1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Chữ viết đầy đủ
CPSX
Chi phí sản xuất chung
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BHTN
Bảo thất nghiệp
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
TSCĐ
Tài sản cố định
SXKD
Sản xuất kinh doanh
CPNVLTT
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT
Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC
Chi phí sản xuất chung
CPBH
Chi phí bán hàng
CPQLDN
Chi phí quản lý doanh nghiệp
CPSXKD
Chi phí sản xuất kinh doanh
GTGT
Giá trị gia tăng
KH TSCĐ
Khấu hao tài sản cố định
CCDC
Công cụ dụng cụ
NVL
Nguyên vật liệu
NVLC
Nguyên vật liệu chính
KKĐK
Kiểm kê định kỳ
KKTX
Kê khai thường xuyên
SPDD
Sản phẩm dở dang
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn.
2
MỤC LỤC :
Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………..5
Phần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………………………...5
2.1.Chi phí sản xuất …………………………………………………………………...5
2.1.1.Khái niệm ………………………………………………………………………...5
2.1.2. Phân loại ………………………………………………………………………...5
2.1.3. Đối tượng và kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.2. Giá thành sản phẩm
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Phân loại
2.2.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
2.5. Kế toán chi phí sản xuất
2.5.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT).
2.5.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT).
2.5.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC).
2.5.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.
2.6. Kế toán giá thành sản phẩm.
2.6.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì.
2.6.2. Kế toán giá thành sản phẩm
Phần III: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MINH HIẾU – HƯNG YÊN
3.1.Tổng quan về C.ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của C.ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên.
3.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất
3.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của C.ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên.
3.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
3
3.2. Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại C.ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên.
3.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C.ty
TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên.
3.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
3.2.3. Kế toán nhân công trực tiếp.
3.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty.
Phần IV : NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
4
Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách sâu rộng
để tạo ra sự phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Trước sự cạnh tranh gay gắt, muốn tồn tại và
phát triển được thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả
kinh tế xã hội.
Để quản lý một cách có hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hay sản xuất
dịch vụ của một doanh nghiệp nói riêng, một nền kinh tế quốc dân nói chung cần phải nhạy
bén sử dụng các công cụ quản lý khác nhau và một trong những công cụ quản lý không thể
thiếu được đó là kế toán. Trong đó, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ
một vai trò quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Việc phấn đấu tiết kiệm chi
phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh
nghiệp và là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Phần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.Chi phí sản xuất
2.1.1.Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động
vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên
trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, nhưng để phục vụ cho quản lý
hạch toán và kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp theo thời kỳ phù hợp
với kỳ báo cáo. Như vậy, chỉ được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ hạch toán những chi phí
có liên quan đến khối lượng sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi phí đã chi ra
trong kỳ.
2.1.2. Phân loại
2.1.2.1. Theo yếu tố chi phí ( nội dung kinh tế của chi phí)
- Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ chi phí phát sinh để mua sắm các đối tượng lao động
cần thiết cho sản xuất trong kỳ.
- Chi phí nhân công: là chi phí liên quan đến nguồn lực lao động mà doanh nghiệp sử dụng
trong kỳ sản xuất bao gồm lương và các khoản kèm theo lương (thưởng, phạt bảo hiểm...).
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng các TSCĐ của
doanh nghiệp trong kỳ sản xuất. Khấu hao TSCĐ được khấu trừ khỏi thu nhập của doanh
nghiệp trước khi tính thuế thu nhập.
5
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản thanh toán cho các yếu tố mua ngoài mà
doanh nghiệp thực hiện như: chi phí nhiên liệu, năng lượng, thuê ngoài sửa chữa, kiểm toán…
- Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các khoản thuế, lệ phí phải nộp, chi phí hoạt động tài
chính, hoạt động bất thường…
2.1.2.2 Theo khoản mục chi phí ( công dụng kinh tế của chi phí)
- Chi phí NVL trực tiếp: NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu, năng lượng và vật liệu khác
được sử dụng cho quá trình sản xuất hay dịch vụ của DN.
- Chi phí NC trực tiếp: khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, BHYT, kinh phí công
đoàn trả cho người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ.
- Chi phí sản xuất chung: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu và dụng cụ sản
xuất dùng cho các phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua
ngoài và chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng.
