Phát triển khả năng lãnh đạo)
Chủ đề: Những tố chất và kỹ năng của một ông chủ lý tưởng theo ý kiến của
bạn là gì? Vì sao? Không nhất thiết phải hạn chế những quan điểm của bạn theo
các lý thuyết tố chất lãnh đạo bạn đã biết. .
I. GIỚI THIỆU:
Trong mỗi một tổ chức, một Doanh nghiệp Ông chủ được hiểu như là một nhà
lãnh đạo cao nhất trong tổ chức, doanh nghiệp.
Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ
chức nhân sự. Cho đến nay, thuật ngữ này vẫn chưa được định nghĩa một cách
thoả đáng do tính chất khó định hình và linh hoạt của nó. Tuy nhiên có thể định
nghĩa chung như sau: Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đối với người khác
để hiểu và nhất trí về những việc cần phải làm, cách thức thực hiện hiệu quả và
quá trình hỗ trợ nỗ lực tập thể, cá nhân để hoàn thành các mục tiêu chung.
Lãnh đạo được nghiên cứu theo nhiều góc độ, phụ thuộc vào ưu tiên phương
pháp luận của nhà nghiên cứu và định nghĩa về lãnh đạo. Có nhiều phương
pháp nghiên cứu lãnh đạo, một trong những phương pháp nghiên cứu lãnh đạo
1
đầu tiên là nghiên cứu tố chất lãnh đạo. Cơ sở của nghiên cứu này cho rằng một
số người có phẩm chất, có kỹ năng giúp họ dễ dàng tìm kiếm và đạt được vị trí
lãnh đạo và trở thành những người lãnh đạo hiệu quả.
Vậy một nhà lãnh đạo lý tưởng cần có những tố chất, có những kỹ năng gì? vì
sao? Không nhất thiết phải hạn chế những quan điểm của bạn theo các lý thuyết
tố chất lãnh đạo bạn đã biết. Đó là những câu hỏi cần được làm sáng tỏ.
II. PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM:
1. Định nghĩa tố chất và kỹ năng lãnh đạo:
Thuật ngữ tố chất nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các đặc
điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị. Cá tính là những đặc điểm về
tính khí khi thực hiện cách cư xử, ví dụ: sự tự tin, sự hướng ngoại, sự chín chắn
và mức độ nhiệt tình.
Một nhu cầu hoặc một động cơ là một mong muốn có được một sự khuyến
khích hoặc một sự trải nghiệm nào đó. Các nhà tâm lý học thường phân biệt
giữa nhu cầu tâm sinh lý và các nhu cầu mang tính xã hội. Nhu cầu và động cơ
có ý nghĩa quan trọng vì cả hai yếu tố này gây ảnh hưởng đến sự quan tâm đến
thông tin, sự kiện và định hướng, tiếp sinh lực và duy trì ổn định hành vi.
Thuật ngữ kỹ năng nói đến khả năng làm một việc nào đó theo một cách có
hiệu quả. Giống như tố chất, kỹ năng bị quy định bởi yếu tố học hỏi và di
truyền. Kỹ năng có thể được định nghĩa ở nhiều cấp độ trừu tượng khác nhau,
từ rất tổng quát (ví dụ: sự thông minh, kỹ năng giao tiếp) cho đến các thuật ngữ
thu hẹp hơn về ý nghĩa (ví dụ: tranh luận bằng lời nói, khả năng thuyết phục).
2. Tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo:
TỐ CHẤT:
Tố chất cần thiết của người lãnh đạo hiệu quả được xác định thông qua
nghiên cứu thực nghiệm. Loại tố chất về lãnh đạo bao gồm các đặc điểm về
thể chất (ví dụ: chiều cao, diện mạo), các đặc điểm về tính cách (ví dụ: sự tự
2
trọng, sự vững vàng về tâm lý) và các năng khiếu (sự thông minh, sự lưu
loát trong giao tiếp, tính sáng tạo).
Stogdill (1948) đã tổng kết và chỉ ra rằng khái niệm coi người lãnh đạo là
người khẳng định được tư cách thông qua việc chứng minh khả năng hỗ trợ
cho nhóm hoặc tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu chung. Các tố chất liên
quan bao gồm sự thông minh, sự tỉnh táo và nhậy cảm trước nhu cầu của
người khác, hiểu rõ bản chất công việc, chú trọng và kiên trì giải quyết vấn
đề, sự tự tin mong muốn gánh vác trách nhiệm và nắm giữ vị trí kiểm soát,
thống trị. Nghiên cứu không xác định bất kỳ tố chất nào cần và đủ để đảm
bảo cho sự lãnh đạo thành công. Vì vậy, Stogdill (1948, trang 64) kết luận
rằng: Một người không trở thành lãnh đạo nếu chỉ có kết hợp của một số tố
chất..... Mô hình cá tính của người lãnh đạo có mối liên hệ nào đó với các
đặc điểm, hoạt động và mục tiêu của cấp dưới.
Stogdill (1974, trang 81) cho rằng một số tố chất sau đây là đặc trưng của
những người lãnh đạo thành công:
Người lãnh đạo được miêu tả với đặc trưng là người có mong muốn mạnh
mẽ được gánh vác trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ, mạnh mẽ và kiên trì
trong việc thực hiện mục tiêu, quyết đoán và sáng tạo trong giải quyết vấn
đề, chủ động trong các tình huống, tự tin, mong muốn tự khẳng định mình,
sẵn sàng chấp nhận hậu quả của quyết định và hành động của mình, sẵn
sàng chấp nhận áp lực trong các mối quan hệ, sẵn sàng chịu đựng sự thất
bại và chậm trễ, khả năng gây ảnh hưởng đối với hành vi của người khác,
năng lực xây dựng hệ thống giao tiếp xã hội phục vụ mục đích cấp bách.
Các phẩm chất và kỹ thuật phân biệt giữa người lãnh đạo và người không
phải là lãnh đạo:
Tố chất
Thích ứng tốt với tình hình
Kỹ năng
Thông minh (lanh lợi)
3
Tỉnh táo trong môi trường xã
Có kỹ năng dựa trên khái niệm
hội
Sáng tạo
Tham vọng, luôn định hướng
Giỏi ngoại giao và tế nhị
thực hiện mục tiêu
Quyết đoán
Hợp tác
Nói năng lưu loát
Hiểu biết về công việc
Có đầu óc tổ chức (có khả năng
Có thể tin cậy
quản lý)
Thể hiện quyền lực
Có sức thuyết phục
Năng động (mức độ hoạt động
Có kỹ năng giao tiếp
cao)
Kiên trì
Tự tin
Chịu đựng được áp lực căng
thẳng
Sẵn sàng chịu trách nhiệm
Các tố chất liên quan khác:
Một số tố chất khác của người lãnh đạo cũng được xác định bao gồm khả
năng hiểu biết về mặt tâm lý, khả năng hiểu biết về mặt xã hội và khả năng
liên nhận thức.
Trí thông minh cảm xúc:
Trí thông minh cảm xúc giúp người lãnh đạo giải quyết các vấn đề phức tạp,
đưa ra quyết định sáng suốt hơn, lập kế hoạch sử dụng thời gian hiệu quả hơn,
điều chỉnh hành vi của mình phù hợp hơn với hoàn cảnh, quản lý tốt các
khủng hoảng có thể sảy ra. Sự tự nhận thức giúp người lãnh đạo hiểu được
nhu cầu của chính mình và có phản ứng nếu có sự kiện nào đó sảy ra. Sự tự
4
điều chỉnh giúp ổn định hơn về mặt cảm xúc, thu thập và xử lý thông tin tốt
hơn trong những hoàn cảnh khó khăn, căng thẳng và giúp người lãnh đạo duy
trì sự lạc quan, nhiệt tình về dự án, tầm nhìn trong bối cảnh có nhiều khó khăn
và cản trở. Sự đồng cảm gắn liền với các kỹ năng hoà nhập cần thiết để phát
triển các mối quan hệ hợp tác.
Sự hiểu biết về xã hội:
Nhận thức về xã hội là khả năng hiểu các như cầu chức năng, vấn đề và cơ
hội liên quan đến nhóm và tổ chức, đặc điểm của các thành viên, các mối quan
hệ xã hội, các quy trình tập thể củng cố hoặc làm hạn chế nỗ lực ảnh hưởng đối
với các nhóm và tổ chức. Nhận thức về xã hội bao gồm các kỹ năng nhận thức
và kiến thức chuyên môn cần thiết cho người lãnh đạo chiến lược, bao gồm
khả năng xác định rủi ro, cơ hội được quyết định bởi cả yếu tố môi trường và
năng lực của tổ chức, khả năng đưa ra các phản ứng phù hợp.
Khả năng học hỏi:
Trong môi trường đầy biến động, trong đó các tổ chức phải liên tục thích ứng,
đổi mới chính mình thì người lãnh đạo phải linh hoạt trong việc học hỏi từ
những thất bại, sai lầm, thay đổi quan điểm, lòng tin và điều chỉnh lại mô hình
tâm lý của mình. Khả năng học hỏi từ kinh nghiệm và thích ứng với thay đổi có
thể liên quan tới các tố chất và kỹ năng (Spreitzer, McCall & Mahoney, 1997).
Các tố chất này cũng giống như các tố chất gắn liền với trí thông minh cảm xúc
và xã hội. Người lãnh đạo có những tố chất này thường có xu hướng đạt được
thành tích cao, họ ham học hỏi và có tư duy mở, họ tự tin và tò mò, tìm cách thử
nghiệm những phương pháp mới, họ tích cực tìm kiếm sự đánh giá về năng lực
và yếu điểm của mình.
KỸ NĂNG:
Phương pháp phân loại kỹ năng lãnh đạo được chấp nhận rộng rãi nhất dựa
trên nguyên tắc phân loại ba kỹ năng:
5
Kỹ năng nghiệp vụ: Kiến thức về phương pháp, các quá trình, quy trình và
kỹ thuật để thực hiện một hoạt động mang tính chuyên môn và khả năng sử
dụng công cụ, thiệt bị để thực hiện hoạt động đó.
Kỹ năng giao tiếp: Kiến thức về hành vi của con người, các quá trình giao
tiếp giữa con người với nhau, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ của
người khác dựa trên những gì họ nói và làm (sự thấu cảm, tính nhậy cảm trong
giao tiếp); khả năng truyền đạt rõ ràng và hiệu quả (sự lưu loát và tính thuyết
phục của lời nói), khả năng thiết lập các mối quan hệ hiệu quả và hợp tác (sự
tế nhị, kỹ năng lắng nghe, kiến thức về hành vi xã hội chấp nhận được).
Các kỹ năng nhận thức: Khả năng phân tích chung, tư duy lôgic, sự thông
hiểu về các hình thành khái niệm, khái niệm hóa các mối quan hệ phức tạp và
mập mờ, tính sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng và giải quyết vấn đề, khả năng
phân tích các sự kiện và xu hướng, lường trước được sự thay đổi và nhận ra cơ
hội và các vấn đề tiềm tàng (cách tư duy quy nạp và suy diễn).
3. Sở dĩ không nhất thiết phải hạn chế những quan điểm về các lý thuyết tố
chất lãnh đạo là vì:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, sự phát triển vũ bão của
công nghệ và biến động xã hội ngày càng tăng, các năng lực, tố chất ngày càng
trở nên quan trọng bao gồm tính phức tạp về nhận thức, tính phức tạp về hành
vi, khả năng học hỏi kinh nghiệm và thích ứng với thay đổi. Nhà lãnh đạo hiệu
quả cần biết kết hợp các kỹ năng cần thiết để phát triển thích ứng với môi
trường biến động của tổ chức và có thể thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy để
trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả, đòi hỏi mỗi nhà lãnh đạo cần phải không
ngừng học tập trau rồi kiến thức xã hội nói chung, tố chất và kỹ năng lãnh đạo
nói riêng để không ngừng hoàn thiện bản thân.
Trước bối cảnh xã hội của chúng ta đã và đang không ngừng phát triển, Nếu
chúng ta hạn chế những quan điểm về lý thuyết tố chất lãnh đạo mà mỗi cá
6
nhân đã biết ở ngày hôm nay thì chắc chắn rằng ngày mai chúng ta sẽ trở lên
lạc hậu trong vai trò lãnh đạo.
4. Những tố chất và kỹ năng của một ông chủ lý tưởng:
Trên cơ sở lý thuyết như đã phân tích ở trên và những hiểu biết của cá nhân,
thiết nghĩ một ông chủ lý tưởng phải có lòng mong muốn hay phải có tham
vọng lớn, có một mục tiêu lớn, cụ thể rõ ràng. Người lãnh đạo phải có động
lực làm lãnh đạo thì mới có thể là lãnh đạo thực thụ. Đây là một tố chất rất
quan trọng, có thể quyết định lớn tới sự thành đạt của mỗi con người.
Người lãnh đạo được miêu tả với đặc trưng là người có mong muốn mạnh
mẽ được gánh vác trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ và kiên trì trong việc thực
hiện mục tiêu, quyết đoán và sáng tạo trong giải quyết vấn đề, chủ động trong
các tình huống, tự tin, mong muốn tự khẳng định mình, sẫn sàng chấp nhận hậu
quả của quyết định và hành động của mình, sẵn sàng chịu áp lực trong các mối
quan hệ, sẵn sàng chịu đựng sự thất bại và chậm chễ, khả năng gây ảnh hưởng
đối với hành vi của người khác, năng lực xây dựng hệ thống giao tiếp xã hội…
Người lãnh đạo cần phải có những tố chất và kỹ năng quan trọng sau:
- Tham vọng: Một lãnh đạo lý tưởng phải là người có tham vọng lớn, có một
mục tiêu lớn, cụ thể rõ ràng. Người lãnh đạo phải có động lực làm lãnh đạo
thì mới có thể trở thành người lãnh đại thực thụ. Đây là tố chất quan trọng,
có thể quyết định 50% vào sự thành đạt của một lãnh đạo. Thực tế cũng chỉ
ra rằng, phần lớn những doanh nhân thành đạt, hay những chính trị gia xuất
sắc, họ đều có lòng đam mê được trở thành một người thành đạt. Đây không
phải là sự đam mê bình thường mà nó là lòng đam mê mạnh mẽ, tha thiết
đến mức biến thành ý nghĩ dai dẳng thường trực, đẩy con người đến chỗ suy
nghĩ các biện pháp, sau nữa là quyết tâm thực hiện, không nề gian khó,
không sợ thất bại và cuối cùng nhất định dẫn họ đến thành công.
7
- Nhạy cảm: Ngoài ra người lãnh đạo rất cần tố chất bẩm sinh về chỉ số
thông minh EQ, hay còn gọi là thông minh cảm xúc. Lãnh đạo phải thích ứng
với tình hình, tỉnh táo trong môi trường xã hội và luôn cần có cảm nhận về
thái độ, tình cảm, buồn vui, mong muốn của người xung quanh mình.
- Niềm tin: Niềm tin cũng là một trong những tố chất quan trọng của người
lãnh đạo, nó chính là chất xúc tác, là động lực tạo nên mọi sức mạnh, mọi
năng lực. Mọi ý tưởng khi tác động vào thế giới tình cảm sẽ biến thành niềm
tin, các ý tưởng đó dần dần sẽ biến thành hành động cụ thể. Niềm tin có thể
trở thành ý chí mãnh liệt, người nào không tự tin vào bản thân, rất dễ dẫn đến
thất bại. Một lãnh đạo lý tưởng phải có niềm tin. Những người tự tin cao
thường cố gắng gánh các những công việc khó khăn và đề ra các mục tiêu
mang nhiều thách thức. Người lãnh đạo nào có kỳ vọng cao đối với chính
mình thường có kỳ vọng cao đối với nhân viên dưới mình quản lý. Những
người lãnh đạo này thường kiên trì hơn trong việc thực hiện mục tiêu khó
khăn. Điều đó làm tăng quyết tâm và cam kết của cấp dưới đồng sự và cấp
trên để hỗ trợ cho nỗ lực đó.
- Chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho
công chúng tin tưởng, đây là một điều quan trong để họ quyết định có đi theo
lãnh đạo hay không. Chính trực thể hiện ở chỗ lời nói đi đôi với việc làm và
kết hợp với những phẩm giá bên trong. Một lãnh đạo chính trực có thể dành
được lòng tin của mọi người và sẽ được ngưỡng mộ vì sự đồng nhất của
những giá trị cốt lõi bên trong. Những phẩm chất này có thể coi như một hình
mẫu tiêu biểu để mọi người noi theo, cũng như giúp cho toàn bộ tổ chức,
doanh nghiệp xây dựng những giá trị văn hoá hữu hiệu và có sức mạnh lớn
lao.
- Óc tưởng tượng: Được ví như là nhà máy sản xuất ra các kế hoạch hành
động và các mong ước của con người. Con người có thể tạo ta mọi thứ nhờ
óc tưởng tượng. Các nhà doanh nghiệp tầm cỡ, các nghệ sĩ, nhạc sĩ, hoạ sĩ...
8
đều có óc tưởng tượng phát triển. Bất cứ một lãnh đạo nào muốn đưa tổ chức
của mình hoạt động phát tiển lớn mạnh, nhanh, bền vững đều phải có óc
tưởng tượng phát triển mạnh.
- Kỹ năng nhận thức: Là khả năng đánh giá sáng suốt, có tầm nhìn xa, có
khả năng trực giác và khả năng hiểu được các ý nghĩ và trật tự trong các dữ
liệu mập mờ, không chắc chắn, điều này cần thiết trong việc lập kế hoạch, tổ
chức và giải quyết các vấn đề.
- Kỹ năng giao tiếp: Bao gồm kiến thức về hành vi của con người, khả năng
hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ của người khác, khả năng truyền đạt rõ ràng
và thuyết phục. Một lãnh đạo của một tổ chức thường xuyên phải giao tiếp
với những người xung quanh như đàm phán với các đối tác, chỉ đạo cấp dưới
làm việc. Để thành công, lãnh đạo phải hiểu hành vi, hiểu cảm xúc và thái độ,
động cơ của họ. Và như vậy năng lực giao tiếp vô cùng quan trọng không chỉ
cần cho một người lãnh đạo, mà rất cần cho tất cả mọi người, nhưng không
phải ai sinh ra cũng có sẵn kỹ năng này, phần lớn là do bẩm sinh, học tập và
rèn luyện mà thành.
Trên đây là một số tố chất và kỹ năng quan trọng mà một lãnh đạo lý tưởng
cần phải có, ngoài ra một người lãnh đạo cần phải có thêm những tố chất và
kỹ năng như: Kiên trì, ổn định vững vàng tâm lý, hiểu biết xã hội, kỹ năng
quản lý, uỷ thác và kỹ năng trình bày.
Qua nghiên cứu môn học và bài tập đã giúp tôi có thêm phương pháp tiếp
cận tố chất có ý nghĩa quan trọng đối với việc định hướng, cải thiện hiệu quả
lãnh đạo trong tương lai. Thông tin về cá nhân như tố chất và kỹ năng là cần
thiết để lựa chọn người đảm nhiệm các vị trí quản lý, xác định nhu cầu đào
tạo trong vị trí công việc hiện tại và lập kế hoạch các hoạt động phát triển để
chuẩn bị cho sự bổ nhiệm lên vị trí cao hơn.
9
III. KẾT LUẬN:
Một số tố chất về cá tính được coi là liên quan chặt chẽ với hiệu quả lãnh đạo
bao gồm: Thích ứng tốt với tình hình, Tỉnh táo trong môi trường xã hội, Tham
vọng, luôn định hướng thực hiện mục tiêu, Quyết đoán, Hợp tác, Có thể tin cậy,
Năng động (mức độ hoạt động cao), Kiên trì, Tự tin, Chịu đựng được áp lực
căng thẳng, Sẵn sàng chịu trách nhiệm.
Để thành công, người lãnh đạo cần phải có năng lực. Ba nhóm phân loại kỹ
năng liên quan đó là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức và kỹ năng chuyên
môn nghiệp vụ. Tầm quan trọng của các kỹ năng cụ thể trong mỗi nhóm phân
loại cũng phụ thuộc vào tình huống. Một số kỹ năng như khả năng thuyết phục,
phân tích, giao tiếp bằng lời nói và trí nhớ các thông tin chi tiết sẽ giúp cho
người lãnh đạo có thể thành công trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Trước bối cảnh xã hội của chúng ta đã và đang không ngừng phát triển, Nếu
chúng ta hạn chế những quan điểm về lý thuyết tố chất lãnh đạo mà mỗi cá
nhân đã biết ở ngày hôm nay thì chắc chắn rằng ngày mai chúng ta sẽ trở lên
10
lạc hậu trong vai trò lãnh đạo. Chính v ì vậy sẽ không có một tố chất và kỹ
năng cho một ông chủ lý tưởng nào cả.
11
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Nâng cao năng lực lãnh đạo – Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản
trị kinh doanh quốc tế.
/>( những tố chất và kỹ năng của một lãnh đạo)
/>( những tố chất của một lãnh đạo)
12