Trường TH Sơn Thủy
Năm học: 2017 - 2018
TUẦN 7
MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 4
BÀI 2: TRUNG DU BẮC BỘ (tiết 2).
I.
Mục tiêu
- Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ.
- Trình bày được một số đặc điểm về dãy thiên nhiên, hoạt động sản xuất của
con người ở trung du Bắc Bộ.
II.
Hoạt động học
∗ Hình thành kiến thức
B. Hoạt động thực hành.
1. Làm bài tập
Việc 1: Hai bạn cùng thảo luận các câu hỏi để biết câu nào đúng, câu nào sai:
a) Trung du Bắc Bộ nằm giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ.
b) Trung du Bắc Bộ là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
c) Rừng thông từ lâu đã trở thành biểu tượng của vùng trung du Bắc Bộ.
d) Chè và cây ăn quả là một trong những thế mạnh của vùng trung du Bắc Bộ.
e) Ở vùng trung du Bắc Bộ chè được trồng với mục đích xuất khẩu.
f) Người dân ở trung du Bắc Bộ đã tích cực trồng rừng, cây công nghiệp lâu
năm và cây ăn quả để che phủ đất trống, đồi núi trọc.
g) b) Hãy viết những câu đúng vào vở.
Việc 2: Trao đổi với cả nhóm kết quả thảo luận của mình.
2. Chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
Việc 1: GV phổ biến luật chơi của trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Các nhóm chuẩn bị 4 thẻ chữ, mỗi thẻ ghi những nội dung.
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Thảo
Trường TH Sơn Thủy
Năm học: 2017 - 2018
Việc 2: Chuẩn bị chơi.
- Ban phụ trách đồ dùng đến góc học tập lấy bảng quy trình chế biến chè cho
các nhóm.
- Nhóm trưởng phân công các bạn chuẩn bị 4 thẻ ghi chữ đứng theo thứ tự
nhất định.
Việc 3: Chơi
- Trưởng ban học tập nói: Các bạn đã rõ luật chơi chưa? Mời một bạn nhắc lại
luật chơi của trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
- Trưởng ban học tập nói: Bắt đầu- các nhóm thi gắn thẻ từ đúng với vị trí các
số tương ứng trên lược đồ.
- Trưởng ban học tập điều hành:
+ Chỉ định một bạn nhận xét kết quả làm việc của một nhóm bất kì, các bạn
khác chú ý lắng nghe.
+ Một bạn khác đánh giá và bổ sung.
Việc 4: Khi GV hô “bắt đầu” các nhóm xếp thẻ vào đúng vị trí theo sơ đồ sau:
Hái chè
Phân loại
chè
Vò, sấy khô
Các sản
phẩm chè
3. Cùng suy ngẫm
a) Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ.
b) Cùng phát hiện xem nơi em sống có những hoạt động nào của người dân liên
qua tới việc phá rừng hoặc phá hoại cây cối?
c) Nếu phát hiện thấy có những hoạt động đó, em sẽ làm gì?
Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc em đã làm.
C.Hoạt động ứng dụng
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Thảo
Trường TH Sơn Thủy
Năm học: 2017 - 2018
1. Tìm hiểu và giới thiệu về trung du Bắc Bộ.
a) Chọn một chủ đề mà em quan tâm.
b) Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về chủ đề đã chọn và tạo ra
một sản phẩm về chủ đề đó.
c) Trong buổi học tới, hãy dán sản phẩm của em vào góc học tập và giới thiệu
với các bạn.
2. Liên hệ thực tế
a) Thu thập số liệu về diện tích trồng mới ở địa phương emtrong những năm
gần đây
b) Hãy nhận xét về diện tích rừng được trồng mới ở địa phương em.
c) Nêu tác dụng của hoạt động trồng rừng ở địa phương em.
Thầy/cô giáo nhận xét và ghi nhận kết quả học tập của học sinh.