- Chi phí quản lý DN:
+ Chi phí nhân viên quản lý
+ Chi phí vật liệu phục vụ công tác quản lý
+ Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ công tác quản lý
+ Chi phí khấu hao TSCĐ chung cho toàn DN: văn phòng làm việc, phương tiện vận tải,
thiết bị văn phòng,…
+ Chi phí dự phòng: dự phòng giảm giá HTK, dự phòng phải thu khó đòi
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện nước, điện thoại, thuê văn phòng…
+ Thuế và lệ phí: thuế nhà đất…
+ Chi phí bằng tiền khác: tiếp khách, hội nghị, …
Chi phí bán hàng:
+ Chi phí nhân viên bán hàng
+ Chi phí bao bì đóng gói SP, bảo quản SP, nhiên liệu phục vụ vân chuyển hàng hóa đi tiêu
thụ,…
+ Chi phí dụng cụ, đồ dùng: đo lường, bàn ghế,…
+ Chi phí khấu hao TSCĐ cho công tác bán hàng
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài cho công tác bán hàng
+ Chi phí khác
2.1.2.3 Theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên BCTC
Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm hay quá
trình mua hàng để bán.
6
Chi phí thời kỳ: là chi phí để hoạt động kinh doanh trong kỳ và trực tiếp làm giảm lợi nhuận
của kỳ mà chúng phát sinh bao gồm: CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp, chi phí tài
chính,…
BCKQKD ra ngoài DN:
“ Doanh thu – giá vốn hàng bán = Lợi nhuận gộp”.
“ Lợi nhuận gộp – chi phí hoạt động = Lợi nhuận thuần”.
BCKQKD nội bộ:
“Doanh thu – chi phí biến đổi = Lợi nhuận góp”
“Lợi nhuận góp – chi phí cố định = Lợi nhuận thuần”
2.1.2.4. Theo khả năng quy nạp chi phí với các đối tượng kế toán chi phí
- Chi phí hạch toán trực tiếp: là những chi phí phát sinh một cách riêng biệt cho một hoạt
động cụ thể của DN ( chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp…).
- Chi phí phân bổ gián tiếp: là chi phí có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm
hoặc dịch vụ, phải qua quá trình phân bổ mới trở thành chi phí của một bộ phận ( phí sản xuất
chung).
2.1.2.5. Theo mối liên quan đến mức độ hoạt động:
- Chi phí cố định ( định phí): các chi phí không thay đổi theo sản lượng sản xuất và tiêu thụ
của DN
Đặc điểm: Tổng định phí không đổi khi thay đổi mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp.
Định phí bình quân của một đơn vị mức độ sẽ giảm dần khi tăng mức độ hoạt động.
Tổng định phí vẫn tồn tại ngay cả khi không hoạt động.
Định phí chia làm 2 loại:
+ Định phí bắt buộc: là định phí mang tính chất dài hạn không thể thay đổi trong ngắn hạn,
không dễ dàng thay đổi bằng hành động quản trị. VD: chi phí khấu hao nhà xưởng, chi phí
bảo hiểm, lương của Ban lãnh đạo cấp cao,…
+ Định phí tùy ý: dễ dàng thay đổi bằng hành động quản trị VD: chi phí quảng cáo, chi phí
nghiên cứu đào tạo,…
- Chi phí khả biến ( biến phí): các chi phí thay đổi theo sản lượng sản xuất và tiêu thụ của
DN, tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động.
Đặc điểm: Tổng biến phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.
Biến phí đơn vị không đổi khi thay đổi mức độ hoạt động.
Biến phí = 0 nếu không hoạt động.
7
Chi phí khả biến được chia làm 2 loại:
+ Biến phí tỷ lệ: là những khoản biến phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ thuận với sự thay đổi
của mức độ hoạt động. VD: CP NVLTT, CP nhân công trực tiếp trả theo sản phẩm, hoa hồng
bán hàng,…
+ Biến phí cấp bậc: là những khoản chi phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi đến
một phạm vi giới hạn nào đó. VD: chi phí bảo dưỡng thiết bị,…
- Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm cả định phí và biến phí.
2.1.2.6. Theo mối quan hệ với quy trình công nghệ SXSP và quá trình kinh doanh:
Chi phí sản xuất: là những khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng ( bộ phận) sản xuất,
liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm của doan nghiệp.
Yếu tố đầu vào của chi phí:
- Chi phí ban đầu: chi phí nguyên liệu trực tiếp kết hợp với chi phí tiền lương trực tiếp hay
là chi phí mà DN phải lo liệu, mua sắm chuẩn bị từ trước để tiến hành sản xuất kinh doanh.
- Chi phí luân chuyển nội bộ: là chi phí tiền lương trực tiếp kết hợp với chi phí sản xuất
chung hay là chi phí phát sinh trong quá trình phân công và hợp tác lao động trong DN.
Chi phí ngoài sản xuất: là những khoản chi phí doanh nghiệp phải chi để thực hiện việc tiêu
thụ sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ và chi cho bộ máy quản lý doanh nghiệp.
