Mục Lục
Mục Lục..................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................2
CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC RỪNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG..........................................................................3
1.1. Tổng quan về rừng....................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm rừng..................................................................................................3
1.1.2 Vai trò của rưng đối với môi trường....................................................................3
1.2. Tổng quan hoạt động khai thác rừng........................................................................4
1.2.1. Khái niệm...........................................................................................................4
1.2.2. Đối tượng được phép khai thác..........................................................................4
1.2.3. Các loại hình khai thác.......................................................................................5
1.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối với môi trường...................6
1.3.1. Thực trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam............................................................6
1.3.2. Hiện trạng khai thác rừng ở Việt Nam...............................................................7
1.3.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối với môi trường
....................................................................................................................................11
CHƯƠNG II: HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHỤC HỒI
NGUYÊN TRẠNG RỪNG SAU KHAI THÁC...............................................................16
2.1. Hạn chế trong quy định của pháp luật....................................................................16
2.2. Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về phục hồi nguyên
trạng rừng sau khai thác.................................................................................................18
TỔNG KẾT..........................................................................................................................20
LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn thường nghe đến câu nói “Rừng vàng – Biển
bạc” Nguyên nhân từ đâu mà dân gian ta lại đút kết ra được điều đó?
Việt Nam chúng ta có rất nhiều nguồn tài nguyên như: tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản,...Thế nhưng tài nguyên
rừng lại là một đề tài hấp dẫn, một chủ để đang hot hiện nay, sẽ là cơ hội để nhóm
chúng tôi khai thác và tìm hiểu về chúng. Bởi nó sẽ chính là một trong những lời
giải thích xác thật nhất cho câu nói trên.
Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát
triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kì quan trọng, rừng tham
gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ
bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt,
hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên
tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm môi không khí. Vấn đề quản lý,
bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Một trong những
đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ là phải có những cơ chế thích hợp thu
hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng.
Hiện nay, thực trạng con người khai thác rừng tùy tiện, không đúng cách, trái
pháp luật đang diễn ra ngày càng phổ biến. Để khắc phục được điều này, nhóm
chúng tôi sẽ giúp các bạn và cô làm rõ hơn về vấn đề này. Đề tài nhóm mình muốn
gửi đến là “Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối với môi
trường. Một số quy định của pháp luật về phục hồi nguyên trạng rừng sau khai
thác, từ đó đề ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật”. Chính vì
vậy, bổ cục của bài tiểu luận bao gồm những nội dung chính sau:
Chương I: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng
đối với môi trường
Chương II: Hạn chế trong quy định của pháp luật và một số kiến nghị
hoàn thiện quy định của pháp luật về phục hồi nguyên trạng rừng sau
khai thác
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài việc sai xót là điều không thể tránh
khỏi. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung ý kiến từ cô cũng như các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC RỪNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
1.1. Tổng quan về rừng
1.1.1. Khái niệm rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh
vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ
thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng1
1.1.2 Vai trò của rưng đối với môi trường
- Được xem là "lá phổi" của trái đất, rừng có vai tròng rất quan trọng đối với trái
đất, tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường
quan trọng .
- Rừng có vai trò bảo vệ môi trường góp phần điều hòa khí hậu giữ không khí
trong lành, làm sạch bầu khí quyển, giảm thiểu tiếng ồn ở khu dân cư, khu công
nghiệp.
- Rừng phòng hộ đầu nguồn giúp điều tiết nguồn nước, phòng chống lũ lụt, xói
mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào
lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất,
khe rãnh gây lũ lụt, đất lở trôi, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa
được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào
mùa khô hạn chế hạn hán, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).
- Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì
dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác
dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi
1
Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng năm 2005
sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục
tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và
đất tốt nuôi lại rừng tốt.
- Rừng còn có vai trò rất lớn trong việc: chắn gió hạn chế sức phá hoại của gió
ngăn chặn bão, chắn cát di động, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn
biển, chống sạt lở, bảo vệ công trình ven biển, bảo vệ đê biển, che chở cho vùng
đất bên trong nội địa .
1.2. Tổng quan hoạt động khai thác rừng
1.2.1. Khái niệm
Khai thác rừng là một hình thức thu hoạch lâm sản theo tiêu chuẩn quy định, theo
một kì hạn và theo phương thức sắp xếp trong không gian xác định; đồng thời phải
đảm bảo điều kiện phục hồi rừng có chất lượng cao và bền vững .
1.2.2. Đối tượng được phép khai thác
Đối với rừng sản xuất2.
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên:
Rừng có trữ lượng giàu, trung bình chưa qua khai thác hoặc đã qua khai
thác nhưng được phục hồi tối thiểu sau một luân kỳ khai thác.
Rừng có trữ lượng giàu và trung bình được Nhà nước giao hoặc cho thuê
rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn mà chưa có
phương án quản lý rừng được khai thác gỗ phục vụ nhu cầu thiết yếu tại
chỗ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn .
- Rừng tập trung: Do chủ rừng tự quyết định, nhưng nếu khai thác trắng chủ rừng
phải có kế hoạch tổ chức trồng lại rừng vào vụ trồng kế tiếp phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.
