HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
--HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG
1
Mục lục
A.
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNGLONG............................................................................3
I.
Giới thiệu chung..........................................................................................................................3
II.
Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy thuốc lá Thăng long.........................................3
B.
QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG.....................................6
I.
Xác định chức năng nhiệm vụ....................................................................................................6
1.
Sứ mệnh..................................................................................................................................6
2.
Tầm nhìn..................................................................................................................................6
3.
Mục tiêu chiến lược................................................................................................................6
II.
Phân tích môi trường bên ngoài.............................................................................................7
1.
Môi trường vĩ mô....................................................................................................................7
2.
Phân tích môi trường Ngành..................................................................................................8
III.
Phân tích môi trường bên trong...........................................................................................12
1. Vốn - Tài chính...........................................................................................................................12
2. Thương hiệu..............................................................................................................................12
3. Công nghệ..................................................................................................................................13
4. Nhân sự.....................................................................................................................................14
5. Marketing..................................................................................................................................15
C.
HOẠCH ĐỊNH THEO MA TRẬN........................................................................................................15
I.
Điểm mạnh................................................................................................................................15
II.
Điểm yếu...................................................................................................................................17
III.
Cơ hội....................................................................................................................................18
IV.
Nguy cơ..................................................................................................................................18
2
A.
I.
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNGLONG
Giới thiệu chung
Công ty thuốc lá Thăng Long là doanh nghiệp Nhà nước, thành viên thuộc Tổng công ty
thuốc lá Việt Nam. Là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, công ty cóđầy đủ tư cách
pháp nhân theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Tên doanh nghiệp : Công ty thuốc lá Thăng Long.
Trụ sở : 235 – Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
Điện thoại : 04.8584342 – 8584441
Fax : 844 8584344
Tài khoản số : 300 – 033 Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
Diện tích mặt bằng : 66171 m2
Tổng số cán bộ : 1244 người.
Năng lực sản xuất : 451 triệu bao/ năm.
Tổng vốn kinh doanh : 114.950.320.522 đồng.
Trong đó : Vốn cố định : 82.758.192.746 đồng.
Vốn lưu động : 32.192.127.776 đồng
Nộp ngân sách hàng năm : trên 200 tỷđồng.
II. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy thuốc lá Thăng long
Lịch sử phát triển của Nhà máy được chia làm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1957 - 1959:
3
Sau khi nhà máy chính thức được thành lập, với sự chỉ đạo của Bộ Công nghiệp, toàn thể
cán bộ công nhân nhà máy khẩn trương bắt tay vào lao động sản xuất với quyết tâm cao.
Giai đoạn này sản phẩm đầu tay của nhà máy là thuốc lá Thăng long có chất lượng khá
trên thị trưoừng lúc bấy giờ. Nhưng đây cũng là thời kỳ khó khăn, thời kỳ khôi phục sau
chiến tranh: máy móc thiếu, chủ yếu làm bằng thủ công, nhà xưởng chật hẹp, đời sống
cán bộ công rất cực khổ.
Với Chức năng ban đầu của Nhà máy là sản xuất và tiêu thụ thuốc lá không có đầu lọc
bao mềm. Đến năm 1958 nhà máy sản xuất gần 30 triệu bao thuốc gấp ba lần sản lượng
năm 1957, nhiều loại thuốc mới ra đời như Đại đồng, hoàn kiếm, ba đình, bông lúa, hoa
hồng, Trường sơn...góp phần thực hiện nhiệm vụ ban đầu là phục vụ nhu cầu về thuốc lá
cho cán bộ, bộ đội, công nhân , nhân dân...
Giai đoạn 1960 - 1964:
Với sự nỗ lực cao, từ một xí nghiệp nữa cơ ký. đội ngũ công nhân kỹ thuật nhà máy đã tự
mày mò, chế tạo, cải tiến theo các mẫu máy nhập ngoại được một số máy cón điếu, đóng
bao phục vụ sản xuất, đưa Thăng long tiến lên một nhà máy bán tự động. Theo đó cơ cấu
sản xuất đã được hoàn chỉnh hơn một bước. Bộ máy quản lý được kiện toàn, các ban chức
năng trở thành các phòng quản lý gồm: Kỹ thuật, tài chính, tổ chức..
Đến 1964 giá trị tổng sản lượng đạt 31 triệu đồng gấp 2 lần năm 1959. Giá trị sản phẩm
đạt 136.362.000 bao gấp 18 lần năm 1957.
