Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

3 vùng kt trọng điểm vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 42 trang )

MỤC LỤC

I. Vai trò ý nghĩa của ba vùng kinh tế trọng điểm ............................................. 2
1.
Khái niệm ..................................................................................................... 2
2.
Vai trò ý nghĩa của 3 vùng kinh tế trọng điểm ( Bắc, Trung, Nam). .......... 3
2.1
Vai trò .................................................................................................... 3
2.1.1
Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc (Vùng KTTĐ miền Bắc)............ 3
2.1.2
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Vùng KTTĐ miền Trung) .... 4
2.1.3
Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam (Vùng KTTĐ miền Nam) ........ 5
2.2. Ý nghĩa ........................................................................................................... 6
II. Sự phát triển của ba vùng kinh tế trọng điểm ............................................... 6
1.
Sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm từ giai đoạn trước năm 2000 .... 6
2.
Sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm từ giai đoạn trước năm 2000 (từ
2000-2009) .......................................................................................................... 10
2.1.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc ..................................................... 10
2.2
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .................................................. 13
2.3
Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam ....................................................... 16
III. Nét chuyên môn hóa của ba vùng kinh tế trọng điểm................................. 20
1.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc ............................................................ 20


2.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ........................................................ 25
3.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam .......................................................... 31
IV. Hướng chiến lược phát triển kinh tế của mỗi vùng..................................... 36
1.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.) .......................................................... 36
2.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) ........................................................................... 37
3.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam (TP. Hồ Chí Minh , Bình Dương , Bà
Rịa -Vũng Tàu , Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang). ..... 40
V. Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 41
VI. Phân công nhiệm vụ .................................................................................... 42

1


I.

Vai trò ý nghĩa của ba vùng kinh tế trọng điểm
1.

Khái niệm

Vùng kinh tế trọng điểm là vùng tập trung lớn về công nghiệp và thương
mại, dịch vụ nhằm thu hút nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước, kinh tế phát
triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là công nghiệp. Nhà nước quyết định thành lập

các vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam.

2


2.

Vai trò ý nghĩa của 3 vùng kinh tế trọng điểm ( Bắc, Trung, Nam).
2.1

Vai trò

2.1.1 Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc (Vùng KTTĐ miền Bắc).

-

Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc với diện tích tự nhiên là 10.912

km², mức đóng góp GDP cho cả nước là 18,9%(2005),20,9%(2007), kim ngạch
xuất khẩu chiếm 21% so với cả nước; tổng sản phẩm đạt 23,1%, giá trị sản xuất
công nghiệp của vùng chiếm tới 21,2%, còn tỉ lệ sản xuất lương thực thực phẩm
đứng ở vị trí thứ 2 so với cả nước.
-

Có nhiều trung tâm kinh tế tạo tiền đề cho sự phát triển, giao lưu

kinh tế và hợp tác vùng miền:
+ Có 2 thành phố, trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Hải Phòng.
+ Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh kết hợp tạo nên tam giác kinh tế có vai

trò tạo xung lực và cơ hội phát triển cho các địa phương khác.
+ Các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội,
Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương ( Theo quyết định số 747/TTg
của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/09/1997, ngày 14-15/07/2003 Thủ tướng
Chính phủ quyết định mở rộng thêm 3 tỉnh: Hà Tây(đã sát nhập với Hà Nội),
3


Bắc Ninh, Vĩnh Phúc). 7 tỉnh này nằm trên trục kết nối giao thông đường bộ,
đường biển, hàng không.
-

Hà Nội với vai trò là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn

hóa và khoa học công nghệ của cả nước, là vùng hạt nhân phát triển, lãnh thổ
động lực vùng đồng bằng sông Hồng.
-

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là một trong những trung tâm

năng lượng hàng đầu của cả nước về sản xuất, xuất khẩu: than đá (Quảng Ninh),
nhiệt điện ( Uông Bí, Phả Lại-Quảng Ninh).
2.1.2 Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Vùng KTTĐ miền
Trung)
-

Với diện tích tự nhiên là 27.879 km², mức đóng góp GDP cho cả

nước là 5,3% (2005), 5,6% (2007), kim ngạch xuất khẩu chiếm 2,2% so với cả
nước.


-

Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc, phía Nam nước

ta, là cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên và Nam Lào.
-

Sự phát triển king tế của vùng có vai trò thúc đẩy sự chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải
4


quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng duyên hải
nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Bắc trung Bộ.
-

Các tỉnh thuộc vùng king tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên-

Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. (Theo quyết định số 1018/1997/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/11/1997). Cho đến nay quy mô vùng đã
mở rộng thêm tỉnh Bình Định.
-

Thuộc hành lang kinh tế Đông-Tây có vai trò hỗ trợ các vùng địa

phương sâu trong nội địa mở rộng ra biển, làm đầu mối cung cấp hàng hóa và
nguyên vật liệu.
-


Đà Nẵng là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là

điểm cuối của hành lang kinh tế Đông-Tây, cầu nối Trung Lào và Trung Trung
Bộ Việt Nam.
-

Thúc đẩy kinh tế thông qua đầu tư thương mại, du lịch văn hóa, lịch

sử…thông qua đó thúc đẩy giao lưu của người, hàng hóa, nâng cao đời sống và
thu nhập của người dân.
2.1.3 Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam (Vùng KTTĐ miền Nam)
-

Với diện tích tự nhiên là 12.661km², , mức đóng góp GDP cho cả

nước là 42,7%(2002), kim ngạch xuất khẩu chiếm 35,3% so với cả nước.

5


Đóng vai trò là động lực phát triển mạnh nhất của nền kinh tế đất

-

nước, chiếm gần 60% ngân sách quốc gia, trên 70% kim ngạch xuất khẩu và là
khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI hàng đầu cả nước, sản xuất trên 42%
GDP.
Vùng KTTĐ phía Nam bao gồm: Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương,

-


Bà Rịa-Vũng Tàu ( quyết định số 44/1998/QĐ-TTg của Thủ tương Chính phủ
ngày 23/02/1998, ngày 20-21/06/2003 mở rộng thêm: Tây Ninh, Bình Phước,
Long An, năm 2009 bổ xung thêm Tiền Giang).
Là vùng kinh tế mở cửa năng động, có vai trò là cửa ngõ kinh tế, là

-

cầu nối giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
-

Là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính hàng đầu cả nước.