2.1.3. Đối tượng và kế toán tập hợp chi phí sản xuất
a. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất phát
sinh được tập hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành.
b. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
* Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp
đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó có thể căn cứ vào chứng từ ban
đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt.
*Phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp:
Áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp
chi phí đã xác định nhưng không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó.
Do đó phải tập hợp cho tất cả các đối tượng liên quan sau đó phân bổ cho từng đối tượng theo
tiêu thức phân bổ hợp lý theo công thức sau đây:
Chi phí sản xuất phân
bổ cho đối tượng i
Tổng chi phí tập hợp cần phân bổ
=
Tổng tiêu thức phân bổ
Tiêu thức phân
× bổ cho đối
tượng i
8
2.2. Giá thành sản phẩm
2.2.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản
phẩm (lao vụ) do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành trong kỳ. Những chi phí đưa vào giá
thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực tế của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản
xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao
động sống. Vậy bản chất của giá thành là sự chuyển dịch của các yếu tố chi phí vào những sản
phẩm, công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành
2.2.2. Phân loại
* Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các
nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc
định mức chi phí cho phù hợp. Bao gồm:
Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh, trên cơ sở giá thành thực
tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
Giá thành định mức: được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời
điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn
thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất
sản phẩm.
Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí
sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã
sản xuất và tiêu thụ trong kỳ.
*Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí.
Giá thành sản xuất sản phẩm: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến
việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất: CPNVLTT, CPNCTT,
CPSXC.
Giá sản xuất sản phẩm: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc
sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất bao gồm: CPNVLTT,
CPNCTT, CPSXC.
Giá thành toàn bộ: bao gồm CPSX, CPBH, CPQLDN tính cho SP tiêu thụ bằng tiền mà doanh
nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định.
Giá thành toàn bộ
Giá thành sản
Chi phí bán
Chi phí quản lý doanh
=
+
+
sản phẩm
xuất SP
hàng
nghiệp
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh của từng
mật hàng, từng dịch vụ.
2.2.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
a. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
9
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất
hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Căn cứ để xác định đối tượng
tính giá là đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, khả năng và yêu
cầu quản lý và tính chất của từng loại sản phẩm.
Doanh nghiệp có tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng
tính giá thành.
Doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá
thành.
Doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn
thành ở cuối quy trình sản xuất.
Doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa
thành phẩm ở từng giai đoạn và sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất, có thể là từng
chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành
b. Kỳ tính giá thành.
Là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cấn phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối
tượng tính giá thành.
c. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
TH1: Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn.
*Phương pháp tính giá thành giản đơn.
Theo phương pháp tính giá thành giản đơn thì giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ
trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được (theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất)
trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công
thức:
ZT = Ddk + C – Dck
zt
=
Z
Sht
Trong đó: ZT : Tổng giá thành.
Ddk, Dck: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
C: Tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ.
zt: Giá thành đơn vị sản phẩm; Sht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành.
Tổng giá thành và giá thành đơn vị được tính chi tiết cho từng khoản mục. Nếu cuối kỳ không
có sản phẩm làm dở hoặc có nhưng ít và ổn định nên không cần tính toán thì tổng chi phí sản
xuất đã tập hợp được trong kỳ đồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành.
*Phương pháp hệ số.
10
Phương pháp này áp được áp dụng trong trương hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất
với cùng một loại nguyên vật liệu tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí
không xác định riêng cho từng loại sản phẩm được.
Công thức:
Tổng giá thành sản
xuất của các loại
sản phẩm
=
Giá trị sản phẩm
dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí
phát sinh trong
kỳ
-
Giá trị sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm
Tổng giá thành sản xuất
gốc
Giá thành đơn vị sản = Giá thành đơn=vị sản ×
Hệcủa
số các
quy loại
đổi sản phẩm i
phẩm i
phẩm gốc
Tổng số sản phẩm gốc quy đổi
*
Phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp này áp dụng trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả thu được là
nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách, kích cỡ, phẩm chất khác nhau sẽ tính giá thành từng
quy cách, kích cỡ sản phẩm theo tỷ lệ. Công thức:
Giá thành thực tế của từng
loại sản phẩm
Tỷ lệ chi phí
=
=
Giá thành kế hoạch đơn vị
× Tỷ lệ chi phí
của từng loại sản phẩm
Tổng giá thành thực tế
Tổng giá thành kế hoạch
*Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ.
Áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ, kết quả
thu được cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ có giá trị. Là phương pháp tính giá thành sản
phẩm chính bằng cách loại trừ phần chi phí tính cho sản phẩm phụ.
Tổng giá thành
của sản phẩm
chính
Giá trị sản
= phẩm dở dang
đầu kỳ
Chi phí
+ sản xuất
trong kỳ
-
Giá trị sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
Chi phí sản
- xuất sản
phẩm phụ
TH2: Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục.
Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
11
Sơ đồ 1.1: Tính giá thành phân bước có tính giá nửa thành phẩm.
Công thức tính: Ztp = ZNTP (n-1) chuyển sang + Cn + Dđkn - Dckn
Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.
Theo phương pháp này chi phí sản xuất ở các giai đoạn được tập hợp riêng theo từng khoản
mục, sau đó tính toán kết chuyển để tính giá thành.
Chi phí sản xuất
giai đoạn 1
CPSX giai đoạn 2
CPSX giai đoạn n
CPSX giai đoạn n trong thành phẩm
CPSX giai đoạn 1 trong thành CPSX
phẩmgiai đoạn 2 trong thành phẩm
Giá thành thành phẩm (chi tiết theo từng khoản mục chi phí)
Sơ đồ 1.2: Tính giá thành phân bước không tính giá nửa thành phẩm.
Công thức xác định: Ztp = C1tp + C2tp + …. + Cntp.
Dđki + Ci
×
Sitp
Si
Trong đó: Citp là chi phí của giai đoạn i nằm trong thành phẩm.
Citp
=
Dđki, Ci là CPSX dở dang và CPSX phát sinh trong kỳ của giai đoạn i.
Si, Sitp là khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí và số lượng thành phẩm đã
quy đổi thành nửa thành phẩm gửi đi (Sitp = Stp × Hi , Hi là hệ số sử dụng sản phẩm giai đoạn i).
Sau đó tính giá thành sản phẩm theo công thức: Ztp = C1tp + C2tp + …+ Cntp
2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có
mối quan hệ với nhau và giống nhau về chất. Chúng đều là các hao phí về lao động và các
12
khoản chi tiêu khác của doanh nghiệp. Tuy vậy chúng vẫn có sự khác nhau trên các phương
diện sau:
Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí chi sản xuất sản phẩm và chi phí cho
quản lý doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí sản
xuất ra sản phẩm (chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất chung).
Mặt khác chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong mỗi kỳ nhất định (tháng,
quý, năm) không tính đến chi phí liên quan đến số lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa.
Còn giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm,
dịch vụ đã hoàn thành.
Về mặt lượng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kỳ còn giá
thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số chi phí kỳ này
chuyển sang kỳ sau. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau:
Tổng giá thành sản phẩm
Chi= phí sản xuất dở dangTổng
đầu +kỳ
chi phí phát sinh trong
kỳ sản xuất dở dang cuố
Chi_ phí
Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá thành là cơ sở để
xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì sự tiết kiệm hoặc lãng phí
của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành thấp hoặc cao từ
đó sẽ tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là
nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lý kinh tế. Nó giúp cho doanh
nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường.
2.4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chi tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản
xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phản ánh trung thực, hợp lý chi
phí sản xuất cũng như đảm bảo nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm
đã hoàn thành là yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp. Để đáp ứng được những yêu cầu
quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm kế toán cẩn hoàn thành tốt những nhiệm vụ
sau:
- Lựa chọn, xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất
- Lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp
- Xác định đối tượng tính giá thành
- Tổ chức áp dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp
13
- Tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán
- Kiểm tra thông tin kế toán chi phí, giá thành sản phẩm
- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm
- Cung cấp những thông tin cho các nhà quản trị ra các quyết định
2.5. Kế toán chi phí sản xuất.
2.5.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT).
2.5.1.1. Khái niệm, cách thức tập hợp và phân bổ CPNVLTT.
Khái niệm.
CPNVLTT là những chi phí về nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, … được xuất dùng
trực tiếp cho việc chế tạo ra sản phẩm thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Cách thức tập hợp và phân bổ CPNVLTT.
Đối với CPNVLTT có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính
giá thành sản phẩm thì dùng phương pháp trực tiếp. Trường hợp CPNVLTT có liên quan đến
nhiều đối tượng chịu chi phí thì được tập hợp và phân bổ theo phương pháp gián tiếp. Trường
hợp NVL xuất ra sử dụng không hết thì phải tính giá thực tế nguyên liệu, vật liệu chưa sử
dụng và tính ra CPNVLTT sử dụng trong kỳ.
2.5.1.2. Chứng từ, tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán CPNVLTT.
* Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn trong
tháng, Bảng phân bổ nguyên vật liệu…
* Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621 và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp.
TK chi phí NVLTT – 621
Giá trị thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho Giá trị NVL sử dụng không hết nhập lại kho,
sản xuất sản phẩm.
giá trị phế liệu thu hồi (nếu có).
Kết chuyển CPNVLTT cuối kỳ.
*Trình tự hạch toán kế toán CPNVLTT.
14
TK 621
TK 152, 153
TK 154
Xuất kho NVL dùng cho SXSP Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp (1)
TK 111, 112, 331…
TK 152,153
Mua NVL sử dụng ngay vào SXSP (*)
NVL thừa dùng không hết nhập lại kho
Thuế GTGT được khấuTK
trừ133
TK 611
Mua NVL sử dụng ngay
cho SXSP (**)
TK 632
Phần chi phí NVL trực tiếp vượt mức bình thường
TK 631
Giá trị NVL xuất kho sử dụng cho SXSP (2)
K/C CPNVLTT vào TK tính giá thành (2)
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán CPNVLTT.
Ghi chú:
(1), (2) Lần lượt là hạch toán theo PP kê khai thường xuyên và PP kiểm kê định kỳ.
(*), (**) Lần lượt là hạch toán thuế GTGT theo PP khấu trừ và PP trực tiếp.
2.5.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT).
2.5.2.1. Khái niệm, cách thức tập hợp và phân bổ CPNCTT.
*Khái niệm.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động
trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH,
BHYT, KPCĐ, BHTN.
*Cách thức tập hợp và phân bổ CPNCTT.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí căn
cứ vào chứng từ gốc tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan.
Đối tượng chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì sử
dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp.
Đối với các khoản trích theo lương thì căn cứ vào tỷ lệ trích quy định tính trên tiền lương của
công nhân đã tập hợp hoặc phân bổ cho từng đối tượng. Cụ thể:
Các khoản trích theo lương
BHXH
BHYT
Doanh nghiệp(%)
18
3
Người LĐ (%)
8
1,5
Tổng (%)
26
4,5
15
BHTN
1
KPCĐ
2
Tổng (%)
24
Bảng 1.1: Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2015.
1
10,5
2
2
34,5
2.5.2.2. Chứng từ, tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán kế toán CPNCTT.
* Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành,
Phiếu tạm ứng, Phiếu thanh toán lương, Bảng phân bổ lương và BHXH.
* Tài khoản sử dụng: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
TK chi phí nhân công trực tiếp – TK 622
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá
trình sxsp.
•
K/C CPNCTT để tính giá thành sp.
K/C CPNCTT vượt trên định mức.
Trình tự hạch toán kế toán CPNCTT.
TK 111,112
TK 622
TK 154
Thanh toán lương trực tiếp cho NLĐ
Cuối kỳ tính phân bổ và kết chuyển CPNCTT (1)
TK 334
TK 631
Tiền lương phụ cấp phải trả cho NLĐ
Cuối kỳ tính phân bổ và kết chuyển CPNCTT (2)
TK 335
Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất nhân
TK 632
TK 338
CPNCTT vượt trên mức bình thường
Các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định
Sơ đồ1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Ghi chú: (1) Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
(2) Hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
2.5.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC).
2.5.3.1. Khái niệm, cách thức tập hợp và phân bổ CPSXC.
* Khái niệm.
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ quá trình sản xuất ngoài
hai khoản CPNCTT và CPNVLTT phát sinh ở các phân xưởng, các đội sản xuất bao gồm: chi
16
phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ,
chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền,…
*Cách thức tập hợp và phân bổ CPSXC.
Tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý chi tiết từng yếu tố chi phí, mặt khác
CPSXC còn phải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cuối kỳ, kế toán tính
phân bổ CPSXC cho từng đối tượng kế toán theo những tiêu thức phân bổ thích hợp. Việc tính
toán xác định CPSXC tính vào chi phí chế biến sản phẩm còn phải căn cứ vào mức công suất
hoạt động thực tế của phân xưởng, CPSXC cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho
mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.
Trường hợp: mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường thì CPSXC cố
định phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh.
Trường hợp: mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường thì CPSXC cố
định phân bổ theo mức công suất bình thường, phần chi phí không phân bổ được ghi nhận là
CPSX kinh doanh trong kỳ.
2.5.3.2. Chứng từ, tài khoản sử dụng trình tự hạch toán kế toán CPSXC.
* Chứng từ sử dụng:
Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, Bảng khấu hao TSCĐ, Phiếu chi,…
*Tài khoản kế toán sử dụng:
Để theo dõi CPSXC kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Mở chi tiết cho từng
phân xưởng, bộ phận sản xuất.
TK chi phí sản xuất chung – TK 627
CPSXC phát sinh trong kỳ.
*Trình tự hạch toán kế toán CPSXC.
Các khoản ghi giảm CPSXC.
K/C CPSXC vào chi phí chế biến cho các đối
tượng chịu chi phí.
K/C CPSXC không được phân bổ vào CPSXKD
trong kỳ.