Giai đoạn 1965-1975:
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 5-8-1964 là cái cớ để Mỹ ném bom miền Bắc. Hơn 100 công
nhân kỹ thuật của nhà máy lên đường nhập ngũ, gánh nặng công việc và gia đình đặt lên
vai các chị em. Nhà máy đã mạnh dạn đào tạo 87 chị em có nhiệm vụ sửa máyvà dẫn
máy, nâng cao tay nghề cho các chị em khác.
Do tình hình chiến tranh, nhà máy chuyển sang phương án sơ tán, chuyển 5 bộ phận
lên các tỉnh khác nhưng lực lượng cơ bản vẫn bám trụ ở Thượng đình vừa sản xuất vừa
chiến đấu góp phần bảo vệ thủ đô.
4
Trong giai đoạn này cán bộ công nhân cơ khí đã tự chế tạo thành công máy mài đá,
máy dập, máy cắt điếu, máy sấy động cơ, đầu máy B.13 đã được cải tiến đưa năng xuất từ
25000bao/ca lên 40000 bao/ca.
Đến năm 1971, dây chuyền sản xuất đã được cơ khí hoá 100%.
Giai đoạn 1975 - 1985:
Đất nước được hoàn toàn giải phóng, nhà máy có nhiều công trình cải tiến, nâng cấp
máy móc, khu nguyên liệu, nhà xưởng...thúc đẩy sự phát triển và tốc độ sản xuất. Nhà
máy đầu tư để xây dựng các vùng chuyên canh thuốc lá ở Điện Biên, Cao Bằng, Thái
bình, Thanh Hoá...tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước.
Trong giai đoạn này cũng đã lắp ráp 3 máy cuốn điếu, 1 máy xén điếu, sử dụng 2 nồi
hơi, máy đóng bóng kính...vì vậy sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng cao
và đữ được tham gia một số hội chợ triển lãm quốc tế. Năng xuất lao động cao, các chế độ
phục vụ công nhân được cải thiện tốt, đời sống công nhân viên ngày càng được đảm bảo.
Giai đoạn 1986 - nay.
Đại hội đảng lần thứ VI đã mở ra một trang sử mới trong lịch sử của Đảng và của dân
tộc. Chế độ kinh tế tập trung bao cấp đã bộc lộ rõ nhược điểm của nó. Vì vậy cần phải
chuyển đổi nền kinh tế theo cơ cấu cũ sang kinh tế thị trường là sự lựa chọn mang tính tất
yếu.
Sự chuyển đổi này tạo cho nhà máy nhiều cơ hội mới cũng như những khó khăn mới. đòi
hỏi nhà máy phải phải không ngừng đổi mới về tư duy kinh tế, nâng cao công tác đào tạo
cán bộ công nhân tiếp thu những thành tựu công nghệ mới, để sản phẩm sản xuất ra có
chất lượng cao đủ sức cạnh tranh với các hãng thuốc lá khác.
Năm 2014 Công ty thuốc lá Thăng Long được nhận bằng khen của Bộ Công Thương về
thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, Bằng khen của Đảng ủy Khối Doanh
nghiệp Tung ương về thành tích Đảng bộ trong sạch, vững vàng, tiêu biểu; Tổng Liên
Đoàn Lao động Việt Nam tặng Cờ đơn vị có phong trào thi đua xuất sắc toàn diện,…
5
B.
QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CÔNG TY
THUỐC LÁ THĂNG LONG
I.
Xác định chức năng nhiệm vụ
1. Sứ mệnh
MANG ĐẾN NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÁP ỨNG HƠN SỰ KỲ VỌNG CỦA KHÁCH HÀNG
2. Tầm nhìn
TRỞ THÀNH MỘT THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU VỀ THUỐC LÁ
3. Mục tiêu chiến lược
Trực tiếp sản xuất các loại thuốc truyền thống của nhà máy như Vinataba, Hongha,
hoàn kiếm...và liên kết với tập đoàn BAT vương uốc Anh sản xuất thuốc lá
DUNHIL.
Tuyên truyền giới thiệu về các sản phẩm thuốc, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, thúc
đẩy sản xuất các loại thuốc lá mới.
Xây dựng giá phù hợp với tình hình kinh doanh doanh theo cơ chế thị trường. Xây
dựng các cơ chế, chế độ có liên quan đến hoạt động của Nhà máy.
Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng thuốc lá trung cao
cấp, giảm dần thuốc lá phổ thông cấp thấp.
Cơ cấu sản phẩm
Tỷ lệ (%)
Năm 2010
Năm 2015
Năm 2020
Thuốc lá cao cấp
27,0
32,0
35,0
Thuốc lá trung cấp
10,5
23,0
30,0
Thuốc lá phổ thông
62,5
45,0
35,0
Tổng số
100,0
100,0
100,0
6
Hợp tác với các tập đoàn thuốc lá quốc tế lớn là các đối tác chiến lược để sản xuất
các nhãn thuốc quốc tế dưới các hình thức liên doanh, hợp tác gia công và li-xăng
để tăng khả năng cạnh tranh, đẩy lùi thuốc lá nhập lậu nhưng không tăng sản
lượng tiêu thụ trong nước; từng bước đẩy mạnh xuất khẩu các nhãn thuốc lá có giá
trị cao.
II. Phân tích môi trường bên ngoài
1. Môi trường vĩ mô
1.1.
Kinh tế
Ở nước ta hiện nay, nhờ chính sách và cơ chế đổi mới kinh tế, trong những năm gần đây,
kinh tế đã có mức tăng trưởng liên tục. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế dần được phục hồi
sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương.
Dự báo trong những năm tới, tình hình kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển đi lên.
Tình hình chính trị xã hội tiếp tục ổn định là cơ sở vững chắc để khai thác các tiềm năng
nguồn lực. Cơ chế chính sách những năm qua đang đi vào cuộc sống, sẽ tiếp tục phát huy
tính tích cực trong thời gian tới, thu hút ngày càng tốt hơn các nguồn lực, tạo động lực
mạnh mẽ giúp cho sự phát triển.
1.2.
Chính trị-pháp luật
Tình hình an ninh chính trị xã hội ổn định, kinh tế Việt Nam tăng trưởng đều đặn qua các
năm. Nền kinh tế phát triển theo hướng mở cửa và hội nhập, tạo môi trường thuận lợi cho
việc đầu tư và áp dụng công nghệ mới.
Chính sách của Nhà nước: cấm nhập khẩu thuốc lá điếu; áp dụng biện pháp dán tem thuốc
lá
Cơ chế chính sách của Nhà nước hiện nay còn thiếu nhất quán và đồng bộ, hệ thống văn
bản pháp lý còn rườm rà và hay thay đổi
7
Các biện pháp chống thuốc lá lậu tuy có tác dụng nhưng chưa thật sự hữu hiệu, thuốc lá
nhập lậu, trốn thuế vẫn tồn tại
1.3.
Văn hóa-Xã hội
Dân số trẻ và đông, mức sống người dân ngày càng được nâng cao - Chứng tỏ đây là một
thị trường tiêu thụ to lớn, tiềm năng về những sản phẩm loại trung và cao cấp và các phân
khúc khác vẫn còn rất lớn.
1.4.
Công nghệ
Xu hướng chuyển giao công nghệ trồng và sản xuất thuốc lá từ các nước phát triển sang
các nước đang phát triển.
1.5.
Toàn cầu hóa
Vấn đề Việt Nam gia nhập AFTA, WTO, hội nhập với các nước trong khu vực cũng như
trên thế giới: hàng rào thuế quan và các chính sách xuất nhập khẩu sẽ thay đổi, cũng như
tất cả các sản phẩm khác, sản phẩm thuốc lá phải cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài
Sự thay đổi theo chiều hướng tăng của tỷ giá hối đoái và tình hình ngoại tệ có khi khan
hiếm cũng đã gây khó khăn không ít cho công ty khi phải luôn bảo đảm đầy đủ nguyên
liệu sản xuất và ổn định được đầu vào
2. Phân tích môi trường Ngành
Phân tích môi trường kinh doanh nhằm dự đoán những biến động của thị trường, sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.
2.1.
Dự đoán thị trường
Hiện nay Nhà máy thuốc lá Thăng Long đang chiếm giữ khoãng 18% thị trường thuốc lá
cả nước, gần bằng 23% so với Tổng công ty thuốc lá việt Nam, khoảng hơn 40% so với
hiệp hội thuốc lá Việt Nam và khoảng trên 50% thị trường thuốc lá miền Bắc. Đối với nhà
máy, giữ vững và mở rộng thị trường là công việc hết sức khó khăn nhất là trong điều
8
kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Việc phân tích môi trường kinh doanh nhằm dự
đoán chính xác những thông tin về thị trường hiện tại và trong tương lai.
Biến động của thị trường bao gồm hai nhân tố và giá cả sản phẩm.
Nguyên nhân chính của sự biến động này là do sự thay đổi của nhu cầu thị trường, nhà
máy dự đoán được nhu cầu của thị trường căn cứ vào sản lượng tiêu thụ các năm trước
đây và lượng đặt hàng cho năm nay. Thị trường tương lai của nhà máy dự định sẽ là các
tỉnh miền trung và miền nam. căn cứ vào tỉ lệ thị phần của các đối thủ cạnh tranh, nhà
máy sẽ xác định được tương đối chính xác thị phần sẽ chiếm giữ được trong tương lai.
