BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA
VIỆC SỬ DỤNG MÁY NƯỚC NÓNG NĂNG LƯỢNG
MẶT TRỜI TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH
TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
TỈNH ĐỒNG NAI
LÊ THỊ TUYẾT TRINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA
VIỆC SỬ DỤNG MÁY NƯỚC NÓNG NĂNG LƯỢNG
MẶT TRỜI TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH
TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
TỈNH ĐỒNG NAI
LÊ THỊ TUYẾT TRINH
Ngành: Kinh tế tài nguyên môi trường
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. LÊ CÔNG TRỨ
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi
trường của việc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời trong các hộ gia đình trên
địa bàn TP Biên Hòa-Tỉnh Đồng Nai” do Lê Thị Tuyết Trinh, sinh viên khóa 2009 - 2013,
ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
______________________.
Lê Công Trứ
Người hướng dẫn.
Ngày
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Ngày
tháng
năm
tháng
năm
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày
tháng
năm
LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến TS. Lê Công Trứ lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy đã rất
nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự hướng
dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm Tp.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường khóa 35 đã giúp đỡ, gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn tất cả những người bạn của tôi, người thân nhất của tôi không quản khó
khăn để hỗ trợ tôi trong thời gian hoàn thành nghiên cứu này.
Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ
đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con
được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân
trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12 năm 2012
Sinh viên
Lê Thị Tuyết Trinh
NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ TUYẾT TRINH. Tháng 12 năm 2012. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế
Và Môi Trường Của Việc Sử Dụng Máy Nóng Năng Lượng Mặt Trời Trong Các
Hộ Gia Đình Trên Địa Bàn Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai ”
LE THI TUYET TRINH. December 2012. “Evaluating The Economic and
Environmental Efficiciency Of Using Solar–Powered Water Heaters At
Households In Bien Hoa City, Đong Nai Province”
Đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của việc sử dụng máy nước
nóng năng lượng mặt trời trong các hộ gia đình. Hiệu quả kinh tế được tính toán thông
qua chi phí đun nóng nước, dựa trên khối lượng nước nóng được tiêu thụ và giá cả của
gas và điện. Hiệu quả môi trường chính là lợi ích từ tiết giảm lượng CO2 khi sử dụng
nguồn năng lượng mặt trời.
Mặc dù chi phí đầu tư của máy nước nóng năng lượng mặt trời khá cao nhưng
xét về lâu dài máy nước nóng năng lượng mặt trời đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho
người sử dụng. Nếu xét vòng đời 10 năm thì nhóm hộ trước đây đầu tư sử dụng bình
nước nóng điện tiết kiệm được 30.144.000 đồng với thời gian để hoàn vốn là 3 năm 9
tháng, còn nhóm hộ trước hộ trước đây chỉ sử dụng bếp gas, bếp điện tiết kiệm được
39.503.000 đồng với thời gian hoàn vốn là 3 năm 2 tháng.
Bên cạnh lợi ích kinh tế khi sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời còn
góp phần làm giảm lượng CO2 cho xã hội. Cụ thể lợi ích môi trường được quy ra giá
trị kinh tế là khoảng 2.048.510 đồng/hộ.
Đối với các hộ trước đây sử dụng bình nước nóng điện Hiện giá ròng NPV=
20.573.000 đồng. Đối với các hộ trước đây sử dụng bếp gas, bếp điện hiện giá ròng
NPV= 14.938.000 đồng. NPV dương chứng tỏ việc đầu tư sử dụng máy nước nóng
năng lượng mặt trời là có lợi, điều đáng mong muốn.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
viii
DANH MỤC PHỤ LỤC
x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1
1.1.Đặt vấn đề
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
2
1.2.1. Mục tiêu chung
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
2
1.3. Phạm vi nghiên cứu
2
1.4. Bố cục
2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
4
2.1. Tổng quan các tài liệu liên quan đến nghiên cứu
4
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
5
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
5
2.2.2. Kinh tế xã hội
7
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
11
3.1. Cơ sở lý luận
11
3.2. Máy nước nóng
14
3.2.1 Máy nước nóng năng lượng mặt trời
14
3.2.2. Bình nước nóng điện
21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
30
4.1. Giới thiệu mẫu điều tra
30
4.2. Kết quả thống kê về mẫu điều tra
35
4.3. Xác định hiệu quả kinh tế và môi trường của việc sử dụng Máy nước nóng
Năng Lượng Mặt Trời
37
4.3.1. Hiệu quả kinh tế
37
4.3.2. Lợi ích môi trường
45
v
4.3.3. Lợi ích toàn xã hội của việc sử dụng MNNNLMT
46
4.3.4. Tiêu chí lựa chọn đầu tư sử dụng MNNNLMT
47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
51
5.1. Kết luận
51
5.2. Kiến nghị
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
54
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVT
Đơn vị tính
MNNNLMT
Máy nước nóng năng lượng mặt trời
Tp.