17
TK 627
TK 334, 338 338
Chi phí nhân viên phân xưởng sản xuất
TK 111, 112, 152
Các khoản giảm CPSXC
TK 152, 153 (242)
TK 154
Chi phí NVL, CCDC
Cuối kỳ tính, phân bổ kết chuyển CPSXC (1)
TK 214
Chi phí KHTSCĐ
TK 111,112, 141, 331
TK 631
Cuối kỳ tính, phân bổ kết chuyển CPSXC (2)
Chi phí dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác (*)
TK 632
Chi phí dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền
khác
CPSXC
cố (**)
định do hoạt động dưới mức công suất
TK 133
Thuế GTGT được khấu trừ
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung.
Ghi chú:
(*), (**) Lần lượt là hạch toán thuế GTGT theo PP trực tiếp và PP khấu trừ.
(1), (2) Lần lượt là hạch toán theo PP kê khai thường xuyên và PP kiểm kê định kỳ.
2.5.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.
2.5.4.1. Doanh nghiệp áp dụng theo PP kê khai thường xuyên (KKTX).
Kế toán sử dụng TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – TK 154.
TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – TK 154
Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong
Các khoản làm giảm CPSX.
kỳ.
Tổng giá trị sản phẩm sản xuất, lao vụ, dịch vụ
đã hoàn thành
Dư nợ: chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
18
T621, 622, 627
TK 152, 111,112
TK 154
Các khoản ghi giảm chi phí
Kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC
TK 155, 632, 157
Tổng giá thành thực tế nhập kho, tiêu thụ thẳng, gửi bán
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX.
2.5.4.2. Doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK).
Phương pháp KKĐK là phương pháp để phán ánh không thường xuyên liên tục tình hình biến
động tăng giảm tất cả các loại hàng tồn kho vào các tài khoản tương ứng. Kế toán sử dụng TK
631 – giá thành sản xuất.
TK giá thành sản xuất – TK 631
Chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ
dở dang đầu kỳ.
Chi phí ản xuất kinh doanh, dịch vụ
dở dang phát sinh trong kỳ.
TK 154
Giá thành sản phẩm nhập kho , dịch vụ hoàn thành
kết chuyển vào TK 632 – giá vốn hàng bán.
Chi phí ản xuất, kinh doanh, dịch vụ dở dang cuối
kỳ kết chuyển vào TK 154 – chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang.
TK 631
TK 154
Đầu kỳ k/c giá trị sản phẩm, dịch vụ ở dởCuối
dang
kỳ k/c giá trị sản phẩm dở dang
TK 632, 155
TK 621, 622, 627
Giá thành sản phẩm thực tế
Cuối kỳ tính, phân bổ, k/c CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC
TK 152, 138
Hạch toán các khoản thiệt
hại trong sx, phế liệu thu hồi
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK.
2.6. Kế toán giá thành sản phẩm.
2.6.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì.
2.6.1.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo CPNVL trực tiếp.
*Điều kiện áp dụng.
19
Doanh nghiệp có CPNVL chính trực tiếp (CPNVL trực tiếp) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi
phí sản xuất.
Khối lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối ổn định giữa các kỳ.
NVL chính phải được đưa vào sản xuất hết một lần vào đầu chu kỳ sản xuất.
*Nội dung.
Chỉ tính cho sản phẩm dở dang phần CPNVL chính trực tiếp (hoặc CPNVL trực tiếp), còn các
chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Trường hợp doanh nghiệp có quy
trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai
đoạn công nghệ sau được xác định theo giá thành sản phẩm giai đoạn trước chuyển sang.
*Công thức tính:
Giá trị
SPDD cuối
kỳ
Giá trị SPDD đầu kỳ
=
Số lượng SP hoàn
thành
+
+
CPNVL phát sinh
trong kỳ
Số lượng SPDD cuối
kỳ
×
Số lượng SPDD
cuối kỳ
2.6.1.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành
tương đương.
*Điều kiện áp dụng.
- Chi phí vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khồn lớn trong tổng CPSX, khối lượng SPDD lớn
và không ổn định giữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn thành của SPDD.
- Có hai trường hợp:
TH1: NVLC đưa vào sản xuất một lần vào đầu chu kỳ sản xuất, hay NVLC hoàn thành 100%,
các CPSX khác theo tỷ lệ % mức độ hoàn thành.
TH2 : NVLC đưa vào sản xuất từ từ, hay NVLC và các CPSX khác theo tỷ lệ phần trăm mức
độ hoàn thành nào đó.
20
*Nội dung.
- Tính cho SPDD cuối kỳ cả CPNVLTT và các chi phí sản xuất khác.
Khối lượng SPDD cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng SP hoàn thành tương đương theo
mức độ chế biến hoàn thành của SPDD.