2.2.
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
Kết quả kinh doanh những năm gần đây cho thấy thị trường tiêu thụ của Nhà máy bị
sản phẩm của các nhà máy khác như Sài gòn, vĩnh Hội.. cạnh tranh lấn át và làm giảm
thị phần. Có thể hình dung ra vị trí cạnh tranh của nhà máy thuốc lá Thăng long trong
tương lai (Về mặt sản xuất) qua bảng tổng kết sau:
STT
Nhà
máy Đơn vị
thuốc lá
Năng lực thiết Năng lực dự
kế
kiến
1
Hà bắc
Tr bao/năm
60
200
2
Sài Gòn
Tr bao/năm
450
500
3
Vĩnh Hội
Tr bao/năm
400
400
4
Bắc sơn
Tr bao/năm
80
100
5
Thăng Long
Tr bao/năm
120
400
Với năng lực thiết kế là 120 triệu bao/năm và sẽ được nâng lên 400 triệu bao/năm trong
thời gian tới, nhà máy hoàn toàn có khả năng cung ứng ra thị trường một khối lượng sản
phẩm lớn. Song với năng lực sản xuất cao hơn, cộng với ưu thế về vốn, công nghệ sản
xuất cũng như về uy tín trên thị trường thuốc lá , hai nhà máy thuốc lá Sài Gòn và Vĩnh
9
hội đã chiếm một thị phần khá lớn thị trưòng của nhà máy thuốc lá Thăng long và các nhà
máy khác. Với những ưu thế như vậy nên hai nhà máy này chủ trương cạnh tranh với nhà
máy thuốc lá Thăng long băng giá cả. Cụ thể là khi tung sản phẩm mới ra thị trường, nhà
máy chấp nhận mức lãi thấp để có thể bán ra sản phẩm với giá thấp nhằm khuyến khích
người tiêu dùng, bên canh đó còn có hưởng hoa hồng và các chế độ thưởng khác cho các
đại lý để khuyến khích họ bán sản phẩm của nhà máy mình... Sau một thời gian khi đã
được thị trường chấp nhận và quen với sản phẩm thì sẽ tăng dần giá lên để bù lại phần hao
hụt trước đó. với nhà máy thuốc lá Thăng long cũng có chính sách giá tương tự nhưng
phần chênh lệch giữa giá trước và giá sau khi tăng là không đáng kể.
Ngoài ra còn một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của nhà máy thuốc lá Thăng long mà
không thể không kể đến là thuóc lá nhập lậu từ các nước láng giềng đặc biệt là từ Trung
Quốc. Lượng thuốc này tương đối lớn khoảng 200 triệu bao/năm, lượng thuốc này còn
lớn hơn sản lượng thuốc hàng năm của nhà máy , đây là khó khăn rất lớn đối với việc tiêu
thụ sản phẩm của nhà máy vì những sản phẩm nhập lậu không phải đóng thuế tiêu thụ đặc
biệt, do vậy giá cả thường thấp hơn và hơn nữa mẫu mã của nó thường đẹp, chất lượng
cao và được nhiều người tiêu dùng ưu thích. cộng thêm với mốt sính hàng ngoại nó càng
làm cho khả năng cạnh tranh của thuốc lá nội khó khăn hơn.
Đứng trước sức ép cạnh tranh đó, để không bị đánh bại trên thị trường thì nhà máy cần có
chiến lược sản phẩm hợp lý nhằm tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị
trường cho doanh nghiệp. Với mục tiêu đó, công việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh chỉ có
thể được coi là hoàn chỉnh khi lập ra hồ sơ cạnh tranh. Nội dung chính của hồ sơ cạnh
tranh là đặt sản phẩm của doanh nghiệp trong mối tương quan với các sản phẩm cạnh
tranh khác.
Nội dung của hồ sơ cạnh tranh phản ánh:
-
Các sản phẩm cùng loại đang lưu hành trên thị trường về mặt nguồn gốc, đặc tính, ưu
nhược điểm..
-
Các biện pháp quản lý, tiêu thụ, cạnh tranh của đối thủ.
-
Triển vọng sản phẩm và thị trường sản phẩm.
10
-
Cách thức sản xuất như bí quyết, công nghệ...và các thông tin về nguồn lực của đối
thủ.
Tóm lại, việc phân tích môi trường kinh doanh của nhà máy Là căn cứ quan trọng để xác
định mục tiêu trong công tác xây dựng chiến lược sản phẩm. Đồng thời từ đó vạch ra kế
hoạch hỗ trợ nhằm khai thác năng lực của doanh nghiệp trong thực hiện chiến lược sản
phẩm.
2.3.
Mối đe doạ của sản phẩm thay thế.
Sản phẩm thuốc lá không có nhiều sản phẩm thay thế , sản phẩm thay thế trực tiếp nhất là
các loại thuốc vấn. Theo thống kê thì có khoảng 13 % nam giới nước ta hút thuốc lào,
12% hút cả thuốc lá và thuốc lào, 6% hút thuốc vấn. Số người hút thuốc lào chủ yếu tập
trung ở nông thôn, miền núi và chủ yếu là từ tuổi trung niên trở lên. Hút thuốc lào là rất
bất tiện do ống điếu cồng cềnh không thể đem theo mọi nơi, mọi lúc như thuốc lá và một
số lý do thẩm mỹ đồng thời việc trồng thuốc lào mấy năm gần đây có xu hướng giảm do
vậy thuốc lào không thể là đối thủ cạnh tranh với thuốc lá với xu hướng của đời sống hiện
đại thì thuốc lá sẽ dần thay thế thuốc lào.
Sản phẩm thứ hai có thể thay thế thuốc lá là xìgà, mặc dù rất phổ biến ở một số nước
nhưng ở Việt nam thì nó còn mới mẽ và hầu như chưa xuất hiện và cạnh tranh đáng kể so
với sản phẩm thuốc lá.
Cuôí cùng là ma tuý nhưng nó bị cấm sử dụng và buôn bán. Do đó nó tác động không
đáng kể đến thị trường thuốc lá.
Tóm lại, thị trường thuốc lá không cần lo lắng gì đến các sản phẩm thay thế. nhưng cũng
không thể độc tôn mà đặt giá cao vì sự nhạy cảm của người tiêu dùng và sự tồn tại của
ngành còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.
III.
Phân tích môi trường bên trong
11
1. Vốn - Tài chính
Đứng trước những khó khăn về thị trường cũng như hạn chế của Nhà nước trong những
năm gần đây, Công ty thuốc lá Thăng Long vẫn duy trì một mức độ ổn định và tự chủ tài
chính, sản xuất – kinh doanh có hiệu quả.
Công ty luôn giữ cơ cấu vốn ở mức ổn định, TSLĐ/TSCĐ là 30%/70%. Đây là kết cấu vốn
tương đối hợp lý và an toàn đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá trong
tình hình hiện nay.
Tiếp tục thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Xây dựng hạn mức cho nợ; Xây dựng
phương án dự trữ hàng tồn kho, chú trọng công tác kiểm kê...
Đánh giá các hoạt động, sắp xếp quy trình SXKD, điều chỉnh quy mô sản xuất phù
hợp, trên cơ sở đó đánh giá lại quy mô cơ cấu nợ - vốn tối ưu.
Hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý tài chính phù hợp hoạt động SXKD của Tổ
hợp TCT. Hoàn thiện và triển khai đề án Quản lý vốn tập trung để sử dụng hiệu quả
nguồn vốn, ngoại tệ của Tổ hợp.
2. Thương hiệu
Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu thống nhất và quy chế sử dụng thương hiệu.
Cải tiến nội dung website; từng bước nâng cao hình ảnh thương hiệu của và sản phẩm,
nhãn hiệu của các đơn vị trong Tổ hợp. TCT thống nhất quản lý các thương hiệu, nhãn
hiệu hàng hóa trước mắt trong lĩnh vực thuốc lá, tiến tới trong toàn tổ hợp.
Đảm bảo hiệu quả, tính pháp lý trong xuất khẩu đồng thời tăng cường xuất khẩu các
sản phẩm nhãn hiệu của TCT.
Thực hiện tốt kế hoạch ngân sách xây dựng thương hiệu, hoạt động truyền thống theo
quy định của pháp luật. Thường xuyên theo dõi, định vị các thương hiệu chủ lực của
TCT bằng cách định kỳ khảo sát người tiêu dùng.
