệm sinh kế
Sinh kế được hiểu là “tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con
người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi
nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của
họ” (Theo định nghĩa của DFID). Các nguồn lực mà con người có được bao
gồm: (1) Vốn con người; (2) Vốn xã hội; (3) Vốn tự nhiên; (4) Vốn tài chính;
(5) Vốn vật chất.
- Vốn con người: Bao gồm sức mạnh thể lực, năng lực trí tuệ biểu hiện ở
kỹ năng, kiến thức làm kinh tế, khả năng quản lý gia đình của người dân. Có
thể người dân cố gắng làm việc siêng năng nhưng do sức khỏe không đảm
bảo, năng lực hạn chế nên không có khả năng tạo ra thu nhập để đảm bảo
cuộc sống do năng suất lao động thấp. Đối với đồng bào DTTS, do đời sống
khó khăn, cô lập với bên ngoài nên trình độ học vấn thường rất hạn chế.
- Vốn xã hội: Thể hiện thông qua các mối quan hệ xã hội có ý nghĩa
trong việc đảm bảo phần nào những điều kiện cần thiết cho cuộc sống của hộ
gia đình. Tình làng, nghĩa xóm được thể hiện thông qua việc thúc đẩy sự hợp
tác trong sản xuất. Việc phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức xã hội
truyền thống cũng như các tổ chức đoàn thể xã hội hiện đại ngày nay là điều
kiện quan trọng để gia tăng nguồn vốn xã hội, phục vụ cho sinh kế của người
dân.
- Vốn tự nhiên: Khả năng cung ứng quỹ đất sản xuất, sông biển ao hồ có
thể sử dụng để sản xuất của hộ gia đình cũng như cộng đồng cùng với điều
10
kiện thuận lợi hay khó khăn của việc khai thác các nguồn lực ấy là nguồn vốn
tự nhiên.
- Vốn tài chính: Vốn tài chính được thể hiện bằng khả năng tạo ra dòng
tiền cho hộ gia đình. Nguồn tiền đó thường có được do tiết kiệm, đi làm thuê,
bán sản phẩm hoặc từ các hỗ trợ của chính phủ, của các tổ chức xã hội khác.
Ngoài ra, việc tiếp cận được các nguồn vốn vay của các hộ nghèo là điều kiện
rất quan trọng để đảm bảo nguồn vốn tài chính cho họ.
- Vốn vật chất: Thể hiện ở các tài sản vật chất đảm bảo cho cuộc sống,
sinh hoạt cũng như làm ăn của người dân như hệ thống đường sá, điện nước,
chợ búa, trường học, thông tin liên lạc cùng các tài sản sinh hoạt như tivi, xe
máy và các vật dụng cần thiết khác trong gia đình như giường, tủ, bàn... được
xem là nguồn vốn vật chất. Tuy nhiên, đối với các hộ DTTS, những vật dụng
này vẫn đang là đồ xa xỉ.
b. Phát triển sinh kế bền vững
Ý tưởng sinh kế bền vững lần đầu tiên được giới thiệu bởi Ủy ban
Brundtland về Môi trường và Phát triển, và năm 1992 Hội nghị của Liên Hiệp
quốc về Môi trường và Phát triển mở rộng khái niệm thúc đẩy việc đạt
được sinh kế bền vững như là một mục tiêu rộng hơn của xóa đói nghèo. Trên
cơ sở ý tưởng đó, Chambers và Gordon (1992) đã đưa ra khái niệm về sinh kế
bền vững ở cấp hộ gia đình đó là: “Một sinh kế bền vững có thể đối phó với
những rủi ro và những cú sốc, duy trì và tăng cường khả năng và tài sản; đồng
thời cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ sau góp phần tạo ra lợi
ích cho cộng đồng, địa phương và toàn cầu và trong ngắn hạn và dài hạn. Sinh
kế bền vững cung cấp một phương pháp tiếp cận tích hợp chặt chẽ hơn với
vấn đề nghèo đói”.[8]
Theo các tác giả trên, sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và
kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài
11
sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền
vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng
phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về
mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có
thể cung cấp cho thế hệ tương lai.
Nội hàm của sinh kế bền vững, đồng thời cũng là tiêu chí quan trọng
nhất cần hướng đến của sinh kế bền vững là giải quyết các yêu cầu sau đây:
- Sinh kế của cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng phải có khả năng tạo ra
thu nhập, của cải đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng tốt hơn cho con người
trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
- Sinh kế của cá nhân, hộ gia đình hay cộng đồng phải có khả năng giúp
con người vượt qua những biến động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh,
hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra.
- Sinh kế của cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng phải có khả năng phát
triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến nguồn tài
nguyên thiên nhiên trong tương lai.