MÔN LỊCH SỬ KHỐI 4
Bài 2: HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP (T2)
III. Mục tiêu
- Kể lại được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
IV. Hoạt động học
A: Hoạt động cơ bản
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Thảo
Trường TH Sơn Thủy
Năm học: 2017 - 2018
1. Hát
2. Khởi động
3. Bài mới: Chúng ta cùng tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà trưng (năm 40)
trong tiết học ngày hôm nay.
A: Hoạt động cơ bản
1. Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
Hoạt động 1:
Việc 1: các nhóm lắng nghe thầy/cô giáo kể chuyện.
Việc 2: Các bạn vừa nghe cô giáo kể về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vậy
các bạn hãy thảo luận câu hỏi vì sao Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa?
Việc 3: Mời các nhóm hoạt động, nhóm trưởng điều hành.
Việc 4: Sau khi các bạn đã chia sẻ bài làm ở trong nhóm, mời các nhóm chia sẻ
câu trả lời của mình. Mời các nhóm.
Hoạt động 2
- Sau khi tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, các bạn hãy quan sát
tranh và lược đồ trong SGK trang 30.
-
Hoạt động 3:
Việc 1: Sau đó các bạn hãy đọc đoạn văn và cùng thảo luận các câu hỏi sau:
Bức tranh mô tả quan Hai Bà Trưng với khí thế như thế nào?
- Quân Tô định như thế nào?
Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Kết quả của cuộc khởi nghĩa ra sao?
Hoạt động 4:
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Thảo
Trường TH Sơn Thủy
Năm học: 2017 - 2018
Qua bài học em nắm được những gì?
- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến cuộc nổi dậy khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Hai Bà trưng căm thù quân xâm lược sâu sắc.
+ Để đền nợ nước, trả thù nhà (chồng Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết hại).
- Kể lại được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
+ Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh.
+ Bị đòn bất ngờ, quân hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí, lo chạy
thoát thân.
+ Khởi nghĩa Hai Bà trưng hoàn toàn thắng lợi và giữ được độc lập hơn 3 năm.
Báo cáo kết quả thảo luận với thầy/cô giáo
TUẦN 7
MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 5
Bài 7:
I.
ÔN TẬP
Mục tiêu:
Giúp HS:
- Xác định và nêu được vị trí địa lí nước ta trên bản đồ.
- Nêu tên và chỉ trên lược đồ vị trí của một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản
đồ.
- Nêu tên và chỉ được vị trí của các dãy núi lớn, các sông lớn, các đồng bằng của
nước ta trên bản đồ.
- Nêu được đặc điểm chính của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam: địa hình, khí
hậu, sông ngòi, đát và rừng.
II. Đồ dùng dạy học
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Thảo
Trường TH Sơn Thủy
Năm học: 2017 - 2018
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
- Các hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập cho HS
III. Hoạt động dạy-học
A. Hoạt động cơ bản
∗
∗
∗
Khởi động: Hát.
Bài cũ
Em hãy nêu các loại đất và rừng chính của nước ta?
Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn?
Bài mới: Ôn tập.
Hoạt động 1:
Việc 1: GV giới thiệu
Việc 2: Gv tổ chức cho các nhóm thảo luận các nội dung sau:
- Tô vào lược đồ để xác định giới hạn phần đất liền của Việt Nam?
- Điền tên: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa
vào lược đồ.
Việc 3: GV sữa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày
Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi
Việc 1: Gv chọn một số Hs tham gia trò chơi. Chia số Hs đó thành hai nhóm bằng
nhau, mỗi Hs được gắn cho 1 số thứ tự từ một. Như thế hai em có số thứ tự giống
nhau sẽ đứng đối diện nhau.
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Thảo
Trường TH Sơn Thủy
Năm học: 2017 - 2018
Việc 2: Hs chơi theo hướng dẫn như sau:
- Em số 1 ở nhóm một nói tên một dãy núi, một con sông hoặc 1 đồng bằng mà
em đã được học.
- Em số 2 ở nhóm 2 có nhiệm vụ là lên chỉ trên bản đồ đối tượng địa lí đó.
- Cứ tiếp tục như thế cho đến hs cuối cùng.
Việc 3: Gv tổ chức cho Hs nhận xét, đánh giá cụ thể: tổng số điểm của nhóm nào
cao hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
Hoạt động 3:
Việc 1: Hs thảo luận và hoàn thành câu hỏi 2 trong SGK.
Việc 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
Việc 3: Gv kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng và giúp Hs điền các kiến thức đúng vào
bảng.
Việc 4: Chốt lại các đặc điểm chính.
B. Hoạt động thực hành.
- Kể tên các bài học mà chúng ta đã học.
C. Hoạt động ứng dụng
Làm những bài tập còn lại trong vở bài tập.
IV. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS trả lời nhanh các câu hỏi rồi sau đó GV củng cố lại kiến thức đã học
cho HS.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Thảo
Trường TH Sơn Thủy
Năm học: 2017 - 2018
MÔN LỊCH SỬ KHỐI 5
BÀI 7:
I.
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
Mục tiêu
Học xong bài này, giúp HS:
- Biết Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng:
+ Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống kê ba tổ chức cộng sản.
+ Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức
cộng sản và đề ra đường lối cho ách mạng Việt Nam.
II.
Đồ dùng dạy học
- Ảnh trong SGK phóng to (nếu có).
- Chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
III. Hoạt động dạy – học
A. Hoạt động cơ bản
∗ Khởi động: hát.
∗ Bài cũ:
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Thảo
Trường TH Sơn Thủy
Năm học: 2017 - 2018
- Em hãy nêu những điều em biết về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn
Tất Thành ?
- Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
∗ Bài mới: Sau khi tìm ra con đường cứu nước theo chủ nghĩa Mác-Lê nin,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê
nin về nước, thúc đẩy sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Từ năm 1926
trở đi, phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 6 đến
tháng 9-1929, ở Việt Nam lần lượt ra đời ba tổ chức cộng sản. Các tổ chức
đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, giúp đỡ lẫn nhau
trong một số cuộc đấu tranh nhưng chưa tạo được sức mạnh chung.
∗
Hoạt động 1:
Việc 1: GV giới thiệu bài
Việc 2: GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
- Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong Hội nghị thành lập Đảng?
- Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. GV hoàn thiện phần trả lời cho HS.
Hoạt động 2
Việc 1: GV tổ chức cho HS thảo luận nhiệm vụ:
- Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?
- Vì sao chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng
sản ở Việt Nam?
Việc 2: Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. GV hoàn thiện phần trả lời cho HS.
Hoạt động 3:
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Thảo
Trường TH Sơn Thủy
Năm học: 2017 - 2018
Việc 1: Gv tổ chức cho Hs tìm hiểu về Hội nghị thành lập Đảng?
Việc 2: HS đọc SGK và trình bày theo ý của mình?
Việc 3: Gv nhận xét và khắc sâu về thời gian, nơi diễn ra hội nghị.
Hoạt động 4:
Việc 1: GV tổ chức cho HS thảo luận nhiệm vụ qua các câu hỏi sau:
- Sự thống nhất của các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách
mạng Việt Nam? Liên hệ thực tế?
Việc 2: HS báo cáo kết quả thảo luận
Việc 3: GV kết luận
B. Hoạt động thực hành.
- trình bày được hoàn cảnh và kết quả của Hội nghị thành lập Đảng.
C. Hoạt động ứng dụng
- Em hãy kể lại những việc gia đình, địa phương em đã làm để kỉ niệm ngày
thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam vào ngày 3-2 hằng năm.
Hoạt động 4:
Củng cố, dặn dò.
Việc 1: GV củng cố cho HS những nội dung chính của bài.
Việc 2: Gv nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Thảo
Trường TH Sơn Thủy
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Thảo
Năm học: 2017 - 2018