KHÁM CẢM GIÁC
VÀ
PHẢN XẠ GÂN XƯƠNG
KHÁM CẢM GIÁC
Nguyên tắc thăm khám cảm giác
1. Bệnh nhân tỉnh táo, hợp tác tốt. Nếu BN
mệt, có thể khám nhiều đợt.
2. Khi khám không hỏi có hay không, mà hỏi
BN thấy gì? Ra sao?
3. Khám hai bên để so sánh.
4. BN nên nhắm mắt khi khám
Hỏi cảm giác chủ quan
►
Lý do đến khám bệnh
►
Mất cảm giác? Đau? Dị cảm?
►
Triệu chứng xuất hiện từ khi nào?
►
Thời gian bị mất cảm giác xảy ra
trong bao lâu? Thời điểm nào?
Hỏi cảm giác chủ quan
►
Cảm giác bị mất liên tục hay không?
►
Đã điều trị gì chưa? Có đáp ứng không?
►
Có chấn thương hay bệnh gì không?
►
Gia đình có ai bệnh tương tự không?
Khám cảm giác khách quan
►
Chuẩn bị dụng cụ: bông gòn, kim băng,
âm thoa, vật tròn nhỏ: đồng xu, chìa
khóa, ống nước nóng và lạnh
►
Chuẩn bị phòng khám: yên tĩnh, sáng
►
Chuẩn bị BN: giải thích rõ ràng để hợp
tác tốt
Khám cảm giác khách quan
►Quan
►Có
sát tổng quát
bất thường hay tổn thương
ngoài da ở vùng mất cảm giác
không?
Các loại cảm giác
►Cảm
giác nông: xúc giác thô sơ, đau, nóng
lạnh, xúc giác tinh tế
►Cảm
giác sâu: tư thế khớp, cảm giác rung
►Cảm
giác vỏ não: phân biệt 2 điểm, nhận
biết
Cảm giác xúc giác thô sơ
► Dùng
đuôi bông gòn chạm lên da ở các vị trí đối
xứng hai bên cơ thể. Hỏi BN cảm giác nơi chạm
vào như ra sao và vị trí nào?
► Sờ
trên bề mặt nơi mất cảm giác và vùng đối bên
để so sánh.
► Kết
quả: có thể thấy tăng, giảm hoặc mất nhận
biết xúc giác
Cảm giác xúc giác thô sơ
Cảm giác đau
► Dùng
vật tù nhọn chạm vào BN. Hỏi BN biết
không? Vị trí nào? Tính chất kích thích?
► Các
vùng không đau được đánh dấu phân biệt với
các vùng khác và so sánh với sơ đồ cảm giác
► Kết
quả: có thể thấy tăng, giảm hoặc mất cảm
giác đau ở một vùng da nào đó hoặc thấy loạn
cảm đau
Cảm giác nóng, lạnh
► Dùng
các ống nghiệm đựng nước nóng,
lạnh, lần lượt đặt trên da BN trong ít giây,
xem BN đáp ứng với mức nóng/ lạnh ntn?
► Kết
quả: có thể thấy giảm hoặc mất cảm
giác nhiệt độ, đặc biệt có trường hợp không
phân biệt được nóng lạnh
Cảm giác xúc giác tinh tế
► Nhận
biết chữ vẽ trên
tay: Vẽ lên tay BN chữ
hoặc số, hỏi là gì?
► Bình
thường: có thể
nhận dạng được chữ
và số
Cảm giác tư thế khớp
►
BN nằm nhắm mắt, tư thế thoải mái.
►
Thầy thuốc cầm nhẹ từng ngón chân, từng
ngón tay BN, sau đó bẻ gập xuống hoặc
đưa lên nhẹ nhàng.
►
Yêu cầu BN trả lời vị trí ngón? Đang bẻ lên
hay xuống?
Cảm giác tư thế khớp
Cảm giác rung
►Dùng
âm thoa dẫn truyền âm thanh
trong xương
►Gõ
âm thoa đưa vào những chỗ lồi của
xương (mắt cá chân, xương chày…).
►Hỏi
BN có cảm thấy âm thanh rung?
Cảm giác rung
►So
sánh ngưỡng cảm thụ của BN và
thầy thuốc.
►Nếu
thời gian của thầy thuốc dài hơn là
ngưỡng cảm thụ của BN giảm.
Cảm giác phối hợp
►
Cảm giác vỏ não: chỉ khám ở BN tri thức
còn nguyên vẹn và chức năng ngôn ngữ
bình thường.
►
Chức năng cảm nhận của não: so sánh 2
bên đối xứng (bệnh nhân nhắm mắt)
Cảm giác phối hợp
►Nhận
thức không gian 3 chiều
►Nhận
biết vật cằm trên tay: Đưa vật
dụng cho BN cằm trên tay: hỏi vật gì?
hình dáng? chất liệu?
Đánh giá kết quả sau khi khám
Mục đích nhằm trả lời các câu hỏi:
►
BN có rối loạn cảm giác không?
►
Rối loạn cảm giác ở đâu?
►
Loại cảm giác nào bị rối loạn?
►
Kiểu gì?
Phân loại
► Tăng
cảm giác: đau quá mức khi khám
► Giảm
và mất cảm giác
► Phân
ly cảm giác: Biểu hiện tổn thương cảm
giác không đồng đều
► Dị
cảm: BN có cảm giác chủ quan khó chịu,
bất thường, khó mô tả.
KHÁM
PHẢN XẠ GÂN XƯƠNG
Nguyên tắc KHÁM PX GÂN XƯƠNG
►
BN nằm hay ngồi, các chi ở tư thế thoải
mái, thường trong khi khám thầy thuốc
nên nói chuyện với BN.
►
Bộc lộ những vùng cần thăm khám,
tránh không được gõ qua lớp quần áo.
Nguyên tắc KHÁM PX GÂN XƯƠNG
► Dùng
búa phản xạ gõ từng cái đúng vào
gân cơ, không dùng sức mạnh để gõ búa.
► Cầm
búa bằng ngón tay ở khoảng 1/3 dưới
cán búa, gõ bằng lực búa và lực của cổ tay.
► Gõ
từng cặp phản xạ đối xứng nhau
Đáp ứng phản xạ gân cơ có
5 mức độ
► 0:
Không đáp ứng co cơ.
► 1+:Co
cơ có xảy ra nhưng giảm tốc độ và biên độ.
► 2+:
Bình thường.
► 3+:
Đáp ứng tăng nhưng chưa tới mức bệnh lý.
► 4+:
Đáp ứng tăng nhiều, kèm với đa động (clonus):
gõ 1 lần, giật cơ nhiều lần