-

Là đầu mối giao thông nối Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu

-

Tp. Hồ Chí Minh với vai trò là trung tâm thương mại-công nghiệp,

Long.
là cửa ngõ tiền tiêu, “chìa khóa” để mở cửa đồng bằng sông Cửu Long trù phú,
cầu nối Nam Bộ-Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
2.2. Ý nghĩa

Có ý nghĩa rất lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng
và của cả nước.
 3 vùng kinh tế trọng điểm đóng vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong
việc đóng góp vào GDP của cả nước ( chiếm 66.9% so với cả nước ). Thúc đẩy

kinh tế xã hội phát triển và nâng cao đời sống người dân.

II.

Sự phát triển của ba vùng kinh tế trọng điểm

1.

Sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm từ giai đoạn trước

năm 2000
Thời bao cấp
- Là tên gọi được sử dụng tại
Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà

Thời kỳ đổi mới
- Là một chương trình cải
cách toàn diện bao gồm kinh tế và

hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nhiều khía cạnh khác của đời sống

6


nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc

xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam

điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa


khởi xướng vào thập niên 1980.

cộng sản. Theo đó thì kinh tế tư nhân Chính sách Đổi Mới được chính thức
dần bị xóa bỏ, nhường chỗ cho kinh

thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng

tế do nhà nước chỉ huy. Mặc dù kinh

Cộng sản Việt Nam lần VI, năm

tế chỉ huy đã tồn tại ở miền Bắc dưới

1986.

chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Đổi mới về kinh tế được

từ trước năm 1975, song thời kỳ bao

thực hiện song song với Đổi Mới

cấp thường được dùng để chỉ sinh

trên các mặt khác như hành chính,

hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai

chính trị, văn hóa, giáo dục.. Tuy


đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm

nhiên chính trị không có những thay

1986trên toàn quốc

đổi lớn và nhanh chóng so với kinh

- Trong nền kinh tế kế hoạch

tế.

thương nghiệp tư nhân bị loại bỏ,

- 1989 Việt Nam đã xuất khấu

hàng hóa được phân phối theo chế độ gạo đứng thứ 3 thế giới (sau Thái
tem phiếu do nhà nước nắm toàn

Lan và Hoa Kỳ)

quyền điều hành, hạn chế đến thủ

- 1993: Bình thường hóa quan

tiêu việc mua bán trên thị trường

hệ tài chính với các tổ chức tài chính


hoặc vận chuyển tự do hàng hoá từ

quốc tế.

địa phương này sang địa phương
khác. Nhà nước có độc quyền phân

- 1995: Gia nhập tổ chức kinh
tế Đông Nam Á (ASEAN)

phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng
tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết

- 2000: Luật Doanh nghiệp ra
đời.

lập trong thời kỳ này để phân phối
lương thực, thực phẩm theo đầu
người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn
định số lượng và mặt hàng được
phép mua.

a.

Ưu điểm

-

Giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình


quân hàng năm đạt 4,4%/năm, giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng
8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn
7


2001-2005 GDP tăng bình quân 7,34%/năm; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm
kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
6,32%/năm. Giai đoạn 2011-2015, GDP của Việt Nam tăng chậm lại nhưng vẫn
đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới.
-

Quy mô nền kinh tế tăng nhanh: GDP bình quân đầu người năm

1991 chỉ là 188 USD/năm. Đến năm 2003, GDP bình quân đầu người đạt 471
USD/năm và đến năm 2015, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 204 tỷ USD, GDP
đầu người đạt gần 2.200 USD/năm. Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số
lượng và chất lượng.
-

Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 7,6% cuối năm

2013[21].
-

Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng

hiện đại, giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp.
-

Kim ngạch ngoại thương năm 1991 là 5.156,4 triệu USD, trong đó


xuất khẩu là 2.087,1 triệu USD, đến năm 2016 các con số tương ứng là 333 tỷ
USD và 167,83 tỷ USD, tăng 60,4 lần và 80,4 lần so với năm 1991.
-

Kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn; hệ thống doanh nghiệp nhà

nước từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang
giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tập thể bước đầu được đổi mới, các hình thức
hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Kinh tế tư
nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh.
-

Trong 30 năm, Việt Nam thu hút được 310 tỷ USD của các nhà đầu

tư nước ngoài, nguồn vốn này đã góp phần lớn làm tăng trưởng nền kinh tế Việt
Nam.
-

Việt Nam đã ký kết 1 Hiệp định thương mại tự do khu vực.

(ASEAN).
b.

Hạn chế

-

Việc thực hiện kinh tế thị trường nhưng do chưa có kinh nghiệm


quản lý nên phân hóa giàu nghèo,ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội đã
diễn ra với tốc độ tăng nhanh. Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa bao giờ
8


đạt đến mức 10% (trong khi đó Trung Quốc có những năm tăng trưởng trên
10%), từ năm 2000 đến nay tăng trưởng chỉ dao động ở mức 5% - 7%], chỉ số
năng lực cạnh tranh ở mức thấp, lãng phí tài nguyên, hiệu quả sử dụng vốn chưa
cao, năng suất lao động thấp và tăng chậm. Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước
kinh tế đang phát triển và sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình nếu không duy trì
được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài. Trong cơ cấu kinh tế, lao động
nông nghiệp vẫn chiếm hơn 40% khiến tình trạng khiếm dụng lao động
(underemployment) phổ biến tại Việt Nam. Nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ít doanh nghiệp lớn và rất hiếm doanh nghiệp có
khả năng hoạt động ở thị trường nước ngoài trong khi trong cùng một khoảng
thời gian phát triển như vậy Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... đã
có các tập đoàn đa quốc gia.
-

Vấn đề mất rừng và tài nguyên:

Sau ½ thế kỷ, mặc dù diện tích rừng trồng đã tăng dần từ năm 1976 và đạt
0,745 triệu ha 1992 nhưng rừng tự nhiên đã bị suy giảm mạnh, chủ yếu do chiến
tranh, sức ép phát triển dân số và yêu cầu sản xuất lương thực. Diện tích rừng tự
nhiên thấp nhất vào năm 1992, chỉ 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng toàn quốc là
27,8%. Kể từ 1992, nhờ Chương trình 327 (giai đoạn 1992-1997) và Chương
trình 5 triệu hecta rừng-661, diện tích rừng Việt Nam đã tăng đáng kể, tuy nhiên
rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy thoái.

9



Ảnh Landsat

2.

Sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm từ giai đoạn trước

năm 2000 (từ 2000-2009)
2.1.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc

- Về phát triển kinh tế
+ Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Vùng
KTTĐ Bắc Bộ gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao,
đạt khoảng 12,5% thời kỳ 2001-2009, trong đó tốc tộ tăng trưởng của ngành
công nghiệp- xây dựng đạt 15,5%, ngành thương mại - dịch vụ đạt 12,4% và
ngành nông nghiệp đạt 3,6%.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của Vùng chuyển dịch theo
hướng hiện đại và hiệu quả. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế
Vùng năm 2009 vào khoảng 10% (năm 2000 là 17,8%). Tỷ trọng của ngành
công nghiệp năm 2009 đạt khoảng 44,4% (năm 2000 là là37,1%). Tỷ trọng của
ngành dịch vụ đạt45,6%(năm 2000 là 45,1%).
+ Thu nhập bình quân đầu người của vùng liên tục tăng trong thời gian
qua. GDP/người của vùng năm 2000 chỉ đạt khoảng 5,6 triệu thì đến năm 2005
đã lên đến 11,7 triệu đồng/người và đến năm 2009 đạt khoảng 25,1 triệu đồng.
- Về thu chi ngân sách

10



+ Thu ngân sách: Tốc độ tăng thu ngân sách thời kỳ 2001-2009 đạt
khoảng 18,7%/năm. Năm 2009, thu ngân sách của vùng đạt 118 nghìn tỷ đồng
(cao gấp 4,7 lần so với năm 2000).
+ Chi ngân sách: Tốc độ tăng chi ngân sách thời kỳ 2001-2009 đạt khoảng
21,8%/năm. Năm 2009, chi ngân sách của vùng đạt 51,1 nghìn tỷ đồng (cao gấp
5,9 lần so với năm 2000).
- Về xuất nhập khẩu
+ Xuất khẩu: Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu của vùng thời kỳ 2001-2009
đạt khoảng 21,8%/năm. Năm 2009, xuất khẩu của vùng đạt khoảng 12,6 tỷ USD
(cao gấp 5,9 lần so với năm 2000)
+ Nhập khẩu: Tốc độ tăng giá trị nhập khẩu của Vùng thời kỳ 2001-2009
đạt khoảng 24,0%. Năm 2009, giá trị nhập khẩu của Vùng đạt khoang 30 tỷ
USD.
- Về thu hút vốn đầu tư
+ Vốn dầu tư: Trong những năm qua, vốn đầu tư phục vụ cho quá trình
phát triển kinh tế xã hội của vùng tiếp tục tăng nhanh, với tốc độ tăng trưởng
bình quân thời kỳ 2001-2009 đạt khoảng 21.8%/năm. Năm 2009, vốn đầu tư
toàn xã hội của vùng đạt trên 200 nghìn tỷ đồng.
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: với môi trường thu hút đầu tư khá
thuận lợi, Vốn FDI đổ vào vùng KTTĐ Bắc bộ trong những năm qua ngày một
tăng. Từ năm 1988 đến nay, Vùng KTTĐ Bắc bộ đã thu hút được 3106 dự án
FDI với tổng vốn đăng ký là 36625,4 triệu USD. Riêng năm 2009, Vùng đã thu
hút được 368 dự án với tổng vốn đăng ký là 1178,3 triệu USD.
- Về phát triển các ngành kinh tế
+ Giá trị sản xuất công nghiệp: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp
của vùng đạt 16,3%/ năm thời kỳ 2006-2009, trong đó công nghiệp nhàn nước
tăng 5,1%/năm, công nghiệp ngoài nhà nước tăng 19,8%/năm, công nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,0%/năm. Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp

(theo giá so sánh 1994) của vùng đạt trên 167,3 nghìn tỷ đồng(chiếm 24,0% giá
trị công nghiệp cả nước), trong đó công nghiệp nhà nước chiếm 22,03%, công
11


nghiệp ngoài nhà nước chiếm 30,43% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
chiếm 47,54%.
+ Khu công nghiệp và khu kinh tế: Trong vùng có 2 khu kinh tế đang
được triển khai xây dựng là Khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh) và khu kinh tế
Đình Vũ (Hải Phòng). Toàn vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm năm 2008 có41 khu
công nghiệp, trong đó có 21 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và 20 khu đã
được thành lập và đang xây dựng cơ bản với tỷ lệ lấp đầy là 41,7%
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,
thủy sản của vùng năm 2009 đạt 21 nghìn tỷ đồng, trong đó nông nghiệp chiếm
86,5%, thủy sản chiếm 12,2% và lâm nghiệp chiếm 1,3%. Tốc độ tăng trưởng
của toàn ngành nông, lâm, thủy sản thời kỳ 2006-2009 đạt 3,5%/năm.
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa: tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng
hóa thời kỳ 2001-2009 đạt 21,1%/năm. Năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hóa
của vùng đạt gần 225,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,3% so với cả nước.
- Về phát triển các lĩnh vực xã hội
+ Thuê bao điện thoại: Năm 2009, toàn vùng đã có 4659,1 nghìn thuê bao
điện thoại cố định
+ Giáo dục: Năm 2009,toàn vùng có 23875 giáo viên đại học và cao đẳng
với 677290 sinh viên, Vùng có 5505 giáo viên với 203507 sinh viên trường
trung cấp chuyên nghiệp, toàn vùng có 4011 trường phổ thông với 127329 giáo
viên và 2297348 học sinh. Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học của vùng đạt
bình quân hàng năm 88-91%.
+ Y tế: Toàn vùng có 1907 cơ sở khám chữa bệnh (chưa tính đến các bệnh
viện thuộc trung ương đóng trên địa bàn Vùng) với 31839 giường bệnh. Toàn
vùng có 7490 bác sỹ, 6572 y sỹ, 10406 y tá và 3110 nữ hộ sinh.

+ Tỷ lệ hộ nghèo của vùng năm 2009 là 6,7%
- Về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội:
+ Về phát triển mạng lưới giao thông: Mạng đường bộ trong vùng phân
bố tương đối hợp lý, gồm các trục hướng tâm Hà Nội (QL 1A, 2, 3, 5, 6, Láng –
Hoà Lạc) và các đường nối với các cảng biển quốc tế, đảm bảo kết nối giữa
12


vùng với các khu vực khác trong cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ đường cao tốc quá
thấp (mới chỉ cố đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ, Nội Bài – Bắc Ninh được xem là
tiền cao tốc) chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của vùng. Mạng lưới đường
sắt Vùng KTTĐ Bắc Bộ là tương đối hợp lý với tâm điểm là Hà Nội, cũng là
điểm hội tụ của 7 tuyến đường sắt quốc gia, kết nối vùng với khu vực phía Nam,
Đông Bắc, phía Bắc và kết nối Hà Nội với các đô thị lân cận. Trong vùng có 2
cụm cảng lớn là Hải Phòng và Quảng Ninh với tổng số 28 cảng gồm 3 cảng tổng
hợp quốc gia là Hải Phòng, Cái Lân và Đình Vũ cho tàu 10000-50000 DWT, 6
cảng tổng hợp địa phương và 19 cảng chuyên dùng và chuyển tải phục vụ toàn
miền Bắc, tổng công suất hơn 20 triệu tấn/ năm. Hiện đang khai thác dân dụng 2
cảng hàng không – sân bay là cảng hàng không quốc tế Nội Bài và sân bay Cát
Bi.
+ Mạng lưới thoát nước: Trong tình trạng chung của cả nước,trong vùng
hầu hết các đô thị lớn đã có hệ thống thoát nước song chưa hoàn chỉnh, các đô
thị nhỏ hầu hết chưa có hệ thống thoát nước. Việc thoát nước ra sông hồ... thiếu
xử lý và chưa kiểm soát tốt nên gây ô nhiễm đến nhiều vùng dận cư. Các khu xử
lý chất thải chưa được xử lý tốt và tiếp cận với công nghệ mới. Vị trí các khu xử
lý rác thải, nghĩa trang phân bố không hợp lý, hầu như không đảm bảo khoảng
cách ly đối với các đô thị, khu dân cư. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng
nghề, các khu vực nông nghiệp chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Mạng lưới điện:Trước đây lưới điện trung áp ở khu vực Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ là 6KV và 10KV nên các trạm 110KV là quá dầy khi chuyển

sang dùng điện áp 220KV. Lưới điện trong vùng đa số xây dựng đã lâu nên đã
hư hỏng nhiều, chất lượng đường dây kém.Toàn bộ lưới điện từ 110KV đến
500KV trong vùng đi nổi gây khó khăn trong quản lý vận hành, không an toàn
trong cung cấp điện. Lưới 22KV mới “ngầm hoá” ở một vài khu vực Hà Nội.
Lưới điện phần lớn xây dựng đã lâu nên chất lượng thấp, không an toàn và chưa
đạt yêu cầu mỹ quan đô thị.
2.2

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

-

Về phát triển kinh tế
13


+ Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Vùng
KTTĐ miền Trung gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá
cao, đạt khoảng 11,6% thời kỳ 2001-2009, trong đó tốc tộ tăng trưởng của ngành
công nghiệp - xây dựng đạt 17,4%, ngành thương mại - dịch vụ đạt 11,5% và
ngành nông nghiệp đạt 4,6%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền
kinh tế Vùng năm 2009 vào khoảng 20,41% (năm 2000 là 30,4%). Tỷ trọng của
ngành công nghiệp năm 2009 đạt khoảng 39,93% (năm 2000 là 29,1%). Tỷ
trọng của ngành dịch vụ đạt39,66%(năm 2000 là 40,5%).
-

Về thu chi ngân sách

+ Thu nhập bình quân đầu người của vùng liên tục tăng trong thời gian

qua. GDP/người của vùng năm 2000 chỉ đạt khoảng 3,5 triệu thì đến năm 2005
đã lên đến 7,2 triệu đồng/người và đến năm 2009 đạt khoảng 16,5 triệu đồng.
+ Thu ngân sách: Tốc độ tăng thu ngân sách thời kỳ 2001-2009 đạt
khoảng 14,7%/năm. Năm 2009, thu ngân sách của vùng đạt trên 17 nghìn tỷ
đồng.
Chi ngân sách: Tốc độ tăng chi ngân sách thời kỳ 2001-2009 đạt khoảng
18,0%/năm. Năm 2009, chi ngân sách của vùng đạt trên 20,4 nghìn tỷ đồng.
-

Về xuất nhập khẩu

+ Xuất khẩu: Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu của vùng thời kỳ 2001-2009
đạt khoảng 19,0%/năm. Năm 2009, xuất khẩu của vùng đạt gần 2 tỷ USD
+ Nhập khẩu: Tốc độ tăng giá trị nhập khẩu của Vùng thời kỳ 2001-2009
đạt khoảng 12,3%. Năm 2009, giá trị nhập khẩu của Vùng đạt trên 1,3 tỷ USD.
-

Về thu hút vốn đầu tư

+ Vốn dầu tư: Trong những năm qua, vốn đầu tư phục vụ cho quá trình
phát triển kinh tế xã hội của vùng tiếp tục tăng nhanh, với tốc độ tăng trưởng
bình quân thời kỳ 2001-2009 đạt khoảng 24.3%/năm. Năm 2009, vốn đầu tư
toàn xã hội của vùng đạt trên 66,0 nghìn tỷ đồng.
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Từ năm 1988 đến nay, Vùng KTTĐ
miền Trung đã thu hút được 416 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 15755,4
14


triệu USD. Riêng năm 2009, Vùng đã thu hút được 44 dự án với tổng vốn đăng
ký là 4624,7 triệu USD.

-

Về phát triển các ngành kinh tế

+ Giá trị sản xuất công nghiệp: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp
của vùng đạt 14,2%/ năm thời kỳ 2006-2009, trong đó công nghiệp nhà nước
giảm 5,5%/năm, công nghiệp ngoài nhà nước tăng 27%/năm, công nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tăng 24,5%/năm. Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp
(theo giá so sánh 1994) của vùng đạt gần 26,8 nghìn tỷ đồng, trong đó công
nghiệp nhà nước chiếm 22,59%, công nghiệp ngoài nhà nước chiếm 55,96% và
công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,45%.
+ Khu công nghiệp: Toàn vùng KTTĐ miền Trung đến cuối năm 2008 có
11 khu công nghiệp, trong đó có 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và 1
khu đã được thành lập và đang xây dựng cơ bản với tỷ lệ lấp đầy là 70,6%
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản
của vùng năm 2009 đạt gần 11,2 nghìn tỷ đồng, trong đó nông nghiệp chiếm
60,1%, thủy sản chiếm 34,5% và lâm nghiệp chiếm 5,4%. Tốc độ tăng trưởng
của toàn ngành nông, lâm, thủy sản thời kỳ 2006-2009 đạt 4,2%/năm.
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng
hóa thời kỳ 2001-2009 đạt 18,8%/năm. Năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hóa
của vùng đạt trên 70 nghìn tỷ đồng.
-

Về phát triển các lĩnh vực xã hội

+ Thuê bao điện thoại: Năm 2009, toàn vùng đã có 1207,8 nghìn thuê bao
điện thoại cố định
+ Giáo dục: Năm 2009,toàn vùng có 6916 giáo viên đại học và cao đẳng
với 187368 sinh viên, Vùng có 1384 giáo viên với 64071 sinh viên trường trung
cấp chuyên nghiệp, toàn vùng có 1964 trường phổ thông các cấp với 60541 giáo

viên và 1219095 học sinh. Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học của vùng đạt
bình quân hàng năm 86-89%.

15


+ Y tế: Toàn vùng có 910 cơ sở khám chữa bệnh (chưa tính đến các bệnh
viện thuộc trung ương đóng trên địa bàn Vùng) với 14401 giường bệnh. Toàn
vùng có 3451 bác sỹ, tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân là 5,4 bác sỹ.
Tỷ lệ hộ nghèo của vùng năm 2009 là 14,9% (cao nhát so với 4 vùng kinh
tế trọng điểm).
-

Về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội

+ Hạ tầng giao thông: Mạng lưới đường bộ của vùng được phân bố tương
đối hợp lý với 2 trục dọc chính là QL1A và đường Hồ Chí Minh, năm trục
ngang chính là QL49, QL14B-14D-14E, QL24 và QL 19. Một số QL quan trọng
vừa được mở rộng và nâng cấp. Tỷ lệ đường rải mặt đạt 91,4% đối với các Quốc
lộ, 72,5% đối với tỉnh lộ và các tỷ lệ này đều đạt cao hơn mức bình quân của cả
nước. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống đường bộ vẫn chưa hoàn chỉnh, tiêu
chuẩn kỹ thuật thấp, chưa có đường cao tốc, đường tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Trên
địa bàn Vùng hiện có 17 cảng biển, trong đó có 2 cảng tổng hợp quốc gia, còn
lại là các cảng phục vụ khu kinh tế, các cảng tổng hợp địa phương và các cảng
chuyên dụng. Vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện có 4 cảng hàng không,
trong đó cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn phân cấp
của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), với công suất hiện tại là 1
triệu hành khách/năm.
+ Cấp điện: Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia của vùng đạt 90%, cao
hơn mức bình quân của cả nước (86%) với tiêu chuẩn 300-500kwh/người/năm.

+ Cấp thoát nước: Nhìn chung hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng
được nhu cầu phát triển của các tỉnh trong vùng.
2.3

Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam

-

Về phát triển kinh tế

+ Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Vùng
KTTĐ Phía Nam gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao,
đạt khoảng 12,3% thời kỳ 2001-2009, trong đó tốc tộ tăng trưởng của ngành
công nghiệp - xây dựng đạt 13,3%, ngành thương mại - dịch vụ đạt 12,6% và
ngành nông nghiệp đạt 6,1%.
16


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của Vùng chuyển dịch theo
hướng hiện đại và hiệu quả. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế
Vùng năm 2009 vào khoảng 7,06% (năm 2000 là 10,5%). Tỷ trọng của ngành
công nghiệp năm 2009 đạt khoảng 55,84% (năm 2000 là 54,3%). Tỷ trọng của
ngành dịch vụ đạt37,1%(năm 2000 là 35,2%).
Thu nhập bình quân đầu người của vùng liên tục tăng trong thời gian qua.
GDP/người của vùng năm 2000 chỉ đạt khoảng 11,6 triệu thì đến năm 2005 đã
lên đến 25,1 triệu đồng/người và đến năm 2009 đạt khoảng 47,0 triệu đồng.
-

Về thu chi ngân sách


+ Thu ngân sách: Tốc độ tăng thu ngân sách thời kỳ 2001-2009 đạt
khoảng 12,9%/năm. Năm 2009, thu ngân sách của vùng đạt trên 192 nghìn tỷ
đồng (cao gấp 3 lần so với năm 2000).
+ Chi ngân sách: Tốc độ tăng chi ngân sách thời kỳ 2001-2009 đạt khoảng
16,3%/năm. Năm 2009, chi ngân sách của vùng đạt trên 45,4 nghìn tỷ đồng (cao
gấp 3,9 lần so với năm 2000).
-

Về xuất nhập khẩu

+ Xuất khẩu: Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu của vùng thời kỳ 2001-2009
đạt khoảng 17,8%/năm. Năm 2009, xuất khẩu của vùng đạt khoảng 58,1 tỷ USD
(cao gấp 4,7 lần so với năm 2000).
+ Nhập khẩu: Tốc độ tăng giá trị nhập khẩu của Vùng thời kỳ 2001-2009
đạt khoảng 26,0%. Năm 2009, giá trị nhập khẩu của Vùng đạt khoảng 52 tỷ
USD.
-

Về thu hút vốn đầu tư

+ Vốn dầu tư: Trong những năm qua, vốn đầu tư phục vụ cho quá trình
phát triển kinh tế xã hội của vùng tiếp tục tăng nhanh, với tốc độ tăng trưởng
bình quân thời kỳ 2001-2009 đạt khoảng 21.7%/năm. Năm 2009, vốn đầu tư
toàn xã hội của vùng đạt trên 275,7 nghìn tỷ đồng.
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Từ năm 1988 đến nay, Vùng KTTĐ
miền Nam đã thu hút được 7694 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 93032,3

17



triệu USD. Riêng năm 2009, Vùng đã thu hút được 646 dự án với tổng vốn đăng
ký là 14154,5 triệu USD.
-

Về phát triển các ngành kinh tế

+ Giá trị sản xuất công nghiệp: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp
của vùng đạt 12,2% năm thời kỳ 2006-2009, trong đó công nghiệp nhà nước
tăng 2,9%/năm, công nghiệp ngoài nhà nước tăng 15,8%/năm, công nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,0%/năm. Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp
(theo giá so sánh 1994) của vùng đạt trên 326,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 46,9% giá
trị công nghiệp cả nước), trong đó công nghiệp nhà nước chiếm 16,72%, công
nghiệp ngoài nhà nước chiếm 27,29% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
chiếm 55,99%.
+ Khu công nghiệp và khu kinh tế: Toàn vùng KTTĐ Phía Nam đến năm
năm 2008 có 94 khu công nghiệp, trong đó có 56 khu công nghiệp đã đi vào
hoạt động và 38 khu đã được thành lập và đang xây dựng cơ bản với tỷ lệ lấp
đầy là 53,4%
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản
của vùng năm 2009 đạt gần 34,2 nghìn tỷ đồng, trong đó nông nghiệp chiếm
81,7%, thủy sản chiếm 15,9% và lâm nghiệp chiếm 2,3%. Tốc độ tăng trưởng
của toàn ngành nông, lâm, thủy sản thời kỳ 2006-2009 đạt 5,2%/năm.
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng
hóa thời kỳ 2001-2009 đạt 21,5%/năm. Năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hóa
của vùng đạt trên 497,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,2% so với cả nước.
-

Về phát triển các lĩnh vực xã hội

+ Thuê bao điện thoại: Năm 2009, toàn vùng đã có 4576,8 nghìn thuê bao

điện thoại cố định
+ Giáo dục: Năm 2009,toàn vùng có 15804 giáo viên đại học và cao đẳng
với 365531 sinh viên, Vùng có 5682 giáo viên với 1167734 sinh viên trường
trung cấp chuyên nghiệp, toàn vùng có 3348 trường phổ thông các cấp với
120575 giáo viên và 2116277 học sinh. Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học của
vùng đạt bình quân hàng năm 86-89%.
18


+ Y tế: Toàn vùng có 1441 cơ sở khám chữa bệnh (chưa tính đến các bệnh
viện thuộc trung ương đóng trên địa bàn Vùng) với 41894 giường bệnh. Toàn
vùng có 9885 bác sỹ, 6212 y sỹ, 12836 y tá và 4847 nữ hộ sinh.
Tỷ lệ hộ nghèo của vùng năm 2009 là 3,8%.
-

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:

+ Hạ tầng giao thông: Mạng lưới giao thông đường bộ vùng ĐNB và
TĐPN có tổng chiều dài 8.600 km, mật độ bình quân gần 16 km/km2 và
0,6km/1.000 dân; gần 100% các xãcủa các tỉnh trong vùng có đường bộ đến
trung tâm xã. Hệ thống giao thông trục đã và đang được cải tạo, nâng cấp. Từng
tỉnh, thành phố trong vùng đang tập trung cải tạo, mở rộng thêm nhiều tuyến
mới nối với đường quốc gia, các đô thị trung tâm và khu công nghiệp... Hệ
thống Quốc lộ trong vùng có tổng chiều dài 1.028,55 km, có các tuyến 1, 13, 14,
20, 22, 22B, 30, 50, 51, 55, 56 và 62 với chất lượng đường tốt. QL 1A là tuyến
đường quan trọng nhất trong vùng và cả nước hiện nay. Các tuyến tỉnh lộtrong
vùng đã chú trọng đầu tư nâng cấp, mở rộng nên chất lượng đường được cải tạo,
kết cấu mặt đường bê tông nhựa khoảng 15%, láng nhựa 45%, còn lại là đường
cấp phối và đường đất. Hệ thống đường sắt đi qua vùng với chiểu dài 143 km
qua tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, thành phố Hồ Chí

Minh có tổng chiều dài 56 km với diện tích chiếm đất của các nhà ga thành phố
là 238,4 ha; đường sắt thống nhất Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai 87,5
km. Vùng có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh
5km, là sân bay lớn nhất của Việt Nam và cũng là một trong những sân bay lớn
nhất của khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, vùng cón có sân bay quân sự Biên
Hòa, tương lai có khả năng nâng cấp thành sân bay dân dụng và sân bay Vũng
Tàu chủ yếu phục vụ cho ngành dầu khí và các chuyên bay ngắn hạn đi
Singapore. Với lợi thế bờ biển dài 171 km, vùng có hệ thống cảng biển phát
triển, đã hình thành nhiều cụm cảng, đã cải tạo nâng cấp trang thiết bị bốc xếp,
mở thêm nhiều bến container...gồm cảng Sài Gòn, cảng ViTai Co, cảng Sao Mai
- Cát Lái, cảng Đồng Nai, cảng Phước Thái (VEDAN), cảng Dầu S, cảng Long
Thành, cảng dầu nhà máy điện Phú Mỹ, cảng Bà Rịa....Vì vậy vùng ĐNB và
19


TĐPN có điều kiện để giao lưu bằng đường biển với các nước trên thế giới và
các tỉnh ven biển ở nước ta.
+ Mạng lưới thoát nước: hệ thống thoát nước chủ yếu là hệ thống cống
chung, xây dựng chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ. Do thiếu cống chưa tiêu thoát
hết nước mưa gây ngập úng cục bộ, nước thải chưa có hệ thống thu và xử lý, xả
trực tiếp ra sông rạch và môi trường xung quanh đang là tác nhân gây ô nhiễm
ngày càng tăng ở các hệ thống sông trong Vùng quy hoạch.
+ Mạng lưới điện:Các nhà máy điện của EVN đang vận hành trong hệ
thống điện Việt Nam tính đến nay bao gồm: 10 nhà máy thuỷ điện (chưa kể các
thuỷ điện nhỏ), 3 nhà máy nhiệt điện chạy than, 2 nhà máy nhiệt điện chạy dầu,
2 nhà máy tua bin khí và một số Diesel. Còn lại là các nhà máy điện ngoài
ngành (BOT, IPP ...) sản xuất và bán điện cho EVN. Hệ thống điện quốc gia có
tổng công suất nguồn là 11.286MW (khả dụng khoảng 11.060MW), trong đó
nguồn thuộc EVN là 8.847MW (chiếm 78,4%) và các nguồn ngoài EVN là
2.439 MW (21,6%). Trong đó, tổng công suất đặt của các loại nguồn phát toàn

miền Nam là 6860MW (khả dụng 6618MW) chiếm 60,78% lượng công suất đặt
toàn quốc.

III.

Nét chuyên môn hóa của ba vùng kinh tế trọng điểm

1.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc

a.

Nông - lâm – ngư

-

Nông nghiệp:

+ Nông sản hàng hóa có bước phát triển khá, xuất hiện nhiều mô hình
phát triển trang trại có thu nhập cao (khoảng 50 triệu đồng/ha).


Nông dân tỉnh Hưng Yên đã chuyển đổi hàng nghìn ha đất trồng lúa

kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, cây ăn quả kết hợp chăn nuôi, thủy sản
cho hiệu quả cao gấp từ ba đến năm lần cấy lúa; có hơn 3.000 ha cánh đồng mẫu
lớn, gần 10 nghìn ha cây ăn quả các loại, hơn 760 trang trại... góp phần nâng giá
trị thu nhập bình quân một héc-ta đạt 150 triệu đồng/năm, cơ cấu nông nghiệp


20


chuyển đổi theo hướng tích cực, chăn nuôi - thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng
cao, với hơn 54% trong nông nghiệp.
+ Phát triển các loại cây trồng, vật nuôi địa phương tạo nên vùng chuyên
canh.


Chè Thái Nguyên: diện tích chè của tỉnh có hơn 18.600 ha, trong đó

có gần 17.000 ha chè kinh doanh, năng suất đạt 109 tạ/ha, sản lượng đạt gần 185
nghìn tấn. Tạo nên các thương hiệu chè nổi tiếng như: Tân Cương, La Bằng,
Trại Cài.


Mô hình trồng dưa chuột bao tử xuất khẩu tại Hải Phòng: trung

bình đạt khoảng 1,5 tấn/ha. Giá thu mua ổn định ở mức 7.000 đồng một kg, loại
to hơn có giá 4.500-5.000 đồng một kg. Chi phí sản xuất gồm tiền giống, phân
bón, thuốc trừ sâu, tre, nứa bắc giàn chỉ từ 500.000 đến 700.000 đồng cho cả vụ.
Lợi nhuận thu về cao gấp 2 lần trồng lúa.


Hải Dương với trồng trọt một số cây ăn quả có thế mạnh như vải,

ổi, na,…
+ Nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có sự chuyển đổi mạnh về cơ cấu
sản xuất cây trồng, mùa vụ, vật nuôi theo hướng hiệu quả tăng thu nhập trên một
đơn vị diện tích đất nông nghiệp.



Quảng Ninh, về trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng trên 68,5 nghìn

ha; sản lượng lương thực cả năm ước đạt 235.381 tấn; diện tích vùng SX tập
trung tăng cao trên 700 ha.


Quảng Ninh, tổng đàn gia súc gia cầm đều tăng, trong đó đàn trâu

tăng 0,7%; đàn bò tăng 3,8%; đàn lợn tăng 2,6%; đàn gia cầm tăng 8,5%. Tổng
sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2016 ước đạt 98.953 tấn, tăng 7.400 tấn,
tương ứng tăng 8%. Toàn tỉnh đã đưa vào hoạt động 4 cơ sở giết mổ loại I, đang
chuẩn bị đầu tư 3 cơ sở khác.
+ Thực hiện phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh,
nuôi trồng thủy sản có bước tiến bộ đáng kể (khoảng 4 nghìn ha trồng lúa năng
suất thấp đã chuyển sang trồng cây ăn quả và 6 nghìn ha lúa bấp bênh do ngập

21


úng đang chuyển sang nuôi trồng thủy sản, khu vực gần thành phố đã xuất hiện
nghề nuôi bò sữa,…).
+ Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao,
đáp ứng yêu cầu của các thành phố lớn từ đó xây dựng các khu công nghiệp tập
trung.
+ Tiếp tục đảm bảo việc thực hiện an ninh lương thực.
-

Lâm nghiệp:


+ Phát triển vùng rừng nguyên liệu gỗ trụ mỏ, vùng rừng ngập mặn ven
biển (bảo vệ đê biển và cửa sông).
+ Phát triển trồng cây xanh trong các khu đô thị và các khu công nghiệp;
giúp điều hòa khí hậu trong thành phố cũng như làm giảm lượng ô nhiễm không
khí gây ra bởi các khu công nghiệp.
+ Tăng trường biện pháp trồng rừng hợp lý không chỉ trong mà còn ở
ngoài khu vực (Giúp hạn chế xói mòn, rửa trôi đất cũng như là cung cấp nguồn
nguyên liệu dồi dào cho việc chế biến lâm sản).


Quảng Ninh, trồng rừng tập trung ước đạt 12.100 ha; gieo tạo được

gần 35 triệu cây giống; chăm sóc rừng trồng được 47.000 ha; khai thác gỗ rừng
trồng ước đạt trên 320.000 m3...
-

Ngư nghiệp:

+ Đây là vùng có đường bờ biển dài, nhiều ngư trường như: ngư trường
Hải Phòng – Quảng Ninh; ngư trường Bạch Long Vỹ, ngư trường Cát Bà-Bắc
Long Châu, ngư trường Nam Long Châu.


Ngư trường Bạch Long Vỹ (Hải Phòng): Đây là ngư trường khai

thác truyền thống của nghề lưới kéo đáy. Năng suất khai thác cao tập trung chủ
yếu ở vùng biển phía Đông và Đông Bắc đảo Bạch Long Vỹ.Các loài chiếm sản
lượng cao trong sản lượng khai thác ở ngư trường Bạch Long Vỹ là: cá miễn
sành hai gai, cá nục sồ, cá mối, cá lượng, cá phèn khoai, ngoài ra các loài cá

hồng, cá trác, cá bạc má cũng là những đối tượng thường xuyên xuất hiện trong
sản lượng khai thác.

22




Ngư trường Cát Bà – Bắc Long Châu: Ở khu vực này đối tượng

khai thác chính là các loài tôm, trong đó tôm he, tôm sắt và tôm rảo là những đối
tượng chiếm tỉ lệ cao trong sản lượng tôm khai thác được.
+ Phát triển nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt, mặn, lợ như: tôm sú, tôm
thẻ chân trắng, cá song, cá giò, ốc hương,…
+ Phát triển đánh bắt hải sản xa bờ.
+ Hiệu quả nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản tăng:


Về thủy sản ở Quảng Ninh, tổng sản lượng đạt 108 nghìn tấn, tăng

4,3%, trong đó khai thác ước đạt 58 nghìn tấn, tăng 1,5%; nuôi trồng ước đạt 50
nghìn tấn, tăng 8%.
 Cung cấp nguyên liệu cho chế biến, phục vụ trong nước và xuất khẩu.
b.

Công nghiệp

-

Đây là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn tầm cỡ, thu hút nhiều


dự án FDI lớn, như: khu công nghiệp Thăng Long, khu công nghiệp Sài Đồng,
khu công nghiệp Đại An,…
-

Với các ngành công nghiệp chủ chốt như: sản xuất xi măng (Hải

Dương, Hải Phòng) và các vật liệu xây dựng. Là động lực thúc đẩy ngành công
nghiệp khai khoáng phát triển: than đá, đá vôi, đất sét,…
+ Các thương hiệu xi măng nổi tiếng như: Cẩm Phả, Hải Dương,…
-

Vùng kinh tế này là một trong những trung tâm năng lượng hàng

đầu của cả nước, là nơi sản xuất và xuất khẩu than đá (Quảng Ninh), nhiệt điện
(Phả Lại – Hải Dương, Uông Bí – Quảng Ninh).


Khai thác than Quảng Ninh: kết thúc năm 2016, tổng doanh thu

toàn Tập đoàn ước thực hiện đạt 101.018 tỷ đồng, bằng 100% so với kế hoạch.
Tập đoàn nộp Ngân sách Nhà nước 14.031 tỷ đồng, bằng 109% so với năm
2015, lợi nhuận đạt trên 800 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2015.


Nhà máy nhiệt điện Phả Lại-Hải Dương có tổng công suất là 1040

MW, là nhà máy nhiệt điện chạy than lớn nhất của Việt Nam và Đông Nam Á.

23



-

Bên cạnh đó còn có các ngành công nghiệp chủ chốt khác như:

đóng tàu (Hải Phòng và Quảng Ninh); ô tô, xe máy (Vĩnh Phúc, hải Dương);
điện tử, chế tạo máy (Bắc Ninh); điện tử, khoáng sản, chế tạo máy,…
-

Tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp công nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15,8% cả nước và tạo ra13,8% giá trị gia
tăng công nghiệp và xây dựng của cả nước.
-

Phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng, công nghiệp

sử dụng công nghệ cao, phát triển khoa học và công nghệ.
+ Ngành công nghiệp luyện kim ở Thái Nguyên được xem là cái nôi của
ngành luyện kim Việt Nam.


Công ty TISCO , trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty

không ngừng tăng trưởng và lớn mạnh. Công suất sản xuất thép cán hiện tại đạt
650.000 tấn/năm, doanh thu hàng năm đạt trên 8.000 tỷ VNĐ, hệ thống phân
phối sản phẩm rộng khắp trên cả nước với 5 chi nhánh đặt tại Hà Nội, Quảng
Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, văn phòng bán hàng tại TP Hồ Chí Minh.
-


Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh theo hướng phi nông nghiệp

và sản xuất hàng hóa.
c.

Dịch vụ

-

Các đầu mối giao thông của vùng kinh tế:

+ Hàng không có sân bay Nội Bài, sân bay Cát Bi và tương lai là sân bay
Vân Đồn ở Quảng Ninh.
+ Đường bộ: quốc lộ 1A, quốc lô 5, quốc lộ 18, đường cao tốc Hà Nội –
Hải Phòng, đường cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình,…
+ Cảng: càng Hải Phòng, Quảng Ninh là một trong những cum cảng nước
sâu hàng đầu cả nước.
 Thuận lợi trong việc trung chuyển hàng hóa, phục vụ các ngành liên
quan. Bên cạnh đó còn phục vụ cho việc đưa đón khách du lịch, đóng góp vào
sự phát triển của ngành kinh tế tiềm năng của nước ta – ngành du lịch.

24


-

Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng, có nhiều lĩnh vực phát

triển khá như thương mại, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách

sạn, nhà hàng, dịch vụ tài chính, tiền tệ, ngân hàng,…
-

Du lịch:

+ Mở thêm các tuyến du lịch nối Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long với các
nước trong khu vực và trên thế giới, phát triển tài nguyên du lịch, truyền thống
văn hóa dân tộc.
+ Bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc:


Thành phố Hà Nội xây dựng đề án “Điều tra thực trạng tài nguyên

du lịch phục vụ công tác quản lý điểm đến du lịch Hà Nội”; Đề án “Chiến lược
phát triển sản phẩm du lịch Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến
năm 2030”; hỗ trợ Nhà hát chèo Hà Nội đầu tư vật chất biểu diễn rối nước phục
vụ du khách; khảo sát, trao đổi kinh nghiệm khai thác giá trị di sản văn hóa để
phát triển du lịch thuộc Đề án “Phát huy giá trị không gian lễ hội Gióng tại Gia
Lâm và Sóc Sơn”; xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Ba Vì – Suối Hai thành
khu du lịch quốc gia đến năm 2020.
+ Trên địa bàn tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh nổi trội như:


Di sản – Kỳ quan thiên nhiên mới của Thế giới Vịnh Hạ Long.



Điểm nổi trội là Vịnh Hạ Long được các đạo diễn nước ngoài lựa

chọn đóng những bộ phim Hollywood như phim King Kong.



Vịnh Bái Tử Long.



Khu di tích Yên Tử.



Danh thắng Bạch Đằng.



Khu di tích lịch sử nhà Trần…

Đây là vùng lấy công nghiệp làm ngành phát triển chính, thúc đẩy các
ngành khác phát triển từ đó phát triển kinh tế – xã hội toàn vùng.
2.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Cơ cấu GDP: nông - lâm - ngư 25%, công nghiêp-xây dựng 36.6%, dịch
vụ 38.4%.
a.

Nông – lâm – ngư
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×