Đối với rừng phòng hộ3
2
Quyết định 49/2016/QĐ-TTg Quyết định ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất
Quyết định 17/2015/QĐ-TTg Quyết định ban hành quy chế quản lý rừng phòng
hộ
3
- Rừng phòng hộ là rừng trồng:
Rừng do ngân sách nhà nước đầu tư: được khai thác cây trồng xen, cây phù
trợ, tỉa thưa; thu gom cây gỗ nằm, gỗ khô mục, lóc lõi, gỗ cháy, cành, ngọn,
gốc, rễ cây, nhưng phải bảo đảm mật độ cây trồng chính còn lại ít nhất là
600 cây/hecta
Rừng có hỗ trợ của ngân sách nhà nước, hỗ trợ của chương trình, dự án có
nguồn gốc ngân sách nhà nước: Khai thác cây trồng xen, cây phù trợ; tỉa
thưa, tận thu, tận dụng gỗ; Được chặt chọn cây trồng chính khi đạt tiêu
chuẩn khai thác với cường độ khai thác không quá 20 phần trăm trữ lượng,
sau khi khai thác rừng vẫn đạt tiêu chuẩn định hình .
Rừng do người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ tự đầu tư : Được
khai thác cây trồng xen, cây phù trợ; tỉa thưa, tận thu, tận dụng gỗ; được
chặt chọn cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác với cường độ khai
thác không quá 30 phần trăm trữ lượng, sau khi khai thác rừng vẫn đạt tiêu
chuẩn định hình .
- Rừng phòng hộ là rừng tự nhiên: Chỉ được phép tận thu gỗ là những cây, lóng,
khúc, bìa bắp gỗ đã khô mục, lóc lõi, gỗ cháy; cành, ngọn, gốc, rễ gỗ và khai thác
bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ; khai thác tận dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ
trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào
mục đích khác ở những đối tượng rừng tự nhiên là rừng giàu và rừng trung bình.
1.2.3. Các loại hình khai thác
- Có 3 loại khai thác rừng bao gồm
•
Khai thác trắng
•
Khai thác dần
•
Khai thác chọn
- Cả 3 loại khai thác này đều là hình thức chặt hạ cây rừng
- Tuy nhiên có sự khác nhau về: lượng cây chặt, số lần chặt hạ, thời gian chặt hạ,
loại rừng áp dụng và cách phục hồi rừng.
Loại hình
khai thác
Lượng cây
chặt hạ
Khai thác
Toàn bộ
trắng
cây rừng
Các đặc điểm chủ yếu
Số lần
Thời gian Loại rừng áp Cách phục hồi
chặt hạ
chặt hạ
Trong 1
1 lần
mùa khai
thác
Khai thác
Toàn bộ
3-4 lần
dần
cây rừng
chặt
5-10 năm
dụng
Rừng
sản
xuất là rừng
tự
nhiên,
trồng
Rừng
sản
1 số cây
chọn
theo yêu
Kéo dài
Kéo dài
cầu
Trồng rừng
Rừng tự phục
xuất là rừng
hồi bằng tái
tự nhiên
sinh tự nhiên
Chọn chặt
Khai thác
rừng
Rừng tự
nhiên
Rừng tự phục
hồi bằng tái
sinh tự nhiên
1.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối với môi trường
1.3.1. Thực trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam
Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng
ta hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân chính dẫn
tới việc thu hẹp rừng là do hoạt động khai thác một các bừa bãi, cùng với việc sử
dụng tài nguyên lãng phí, và do công tác quản lý yếu kém của các cấp chính quyền
địa phương.
