I.
KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
Page | 1
II.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG TRÌNH BẢO TÀNG.
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
a. Định nghĩa:
Dưới đây là quan niệm của các nước về thuật ngữ Bảo tàng:
- Các nước Đông Âu: Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu, giáo dục, tiến hành nghiên cứu, sưu
tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày những tài liệu hiện vật gốc tiêu biểu của lịch sử, tự nhiên
và xã hội, phù hợp với nội dung và loại hình bảo tàng. Bảo tàng dành để phục vụ cho công
chúng vì những mục đích nghiên cứu và sưu tầm.
- Pháp: Bảo tàng là một cơ quan thông tin đa chức năng, trong đó chức năng thông tin là
quan trọng nhất, ngoài ra còn có chức năng giáo dục và chức năng giải trí.
- Hiệp hội Anh: Bảo tàng là thông tin thiết chế, xã hội đa chức năng.
- Tổ chức ICOM (Hội đồng Bảo tàng quốc tế): Bảo tàng là thiết chế tồn tại lâu dài, không vụ
lợi nhằm phục vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội, mở cửa phục vụ cho công chúng và
tiến hành nghiên cứu liên quan đến di sản của con người và môi trường xung quanh (năm
1996).
- Việt Nam: Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội
(sau đây gọi là sưu tập) nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng
thụ văn hóa của nhân dân (Luật Di sản văn hóa ban hành 2002).
Vậy ta có thể tóm lược như sau: Viện bảo tàng (hay Bảo tàng) là nơi trưng bày và lưu giữ tài
liệu, hiện vật cổ liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa của một dân
tộc hay một giai đoạn lịch sử nào đó. Mục đích của viện bảo tàng là giáo dục, học tập,
nghiên
cứu
và
thỏa
mãn
trí
tò
mò
tìm
hiểu
về
quá
khứ.
Page | 2
b. Phân loại:
Viện bảo tàng được chia làm 3 nhóm chính :
- Viện bảo tàng chuyên ngành:
Phụ thuộc vào đặc điểm của hiện vật (khoa học, tự nhiên, lịch sử, nghệ thuật, văn học, âm
nhạc, sân khấu, kĩ thuật và công nghệ...).
Hình ảnh các hiên vât được
trưng bày thuôc bảo tàng
chuyên ngành.
Page | 3
- Viện bảo tàng khu vực hoặc quốc gia:
Trong đó thu thập, giữ gìn và bảo vệ các tài liệu lịch sử, các tác phẩm nghệ thuật, các tác
phẩm mẩu mực của công nghiệp và nông nghiệp, khoán sản, thực vật và các hiện vật khác
trong lĩnh vực kinh tế, lịch sử, dân tộc học v.v.
Hình ảnh các hiên vât được
trưng bày thuôc bảo tàngPage
khu| 4
vực/quốc gia.
- Viện bảo tàng tưởng niệm:
Được sử dụng cho các sự kiện lịch sử hoặc các nhà hoạt động quốc gia, các nhà báo học, nhà
văn, họa sĩ, nghệ sĩ, nhạc công lớn v.v.
Ngoài ra viện bảo tàng còn được phân chia theo hiện vật trưng bày: loại có hiện vật cố định
và loại có hiện vật tạm thời.
Hình ảnh các hiên vât
được trưng bày thuôc bảo
tàng tưởng niêm.
Page | 5
c. Nguyên lý cơ bản tổ chức & thiết lập bảo tàng:
1. Khảo cổ - sử học.
2. Sưu tập - lí lịch hiện vật, sự kiện.
3. Phục chế - lưu giữ - bảo vệ.
4. Biên tập - trưng bày.
Đặc điểm bố trí:
- Để có giải pháp kiến trúc đúng đắn cho công trình bảo tàng, triển lãm và các vị trí trưng
bày, cần phải chú ý đến các đặt điểm sau:
- Xác định được đặc tính các vật trưng bày cùng với việc nghiên cứu tỉ mỉ hình dạng, độ lớn,
vật liệu, vị trí trong không gian của chúng v.v.
- Các định đúng dây chuyền trưng bày và khả năng chiếu sáng đúng đắn.
- Đặc điểm và độ lớn công trình.
- Thời gian làm việc của công trình.
Page | 6
d. Sơ đồ nguyên lý cơ bản:
Page | 7
e. Hình thức trưng bày:
- Có 3 hình thức: cửa hàng, triển lãm, bảo tàng.
f. Các kiểu trưng bày:
- Theo chủ đề.
- Theo thời gian, niên đại.
- Theo kiểu tập trung/phân tán/dàn trải.
g. Phong cách đặc trưng của bảo tàng:
Bao gồm: hiện đại, truyền thống, địa phương, đặc trưng riêng.