-Tùy theo yêu cầu của quản lý, kiểm soát chi phí doanh nghiệp có thể đánh giá theo: phương
pháp bình quân gia quyền hoặc phương pháp nhập trước xuất trước.
-Phương pháp bình quân gia quyền:
Giá trị
SPDD
cuối kỳ
=
Giá trị SPDD đầu kỳ
+ Chi phí phát sinh trong kỳ
Khối lượng SP hoàn
thành
+
Khối lượng tương đương của
SPDD cuối kỳ
=
Khối lượng tương đương của
SPDD cuối kỳ
Khối lượng
SPDD cuối kỳ
×
Khối lượng tương
× đương của SPDD
cuối kỳ
Mức độ hoàn thành của
SPDD cuối kỳ
2.6.2. Kế toán giá thành sản phẩm.
Kế toán sử dụng TK 155 – Thành phẩm: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và
tình hình biến động của các loại thành phẩm của doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm được xác định theo công thức:
Giá thành sản phẩm
= CPSXDD đầu kỳ
hoàn thành
Kết cấu tài khoản 155.
+ CPSX trong kỳ
- CPSXDD cuối kỳ
Bên nợ: trị giá của thành phẩm nhập kho.
Bên có: trị giá của thành phẩm xuất kho.
Dư nợ: trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.
TK 154
Nhập kho thành phẩm
TK 155
TK 632,157
Xuất thành phẩm sử dụng
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán kế toán giá thành sản phẩm
21
Phần III: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MINH HIẾU – HƯNG YÊN
3.1.Tổng quan về C.ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của C.ty TNHH Minh Hiếu – Hưng
Yên.
Tên công ty: Công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên.
Trụ sở tại: Khu công nghiệp Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Điện thoại: (0321) 3991688.
Fax: (0321) 3991699.
Website: minhhieu.com.vn.
Công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên được thành lập năm 2005 với vốn đầu tư trên
100 tỷ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm,
nguyên liệu ngành nông nghiệp. Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
hiện đại và đồng bộ trên diện tích > 2ha. Là một trong những nhà sản xuất thức ăn
chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách
hàng. Các ngành sản xuất chính:
- Thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm.
- Thức ăn thủy sản.
- Trại lợn lái, lơn thịt.
Công ty tự hào là công ty Việt Nam tiên phong đưa công nghệ tiên tiến nhất Châu Âu
vào lĩnh vực thức ăn chăn nuôi nước nhà. Với mục tiêu cung cấp sản phẩm chất lượng
cao ổn định, giá thành phù hợp với người chăn nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm cho
người tiêu dùng Công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên đã được hầu hết nhà chăn
nuôi trên cả nước tín nhiệm, công nhận là những sản phẩm cao cấp nhất trên thị
trường. Sản phẩm của công ty bao gồm ba thương hiệu: JUMPO (kí hiệu là J),
SKYSFEED (S), MH (dòng đậm đặc) và thương hiệu HIGEN (H),…
3.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất
Để tiến hành sản xuất sản phẩm tại công ty, trước tiên Quản đốc xưởng sản xuất phải
tập hợp phiếu đăng ký mua hàng của các đại lý đăng ký với bộ phận bán hàng. Căn cứ
vào các phiếu đăng ký mua hàng và công thức của từng loại sản phẩm, số lượng
nguyên vật liệu tồn kho, tỷ lệ chênh lệch cho phép mà quản đốc lập kế hoạch sản xuất
cho ngày, tuần và tháng trình Ban giám đốc ký duyệt. Ban giám đốc ký duyệt xong,
Quản đốc lên lệch sản xuất và gửi tới các bộ phận liên quan như bộ phận vận hành, bộ
22
phận nạp liệu, bộ phận kho, bộ phận KCS, bộ phận thống kê sản xuất để tiến hành sản
xuất và kiểm soát quá trình sản xuất.
Phiếu đăng ký mua hàngTổng hợpLập kế hoạch SX trình BGĐLên LSX ngày Tiến hành sản xuất
Sơ đồ 2.1: Quy trình tạo lệnh sản xuất.
TỔNG GIÁM ĐỐC
GĐ ĐIỀU HÀNH
GĐ KD SKYSFEEDGĐ KD JUMPO
GĐ NHÂN SỰ
GĐ KD HIGEN
GĐ KD TÀI CHÍNH
GĐ SẢN XUẤT
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm.
PHÒNG
KINH bộ
DOANH
P. KD
P. HCC.ty
NHÂN
SỰ
X. SẢNMinh
XUẤT Hiếu
P. VẬT–TƯ
3.1.3.Đặc điểm
tổ chức
máy quản
lý của
TNHH
Hưng Yên.