12
Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững (DFID- 2002)
1.1.2.Những đặc điểm sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số
a. Khái niệm dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên
thế giới hiện nay. Ở nước ta hiện nay, khái niệm DTTS được sử dụng chính
thức trong các tài liệu chính thức của Nhà nước đó là: “Những dân tộc có số
dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” [6]. Đây là khái niệm chính thức được sử dụng trong
nghiên cứu này.
b. Đặc điểm sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên
Tây Nguyên hiện nay thực sự là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi cư
trú của 47 dân tộc anh em, với rất nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc
người, nhiều địa phương trong cả nước hội tụ; đồng thời cũng là nơi có tốc độ
tăng dân số và biến động về cơ cấu dân cư nhanh nhất cả nước. Mặc dù vậy,
do có dân số ít, phân bố khu vực cư trú của các cộng đồng DTTS Tây Nguyên
khá biệt lập với cộng đồng người Kinh, trình độ sản xuất và trình độ văn hóa
13
của các DTTS có nhiều nét đặc thù, điều này đã làm cho hoạt động sinh kế
của đồng bào DTTS có một số đặc điểm sau:
- Đặc điểm sống của đồng bào DTTS là cố kết cộng đồng, gắn với những
luật tục theo kiểu bộ tộc, khép kín chính vì vậy hoạt động sinh kế của họ lệ
thuộc vào tự nhiên, chưa quen với sản xuất kinh tế hàng hóa. Các hoạt động
sinh kế chính của đồng bào ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp truyền
thống tự cấp tụ túc gắn với tự nhiên với trình độ sản xuất rất thấp. Việc sản
xuất chỉ để đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống đơn giản hàng ngày của gia đình,
không có ý thức sản xuất để bán do đó trình độ tiếp cận với kinh tế thị trường
vẫn còn rất thấp.
- Hoạt động sinh kế truyền thống của đồng bào DTTS thường gắn chặt
với thiết chế buôn, làng đó, hầu như ít có hoạt động sinh kế truyền thống vượt
ra khỏi khuôn khổ này; bên cạnh đó, cách tổ chức sản xuất lệ thuộc nhiều vào
thiết chế tự quản: buôn làng của đồng bào DTTS Tây Nguyên thường là
những đơn vị cơ sở xã hội duy nhất và cao nhất, gắn liền vơi nơi cư trú và nơi
canh tác.
- Hoạt động sinh kế phụ thuộc nhiều vào các luật tục: Đây là một dạng
thức văn hóa pháp luật có tính lịch sử nhất định nhưng cho đến nay vẫn còn
giá trị, nó thấm đẫm trong mọi hành xử của cả cộng đồng của đồng bào DTTS
Tây Nguyên.
- Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực của Chính phủ trong việc định canh, định
cư cho đồng bào DTTS tuy nhiên tập quán du canh du cư vẫn là một vấn đề
diễn ra phức tạp. Việc du canh dẫn đến mỗi hộ gia đình chiếm hữu một số
lượng lớn đất đai, nhưng do thiếu đầu tư thâm canh nên năng suất canh tác
thấp, không tạo ra đủ thu nhập để đảm bảo cuộc sống.
- Vai trò của người già và phụ nữ trong các quyết định sinh kế: Các
DTTS Tây Nguyên có đặc điểm là coi trọng kinh nghiệm nên vai trò người
14
già rất được tôn trọng. Hầu hết mọi quyết định quan trọng trong cuộc sống và
sinh kế đều phải tham khảo ý kiến của người già. Điều này rất quan trọng
trong hoạt động sinh kế truyền thống của xã hội cộng đồng nguyên thủy, tự
túc tự cấp gắn với tự nhiên vì nó giúp loại bỏ các rủi ro thường có tính quy
luật đã được cộng đồng rút tỉa thông qua quá trình sống. Mặt khác, các cộng
đồng dân tộc thiểu số hiện nay vẫn còn theo chế độ mẫu hệ, do đó vai trò
quyết định của người phụ nữ trong các hoạt động sinh kế là rất lớn. Tuy
nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay, các giá trị
truyền thống trên đang có chiều hướng suy giảm vì không còn thích hợp…
- Hiện nay đang xuất hiện tư tưởng ỷ lại vì các cộng đồng DTTS nằm
trong nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương của xã hội, đây là đối tượng để
Nhà nước, cộng đồng quan tâm đầu tiên trong công tác an sinh xã hội. Tuy
nhiên do trình độ văn hóa thấp, khả năng thực hiện các giải pháp sinh kế kém
hiệu quả nên chính quyền thường sử dụng các biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ.
Điều này làm cho người dân có thói quen chờ nhận hỗ trợ, có tư tưởng ỷ lại,
giảm động lực phấn đầu tự vươn lên…
1.1.3. Khái niệm và yêu cầu của phát triển sinh kế bền vững đối với
hộ gia đình DTTS
a. Khái niệm phát triển sinh kế bền vững
Phát triển sinh kế bền vững được định nghĩa là “quá trình tác động có
chủ ý của các chủ thể liên quan nhằm tạo ra những thay đổi trong hoạt động
sinh kế vốn có của các gia đình DTTS theo hướng tích cực, bền vững nhằm
không ngừng”.
b. Yêu cầu của phát triển sinh kế bền vững đối với hộ gia đình DTTS
Việc phát triển sinh kế bền vững cho hộ gia đình DTTS cần phải đạt
được một số yêu cầu nhất định: