VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ CẨM
NHÂN THÂN NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI XÂM
PHẠM SỞ HỮU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60 38 01 05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2017
Công trình được hoàn thành tại:Học viện Khoa học Xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Trần Hữu Tráng
Phản biện 1: Ts. Võ Thị Kim Oanh
Phản biện 2: Ts. Đinh Thị Mai
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sỹ họp tại Học viện Khoa học xã hội hồi: 15 giờ 30 ngày 10 tháng 10
năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện khoa học xã hội
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân thân người phạm tội là nội dung được chú ý khá nhiều
cả góc độ luật hình sự và tội phạm học. Trong luật hình sự, nhân thân
người phạm tội được hiểu là tổng hợp các đặc điểm riêng biệt của
phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách
nhiệm hình sự của họ. Từ đó có ý nghĩa định khung định tội và quyết
định hình phạt. Tội phạm học nghiên cứu những đặc điểm thuộc về
nhân thân người phạm tội với mục đích làm sáng tỏ một phần nguyên
nhân và điều kiện phạm tội. Góp phần đưa ra giải pháp phòng ngừa
tội phạm.
Học viên quyết định chọn đề tài Nhân thân người
ưới 18
tuổi phạm tội xâm phạm s hữu từ thực ti n quận ình Tân, Thành
phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sỹ để làm sáng tỏ nguyên
nhân và điều kiện phạm tội của người dưới 18 tuổi của quận nhà. Từ
đó, đề ra các giải pháp, chương trình hành động bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục, trẻ em tốt hơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Luận án Tiến sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội trong
trong luật hình sự Việt Nam của Nguy n Thị Thanh Thủy, năm 2005;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: "Nhân thân người phạm tội theo
pháp luật hình sự Việt Nam từ thực ti n quận Thanh Khê, thành phố
Đà Nẵng” của tác giả Lưu Thị Hằng, Học viện Khoa học xã hội
2017;
- Giáo trình tội phạm học, do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên,
Đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa, năm 2011;
1
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội trong
tội phạm học” của Nguy n Thị Thanh Thủy, Trường ĐH Luật Hà
Nội năm 1996;
- Luận văn thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội xâm
phạm sở hữu trên địa bàn quận Bình Tân của Lê Thành Công;
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu các đặc điểm nhân thân của
người
ưới 18 tuổi phạm tội XPSH xảy ra
quận
ình Tân, làm
sáng tỏ các yếu tố tác động đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân
xấu
người phạm tội, từ đó hướng đến mục đích đưa ra các giải
pháp khắc phục các đặc điểm nhân thân tiêu cực này, góp phần nâng
cao hiệu quả phòng ngừa tội XPSH của người dưới 18 tuổi trong thời
gian tới
địa bàn quận ình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện
ba nội dung sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận chung về
nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội XPSH;
Thứ hai: Phân tích làm rõ các đặc điểm nhân thân người dưới
18 tuổi phạm tội XPSH và các yếu tố tác động đến sự hình thành
nhân thân người phạm tội XPSH trên địa bàn quận
ình Tân, giai
đoạn 2012 - 2016;
Thứ ba: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường phòng
ngừa các tội XPSH từ khía cạnh nhân thân người dưới 18 tuổi phạm
tội trên địa bàn quận ình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và
thực ti n nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội XPSH trên địa bàn
quận ình Tân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội
XPSH dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm trên địa
bàn quận ình Tân, TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2012
đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ s phép biện chứng duy vật của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tư ng Hồ Chí Minh và các quan điểm của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm,
bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của tội
phạm học, cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh, bình
luận… được sử dụng để làm rõ những vấn đề lý luận chung về nhân
thân người dưới 18 tuổi phạm tội XPSH.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, quy nạp, hệ
thống, di n dịch, thống kê, đối chiếu, suy luận logic, nghiên cứu bản
án, điều tra xã hội học… được sử dụng để làm rõ các đặc điểm nhân
thân người dưới 18 tuổi phạm tội XPSH và các yếu tố tác động đến
sự hình thành nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội XPSH trên địa
bàn quận ình Tân giai đoạn 2012 - 2016.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phân tích, suy luận
logic… được sử dụng để nhằm đưa ra kiến nghị việc hoàn thiện các
3
giải pháp phòng ngừa tình hình tội XPSH từ góc độ nhân thân người
phạm tội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận của đề tài: Luận văn là công trình nghiên cứu
đầu tiên ứng dụng hệ thống lý thuyết về nhân thân người phạm tội,
người chưa thành niên vào việc phân tích nhân thân người dưới 18
tuổi phạm tội XPSH trên địa bàn quận ình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu được sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống
lý luận tội phạm học nói chung và lý luận phòng ngừa tội XPSH do
người dưới 18 tuổi gây ra nói riêng.