Thành phố
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Lợi Ích và Chi Phí Theo Năm Phát Sinh
25
Bảng 4.1. Quy Mô Hộ Gia Đình
30
Bảng 4.2. Kết Quả Thống Kê Mẫu Điều Tra
36
Bảng 4.3. Bảng So Sánh Chi Phí giữa MNNNLMT và Bình Nước Nóng Điện
38
Bảng 4.4. Bảng Lợi Ích Kinh Tế của MNNNLMT so với Bình Nước Nóng Điện
39
Bảng 4.5. Bảng Lợi Ích Kinh Tế, Chi Phí và Lợi Ích Ròng của MNNNLMT So Với
Bình Nước Nóng Điện
40
Bảng 4.6. Bảng So Sánh Chi Phí Giữa MNNNLMT với Bếp Gas, Điện
41
Bảng 4.7. Bảng Lợi Ích Kinh Tế Của MNNNLMT So Với Bếp Gas, Điện
43
Bảng 4.8. Bảng Lợi Ích Kinh Tế, Chi Phí và Lợi Ích Ròng của MNNNLMT So Với
Chỉ Sử Dụng Bếp Gas, Điện
43
Bảng 4.9. Bảng So Sánh Hiệu Quả Của Việc Sử Dụng MNNNLMT Giữa Các Hộ Sử
Dụng Bình Nước Nóng Điện và Các Hộ Sử Dụng Bếp Gas, Điện
45
Bảng 4.10. Bảng Lợi Ích Môi Trường Đạt Được Khi Sử Dụng MNNNLMT
45
Bảng 4.11. Bảng Lợi Ích Xã Hội của Việc Sử Dụng MNNNLMT của Các Hộ Trước
Đây Sử Dụng Bình Nước Nóng Điện
46
Bảng 4.12. Bảng Lợi Ích Xã Hội của Việc Sử Dụng MNNNLMT của Các Hộ Trước
Đây Sử Dụng Bếp Gas, Điện
47
Bảng 4.13. Bảng Tính NPV, BCR, IRR của MNNNLMT Trong Các Hộ Trước Đây Sử
Dụng Bình Nước Nóng Điện
49
Bảng 4.14. Bảng Tính NPV, BCR, IRR của MNNNLMT Trong Các Hộ Trước Đây Sử
Dụng Bếp Gas, Điện
50
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Cấu Tạo Máy Nước Nóng Năng Lượng Mặt Trời
14
Hình 3.2. Cơ Chế Hoạt Động của Máy Nước Nóng Năng Lượng Mặt Trời
15
Hình 3.3. Cấu Tạo Bình Nước Nóng Điện
22
Hình 4.1. Thống Kê Về Tỉ Lệ Nam/Nữ Trong Mẫu Điều Tra
31
Hình 4.2. Độ Tuổi Của Người Dân Được Phỏng Vấn
31
Hình 4.3. Trình Độ Học Vấn Của Người Dân Được Phỏng Vấn
32
Hình 4.4. Công Việc Hiện Tại Của Người Dân Được Phỏng Vấn
32
Hình 4.5. Tổng Thu Nhập Của Hộ Dân Được Phỏng Vấn
33
Hình 4.6. Nhận Xét Của Người Dân Về Tình Hình Sử Dụng MNNNLMT
33
Hình 4.7. Lí Do Sử Dụng MNNNLMT Của Người Dân
34
Hình 4.8. Nguồn Thông Tin Về MNNNLMT Của Người Dân
34
Hình 4.9. Nhận Thức Của Người Dân Về Tình Trạng Thiếu Hụt Năng Lượng
35
ix
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Thống Kê Tỷ Lệ Lạm Phát của Việt Nam Qua Các Năm
Phụ luc 2: Bảng Dự Đoán Giá Gas, Điện Trong 10 Năm
Phụ lục 3: Bảng Thống Kê Lượng Giảm Thải CO2 Khi Sử Dụng Năng Lượng Mặt
Trời Thay Cho Gas, Điện
Phụ lục 4: Bảng Phỏng Vấn
Phụ lục 5: Các Hình Ảnh Về Máy Nước Nóng Năng Lượng Mặt Trời
x
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, những nguồn năng lượng như: Than, dầu, gas, điện,… đang bị thiếu
hụt và không ngừng tăng giá. Theo số liệu thống kê của phòng thương mại và công
nghiệp Việt Nam, dự kiến đến năm 2015 Việt Nam sẽ phải nhập khẩu năng lượng và
đến năm 2025 thì Việt Nam chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong
nước. Trước sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái
tạo và những tác động của việc sử dụng những tài nguyên này đối với môi trường, thì
việc sử dụng nguồn năng lượng thiên nhiên nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng
đang được nhiều quốc gia trên thế giới tập trung phát triển và sử dụng, trong đó có
Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lượng mặt trời rất lớn, nằm trong khu vực có
cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, Việt Nam có đến 2.000 đến 2.500 giờ
nắng/năm, với lượng bức xạ mặt trời 150 Cal/cm2/năm. Với tỷ lệ giờ nắng cao trung
bình 6-8h/ngày, trung bình 9-12 tháng/năm trên cả nước, đặc biệt hiệu quả với khu vực
miền Trung và Nam gần đường xích đạo trái đất.
Năng lượng mặt trời được ứng dụng ở hai dạng là điện mặt trời (pin mặt trời) và
nhiệt mặt trời (đun nước nóng, sấy, phát điện...). Trong đó hiện nay ứng dụng năng
lượng mặt trời cho cung cấp nước nóng dân dụng là khá phát triển do thiết bị có giá
thành rẻ, tạo điều kiện ứng dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo khảo sát
của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Tp.HCM, chi phí điện cho các máy nước nóng
điện trong các gia đình có thể chiếm đến 25% tổng chi phí điện hằng tháng, đối với các
cơ sở kinh doanh (nhà nghỉ, khách sạn) có thể chiếm đến 15%. Việc ứng dụng năng
lượng mặt trời vào việc cung cấp nước nóng cho dân dụng rất khả thi. Do đó đã có
nhiều hộ gia đình quan tâm và sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời
(MNNNLMT), nhằm tiết kiệm chi phí cho gia đình, đồng thời sử dụng năng lượng mặt
trời giúp bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, do chi phí bỏ ra ban đầu lớn vậy liệu việc đầu tư vào MNNNLMT
có thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình sử dụng, và hiệu quả môi trường
hay không? Chính vì vậy đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của việc
sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời trong các hộ gia đình tại Tp.Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng
MNNNLMT, trên thực tế số liệu từ các hộ gia đình đang sử dụng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của việc sử dụng
MNNNLMT trong các hộ dân trên địa bàn Tp.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể của đề tài gồm có :
- Đánh giá nhận thức của người dân về tình trạng thiếu hụt năng lượng.
- Đánh giá của hộ dân về tình hình sử dụng MNNNLMT và lý do sử dụng
MNNNLMT.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của việc sử dụng MNNNLMT trong sinh hoạt.
- Phân tích hiệu quả của việc sử dụng MNNNLMT đối với môi trường.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 50 hộ gia đình hiện đang sử dụng MNNNLMT
trên địa bàn Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành từ tháng 08/2012 đến tháng 12/2012.
Giai đoạn 1 (từ ngày 01/08/2012 đến ngày 15/09/2012) : Tiến hành thu thập
thông tin và viết đề cương chi tiết. Giai đoạn 2 (từ ngày 16/09/2012 đến 30/10/2012) :
Tiến hành khảo sát thực địa, phỏng vấn, thu thập số liệu. Giai đoạn 3 (từ ngày
01/11/2012 đến ngày 01/12/2012) : Xử lý số liệu và tiến hành viết bài hoàn chỉnh
1.4. Bố cục
Đề tài gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau:
2
Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
cấu trúc của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Chương giới thiệu tổng quan về tài liệu nghiên cứu bằng phương pháp phân
tích lợi ích chi phí. Trình bày về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội của
Tp.Biên Hòa.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, học thuyết sẽ được áp dụng làm cơ sở lý luận cho
những vấn đề phân tích sau đó và phương pháp nghiên cứu. Trong chương này bao
gồm cả các nội dung, khái niệm về năng lượng mặt trời, máy nước nóng năng lượng
mặt trời.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: Giới thiệu mẫu điều tra,
kết quả thống kê về mẫu điều tra, phân tích hiệu quả kinh tế của MNNNLMT, phân
tích lợi ích môi trường đạt được từ việc sử dụng MNNNLMT.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả đạt được từ quá trình nghiên cứu, đề tài kết luận và đưa ra một số
kiến nghị cho việc sử dụng MNNNLMT của người dân.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan các tài liệu liên quan đến nghiên cứu
Đề tài áp dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí để đánh giá hiệu quả kinh
tế của việc sử dụng MNNNLMT, mà ở đây chúng ta sẽ so sánh giữa việc sử dụng
MNNNLMT với các nhiên liệu khác mà gia đình sử dụng trước đây, cụ thể là sử dụng
gas và điện. Đồng thời tính lợi ích môi trường đạt được qua sự tiết giảm lượng CO2
khi sử dụng năng lượng mặt trời để giảm bớt sử dụng gas và điện. Để thực hiện các
mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tài liệu nghiên cứu được tổng hợp từ nhiều nguồn,
nhiều lĩnh vực khác nhau và từ internet. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu còn tham khảo
đề tài sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí của:
Đoàn Tấn Dương, 2011, “Xác Định Hiệu Quả Kinh Tế của Nhà Máy Điện Gió
Văn Thanh, Huyện Bắc Bình, Tỉnh Bình Thuận”. Khóa luận tiến hành xác định hiệu
quả kinh tế của nhà máy điện gió nhằm đánh giá việc sử dụng sức gió tạo ra nguồn
điện năng có đem lại hiệu quả kinh tế và khắc phục được ô nhiễm môi trường.
Huỳnh Lê Viên, 2012, “Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế của Việc Sử Dụng Máy
Nước Nóng Năng Lượng Mặt Trời trong Các Hộ Gia Đình quận Gò Vấp, Tp.Hồ Chí
Minh”. Khóa luận phân tích hiệu quả kinh tế của việc sử dụng MNNNLMT so với
việc sử dụng máy nước nóng điện. Việc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời
và bình nước nóng điện trong vòng 15 năm thì số tiền ta lời được từ việc sử dụng máy
nước nóng năng lượng mặt trời là 111.900.446 đồng.
Lê Thị Ly Trang, 2010, “Xác Định Lượng Điện Tiết Kiệm và Lợi Ích Môi
Trường Qua Sử Dụng Tiết Kiệm Điện Trong Sinh Hoạt Tại TP. Tuy Hòa - Phú Yên”.
Đề tài nghiên cứu khảo sát thực trạng và đưa ra các biện pháp sử dụng điện mang lại
hiệu quả đáp ứng cao hơn nhu cầu của người dân.
Phát triển từ ý tưởng đề tài của Huỳnh Lê Viên, 2012, “Phân Tích Hiệu Quả
Kinh Tế của Việc Sử Dụng Máy Nước Nóng Năng Lượng Mặt Trời trong Các Hộ Gia
Đình quận Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh” là so sánh giữa các hộ sử dụng MNNNLMT và
các hộ gia đình sử dụng máy nước nóng điện. Đề tài đang thực hiện so sánh ngay trong
từng hộ gia đình để tính lợi ích và chi phí của từng hộ trước và sau khi sử dụng
MNNNLMT.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Tp.Biên Hòa có tọa độ 10°570 Bắc 106°490 Đông, nằm ở Phía Tây của tỉnh
Đồng Nai, Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Phía Nam giáp huyện Long Thành, Phía
Đông giáp huyện Trảng Bom, Phía Tây giáp huyện Tân Uyên, thị xã Dĩ An tỉnh Bình
Dương và Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.
Tp.Biên Hòa là Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học
kĩ thuật của tỉnh Đồng Nai. Thành phố Biên Hòa là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Đồng
Nai có Quốc lộ 1A đi ngang qua.
Tp.Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm Tp.Hồ Chí Minh
30km, cách Tp.Vũng Tàu 90km.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai
5
Tổng diện tích tự nhiên 264,08km2, dân số 800.000 người, mật độ dân số 3.030
người/km2.
b) Khí hậu
Tp.Biên Hòa nằm trọn trong vùng miền Đông Nam Bộ, do vậy cũng như các
phần lãnh thổ khác trong khu vực, Tp.Biên Hòa chịu sự chi phối của nền khí hậu
chung là khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm và mưa nhiều vào mùa hạ,
khô nhiều vào mùa đông. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô
từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình thành phố khá lớn đạt
1.668mm/năm không phân bố đều theo thời gian. Lượng mưa cao nhất vào khoảng
tháng 9 đạt 302mm/tháng, thấp nhất tháng 2 đạt 4mm/tháng. Trung bình, Tp.Biên Hòa
có 167 tới 273 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C. Bức xạ trung bình cả
năm 171,2 kcal/cm2. Độ ẩm trung bình năm đạt 80%, cao nhất 88%, thấp nhất 70%.
c) Địa hình
Địa hình Tp.Biên Hòa phức tạp và đa dạng: đồng bằng, chuyển tiếp giữa đồng
bằng và trung du. Địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực
phía Đông và phía Bắc thành phố, địa hình có dạng đồi nhỏ dốc thoải không điều,
nghiêng dần về phía sông Đồng Nai và các suối nhỏ, cao độ lớn nhất là 75m, cao độ
thấp nhất là 2m. Về mùa mưa lũ tràn từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Nam.
Khu vực phía Tây và Tây Nam địa hình chủ yếu là đồng bằng. Ven bờ phải sông Đồng
Nai là vùng ruộng vườn xen lẫn nhiều ao, hồ do lấy đất làm gạch gốm. Cao độ tự
nhiên trung bình từ 1-2m, khu vực cù lao có độ cao thấp 0,5-0,8m hầu hết là ruộng
vườn xen lẫn khu dân cư. Khu vực trung tâm Tp.Biên Hòa có độ cao trung bình 210m, mật độ xây dựng dày đặc.
Các suối bắt nguồn từ ngoại ô chảy qua thành phố có nhiệm vụ thu gom nước
mưa của từng lưu vực và xả ra sông Đồng Nai. Nhưng do địa hình phức tạp nên thời
gian tập trung dòng chảy rất nhanh gây ra ngập lụt về mùa mưa, kể cả thượng và hạ
lưu.
d) Thủy văn
Chế độ thủy văn của sông Đồng Nai từ Hiếu Liêm trở ra đến cửa Xoài Rạp (cửa
sông) là chế độ bán nhật triều, chịu tác động mạnh bởi chế độ thủy triều của Biển
6
Đông, cơ bản mỗi ngày có 2 lần triều lên và triều xuống, một chu trình triều thường
14-15 ngày biên độ triều cực đại tại Biên Hòa khoảng 3m.
e) Thủy lực
Đoạn sông chảy qua Tp.Biên Hòa tuy chỉ dài hơn 14km nhưng lại có nhiều
công trình trên và ven sông như: cầu Hóa An, cầu Ghềnh, cầu Đồng Nai và nhiều cảng
sông, nhà máy, chợ, nhà cửa và các công trình công cộng.
Các công trình trên và ven sông cùng với đặc điểm địa hình lòng sông đã làm
chế độ dòng chảy của đoạn sông này hết sức phức tạp 650m3/s, sự phân phối lưu lượng
nước ở các đoạn sông Đồng Nai chảy qua Tp.Biên Hòa cụ thể như sau.
Nhánh phải cù lao Phố: Q=86%
Nhánh trái cù lao Phố: Q=14%
2.2.2. Kinh tế xã hội
Tp.Biên Hòa là thành phố loại II được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với quy
hoạch chung trên diện tích 12.300ha, là thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế-văn
hóa-xã hội của tỉnh Đồng Nai. Trong những năm qua thành phố Biên Hòa đã được đầu
tư nâng cấp, xây dựng mới nhiều công trình, hạ tầng kĩ thuật đô thị như: hình thành
nhiều khu nhà ở mới, nhiều đường giao thông và hệ thống kĩ thuật đô thị khác: công
trình cấp điện, hệ thống thoát nước, cây xanh… phù hợp với xu thế phát triển một
thành phố công nghiệp.
Do đó tác động mạnh của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế công nghiệp của
tỉnh trong những năm qua đã có những bước tiến nhảy vọt. Cùng với sự lớn mạnh của
nền kinh tế công nghiệp, các đô thị cũng đang hình thành nên các cụm dân cư, và các
khu tập trung dân cư phục vụ phát triển công nghiệp.
a) Công nghiệp
Công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 17,67%.
Trong năm 2004 công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 29,92% tổng giá trị sản
lượng công nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh được khuyến khích phát triển, có nhiều
thuận lợi về nguyên liệu và khả năng tích tụ vốn nên rất năng động. Sản phẩm đa dạng
và ngày càng tăng về số lượng các mặt hàng xuất khẩu, phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
Năm 2004, chiếm tỷ trọng 14,9% tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn thành phố.
7
b) Nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp hiện tại là 4.062,29 ha, chiếm 26,26% tổng diện tích
đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây hằng năm là 3.159 ha, đất trồng cây lâu năm là
726,32 ha, đất lâm nghiệp 928,45 ha.
Giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp năm 2004 là 201.355 triệu đồng (tính
theo giá cố định năm 1994). Trong đó ngành trồng trọt là 47.256 triệu đồng (chiếm
23,4%), ngành chăn nuôi là 149.538 triệu đồng (chiếm 71,25%), dịch vụ sản xuất nông
nghiệp là 4.541 triệu đồng (chiếm 2,4%)
c) Về thương mại dịch vụ
Hiện nay hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố rất sôi động. Thành phố
hiện có 1 ngân hàng có trụ sở chính đặt tại thành phố là Ngân Hàng TMCP Đại Á (68CMT8-P.Quyết Thắng). Ngoài ra còn có hơn tất cả các chi nhánh của tất cả các ngân
hàng trong nước và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Chi nhánh ngân hàng
nước ngoài tại Việt Nam và một chuỗi các ngân hàng nhà nước, ngân hàng liên doanh.
Thành phố hiện có khá nhiều trung tâm thương mại lớn nhỏ và hệ thống cảng
giao thương tại chợ Biên Hòa.
d) Du lịch
Hiện tại thành phố có nhiều điểm tham quan du lịch, giải trí hấp dẫn, tuy nhiên
thành phố chưa có đề án phát triển du lịch nên trong những năm qua thành phố chưa
thu hút được nhiều khách du lịch.
e) Giao thông
Đường bộ: Tp.Biên Hòa có hệ thống đường bộ với nhiều con đường huyết
mạch của Đồng Nai và cả nước như: quốc lộ 1A, quốc lộ 51, quốc lộ 1K, tỉnh lộ 768,
tỉnh lộ 16.
Khi Chính phủ quy hoạch vùng Tp.Hồ Chí Minh, đã có nhiều câu hỏi đặt ra cho
sự phát triển thật sự của Biên Hòa cũng như tỉnh Đồng Nai về hạ tầng giao thông do
việc hình thành đô thị của thành phố quá sớm. Chính vì vậy, xác định được tầm quan
trọng của giao thông Biên Hòa trong vai trò kinh tế cả nước, Đồng Nai bắt đầu quan
tâm nhiều hơn các dự án giao thông tầm cỡ và đồng thời phát triển giao thông nội bộ
từ đô thị về đến nông thôn và đặc biệt là Tp.Biên Hòa. Vì vậy mà thành phố trong
nhiều năm qua đã có rất nhiều dự án giao thông lớn và quan trọng phục vụ cho sự phát
8
triển quá nhanh của thành phố. Cụ thể các dự án đang được đầu tư và xây dựng như:
đường Quốc lộ 1A tuyến tránh thành phố Biên Hòa, đường cao tốc Biên Hòa- Vũng
Tàu, cầu Hóa An mới, các cầu bắc qua cù lao Phố, bờ kè và đường ven sông cái Biên
Hòa…
Đường sắt: thành phố có hệ thống đường sắt Thống Nhất chạy ngang qua với 2
ga chính là ga Hố Nai, và ga Biên Hòa
Đường hàng không: Tp.Biên Hòa có vị trí khá thuận lợi khi rất gần với các sân
bay như: sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (35km), sân bay quốc tế Long Thành (10km).
Chính vì vậy, Tp.Biên Hòa rất thuận lợi phát triển về nhiều mặt. Hiện nay thành phố
có sân bay Biên Hòa là sân bay quân sự lớn nhất cả nước.
f) Dân cư
Theo thống kê năm 2011, dân số thành phố khoảng 800.000 dân, mật độ dân số
là 3.030 người/km2. Thành phần dân cư Tp.Biên Hòa phần lớn là người Kinh, ngoài ra
còn có một bộ phận người gốc Hoa sinh sống chủ yếu ở xã Hiệp Hòa và phường
Thanh Bình. Có thể nói dân cư thành phố Biên Hòa quá đông từ các tỉnh phía Bắc đến
tận miền Tây Nam Bộ tập trung ở đây rất đông và khó kiểm soát. Số người có tôn giáo
rất lớn chủ yếu là 4 tôn giáo (Phật Giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành và Hòa Hảo) và
các tôn giáo khác, trong đó đạo Thiên Chúa tập trung đông ở các phường, xã (Tân
Mai, Hố Nai, Tân Tiến, Thống Nhất, Quyết Thắng, Trảng Dài, Tân Phong, Long Bình,
An Hòa,…). Hiện nay, Tp.Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số cao nhất Việt
Nam.
g) Y tế
Hiện nay thành phố có 30 trạm y tế của 30 phường xã được trang bị và xây
dựng hiện đại phục vụ nhân dân tại các phường xã trong thành phố và Trung Tâm y tế
Thành phố Biên Hòa.
Ngoài 30 trạm Y tế phường xã và Trung Tâm Y tế thành phố, hiện nay thành
phố có khoảng chục Bệnh Viện Đa Khoa, Chuyên khoa và Phòng khám tư nhân để
phục đời sống nhân dân do vị trí gần Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm y tế của cả
nước nên ngành y tế của thành phố cũng theo đó phát triển.
9
h) Văn hóa, lễ hội, truyền thống
Truyền thống văn hóa tâm linh của người dân thành phố là rất lớn và cụ thể
hiện nay thành phố có đến cả trăm ngôi chùa lớn nhỏ và lâu đời được người dân đến
rất đông. Nhiều ngôi chùa được Công nhận là di tích lịch sử.
Do việc hình thành sớm nên thành phố Biên Hòa đến ngày nay vẫn còn giữ một
số nét văn hóa truyền thống tại các Đình làng xưa. Các nghi thức cúng bái cũng vẫn
được giữ nguyên và thành phố vẫn tiếp tục duy trì các lễ cúng Thành Hoàn của các
làng xã để tránh bị mai một nét văn hóa truyền thống của nhân dân Biên Hòa.
10
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Hiệu quả kinh tế
Về khái niệm “hiệu quả kinh tế”, các nhà kinh tế ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực
có những quan điểm khác nhau, có thể tóm tắt thành ba loại quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được và các chi phí bỏ ra (nhân lực, tiền vốn…) để đạt kết quả đó.
Quan điểm thứ hai cho rằng hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa giá trị
sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = kết quả sản xuất – chi phí
Quan điểm thứ ba cho rằng hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần
tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ
sung và chi phí bổ sung.
Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của các chi phí có sẵn
cộng chi phí bổ sung. Tuy nhiên, nếu đánh giá hiệu quả chi phí ở dạng lợi nhuận thuần
tuý thì chưa xác định được năng suất lao động xã hội. Nếu tập trung vào các chỉ tiêu tỷ
số giữa kết quả sản xuất với chi phí thì chưa toàn diện bởi lẽ chỉ tiêu này chưa phân
tích được sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực tự nhiên (đất đai, khí
hậu…). Như vậy khái niệm hiệu quả kinh tế cần được bổ sung và mở rộng.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng, nó thể hiện kết
quả sản xuất trong mỗi đơn vị chi phí của ngành sản xuất. Về mặt hình thức, hiệu quả
kinh tế là một đại lượng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Để đánh giá hiệu
quả kinh tế ta phải đứng trên quan điểm toàn diện, phải biểu hiện trên nhiều góc độ
khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau theo không gian – thời gian – số lượng –
chất lượng.
+
Về mặt không gian: Khi xét hiệu quả kinh tế không nên xét một mặt, một lĩnh
vực mà phải xét trong mối quan hệ hữu cơ hợp lý trong tổng thể chung.
+
Về mặt thời gian: Sự toàn diện của hiệu quả kinh tế đạt được không chỉ xét ở
từng giai đoạn mà phải xét trong toàn bộ chu kỳ sản xuất.
+
Về mặt số lượng: Hiệu quả kinh tế phải thể hiện hiệu mối tương quan thu, chi
theo hướng giảm đi hoặc tăng thêm.
+
Về mặt chất lượng: Hiệu quả kinh tế phải đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa các
mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Việc xác định hiệu quả kinh tế là điểm xuất phát cho mọi
tính toán trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. Đối với địa phương, nó là cơ sở
để xác định đúng đắn một cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo ra nguồn sản phẩm dồi dào đáp
ứng nhu cầu xã hội đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho nhà sản xuất.
Kết quả - hiệu quả kinh tế có ý nghĩa to lớn trong lý luận, trong thực tiễn tổ
chức sản xuất của các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. Tùy vào qui mô, mục đích sản xuất mà các đơn vị sản xuất kinh doanh dùng chỉ
tiêu kết quả hay hiệu quả làm mục tiêu hoạt động của mình.
3.1.2. Môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của
Việt Nam).
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất,
nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng
cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để
giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp
Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ
12
nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt
động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi
cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Ngoài
ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố
do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay,
nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo... Môi trường theo nghĩa rộng
là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con
người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ
xã hội...
3.1.3. Ô nhiễm môi trường
Theo Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay
đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
3.1.4. Bảo vệ môi trường
Là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi
trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con
người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, tổ chức, cá nhân phải có trách
nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và trách
nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. (Điều 6,
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam).
3.1.5. Năng Lượng Mặt Trời
Năng lượng Mặt Trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt
Trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra từ
ngôi sao này. Dòng năng lượng này sẽ tiếp tục phát ra cho đến khi phản ứng hạt nhân
trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa.
13
Năng lượng bức xạ điện từ của Mặt Trời tập trung tại vùng quang phổ nhìn
thấy. Mỗi giây trôi qua, Mặt Trời giải phóng ra không gian xung quanh 3,827×1026
joule.
Năng lượng Mặt Trời là một nguồn năng lượng quan trọng điều khiển các quá
trình khí tượng học và duy trì sự sống trên Trái Đất. Ngay ngoài khí quyển Trái Đất,
cứ mỗi một mét vuông diện tích vuông góc với ánh nắng Mặt Trời, chúng ta thu được
dòng năng lượng khoảng 1.400 joule trong một giây.
3.2. Máy nước nóng
3.2.1 Máy nước nóng năng lượng mặt trời
a) Máy nước nóng năng lượng mặt trời và cơ chế hoạt động
Hình 3.1. Cấu Tạo Máy Nước Nóng Năng Lượng Mặt Trời
Nguồn: công ty TNHH năng lượng mặt trời Diệu An
1.Vỏ bình
7.Vòng cao su chống bụi
2.Lớp bảo ôn
8.Đường nước lên xuống
3.Ruột bình
9.Ống chân không
4.Đường thoát tràn
10.Giá đỡ bình
14