Diễn biến diện tích rừng từ khi có thống kê tại Việt Nam
Diện tích rừng (triệu ha)
Độ che phủ
Năm
RTN
Rừng trồng
Tổng
%
1943
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2010
2015
2016
14,300
11,077
10,176
9,038
8,430
8,252
9,444
10,305
10,176
10,242
0,000
0,092
0,422
0,584
0,745
1,050
1,471
3,083
3,886
4,135
14,300
11,169
10,680
9,892
9,175
9,302
10,915
13,388
14,062
14,377
43,0
33,8
32,1
30,0
27,8
28,2
33,2
39,1
40,8
41,19
1.3.2. Hiện trạng khai thác rừng ở Việt Nam
Khai thác rừng đang là tình trạng đáng lo ngại hiện nay đối với tài nguyên
rừng Việt Nam. Đây là nguyên nhân quan trọng trực tiếp dẫn đến rừng bị suy thoái
một cách nghiêm trọng làm cho sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên, sự phong phú
về các loài sinh vật, độ che phủ và chất lượng rừng bị giảm sút gây ra nhiều hậu
quả nghiêm trọng cho môi trường sống cũng như sinh vật và cây trồng trên toàn
cầu.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước phát hiện gần 1.700 vụ phá rừng trái
pháp luật... Riêng khu vực Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay phát hiện 757 vụ,
tăng 88 vụ (13%), diện tích rừng bị thiệt hại gần 420 ha, tăng 145 ha (trên 50%) so
với cùng kỳ 2016. Tại Đắk Nông, diện tích rừng bị phá từ đầu năm đến nay tới 225
ha, tăng gần 100 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Tâm điểm phá rừng thời gian qua ở
khu vực phía Bắc được nhắc đến nhiều là ở tỉnh Điện Biên. Tại huyện Mường
Nhé, từ năm 2016 đến 9/2017, đã phát hiện 295 vụ phá rừng trái pháp luật, thiệt
hại 288 ha rừng. Đáng lưu ý, một số vụ phá rừng nghiêm trọng ở các tỉnh Tây
Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An, Bắc Kạn, Điện Biên
được phát hiện chậm.Theo Bộ NN&PTNT, chính việc xử lý thiếu kiên quyết,
không nhất quán, thậm chí có biểu hiện né tránh trách nhiệm, làm ngơ, tiếp tay cho
người phá rừng, gây thiệt hại lớn đối với tài nguyên rừng, gây bức xúc trong xã
hội.4
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm qua (2012-2017),
diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án
được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng trái pháp
luật làm mất 11%
Hiện nay có rất nhiều khu rừng đang bị khai thác với những mục đích không
phù hợp, khai thác trái phép, khai thác quá mức nhằm phục vụ cho kinh tế, cụ thể:
Khai thác quá nhiều gỗ để xuất khẩu
Các nước lân cận đã ban hành chính sách cấm xuất khẩu gỗ như Trung Quốc
đã ban hành chính sách cấm một số công ty lâm nghiệp thuộc nhà nước quản lý
khai thác gỗ thương mại. Do vậy, không những Việt Nam không nhập khẩu được
gỗ nguyên liệu từ Trung Quốc mà các doanh nghiệp nước này còn có thể "chiếm
bớt" nguồn cung gỗ của Việt Nam. Tại thị trường Lào, sau khi Chính phủ nước
này ban hành quyết định về cấm khai thác và xuất khẩu gỗ, một số loại gỗ và sản
phẩm gỗ đã bị cấm xuất khẩu. Mi-an-ma cũng đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gỗ
tròn (có hiệu lực từ tháng 4-2014).
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, nhiều mặt hàng gỗ của Việt
Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong 9
tháng đầu năm 2016, lượng ván bóc xuất khẩu đạt 240.000m3, tăng gấp 2,4 lần
lượng xuất khẩu trong cả năm 2015; lượng gỗ xẻ cao su cũng tăng từ 120.000m3
trong năm 2015 lên 170.000m3 trong 9 tháng năm 2016. Trong năm 2015, nếu
lượng ván ghép, gỗ dùng trong xây dựng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt
11.000m3 thì 9 tháng năm nay con số này đã tăng lên 67.000m3.5
Riêng khu vực Tây Nguyên, có đến 80% lượng gỗ nguyên liệu cao su ở Tây
Nguyên đã bị thương lái Trung Quốc bao mua, họ cắm xưởng xẻ, thuê dân đi mua
gom, thậm chí trả hết tiền trước .
4
/>%E1%BB%87t_Nam#N.C4.83m_2017
5
/>
Vì các chính sách trên, Trung Quốc bắt đầu mua các nguồn gỗ nguyên liệu của
Việt Nam đến mức các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh lại, khai
thác càng nhiều gỗ càng trở nên khan hiếm, rừng bị tàn phá để phục vụ cho những
lợi ích trước mắt.
Khai thác rừng để xây dựng các công trình – nơi sản xuất
Khai thác bán đảo Sơn Trà để phát triển trở thành khu du lịch quốc gia6:
Sơn Trà - tên một bán đảo rừng được ví là “lá phổi xanh” của thành phố Đà
Nẵng. Sơn Trà - tên một khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng là nơi cư trú của loài
vọoc chà vá chân nâu nằm trong Sách đỏ Việt Nam và vào Danh sách các loài
động vật cần được bảo vệ vô điều kiện của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới.
Tuy nhiên vào tháng 3/2017, một công ty du lịch ngang nhiên cày xới rừng
Sơn Trà để xây 40 nền móng biệt thự. Với quy hoạch này, diện tích khu vực tập
trung phát triển trở thành khu du lịch quốc gia chiếm tới 1.056 héc ta trong tổng
diện tích của bán đảo Sơn Trà là 4.439 héc ta.
Phú Yên: Phá rừng phòng hộ làm sân golf7.
Đầu tháng 9/9/2014 UBND tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư và đã
giao hàng trăm ha đất rừng phòng hộ ven biển cho công ty TNHH New City Việt
Nam thực hiện dự án khu du lịch cao cấp New City Việt Nam, hiện đang trồng cỏ
và làm sân golf. Tổng diện tích đất là 122,5 ha, trong đó đất rừng phòng hộ khoảng
115 ha.
Dù dự án chưa được cơ quan thẩm quyền phê duyệt đánh giá tác động môi
trường; chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất,…tuy nhiên tại hiện trường, dự
án đang được triển khai khá rầm rộ. Rừng phòng hộ với những cây phi lao 30 năm
tuổi trở lên đã được phát dọn để lấy đất triển khai các hạng mục như thi công
đường nội bộ, trồng cỏ và làm sân golf. Ngày 25/4/2017, Phó chủ tịch UBND tỉnh
Phú Yên thừa nhận những thiếu sót khi giao hơn 100 hecta đất rừng phòng hộ để
làm dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp New City ở xã An Phú, TP Tuy Hòa.
6
7
/> />
Khai thác gỗ trái phép:
Kon Tum thu giữ khối lượng lớn gỗ vô chủ8
Những tháng đầu năm 2017, tình trạng vi phạm luật bảo vệ rừng trên địa bàn
tỉnh Kon Tum diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Chỉ 3 tháng đầu năm,
toàn tỉnh đã phát hiện và bắt giữ 163 vụ (tăng 39 vụ so với cùng kỳ năm ngoái),
thu giữ hơn 644 m3 các loại gỗ với tổng số tiền xử phạt hơn 1,6 tỷ đồng.
Rừng tự nhiên cạnh trạm kiểm lâm bị đốn hạ
Một vụ chặt phá rừng xảy ra tại bản Cao Vều 4, xã Phúc Sơn, Anh Sơn, Nghệ
An vừa được cơ quan chức năng phát hiện, đang nói địa điểm khai thác chỉ cách
Trạm Kiểm lâm địa bàn Hạt Kiểm lâm huyện chưa đến 2km và khối lượng gỗ bị
chặt hạ khoảng trên dưới 30m2.
Bình Định: Khởi tố vụ phá hơn 16 ha rừng phòng hộ9
Ngày 30/03/2017 Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Phước - Quy Nhơn đã ra
quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Hủy hoại rừng” với 16,1 ha rừng tự nhiên
trạng thái 2A ở 13 lô thuộc khoảnh 1 và khoảnh 2, tiểu khu 363B thuộc địa bàn xã
Phước Mỹ ( thành phố Quy Nhơn) có chức năng quy hoạch phòng hộ do UBND
xã Phước Mỹ quản lý bị chặt phá. Đường kính cây trong toàn bộ 13 lô từ 6-15 cm,
có một số cây đường kính gốc từ 20-30 cm đã bị đốn hạ, trong đó có 3 lô diện tích
trên 6,5 ha cây rừng đã bị đối tượng phá rừng đốt cháy.
Khai thác củi:
Đối với các loại gỗ ngoài giá trị xây dựng công trình, xây dựng nhà ở, phục vụ
kinh doanh xuất khẩu thì những loại thực vật kém giá trị khác lại được con người
khai thác với mục đích là làm củi đốt. Trong phạm vi toàn quốc, 90% năng lượng
dùng cho gia đình là các sản phẩm từ thực vật, hàng năm 1 lượng củi khoảng 21
triệu tấn được khai thác từ rừng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình
và lượng củi này nhiều hơn lượng gỗ xuất khẩu hàng năm. Hơn nữa, Việt Nam là
một nước có nền kinh tế đang phát triển, đời sống của người dân đang dần có sự
8
/>
/>9
biến đổi nhưng tỉ lệ thay đổi đó vẫn còn thấp. Nhiều người dân ở vùng miền núi và
nông thôn chiếm một phần dân số đông so với cả nước, đã theo thói quen trong
sinh hoạt họ chỉ dùng củi để làm nguyên liệu đốt và dùng với lượng củi khá cao.
Những hộ gia đình nghèo không có đất sản xuất, vốn đầu tư đã vào rừng khai thác
củi bán đều có thêm thu nhập. Với dân số 95 triệu 10 người hiện nay, thì nhu cầu về
lượng củi đốt như hiện nay cũng tăng theo. Đây là vấn đề đáng lo ngại cho việc tàn
phá rừng tiếp tục tiếp diễn.
1.3.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối với môi
trường
1.3.3.1. Nhận xét chung
Không chỉ ở Việt Nam, nhìn chung trên toàn thế giới cho thấy tài nguyên rừng
ngày càng bị thu hẹp về diện tích vì bị tàn phá nặng nề. Rừng bị thu hẹp kéo theo
những hiểm họa khổng lồ mang tính chất toàn cầu như làm biến dạng hệ sinh thái,
tăng nguy cơ khan hiếm nước, thay đổi khí hậu và gia tăng các tai họa thiên
nhiên...
Diện tích rừng tự nhiên của nước ta đang suy giảm với tốc độ chóng mặt và
đặc biệt độ che phủ của rừng ở khu vực miền Trung đã bị suy giảm nghiêm trọng.
Tính đến ngày 31/12/2016, diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ toàn
quốc là 13.631.934ha, độ che phủ tương ứng là 41.19%11, trong đó diện tích rừng
nguyên sinh chỉ còn 10%. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, bởi do biến đổi khí hậu,
trong thời gian tới, Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng sẽ tiếp tục phải
hứng chịu nhiều đợt thiên tai do các hiện tượng thời tiết cực đoan như El Nino, La
Nina gây ra với tần suất ngày càng nhiều và khốc liệt.
Nguyên nhân khách quan:
Áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh, di cư tự do từ nơi khác đòi hỏi
cao về đất canh tác, những đối tượng này chủ yếu là những hộ nghèo, đời sống gặp
nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng. nhận thức về
10
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc tính đến ngày 22/3/2017
11
/>
bảo vệ rừng còn hạn chế, do đó vẫn tiếp tục phá rừng kiếm kế sinh nhai, lấy đất
canh tác hoặc làm thuê cho bọn buôn lậu, kẻ có tiền để phá rừng hoặc khai thác gỗ,
lâm sản trái phép.
Do cơ chế thị trường, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao, nhu cầu về
đất canh tác các mặt hàng này cũng tăng theo, nên đã kích thích người dân phá
rừng để lấy đất trồng các loại cây có giá trị cao hoặc buôn bán đất, sang nhượng
trái phép.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới, nhiều công
trình xây dựng, đường xá và cơ sở hạ tầng khác được xây dựng gây áp lực lớn đối
với rừng và đất lâm nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động phá rừng,
khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép.
Nguyên nhân chủ quan:
Do lợi nhuận đem lại từ hoạt động khai thác rừng rất cao nên con người bất chấp
chặt phá rừng triệt để hòng làm giàu và mang lại lợi ích về cho mình.
Phong tục tập quán của cộng đồng: từ lâu đời cộng đồng các dân tộc thiểu số vẫn
xem rừng là kho báu thiên nhiên vô tận nên họ chỉ biết ỷ lại, dựa dẫm vào tài
nguyên thiên nhiên, khai thác bừa bãi và không hề nghĩ đến việc trồng lại rừng sau
khai thác.
Chính quyền địa phương ở những nơi trọng điểm phá rừng, đặc biệt là cấp cơ sở
chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng; chỉ đạo về
quản lý bảo vệ rừng chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt trong việc thực hiện các
biện pháp bảo vệ rừng; thiếu sự phối hợp đồng độ giữa các ngành, các cấp, các lực
lượng trong việc bảo vệ rừng. UBND xã được Nhà nước giao quản lý rừng nhưng
không đủ điều kiện (con người và tài chính) để tổ chức bảo vệ rừng, để rừng bị
phá, lấn chiếm trái pháp luật. Thậm chí, một số cán bộ lãnh đạo cấp huyện và xã
có biểu hiện vi phạm hoặc tiếp tay cho việc phá rừng, tiêu thụ lâm sản bất hợp
pháp.
1.3.3.2. Mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác đối với môi trường
Đối với môi trường không khí:
Khai thác rừng không hợp lý là phá vỡ hệ thống sinh thái của Trái đất bởi:
• Rừng bị chặt phá dẫn đến cây không còn đủ để hấp thụ khí cacbonic tạo khí
oxy thông qua quá trình quang hợp, cung cấp oxy cho sự sống của con
người và vạn vật.
• Rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển
và có ý nghĩa điều hòa khí hậu.
Phá rừng là một nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của Trái đất và được coi là
một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Ở các khu
vực bị phá rừng, đất tăng nhiệt nhanh hơn và thời tiết trở nên nông hơn, điều này
kích thích quá trình bốc hơi nước của đất, từ đó hình thành các đám mây và dẫn
đến lượng mưa sẽ gia tăng.
Có thể thấy rằng, tác động của rừng đến môi trường không khí là không hề nhỏ,
một khi rừng bị biến đổi thì dẫn đến môi trường không khí cũng bị ảnh hưởng theo
mức độ cũng như phạm vi ảnh hưởng lại rất nghiêm trọng nhưng việc phục hồi thì
rất khó khăn.
Đối với môi trường nước:
Rừng không chỉ có khả năng hấp thụ khí cacbonic mà rừng còn góp phần giữ ổn
định nguồn cấp nước, giảm thiểu nguy cơ hạn hán cũng như lũ lụt.
Rừng còn giúp cân bằng dòng chảy cố định cho các hệ sinh thái và các trung tâm
đô thị.
Bởi vậy, suy giảm rừng gây biến động thủy chế sông ngòi, giảm sự điều hòa của
dòng chảy, làm tăng quá trình bốc hơi giảm lượng nước ngầm, dấn đến lũ lụt, khô
hạn.
Việt Nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng do biến đổi
khí hậu toàn cầu. Theo dự bán thì biến đổi khí hậu sẽ làm cho các trận bão ở Việt
Nam thường xuyên xảy ra nhiều hơn với mức tàn phá nghiêm trọng hơn. Đường đi
của bão dịch chuyển vào các tháng cuối năm. Lượng mưa giảm trong mùa khô và
tăng trong mùa mưa, mưa lớn thường xuyên kéo dài gây lũ đặc biệt lớn. Hạn hán
xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nước. Nhiệt độ tăng và lượng mưa
thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nền nông nghiệp và nguồn nước. Mức nước biển có khả
năng dân cao 1m vào cuối thế kỷ, lúc đó Việt Nam sẽ mất hơn 12% diện tích đất
đai, nơi cư trú của 23% số dân.
Nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự sống còn của
con người và mọi sinh vật trên Trái đất. Với tình hình khai thác rừng trong giai
đoạn vừa qua thì mức độ ảnh hưởng đến môi trường nước là rất lớn. Không chỉ có
tác động tiêu cực trực tiếp đến môi trường nước mà hoạt động khai thác rừng còn
có tác động gián tiếp thông qua môi trường nước, làm ảnh hưởng đến cuộc sống
con người về trước mắt và lâu dài. Vì khi môi trường nước thay đổi thì sinh hoạt
cũng như các lĩnh vực trong đời sống của con người thay đổi, thiên tai lũ lụt, hạn
hán gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cũng như vật chất đến con người.
Đối với môi trường đất:
Hiện nay đất đang bị suy thoái do các hoạt động sống của con người đặc biệt là
hoạt động khai thác rừng bừa bãi. Chính những hoạt động này đã làm mất thảm
thực vật bảo vệ đất.
- Phá rừng làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của không
khí.
- Phá rừng làm giảm độ kết dính của đất, từ đó dẫn tới xói mòn, rửa trôi, đá ong
hóa mạnh mẽ làm tăng diện tích đất bị thoái hóa, ngoài ra suy giảm tài nguyên
rừng còn làm giảm độ ẩm, độ phì nhiêu của đất và làm tăng diện tích đất bị thoái
hóa.
- Phá rừng làm giảm khả năng giữ và bay hơi nước của đất. Thay vì giữ nước mưa
được thấm xuống tầng nước ngầm, phá rừng làm tăng quá trình rửa trôi nước về bề
mặt, sự di chuyển của nước bề mặt có thể dẫn đến lũ quét và gây nhiều lũ lụt hơn
khi không có rừng bảo vệ. Môi trường đất đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hoạt
động khai thác rừng bừa bãi, ảnh hưởng đến quá trình thoái hóa đất, độ dinh
dưỡng trong đất cũng vì thế mà giảm dần ảnh hưởng đến nền nông nghiệp của
nước ta cũng như sinh hoạt người dân
Đối với môi trường sinh thái:
Sự giảm sút đa dạng sinh học, nhất là giảm sút diện tích đã thúc đẩy sự gia
tăng biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng ngược lại sự nóng lên toàn cầu cũng như
ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật và đa dạng sinh
học.
Hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra ngày một rõ ràng, trong đó có tác
động lên đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. Rồi đây Trái
đất sẽ tiếp tục nóng thêm, mực nước biển cũng sẽ cao hơn.
Hệ sinh thái sẽ bị tổn thương. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loại
sinh vật biển quan trọng, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập
mặn sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước
bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hóa chất nông nghiệp từ cửa sông đổ ra. Nhiệt
độ tăng làm nguồn thủy sản, hải sản bị phân tán.
Hệ quả của hoạt động khai thác rừng tác động nghiêm trọng lên hệ sinh thái.
Nếu như trước đây Việt Nam vốn là một trong những nước có sự đa dạng cao về
sinh học thì hiện nay số lượng loài sinh vật lại giảm mạnh. Khi môi trường sống
của hệ sinh thái không được đảm bảo thì sự tồn tại và phát triển của các loài sinh
vật ngày càng đe dọa. Hoạt động khai thác rừng bừa bãi, trái pháp luật là nhân tố
có tác động không hề nhỏ đến sự tồn tại của hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Vậy việc khai thác rừng trái phép, không phù hợp làm ảnh hưởng đến hệ thống
vật lý, hệ sinh học và hệ thống kinh tế xã hội, đe dọa sự phát triển, đe dọa cuộc
sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái. Biến đổi khí hậu với các hệ quả của nó
như lũ lụt, hạn hạn, cháy rừng, sói mòn và sạt lỡ đất sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái
đa dạng sinh học nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là hệ sinh thái rừng nhiệt đới
không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số lượng cá thể ít, cũng vì
thế mà sẽ tăng nguy cơ diệt chủng của động thực vật, làm biến mất các nguồn gen
quý hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh.
CHƯƠNG II: HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
PHỤC HỒI NGUYÊN TRẠNG RỪNG SAU KHAI THÁC
2.1. Hạn chế trong quy định của pháp luật
Hầu như Luật chỉ chú trọng đến việc quy định phải khai thác như thế nào, sử
dụng ra sao, vấn đề quản lý và bảo vệ mà chưa thực sự có giải pháp cụ thể nào để
phục hồi rừng sau khai thác
Điều 58 LBV&PTR 2004 quy định về rừng giống thì việc chọn lọc cũng như
nhân giống các loại cây đang gặp phải nhiều khó khăn như việc một số loại cây
sắp tuyệt chủng chúng ta đã lai tạo và bảo tồn gen được rồi nhưng khi mang ra
ngoài môi trường thì nó không thể thích nghi được vì điều kiện môi trường biến
đổi.
Quy định pháp luật chưa lường trước được những hoạt động khai thác gây bất
lợi cho rừng (khai thác trái pháp luật...) để đưa ra những biện pháp khôi phục rừng
cụ thể.
•
Điểm c, khoản 3, điều 47, luật bảo vệ và phát triển rừng 2004, đưa ra quy
định về việc tái sinh những cây đã khai thác theo quy định của pháp luật; còn với
rừng đặc dụng vẫn chưa có biện pháp khôi phục cụ thể mà chỉ đưa ra quy định về
việc khai thác như thế nào tại điều 51, luật bv&pt rừng 2004
Chúng ta xét đến một số thực tiễn điển hình về chính sách khôi phục nguyên
trạng rừng sau khai thác của nhà nước, nhiều dự án làm mất rừng được các cơ
quan nhà nước cho phép nhà đầu tư nộp tiền trồng rừng thay thế:
•
Một trong số đó là việc UBND tỉnh Phú Yên làm trái quy định pháp luật
khi cho đốn hạ hàng trăm hecta rừng tự nhiên ở huyện Sông Hinh để lấy đất giao
cho nhà đầu tư khi chưa có phương án trồng rừng thay thế. Sau khi bị phát hiện
UBND tỉnh Phú Yên đã phê duyệt quyết định trồng rừng thay thế cho gần 384
hecta rừng bị đốn hạ (trong đó chủ đầu tư chỉ thực hiện trồng 270 ha rừng, còn lại
xin nộp tiền thay thế vào quỹ đầu tư và phát triển rừng phú yên với số tiền 6,1 tỷ
đồng, lý do cho việc nộp tiền thay vì trồng rừng là đơn vị chưa khảo sát quỹ đất
trồng rừng theo đề xuất của sở nn&ptnt )
•
Dự án sân golf của công ty TNHH New City Việt Nam tại xã an phú, tp
Tuy Hòa cho triệt hạ 116 ha rừng phòng hộ mà chưa có báo cáo đánh giá tác động
môi trường, chưa chuyển mục đích sử dụng rừng thì tỉnh Phú Yên đã phê duyệt
phương án rồng rừng thay thế băng cách cho nhà đầu tư nộp 6,2 tỷ đồng để tỉnh
trồng lại rừng giao cho dự án.
Trên đây là hai trong số ít các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác phải trồng rừng thay thế trên cả nước. Và phần lớn các dự án đều
chọn phương án nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng thay vì trồng lại rừng.
Phương án này dường như không được hiệu quả do đôi khi việc nộp tiền vào quỹ
của các Doanh nghiệp thường bị chậm trễ do nhiều lý do, khiến việc trồng lại rừng
bị kéo dài, diện tích trồng lại rừng sẽ ít hơn diện tích rừng ban đầu, gây tổn thất về
mặt kinh tế. Bên cạnh đó, rừng trồng lại không đảm bảo được các giá trị ban đầu
của rừng tự nhiên về nhiều mặt. Điển hình như các dự án chuyển đổi rừng ở Kon
Tum: ban đầu là rừng tự nhiên có giá trị lớn về lâm sản và sinh thái, nhưng rừng
trồng lại chủ yếu là rừng sản xuất, phòng hộ. Điều này đồng nghĩa với việc Nhà
nước đang mất đi một nguồn tài nguyên về rừng tự nhiên mà phải mất hàng trăm
năm mới có thể tái tạo được. Chưa kể việc chi tiền để trồng lại rừng cũng gặp một
số những khó khăn do hiện chưa có văn bản hướng dẫn về việc quản lý và sử dụng
nguồn kinh phí trồng rừng thay thế, gây khó khăn cho tỉnh trong việc quản lý; giải
ngân, quyết toán nguồn vốn. Ngoài ra, việc triển khai trồng rừng cũng rất khó
khăn do khả năng đảm bảo quỹ đất lâm nghiệp cho trồng rừng thay thế tại các địa
phương khá thấp, đặc biệt là sau khi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có
yêu cầu ưu tiên trồng rừng thay thế trên diện tích đất trống quy hoạch rừng phòng
hộ hoặc rừng đặc dụng (Thông tư 26/2015/TT-BNNPTNT). Trong khi đó, diện
tích đất được quy hoạch là “đất trống” thì phần lớn đã được người dân lấn chiếm,
sử dụng canh tác lâu năm, nếu thu hồi sẽ có khả năng xảy ra tranh chấp.
2.2. Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về phục hồi
nguyên trạng rừng sau khai thác
Từ những hạn chế trên, ta thấy cần có những quy định cụ thể hơn về trồng
rừng thay thế để không những trồng lại được diện tích rừng đã chuyển đổi mà còn
làm tăng giá trị của rừng được trồng thay thế.
Cần có các biện pháp ngăn chặn việc chặt phá rừng bừa bãi đặc biêt là các
loại rừng khó nhân giống hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng. Kiểm tra chặt chễ
việc nhập các loại giống cây phù hợp với khí hậu, đảm bảo cung ứng giống tốt cho
việc trồng rừng.
Cần quy định đối với các dự án đầu tư có chuyển đổi rừng, nếu chưa xây
dựng được phương án trồng rừng thay thế thì chưa được khởi công dự án. Tránh
tình trạng như hiện nay, nhiều chủ dự án viện cớ khó khăn trong kinh doanh hoặc
chưa đi vào hoạt động nên xin khất hoặc không chịu nộp tiền trồng rừng thay thế,
hoặc một số dự án đã bán lại cho các chủ đầu tư khác gây khó khăn cho việc thu
tiền trồng rừng thay thế.
Nhân hệ số đối với giá trị của rừng bị khai thác mà các nhà đầu tư phải
khôi phục. Với việc làm này có thể hạn chế các dự án đầu tư làm tổn hại đến diện
tích rừng hoặc có thêm kinh phí để phục hồi rừng tốt hơn.
Nhà nước nên gắn liền lợi ích nhân dân với lợi ích rừng như việc giao
rừng cho người dân chăm sóc sau đó hỗ trợ trả chi phí chăm sóc cũng như cho
người dân tận dụng đất rừng để kết hợp trồng các loại cây phù hợp trong thời gian
nhất định; bổ sung quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo hướng minh bạch hóa
quyền quản lý, quyền kinh doanh, quyền hưởng lợi và trách nhiệm của chủ rừng…
Như vậy việc cải thiện lại rừng sau khai thác sẽ được đẩy mạnh, không bị trì trệ
gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế - xã hội, do khi được hưởng lợi thì người dân sẽ
bảo vệ rừng có trách nhiệm hơn.
Bộ cần tập trung đầu tư vào các vùng trọng điểm như rừng phòng hộ ven
biển (gồm cả trồng rừng trên đất ngập mặn, bảo vệ đê biển, chắn cát), trồng rừng
phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ. thu hồi đất sử dụng kém hiệu quả, đẩy mạnh
tiến độ giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng và các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để trồng rừng phục vụ mục
đích kinh tế. Bên cạnh đó, sẽ thực hiện rà soát, quy hoạch lại các loại rừng, xác
định rõ quy mô, diện tích hợp lý, đúng mục tiêu, đối tượng và chủng loại rừng.
Hướng dẫn về kỹ thuật điều chỉnh cơ cấu, mật độ cây trồng phù hợp để các địa
phương có đủ điều kiện chăm sóc, bảo đảm được mật độ từ khi trồng đến khi định
hình rừng
Các lĩnh vực đầu tư, tài chính, cần quy định rõ các hạng mục được ngân
sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư; mức đầu tư trồng
rừng được xây dựng theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; phân biệt rõ hoạt động sản
xuất kinh doanh và hoạt động công ích. Nhà nước cần có chính sách miễn giảm
thuế, tiền thuê đất cho người kinh doanh rừng trồng, đặc biệt đối với trồng rừng gỗ
lớn, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn; sửa đổi chính sách thuế tài
nguyên rừng theo hướng nguồn thu từ thuế tài nguyên rừng chủ yếu để bảo vệ, tái
tạo lại rừng; bổ sung các quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng như: dịch vụ
bảo vệ đất, bảo vệ và duy trì nguồn nước, kinh doanh du lịch sinh thái, hấp thụ và
lưu giữ các bon.
Bổ sung quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên
ngành lâm nghiệp từ trung ương đến địa phương theo hướng tập trung về một đầu
mối nhưng phân định rõ cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo tồn rừng, phát
triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản; quy định thống nhất hệ thống tổ chức
quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
TỔNG KẾT
Rừng là lá phổi xanh của trái đất và rừng rất quan trọng đối với cuộc sống của
con người. Rừng đem đến cho chúng ta một ngôi nhà xanh, đem đến cho ta rất
nhiều những nguồn lợi từ rừng và hơn thế nữa, rừng cung cấp cho chúng ta một
lượng lớn khí oxi – hay còn chính là nguồn sống của mỗi con người.
Tất cả mọi người đều biết được điều đó, biết được những lợi ích mà rừng
mang lại cho chúng ta tuy nhiên hiện trạng khai thác rừng quá mức, khai thác
không có kế hoạch, nạn phá rừng vẫn diễn ra liên tục và có xu hướng tăng cao mỗi
năm làm suy giảm đáng kể về số lượng và chất lượng tài nguyên rừng của đất
nước điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến
nguồn sống của con người như nguồn nước, không khí, đất,… Hiệu ứng nhà kính,
đất đai xói mòn, không khí ô nhiễm, lũ lụt... con người đã và đang gánh chịu
những hậu quả do chính mình gây ra.
Trên thực tế, mặc dù thế giới đã tiến hành không ít cuộc hội thảo, những nổ
lực quốc tế nhằm ngăn chặn tình trạng này nhưng tốc độ khai phá vẫn cao, môi
trường toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ở Việt Nam, Chính phủ cũng đã đưa
ra rất nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn những nạn khai phá rừng và khắc phục các
hậu quả do các nguyên nhân này gây ra, tuy nhiên muốn giữ gìn và cải thiện tài
nguyên rừng cũng như môi trường sống bắt buộc mỗi người dân đều phải có ý
thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.