- Ý nghĩa thực ti n của đề tài: Những biện pháp phòng ngừa
đưa ra trong đề tài rút ra được từ đặc điểm nhân thân người dưới 18
tuổi phạm tôi XPSH có thể được vận dụng vào thực ti n công tác
phòng, chống tội phạm tội XPSH nói riêng và tội phạm hình sự nói
chung trên địa bàn quận ình Tân trong thời gian tới. Kết quả nghiên
cứu của luận văn cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong
các cơ s đào tạo luật trong cả nước.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần m đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn được cấu trúc thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nhân thân người
dưới 18 tuổi phạm tội xâm phạm s hữu;
Chương 2: Thực trạng nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội
xâm phạm s hữu trên địa bàn quận ình Tân, TP. Hồ Chí Minh, giai
đoạn 2012-2016
Chương 3: Hoàn thiện giải pháp phòng ngừa các tội xâm
phạm s hữu trên địa bàn quận ình Tân, TP. Hồ Chí Minh từ khía
cạnh nhân thân người phạm tội.
4
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN THÂN
NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của nhân thân người phạm tội
xâm phạm sở hữu
1.1.1.Khái niệm nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội xâm
phạm sở hữu
Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm, dấu
hiệu thể hiện bản chất xã hội của con người và các đặc điểm, dấu
hiệu này kết hợp với các điều kiện, hoàn cảnh nhất định đã dẫn đến
con người đó thực hiện hành vi phạm tội [62, tr.131].
Nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội xâm phạm s hữu là
tổng thể các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội trong sự kết
hợp với với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hư ng đến
hành vi phạm tội xâm phạm s hữu của người đó
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người dưới
18 tuổi phạm tội xâm phạm sở hữu
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ nhân thân người duới 18 tuổi
phạm tội XPSH, góp phần làm cho quá trình định tội, định khung và
quyết định hình phạt được chính xác.
Thứ hai, nghiên cứu làm rõ nhân thân người dưới 18 tuổi
phạm tội XPSH, giúp xác định nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội XPSH (nguyên nhân từ phía người phạm tội và nguyên nhân
từ phía xã hội).
Thứ ba, nghiên cứu làm rõ nhân thân người dưới 18 tuổi phạm
tội XPSH, giúp đề ra các biện pháp phòng ngừa tội XPSH nói riêng
và tội phạm nói chung.
5
Thứ tư, nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội XPSH,
giúp đề ra các biện pháp giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm
tội XPSH một cách phù hợp và hiệu quả.
Thứ năm, nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội XPSH
còn góp phần cung cấp những thông tin hữu ích cho các ngành khoa
học pháp lý khác: Khoa học luật Tố tụng hình sự, khoa học Điều tra
hình sự.
1.2. Các đặc điểm nhân thân của người phạm tội xâm
phạm sở hữu
- Các đặc điểm nhân chủng học của người dưới 18 tuổi phạm
tội xâm phạm s hữu
- Các đặc điểm xã hội của người dưới 18 tuổi phạm tội xâm
phạm s hữu
- Các đặc điểm tâm lý học xã hội của người dưới 18 tuổi phạm
tội xâm phạm s hữu;
1.2.1. Nhóm đặc điểm sinh học (nhân chủng học)
Các đặc điểm nhân chủng học của nhân thân người phạm tội
XPSH, bao gồm: giới tính, độ tuổi…
a. Giới tính
b. Độ tuổi
1.2.2. Nhóm đặc điểm xã hội
Cũng như nhóm đặc điểm nhân chủng học, những đặc điểm về
xã hội trong nhân thân người phạm tội các tội nói chung và nhóm tội
XPSH nói riêng là những đặc điểm đặc trưng của cá nhân người
phạm tội. Nhóm đặc điểm này bao gồm: trình độ học vấn, hoàn cảnh
gia đình, nơi cư trú…
a. Trình độ học vấn
6
Mỗi người có một trình độ học vấn khác nhau, trình độ học
vấn là một yếu tố ảnh hư ng rất lớn đến nhận thức của con người,
đến khả năng ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội nói
chung và hành vi phạm tội nói riêng. Thực tế cho thấy những người
có trình độ cao thì khả năng nhận thức, hiểu biết càng cao dẫn đến
việc lựa chọn cách thức ứng xử trước những vấn đề xã hội của cuộc
sống thường rất linh hoạt và thông minh từ đó sẽ kiểm soát được các
hành vi của mình, tránh thực hiện hành vi phạm tội và ngược lại đối
với những người có trình độ học vấn thấp thì khả năng hiểu biết các
vấn đề xã hội, đặc biệt là nhận thức pháp luật còn thấp, dẫn đến nguy
cơ phạm tội rất cao.
b. Hoàn cảnh gia đình
Hoàn cảnh gia đình có ảnh hư ng rất lớn đến việc hình thành
những phẩm chất tâm lý tiêu cực của con người, dẫn đến họ sẽ có
tính chống đối xã hội, và có những hành vi đi ngược với các chuẩn
mực xã hội.
d. Nơi cư trú
Nơi cư trú, nơi sinh sống cũng là yếu tố ảnh hư ng không nhỏ
đến tình trạng phạm tội XPSH. Mỗi nơi cư trú, sinh sống có những
đặc trưng riêng về phong tục tập quán, kinh tế, giáo dục…
ựa vào
đặc điểm nơi cư trú, người dưới 18 tuổi phạm tội XPSH được chia
thành 03 nhóm: Người không có nơi cư trú, người có nơi cư trú
không ổn định và người có nơi cư trú ổn định.
1.2.3. Nhóm đặc điểm đạo đức - tâm lý
Về trạng thái cảm xúc: người chưa thành niên là người đang
trong quá trình phát triển cả về sinh lí, tâm lí và ý thức.
7
Về nhận thức pháp luật: Có thể nói, lứa tuổi chưa thành niên
là giai đoạn phát triển như vũ bão” về mặt sinh học nhưng lại thiếu
cân đối về mặt trí tuệ.
Về nhu cầu độc lập: Nhu cầu độc lập có thể được hiểu là việc
cá nhân tự hành động và tự ra quyết định theo ý kiến riêng mà không
muốn bị ảnh hư ng của người khác.
Về nhu cầu khám phá cái mới: Tìm hiểu, khám phá cái mới là
một trong những nhu cầu của các em
lứa tuổi chưa thành niên. Tuy
vậy, sự tò mò và khám phá cái mới cũng có thể tr thành một trong
những nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của các em , nếu các
em thiếu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của gia đình, xã hội,
không tự chủ được bản thân và không phân biệt được phải trái, đúng
sai.
1.3. Những yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân
người dưới 18 tuổi phạm tội xâm phạm sở hữu:
1.3.1. Các yếu tố khách quan thuộc môi trường sống
a. Môi trường gia đình
Thứ nhất, gia đình quá nuông chiều con cái. Gia đình mà bố
mẹ quá nuông chiều con cái, bao bọc, thỏa mãn tất cả mọi nhu cầu
của con… làm hình thành trong đứa trẻ một thái độ tự mãn, ỷ lại,
quen dựa dẫm, luôn đòi hỏi, đua đòi, sống gấp, coi trọng giá trị vật
chất, sống hết tham vọng, hết ý chí phấn đấu, lười lao động… Những
đứa trẻ này, nếu gia đình, cha mẹ không đáp ứng hoặc không còn khả
năng đáp ứng nhu cầu của chúng, sẽ có thái độ phản kháng, bất mãn,
căm giận bố mẹ, bỏ nhà ra đi, tụ tập với bạn bè hư, vướng vào các tệ
nạn xã hội như ma túy, nghiện game, cờ bạc… và để thỏa mãn nhu
cầu về vật chất, có trẻ đã lấy trộm cắp đồ đạc của gia đình, hoặc của
8
người khác, thậm chí còn đi trộm cắp, cướp giật… để thỏa mãn nhu
cầu, s thích của mình.
Thứ hai, gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc, giáo dục con
cái một cách đúng đắn. Đó chính là những gia đình thiếu sự quan tâm
chăm sóc, giáo dục con hoặc mặc dù có quan tâm nhưng lại không có
phương pháp giáo dục đúng đắn như quá nghiêm khắc, không thường
xuyên… Trong nhiều gia đình, cha mẹ chỉ quan tâm tới công việc,
mải lo làm ăn kiếm tiền mà bỏ bê, bỏ mặc con cái muốn làm gì thì
làm… làm cho con cái d căng thẳng, không cảm nhận được hơi ấm
gia đình, thiếu sự chia sẻ, thiếu chỗ dựa, ngại giao tiếp, luôn nói dối,
có tâm lý thường tìm cách chia sẻ với bạn bè… Con cái trong các gia
đình này thường d rơi vào hư hỏng, vướng vào các tệ nạn xã hội, tụ
tập bạn bè… từ đó dẫn đến nguy cơ thực hiện nhiều loại tội phạm
khác nhau, trong đó có các tội XPSH.
Thứ ba, gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Sống trong
gia đình này trẻ không được thỏa mãn về nhu cầu, s thích của mình,
thèm khát cuộc sống đầy đủ, no ấm. Trẻ có tâm lý tự ti, mặc cảm,
buồn chán, thất vọng, thù hận cha mẹ, thù hận cuộc đời là một đặc
điểm đặc thù trong gia đình này. Từ đó
trẻ xuất hiện những quan
niệm, tâm lý trả thù đời, muốn đổi đời, muốn có tiền ngay lập tức…
và đặc biệt rất d bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo tham gia thực hiện các
hành vi vi phạm pháp luật nhất là thỏa mãn nhu cầu vật chất dẫn đến
phạm các tội về XPSH.
b. Môi trường giáo dục (nhà trường)
-Thứ nhất, nhà trường chưa chú trọng giáo dục đạo đức, pháp
luật và kỹ năng sống; chưa chú trọng giáo dục sự tôn trọng tài sản,
tính mạng, coi trọng s hữu của người khác. Không được giáo dục
tốt, trẻ d hình thành đặc điểm nhân thân xấu như coi thường đạo
9
đức, pháp luật, coi thường tài sản, tính mạng của người khác… và
khi gặp những tình huống thuận lợi, trẻ sẽ lựa chọn cách thức xử sự
trái đạo đức, trái pháp luật.
-Thứ hai, sự thiếu quan tâm, quản lí sát sao của thầy cô giáo;
sự phối hợp thiếu hiệu quả giữa gia đình và nhà trường, dẫn đến trẻ
bỏ học, trốn học, tụ tập bạn bè xấu và nghe theo sự lôi kéo của bạn
bè tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, chơi games …
và để có tiền thỏa mãn các s thích lệch lạc đó, họ d thực hiện hành
vi phạm tội XPSH.
c. Môi trường bạn bè
Cùng với cha mẹ, người thân, thầy cô thì bạn bè đặc biệt là
bạn bè đồng trang lứa có sự ảnh hư ng rất lớn trong hình thành các
đặc điểm nhân thân người phạm tội.
d. Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội
- Mặt trái của kinh tế phát triển là lối sống hư ng thụ, chạy
theo đồng tiền, kiếm tiền bằng mọi giá.
- Địa vị xã hội nhiều khi được tính bằng tiền nên nhiều người
luôn tìm mọi cách để có tiền, chứng tỏ vị trí của mình.
- Kinh tế phát triển kéo theo các tế nạn xã hội, nghiện games,
cờ bạc, lô đề, mại dâm, ma túy... để có tiền phục vụ các tệ nạn này
nhiều người đã bất chấp đạo đức, pháp luật để phạm tội XPSH.
- Sự yếu kém trong quản lí nhà nước, quản lí nhân khẩu, quản
lí người lao động tự do.
- Sự yếu kém trong đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao
động....
- Cùng với sự phát triển của xã hội thì một loạt những tác động
tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, của sự sơ h bất cập trong
quản lý kinh tế…dẫn đến chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, lạm
10
phát, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng nhiều; các chủ trương, chính sách
còn nhiều hạn chế, an sinh, phúc lợi xã hội chưa đáp ứng đầy đủ….
Đây là những nguyên nhân hình thành những đặc điểm nhân thân
xấu như coi trọng đồng tiền, hư ng thụ, lười lao động, lười học, tham
lam, lối sống đua đòi, tâm lý chán nản, thất vọng, coi thường pháp
luật, giá trị đạo đức, nhân cách, s hữu…
- Hệ thống pháp luật về trẻ em và chưa thành niên thiếu đồng
bộ, việc thi hành chưa nghiêm. Sự phối hợp hoạt động của các cơ
quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, các ngành, các cấp chính
quyền chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện đúng mức và chưa
thực hiện hết trách nhiệm của mình trong công tác phòng chống vi
phạm pháp luật của nguời chưa thành niên, coi đó là trách nhiệm của
gia đình và nhà trường.
- Cùng với đời sống vật chất của người dân được nâng cao thì
đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ta cũng ngày càng phong
phú, đa dạng. Các giá trị truyền thống của dân tộc được phát huy,
nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Nhưng bên
cạnh đó, công tác quản lý các loại hình văn hóa, quản lý các loại hình
dịch vụ chưa thật chặt chẽ; đạo đức trong kinh doanh chưa được chú
trọng; các loại băng đĩa phim ảnh bạo lực, nội dung đồi trụy… vẫn
len lỏi tồn tại; tình trang suy thoái về đạo đức, lối sống có biểu hiện
gia tăng. Môi trường này đã hình thành
một bộ phận người dân tư
tư ng coi trọng vật chất, xem thường các giá trị đạo đức, xem thường
pháp luật, lười biếng lao động, xem thường tính mạng tài sản người
khác, vướng vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc,ma túy, rượu chè… Từ
đó khi nhu cầu, s thích không thể thõa mãn một cách hợp pháp, họ
sẵn sàng vi phạm pháp luật để có tiền đáp ứng nhu cầu, s thích của
mình.
11
1.3.2. Các yếu tố chủ quan thuộc về người phạm tội xâm
phạm sở hữu
a. Sai lệch về sở thích
S thích chính là thú vui, thú tiêu khiển, là những hoạt động
thường xuyên hoặc theo thói quen đem lại cho con người niềm vui,
sự phấn kh i trong khoảng thời gian thư giãn, s thích cũng chỉ về sự
hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất định. S
thích của mỗi người, mỗi cá nhân có thể giống nhau, cũng thể khác
nhau.
b. Sai lệch về nhu cầu và cách thức thỏa mãn nhu cầu
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi,
mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để
tồn tại và phát triển, là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó… Mỗi người
có khả năng, trình độ nhận thức, những đặc điểm tâm sinh lý khác
nhau, khả năng phản ứng với môi trường xung quanh cũng khác nhau
nên nhu cầu của mỗi người vì thế cũng khác nhau.
c. Hạn chế trong năng lực trí tuệ
Mỗi cá nhân có năng lực trí tuệ khác nhau, do vậy mặc dù
sống trong một môi trường xã hội chung nhưng họ lại có sự phát
triển khác nhau về mặt nhận thức, hiểu biết về thế giới xung quanh.
d. Sai lệch, hạn chế trong ý thức pháp luật của cá nhân
Đây cũng chính là một yếu tố tác động trong cơ chế làm phát
sinh tội phạm. Con người sống trong khuôn khổ luật pháp, tuy vậy
khả năng hiểu biết pháp luật nhận thức pháp luật của mỗi người lại
không giống nhau.
12
Chương 2
THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM
TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÊN ÐỊA BÀN QUẬN BÌNH
TÂN, TP. HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát tình hình tội xâm phạm sở hữu do người
dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn quận Bình Tân
2.1.1. Thực trạng tình hình tội xâm phạm sở hữu người
dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn quận Bình Tân
2.1.1.1 Tình hình tội xâm phạm sở hữu người dưới 18 tuổi
thực hiện so với tội phạm chung người dưới 18 tuổi thực hiện trên
địa bàn quận Bình Tân
Tội XPSH do người dưới 18 tuổi thực hiện đã xảy ra 48 vụ với
101 bị cáo chiếm tỷ lệ 90.57% tổng vụ án hình sự và 72,14% bị cáo
hình sự bị đưa ra xét xử. Trong đó, xảy ra nhiều nhất là năm 2012
(18 vụ,28 bị cáo) và năm 2015 thấp nhất (5 vụ, 14 bị cáo).
2.1.1.2 Tình hình tội xâm phạm sở hữu người dưới 18 tuổi
thực hiện trên địa bàn quận Bình Tân so với trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh
Quận ình Tân xảy ra 48 vụ với 101 bị cáo chiếm tỷ lệ 7,75%
tổng vụ án XPSH ngýời dýới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Tp. HCM
và 5,44% bị cáo XPSH người dưới 18 tuổi thực hiện bị đưa ra xét xử.
Trong đó, xảy ra nhiều nhất là nãm 2012 (18 vụ, 28 bị cáo) và nãm
2015 thấp nhất (5 vụ, 14 bị cáo).
2.1.2. Cơ cấu của tình hình tội xâm phạm sở hữu do người
chưa thành niên thực hiện trên địa bàn quận Bình Tân
2.1.2.1 Cơ cấu theo tội danh (điều luật)
- Tội tội cướp giật tài sản (điều 136) chiếm tỷ lệ cao nhất, hơn
một nửa số vụ phạm tội XPSH do người dưới 18 tuổi thực hiện trên
13
địa bàn và trong giai đoạn nghiên cứu (53,42%); kế đến là tội cướp
tài sản (điều 133) chiếm 43,83% và tội trộm cắp tài sản (điều 138)
chiếm 15,06 %;
- Các tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (điều 134), tội cưỡng
đoạt tài sản (điều 135), tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (điều 137),
tội lừa đảo ciếm đoạt tài sản (điều 139), tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản (điều 140), chiếm giữ trái phép tài sản (điều 141),
tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (điều 145), tội sử dụng
trái phép tài sản (điều 142), tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (điều 144), hoàn toàn không
có người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn trong giai đoạn này.
2.1.2.2 Cơ cấu theo nơi thường trú
Theo phân tích tại bảng 2.8 và 2.11 cho ta thấy số bị cáo có
nơi đăng ký hộ khẩu thường trú quận ình Tân là là 33 bị cáo chiếm
32,67%; số bị cáo có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú các quận,
huyện khác trên địa bàn TP.HCM là 11 bị cáo chiếm tỷ lệ 19,30%,
hộ khẩu thường trú tại các tỉnh khác là 57 bị cáo chiếm 56,44% và có
02 bị cáo không có hộ khẩu thường trú.
2.2. Thực trạng nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội
xâm phạm sở hữu tại quận Bình Tân từ giai đoạn 2012 - 2016
Kết quả nghiên cứu 48 vụ án với 101 bị cáo phạm tội XPSH
do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn quận ình Tân từ năm
2012-2016, về đặc điểm nhân thân người phạm tội XPSH như sau:
2.2.1. Giới tính, độ tuổi của nhân thân người phạm tội
XPSH trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn 2012-2016
a. Giới tính
14
Qua thống kê tại bảng 2.8 cho thấy đa số các đối tượng phạm
các tội XPSH đều là nam giới với 92 bị cáo chiếm 91,09%; chỉ có 6
bị cáo là nữ giới, chiếm tỷ lệ 9,78%.
b. Độ tuổi
Cũng theo kết quả tại bảng 2.8 cho thấy nhóm bị cáo có độ
tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với bị cáo, chiếm
94,06%; tiếp theo là độ tuổi từ trên 14 đến 16 với 6 bị cáo, chiếm
5,94% và độ tuổi dưới 14 không có. Điều này là hợp lý, vì theo điều
12 BLHS năm 1999, thì người từ 14 tuổi đến 16 tuổi thì chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, còn người đủ 16
tuổi tr lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà họ
thực hiện.
c. Trình độ học vấn
Qua phân tích bảng 2.9 cho thấy số người phạm tội không biết
chữ chiếm 6,93% (7 bị cáo); số người
(27 bị cáo); số người
người
trình độ cấp 1 chiếm 26,73%
trình độ cấp 2 chiếm 49,50% (50 bị cáo); số
trình độ cấp 3 chiếm 16,83% (17 bị cáo).
d. Hoàn cảnh gia đình
Nghiên cứu 48 vụ án với 101 bị cáo phạm tội XPSH do người
dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn quận ình Tân từ năm 2012 đến
2016, cho thấy về quan hệ gia đình:
- Số bị cáo được sống trong gia đình có đầy đủ cha mẹ là 98 bị
cáo chiếm 97% và 3 bị cáo sống trong gia đình không có đủ cha, mẹ
(cha hoặc mẹ mất hoặc cả hai mất hoặc không biết cha, mẹ là ai).
e. Nơi cư trú, hộ khẩu thường trú
- Về hộ khẩu thường trú: Số bị cáo có nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú quận ình Tân là là 33 bị cáo chiếm 32,67%; số bị cáo có
nơi đăng ký hộ khẩu thường trú các quận, huyện khác trên địa bàn
15
TP.HCM là 11 bị cáo chiếm tỷ lệ 19,30%, hộ khẩu thường trú tại các
tỉnh khác là 57 bị cáo chiếm 56,44% và có 02 bị cáo không có hộ
khẩu thường trú.
- Về nơi cư trú: số bị cáo cư trú tại quận ình Tân là 46 bị cáo
chiếm 45,54%, các quận huyện khác trên địa bàn TP.HCM là 18 bị
cáo chiếm 17,82%, cư trú các tỉnh khác là 28 bị cáo chiếm 27,72%,
còn lại 9 bị cáo không có chỗ
xác định chiếm tỷ lệ 9,81%.
2.2.3. Thực trạng các đặc điểm đạo đức - tâm lý
Đối với nhóm đặc điểm này thì qua nghiên cứu tác giả chú ý
đến đặc điểm về s thích, thói quen, động cơ mục đích phạm tội.
Theo thống kê 101 bị cáo phạm tội XPSH cho thấy, chỉ có 13 vụ/28
bị cáo (chiếm 27,80%) là mê chơi game, ma túy, thỏa mãn s thích
lệch lạc, còn lại là 27 vụ/53 bị cáo (chiếm 56,25%) xuất phát từ động
cơ, mục đích là cần tiền thỏa mãn nhu cầu vật chất, hám lợi.
Trong 101 bị cáo dưới 18 tuổi phạm tội XPSH có 21 bị cáo
trong thời gian phạm tội vẫn còn đi học, Qua nghiên cứu lý lịch, hồ
sơ, bản án của các bị cáo thì có đến 15 bị cáo chiếm 71,14% đến 15
bị cáo chiếm 71,14% thường xuyên vi phạm kỷ luật của nhà trường.
c. Thái độ thành khẩn khai báo, tiền án tiền sự
Về thái độ khai báo qua nghiên cứu kết quả có 101/101 bị cáo
có thái độ khai báo trung thực, biết ăn năn hối cải nhằm nhận được
sự khoan hồng của pháp luật
Theo kết quả thống kê 48 vụ án và 101 bị cáo cho thấy: đa số
người phạm tội dưới 18 tuổi là chưa có tiền án tiền sự, phạm tội lần
đầu. Không có bị cáo dưới 18 tuổi nào có tiền án
2.2.4. Cơ cấu theo động cơ, mục đích, thói quen, sở thích
của người phạm tội
16
Về mục đích phạm tội có đến 50 người nhằm thỏa mãn nhu
cầu tiêu xài cá nhân chiếm tỷ lệ 49,50% phạm tội do muốn thỏa mãn
nhu cầu cá nhân, tiêu xài và có 18 người chiếm tỷ lệ 17,8% vì mê
game có 12 bị cáo chiếm 11,8%, nghiện ma túy có 13 bị cáo chiếm
12,87%, hám lợi có 5 bị cáo chiếm 4,9%. Điều này cho thấy một
trong các đặc trưng nhân thân nổi trội của những người dưới 18 tuổi
phạm các tội XPSH
ình Tân là lười lao động, có lối sống không
lành mạnh như: thích chơi bời, nghiện ma túy, rượu chè, mê game.
2.3. Các đặc điểm nhân thân đặc trưng của người dưới 18
tuổi phạm tội XPSH trên địa bàn quận Bình Tân
Thứ nhất, phần lớn người dưới 18 tuổi phạm tội XPSH trên địa
bàn quận ình Tân là nam giới, có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi chiếm
94,06%,
Thứ hai, Phần lớn người dưới 18 tuổi phạm tội XPSH trên địa
bàn quận ình Tân có trình độ học vấn thấp chủ yếu là từ trung học
cơ s tr xuống.
Thứ ba, Phần lớn người dưới 18 tuổi phạm tội XPSH trên địa
bàn quận Bình Tân thuộc gia đình đủ ăn, giàu có. Phần lớn không có
nghề nghiệp hoặc có nhưng nghề nghiệp không ổn định.
Thứ tư, Phần lớn người dưới 18 tuổi phạm tội XPSH trên địa
bàn quận ình Tân là tạm trú (75,74%), đến ình Tân một mình để
tìm việc và phạm tội.
Thứ năm, động cơ mục đích phạm tội chủ yếu là hám lợi, thỏa
mãn nhu cầu bản thân, lười lao động, có nhu cầu , thói quen không
lành mạnh như: mê game, nghiện ma túy, thích chơi bời.
2.4. Thực trạng những yếu tố động đến sự hình thành nhân
thân người phạm tội xâm phạm sở hữu tại quận Bình Tân
2.4.1. Các yếu tố khách quan thuộc môi trường sống
17
a. Môi trường gia đình
Thứ nhất, gia đình quá nuông chiều con cái.
Thứ hai, gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc, giáo dục con
cái một cách đúng đắn
Thứ ba, gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn
b.Môi trường giáo dục (nhà trường)
Thứ nhất, nhà trường chưa chú trọng giáo dục đạo đức, pháp
luật và kỹ năng sống;
Thứ hai, sự thiếu quan tâm, quản lí sát sao của thầy cô giáo;
sự phối hợp thiếu hiệu quả giữa gia đình và nhà trường, dẫn đến trẻ
bỏ học, trốn học, tụ tập bạn bè xấu và nghe theo sự lôi kéo của bạn
bè tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, chơi games …
và để có tiền thỏa mãn các s thích lệch lạc đó, họ d thực hiện hành
vi phạm tội XPSH.
c.Môi trường bạn bè
Như đã trình bày
trên, người phạm tội dưới 18 tuổi
ình
Tân đa số là người tạm trú, họ có đời sống kinh tế khó khăn như
nhau, họ d đồng cảm và thường kết bạn cùng nhau. Cùng hoàn
cảnh, cùng tâm trạng, cùng trang lứa, họ thường tụ tập, chơi bời lêu
lỏng, khi gặp yếu tố tiêu cực từ môi trường dẫn đến hành vi phạm tội.
Qua phân tích hồ sơ vụ án có đến 96 bị cáo chiếm 95,04% bị bạn bè
rũ rê, lôi kéo phạm tội.
d. Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội
Triển khai các chương trình khuyến khích tinh thần kh i
nghiệp của giới trẻ để tăng số lượng doanh nghiệp mới. Hỗ trợ thanh
niên tiếp cận nguồn vốn từ quỹ phát triển thanh niên kh i nghiệp của
thành phố. Mỗi năm tổ chức gần 100 lớp tuyên truyền tập huấn về
18
pháp luật lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Đặc biệt, quận
rất quan tâm đến công tác cải cách hành chính.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường
mang lại nhiều mặt tích cực, thì trong quá trình điều hành, quản lý
của Nhà nước cũng có nhiều vấn đề mà từ đó sẽ tạo điều kiện môi
trường xấu cho hành vi phạm tội XPSH xảy ra.
Trẻ mới lớn rất thích khám phá, học hỏi những cái mới. Vì vậy
các em nhanh chóng tiếp thu những nét văn hóa của người dân
đây
nhưng không phải em nào cũng biết chọn lọc và kiềm chế những nhu
cầu của mình dần. Nếu người lớn không quan tâm, không kịp thời
uốn nắn, đó chính là căn nguyên của tội phạm.
2.4.2. Các yếu tố chủ quan thuộc về người phạm tội
a. Sai lệch về sở thích
b. Sai lệch về nhu cầu và cách thức thỏa mãn nhu cầu
c. Sai lệch, hạn chế trong ý thức pháp luật của cá nhân
19
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH
HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TỪ KHÍA CẠNH
NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI DƯỚI 18 TUỔI
3.1. Dự báo sự tay đổi của các yếu tố tác động đến sự hình
thành các đặc điểm nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu
dưới 18 tuổi trên địa bàn quận Bình Tân
*Sự thay đổi của môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội
* Sự thay đổi của môi trường giáo dục
* Sự thay đổi của môi trường gia đình
3.2. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội
xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi trên địa bàn quận Bình
Tân từ khía cạnh nhân thân người phạm tội
3.2.1. Hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường gia đình
3.2.2. Hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường giáo dục
(nhà trường)
3.2.3. Hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường bạn b
3.2.4 Hạn chế từ môi trường kinh tế
3.2.5. Hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường văn hóa,
tư tưởng, đạo đức
3.2.6 Các giải pháp nhằm khắc phục sự sai lệch về sở thích,
sai lệch về nhu cầu và cách thức thỏa mãn nhu cầu, hạn chế về ý
thức pháp luật, trí tuệ…
20
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu được về đặc điểm nhân thân
người dưới 18 tuổi phạm tội XPSH cũng như những yếu tố tác động
hình thành các đặc điểm nhân thân này kết hợp với các số liệu về
tình hình các tội XPSH đã xảy ra trên địa bàn quận ình Tân trong 5
năm (2012-2016), tác giả đã mạnh dạn đưa ra đánh giá chủ quan về
dự báo tình hình tội XPSH trong thời gian tới trên địa bàn quận ình
Tân. Đồng thời, tứ khía cạnh các đặc điểm nhân thân người phạm tội,
luận văn đã đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công
tác phòng ngừa các tội XPSH trên địa bàn trong thời gian tới. Kết
quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện lý luận cũng
như thực ti n về nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội XPSH, cũng
như góp phần vào công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên
địa bàn quận ình Tân nói riêng và TP.HCM nói chung./.
21