Đề tài:
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO THẦY LÊ THANH TOÀN - BÍ THƯ ĐOÀN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI MIỀN TRUNG TRONG HỘI
TRẠI VINH QUANG MỘT CHẶNG ĐƯỜNG (30/06/2006 – 30/06/2016)
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỤY ÁNH LY
Lớp: 1505QLNE
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận quản trị học trước hết em xin cảm ơn giảng viên
Th.S Nguyễn Thụy Ánh Ly đã hướng dẫn chúng em hoàn thành xuất sắc được bài
tiểu luận này .Đồng thời em cũng xin cảm ơn tới thầy Lê Thanh Toàn đã tạo điều
kiện giúp em trong quá trình em lấy tư liệu về thầy.Cảm ơn tất cả mọi người bạn đã
giúp mình đóng góp ý kiến trong bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Quảng Nam, ngày 10 tháng 07 năm 2017
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những gì tôi làm trong bài tiểu luận này hoàn toàn sự thật và
được sự hướng dẫn của giảng viên Th.S Nguyễn Thụy Ánh Ly. Các nội dung
nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức
nào.Trong bài làm của tôi khi sử dụng các dưc liệu, tôi sẽ liệt kê và chỉ dẫn đày đủ
các nguồn tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm với những gì tôi cam đoan ở trên.
Quảng Nam, ngày 10 tháng 07 năm 2017
3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO..........................................5
1.1 Các khái niệm...............................................................................................5
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo ……………………........ 10
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA THẦY LÊ THANH TOÀN
- BÍ THƯ ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI MIỀN TRUNG TRONG HỘI
TRẠI VINH QUANG MỘT CHẶNG ĐƯỜNG ( 30/6/2006 - 30/06/2016)........................12
2.1 Giới thiệu về thầy LÊ THANH TOÀN .....................................................12
2.2 Thực trạng về phong cách lãnh đạo của thầy Lê Thanh Toàn - Bí thư đoàn
trường đại học nội vụ hà nội tại miền trung trong hội trại vinh quang một chặng
đường ( 30/06/2006 - 30/06/2016)...................................................................13
4
2.3 Phân tích thực trạng về phong cách lãnh đạo của thầy Lê Thanh Toàn - Bí thư
đoàn trường đại học nội vụ hà nội tại miền trung trong hội trại vinh quang một
chặng đường ( 30/06/2006 - 30/06/2016)........................................................15
2.4 Đánh giá....................................................................................................17
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH
LÃNH ĐẠO CỦA THẦY LÊ
THANH TOÀN - BÍ THƯ ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ TẠI MIỀN TRUNG
TRONG HỘI TRẠI VINH QUANG MỘT CHẶNG ĐƯỜNG(30/06/2006 - 30/06/2016)
3.1 Mục tiêu và giải pháp................................................................................20
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện phong cách lãnh đạo của thầy Lê Thanh Toàn Bí thư đoàn trường đại học Nội vụ Hà Nội tại miền trung trong hội trại vinh
quang một chặng đường (30/06/2006 - 30/06/20016)
KẾT LUẬN...........................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................27
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để kỉ niệm 10 năm ngày thành lập trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền
trung.Nhà trường đã tổ chức hội trại vinh quang một chặng đường cho các Đoàn
viên thanh niên trong trường. Khi đó đòi hỏi phải có một người lãnh đạo có đủ
năng lực để tổ chức tốt hội trại này. Với chức vụ là Bí thư Đoàn trường Đại học Nội
vụ Hà Nội thầy Lê Thanh Toàn đã đóng vai trò là người lãnh đạo, quản lý các sinh
viên trong hội trại này. Từ hội trại, thầy Toàn cần nhận thấy được phong cách lãnh
đạo của mình trong quá trình tổ chức, quản lý hội trại, từ đó tìm ra giải pháp phát
huy các ưu điểm và khắc phục nhược điểm, tạo kinh nghiệm cho việc tổ chức các
chương trình khác tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Phong
cách lãnh đạo của thầy Lê Thanh Toàn bí thư Đoàn trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
trong hôị trại vinh quang một chặng đường 30/06/2006 – 30/06/2016’’.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phong cách lãnh đạo của thầy Lê Thanh Toàn – Bí thư Đoàn trường Đại học Nội
vụ Hà Nội trong hội trại vinh quang một chặng đường (30/06/2006-30/06/2016)
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thầy Lê Thanh Toàn bí thư Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền trung,
một số đoàn viên trong ban tổ chức hội trại và một vài đoàn viên tham gia hội trại
vinh quang một chặng đường “30/06/2006 – 30/06/2016
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phỏng vấn trực tiếp thầy Lê Thanh Toàn bí thư Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà
Nội tại miền trung. Thu thập ý kiến đóng góp của một số đoàn viên trong ban tổ
chức hội trại và một vài đoàn viên tham gia hội trại 06/2016. Phương pháp chủ yếu
mà tôi sử dụng là phương pháp tư duy.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm chung về phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức mà nhà lãnh đạo
thường dùng để gây ảnh hưởng đến đối tượng bị lãnh đạo.
1.1.2 Các mô hình phong cách lãnh đạo
Có rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, bao gồm: quyết đoán, độc đoán
chuyên quyền, tổng thể, thủ lĩnh, đối tác, điều khiển, trực tiếp, ủy thác, tự do, ủng
hộ, định hướng, nhóm…
Song trên thực tế, theo các nhà nghiên cứu chỉ có ba phong cách lãnh đạo cơ
bản là: lãnh đạo độc đoán (chuyên quyền), lãnh đạo dân chủ (dựa trên nền tảng của
sự trao đổi, thảo luận) và lãnh đạo tự do (ủy thác, giao phó).
Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định,
song chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh, cách
thiết lập mục tiêu, ra quyết định, quá trình kiểm soát và sự ghi nhận kết quả.
1.1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền
Những nhà lãnh đạo theo phong cách này thường nói với nhân viên rằng từng
người phải làm gì, làm như thế nào và khi nào thì phải hoàn thành. Họ phân công
vai trò và gắn trách nhiệm cho từng người, thiết lập các tiêu chuẩn và dự kiến kết
quả mà họ mong muốn đạt được.
Cách truyền đạt mệnh lệnh: Nhà lãnh đạo nói, nhân viên lắng nghe và sau đó
phát biểu ý kiến của mình. Thông thường, những nhà lãnh đạo có phong cách
này thường đưa ra các chỉ dẫn chi tiết, vì vậy, nhân viên biết chính xác họ phải
làm gì.
Cách giao tiếp của nhà lãnh đạo là rõ ràng, ngắn gọn và súc tích, những gì màu
7
mè và kiểu cách không hợp với họ. Khi muốn nhận thông tin phản hồi từ nhân
viên, họ thường chỉ đặt một câu hỏi: anh đã hiểu cần phải làm gì chưa?
Cách thiết lập mục tiêu: Nhà lãnh đạo sẽ thường thiết lập các mục tiêu ngắn hạn
với nhân viên. Khi mục tiêu đã được xác định rõ ràng và thời gian cũng được
ấn định, thì người nhân viên biết rõ nhà lãnh đạo mong chờ ở anh ta điều gì.
Các mục tiêu và thời hạn thường là động lực thúc đẩy nhân viên.
Ra quyết định: Nhà lãnh đạo thường quyết định phần lớn nếu không muốn nói
là tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ. Khi nảy sinh vấn đề cần giải quyết, nhà lãnh
đạo đánh giá các sự lựa chọn, ra quyết định và trực tiếp hướng dẫn nhân viên
những hành động họ cần phải thực hiện.
Quá trình kiểm soát: Những nhà lãnh đạo thường thiết lập các khâu kiểm soát
nhất định để điều khiển quá trình thực hiện công việc. Các nhà lãnh đạo này
thường xuyên cung cấp thông tin dưới dạng các hướng dẫn cụ thể về cách làm
thế nào để cải tiến công việc tốt hơn.
Sự ghi nhận kết quả: Điều gì khiến cho nhà lãnh đạo theo phong cách độc đoán
cảm thấy hạnh phúc? Đó là khi nhân viên dưới quyền làm đúng theo sự hướng
dẫn của họ.
Phong cách lãnh đạo độc đoán rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên
mô tả những gì cần phải làm và phải làm nó như thế nào. Khi đó, nhà lãnh đạo là
người chỉ huy thực hiện nhiệm vụ, làm đúng những gì được yêu cầu. Phong cách
lãnh đạo này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh
nghiệm hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Nhà lãnh đạo
theo phong cách này đưa ra các bước đi và hành động, kiểm soát những khâu quan
trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ.
Ưu điểm:
8
Giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng, nó đặc biệt cần thiết khi tập thể
mới được thành lập lúc có nhiều mâu thuẫn và sự không thống nhất trong hệ thống.
Phong cách này cũng đặc biệt cần thiết khi phải giải quyết các vấn đề riêng, các
vấn đề phải giữ bí mật thuộc thẩm quyền trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo doanh
nghiệp.
Nhược điểm :
Triệt tiêu tính sáng tạo của mọi người trong doanh nghiệp.
Nhân viên ít thích lãnh đạo.
Hiệu quả thấp khi không có mặt lãnh đạo.
Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định tính cá nhân.
1.1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ (dựa trên nền tảng sự trao đổi, thảo
luận)
Những nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này thường tận dụng thời gian để thảo
luận các vấn đề về kinh doanh. Điều gì sẽ xảy ra trong một cuộc thảo luận sôi nổi?
Nhân viên đưa ra các ý kiến, đặt câu hỏi, lắng nghe, cung cấp thông tin phản hồi,
những giả định về thách thức và các chương trình đào tạo khi cần thiết. Nhà lãnh
đạo là người đảm bảo chắc chắn các ý kiến đều được thảo luận cặn kẽ và biến thành
một cuộc tranh luận thực sự. Họ đóng vai trò như là một nhân tố đảm bảo cho các
cuộc thảo luận đi đúng hướng và tất cả mọi nhân viên đều có cơ hội góp ý kiến.
Cách truyền đạt mệnh lệnh: Giao tiếp hai chiều là quy tắc của các nhà lãnh đạo
thuộc phong cách này. Họ đi xung quanh bàn và tạo cho mọi người có cơ hội
được những người khác thảo luận về ý kiến của mình. Nhà lãnh đạo sẽ dành rất
nhiều thời gian để đặt câu hỏi và lắng nghe. Họ cùng hội thoại với nhân viên và
chia sẻ các ý kiến của mình. Đặt ra những câu hỏi đúng tập trung vào vấn đề
thảo luận và vẽ ra ý tưởng của mọi nhân viên là cách thức giao tiếp phổ biến
nhất của họ.
Cách thiết lập mục tiêu: Sau khi thảo luận cặn kẽ, mục tiêu sẽ được thiết lập.
9
Tận dụng sự thảo luận của nhiều người để kết nối những tài năng và kiến thức
của từng nhân viên riêng lẻ để đạt được mục tiêu đề ra là phong cách của nhà
lãnh đạo này.
Ra quyết định: Đặt câu hỏi trước khi ra quyết định là phong cách của các nhà
lãnh đạo dân chủ. Quyết định chỉ được đưa ra sau khi có sự cộng tác và phối
hợp của nhân viên. Cả nhà lãnh đạo và nhân viên đều đóng vai trò chủ động,
tích cực trong việc xác định vấn đề, đánh giá sự lựa chọn và ra quyết định.
Quá trình kiểm soát: Nhà lãnh đạo và nhân viên cùng kiểm soát quá trình thực
hiện và thảo luận xem cần phải tiến hành những hành động nào. Công việc sẽ
đạt được kết quả tốt nhất khi cả hai bên cùng cởi mở và có những điều chỉnh khi
thấy cần thiết.
Sự ghi nhận kết quả: Các nhà lãnh đạo ghi nhận những thành quả đóng góp của
các nhân viên trong cuộc thảo luận, xây dựng ý tưởng cùng với người khác và
gợi mở ra những ý tưởng mới.
Phong cách lãnh đạo dựa trên trao đổi và thảo luận đặc biệt thích hợp khi cần
câu trả lời cho các vấn đề. Phong cách thảo luận thường có hiệu quả khi nhân viên
là những người có chính kiến riêng và tự tin nói ra chính kiến của mình. Nhà lãnh
đạo sẽ xác định những gì cần phải làm và làm như thế nào để tăng sự ràng buộc của
nhân viên với những gì sẽ xảy ra.
Ưu điểm:
Nhân viên thích lãnh đạo hơn.
Phát huy tính sáng tạo của nhân viên.
Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ.
Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo.
Nhược điểm:
10
Nếu người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng phong cách này mà là người
nhu nhược sẽ dẫn đến tình trạng theo đuôi quần chúng, các quyết định đưa ra chậm
chạp để lỡ mọi cơ hội thuận tiện.
1.1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do
Những nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này thường giải thích hoặc có những
cam kết về các công việc cần được thực hiện và khi nào phải hoàn thành công việc
đó. Còn cách thức làm việc thì toàn quyền do người nhân viên quyết định.
Cách truyền đạt mệnh lệnh: Đối với những công việc cần thực hiện, các giao
tiếp có thể chỉ là một chiều. Trong nhiều trường hợp khác lại là hai chiều. Giao
tiếp để xem xét lại những gì đã được thực hiện và cách ngăn ngừa những cản trở
trong quá trình thực hiện.
Cách thiết lập mục tiêu: Cũng giống như cách thức giao tiếp, mục tiêu có thể
được nhà lãnh đạo thiết lập ngay hoặc có thể đưa ra sau khi đã thảo luận với
nhân viên. Thất bại trong sự giao phó, ủy thác công việc có thể do nhân viên
không hiểu nhà lãnh đạo mong gì ở mình hoặc không tự tin vào chính sự giao
phó đó.
Ra quyết định: Quyết định thực hiện nhiệm vụ được chuyển cho nhân viên.
Người nhân viên có quyền chọn lựa những phương cách thích hợp để đạt được
kết quả mong đợi. Nhà lãnh đạo phải tránh “tiếp tục duy trì sự giao phó” khi
nhân viên không muốn tự ra quyết định mà tìm cách “trả lại” quyền ra quyết
định cho nhà lãnh đạo.
Quá trình kiểm soát: Nhà lãnh đạo thuộc phong cách này thường quyết định
cách thức kiểm soát công việc. Số lần kiểm soát phụ thuộc vào tính chất ưu tiên
của nhiệm vụ và người thực hiện nó. Cung cấp thông tin phản hồi là trách
nhiệm của nhân viên. Việc giữ để nhà lãnh đạo không nổi giận và mất bình tĩnh,
đặc biệt khi kế hoạch bị chệch hướng, là điều rất quan trọng.
11
Sự ghi nhận kết quả: Nhà lãnh đạo thường khen thưởng và ghi nhận những ai
chứng minh được khả năng làm việc một cách độc lập.
Phong cách lãnh đạo này rất thích hợp khi nhân viên là người hiểu biết, có kỹ
năng và động lực để hoàn thành công việc. Bởi vì, những nhân viên có kinh
nghiệm sẽ không cần một nhà lãnh đạo nói rằng họ phải làm gì. Họ muốn tự do lựa
chọn cách thức thực hiện công việc. Phong cách lãnh đạo này cũng tạo cho các nhà
lãnh đạo có nhiều thời gian để dành cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác như xây
dựng các tiêu chuẩn, suy nghĩ chiến lược và lên kế hoạch.
Ưu điểm:
Mỗi thành viên trong nhóm đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp
những tư tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra.
Các thành viên có quyền tham gia vào quyết định các việc lớn của tổ chức nên
khai thác được tính sáng tạo của nhân viên và vì vậy có nhiều phương án giải quyết
một vấn đề.
Tạo cho nhân viên thoải mái trong công việc, không bị gò bó, dẫn đến hiệu quả
công việc có thể cao hơn.
Phong cách này phù hợp với các nhà lãnh đạo không có khả năng quyết đoán
cao và chính xác, mọi việc được đưa ra bàn bạc và giảm được các sai lầm do quyết
định của nhà lãnh đạo.
Nhược điểm:
Đôi khi tự do quá, người lãnh đạo không kiểm soát được công việc, và có thể
dẫn đến mục tiêu không hoàn thành.
Dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo, dẫn tới tình cảm cô đơn, tùy
tiện, lơ là công việc cho dù bản thân rất phù hợp với công việc đó.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện và
được biểu diễn bằng công thức phong cách lãnh đạo bằng công thức: cá tính x môi
12
trường. Trong đó, cá tính là yếu tố khó có thể thay đổi vì đó là tính cách của con
người. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường cũng góp phần không nhỏ trong việc
hình thành phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo.
Trước tiên, ta nói tới hoàn cảnh lịch sử môi trường công tác, nó có tác động rất
lớn tới phong cách lãnh đạo. Phần lớn các nhà lãnh đạo thường áp dụng phong cách
làm việc của môi trường trước đó để làm việc trong môi trường hiện tại. Bởi vì môi
trường trước đã tạo cho họ một thói quen nghề nghiệp, khó mà thay đổi được.
Tiếp theo là môi trường đào tạo, nếu được học tập trong một môi trường tốt, có
kỉ luật cao, nhưng mọi việc đều mang tính dân chủ, tự do hay độc đoán, thì người
lãnh đạo sau này cũng sẽ làm việc theo phong cách đó, do họ đã có một thời gian
khá dài tiếp xúc với môi trường như thế nên nó góp phần làm nên phong cách lãnh
đạo của họ
Một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là tâm lý của nhà lãnh đạo. Với bất
kì ai cũng vậy, lúc mới bắt đầu công việc họ đều có phần nào đó e ngại, kiêng nể
những người khác, không dám bộc lộ hết phong cách lãnh đạo của mình. Sau một
thời gian, mọi việc tiến triển tốt đẹp thì họ sẽ thể hiện hết phong cách của mình.
Yếu tố cuối cùng là trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo. Một người có trình
độ chuyên môn cao, năng lực tốt thường sẽ chọn cho mình phong cách độc đoán để
mọi việc được giải quyết một cách hiệu quả nhanh chóng. Ngược lại, một nhà lãnh
đạo không nắm vững kỹ năng chuyên môn sẽ không dám một mình quyết định mọi
việc, họ thường tham khảo ý kiến của cấp dưới. Do đó, họ thường có phong cách
lãnh đạo tự do hay dân chủ.
13
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA THẦY LÊ
THANH TOÀN - BÍ THƯ ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
TẠI MIỀN TRUNG TRONG HỘI TRẠI VINH QUANG MỘT CHẶNG
ĐƯỜNG (30/06/2006 – 30/06/2016)
2.1 Vài nét về thầy Lê Thanh Toàn
Họ và tên: Lê Thanh Toàn
Ngày sinh: 16/08/1981
Quê quán: Quế sơn, Quảng Nam
Thầy hiện đang là giảng viên, kiêm nhiệm bí thư Đoàn trường Đại học nội Vụ
tại miền trung. Thầy là một người nhiệt tình vui vẻ rất được mọi người quý mến.
Đặc biệt là những bạn đoàn viên trong trường ai cũng ngưỡng mộ thầy, thầy không
những là giáo viên dạy giỏi mà phong cách lãnh đạo của thầy trong ban chấp hành
Đoàn rất khéo léo,hợp tình hợp lý với mọi vấn đề của đoàn viên cũng như của nhà
trường giao phó.
2.2 Thưc trạng về phong cách lãnh đạo của thầy Lê Thanh Toàn – Bí thư đoàn
trường đại học nội vụ hà nội tại miền trung trong hôi trại vinh quang một
chặng đường (30/06/2006 – 30/06/20016)
2.2.1 Công tác chuẩn bị
Hội trại vinh quang một chặng đường là ngày kỉ niệm 10 năm thành lập trường
Đại học đại học nôi vụ hà nội tại miền trung. Vì vậy, từ đầu năm 2016, Ban chấp
hành Đoàn trường đã họp bàn và lên kế hoạch tổ chức hội trại . Với tư cách là Bí
thư Đoàn trường đại học Nội vụ Hà Nôi tại miền trung thầy Lê Thanh Toàn giao
cho thầy Quang - Phó Bí thư Đoàn Trường - nhiệm vụ khảo sát và tìm hiểu thông
tin về các địa điểm có thể làm nơi tổ chức cắm trại. Giá cả thị trường về các vật
liệu,dụng cụ,thiêt bị phục vụ cho hội trại.
14
Giữa tháng sáu, thầy Toàn triệu tập cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị cho kế
hoạch chính thức. Cuộc họp gồm các nội dung:
Xác định địa điểm, thời gian, kinh phí, và các hoạt động trong hội trại.
Đưa ra một số lời phát biểu,giới thiệu đại biểu, lễ khai mạc và bế mạc.
Phân công nhiệm vụ tiếp khách, tiếp các đoàn Đại biểu của hội trại.
Đưa ra thời gian chơi trò chơi, thời gian giao lưu văn nghệ của các chi đoàn.
Dự kiến ban giám khảo để chấm điểm cho hội trại.
Phân chia nhiệm vụ và cơ cấu của ban tổ chức hội trại dựa vào năng lực và tính
cách của mỗi người, cụ thể là:
Nắm tình hình chung
Lê Thanh Toàn
Lê Phước Quang
Phụ trách trò chơi
Lê Phước Quang
Phụ trách hậu cần
Nguyễn thụy ánh ly
Phụ trách chương
trình buổi tối
Huỳnh Trọng Dũng
Dựa vào cơ cấu trên, mỗi người trong ban tổ chức sẽ được toàn quyền quyết
định và thầyu trách nhiệm về phần mình phụ trách. Mỗi ban (trò chơi, hậu cần,
chương trình buổi tối) sẽ tự họp bàn với nhau và quyết định nội dung chi tiết cho
phần phụ trách của mình.
Để bảo đảm cho kế hoạch, Đoàn Trường họp lần cuối để bàn trình bày nội dung
cụ thể và chi tiết cho hội trại vinh quang một chặng đường. Từ đó với tư cách là
người chịu trách nhiệm chính, Thầy toàn sẽ đóng góp, nêu ý kiến và xét tính khả thi
của kế hoạch. Trong cuộc họp, với quyền hạn của mình, Thầy Toàn đã đưa ra
những ý kiến chỉnh sửa như sau:
15
Tôn trọng ý kiến của tập thể, Thầy Toàn vẫn cho các chi đoàn tự đặt tên trại sao
cho phù hợp với trại của mình không bắt buộc, các tiết mục văn nghệ do các chi
đoàn tự biểu diễn không bắt buộc chủ đề về trường và về đoàn và có thể diễn
bằng các hình thức khác nhau như múa,hát,đóng kịch
Chương trình do Đoàn tổ chức buộc phải có phần liên hệ đến Đoàn nên thầy yêu
cầu lồng ghép thêm các hoạt động thể hiện ý nghĩa của ngày kỉ niệm thành lập
Đoàn vào chương trình.
Giải quyết các vấn đề phát sinh và thống nhất nội dung đã chuẩn bị.
Cuộc họp phải kéo dài hơn ba giờ đồng hồ.
2.2.2 Những vấn đề phát sinh trong hội trại
Tuy công tác chuẩn bị rất kỹ lưỡng và mất nhiếu thời gian nhưng khi chương
trình hội trại vừa bắt đầu vào ngày 29/06/2016 thì đã có vấn đề xảy ra. Theo kế
hoạch, chiều ngày 29/06/2016 là tổ chức chơi trò chơi lúc 2h30 nhưng do thời tiết
nắng nóng sợ ảnh hưởng tới sức khỏe các đoàn viên, sẽ có ít đoàn viên tham gia
nên thầy Toàn đã quyết định đổi 4h chiều cùng ngày . Nhưng cũng vì quyết định
này của thầy mà kế hoạch đã phải thay đổi: theo kế hoạch lúc đầu thì 6h30 sẽ bắt
đầu chương trình văn nghệ nhưng tới tận 7h30 chương trình mới diễn ra được
nhưng may sao trình vẫn diễn ra xuôi sẻ không gặp vấn đề
Trong suốt chương trình, thầy Toàn lúc nào cũng có mặt nhưng chủ yếu là quan
sát mà không can thiệp gì vì thầy đã hoàn toàn giao tất cả trách nhiệm cho thầy
Quang và mọi người trong ban chấp hành đoàn trường .
Đến chương trình buổi tối không phải phần của thầy Quang chịu trách nhiệm
nhưng do người chịu trách nhiệm trực tiếp vắng mặt nên thầy Quang đã phải thay
thế và chạy chương trình này khá tốt, trong khi thầy Toàn đã không có bất cứ sự chỉ
đạo nào cho vấn đề này.
16
Hội trại vinh quang một chặng đường của Đoàn trường đại học Nội Vụ tại miền
trung với sự chỉ đạo cao nhất của Bí thư Đoàn trường Lê Thanh Toàn tuy có xảy ra
vài vấn đề nhưng cuối cùng cũng đã hoàn thành tốt đẹp.
2.3 Phân tích thực trạng về phong cách lãnh đạo của Thầy Lê Thanh Toàn - Bí
thư Đoàn Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội tại miền trung trong hội trại
vinh quang một chặng đường (30/06/2006 – 30/06/2016)
2.3.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán
Bất kỳ một chương trình nào cũng đều có sai xót buộc người lãnh đạo phải đưa
ra quyết định dứt khoát để kế hoạch đi đúng hướng và hạn chế rủi ro. Trong những
trường hợp này, người lãnh đạo thường sử dụng phong cách độc đoán. Trong kế
hoạch hội trại lần này, thầy Toàn cũng đã sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán
trong hai nội dung. Đó là quyết định lồng ghép thêm các hoạt động có liên quan
đến Đoàn vào chương trình và thay đổi thời gian hoạt động trò chơi để không ảnh
hưởng tới sức khỏe của các đoàn viên do thời tiết quá nắng nóng.
2.3.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ
Trong hai cuộc họp ban tổ chức trước hội trại, thầy Toàn đều thể hiện rất rõ tính
dân chủ trong phong cách lãnh đạo của mình. Cụ thể là:
Trong cuộc họp vào giữa thág sáu, mặc dù trước đó thầy Toàn và thầy Quang
đã quyết định chọn phía sân trước kí túc xá của trường là địa điểm tổ chức nhưng
hai người vẫn đưa ra thêm các địa điểm khác để mọi người góp ý kiến, thầy cũng
phổ biến kinh phí dự tính, đồng thời đưa ra danh sách ban giám khảo chấm điểm
cho cuộc thi để mọi người có ý kiến. Ở đây, thầy Toàn đã sử dụng phong cách lãnh
đạo dân chủ khi đưa ra các lý lẽ của mình thuyết phục để hướng mọi người đến ý
định ban đầu của thầy - và quyết định cuối cùng thầy đưa ra đã được sự đồng ý của
đa số tập thể.Thầy đưa ra các tiêu chí để chấm điểm hội trại mọi người trong ban
chấp hành đóng góp ý kiến và đưa ra quyết định cuối cùng của thống nhất của tập
thể
17
Trong cuộc họp trước ngày tổ chức một tuần, thầy đã quyết định họp lại lần nữa
lấy ý kiến tập thể để chỉnh sửa nội dung cần thiết. Đây cũng là phong cách lãnh đạo
dân chủ của thầy.
2.3.3
Phong cách lãnh đạo tự do
Việc thầy Toàn cho các chi đoàn tự đặt tên trại sao cho phù hợp với trại của mình
không bắt buộc, các tiết mục văn nghệ do các chi đoàn tự biểu diễn không bắt buộc
chủ đề về trường và về đoàn và có thể diễn bằng các hình thức khác nhau như
múa,hát,đóng kịch thể hiện được phong cách lãnh đạo tự do của thầy để cho các chi
đoàn sáng tạo hơn trong mọi hoạt động
Một biểu hiện của phong cách lãnh đạo tự do của thầy là thầy giao toàn quyền
quyết định cho các trưởng ban bộ phận và tự thầyu trách nhiệm về phần việc mình
phụ trách. Việc này thể hiện rõ rệt phong cách lãnh đạo tự do của thầy - ủy quyền
hầu hết cho cấp dưới của thầy là các trưởng ban đã được phân công từ trước.
Trong suốt quá trình diễn ra hội trại hầu hết thầy sử dụng phong cách lãnh đạo
tự do. Một ví dụ điển hình là: trong quá trình diễn ra hội trại, thầy không can thiệp
gì vào công việc mà hoàn toàn giao tất cả trách nhiệm cho thầy Quang - người lên
kế hoạch chính cho hội trại , đồng thời để thầy Quang đứng ra giải quyết bằng cách
trực tiếp điều hành trong tình huống người chịu trách nhiệm chương trình văn nghệ
vắng mặt
2.3.4 Kết luận từ phân tích thực trạng
Thầy Lê Thanh Toàn sử dụng kết hợp cả ba phong cách độc đoán, tự do và dân chủ
trong quá trình lãnh đạo hội trại vinh quang một chặng đường. Tuy nhiên, xuyên
suốt quá trình, thầy thiên về phong cách lãnh đạo tự do hơn tạo nên sự thoải mái
giữa các thành viên trong ban chấp hành và các chi đoàn
2.4 Đánh giá
2.4.1 Ưu điểm
18
2.4.1.1. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
Hội trại vinh quang một chặng đường là một chương trình nhân dịp kỷ niệm 10
năm ngày thành lập trường do bên Đoàn phụ trách tổ chức nên chương trình bắt
buộc phải có một số hoạt động liên quan đến Đoàn ngoài các hoạt động vui chơi
giải trí, kỉ niệm, mít tinh. Vì thế, thầy Toàn tự mình quyết định thêm vào các hoạt
động liên quan đến Đoàn là hoàn toàn đúng đắn, giúp chương trình không đi lệch
mục tiêu ban đầu – điều không thể thay đổi – và tiết kiệm thời gian cho cuộc họp.
Việc quyết định thay đổi thời gian trong hoạt động trò chơi là một quyết định
đúng đắn do thời tiết nắng nóng nên thầy đã chỉ đạo hoãn thời gian tổ chức trò chơi
để không ảnh hưởng tới sức khỏe các đoàn viên và thời gian mát mẻ sẽ có nhiều
người tham gia cổ vũ hơn
2.4.1.2 Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
Các quyết định đưa ra dựa trên ý kiến tập thể nên tạo được không khí thân thiện,
vui vẻ trong cuộc họp, mọi người nhiệt huyết hơn với nhiệm vụ chung và tích cực
đóng góp ý kiến để có được chương trình hoàn chỉnh.
Do các quyết định về nội dung chi tiết các hoạt động được sự đồng tình, ủng hộ
của tập thể nên trong suốt hội trại, những người phụ trách luôn hết tâm, hết sức
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
2.4.1.3 Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do
Với phong cách lãnh đạo tự do, thầy giao quyền lên kế hoạch và tổ chức chương
trình khá nhiều cho thầy Quang và các trưởng ban. Điều này giúp mọi người có thể
phát huy hết mức năng lực chuyên môn cũng như khả năng sáng tạo của mình. Kết
quả là cho ra đời ý tưởng rất hay, đó là tổ chức các trò chơi xuyên suốt hội trại như
một câu chuyện huyền thoại về các chiến binh, các cuộc thi “Văn nghệ, cắm trại ”
cũng hấp dẫn không kém.
Ngoài ra, mọi người cũng đã rút được không ít kinh nghiệm sau chương trình
này. Đó là điều rất cần thiết, nhằm nâng cao năng lực của các thành viên trong Ban
19
chấp hành Đoàn . Đặc biệt, có thể chúng ta cần phải có một Bí thư Đoàn mới được
đưa lên từ một trong những thành viên này nên việc hỗ trợ để mọi người trong ban
chấp hành có nhiều kinh nghiệm tổ chức các chương trình là rất cần thiết và quan
trọng.
2.4.2 Nhược điểm
2.4.2.1 Nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
Với các ưu điểm đã phân tích ở trên thì việc độc đoán trong quyết định thêm vào
các hoạt động có ý nghĩa hướng về Đoàn là hoàn toàn hợp lý mà không có nhược
điểm nào cần khắc phục, chỉnh sửa.
Tuy nhiên, khi thầy thay đổi thời gian chơi trò chơi sẽ có một số ảnh hưởng.
Thứ nhất, thời gian các chương trình sau sẽ bị thay đổi,có thể một số trò chơi sẽ bị
cắt bỏ. Thứ hai, xuất phát từ lý do thứ nhất, sự thay đổi đột ngột này làm những
người chịu trách nhiệm trực tiếp trong tổ chức không đồng tình nhưng phải chấp
nhận, gây tâm lý không thoải mái cho mọi người vào đầu hội trại.
2.4.2.2 Nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
Dân chủ trong một cuộc họp là điều cần thiết, tuy nhiên, điều này làm kéo dài
thời gian hai cuộc họp khá nhiều. Trong đó, có những lúc mất thời gian không thật
sự cần thiết, đặc biệt trong cuộc họp thứ hai, nội dung chi tiết các hoạt động đều lấy
ý kiến bổ sung của tất cả các thành viên trong ban tổ chức.
Thời gian cuộc họp lâu quá sẽ khiến mọi người mệt mỏi, hiệu suất làm việc
giảm sút.
2.4.2.3 Nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do
Sai lầm lớn nhất mà thầy Toàn mắc phải đó là giao việc, giao quyền quá nhiều
cho cấp dưới mà không nắm rõ công việc. Từ nắm rõ chương trình nhất, đưa ra ý
tưởng chương trình, chịu trách nhiệm bàn bạc thảo luận cụ thể với các trưởng ban
về các hoạt động sẽ diễn ra, đến đưa ra quyết định giải quyết nhanh chóng và hiệu
20
quả mọi việc khi xảy ra sự cố ngoài kế hoạch sẽ là thầy Quang chứ không phải
thầy Toàn. Điều đó là hoàn toàn không nên, vì có thể gây quá tải cho thầy Quang
sau khi đã chịu trách nhiệm theo dõi, điều hành xuyên suốt các hoạt động.
Thực tế chương trình hội trại do gặp sự cố nên thầy Quang đã trực tiếp đứng ra
điều hành, may mắn là hoạt động này vẫn thành công.
Cùng với đó, thầy tham gia quá ít vào việc trực tiếp điều hành chương trình hội
trại nên sẽ không tạo được hình ảnh ấn tượng của một người quản lý, lãnh đạo
trong mắt các đoàn viên cũng như một số thành viên trong ban tổ chức.
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA THẦY LÊ
THANH TOÀN - BÍ THƯ ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
TẠI MIỀN TRUNG TRONG HỘI TRẠI 10 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG
(30/06/2006 – 30/06/2016)
3.1 Mục tiêu của giải pháp
Sau đây tôi đưa ra các giải pháp mang tính chất xây dựng với mục đích góp
phần hoàn thiện phong cách lãnh đạo của Bí thư Lê Thanh Toàn. Từ đó, Bí thư Lê
Thanh Toàn có thể rút ra kinh nghiệm cho chính mình nhằm phát huy các ưu điểm
và khắc phục, hạn chế những nhược điểm để nâng cao khả năng tổ chức và quản lý
trong công việc, đưa Đoàn trường Đại học Nội Vụ Hà Nội tại miền trung ngày càng
trưởng thành hơn, đạt nhiều thành tích hơn nữa cũng như sẽ hoàn thiện hơn các kỹ
năng trong cuộc sống.
Thông qua giải pháp về phong cách lãnh đạo của Bí thư Lê Thanh Toàn, tôi
cũng có những bài học cho riêng mình về kỹ năng giao tiếp, quản lý và phân công
công việc.
21
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện phong cách lãnh đạo của thầy Lê Thanh
Toàn - Bí thư Đoàn trường đại học Nội vụ Hà Nội tại miền trung
trong hội trai vinh quang một chặng đường (30/06/2006 – 30/06/2016)
3.2.1 Phát huy ưu điểm
3.2.1.1 Phát huy ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
Việc thầy Toàn tự ra quyết định thêm các hoạt động liên quan đến Đoàn vào
chương trình hội trại và thay đổi thời gian chơi trò chơi là một quyết định đúng đắn.
Tạo tinh thần cho các đoàn viên thanh niên chơi một cách nhiệt tình đồng thời thấy
được ý nghĩa của đoàn trong cơ sở trường Đại học Nội Vụ
Phong cách lãnh đạo này cũng cần được phát huy trong những trường hợp như
thời gian cấp bách, tổ chức đang lỏng lẻo lộn xộn hoặc khó khăn gây ảnh hưởng
đến lợi ích của tổ chức.
Thầy nên áp dụng phong cách này đối với những đoàn viên khi mới tham gia
vào ban tổ chức (dưới quyền) thiếu kinh nghiệm, chưa nắm rõ được các quy tắc để
tránh trường hợp người mới làm sai và không hiệu quả gây ảnh hưởng đến tập thể.
3.2.1.2 Phát huy ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
Việc thầy Toàn biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp
dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định đã tạo ra những điều kiện
thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc
lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực
và vui vẻ thoải mái hòa đồng của các thành viên trong quá trình quản lý. Chính vì
vậy việc mọi người ủng hộ ý kiến chọn sân trước kí túc làm địa điểm cắm trại và
việc thầy cùng mọi người đưa ra tiêu chí chấm điểm cho hội trại cho thấy đây là
một phong cách dân. Chính điều này đã làm cho chương trình thêm tính khách
22
quan vì dựa trên sự đồng thuận của tập thể. Điều đó khiến các thành viên cảm thấy
được tôn trọng, cảm thấy mình có ích, cảm thấy mình là một phần của ban tổ chức.
Tuyệt vời hơn nữa là những quyết định đều thể hiện tiếng nói chung giữa các thành
viên, đảm bảo trách nhiệm và sự tham gia nhiệt tình của các thành viên trong tất cả
các khâu, từ việc đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, cho đến việc
giám sát đánh giá.
Phong cách lãnh đạo này cần được phát huy trong những trường hợp như trong
một tổ chức làm việc có tinh thần hợp tác và lối sống tập thể cao hay những tổ chức
mà mọi người có tinh thần hòa đồng biết quan tâm và tiếp thu ý kiến của đồng
nghiệp.
Thầy nên áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ đối với những đồng nghiệp hoặc
cấp dưới thân cận với thầy, chính vì việc quá hiểu nhau sẽ dễ dàng san sẻ và quan
tâm lẫn nhau trong tập thể cũng như trong việc lấy ý kiến của từng cá nhân tránh
được những xung đột khi bất đồng ý kiến, quan điểm để cùng hướng về mục tiêu
chung của nhóm.
3.2.1.3 Phát huy ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do
Việc thầy Toàn cho phép thầy Quang và các trưởng ban được quyền tham gia ra
quyết định và toàn quyền quyết định trong các khâu của chương trình nhưng thầy
vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.Thầy cho phép các chi
đoàn có thể tự chọn các nội dung về văn nghệ, tên trại, cách trang trí trình bày trại
Qua đó ta thấy được thầy không hoàn toàn thâu tóm mọi quyết định vào tay mình.
Chính điều này đã khai thác được tính sáng tạo và phát huy hết năng lực của của
các thành viên,đoàn viên đồng thời tạo được sự thoải mái trong công việc, không
bị gò bó dẫn đến hiệu quả công việc có thể sẽ cao hơn.
Phong cách lãnh đạo này cần được phát huy trong những trường hợp như trong
một tổ chức có những cá nhân có năng lực thực sự nhưng không thích giao thiệp
hoặc những người có đầu óc chủ nghĩa cá nhân và trong những tổ chức làm việc
23
không có tinh thần tập thể và hợp tác cao, phù hợp với những cá nhân ít thích bị
lãnh đạo, phù hợp với các nhà lãnh đạo không có khả năng quyết đoán cao và chính
xác, mọi việc được đưa ra bàn bạc và giảm được các sai lầm do quyết định của nhà
lãnh đạo.
Thầy nên áp dụng phong cách lãnh đạo tự do đối với đối với những đồng nghiệp
cấp dưới có năng lực nhưng ít thích tiếp xúc và làm việc nhóm và những cá nhân
không thích sự gò bó và áp đặt trong công việc đồng thời cũng thích hợp với những
cá nhân có những ý tưởng sáng tạo trong công việc. Điều này giúp mọi người có
được một tâm trạng làm việc thoải mái và phát huy đươc hết năng lực của mình.
3.2.2 Khắc phục nhược điểm
3.2.2.1.Khắc phục nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
Đối với sự việc thầy Toàn tự quyết định thay đôit thời gian của các hoạt động trò
chơi gây ra hậu quả thể hiện vấn đề là việc quản trị rủi ro của thầy Toàn chưa được
tốt, chưa nhìn ra các sự việc liên quan có thể xảy ra trong quá trình thực hiện
chương trình. Điều này thầy Toàn cần phải khắc phục để lần sau có thể hoàn thành
tốt hơn nhiệm vụ.
Đầu tiên, thầy Toàn nên nhìn vấn đề một cách chi tiết về cách thức tổ chức và
thực hiện trong khâu lập danh sách để tổ chức trò chơi sao cho phù hợp với thời
gian và thời tiết. Trước khi tổng duyệt một chương trình cần phải xem xét kỹ lưỡng
nên xác định và đưa các phương án dự kiến khác để có thể thay đổi khi có vấn đề
xảy ra tránh trường hợp chương trình bị thay đổi đột ngột mà không chuẩn bị tinh
thần trước khi xử lý.
Tiếp theo, xuất phát từ lý do trên, do sự thay đổi đột ngột chương trình làm các
thành viên chịu trách nhiệm trực tiếp trong tổ chức không đồng tình nhưng phải
chấp nhận. Đối với trường hợp này, thầy Toàn nên tổ chức một cuộc thảo luận
nhanh đưa ra lý do xác đáng để thuyết phục các thành viên thay đổi cách thức tổ
chức chương trình trò chơi. Thầy Toàn có thể đưa ra hai phương án để giải quyết
24
vấn đề đó là thay đổi thời gian hay là vẫn giữ nguyên thời gian đó. Thầy Toàn nên
phân tích ưu nhược điểm của hai phương án và nên nghiêng về ưu điểm của
phương án mới nhiều hơn. Có thể chúng ta thay đổi phương án sẽ giúp các bạn
đoàn viên không mệt mỏi và tham gia sôi nổi hơn.
3.2.2.2 Khắc phục nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
Trong cuộc họp bàn về chương trình, thời gian xảy ra các cuộc họp bị kéo dài,
có những lúc thực sự không cần thiết gây ra tâm lý mệt mỏi hiệu suất làm việc
giảm sút. Để khắc phục và rút kinh nghiệm cho lần sau, thầy Toàn nên đề nghị mọi
người tìm hiểu trước về bản kế hoạch thực hiện chương trình, sau đó gửi mail các
thắc mắc, góp ý, nêu ra những vấn đề chưa rõ, cần bổ sung hay loại bỏ điểm nào,
đề xuất ý kiến mới…trước khi cuộc họp chính thức được diễn ra. Sau đó, thầy Toàn
tổng hợp lại tất cả các ý kiến, trong cuộc họp nêu các vần đề đó để các thành viên
cùng bàn bạc thảo luận hay biểu quyết. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian
các thành viên đứng lên đưa ra ý kiến từ đó rút ngắn được thời gian cuộc họp mà
vừa đảm bảo được chất lượng cuộc họp và vừa đảm bảo được tính dân chủ mà thầy
Toàn còn hiểu đầy đủ và rõ ràng về các ý kiến mà các thành viên đề xuất.
3.2.2.3 Khắc phục nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do
Việc thầy Toàn giao việc thực hiện và tổ chức chương trình hội trại quá nhiều
cho cấp dưới, ở đây cụ thể là thầy Quang, mà không nắm rõ công việc là thầy đã
thực hiện phong cách lãnh đạo tự do một cách lạm dụng, rất may là chương trình đã
thành công một cách tốt đẹp, nếu lỡ như có việc gì xảy ra trong chương trình ví dụ
như là tổ chức không đúng thời hạn hay không theo chương trình đã đề sẵn dẫn đến
hội trại kết thúc không như mong muốn thì tất cả những trách nhiệm sẽ dồn về phía
thầy Toàn chứ không phải là thầy Quang. Vì vậy, để khắc phục nhược điểm này sẽ
có hai phương án: thứ nhất là thầy Toàn phải trực tiếp tham gia vào quá trình tổ
chức cũng như thực hiện hội trại, không nhất thiết là phải thường xuyên kiểm tra và
giám sát nhưng phải tham gia để nắm bắt về tiến độ của chương trình; thứ hai, nếu
25