Page | 8
Page | 9
Page | 10
Điều 30. Tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng
1. Bảo tàng hạng I phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo
tàng, trong đó có ít nhất 5 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 90% tổng số tài liệu,
hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;
b) 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ, bảo quản phòng ngừa và có thực
hành bảo quản trị liệu;
c) Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 3 trưng bày chuyên đề; thường xuyên
mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;
d) Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo
quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a điểm b, điểm c khoản 1 Điều này và các
hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;
đ) 100% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn có trình độ đại học
phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
2. Bảo tàng hạng II phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo
tàng, trong đó có ít nhất 3 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 80% tổng số tài liệu,
hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;
b) 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ và bảo quản phòng ngừa;
c) Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 2 trưng bày chuyên đề; thường xuyên
mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;
d) Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo
quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và
các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;
đ) Từ đủ 80% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình
độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
3. Bảo tàng hạng III phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo
tàng, trong đó có ít nhất 1 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 70% tổng số tài liệu,
hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;
b) 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ;
c) Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 1 trưng bày chuyên đề; thường xuyên
mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;
d) Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo
quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều này và
các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;
Page | 11
đ) Từ đủ 60% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình
độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG TRÌNH BẢO TÀNG.
a. Bảo tàng Guggenheim Hermitage – Vilnius, Lithuania:
Được thiết kế bởi nữ Kiến trúc sư người Anh Zaha Hadid, có ý tưởng tiêu biểu thể hiện ngôn
ngữ của sự lưu chuyển, vận động và nhẹ nhàng. Công trình hiện ra như một vật thể bí ẩn nổi
lên trên cảnh quan nhân tạo rộng mở, vẻ bên ngoài được chạm khắc không theo quy luật
hướng đến lối vào xung quanh quảng trường.
Vỏ bọc bên ngoài bằng kim loại sáng bóng được nối khít lại với nhau bao phủ toàn bộ hình
khối của công trình. Những khối phụ được thể hiện thông qua những nếp gấp và phần nhô
ra trên mặt đứng khá uyển chuyển, tạo ra nhiều cách nhìn về công trình, như là toàn bộ công
trình được cấu thành từ những bộ phận không thể thiếu.
“Qua việc khai thác khéo léo địa thế bên bờ sông, hướng thẳng ra công viên và cầu, các cấp
độ khác nhau kiến trúc sư kiến tạo nên cách tiếp cận cho công trình. Mục đích của chúng tôi
là nhằm tăng cường cuộc sống công cộng tại dòng sông” - Zaha Hadid cho biết.
Những không gian bên ngoài được tạo thành cảnh quan với nhiều chức năng tạo nên những
điểm nhấn là nơi diễn ra các hoạt động và các chương trình biểu diễn khác nhau. Những bậc
thang lớn tại phố đi bộ có thể hoạt động như một không gian thính phòng bên ngoài phục
vụ cho việc chiếu phim vào mùa hè... Cảnh quan xung quanh là sự kết nối với khung cảnh nội
thất của bảo tàng và kết nối sảnh của bảo tàng với quang cảnh xung quanh của nó trên nhiều
cấp độ khác nhau.
Page | 12
Page | 13
a. Bảo tàng Tranh sơn dầu - Nhật Bản:
Bên trong phòng triển lãm, mọi người có thể di chuyển theo trình tự được thiết lập sẵn của
các bức tranh, nhưng do yếu tố cong của kết cấu công trình, người ta cũng có thể đi một
cách ngẫu nhiên tới các tác phẩm mà mình quan tâm.
Phòng trưng bày chính được đặt dọc theo khu đất xây dựng và dài khoảng 100 mét.
Các du khách sẽ chiêm ngưỡng các bức tranh siêu thực trong một phòng trưng bày liền
mạch mà không hề có sự tham gia hỗ trợ của đèn chiếu. Vào khoảnh khắc cuối cùng khi đến
được nơi cuối của bộ sưu tập, họ sẽ được tận hưởng ánh sáng tự nhiên cũng như cảnh quan
bên ngoài.
Tiếp đó họ sẽ di chuyển tới khu vực tham quan thứ hai. Tất cả các phòng trưng bày đều có
phong cách và tỉ lệ khá tương quan, những gì bạn cảm nhận được sẽ chỉ là sự chuyển mình
dần dần của ánh sáng tự nhiên.
Page | 14
Page | 15
c. Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee – Wisconsin, Mỹ:
Nằm bên hồ Michigan, Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee với kiến trúc đặc trưng đã trở thành
biểu tượng cho thành phố lớn nhất của tiểu bang Wisconsin. Đây là công trình viện bảo tàng
đầu tay của kiến trúc sư người Tây Ban Nha Santiago Calatrava.
Nhờ thiết kế bên ngoài độc đáo với một cấu trúc bêtông có thể chuyển động, với “đôi cánh”
là hai tấm chắn nắng mang hình dáng cánh chim hải âu có thể đóng mở.
“Đôi cánh hải âu” gồm 72 thanh chắn dài từ 8-31m, nặng khoảng 90 tấn, chuyển động nhờ
hệ thống 22 xilanh thủy lực. Sải cánh của hai lá chắn này lên đến 66m, dài hơn cánh của máy
bay Boeing 747, có khả năng gập lại hết cả chiều dài, gấp cong vào buổi tối hoặc những lúc
thời tiết khắc nghiệt, buổi sáng được mở bung ra với công năng của hai tấm che nắng uốn
lượn rất nghệ thuật.
Bảo tàng được chia thành ba phần chính: khu triển lãm, cầu treo nối bảo tàng với trung tâm
thành phố và “đôi cánh” chắn nắng di động.
Khu triển lãm chính với tên gọi Windhover Hall là sảnh chính rộng lớn của Quadracci
Pavilion. Nơi đây được thiết kế với phong cách hậu hiện đại kết hợp kiểu kiến trúc Gothic cổ.
Đó là các trụ chống đỡ uốn cong, các mái vòm nhọn, dàn khung đan chéo và gian chính với
trần cao hơn 27m. Khu triển lãm mang hình dáng mũi tàu, với dàn cửa sổ được lắp từ sàn
đến trần nhà, phóng tầm nhìn ra hồ Michigan bên ngoài.
Page | 16
Page | 17
Page | 18