TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC
TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG PHÚC XÁ, QUẬN BA ĐÌNH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần:
Giảng viên giảng dạy:
Mã phách:
Phương pháp nghiên cứu khoa học
TS. Bùi Thị Ánh Vân
………………………………………
Hà Nội - 2016
Mã phách
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đăng Khoa;
Lớp: 1507QLNA
Ngày sinh: 29/11/1993; Mã sinh viên 1507QLNA032
Khoa: Hành chính học
Tên tiểu luận/Bài tập lớn: Thực trạng công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn
phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Học phần:
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Thị Ánh Vân
Sinh viên ký tên
Nguyễn Đăng Khoa
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoàn đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Tất cả
thông tin, tư liệu trong công trình là hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm nếu có sự không trung thực về nội dung thông tin được sử dụng trong
đề tài nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 8 năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Thành công không chỉ xuất phát từ sự nỗ lực của bản thân mà còn từ sự hỗ
trợ, giúp đỡ của mọi người, dù đó là trực tiếp hay gián tiếp thì nó đều đáng trân
trọng. Từ khi bước vào học tập ở giảng đường đại học, nhóm chúng em đã nhận
được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, trỉ bảo của thầy cô và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi tới các thầy cô trong khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội trường đại học Nội Vụ Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm
huyêt của mình đã truyền đạt vốn tri thức quý báu nhất cho chúng em trong suốt
thời gian em học tập tại trường. Và đặc biệt trong kỳ học này, khoa đã tổ chức cho
em tiếp cận với học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học” mà theo đó là rất
hữu ích cho sinh viên nghành Quản lý nhà nước chúng em cũng như là sinh viên
các nghành khác trong trường.
Em xin trân thành cảm ơn TS. Bùi Thị Ánh Vân đã tận tình hướng dẫn chúng
em qua những buổi học trên giảng đường và những giờ thảo luận sôi nổi. Chúng
em xin cảm ơn lãnh đạo Đảng ủy - UBND phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội đã cung cấp các thông tin hữu ích để hoàn thiện bài tiểu luận này.
Bài nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, bước đầu đi vào
thực tế tìm hiểu lĩnh vực nghiên cứu trong khoa học vì thế kiến thức của chúng em
còn hạn chế và nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy,
cô và các bạn trong lớp để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin kính chúc các thầy cô trong khoa Văn hóa - Thông tin và
Xã hội sức khỏe dồi dào để tiếp tục truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho
chúng em và các thế hệ sinh viên tiếp sau của trường.
Xin trân trọng cảm ơn!
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BHXH
BHYT
ILO
UBND
Nội dung
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Tổ chức lao động thế giới
Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
Phần mở đầu...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu...............................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài..........................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài...................................................................4
7. Đóng góp của đề tài..............................................................................................4
8. Bố cục của đề tài...................................................................................................4
Chương 1: Tổng quan về công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em...........................6
1.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................6
1.1.1. Các khái niệm cơ bản.......................................................................................6
1.1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................8
1.2. Tổng quan về địa phương...............................................................................11
1.2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tình hình......................................................................11
1.2.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ tại UBND phường Phúc Xá................12
Chương 2: thực trạng công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em tại phường Phúc Xá,
quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.........................................................................15
2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương............................15
2.2. Thực trạng công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em của phường Phúc Xá...........16
2.2.1. Cơ cấu tổ chức và tổ chức hoạt động.............................................................16
2.2.2. Công tác ban hành các văn bản triển khai thực hiện......................................17
2.2.3. Chế độ báo cáo công tác.................................................................................18
2.2.4. Các hoạt động khác........................................................................................18
2.3. Đánh giá tình hình...........................................................................................20
2.3.1. Những thành tựu đạt được..............................................................................20
2.3.2. Những tồn tại..................................................................................................22
Chương 3: giải pháp nâng cao công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em tại phường Phúc
Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội......................................................................24
3.1. Mục tiêu tổng quát..........................................................................................24
3.2. Một số chương trình hành động cụ thể.........................................................24
3.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương...............................24
3.2.2. Trang bị kiến thức về Bảo vệ - chăm sóc trẻ em............................................25
3.2.3. Triển khai mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng..................26
3.2.4. Xây dựng mô hình “Ngôi nhà an toàn”:.........................................................26
3.2.5. Xây dựng mô hình “Sân chơi an toàn”..........................................................27
3.2.6. Phối hợp với các đơn vị trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em..................27
Kết luận....................................................................................................................29
Tài liệu tham khảo....................................................................................................30
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt
đối với trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em vùng khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt để các em được sống, được hòa nhập và phát triển. Việc huy động và sử
dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả; chăm
sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiện đáng kể. Công tác bảo
vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em được chú trọng; đời
sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ
em ngày càng được bảo đảm.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vẫn còn một số
hạn chế, yếu kém: đạo đức, lối sống xuống cấp, lệch chuẩn của một bộ phận trẻ em
đang trở thành nỗi lo của gia đình và xã hội. Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục,
bạo lực, bị lạm dụng sức lao động có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng
nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em phạm tội, trẻ em lang thang, bị tai nạn, bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS vẫn là những vấn đề xã hội bức xúc. Trẻ em suy dinh dưỡng
còn ở mức cao. Các điểm vui chơi và các hình thức giải trí phù hợp với trẻ em còn
thiếu. Tình trạng học sinh bỏ học còn khá phổ biế, điều kiện sống và cơ hội phát
triển của trẻ em vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn lực trong xã hội dành cho sự
nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu. Huy động cộng
đồng vào chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em còn chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ những lý do trên đề tài nghiên cứu “Thực trạng công tác bảo
vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội’’ là cấp thiết và có ý nghĩa về mặt thực tiễn.
1
2. Lịch sử nghiên cứu
Thực trạng chăm sóc và bảo vệ trẻ em là một vấn đề được rất nhiều người
quan tâm và tìm hiểu. Vì vậy, trong thực tiến đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công
tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, sau đây là một số đề tài:
Chu Quốc Ân. Báo cáo kết quả nghiên cứu "Những tác động của đại dịch
HIV/AIDS đối với trẻ em Việt Nam (năm 2003). Báo cáo tập trung nghiên cứu về
những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, cuộc sống của những trẻ có bố, mẹ hoặc bản
thân trẻ bị lây nghiễm HIV/AIDS và đề ra nhưng giải pháp tái hòa nhập cộng đồng
và ngăn ngừa kì thị trong cộng đồng.
Dương Chí Thiện. Trẻ em đường phố tại Hà Nội - mấy vấn đề chính sách
xã hội cần quan tâm (năm 1998). Nghiên cứu tập trung chỉ ra những biến đổi của
đời sống xã hội trong hơn năm đầu của thời kỳ đổi mới, những tác động tiêu cực
của sự dịch chuyển lao động từ nông tin ra thành phố. Thực trạng trẻ em lang thang
trên địa bàn thành phố Hà Nội và những nguy cơ tiềm ẩn về các tệ nạn xã hội. Từ
đó đưa ra một số giải pháp cụ thể để ngăn ngừa bùng phát tệ nạn xã hội, đảm bảo
an toàn cho trẻ em.
Mai Thị Kim Thanh. Tìm hiểu những nhân tố chi phối hoạt động chăm sóc
sức khỏe trẻ em trong các gia đình việt nam hiện nay (năm 2002). Trước những
những biến đổi về đời sống xã hội của nền kinh tế thị trường, cách chăm sóc giáo
dục trẻ em trong các gia đình có nhiều sự biển đổi. Nghiên cứu của Mai Thị Kim
Thanh cho thấy những cái nhìn rõ nết về những yếu tố tác động đến công tác nuôi
dạy trẻ. Nghiên cứu còn chỉ ra những tồn tại và hạn chế của nền kinh tế thị trường
trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ sức khỏe của trẻ em trong các gia
đình.
2
Lê Thị Bích Phượng. Báo cáo thực tập của trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn đề tài về thái độ của trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội đối với
việc sử dụng ma túy (2005). Báo cáo nghiên cứu tập trung chủ yếu trẻ lang thang
trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu tập trung tại các khu vực chợ đầu mối,
các bến xe – đây là nơi tập trung nhiều dân di cư về lao động. Những địa bàn này
tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy. Các
nghiên cứu của báo cáo dựa trên phương pháp điều tra bảng hỏi và quan sát trên
196 trẻ nên từ đó có cái khách quan về thái độ của trẻ em lang thang với việc sử
dụng ma túy.
Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em
đều tập trung nghiên cứu các vấn đề lớn, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về
một hay nhiều khía cạnh trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên một địa bàn
nhỏ và hẹp. Đề tài “Thực trạng công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn
phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội’’ là một đề tài khá mới mẻ
nghiên cứu những giải pháp về chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề tài này để nhằm thấy rõ thực trạng việc áp dụng các chế độ
chính sách đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em của UBND phường Phúc
Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Không chỉ vậy đề tài còn cho thấy nữa tầm
quan trọng của trẻ em đối với tương lai đất nước cũng như có những biện pháp
chăm sóc và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất. Qua đây phần nào có thể phản ảnh
được những kết quả việc thực hiện các đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật
Nhà nước về công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại phường Phúc Xá nói riêng và
trong cả nước nói chung.
3
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về kết quả thực hiện các chủ trương, đường lối
của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Không gian nghiên cứu đề tài nghiên cứu: tại UBND phường Phúc Xá,
quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 7 năm 2016.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: Điều tra xã hội
học, phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh và tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về
công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội.
7. Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu góp phần nhằm đưa ra những giải pháp để để triển khai
thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn phường Phúc Xá,
quận Ba Đình nói riêng và toàn thành phố nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài
có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, các cá nhân
tập thể muốn nghiên cứu về đề tài …
8. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung
bao gồm các chương sau:
- Chương 1: Tổng quan về công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
- Chương 2: Thực trạng về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn
phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
4
- Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên
địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
5
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm trẻ em:
+ Trên thế giới: Theo công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ghi rõ
“rẻ em có nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với
trẻ em có qui định tuổi thành niên sớm hơn”
+ Tại Việt Nam: Các văn bản pháp luật chưa có các qui định thống nhất về
khái niệm trẻ em trong từng ngành luật cụ thể. Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em 2004 quy định “trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Nhìn chung mỗi nước có qui định khác nhau về độ tuổi để được coi là trẻ
em. Việc qui định độ tuổi ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào sự phát triển về thể chất,
tâm sinh lý của trẻ em ở mỗi quốc gia. Do đó có những quốc gia qui định độ tuổi
thành niên sớm hơn hoặc trẻ hơn 18 tuổi như được xác định trong công ước về
quyền trẻ em.
- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường
về thể chất và tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập
với gia đình và cộng đồng [7].
- Trẻ em lang thang: là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống
và nơi cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang [7].
- Không phân biệt đối xử với trẻ em: Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con
trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không
phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của
6
cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng
các quyền theo quy định của pháp luật [7].
- Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Trong công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi
vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ
em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khoẻ, tinh thần và
giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào
hoàn cảnh đặc biệt. Tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được học tập
hoà nhập hoặc được học tập ở cơ sở giáo dục chuyên biệt.
- Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Việc bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và
công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan
đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu. Nhà nước khuyến
khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và nước
ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em [7].
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Uỷ
ban Dân số, Gia đình và Trẻ em giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà
nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Văn hoá
- Thông tin, Uỷ ban Thể dục Thể thao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và
các bộ, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm
7
sóc và giáo dục trẻ em theo sự phân công của Chính phủ. Uỷ ban nhân dân các cấp
thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở địa phương
theo sự phân cấp của Chính phủ [7].
- Các quyền của trẻ em: Quyền được khai sinh và có quốc tịch. Quyền được
chăm sóc, nuôi dưỡng. Quyền sống chung với cha mẹ. Quyền được tôn trọng, bảo
vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Quyền được chăm sóc sức khoẻ.
Quyền được học tập. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể
dục, thể thao, du lịch. Quyền được phát triển năng khiếu. Quyền có tài sản. Quyền
được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội [7].
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê
chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay, mặc dù còn
nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung
của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và luật pháp quốc gia.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều đường lối
chính sách và văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai
thực hiện chính sách xã hội hóa bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ
em (năm 2004) quy định các quyền trẻ em, trách nhiệm của Nhà nước, gia đình,
cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em. Xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn được quy định trong một số
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày
25/5/2006 của Chính phủ về: “Khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng ngoài
công lập” quy định nhiều ưu đãi để khuyến khích các cơ sở ngoài công lập thuộc
lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi
8
trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em; Nghị định số
108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật
Đầu tư quy định chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư đối với các lĩnh vực, địa bàn có
các hoạt động liên quan đến phát triển y tế, giáo dục … Thông qua sự điều hành
của Chính phủ, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được quan tâm.
Bên cạnh đó Việt Nam không ngừng mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế
với xu hướng hội nhập, đa dạng, đa phương, chia sẻ và phát triển. Sự hợp tác này
đã đưa đến các bước tiếp cận mới trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp quốc gia và cấp địa phương và có ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực
ở Việt Nam, trong đó có phương pháp tiếp cận bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa trên
quyền trẻ em, phát triển hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp độ khác nhau.
Công tác lập pháp và giám sát về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Quốc hội
được tăng cường. Công ước LHQ về Quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em cũng từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, nạn bạo hành gia đình
và đối tượng của nó là trẻ em vẫn diễn ra và gây nhiều ý kiến bức xúc từ xã hội.
Các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường công tác truyên truyền về
bảo vệ, chăm sóc trẻ em thông qua chương trình truyền hình vì trẻ em phát sóng
hàng tuần, các chiến dịch truyền thông nhân Tháng hành động vì trẻ em... nhằm
giúp mọi người hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc
trẻ em. Nhận thức của gia đình, nhà trường và xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em
ngày càng được nâng cao, từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ,
chăm sóc trẻ em. Nhiều gia đình, tổ chức xã hội, doanh nghiệp đã tích cực tham gia
vào việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thông qua việc nhận chăm nuôi
9
đỡ đầu trẻ, nhận trẻ làm con nuôi, qua đó tạo cho trẻ một mái ấm gia đình, giúp trẻ
phát triển toàn diện.
Nhiều phong trào được phát động nhằm tăng cường chất lượng học tập,
giảng dạy trong trường học. Các chương trình học chính khóa và ngoại khóa trong
nhà trường từng bước có sự đổi mới, lồng ghép nhiều nội dung liên quan đến bảo
vệ, chăm sóc trẻ em như giáo dục kỹ năng sống, phòng HIV/AIDS, phòng chống tai
nạn thương tích trẻ em...
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân như: Đoàn Thanh
niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Bảo vệ quyền trẻ em, các tổ chức phi chính
phủ trong nước và quốc tế tham gia tích cực trong hoạt động tuyên truyền giáo dục
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ
em. Đặc biệt, mạng lưới cán bộ Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên các cấp đã tham gia
tích cực vào việc giáo dục trẻ em cá biệt tại thôn, xóm, tổ dân phố hoặc phục hồi
chức năng cho trẻ em khuyết tật; nhiều thành viên của các đoàn thể tham gia làm
tuyên truyền viên xã/phường và cộng tác viên thôn, bản cho các chương trình, dự
án bảo vệ, chăm sóc trẻ em như chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
dưới 5 tuổi, vận động nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống tai nạn thương tích trẻ
em...; tham gia vào tổ hoà giải làm giảm sự tan vỡ của nhiều gia đình, phòng ngừa
sự thiệt thòi có thể xảy ra đối với trẻ em, ngăn chặn các nguy cơ trẻ em bỏ nhà đi
lang thang hoặc sa vào các tệ nạn xã hội khác.
Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ, đảng bộ cơ sở, sự phối hợp giữa chính
quyền với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và gia đình,
cộng đồng, các chính sách, chương trình mục tiêu cho trẻ em ở địa phương, nhất là
“Tháng hành động vì trẻ em” được duy trì hàng năm và ngày càng có hiệu quả thiết
10
thực. Sự đóng góp công sức, nguồn lực của từng cơ sở, địa phương đã góp phần
tích cực thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu Chương trình hành động vì trẻ em.
1.2. Tổng quan về địa phương
1.2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tình hình
Phường Phúc Xá nằm ở phía Đông Bắc của quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội. Phía Đông Nam giáp với phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm. Phía Tây Nam
giáp với phường Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch quận Ba Đình. Phía Tây Bắc giáp
với phường Yên Phụ, quận Tây Hồ. Phía Đông Bắc giáp với sông Hồng và phường
Ngọc Thụy, quận Long Biên. Trên địa bàn phường có 5 tuyến phố chính: Phố Phúc
Xá, An Xá, Tân Ấp, Nghĩa Dũng và đường Hồng Hà. Ngoài ra trên địa bàn có một
tuyến phố mới được hoàn thiện năm 2008 từ “tuyến mương hóa cống” chưa được
đặt tên. Phường có diện tích khoảng 0,9km2. Với diện tích trên, phường có khoảng
23.500 dân sinh sống và làm việc[1,Tr 1],
Trên địa bàn phường còn có chợ đầu mối Long Biên. Chợ Long Biên chợ
hoạt động cả ngày lẫn đêm, chợ cung cấp nguồn thực phẩm cho cả thành phố Hà
Nội từ chợ rau, chợ hoa quả đã phát triển thành chợ đầu mối hải sản. Với những
đặc điểm đó, địa bàn phường thu hút một lượng lớn lao động phổ thông đến sinh
sống và lao động. Từ đó, địa bàn phường tiềm ẩn những tệ nạn xã hội, bất ổn an
ninh trật tự trên địa bàn.
Trụ sở UBND Phường Phúc Xá nằm tại địa chỉ số 57 phố Nghĩa Dũng,
phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Trụ sở UBND có tổng diện tích
mặt bằng là 1500 m2, hướng mặt Tây-Nam.
11
1.2.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ tại UBND phường Phúc Xá.
Tổng số cán bộ, công chức làm việc tại UBND phường Phúc Xá gồm có 32
người, trong đó:
- Cán bộ: 9 người (Gồm: Ông Nguyễn Quốc Thành - Bí thư Đảng ủy, Chủ
tịch HĐND; Ông Nguyễn Dương Hải - Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND; Ông
Ngô Ngọc Điển - Chủ tịch HĐND; Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Chủ tịch
UBND phụ trách Văn hóa - Xã hội; Ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch UBND
phường phụ trách Địa Chính - Xây dựng; Ông Lê Thanh Giang -Chủ tịch Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc; Ông Nguyễn Đăng Khoa - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh; Bà Nguyễn Thị Giang - Chủ tịch Hội Phụ Nữ; Ông Lê Khắc Xô - Chủ
tịch Hội Cựu chiến binh phường)[1,Tr 8],
- Công chức và nhân viên hợp đồng công việc: 19 người (trong đó có 01
cán bộ công chức làm nhiệm vụ kiêm nhiệm).
Về chất lượng, đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên làm tại UBND phường
Phúc Xá đều có chất lượng tốt, trình độ chuyên môn, 100% cán bộ, công chức,
nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên. Hiện nay, tại UBND có 02 người đang học
sau đại học, 01 người đang học trung cấp lý luận chính trị nhằm nâng cao trình độ.
Cán bộ, công chức, nhân viên thường xuyên được tập huấn nâng cao kĩ năng
nghiệp vụ.
Thường trực UBND phường Phúc Xá gồm 03 người, 01 Chủ tịch UBND
(Ông Nguyễn Dương Hải) và 02 Phó chủ tịch UBND phường (Bà Nguyễn Thị Lan
Hương người phụ trách mảng văn hóa xã hội, ông Nguyễn Văn Hưng người phụ
trách mảng kinh tế - đô thị)[7,Tr 1]
12
Công chức là trưởng ban chỉ huy quân sự phường: 01 người (Ông Trần Đức
Thái); Công chức là phó chỉ huy trưởng quân sự phường: 02 người (Ông Đinh
Ngọc Lân và ông Trần Tiến Đạt).
Công chức là trưởng cơ quan công an: 0 người (vì tại phường Phúc Xá có
thành lập cơ quan công an chính quy, chịu sự quản lý của cơ quan công an quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội).
Công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ
tục hành chính: 02 người (Bà Phạm Lan Phương và bà Đỗ Thị Hồng Nhung).
Công chức làm việc tại văn phòng thống kê: 02 người (Bà Nguyễn Quỳnh
Anh và ông Hà Quý Tâm)
Công chức làm việc tại bộ phận địa chính - Xây dựng - Đô thị: 02 người
(Ông Nguyễn Trọng Hải và bà Trương Thị Thu Phương).
Công chức làm công tác kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường: 02 người
(Ông Nguyễn Trần Chung và ông Tuấn Anh Quân).
Công chức làm công tác Lao động - thương binh xã hội, công tác chăm sóc
trẻ em, dân số: 03 người (Bà Đoàn Thị Thu Hiền, ông Nguyễn Đăng Khoa (Kiêm
nhiệm) và bà Trần Thị Hải Yến).
Công chức làm công tác tư pháp - hộ tịch: 01 người (Ông Hoàng Ngọc Thanh).
Công chức làm công tác tài chính - kế toán: 02 người (Bà Hoàng Thị Hòa,
bà Trần Thị Hải Vân).
Công chức làm việc về văn hóa - thông tin: 02 người (Bà Phạm Thị Nết,
ông Nguyễn Phạm Huy Hoàng).
13
*Tiểu kết
Đảng và Nhà nước ta luôn con công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm
vụ hàng đầu, bởi trẻ em là mầm non, là chủ nhân tương lai của đất nước. Trước
những diễn biến phức tạp của xã hội và mặt trái của nền kinh tế thị trường. Bên
cạnh đó, những điều kiện đảm bảo về vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực
phẩm bị xuống thấp đặc điểm là nơi có điểm chung chuyển hàng hóa của toàn
thành phố tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tệ nạn xã hội. Vì vậy, việc bảo vệ và chăm sóc
trẻ em là điều cần thiết. Với không chỉ riêng phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội mà còn ở mọi địa phương trên cả nước.
14
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM
TẠI PHƯỜNG PHÚC XÁ, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương
Công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên trực tiếp của phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội Quận Ba Đình cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng ủy - HĐND - UBND phường.
Hàng năm, Ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em phường đã chủ động tham mưu
với lãnh đạo UBND phường ban hành các chương trình, kế hoạch năm, các dịp lễ
tết trong năm như tết nguyên đán, tết thiếu nhi, tết trung thu ..., các chương trình
vào tháng trọng điểm - tháng hành động vì trẻ em trên địa bàn. Nghị quyết hàng
tháng của Đảng ủy phường luôn nhắc đến công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ
em luôn phải được quan tâm hàng đầu.
Bên cạnh đó còn có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, các
tổ chức xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ - cụ thể thông qua các
chương trình, các phong trào hoạt động của từng đơn vị, cụ thể như: Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh phường hướng dẫn tổ chức cho trẻ em tham gia sinh hoạt hè tại địa
phương, tham gia luyện tập các môn năng khiếu như múa hát tập thể, ca khúc măng
non, võ thuật, thể dục nhịp điệu. Hội liên hiệp phụ nữ phường hướng dẫn trẻ em
thực hành nữ công gia chánh, làm đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật dụng tái
chế, thân thiện với môi trường. Hội Chữ thập đỏ phường tổ chức hướng dẫn trẻ em
15
các kiến thức về phòng chống đuối nước, sơ cứu thương ban đầu đều đạt hiệu quả.
Tham gia các hội thi chung khảo các nội dung trên đều đạt giải cao [6,Tr 4]
2.2. Thực trạng công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em của phường Phúc Xá
2.2.1. Cơ cấu tổ chức và tổ chức hoạt động
Cơ cấu tổ chức của ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em phường gồm có 01
trưởng ban, 01 công chức phụ trách công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, các thành
viên ban chỉ đạo công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em và các cộng tác viên trẻ em tại
các địa bàn dân cư. UBND phường Phúc Xá phân công nhiệm vụ bà Nguyễn Thị
Lan Hương - Phó chủ tịch UBND phường phụ trách mảng văn hóa xã hội làm
trưởng ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Ông Nguyễn Đăng Khoa - Bí thư Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh phường là cán bộ kiêm nhiệm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ
em phường. Thành viên bảo vệ chăm sóc và bảo vệ trẻ em phường có 08 người
gồm: ông Lê Thanh Giang - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc phường, Ông Lê
Khắc Xô - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, bà Nguyễn Thị Giang - Chủ tịch Hội Phụ
nữ phường, ông Bùi Anh Tuấn - Phó trưởng công an phường, ông Đỗ Thế Bảo Trạm trưởng trạm y tế phường, bà Đoàn Thị Thu Hiền - Công chức Lao động
Thương binh và Xã hội, ông Cấn Việt Thắng - Hiệu trưởng trường THCS Phúc Xá,
bà Đỗ Thị Mai Thanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và 09 ông, bà bí thư chi bộ
các địa bàn dân cư.
Đội ngũ cộng tác viên trẻ em gồm 18 người trong đó: Ban bảo vệ và chăm
sóc trẻ em phường tham mưu đề xuất với cấp ủy chi bộ 09 địa bàn dân cư, mỗi địa
bàn dân cư chọn cử và giới thiệu 01 cộng tác viên trẻ em, tham mưu đề xuất với
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chọn cử 01 Đoàn viên, thanh niên (đoàn viên, thanh niên
của địa bàn) tham gia làm cộng tác viên trẻ em của phường.
16
Ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em phường Phúc Xá duy trì họp giao ban mỗi
quý một lần. Các cuộc họp giao ban đều có sự tham gia đầy đủ các thành viên của
ban và đội ngũ cộng tác viên trẻ em. Tại buổi họp giao ban, Cán bộ chăm sóc trẻ
em của phường báo cáo kết quả hoạt động, tổng hợp, thông báo các số liệu theo dõi
về trẻ em trên địa bàn; trưởng ban chăm sóc bảo vệ trẻ em phường triển khai các
chương trình hoạt động phù hợp với thực tế tại địa bàn. Bên cạnh đó, các cộng tác
viên trẻ em cũng thông báo tình hình trẻ em tại địa bàn như số trẻ được đến lớp (trẻ
từ 03-06 tuổi), tình hình trẻ bị bạo hành gia đình, tình hình trẻ em bị tai nạn thương
tích .... để các thành viên trong ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em nắm được để cùng
trao đổi, đưa ra các biện pháp khắc phục.
2.2.2. Công tác ban hành các văn bản triển khai thực hiện
Hàng năm, Ban chăm sóc bảo vệ trẻ em chủ động tham mưu với lãnh đạo
ban hành các văn bản, chương trình, kế hoạch bám sát với các yêu cầu thực tiễn.
Các chương trình kế hoạch được xây dựng dựa trên sự chỉ đạo, định hướng theo
ngành dọc mà trực tiếp là phòng lao động thương binh và xã hội quận Ba Đình.
Trong các năm từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 7 năm 2016 đã ban hành 186
văn bản các loại trong đó có 23 chương trình kế hoạch, 31 báo cáo các loại, 05 tờ
trình đề nghị phường phù hợp với trẻ em, 18 văn bản triển khai công tác tết cho trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo, 12 văn bản triển khai về tháng hành động
vì trẻ em, 22 văn bản triển khai công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em trong dịp hè, 17
văn bản đề nghị các đoàn thể chính trị, trường học trên địa bàn phối hợp công tác
thi hè cấp quận, 10 văn bản triển khai các hoạt động dịp tết trung thu, 48 văn bản
triển khai khảo sát trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như tặng quà trẻ em nghèo, hỗ trợ
phẫu thuật di tật bẩm sinh, hỗ trợ phẫu thuật nụ cười ....
17
2.2.3. Chế độ báo cáo công tác
Chế độ báo cáo của Ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em của UBND phường Phúc
Xá được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng yêu cầu đề ra. Vào thứ tư hàng tuần
có báo cáo nhanh gửi lãnh đạo Đảng ủy - UBND phường. Hàng tháng, hàng quý có
các báo cáo kèm theo các biểu tổng hợp theo dõi số lượng trẻ trên địa bàn. Sau mỗi
hoạt động cao điểm, Ban cũng có các báo cáo cung cấp đầy đủ các thông tin như số
lượng trẻ được tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích, số trẻ được nhận quà....
Đồng thời, để đánh giá chất lượng hoạt động trong các kỳ cuộc cao điểm,
Ban bảo vệ chăm sóc trẻ em phường cũng tham gia công tác tự chấm điểm theo sự
hướng dẫn, chỉ đạo của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Ba Đình.
2.2.4. Các hoạt động khác
Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em của phường Phúc Xá được các cấp lãnh
đạo cũng như toàn bộ hệ thống chính trị luôn coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, là
nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Ban chăm sóc bảo vệ trẻ em phường
đã chủ động tham mưu đề xuất với UBND phường tổ chức triển khai các hoạt động
có hiệu quả, thiết thực tạo được dư luận tốt trong nhân dân.
Tổ chức cấp phát thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khám chữa bệnh miễn phí cho
trẻ em dưới 06 tuổi, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 đã cấp phát được 5.642
thẻ BHYT [4,Tr 5]. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2016 đã cấp phát được hơn 328
thẻ BHYT[5,Tr4] Từ tháng 7/2015 việc thực hiện cấp, phát thẻ BHYT khám chữa
bệnh cho trẻ em từ 0 đến 6 tuổi được thực hiện bởi bộ phận tiếp nhận và trả hổ sơ
hành chính của UBND phường. Sau khi thực hiện quy trình cấp thẻ mới, số lượng
trẻ được cấp phát thẻ BHYT được tăng lên rõ rệt. Quy trình mới như sau: Các gia
đình sau khi làm giấy khai sinh cho trẻ tại bộ phận tư pháp của phường, sau đó bộ
18