ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***-------------
Trần Thị Phƣơng Hoa
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƢỜNG TRUNG ƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***-------------
Trần Thị Phƣơng Hoa
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƢỜNG TRUNG ƢƠNG
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60.85.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HẢI
TS. LÊ VĂN HỮU
HÀ NỘI – 2015
MỞ ĐẦU
Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW
về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết đã tạo ra một bước chuyển biến lớn trong hoạt động
bảo vệ môi trường. Các Bộ, ngành và địa phương đã tổ chức triển khai các hoạt động về
bảo vệ môi trường, thực hiện tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo
vệ môi trường không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước. Các hoạt động bảo vệ môi
trường từng bước được đẩy mạnh, đồng thời tạo bước chuyển biến căn bản về nhận thức
và trách nhiệm của các nhà quản lý, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng xã hội trong
công tác bảo vệ môi trường. Hệ thống chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường được
ban hành và ngày càng hoàn thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động bảo vệ môi trường vẫn còn
nhiều bất cập. Một số Bộ, ngành đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường vẫn còn dàn
trải, chưa tập trung vào giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc, trọng điểm thuộc phạm
vi đơn vị chủ trì. Chính sách về bảo vệ môi trường bộc lộ một số tồn tại cần phải điều
chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng và thích hợp với sự phát triển của các ngành công
nghiệp, sự phát triển nhanh của các khu đô thị, khu dân cư và sự phát triển kinh tế - xã
hội.
Do đó, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trung ương” là cần thiết, nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường của nước ta.
Mục tiêu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh phí sự nghiệp môi trường trung
ương.
- Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự
nghiệp môi trường trung ương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
môi trường của nước ta.
Nôi dung:
- Thu thập các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh phí sự nghiệp môi
trường.
- Thu thập thông tin về hiện trạng quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi
trường;
- Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường;
- Phân tích những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí sự
nghiệp môi trường;
- Đề xuất sửa đổi một số nội dung, phương pháp quản lý, sử dụng kinh phí sự
nghiệp môi trường.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KINH PHÍ MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm kinh phí sự nghiệp môi trƣờng
Kinh phí sự nghiệp môi trường không phải là khái niệm thông dụng trong lĩnh vực
quản lý tài chính công trên thế giới. Ở nước ta, khái niệm “Kinh phí sự nghiệp môi
trường” được định nghĩa theo quy định hiện hành là kinh phí cho “thực hiện các nhiệm
vụ bảo vệ môi trường do ngân sách nhà nước bảo đảm”, quy định tại Thông tư liên tịch
số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 10 tháng 3 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp môi
trường.
1.2. Khái niệm đầu tƣ
Đầu tư hiểu theo nghĩa chung nhất là sự bỏ ra một khoản tiền (chi phí, kinh phí)
cho một việc nào đó nhằm đạt được các mục tiêu nhất định.
Như vậy, đầu tư cho bảo vệ môi trường là khoản tiền (chi phí, kinh phí) cho hoạt
động bảo vệ môi trường nhằm đạt được mục tiêu về bảo vệ môi trường.
Ở cấp độ quản lý vĩ mô, đầu tư cho bảo vệ môi trường là khoản tiền mà nhà nước
chi ra, thường là từ nguồn ngân sách nhà nước cho mục tiêu bảo vệ môi trường. Ở nhiều
nước, các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho mục tiêu bảo vệ môi trường thường phân
biệt thành hai khoản: khoản chi thường xuyên (thường là các khoản cố định hàng năm) và
khoản chi không thường xuyên (thường là các khoản mua sắm trang thiết bị, tài sản, xây
dựng cơ bản). Ở Việt Nam, theo Luật Ngân sách nhà nước, khoản chi thường xuyên được
gọi là chi sự nghiệp và khoản chi không thường xuyên được gọi là chi đầu tư phát triển.
Ở cấp độ quản lý vi mô (doanh nghiệp), đầu tư cho bảo vệ môi trường là khoản
tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để hình thành tài sản của mình cho mục tiêu bảo vệ môi
trường.
1.3. Khái niệm ngân sách nhà nƣớc
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp môi trường là quá trình phân phối sử dụng
một phần vốn tiền tệ từ quỹ ngân sách nhà nước để duy trì, phát triển sự nghiệp bảo vệ
môi trường theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
1.4. Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trƣờng
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải
thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ
môi trường trong lành.
1.5. Khái niệm cơ chế phân bổ nguồn kinh phí
Cơ chế phân bổ nguồn kinh phí là những quy định của cơ quan có thẩm
quyền để triển khai thực hiện, quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường; là mối
quan hệ điều phối, phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan, giữa Bộ, ngành đó với
Chính phủ và các cơ quan công quyền và các tổ chức sử dụng nguồn kinh phí.
2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH CHO MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI
Hiện tại, trong các tài liệu quốc tế chưa có một định nghĩa cho khái niệm chi ngân
sách cho môi trường. Tuy vậy, các khoản chi tiêu nhằm mục tiêu BVMT thường bao gồm
4 mảng sau: Ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách Trung ương và địa phương; Chi
cho môi trường trong khu vực dịch vụ công nghiệp môi trường, bao gồm khu vực tư nhân
và Nhà nước; Chi cho môi trường của doanh nghiệp; Chi cho môi trường do các hộ gia
đình. Do không có định nghĩa thống nhất về chi môi trường nên khó có thể so sánh một
cách tuyệt đối mức chi môi trường giữa các nước. Nghiên cứu này tập trung so sánh các
nước có khái niệm chi cho môi trường gần giống nhau, cụ thể là chỉ so sánh phần chi
ngân sách sự nghiệp môi trường. Số liệu được lấy từ các nguồn có độ tin cậy cao như các
tổ chức thống kê của Liên minh Châu Âu, Liên Hợp quốc và các tạp chí khoa học [17].
2.1. Mức chi cho môi trƣờng
a) So sánh mức chi theo GDP
Tổng chi cho bảo vệ môi trường của các nước thuộc khối liên minh châu Âu EU là
1,77% GDP, trong đó ngân sách nhà nước chiếm 0,44%; ngành công nghiệp dịch vụ môi
trường chiếm 0,86% và doanh nghiệp chiếm 0,47%. Có xu hướng chuyển dịch chi
BVMT từ nhà nước sang ngành công nghiệp dịch vụ môi trường. Số liệu thống kê năm
2006 cho thấy, khu vực nhà nước giảm từ 0,7% xuống còn 0,44% GDP trong khi công
nghiệp dịch vụ môi trường tăng từ 0,8% lên 0,86% GDP. Nguyên nhân của sự chuyển
dịch này là sự tăng cường tham gia của doanh nghiệp và ngành công nghiệp môi trường.
Thực tế, phần lớn các nước phát triển trên thế giới, nguồn tài chính chi cho hoạt
động BVMT được thống kê theo phần trăm GDP. Các nước đang phát triển và trong đó
có Việt Nam, nguồn tài chính chi cho hoạt động BVMT được thống kê theo phần trăm
chi từ ngân sách nhà nước. Kết quả điều tra từ 39 nước cho thấy, mức chi bình quân từ
ngân sách nhà nước cho môi trường là 0,55%GDP. Cao nhất là Jordan 3,7%, tiếp đó là
Butan 1,94%, Trung Quốc 1,49%,
Đan Mạch 1,09%. Thấp nhất là Ghana 0,02%. Trong
khu vực châu Á, cao nhất là Trung Quốc 1,49%, Nhật 0,44%, Hàn Quốc 0,39%. Chi cho
môi trường của Việt Nam năm 2010 là 0,386%, cao hơn Lào 0,06% và Thái Lan 0,2%
(Hình 1). So sánh mức chi theo tỷ lệ %GDP mới chỉ phản ánh được một phần bản chất
của nguồn tài chính dành cho môi trường.
b) So sánh theo mức chi trên bình quân đầu người
Phân tích cho thấy mức chi trung bình trên bình quân đầu người của 27 nước có số
liệu thống kê là 111 USD/ người. Cao nhất là Hà Lan (597 USD/người), tiếp đó là Thụy
Sỹ (380 USD/người). Thấp nhất là Lào (0,3 USD/người) (Hình 2).
Hình
1: Chi tiêu môi trường của khu vực nhà nước tính theo % GDP
Hình 2. Mức chi cho môi trường tính theo bình quân đầu người (đơn vị USD) của
27 nước có số liệu thống kê
So với một số nước trong khu vực (Hình 3), mức chi của Việt Nam chỉ cao hơn
mức chi của Lào (0,3 USD/người), thấp hơn mức chi của Nhật Bản (168 USD/người),
Hàn Quốc (68 USD/người), Trung Quốc (50 USD/người), Thái Lan (8 USD/người).
Hình 3: Mức chi môi trường khu vực nhà nước bình quân đầu người (đơn vị
USD) của một số nước châu Á
Nếu tính chi cho môi trường theo tỷ lệ % GDP thì mức của Việt Nam thấp hơn
mức chi trung bình của các nước, ở mức 69% mức chi trung bình này (Hình 4). Nếu tính
chi cho môi trường theo bình quân đầu người thì mức chi ở Việt Nam ở mức rất thấp, chỉ
ở mức 4% của mức trung bình (Hình 5).
Hình 4. So sánh giữa mức chi cho môi trường của Việt Nam với mức chi trung
bình của các nước (tính theo tỷ lệ % GDP)
Hình 5. So sánh giữa mức chi cho môi trường của Việt Nam với mức chi trung
bình của các nước (tính theo bình quân đầu người)
2.2. Phƣơng thức chi
Ngân sách cho môi trường được chi theo các vấn đề môi trường ưu tiên của từng
quốc gia. Trong các nước thuộc khối EU, ngân sách nhà nước chủ yếu dành cho xử lý
chất thải rắn và nước thải. Một điểm đáng lưu ý là gần đây, các nước có xu hướng tăng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), hướng dẫn xây
dựng kế hoạch và dự toán ngân sách bảo vệ môi trường đối với các Bộ, ngành và cơ quan
trung ương.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo Ủy ban
Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội về tình hình thực hiện các hoạt động
bảo vệ môi trường hàng năm.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo Hội nghị môi trường toàn quốc.
4. Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư số
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT.
5. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TW.
6. Chính phủ (2013), Nghị định số 21/2013/NĐ-CP.
7. Chính phủ (2015), Nghị định số 19/2015/NĐ-CP.
8. Chính phủ (2009), Nghị định số 04/2009/NĐ-CP.
9. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 27/NQ-CP.
10. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 35/NQ-CP.
11. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường.
12. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 59/QĐ-TTg.
13. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg.
14. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1946/QĐ-TTg.
15. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1788/QĐ-TTg.
16. Nguyễn Danh Sơn (2012), Báo cáo đánh giá về nguồn kinh phí sự nghiệp môi
trường, Dự án VPEG của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
17. Đỗ Nam Thắng (2011), Chi ngân sách cho môi trường trên thế giới và định
hướng cho Việt Nam, Tạp chí Môi trwong, số 04-2011.
TRANG WEB
1. Website của Bộ Tài nguyên và Môi trường: .
2. Website của Tổng cục Môi trường: .