3. Công nghệ
loại thiết bị
Năm
đưa Nguồn gốc
Công
xuất công xuất thực
12
vào sử dụng
1
dây
chuyền 1993
Trung quốc
sản xuất sợi
4 máy cuốn
1981
Trung quốc
thiết kế
tế
2,5
1,5
tấn/giờ
tấn/ giờ
1000 điếu/phút 700
điếu (baomềm)
điếu/ phút
1 máy cuốn điếu 1984
Tiệp Khắc
1500 điếu/phút 700 điếu/phút
Trung quốc
3000 điếu/phút 1000 điếu/phút
C7
1 máy cuốn đầu 1985
lọc AC11
1 máy cuốn Đl
1992
Vương
quốc 2500
Anh
Mak 8 - Mak 3
1 máy đóng bao 1973
2000
điếu/phút
điếu/phút
Đông đức
130 bao/phút
120 bao/phút
Tây đức
150 bao/phút
110 bao/phút
Pháp
120 bao/phút
110 bao/phút
Trung quốc
2200
2000
điếu/phút
điếu/phút
6000
4700
điếu/phút
điếu/phút
(ĐB)
1 máy ĐB
1985
3 máy đóng bao 1991
HLP
1 máy cuốn Đl
1994
YJ14-YJ23
Dây chuyền
DECCUPLE
2000
Pháp
Nhìn chung, thiết bị công nghệ của nhà máy ngày càng được hiện đại và theo đó là chất
lượng sản phẩm ngày càng tăng, phế phẩm ngày càng ít và tiết kiệm được nhiên liệu. Bên
cạnh những dây chuyền công nghệ có công suất thiết kế thấp, sử dụng nhiều lao động (tồn
tại chủ yếu là để giải quyết các vấn đề xã hội), Nhà máy cũng đã mạnh dạn đầu tư mua
sắm, chuyển giao những máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng sự phát triển của nhà máy.
13
Thí dụ, như dây chuyền chế biến sợi, được coi là dây chuyền hiện đại nhất đông nam á
hiện nay bởi : từ trước đến nay nguyên liệu lá thuốc chỉ sử dụng được phần ngọn, vứt bỏ
phần cuộng nhưng với dây chuyền này thì đã tiết kiệm tối đa nguyên liệu từ việc sử dụng
đưọc phần cuộng. Trong năm 2000 , nhà máy cũng đã đầu tư dây chuyền máy cuốn và
đóng bao của Pháp với công xuất 6000điếu/ phút. Với sự tự động hoá hoàn toàn.
4. Nhân sự
Trong quá trình phát triển, công ty thuốc lá Thăng Long luôn coi trọng yếu tố con
người. Con người lao động có tri thức, được chăm lo chu đáo sẽ quyết định sự
thành bại trong sản xuất, trong dt dm công nghệ. Trong công tác quy hoạch và xây
dựng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo công ty luôn chú trọng tới tiêu chí trình độ. Đây
chính là tầm nhìn về sự phát triển lâu dài và bền vững của công ty.
Hiện nay, tổng số lao động của công ty là 1244 người được chia làm 2 bộ phận:
- Công nhân trực tiếp sản xuất có 852 người, chiếm 68,5%.
- Cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ có 392 người, chiếm khoảng 31,5%.
Nhận xét: nhìn chung, Công ty Thuốc lá Thăng Long là một công ty cóđội ngũ cán
bộ có trình độ cao, năng động, sáng tạo. Hằng năm, toàn công ty c ó hàng nghìn
sáng kiến để giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh,
trong đó khoảng một phần năm ý kiến được áp dụng đã giúp công ty tiết kiệm
được hàng tỷđồng.
Tuy nhiên, do hoạt động xuất khẩu của công ty mới được quay lại hoạt động trong
5 năm gần đây nên cán bộ nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu
còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.
14
5. Marketing
Hoạt động chào hàng quảng cáo, xúc tiến bán hàng còn yếu, đặc biệt là khâu quảng
cáo tìm kiếm bạn hàng. Công ty chưa tận dụng hết sự cho phép của Nhà nước về hoạt
động quảng bá thương hiệu. Cụ thể là 5 lần được quảng cáo trong năm chưa được chuẩn
bị cẩn thận. Các thông tin về công ty và sản phẩm của công ty chưa đưa được nhiều đến
người tiêu dùng. Các hình thức khuyến mại tặng quà diễn ra còn buồn tẻ (khuyến mại thì
chậm thay đổi cơ cấu, những vật dụng sử dụng làm quà tặng thì quá quen thuộc và không
đặc sắc). Hoạt động hỗ trợ quảng cáo cho khách hàng mua buôn ở nước ngoài chưa có.
C.
I.
HOẠCH ĐỊNH THEO MA TRẬN
Điểm mạnh
Đoàn kết nhất trí, tinh thần cố gắng phấn đấu, khắc phục khó khăn của tập thể
CBCNV công ty, tìm mọi biện pháp đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm. Công tác định mức kinh tế kỹ thuật, tiết kiệm vật tư, nguyên phụ liệu được thực
hiện triệt để trên mọi lĩnh vực; rà soát và ban hành lại quy chế chi tiêu nội bộ nhằm
đảm bảo tính hợp lý các khoản chi phí. Đặc biệt, công ty đã phát động thi đua tăng sản
lượng sản xuất, tận dụng tối đa năng lực máy móc thiết bị, nhờ đó tạo được không khí
lao động hăng say.
Với những cố gắng này, nhận thức trong CBCNV đã có nhiều thay đổi, nhất là đội ngũ
nhân viên thị trường. Bằng sự năng động, sáng tạo, đội ngũ nhân viên thị trường phối
hợp với các bộ phận liên quan triển khai nhiều biện pháp tích cực, chủ động nắm bắt
kịp thời diễn biến của thị trường, thị phần của từng khu vực, củng cố, giữ vững mối
quan hệ với nhà phân phối truyền thống, mở rộng và phát triển thêm hệ thống các nhà
phân phối ở một số khu vực còn trống. Công ty luôn cùng các nhà phân phối tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc, từng bước củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên thị
15
trường địa phương; kết hợp chặt chẽ với Công ty Xuất nhập khẩu thuốc lá, đồng thời
tích cực chủ động tự tìm thêm đối tác, khai thác thị trường, giữ vững và nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ... nhằm duy trì sản lượng sản phẩm xuất khẩu.
Kỹ thuật, máy móc thiết bị, xây dựng định mức tiên tiến phù hợp hiện đại. Công ty
Thuốc lá Thăng Long còn thực hiện tốt quy trình công nghệ và không ngừng cải tiến
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008..., nhờ đó chất lượng sản
phẩm từng bước được nâng cao, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Thương hiệu,
uy tín của Thuốc lá Thăng Long được đông đảo người tiêu dùng trong nước và thế giới
biết đến.
Công ty cũng thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản đối với các dự án như dự án đầu tư
máy nén khí, dự án đầu tư đồng bộ dây chuyền cuốn ghép đầu lọc 7.000 điếu/phút và
đóng bao compact 350 bao/phút. Các dự án này luôn được đáp ứng đủ vốn từ nguồn
đầu tư phát triển và vốn khấu hao với tổng số tiền 39,6 tỷ đồng. Các dự án tuân thủ
theo đúng quy định hiện hành của pháp luật từ giai đoạn chuẩn bị đến khi kết thúc đầu
tư; công tác quản lý dự án được phân cấp rõ ràng, điều hành, giám sát theo đúng quy
định; tiến độ thực hiện tuy có chậm do khó khăn về nguồn nhân lực song vẫn kịp thời
đáp ứng sản xuất.
Cạnh tranh trên thị trường thuốc lá trong nước và xuất khẩu được dự báo ngày càng
khốc liệt. Với tinh thần chủ động, tích cực, chuẩn bị tốt nhất để vượt qua khó khăn và
đón nhận những cơ hội mới khi nền kinh tế trong nước cũng như thế giới dần phục
hồi, Công ty Thuốc lá Thăng Long xác định phát huy nội lực, khai thác triệt để năng
lực sẵn có, tận dụng mọi cơ hội, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ mọi hoạt động trong
toàn công ty, phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch của tổng công ty giao.
Công tác tiêu thụ thị trường luôn được coi là trọng tâm của hoạt động sản xuất – kinh
doanh. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư máy móc thiết bị, gồm: Dự án cải
tạo dây chuyền đóng bao Focke 349 từ sản phẩm Kingsize sang sản phẩm Compact;
Dự án kiểm tra vật lý điếu thuốc; Dự án đầu tư nồi hơi; Dự án nâng cấp trạm biến áp;
Dự án đầu tư thiết bị phụ trợ của dây chuyền chế biến sợi 6 tấn/giờ.
16
II. Điểm yếu
o Hoạt động chào hàng quảng cáo, xúc tiến bán hàng còn yếu, đặc biệt là khâu quảng
cáo tìm kiếm bạn hàng. Công ty chưa tận dụng hết sự cho phép của nhà nước về hoạt
động quảng bá thương hiệu. Các thông tin về công ty và sản phẩm chưa đưa được
nhiều đến người tiêu dùng.
o Mặc dù công ty đã tích cực cải tiến sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm nhưng so với thị
trường quốc tế còn đơn giản và kém phong phú. Các loại sản phẩm chất lượng cao
dùng để xuất khẩu thì chủ yếu là do liên doanh với nước ngoài. Máy móc sản xuất
cũng nhập từ nước ngoài. Nguyên liệu để sản xuất thuốc lá cao cấp tuy đã được nội
địa hóa nhưng tỷ lệ nhập ngoại vẫn cao.
o Công ty chưa có chiến lược mở rộng, phát triển thị trường xuất khẩu rõ ràng. Cán bộ
nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài còn
thiếu về cả số lượng và chất lượng. Các nguồn thông tin chưa được khai thác hết và
việc nắm bắt thông tin còn chậm chạp.
o Việc đầu tư khoa học của công ty: tuy phương hướng lựa chọn của công ty là đầu tư
theo chiều sâu, không mở rộng quy mô khiến cho việc đầu tư còn gây nhiều lãng phí.
Việc mẫu mã mới được đưa ra ồ ạt khi chưa có sự kiểm tra, tính toán cẩn thận, dẫn đến
chuyện khi chuyển đổi ngừng sản xuất sản phẩm đó để sản xuất sản phẩm khác thì sẽ
phải thay đổi linh kiện gây tốn kém, lãng phí
III. Cơ hội
Về Toàn cầu hóa , Hội nhập kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực cũng
như quốc tế ( gia nhập TPP , WTO ….)-> mở rộng thị trường tiêu thụ
Về kinh tế , công ty thuốc lá thăng long đang tiến hành sản xuất và kinh doanh trên thị
trường 23 nhãn hiệu thuốc lá khác nhau , trong đó có 15 nhãn hiệu đem lại hiểu quả
kinh tế vượt trội.
Về văn hóa xã hội , sản phẩm được sử dụng rộng rãi và nhận được sư ưa chuộng và tin
dùng từ khách hàng.
Về tự nhiên , việc thu mua nguyên vật liệu của nhà máy chủ yếu từ các trang trại trong
nước ( Yên Bái , Lạng Sơn ….. ), đã có nhà máy sản xuất nguyên liệu phụ nhằm thay
17
thế phụ liệu nhập từ nước ngoà---> Tiến tới sử dụng hoàn toàn nguyên liệu trong
nước.
IV. Nguy cơ
Là ngành không được khuyến khích sản xuất và tiêu dùng, do đó Nhà nước đã ban
hành nhiều chủ trương, chính sách về phòng chống ngành không được khuyến khích
sản xuất và tiêu dùng tác hại của thuốc lá với mục tiêu chung là hạn chế sản xuất,
giảm nhu cầu sử dụng, cấm quảng cáo thuốc lá… Những điều này đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá.
Cơ chế chính sách của Nhà nước hiện nay còn thiếu nhất quán và đồng bộ, hệ thống
văn bản pháp lý còn rườm rà và hay thay đổi, điều này cũng gây khó khăn nhiều cho
công ty trong quá trình hoạt động
Nhằm nâng cao mức sống và trình độ dân trí của người dân, các vấn đề về y tế, giáo
dục ngày càng được coi trọng. Vấn đề tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá,
giáo dục người dân chú ý hơn đến sức khỏe của mình luôn được quan tâm và người
tiêu dùng đã rất có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình. Song song đó, các chính sách về
bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người ngày càng được chú trọng. Các loại
thuốc lá sản xuất phải giảm các chỉ số độc hại xuống theo xu hướng khu vực và quốc
tế theo yêu cầu của Bộ Y tế. Tất cả những yếu tố trên cũng đã làm giảm tốc độ tiêu thụ
thuốc lá.
Vấn đề Việt Nam gia nhập AFTA, WTO, hội nhập với các nước trong khu vực cũng
như trên thế giới: Trong quá trình gia nhập, hàng rào thuế quan và các chính sách xuất
nhập khẩu sẽ thay đổi, cũng như tất cả các sản phẩm khác, sản phẩm thuốc lá phải
cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài, làm cho việc cạnh tranh vốn đã gay gắt nay
lại càng thêm khốc liệt.
18
Làn sóng hội nhập của các tập đoàn thuốc lá hàng đầu thế giới diễn ra ngày càng mạnh
mẽ, các nước phát triển sẽ chịu áp lực cạnh tranh nặng nề hơn.
Các biện pháp chống thuốc lá lậu tuy có tác dụng nhưng chưa thật sự hữu hiệu. Thuốc
lá nhập lậu, trốn thuế vẫn tồn tại, gây không ít khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm
của công ty. Công ty đã phải rất vất vả để duy trì thị phần vì khó có thể cạnh tranh
được với hàng lậu vốn có lợi thế là giá rẻ vì trốn thuế. - Sản phẩm nhượng quyền của
công ty được sản xuất với nguyên phụ liệu nhập khẩu hoàn toàn và nguyên liệu sản
xuất thuốc nội địa cũng có phần phải nhập khẩu nên công ty bị phụ thuộc rất lớn vào
sự thay đổi của tỷ giá hối đoái và tình hình ngoại tệ. Sự thay đổi theo chiều hướng
tăng của tỷ giá hối đoái và tình hình ngoại tệ có khi khan hiếm cũng đã gây khó khăn
không ít cho công ty khi phải luôn bảo đảm đầy đủ nguyên liệu sản xuất và ổn định
được đầu vào để kinh doanh có lợi nhuận
19