P.KẾ TOÁN
CÁC TỔ
P. KCS
P. T.MẠI
23
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên.
Tổng giám đốc: có quyền hành cao nhất trong doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động của doanh nghiệp. Phân cấp cho cấp dưới trong lĩnh vực và tăng cường
kiểm soát, áp dụng biện pháp quản lý tiên tiến.
Giám đốc điều hành: được tổng giám đốc giao quyền điều hành toàn bộ hoạt động của
nhà máy thức ăn chăn nuôi. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch về thị trường,
kỹ thuật, dinh dưỡng và KCS để đảm bảo chất lượng phù hợp thích ứng với từng giai
đoạn, xây dựng chính sách sản phẩm, bao bì, giá, báo cáo Tổng giám đốc về kết quả
thực hiện công viêc,…
24
2.1.1.
2.1.2.
3.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.3.
3.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên.
2.1.4.
Kế toán trưởng
2.1.5.
2.1.6.
2.1.7.
2.1.8.
Thủ quỹ
Kếtoán,
toán tiền
thuếlương, chi phí giá thành
Kếphẩm
toán công Kế
nợ,toán
TSCĐthanh
Kế toán
vật tư, thành
2.1.9.
2.1.10.
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại C.ty TNHH Minh Hiếu – Hưng
Yên.
2.1.11.
-
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận thành viên:
Kế toán trưởng: có trách nhiệm chỉ đạo toàn diện phòng kế toán, tổ chức xây dựng bộ máy
kế toán, phân công hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên phòng kế toán, giúp Giám đốc
-
quản lý công tác kế toán tài chính của công ty.
Kế toán vật tư, thành phẩm: căn cứ vào phiếu nhập xuất kho làm cơ sở ghi nhận vào sổ
-
sách và báo cáo nhập xuất tồn trong tháng.
Kế toán công nợ, tài sản cố định: theo dõi các khoản công nợ phải thu và phải trả của công
ty. Thường xuyên đối chiếu công nợ phải thu và phải trả theo đúng hợp đồng đã ký, đặc
biệt vào thời điểm kết thúc năm tài chính. Theo dõi cơ cấu TSCĐ, đánh giá hiệu quả sử
dụng TSCĐ, trích khấu hao, phân bổ khấu hao theo đúng chế độ, theo dõi chi tiết TSCĐ
-
sử dụng ở các bộ phận.
Kế toán thanh toán, thuế: căn cứ vào chứng từ phát sinh, kiểm tra các giấy đề xuất trên cơ
sở được duyệt. Căn cứ vào hóa đơn đầu ra, bảng kê thu mua và hóa đơn đầu vào, kế toán
thuế kiểm tra và đối chiếu với tờ khai thuế trên phần mềm khai thuế, cập nhập kịp thời các
số liệu phát sinh vào hồ sơ kê khai thuế hàng tháng trình trưởng phong kiểm tra để nộp
-
báo cáo cho cơ quan thuế theo quy định.
Kế toán tiền lương, chi phí giá thành: thực hiện nhiệm vụ tính và thanh toán các khoản
trích theo lương cho cán bộ, công nhân của công ty. Tổ chức lập và phân tích các báo cáo
về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi
-
phí, giá thành sản phẩm cho ban giám đốc.
Thủ quỹ: căn cứ vào chứng từ thu, chi đã được duyệt, thủ quỹ tiến hành phát và thu tiền.
Thủ quỹ cùng với kế toán thanh toán chịu trách nhiệm quản lý tiền của C.ty.
25
2.1.12.
3.1.4.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại C.ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên.
2.1.13.
Theo TT 200, doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình
nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ.
Công ty áp dụng hình thức sổ sách kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
2.1.14.
Chứng từ kế toán
2.1.15.
2.1.16.
2.1.17.
Sổ quỹ
Nhật ký đặc biệt
Nhật ký chung
Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
2.1.18.
2.1.19.
2.1.20.
2.1.21.
2.1.22.
Ghi chú:
2.1.23.Ghi theo ngày
2.1.24.Đối chiếu
Ghi cuối kỳ kế toán
2.1.25.
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
2.1.26.
2.1.27.
Sơ đồ 2.5: Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký chung tại
C.ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên.
3.1.4.2.
-
Các chính sách áp dụng tại C.ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên.
Chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng là chế độ kế toán công ty theo thông tư
200/2014/TT – BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2014.
- Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký kiệu quốc tế là “VND”).
- Phương pháp hạch toán thuế giá trị gia tăng: tính và nộp theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường
thẳng theo TT 45/2013/TT – BTC ngày 25/04/2013
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá
xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
- Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác: theo phương pháp tỷ giá thực tế, có điều chỉnh
tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo.