SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (1,0 điểm)
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình
thế giới như thế nào?
Câu 2 (1,0 điểm)
Nêu bản chất của phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Chiếu Cần vương
ban ra đã có tác động như thế nào đến bộ phận văn thân, sĩ phu yêu nước?
Câu 3 (1,0 điểm)
Có hay không sự đối lập giữa xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong
trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? Vì sao?
Câu 4 (1,0 điểm)
Nêu và đánh giá những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến
năm 1917.
Câu 5 (1,0 điểm)
Tại sao từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN mở rộng thành viên và đẩy mạnh
hoạt động hợp tác kinh tế?
Câu 6 (1,0 điểm)
Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000.
Câu 7 (1,0 điểm)
Nêu những nhân tố chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản
trong thời kì hoàng kim sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 8 (1,0 điểm)
Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản ở Việt Nam.
Câu 9 (1,0 điểm)
Nêu và nhận xét đường lối chiến lược cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 10 (1,0 điểm)
Sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở
thành một phong trào tự giác? Vì sao?
------------------- HẾT------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………………….. Số báo danh:………………..
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ
(HDC có 03 trang)
I. LƯU Ý CHUNG:
Dưới đây là những nội dung cơ bản nhất mà thí sinh phải đề cập tới, bài thi chỉ được cho
điểm tối đa khi đủ ý, trình bày khoa học, lôgíc.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM:
Câu
1
2
3
Nội dung
Điểm
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc dẫn đến những thay đổi căn bản trong
1,0
tình hình thế giới như thế nào?
- Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa đã ra đời ở Đông Âu và châu Á.
0,25
- Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ
nghĩa: phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt; Anh và Pháp suy yếu; Mĩ thêm lớn mạnh
0,25
trở thành siêu cường quốc đứng đầu hệ thống này.
- Chiến tranh đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển, làm
sụp đổ hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc châu Âu, lập nên các quốc gia
0,25
độc lập mới ở châu Á và châu Phi.
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một trật tự thế giới mới được thiết lập…
0,25
Nêu bản chất của phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Chiếu Cần
vương ban ra đã có tác động như thế nào đến bộ phận văn thân, sĩ phu yêu
1,0
nước?
1. Bản chất của phong trào Cần vương: là phong trào yêu nước chống Pháp của
nhân dân Việt Nam theo tư tưởng phong kiến.
0,25
2. Tác động của chiếu Cần vương đến bộ phận văn thân, sĩ phu yêu nước:
- Văn thân, sĩ phu là trí thức phong kiến, họ bị chi phối bởi tư tưởng Nho giáo
“trung quân, ái quốc”. Đối với họ, yêu nước tức là trung thành với nhà vua và
0,25
ngược lại trung thành với nhà vua nghĩa là yêu nước.
- Trước khi chiếu Cần vương ban ra, các văn thân, sĩ phu có mâu thuẫn giữa tư
tưởng “trung quân” và “ái quốc”. Bởi “trung quân” thì không “ái quốc” do một
bộ phận vua quan triều Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp. Ngược lại “ái quốc”
0,25
thì không thể “trung quân” vì phải chống lại vua.
- Chiếu Cần Vương ban ra đã giải quyết được mâu thuẫn tư tưởng của văn thân,
sĩ phu về mối quan hệ giữa “trung quân” và “ái quốc”. Giờ đây “trung quân”, “ái
quốc” đã thống nhất. Ngay lập tức, các văn thân, sĩ phu đã hăng hái hưởng ứng
0,25
chiếu Cần vương.
Có hay không sự đối lập giữa xu hướng bạo động và xu hướng cải cách
1,0
trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? Vì sao?
1. Không có sự đối lập giữa xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong
0,25
phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
2. Giải thích:
- Cả hai xu hướng bạo động và cải cách đều có chung động cơ là yêu nước, đều
0,25
kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc.
- Mục tiêu đấu tranh của hai xu hướng đều là cứu nước, cứu dân, kết hợp việc
giành độc lập dân tộc với xây dựng một xã hội tiến bộ theo hướng tư bản chủ
0,25
2
4
5
6
7
8
nghĩa.
- Sự xuất hiện của hai xu hướng bạo động và cải cách đều dựa trên sự tiếp thu tư
tưởng dân chủ tư sản.
Nêu và đánh giá quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành
từ năm 1911 đến năm 1917.
- Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, qua
nhiều châu lục trên thế giới; làm nhiều nghề khác nhau để sống và hoạt động.
- Trong quá trình hoạt động thực tiễn, Người nhận thấy ở đâu bọn đế quốc thực
dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
Từ đó, Người xác định được đâu là bạn, đâu là thù.
- Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Tất Thành tuy là bước đầu, nhưng
rất đúng hướng, là điều kiện cần thiết để sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Người
đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân
tộc Việt Nam.
Tại sao từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN mở rộng thành viên và
đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế?
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều chuyển
biến mới: Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế từ đối đầu sang đối thoại, tạo
điều kiện cho các nước mở rộng hợp tác.
- Vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực đi vào ổn định.
- Trong bối cảnh thuận lợi trên, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên: năm 1995 kết
nạp Việt Nam; năm 1997 kết nạp Lào, Mianma; năm 1999 kết nạp Campuchia…
- Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế trong và ngoài khối...xây dựng
Đông Nam Á thành khu vực hòa bình ổn định, cùng phát triển.
Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000.
- Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ và coi trọng quan hệ với Tây Âu.
- Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết
Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991)... tăng cường quan hệ với các nước
Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
- Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
- Mặt khác, với học thuyết Miyadaoa (1993) và học thuyết Hasimôtô (1997),
Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng hoạt động đối ngoại với
các đối tác khác đến phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển quan hệ với các
nước Đông Nam Á.
Nêu những nhân tố chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu,
Nhật Bản trong thời kì hoàng kim sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
0,25
1,0
0,25
0,25
0,5
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
- Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để
tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
0,25
- Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý hiệu quả, điều tiết, thúc đẩy nền
kinh tế.
0,25
- Biết tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển: Mĩ lợi dụng chiến tranh để
làm giàu; Tây Âu tận dụng viện trợ của Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc
thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ “Cộng đồng châu Âu”
(EC); Nhật tận dụng viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt
Nam để làm giàu.
Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo
khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.
3
0,5
1,0
- Giai cấp tư sản Việt Nam có số lượng ít, thế lực yếu cả về kinh tế và chính trị
nên không đủ sức giữ vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
9
10
- Giai cấp tư sản Việt Nam còn thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một
phương pháp cách mạng khoa học.
- Tổ chức chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam, tiêu biểu là Việt Nam Quốc dân
đảng rất lỏng lẻo, thiếu cơ sở trong quần chúng nên không đủ sức chống đỡ trước
sự đàn áp của đế quốc Pháp.
- Ngọn cờ tư tưởng tư sản đối với người Việt Nam tuy rất mới mẻ, nhưng không
đủ khả năng giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ; thực dân Pháp còn
mạnh…
Nêu và nhận xét đường lối chiến lược cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành
“tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
- Cương lĩnh đã chỉ rõ cách mạng Việt Nam phát triển qua ba giai đoạn, gắn liền
với ba cuộc cách mạng: tư sản dân quyền cách mạng, thổ địa cách mạng và cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
- Như vậy, ngay từ đầu Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã thấu suốt con
đường phát triển của cách mạng Việt Nam, đó là con đường giải phóng dân tộc
gắn liền giải phóng giai cấp; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn
toàn trở thành một phong trào tự giác? Vì sao?
1. Sự kiện: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là mốc đánh dấu
phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác.
2. Giải thích: Từ khi Đảng ra đời, phong trào công nhân Việt Nam có đầy đủ các
điều kiện của một phong trào tự giác vì:
- Có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
- Có một đường lối cách mạng đúng đắn.
- Giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình.
-----------------Hết----------------
4
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
0,5
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25