TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
ĐỀ THI KHẢO SÁT HSG KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 LẦN 2
NĂM HỌC 2017 - 2018
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1(3.0 điểm):
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà
nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,...”
(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi,
hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập.
Câu 2(1,5 điểm):
Nhận định về đặc điểm sông ngòi châu Á, trang 10- SGK Địa lí 8 có viết:
“Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển, song sự phân bố không đều và chế độ
nước thay đổi phức tạp”
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
Câu 3(1,0 điểm): Thế nào là pháp luật và kỉ luật? Tính kỉ luật của người học sinh
được biểu hiện như thế nào trong học tập?
Câu 4(1,5 điểm): Trình bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc
lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ?
-------------Hết------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh ……………………………. Số báo danh ……………..
1
Câu
Câu1
(3đ)
Nội Dung
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết viết bài văn nghị luận xã hội theo đúng yêu cầu về bố cục,
nội dung.
- Văn viết trong sáng, diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không sai lỗi
chính tả, ngữ pháp…
2
Điểm
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Bài viết cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
1)Mở bài:
0,5
- Nêu lại câu văn trên đề bài để dẫn đến tính tự lập
- Khi còn nhỏ, chúng ta sống trong sự bảo bọc của ông bà,
cha mẹ nhưng không phải lúc nào người thân yêu cũng ở bên
cạnh chúng ta. Bàn tay dìu dắt của cha mẹ, đến một lúc nào đó
cũng phải buông ra để chúng ta độc lập bước vào đời. Hai chữ
“buông tay” trong câu văn của Lý Lan như một bước ngoặt của
hai trạng thái được bảo bọc, chở che và phải một mình bước đi.
Việc phải bước đi một mình trên đoạn đường còn lại chính là một
cách thể hiện tính tự lập.
2)Thân bài:
* Giải thích:
0,5
- Tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp
đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa
vào người khác).
- Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống
cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
* Phân tích:
0,75
- Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào
đời.
- Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở
bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải
tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân.
- Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người
yêu mến, kính trọng.( Dẫn chứng)
* Phê phán:
- Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và
khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ
trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên
vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người
khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong
thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài
tháng tuổi.
* Mở rộng: tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng
đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng
loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
3
* Liên hệ bản thân: cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách
0,5
Câu 2 - Sông ngòi châu Á khá phát triển có nhiều hệ thống sông lớn như
(1,5đ) Sông Ô – bi, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Sông Ấn, Sông
Hằng…
- Sông ngòi Châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức
tạp:
+ Bắc Á: Mạng lưới sông dày, hướng từ nam lên bắc. Mùa đông
đóng băng, mùa xuân có lũ băng lớn. (Ô-bi, I-ê-nit-xây,…)
+ Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á: Mạng lưới sông dày, nhiều
sông lớn. Nước lớn vào cuối hạ đầu thu, cạn vào cuối đông đầu
xuân ( Hoàng Hà, Mê Công, Ấn, Hằng…)
+ Tây Nam Á và Trung Á: Kém phát triển, nguồn nước do tuyết
và băng tan núi cao cung cấp, càng về hạ lưu lượng nước càng
giảm( Xưa-đa-ri-a, A-mu-đa-ri-a, Ti-grơ...).
Câu 3 * Pháp luật: là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do
nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các
(1 đ)
biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
* Kỉ luật: là những quy định, quy ước của một cộng đồng ( một
tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối
hợp hành động sự thống nhất, chặt chẽ của mọi người.
* Tính kỉ luật của người học sinh được thể hiện:
- Trong học tập: Học sinh phải tự giác, vượt khó, đi học đúng
giờ, đều đặn, làm bài đầy đủ, không quay cóp khi kiểm tra, thi
cử…; Học sinh phải biết tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội kiến
thức; tự giác lập kế hoạch tự bồi dưỡng, học hỏi để đạt mục tiêu
kế hoạch học tập, không để thầy cô, cha mẹ phải đôn đốc, phải
phiền lòng vì sự chểnh mảng trong học tập của mình.
Câu 4 * Nguyên nhân:
(1,5 đ) - Thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thiết lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ
và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây.
- Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh
nhưng thực dân Anh ngăn cản, kìm hãm sự phát triển ở thuộc địa dẫn
đến mâu thuẫn giữa nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với
thực dân Anh trở nên gay gắt => chiến tranh bùng nổ
* Kết quả:
- Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc
Mĩ được ra đời.
- Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hòa
liên bang, đứng đầu là Tổng thổng.
* Ý nghĩa:
- Cuộc chiến tranh thực chất là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện
được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và
mở đường cho CNTB phát triển.
- Tuy nhiên, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản,
chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không
được hưởng chút quyền lợi gì.
4
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
----------Hết---------Lưu ý chung: Trên đây là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng, giám khảo cần linh
hoạt vận dụng đáp án, tránh chỉ đếm ý cho điểm.
5