Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Quyền của người lao động trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 174 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH HẢI

QUYỀN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG
QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP
NHÀ NƢỚC Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đức Minh

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ: “Quyền của ngƣời lao động trong quá
trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và
kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thanh Hải



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...........................................................................8
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến QNLĐ trong quá trình cổ

phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay ............................................ 8
1.2.

Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ...................... 24

1.3.

Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. ............................................ 27

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CPH VÀ QNLĐ TRONG QUÁ TRÌNH
CPH DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ......................30
2.1.

Cơ sở lý luận về CPH doanh nghiệp nhà nước .......................................... 30

2.2.

QNLĐ trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ..................... 43

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
QNLĐ TRONG QUÁ TRÌNH CPH DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC Ở NƢỚC

TA HIỆN NAY QUA THỰC TIỄN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ......66
3.1.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về QNLĐ trong quá trình

CPH doanh nghiệp nhà nước .............................................................................. 66
3.2.

Thực trạng Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam qua thực tiễn

của Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................. 70
3.3.

Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về QNLĐ trong quá trình Cổ

phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh............................. 88
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIÀI PHÁP NÂNG CAO VIỆC BẢO VỆ,
BẢO ĐẢM QNLĐ TRONG QUÁ TRÌNH CPH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT ......................................................................................................................114
4.1.

Thực trạng pháp luật về QNLĐ trong quá trình Cổ phần hoá doanh nghiệp

nhà nước ở Việt Nam qua thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh ....................... 114
4.2.

Định hướng và giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả QNLĐ trong quá trình Cổ

phần hoá doanh nghiệp nhà nước. .................................................................... 122

KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................143
PHỤ LỤC ...............................................................................................................151


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BLLĐ

Bộ luật lao động

CP

Chính phủ

CPH

Cổ phần hoá

CPH DNNN

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

DN

Doanh nghiệp


NKT

Người khuyết tật

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

NCT

Người cao tuổi

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND
QNLĐ

y an nh n


n

Quyền người lao động


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 2.1

Số doanh nghiệp nhà nước thực hiện Cổ phần hoá

71

Bảng 2 1

Các công ước cơ ản của ILO và việc phê chuẩn của Việt Nam

47

Bảng 3.1

Tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp từ tháng 01/2001 đến

75

30/06/2010
Bảng 3.2

Số doanh nghiệp nhà nước có quyết định phê duyệt phương án Cổ


82

phần hoá thực hiên Cổ phần hoá
Bảng 3.3

Nhận xét về QNLĐ trước Cổ phần hoá và sau cổ phần hoá

89

Bảng 3.4

Thống kê thực hiên chính sách bán cổ phần ưu đãi cho người lao động

99

Bảng 3.5

Kết quả phỏng vấn về quyền được tham gia điều hành doanh nghiệp

100

thông qua việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp
Bảng 3.6

Kết quả phỏng vấn về QNLĐ được đóng góp ý kiến trong quá trình Cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước

v

102



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo số liệu Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2015 Việt Nam có 53.984 ngàn
dân số đang trong độ tuổi lao động, chiếm 58,87% dân số cả nước, trong đó có
5 185 ngàn người làm việc trong khu vực Nhà nước, chiếm 10,24% tổng số lao
động đang có việc làm.
Việt Nam bắt đầu quá trình CPH các DNNN từ năm 1990 Đến nay, có 4.491
doanh nghiệp đã thực hiện CPH Đặc biệt, giai đoạn 2011 – 2015 chúng ta thực hiện
mạnh mẽ quyết định 929/QĐ-TTg về phê duyệt đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng
tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 với mục tiêu
là làm cho các DNNN có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then
chốt; nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với doanh
nghiệp kinh doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ
công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh đối với doanh nghiệp hoạt động
công ích”
Qua hơn 15 năm tiến hành CPH DNNN và phải thông qua hai Hội nghị Trung
ương 3 và 9 khóa IX thì quá trình CPH mới bắt đầu được đẩy mạnh, các cơ chế về
chính sách CPH ngày càng được hoàn thiện phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo
hài hòa lợi ích nhà nước, công ty và NLĐ Trong quá trình CPH, có rất nhiều vấn đề
được đặt ra để giải quyết trước khi chuyển sang công ty cổ phần Trong đó, vấn đề
chính sách đối với NLĐ được đặc biệt coi trọng bởi mọi cơ chế chính sách của nhà
nước để đổi mới doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến NLĐ như: Quyền lợi của NLĐ
khi công ty chuyển sang cổ phần, những người mất việc hoặc thôi việc, vấn đề lao
động ôi ư, chế độ hưu trí đối với NLĐ,

Thời gian qua hoạt động CPH DNNN

đã và đang được thực hiện một cách mạnh mẽ, tuy nhiên quyền lợi của NLĐ tại các

doanh nghiệp trong quá trình CPH vẫn chưa được quan tâm và còn nhiều bất cập
xảy ra, ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích của NLĐ Ngoài ra, trong quá trình CPH
DNNN các quyền của NLĐ chưa được coi trọng và quan t m, NLĐ còn không iết
đến quyền mà mình được hưởng khi doanh nghiệp mình thực hiện CPH nên thiệt
thòi là rất lớn.
1


Những quyền lợi của NLĐ là những quyền cơ ản, chính đáng của NLĐ được
pháp luật quy định. Bảo đảm quyền được lao động, xác lập quyền làm chủ thực sự
của NLĐ Quyền được lao động là một quyền hiến định được quy định trong Hiến
pháp năm 1992: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội
có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động” CPH còn tạo điều
kiện để NLĐ góp vốn, có cổ phần trong doanh nghiệp, thông qua đó tăng cường vai
trò làm chủ thực sự của NLĐ và hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của NLĐ
[63, tr.5]. Bảo vệ quyền lợi của NLĐ cũng chính là giúp giải quyết thỏa đáng chế độ
chính sách cho NLĐ NLĐ trong oanh nghiệp là người trực tiếp sản xuất ra của cải
vật chất nuôi sống xã hội, do vậy họ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển
của xã hội.
CPH là biện pháp có hiệu quả để biến những NLĐ làm thuê tại các DNNN thành
những người đồng sở hữu thực sự, phát huy vai trò làm chủ, thúc đấy NLĐ phát huy
hết khả năng của mình để giúp doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh những mặt tích
cực của CPH thì cũng có những mặt tiêu cực như: CPH iến một bộ phận NLĐ
trắng tay sau khi bán cổ phiếu của mình để kiếm chút tiền chênh lệch và trở thành
người làm thuê; vai trò của nhà nước, pháp luật và tổ chức công đoàn trong việc bảo
vệ quyền lợi của NLĐ là vô cùng cần thiết, giúp NLĐ hiểu được quyền mà mình
được hưởng là gì và sử dụng quyền đó như thế nào để mang lại lợi ích cao nhất cho
bản th n NLĐ, tránh thiệt thòi đáng tiếc xảy ra CPH có nơi, có lúc ị biến thành tư
nh n hóa, là cơ hội cho nhà quản lý doanh nghiệp “chuyển tài sản công vào tay họ
một cách hợp pháp và rồi đột nhiên trở thành những người sở hữu chính của doanh

nghiệp”, NLĐ ị đẩy ra khỏi doanh nghiệp, bị mất việc làm, một số chế độ chính
đáng của NLĐ không được giải quyết thỏa đáng. Chính vì vậy, việc bảo vệ quyền
của NLĐ là một vấn đề bức thiết được đặt ra cả trong lý luận và thực tiễn, để chính
sách, pháp luật của Đảng và nhà nước ta đến được với người

n lao động, hạn chế

tham nhũng và nguy cơ ất ình đẳng trong xã hội.
Việc tái cơ cấu các DNNN nói chung và CPH DNNN nói riêng làm ảnh hưởng
đến một ộ phận không nhỏ NLĐ đang làm việc tại các DNNN Để giải quyết
những vấn đề liên quan đến quyền lợi của NLĐ trong quá trình CPH DNNN, Đảng
2


và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều nghị quyết, văn ản pháp luật Tuy nhiên các văn
ản này vẫn chưa thể hoàn thiện về mặt lý luận và thực tiễn ở mức cao Do đó, đề
tài “Quyền của ngƣời lao động trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nƣớc ở nƣớc ta hiện nay” được tác giả lựa chọn nhằm đánh giá thực trạng quyền
của CLĐ trong quá trình CPH DNNN tại các quy định pháp luật về CPH, đánh giá
những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện QNLĐ trong quá trình CPH
DNNN tại Việt Nam cũng như xem xét đánh giá, iện pháp n ng cao việc ảo đảm,
ảo vệ QNLĐ tại thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu hệ thống quan điểm, chính sách, quy định
pháp luật và chế độ, quyền của NLĐ khi CPH DNNN và thực tiễn áp ụng trong
thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật về chế độ, quyền lợi NLĐ trong quá trình CPH DNNN trên thực tiễn
TP HCM Dưới góc độ so sánh, luận án cũng đề cập đến quy định pháp luật và thực
tiễn thực hiện về vấn đề này ở một số nước điển hình để so sánh và rút ra ài học

cần thiết cho Việt Nam
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu luận án
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về CPH DNNN, về quyền của NLĐ trong
quá trình CPH DNNN thông qua pháp luật quốc tế và Việt Nam ao gồm khái
niệm, ản chất, vai trò CPH DNNN và cần có những điều kiện gì để thực hiện CPH
Thứ hai, ph n tích 8 quyền của NLĐ phát sinh trong quá trình CPH DNNN,
ph n tích sự cần thiết của việc đảm ảo quyền của NLĐ, đưa ra các chính sách đối
với NLĐ nhằm đảm ảo quyền của NLĐ trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam
hiện nay
Thứ ba, làm rõ thực trạng pháp luật về việc ảo đảm quyền của NLĐ trong quá
trình CPH DNNN trên thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ tư, ph n tích thành tựu và hạn chế về việc ảo đảm, ảo vệ quyền của NLĐ
trong quá trình CPH DNNN trên thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề xuất các
3


giải pháp nhằm ảo đảm quyền của NLĐ trong quá trình CPH DNNN trên địa àn
thành phố Hồ Chí Minh và các kiến nghị với Nhà nước nhằm hoàn thiện chính sách,
pháp luật có liên quan
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án:
Pháp luật về CPH DNNN, về QNLĐ nói chung và QNLĐ trong quá trình CPH
DNNN nói riêng ở nước ta hiện nay Thực trạng thực hiện pháp luật về QNLĐ
trong quá trình CPH DNNN trên thực tiễn TP HCM, từ đó đưa ra các giải pháp,
kiến nghị nhằm ảo đảm quyền của NLĐ trong quá trình CPH DNNN trên địa àn
thành phố Hồ Chí Minh
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Luận án tập trung làm sáng tỏ QNLĐ trong pháp luật Việt
Nam và thế giới; Ph n tích làm rõ yêu cầu ảo đảm, ảo vệ QNLĐ trong và sau

CPH DNNN ở nước ta hiện nay; Ngoài ra cũng làm sáng tỏ thực trạng các quy định
pháp luật của nước ta về vấn đề ảo vệ, ảo đảm QNLĐ trong và sau CPH DNNN
trên địa àn TP HCM, từ đó Luận án đưa ra những giải pháp nhằm n ng cao việc
ảo vệ, ảo đảm QNLĐ trong CPH DNNN tại TP HCM.
+ Phạm vi về thời gian: luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 20012015 Trong đó đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp luật hiện hành và thực
tiễn thực hiện pháp luật về quyền lợi NLĐ trong quá trình CPH DNNN
+ Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn của ảo đảm, ảo vệ QNLĐ trong CPH DNNN trên cả nước, đưa ra phương
hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về QNLĐ trong quá
trình CPH oanh nghiệp nhà nước ở nước ta qua thực tiễn của TP HCM.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phƣơng pháp luận:
Luận án được nghiên cứu ựa trên nền tảng phương pháp luận uy vật iện
chứng của Chủ Nghĩa Mác- Lênin, kết hợp tư tưởng Hồ Chí Minh xuyên suốt về lý
luận nhà nước và pháp luật Xã Hội Chủ Nghĩa Đ y là phương pháp luận được sử
ụng để làm cơ sở trong việc lý luận làm sáng tỏ và đánh giá khách quan trong các
4


vấn đề được nêu trong luận án
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Về phương pháp nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu Luận án, tác giả kết
hợp sử ụng một số phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau:
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được áp ụng trong
Luận án để ph n tích chi tiết, đi s u tìm hiểu các vấn đề từ khái niệm đặc
tính, yếu tố tác động đến QNLĐ trong quá trình CPH DNNN.

-


Phương pháp lý luận và thực tiễn: Sử ụng phương pháp này tác giả kết
hợp lý luận của các lý thuyết làm cơ sở kết hợp thực tiễn nhằm hoàn thiện và
tìm kiếm giải pháp cho lý luận về ảo đảm và ảo vệ QNLĐ trong CPH
DNNN ở Việt Nam hiện nay

-

Phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học: Vấn đề quyền con
người trong CPH DNNN là một đề tài liên quan đến nhiều ngành khoa học
khác nhau như triết học, chính trị học, kinh tế học, luật học, t m lý học…
Việc tiếp cận đề tài cần mở rộng ra những ngành liên quan và có mối quan
hệ chặt chẽ hình thành nên một tổng thể có mối tương quan lẫn nhau không
ị xung đột và m u thuẫn

-

Phương pháp luật học so sánh: Bằng phương pháp này, tác giả sử ụng
nhằm so sánh đối chiếu các quy định pháp luật về QNLĐ, các quy định về
CPH DNNN giữa các nước tiêu iểu, điển hình trên thế giới, giữa các thời kỳ
khác nhau trong ối cảnh từng giai đoạn lịch sử, từ đó đúc kết được những
ưu điểm, nhược điểm, những điểm chung và khác iệt, những khoảng trống
mà pháp luật còn chưa đề cập để hoàn thiện ần các quy định cho người lao
động trong vấn đề CPH DNNN

-

Phương pháp phỏng vấn sâu:Bằng phương pháp này, tác giả thực hiện
phỏng vấn s u người sử ụng lao động và người lao động làm việc tại các
oanh nghiệp Nhà nước thực hiện CPH để có được những thông tin thực tế

của việc ảo đảm, ảo vệ quyền của NLĐ trong quá trình CPH DNNN tại
thành phố Hồ Chí Minh

5


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu một cách toàn iện và có hệ thống về pháp luật
về người lao động trong quá trình cổ phần hóa oanh nghiệp nhà nước tại Việt
Nam Kết quả nghiên cứu của luận án có một số đóng góp mới sau đ y:
Thứ nhất, luận án thực hiện hệ thống một cách hoàn chỉnh, rõ ràng những quy
định pháp luật về QNLĐ, quyền của người sử ụng lao động trong quá trình CPH
doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam qua những văn ản pháp luật hiện thời
Thứ hai, luận án thực hiện phương pháp phỏng vấn s u các chuyên gia, người sử
ụng lao động và người lao động tại một số oanh nghiệp nhà nước đã CPH trên địa
àn thành phố Hồ Chí Minh về thực trạng thực hiện pháp luật về quyền của NLĐ
trong quá trình CPH DNNN Những số liệu nhận được cho thấy thực trạng chính
xác, trung thực nhất về kết quả thực thi pháp luật về quyền của NLĐ trong quá trình
CPH DNNN.
Thứ ba, trên cơ sở ph n tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quyền
của NLĐ trong quá trình CPH DNNN tại thành phố Hồ Chí Minh, luận án đã chỉ ra
được những thiếu sót, hạn chế khi thực thi pháp luật về quyền của NLĐ khi CPH
DNNN Từ những hạn chế đó, luận án ph n tích nguyên nh n và đưa ra những kiến
nghị giải pháp phù hợp với tình hình thực tế trong vấn đề đảm ảo, ảo vệ quyền
của NLĐ trong quá trình CPH tại thành phố Hồ Chí Minh
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở lý luận trong việc nghiên cứu thực
trạng và đề xuất các giải pháp trong việc ảo đảm, ảo vệ QNLĐ trong quá trình
CPH DNNN đang iễn ra một cách quyết liệt

6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Về mặt thực tiễn, kết quả của việc nghiên cứu Luận án có thể sử ụng như một
tài liệu định hướng trong hoạt động thực tiễn cũng như giảng ạy nghiên cứu về
pháp luật lao động, pháp luật về quyền con người, áp ụng trong các chính sách
kinh tế vi mô và vĩ mô trong quá trình phát triển kinh tế đất nước

6


7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề liên quan đến luận án
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về CPH và QNLĐ trong quá trình CPH doanh nghiệp nhà
nước ở nước ta hiện nay
Chƣơng 3: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về QNLĐ trong quá trình
CPH doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay qua thực tiễn của
TP.HCM.
Chƣơng 4: Định hướng và giải pháp nâng cao việc bảo vệ, bảo đảm QNLĐ trong
quá trình CPH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất kiến
nghị hoàn thiện pháp luật.

7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1.


Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến QNLĐ trong quá trình

cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Một số công trình trên thế giới đã nghiên cứu các chi tiết liên quan đến quyền
con người, quyền lao động và QNLĐ trong số điều kiện kinh tế và chính trị cụ thể.
Một số tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về ILO, một số lại nghiên cứu tình hình
thực tế chế độ người lao động tại một số quốc gia đặc thù.
- Các khía cạnh của lao động nữ và tính công bằng về mặt giới tính trong lao
động theo tiêu chuẩn của tổ chức lao động quốc tế ILO trong tài liệu: “ABC of
women workers' rights and gender equality. = Women workers' rights and gender
equality”. - 2nd ed.. - Geneva : International Labour Office, 2007. - xii, 209 p [74].
- Quyền và trách nhiệm của các bên trong mối quan hệ trong công việc giữa
người làm chủ và người làm công thể hiện qua các thảo luận, một số chính sách bảo
vệ người lao động tại một số quốc gia được thể hiện trong tài liệu nghiên cứu “The
employment relationship : Report V (2B) : Fifth item on the agenda = La relarion
de travail : Rapport V (2B)”, Geneva : ILO, 2006 - 10p.
- Một số xem xét đánh giá về luật lao động Xô Viết bao gồm thực tế pháp lý,
những quy định của pháp luật công đoàn, một số khía cạnh của luật lao động, các
hình thức giải quyết tranh chấp lao động, những nội dung nghiên cứu được thể hiện
trong tác phẩm“Etude de la législation du travail Soviétique / Roman Livchitz,
Vassili Nikitinski”; Traduction: Nina Romanova, Moscou : Editions du progrès,
c'1982. - 248tr”[76]. Nội dung tuy nghiên cứu về luật lao động Xô Viết đã không
còn hiệu lực đến nay nhưng còn nhiều giá trị trong việc xử lý và định hướng các
mối quan hệ lao động, đặc biệt là thời kỳ phát triển thịnh vượng của nước Nga trong
quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu rất có ích cho việc tìm ra kinh

8



nghiệm cho việc giải quyết tình hình lao động các nước xã hội chủ nghĩa như nước
ta hiện nay.
- Một nghiên cứu về các quyền lao động cơ ản, những chuẩn mực lao động quốc tế
như tự o công đoàn, thương lượng lao động tập thể, đảm bảo cơ hội việc làm, bãi bỏ
lao động cưỡng bức, bảo vệ lao động trẻ vị thành niên:“Droits fondamentaux au travail
et normes internationales du travail”- Genève : BIT, 2003. - V, 140tr [71].
- Chủ đề bảo vệ người lao động di trú, chống phân biệt chủng tộc trong lao động
được nghiên cứu trong sách“Protecting the least protected: Rights of migrant
workers and the role of trade unions : Guidelines for trade unions”. Labour
education 1996/2. - Geneva : ILO, 1996. - 86tr . Nội dung nghiên cứu về các hoạt
động của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thể hiện một số nguyên tắc chỉ đạo cho các
tổ chức công đoàn với việc bảo vệ quyền lợi của những người lao động di trú.
- Các bài nói chuyện tiêu biểu trong phong trào đòi quyền lao động ở Goatêmala
bao gồm các cá nhân tập hợp thành công đoàn để đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho
một xã hội công bằng, có việc làm cho người lao động trong tài liệu “The sky never
changes : Testimonies from the Guatemalan la or movement” / Thomas F Ree ,
Karen Brandow. - Ithaca; London: ILR press, 1996. - x, 192tr ; 25cm. - (Cornell
international industrial and labor relations report.No.29)[78].
-

Quá trình hình thành và phát triển ILO thể hiện trong tài liệu “International

labour

standards a

workers' education

manual”,


tại

địa

chỉ website

Trong đó nghiên đề cập các vấn đề về hình thành tiêu
chuẩn lao động quốc tế, quy trình thiết lập tiêu chuẩn, mục đích và nội dung của
tiêu chuẩn lao động quốc tế, Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn, các hỗ trợ, đại diện và
than phiền, bảo vệ sự tự do dân chủ của hiệp hội và các quyền công đoàn, ảnh
hưởng tiêu chuẩn quốc tế, về lợi ích của tiêu chuẩn, các chủ đề được thiết lập tiêu
chuẩn.
-

Chủ đề quyền tự do của các hiệp hội và công đoàn; Lao động trẻ em; Thực

trạng lao động vùng Ả Rập; Báo cáo Toàn cầu về việc tuân thủ Tuyên ngôn về
nguyên tắc cơ ản và quyền làm việc được thể hiện tại các báo cáo và thảo luận của
9


các đại biểu của các quốc gia tham gia phiên họp của các diễn giả, đoàn đại biểu, tại
hội nghị lần thứ 89 tại Geneva, 2001 trong Record of proceedings”, volume 1,2.
- Mối quan hệ giữa cổ phần hoá và các vấn đề lao động và luật lao động
được nghiên cứu trong tài liệu “Privatization, labour law and labour relations: a
comperative report” (ILO, 1998) [79]. Tài liệu nghiên cứu kỹ về vấn đề cổ phần
hoá tại 10 nước tiêu biểu: Venezuela, Argentina, T y Ban Nha, Đức, Ba Lan,
Hungary, Ethiopia, Bờ Biển Ngà, Pakistan và Philippines trong việc so sánh tình
hình CPH DNNN và mối liên hệ với luật lao động và các vấn đề lao động khác. Tài
liệu nghiên cứu này góp phần tích cực vào chương trình hoạt động của ILO về tư

nhân hoá, tái cấu trúc và dân chủ trong kinh tế. Nghiên cứu này nhằm mục đích làm
rõ vai trò của cơ chế hình thành mối quan hệ giữa lao động và luật lao động trong
quá trình cổ phần hoá trên quan điểm nhận diện tiềm năng và tầm quan trọng của nó
trong việc sở hữu hoá làm thay đổi quan điểm về kinh tế xã hội Xác định vai trò
tiềm ẩn của luật lao động và quan hệ lao động để đạt được sự cân bằng tốt hơn, từ
việc ph n tích các quan điểm kinh tế xã hội trong quá trình thay đổi quyền sở hữu
theo hướng tư nh n hóa Tài liệu phân tích khía cạnh con người và xã hội CHP đòi
hỏi sự ình đẳng nếu không chú ý hơn,vì sự phản đối của người lao động đối với sự
thay đổi có thể là đáng kể và có thể gây trở ngại lớn Người lao động có khuynh
hướng phải chịu gánh nặng, ít nhất là ước đầu, về sự thay đổi này. Sự phản đối tư
nhân hoá có thể nảy sinh vì một số lý do: thiếu thông tin và tư vấn tại các giai đoạn
khác nhau; các chính sách xã hội không đầy đủ bao gồm những gì có thể được coi là
những quyền được mua, ví dụ: điểm yếu của bồi thường trong trường hợp mất việc
làm, không di chuyển các khoản trợ cấp trợ cấp; không đầy đủ cơ chế cung cấp cho
nhân viên tiếng nói trong tương lai của doanh nghiệp, về các điều khoản và điều
kiện làm việc; khuôn khổ pháp lý và hành chính không đầy đủ được thiết kế để tạo
điều kiện sự chuyển đổi của doanh nghiệp và người lao động từ chế độ sở hữu này
sang chế độ sở hữu khác, từ một tình trạng việc làm cho người khác; chuyển đổi từ
một chế độ công việc với các tiêu chuẩn, định mức cụ thể và văn hóa, đến một chế
độ khác không rõ.

10


Trong một số trường hợp, ường như chính những quốc gia nói chung cung cấp
tốt hơn và ảo vệ quyền của nhân viên trong việc xác định các điều khoản và điều
kiện làm việc của họ Nói cách khác, lao động trong nước pháp luật và hệ thống
quan hệ lao động có thể không được tạo ra cụ thể cho các chương trình cải cách đó;
mà đúng hơn là họ có xu hướng thích ứng với những yêu cầu về cấu trúc mới này.
Điều này không bằng bất kỳ có nghĩa là những quốc gia có luật lao động tương đối

kém phát triển hơn và quan hệ lao động các hệ thống cần đơn giản chấp nhận tình
huống đó Ngược lại, những thách thức mà việc tái cấu trúc doanh nghiệp, cải cách
và tư hữu hoá cho các tổ chức quốc gia và đối tác xã hội có thể là cần thiết.
Cũng liên quan đến vấn đề chuyển hoá vốn tại các tổ chức kinh tế nhà nước, một
tài liệu nghiên cứu về các vấn của người lao động khi chính phủ tư nh n hoá các xí
nghiệp, tài liệu “Privatization and labour: What happens to Workers when
Governments Divest”( WB, 1997) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa CPH và lao
động, mục đích trả lời hai vấn ðề chính: CPH ảnh hưởng đến lao động thế nào; Nhà
nước sử dụng thể chế nào để giảm thiểu chi phí trong việc điều chỉnh lực lượng lao
động và những điều kiện nào thì người lao động làm việc tốt nhất. Tài liệu nghiên
cứu tại các nền kinh tế chính như Argentina, Bangladesh, Chile, Ghana, Malaysia,
Mexico, Sri Lanka, and Turkey. Một vài điểm không còn phù hợp đến hiện tại o đã
được nghiên cứu từ năm 1997, nhưng các khái niệm phương pháp giải quyết vẫn
còn giá trị cho việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Tài liệu chỉ ra việc các
nước trên thế giới đã đưa ra các chương trình tư nh n đầy tham vọng để nâng cao
hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, giải phóng nguồn lực cho các dịch vụ xã
hội, huy động vốn để mở rộng và hiện đại hóa. Tuy nhiên, mối quan tâm phổ biến
trong quá trình này là sự tư hữu hóa có hiệu lực đối với người lao động. Cũng chính
vì điều này nhiều nhà quan sát đánh giá và lo ngại rằng việc tư nh n hoá sẽ có nhiều
ảnh hưởng tới người lao động vì chủ sở hữu mới của các công ty được tư nh n hóa
sẽ giải phóng lao động ư thừa để nâng cao hiệu quả và khi các chính phủ cắt đi lực
lượng lao động lớn để chuẩn bị cho việc tư nh n hóa Sau khi so sánh các oanh
nghiệp nhà nước và tư nh n và các tổ chức phi lợi nhuận, tài liệu chỉ ra nhu cầu và
cung lao động; lực lượng lao động, việc làm, quy mô và cơ cấu của lực lượng lao
11


động. Từ đó đưa ra phương pháp giải quyết và bảo vệ QNLĐ về tiền lương, việc
làm trong quá trình CPH một cách ít thiệt hại nhất.
- Tầm quan trọng và sự cần thiết của việc CPH DNNN cũng như các chính sách

lao động được thực hiện nghiên cứu trong tài liệu“Politics, Labor, Regulation, and
Performance: lessons from the privatization of OTE(Hellenic Telecommunications
Organization)”, 2011 - Một nghiên cứu khẳng định thoái vốn ở DNNN sẽ giúp cải
tiến thị trường và xã hội. Nó phụ thuộc vào các quy định nhắm đến người lao động,
nhằm đảm bảo ổn định nền công nghiệp trong ngắn hạn làm thành quả của nền kinh
tế dài hạn. Nghiên cứu cũng làm nổi bật mối quan hệ giữa chính sách lao động và
DNNN trong và sau quá trình CPH.
Các công trình nghiên cứu nước ngoài về quyền lao động, quá trình hình thành và
những phương thức thực hiện QNLĐ quốc tế của ILO và ở một số nước tiêu biểu đã
giúp tác giả nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của người lao động và quyền
người lao động. Tiếp cận các tác phẩm nghiên cứu trên tác giả hiểu được bản chất giữa
các mối quan hệ lao động trong một số quan điểm của các nước, sự nhìn nhận chung và
những sự khác biệt để từ đó có định hướng đúng trong việc nghiên cứu đề tài của mình
trong việc trang bị QNLĐ đặt trong bối cảnh cải cách kinhtế ở Việt Nam.
1.1.2.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

+ Nhóm công trình, tác phẩm nghiên cứu lý luận về quyền ngƣời lao động
trong quá trình CPH DNNN.
- Công trình khoa học đầu tiên cần phải được đề cập đó là Đề tài khoa học cấp
Trường Đại Học Luật (2007) do TS. Nguyễn Hữu Chí làm chủ nhiệm cùng nhóm
tác giả là những nhà khoa học có uy tín như: TS Đồng Ngọc Ba; TS Lưu Bình
Nhưỡng; TS. Nguyễn Thị Kim Phụng; TS. Trần Thúy Lâm; Th.s Nguyễn Hiền
Phương; Th.s Nguyễn Xuân Thu; Th.s Nguyễn Văn Bình…!
- Về quan điểm và chính sách của Đảng trong vấn đề CPH DNNN, tác giả ThS.
Lê Văn Trung có ài viết “ Quá trình phát triển quan điểm của Đảng về cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nước” đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng số 8 (165) tháng 8
năm 2004, tr 20-22. Ngoài ra có tác giả Nguyễn Trọng Dũng có ài viết “Để đẩy


12


nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần đại hội X” đăng
trên tạp chí Tư tưởng- văn hoá số 9 năm 2007, tr 33-35 [56].
- Lý luận về các vấn đề trong CPH, tác giả Lê Hữu Nghĩa có ài viết “Cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: mấy vấn đề về lý luận và thực tiễn” đăng
trên tạp chí Cộng sản số 22 (721) tháng 11 năm 2004, [41, tr.8-13]. Tác giả Trần
Đình Tuấn có bài viết “Cổ phần hoá – phác thảo bức tranh toàn cảnh” đăng trên
tạp chí Thương mại số 12 (470) năm 2007, , [59, tr 4-5]. Tác giả Chí Tín có bài viết
“Vẫn thiếu động lực phát triển năng lực quản trị, ý tưởng kinh doanh trong nhiều
doanh nghiệp cổ phần hoá không được đổi mới” đăng trên tạp chí Đầu tư chứng
khoán số 298 tháng 8 năm 2005, [55, tr.22] Tương tự Tác giả Lê Thị Hoa có bài
viết “Cổ phần hoá DNNN: thời kỳ mới và những vấn đề đặt ra” đăng trên tạp chí
Tài chính tháng 11 năm 2009, [23, tr.22-25]. Tác giả Nguyễn Anh có bài viết “Cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước- những vấn đề cần quan tâm” đăng trên tạp chí
Quản lý nhà nước số 168 tháng 1 năm 2010, [1, tr.42-46]. Tác giả Phí Vĩnh Tường:
Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá – hiệu quả kỹ thuật” đăng trên tạp chí
Nghiên cứu kinh tế số 12 (379) tháng 12 năm 2009 [62]
- Một nghiên cứu rất gần với đề tài của tác giả đề cập đến quyền con người của
người lao động “Vấn đề quyền con người của người lao động trong pháp luật lao
động Việt Nam”, chủ nhiệm đề tài TS. Lê Thị Thúy Hương, Trường Đại học Luật
Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2010 [29] Nghiên cứu này chỉ ra các quyền con
người cơ ản trong lao động của quốc tế và được cụ thể trong luật lao động Việt
Nam từ cách phân tích và tiếp cận theo từng nhóm quyền cơ ản của người lao động
để tìm đánh giá thực trạng, nêu lên các điểm hạn chế vướng mắc từ đó đưa ra hướng
hoàn thiện pháp luật về quyền con người củangười lao động trong pháp luật Việt
Nam Tuy nhiên đ y chỉ là một số quyền cơ ản của con người trong lĩnh vực lao
động theo tiêu chuẩn quốc tế bằng các công ước ILO và luật quốc tế đó là các nhóm
quyền về tự do việc làm, về thu nhập, về đảm bảo thời gian làm việc, nghỉ ngơi, về đảm

bảo an toàn vệ sinh lao động, về đảm bảo an sinh xã hội, về lao động nữ và tàn tật.
Nghiên cứu chưa ao gồm tất cả là QNLĐ. Vì QNLĐ ngoài quyền con người còn có

13


những quyền khác phát sinh trong những điều kiện khác nhau như theo hợp đồng lao
động, theo đặc thù văn hoá quốc gia hoặc vùng miền, theo thoả ước tập thể v.v.
- Luận văn tiến sĩ Dương Văn Hòa “Chính sách nhà nước đối với các doanh
nghiệp được CPH từ doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (nghiên cứu tại các doanh
nghiệp ngành dệt may)” [24].Luận văn đã hệthống hóa và làm rõ lý luận về doanh
nghiệp được CPH từ doanh nghiệp nhà nước và chính sách nhà nước đối với doanh
nghiệp được CPH từ doanh nghiệp nhà nước. Thông qua hệ thống hoá một số khái
niệm cơ ản, luận án đã đưa ra được khái niệm “Doanh nghiệp được CPH từ doanh
nghiệp nhà nước” và khái niệm “Chính sách nhà nước đối với doanh nghiệp được
CPH từ doanh nghiệp nhà nước” Trên cơ sở đó đưa ra được các mục tiêu, nguyên
tắc, qui trình, phân loại và các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách nhà nước đối với
doanh nghiệp được CPH từ doanh nghiệp nhà nước Trên cơ sở các quan điểm, mục
tiêu, định hướng, luận án đề xuất sáu nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách nhà
nước đối với doanh nghiệp được CPH từ doanh nghiệp nhà nước ngành Dệt may
gồm: Giải pháp hoàn thiện mục tiêu, công cụ của chính sách; Chính sách tái cấu
trúc mô hình hoạt động của doanh nghiệp được CPH từ doanh nghiệp nhà nước
trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam; Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý và đầu
tư phần vốn nhà nước; Giải pháp hoàn thiện chính sách đối với người lao động; Giải
pháp hoàn thiện chính sách quản lý điều hành; Chính sách giải quyết những vấn đề
còn tồn tại khác, phát sinh sau CPH từ doanh nghiệp dệt may Nhà nước.
- CPH DNNN - những vấn đề lý luận và thực tiễn (PGS.TS Lê Hồng Hạnh chủ
biên, Nxb Chính trị quốc gia ấn hành- 2004) [18, tr.2-324]. Trong cuốn sách này,
tác giả đã đề cập đến các khía cạnh đa ạng của DNNN như: DNNN ở các quốc gia
và xu thế cải cách DNNN; Những vấn đề lý luận và thực tiễn về DNNN ở Việt

Nam; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CPH DNNN và hoàn thiện nền tảng
pháp lý cho CPH DNNN. Cuốn sách chưa đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường
CPH DNNN.
- Bảo vệ quyền lợi người lao động trước và sau CPH, lý luận và thực tiễn. Luận
văn Thạc sĩ luật học, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009 Luận văn nêu
lên những vấn đề lý luận về quyền lợi của người lao động và xuất phát từ thực trạng
14


bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp
nhà nước. Từ tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong và sau quá
trình CPH DNNN. Những quyền lợi của NLĐ là những quyền cơ ản, chính đáng
của NLĐ được pháp luật quy định. Bảo đảm quyền được lao động, xác lập quyền
làm chủ thực sự của người lao động. lợi ích của việc CPH như: tạo điều kiện để
NLĐ góp vốn, có cổ phần trong doanh nghiệp, thông qua đó tăng cường vai trò làm
chủ thực sự của NLĐ và hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của NLĐ Từ đó đưa
ra những phải phải cơ ản để bảo vệ NLĐ tốt nhất, tránh những thiệt hại không
đáng có từ phía người đứng đầu.
Bằng việc nghiên cứu về CPH DNNN và NLĐ về mặt tổng thể sẽ giúp tác giả tiếp
cận được với nguồn gốc của quyền con người trong các lĩnh vực, đặc biệt về lĩnh vực
kinh tế, lao động, an sinh xă hội Qua đó thấy được tiến trình hình thành quyền NLĐ
thông qua việc ghi nhận của cộng đồng quốc tế qua từng giai đoạn lịch sử Cũng nhờ
việc nghiên cứu về quyền NLĐ tác giả nhận thấy được vị trí QNLĐ trong quá trình
lao động của họ và mối tương quan với quyền con người, định hướng được việc
nghiên cứu phù hợp với những quan điểm tiến bộvề quyền con người trên thế giới.
Nhóm công trình nghiên cứu này chỉ hướng đến các quyền nền tảng của con người từ
các quyền nền tảng đó, trong mỗi lĩnh vực lại được thể hiện khác nhau Lĩnh vực lao
động cũng được nhóm công trình nghiên cứu này hướng đến.
+ Nhóm các công trình, tác phẩm nghiên cứu thực tiễn liên quan đến
QNLĐ trong quá trình CPHDNNN.

- Đề tài nghiên cứu khoa học “CPH doanh nghiệp nhà nước cơ sở pháp lý và
thực trạng” của tác giả Phạm Công Thức và Nguyễn Thị Ánh Tuyết tại Khoa Luật
Thương mại Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2005 [53] Đề tài
nêu lên tiền đề và tính cấp thiết của việc CPH DNNN về mặt kinh tế chính trị và
pháp lý, thể hiện rõ thực trạng CPH nước ta giai đoạn trước năm 2005 ở đó thấy
được những thành tựu đạt được tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế, khó khăn
vướng mắc nhiều điểm cần tháo gỡ. Qua thực trạng trên đề tài đưa ra các giải pháp
nhằm đẩy mạnh CPH DNNN như hoàn thiện về mặt luật pháp; nhận thức đúng về
CPH; hoàn thiện về quy trình, cơ chế tổ chức bộ máy thực hiện CPH; tạo môi
15


trường cạnh tranh công bằng; xử lý tốt hơn về nợ của DNNN trước khi CPH; tạo và
thúc đẩy sự chuyên nghiệp ở thị trường chứng khoán.
- Luận án về “Quá trình CPH của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam –
Thực trạng và giải pháp”. Tác giả phân tích những lý luận chung về CPH DNNN
(về khái niệm, về hình thức CPH, mục tiêu CPH). Từ những lý luận chung đó có thể
hiểu được về CPH DNNN, từ đó ph n tích thực trạng quá trình CPH DNNN ở Việt
Nam, nêu ra được những nguyên nhân còn tồn tại và đưa ra giải pháp nhằm đẩy
nhanh tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ Luật học về đề tài “Bảo vệ quyền lợi của người lao động trong
và sau quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước: Lý luận và Thực tiễn” của Nguyễn
Xuân Vinh [64]. Luận văn nêu lên những vấn đề lý luận về quyền lợi của người lao
động và xuất phát từ thực trạng bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá
trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Từ tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền
lợi của NLĐ trong và sau quá trình CPH DNNN Những quyền lợi của NLĐ là
những quyền cơ ản, chính đáng của NLĐ được pháp luật quy định. Bảo đảm quyền
được lao động, xác lập quyền làm chủ thực sự của người lao động. lợi ích của việc
CPH như: tạo điều kiện để NLĐ góp vốn, có cổ phần trong doanh nghiệp, thông qua
đó tăng cường vai trò làm chủ thực sự của NLĐ và hiện thực hóa quyền tự do kinh

doanh của NLĐ Từ đó đưa ra những phải phải cơ ản để bảo vệ NLĐ tốt nhất,
tránh những thiệt hại không đáng có từ phía người đứng đầu.
- Luận văn về “Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà
nước sau CPH ở Bình Định”. Luận văn ph n tích lý luận chung về lợi ích kinh tế
của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau CPH để biết được các đặc
trưng và hình thức biểu hiện lợi ích kinh tế của NLĐ trong các DNNN sau quá trình
CPH, ph n tích cơ chế thực hiên lợi ích kinh tế của NLĐ Tác giả phân tích thực
trạng quá trình thực hiện lợi ích kinh tế của NLĐ trong các oanh nghiệp nhà nước
sau CPH ở Bình Định, các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân về việc thực hiện lợi
ích kinh tế của NLĐ trong các DNNN sau CPH Từ những phân tích lý luận và thực
tiễn đó, tác giả đưa ra các quan điểm và giải pháp để đảm bảo lợi ích kinh tế của
NLĐ trong các DNNN sau CPH ở Bình Định.
16


- Một số chế độ và quyền lợi của người lao động khi CPH DNNN trong bài
nghiên cứu của tác giả TS Nguyễn Hữu Chí “Về chế độ, quyền lợi người lao động
khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước”, đăng trên tạp chí KHPL số 28 (108)
tháng 10 năm 2007, [6, tr.29-35]. Bài nghiên cứu khái quát quá trình hình thành
pháp luật về CPH DNNN, các quy định theo thời gian và nêu lên được các hạn chế
và từ đó kiến nghị các giải pháp hướng đến lợi ích của người lao động khi CPH
DNNN. Theo bài viết doanh nghiệp CPH thực hiện giải quyết các chế độ, chính
sách đối với người lao động như: Chính sách mua cổ phần với giá ưu đãi, chế độ
hưu trí, chế độ trợ cấp thôi việc, chế độ trợ cấp mất việc làm…các doanh nghiệp
phải có trách nhiệm trong việc lập danh sách và thủ tục để cơ quan BHXH giải
quyết chế độ cho NLĐ một cách nhanh chóng
- Tác giả Nguyễn Thị Huệ có ài viết: “Chính sách ưu đãi đối với người lao động
trong DNNN cổ phần hoá luôn được hoàn thiện” đăng trên tạp chí Lao động và xã
hội số 242 tháng 07 năm 2004 [26] Bài nghiên cứu đánh giá các chính sách ưu đãi
của người lao động trong quá trình CPH DNNN Chính sách đối với người lao động

cũng thường xuyên được hoàn thiện theo hướng phù hợp với từng giai đoạn phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước Theo nhận định của tác giả chính sách đối với
lao động trong DN CPH là một giải pháp quan trọng nhằm tạo điều kiện cho người
lao động gắn ó với DN sau CPH, phát huy được vai trò làm chủ khi tham gia là cổ
đông trong công ty cổ phần Đồng thời, khi thực hiện chính sách đối với người lao
động ôi ư, các DN CPH cũng có điều kiện sắp xếp, ố trí lại lao động, sản xuất
hợp lý và hiệu quả hơn Người lao động ôi ư cũng được tạo điều kiện ổn định
cuộc sống và tìm kiếm việc làm mới phù hợp
Ngoài ra có một số các bài nghiên cứu khác cũng nhắm đến sự bảo vệ quyền
và lợi ích của người lao động trong các vấn đề khác như:
- Bảo vệ quyền người lao động nước ngoài có Tác giả Cao Nhất Linh với bài viết
“Bảo vệ quyền lợi ích của người lao động nước ngoài tại Việt Nam” đăng trên tạp
chí Nghiên cứu lập pháp số 5 (142) tháng 3 năm 2009, [33, tr.23-29]. Tác phẩm
“1945-1960 Liên hiệp công đoàn thế giới đấu tranh cho quyền lợi ích của mọi người
lao động”, Lu-I Xay Ăng, NXB Lao Động, 1960, 94 tr. Tác giả ThS. Phạm Thị
17


Huyền Sang có bài viết “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ
QNLĐ” đăng trên tạp chí Thanh tra số 10 năm 2014, tr 24-26.
- Tác phẩm “Sự biến đổi tâm lý và điều kiện sống của công nhân, viên chức và là
động thủ đô trong quá trình sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước” do Tác
giả TS Vũ Quang Thọ chủ biên, Nhà xuất bản lao động, 2006 [52].
- Tác giả PV có bài viết “bổ sung nhiều chính sách mới đối với lao động dôi dư”
đăng trên trang tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 31/07/2015 tại địa chỉ
website: />Nghiên cứu tình trạng người lao động, hành vi và cách ứng xử của người lao
động để tìm ra mục đích cốt lõi và thấy được kết quả của việc thực thi các chế độ
ành cho người lao động. Qua thực trạng đời sống của người lao động, phản ánh
được chính sách và sự hiệu quả chế độ phúc lợi cho người lao động. Từ đó cũng
thấy được thái độ tin cậy của người lao động vào CPH DNNN ở mức độ nào Người

lao động có thật sự muốn làm chủ trong thời gian sau CPH DNNN hay không, Thu
nhập người lao động có tốt hơn không Những chính sách ưu đãi ành cho người lao
động để họ cải thiện môi trường làm việc, cải thiện đời sống. Đối với những lao
động ôi ư, tìm kiếm những chính sách phù hợp nhằm đảm bảo cho quyền lợi
chính đáng của họ khi đã cống hiến một thời gian rất dài trong DNNN.
- Một nghiên cứu về thực trạng và so sánh điều kiện làm việc của công nhân
thường xuyên và công nhân tạm thời tại ba công ty xây dựng Hà Nội trong tài
liệu“Working Conditions and Union Activities in Three Construction Companies in
Hanoi:Regular workers vs. Temporary workers”. Tài liệu này nghiên cứu cụ thể và
so sánh 3 công ty đại diện cho các mô hình doanh nghiệp là một công ty nhà nước,
một công ty nước ngoài và một công ty tư nh n : Vinaconex, Sumitomo và Ha Do
Construction về hoạt động thuê mướn công nhân và hoạt động của công đoàn
Nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt cũng như các ưu điểm và khuyết điểm của các vấn
đề người lao động trong các mô hình khác nhau.
Các tác phẩm và bài nghiên cứu về QNLĐ nói chung và các lợi ích của người lao
động trong những điều kiện làm việc khác nhau, các nghiên cứu cũng đưa ra các
giải pháp bảo vệ và nâng cao quyền lợi người lao động trong quá trình làm việc cho
18


người sử dụng lao động. Bên cạnh đó một số bài nghiên cứu đề cập đến một số
vướng mắc và cách giải quyết các vấn đề bảo vệ người lao động trong một số điều
kiện và môi trường làm việc và cả trong quá trình CPH DNNN.
Nghiên cứu về bảo vệ QNLĐ giúp tác giả có một nhãn quan và định hướng đúng
trong việc mang lại các giải pháp cho đề tài của mình. Phạm vi QNLĐ được đảm
bảo ở vị trí trọng tâm trong quá trình chuyển đổi thành phần kinh tế nhà nước. Từ
việc nghiên cứu các mối quan hệ liên quan đến bảo vệ QNLĐ tác giả tìm được các
yếu tố tác động ảnh hưởng đến QNLĐ, quyền người lao động là yếu tố cơ ản hình
thành nên các quan hệ lao động cần được quy định chặt chẽ, đầy đủ để đảm bảo
quyền và lợi ích cho người lao động.

+ Nhóm các công trình nghiên cứu về các đề xuất, kiến nghị có liên quan đến
QNLĐ trong quá trình CPHDNNN.
- Một nghiên cứu về các giải pháp thúc đẩy CPH DNNN có đề cập đến việc giải
quyết quyền lợi người lao động trong luận án Tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp tài chính
nhằm thúc đẩy quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của
tác giả Phạm Đình Toản tại trường Đại học Kinh tế quốc

n, năm 2005 [49]. Nội

dung luận án nêu được vai trò của giải pháp tài chính trong CPH DNNN Đánh giá
thực trạng về các vấn đề tài chính liên quan trong quá trình CPH DNNN từ đó đề
xuất các phương án hoàn thiện giải pháp tài chính trong quá trình CPH DNNN ở
Việt Nam. Trong các giải pháp được đưa ra có một điểm đáng lưu ý liên quan đến
quyền và lợi ích người lao động cần xem xét như các chính sách giải quyết hỗ trợ
cho lao động ôi ư, mở rộng đối tượng được nhận hỗ trợ, quy định cụ thể hơn các
chức danh quan trọng như giám đốc, phó gián đốc, kế toán trưởng cũng là đối tượng
được hưởng trợ cấp lao động ôi ư nếu không được tiếp tục tuyển dụng hoặc bố trí
công việc; mở rộng chính sách cho các đối tượng lao động ưới 12 tháng và trên 6
tháng. Rút ngắn thời gian thực hiện trợ cấp bằng cải cách các thủ tục và phương tiện
thanh toán. Khống chế tỷ lệ lao động ôi ư tối đa, đưa ra tiêu chí đánh giá để xét
lao động ôi ư Tuy nhiên nghiên cứu của luận án chỉ dành một phần nói về giải
quyết các vấn đề lao động để thúc đấy việc CPH như một trong các yếu tố có ảnh
hưởng đến hiệu quả với vấn đề chính sách ành cho người lao động, nghĩa là tìm
19


cách giải quyết nhằm mục đích phục vụ CPH DNNN tốt hơn, không lấy yếu tố
quyền của con người làm trọng tâm nghiên cứu.
- Nghiên cứu các vấn đề về thoả ước lao động tập thể trong luận án Tiến sĩ “Thoả
ước lao động tập thể theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Đỗ Năng Khánh, 2009

[30]. Nội dung nghiên cứu về thực trạng pháp luật thoả ước lao động đánh giá và tìm
kiếm các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật trong vấn đề thoả ước lao động
tập thể để quyền lợi của người lao động được đảm bảo trong quá trình lao động.
- Một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của người
lao động được nêu lên tại bài nghiên cứu như tác giả ThS Ngô Văn Nam có ài viết
“Hoàn thiện pháp luật lao động bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động ở nước ta
hiện nay”, đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật số 7 (244) năm 2012, [39, tr.5155]. Tác giả Nguyễn Thị Bích có bài viết “Một số ý kiến về bảo vệ QNLĐ làm việc
trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” đăng trên tạp chí Toà án nhân dân kỳ II số 2
tháng 1 năm 2014, [3, tr.8-15]. Một nghiên cứu cụ thể tại Hà Nội của tác giả
Nguyễn Hải Bình “Thực hiện QNLĐ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội
và một số kiến nghị”, đăng trên tạp chí Lao động và xã hội, số 449 tháng 3 năm
2015, [4, tr.25-27].
- Các chủ thể và mối quan hệ trong lao động được tác giả Nguyễn Mạnh Cường
với bài nghiên cứu “Bàn về các chủ thể trong quan hệ lao động” đăng trên tạp chí
Lao

động





hội,

ngày

15/08/2014

[8],


tại

địa

chỉ

website:

/>- Vấn đề liên quan đến lao động cho thuê lại, tác giả ThS. Bùi Thị Kim Ngân có
bài nghiên cứu “Một số vướng mắc trong quy định về cho thuê lại lao động theo bộ
luật lao động” đăng trên tạp chí Lao động và xã hội ngày 21/11/2015 [40] tại địa
chỉwebsite:
/>
20


×