I.Nhận định đúng, sai, giải thích
1. Ở địa phương có bộ nào thì nhất thiết ở địa phương có sở tương ứng.
Nhận định này là sai. Vì ở Trung ương có bộ nào không nhất thiết ở địa phương có sở
tương ứng, ví dụ : Bộ Chính trị nhưng ở địa phương không có sở chính trị.
2. Ngoài Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội cũng có quyền thành lập, sát nhập,
giải thể Bộ, cơ quan ngang bộ trong thời gian Quốc hội không họp.
Nhận định này là sai. Vì căn cứ theo Điều 74 Hiến pháp 2013 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban thường vụ quốc hội thì không có quyền thành lập,
sát nhập, giải thể bộ, cơ quan ngang bộ trong trường hợp Quốc hội không họp.
3. Bất kỳ tổ chức nào có tên Bộ cũng là cơ quan hành chính ở Trung ương.
Nhận định này là sai. Chẳng hạn : Bộ Chính trị là cơ quan quyền lực tối cao của Đảng
Công sản Việt Nam, không phải là cơ quan hành chính.
4. Chính phủ là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của Quốc hội.
Nhận định này là sai. Vì Căn cứ Điều 94 Hiếp pháp 2013, Chính phủ là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN thực hiện quyền hành pháp, là cơ
quan hành chính của Quốc hội, chứ không phải là cơ quan hành chính cao nhất của
Quốc hội.
5. Trong mọi trường hợp việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đều phải thành lập Hội
đồng kỷ luật.
Nhận định này là sai. Vì căn cứ Khoản 2, Điều 17 Nghị định 14/2011 của Chính phủ
quy định những trường hợp xử lý kỷ luật cán bộ, công chức không phải lập Hội đồng
kỷ luật như : cán bộ, công chức phạm tội bị Tòa án phạt tù mà không cho hưởng án
treo,…
6. Cảnh cáo là hình thức kỷ luật được áp dụng trong mọi trường hợp công chức sử
dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp.
Nhận định này là sai. Vì căn cứ Điều 10 Nghị đinh 34/2010 của Chính phủ quy định
trường hợp sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp có thể bị cảnh cáo, kỷ
luật, …
7. Thư ký hội đồng kỷ luật không phải là bất kỳ cán bộ, công chức nào trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị.
1
Nhận định này là đúng. Vì căn cứ khoản 2, Điều 18 Nghị định 34/2011 của Chính
phủ quy định thư ký của Hội đồng kỷ luật là người phụ trách bộ phận tham mưu về
công tác tổ chức cán bộ cơ quan, tổ chức đơn vị có công chức bị xem xét kỷ luật,
không phải là bất kỳ ai.
8. Theo pháp luật hiện hành ở nước ta thì người bị bệnh tâm thần không được quyền
kết hôn.
Nhận định này là sai. Vì căn cứ Khoản 2, Điều 8 Luật HNGĐ 2014 quy định về điều
kiện kết hôn theo đó người bị mất năng lực hành vi dân sự không đủ điều kiện kết
hôn, để xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự phải có quyết định của
Tòa án tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Luật dân sự,
còn bị tâm thần do cơ quan cơ quan y tế.
9. Công dân Việt Nam là người chỉ có một quốc tịch Việt Nam.
Nhận định này là sai. Vì căn cứ Luật quốc tịch Việt Nam có thể có hai quốc tịch :
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể có quốc tịch Việt Nam khi thỏa mãn đủ
điều kiện luật định
10. Người không quốc tịch là người vi phạm pháp luật và bị tước quốc tịch.
Nhận định này là sai. Vì theo khoản 2 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam, người không
quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước
ngoài.
Bài 1:
1. Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước phát sinh ở những thời điểm khác nhau.
Nhận định nayg là sai. Vì khi cơ quan hành chính thành lập hợp pháp thì năng lực
pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính xuất hiện đồng thời. Và khi cơ
quan hành chính giải thể thì năng lực pháp luật hành chính cũng chấm dứt.
2. Chỉ cơ quan hành chính nhà nước mới có đơn vị cơ sở trực thuộc.
Nhận định này là sai. Vì Sở là cơ quan hành chính chuyên môn ; Trong hệ thống cơ
quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước không có cơ sở trực thuộc các cơ quan
hành chính. Ví dụ : Viện kiểm sát có cơ quan trực thuộc là Trường chuyên đào tạo
riêng.
3. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính
phủ.
2
Nhận định này là sai. Vì cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gôm bộ và cơ quan ngang
bộ Theo K2, Điều 2 Luật TCCP 2015
4. Phòng kinh tế được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện.
Nhận định này là sai.
5. Tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh đều tổ chức cơ quan chuyên môn với tên gọi
như nhau
Nhận định này là sai.Vì căn cứ vào tình hình đơn vị hành chính và đặc thù mà một số
đơn vị hành chính có thêm các cơ quan như : Sở quy hoạch-kiến trúc, Sở ngoại vụ,..
6. Thủ tướng Chính phủ không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nhận định này là sai. Vì căn cứ Điều 30 luật tổ chức chính phủ 2015 quy định chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng chính phủ có quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật dưới hình thức quyết định.
7. Ở TW có bộ nào thì nhất thiết ở địa phương có sở tương ứng.
Nhận định này là sai. Bộ Công an, Bộ Ngoại giao,.. nhưng ở địa phương k có ở tương
ứng
8. Chính phủ chỉ họp định kì mỗi tháng 1 lần
Nhận định này là sai. Vì K1, Điều 44 Luật TCCP 2015, Chính phủ ngoài họp định kì
mỗi tháng 1 lần, còn họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo
yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính
phủ.
9. Thủ tướng Chính phủ có quyền ra quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng
Nhận định này là sai. Vì căn cứ K3, Điều 98 Luật HP 2013, Chính phủ trình Quốc hội
phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng
10. Ngoài Quốc hội, UBTVQH cũng có quyền thành lập, sáp nhập, giải thể Bộ, cơ
quan ngang bộ trong thời gian Quốc hội không họp.
Nhận định này là sai. Vì Căn cứ K
8, Đ 74 Hiến pháp 2013, UBTVQH có quyền quyết định thành
lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
11. Đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước không chỉ là đơn vị sự
nghiệp.
3
Nhận định này là sai. Vì đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước không
chỉ là đơn vị sự nghiệp mà còn có đơn vị kinh tế.
12. Ủy ban nhân dân chỉ là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp.
Nhận định này là sai. Vì theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, UBND là cơ
quan chấp hành của HĐND cùng cấp, còn là cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương.
13. Không phải tất cả các cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động theo chế độ
tập thể lãnh đạo.
Nhận định này là đúng, vì cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn
hoạt động theo chế độ thủ trưởng
14. Chính phủ không chỉ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Nhận định này là đúng. Vì Theo Điều 94 Hiến pháp 2013,
Chính phủ là cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan
chấp hành của Quốc hội.
15. Bộ trưởng có quyền bổ nhiệm thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
tỉnh.
Nhận định này là sai. Vì Theo Luật tổ chức chính quyền địa phường quyền bổ nhiệm
thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thuộc về chủ tịch UBND cấp
tỉnh.
16. Quyền lực của cơ quan hành chính nhà nước chỉ thể hiện ở việc áp dụng các biện
pháp cưỡng chế nhà nước đối với các đối tượng có liên quan.
Nhận định này là sai. Ngoài ra, quyền lực cơ quan hành chính nhà nước còn ban hành
văn bản dưới hình thức văn bản áp dụng pháp luật.
17. Bất kì tổ chức nào có tên gọi là Bộ cũng là cơ quan hành chính ở TW. Nhận định
này là sai.
18. Phiên họp thường kì của Chính phủ không phải là hình thức hoạt động duy nhất
của Chính phủ.
Nhận định này là đúng. Vì K1, Điều 44 Luật TCCP 2015, Chính phủ ngoài họp định
kì mỗi tháng 1 lần, còn họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ,
theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên
Chính phủ.
4
19. Các phiên hợp bất thường của Chính phủ chỉ được tiến hành theo Quyết định của
Thủ tướng chính phủ.
Nhận định này là sai. Vì K1, Điều 44 Luật TCCP 2015, Các phiên hợp bất thường của
Chính phủ được tiến hành theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ, theo yêu cầu
của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.
20. Sở và cơ quan tương đương sở chỉ phụ thuộc vào UBND cấp tỉnh.
Nhận định này là sai. Vì Sở và cơ quan tương đương còn phụ thuộc vào cơ quan thẩm
quyền cấp trên, cơ quan ngang bộ.
21. Ở bất kì đơn vị hành chính nào, UBND luôn là cơ quan chấp hành của HĐND
cùng cấp.
Nhận định này là sai. Vì ở cấp Trung ương k có UBND mà có văn phòng chính phủ
22. Trong bộ máy hành chính, chỉ cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung
mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Nhận định này là đúng, vì Cơ quan có thẩm quyền chung mới có quyền ban hành văn
bản QPPL
23. UBND cấp xã là đơn vị cơ sở trực thuộc bộ máy hành chính
Nhận định này là sai. Vì Luật TCCQĐP 2015, UBND cấp là cơ quan hành chính nhà
nước, không phải là đơn vị trực thuộc cơ sở
24. Tất cả các thành viên UBND đều do HĐND cũng cấp bầu ra.
Nhận định này là đúng, vì theo Đ.83 Luật TCCQĐP 2015 các thành viên UBND đều
do HĐND cùng cấp bầu ra.
25. Thành viên chính phủ đương nhiên là Đại biểu Quốc hội
Nhận định này là sai. Vì Thành viên chính phủ bao gồm : Thủ trưởng chính phủ mới
đương nhiên là đại biểu Quốc hội
26. Hình thức và phương pháp hoạt động là bộ phận quan trọng nhất trong địa vị
pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước.
Nhận định này là sai, vì địa vị pháp lý bao gồm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
hình thức, phương thức hoạt động. Hình thức và phương thức hoạt động chỉ là bộ
phận trong địa vị pháp lí và không giữ vai trò quan trọng nhấts
27. Giám đốc sở có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
5
Nhận định này là sai. Vì theo Luật ban hành văn bản QPPL
28. Cơ quan hành chính nhà nước không chỉ thiết lập quan hệ với cơ quan quyền lực
cùng cấp.
Nhận định này là đúng, vì Cơ quan hành chính nhà nước thiết lập quan hệ hành
chính cấp trên trực tiếp và cấp dưới
29. Tên của Bộ và đơn vị trực thuộc Bộ không thể dịch sang tiếng nước ngoài
Nhận định này là sai. Vì tên của Bộ và đơn vị trực thuộc Bộ có thể dịch sang tiếng
nước ngoài. Vì dụ : Bộ Công an-Minisstry of Pulic Security ; Văn phòng Bộ-Ministry
Office,…
30. Trong quá trình hoạt động, các sở không chỉ phụ thuộc vào UBND cùng cấp
Nhận định này là đúng, vì các sở không chỉ phụ thuộc vào UBND cùng cấp mà còn
phụ thuộc vào cơ quan chuyên môn cấp trên.
31. UBND đều do HĐND cùng cấp bầu ra.
Nhận định này là đúng. Vì
32. Cơ cấu thành viên của Chính phủ không chỉ bao gồm: Thủ tường chính phủ, các
phó thủ tướng, các bộ trưởng,
Nhận định này là đúng, vì Cơ cấu thành viên chính phủ gồm : Thủ tướng Chính phủ,
các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
33. Cơ quan chuyên môn của UBND các cấp không phải là cơ quan hiến định.
Nhận đình này là sai, Vì cơ quan chuyên môn của UBND
34. Chính phủ là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của Chính phủ
Nhận định này là sai. Trả lời rồi
35. Văn phòng Bộ không phải là cơ quan quản lý hành chính nhà nước
Nhận định này là đúng. Vì văn phòng bộ là cơ quan hành chính
36. Văn phòng chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước.
Nhận định này là đúng, vì Văn phòng chính phủ là cơ quan quản lý hành chính ở
trung ương
6
37.Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp dưới do thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp
trên trực tiếp bổ nhiệm
Nhận định này là sai. Vì
38. Trong quá trình triển khai việc thi hành pháp luật, Chính phủ không chỉ có nhiệm
vụ triển khai Luật, Nghị quyết của Quốc hội,
Nhận định này là đúng,
39.Không phải tất cả các thành viên của Chính phủ đêỳ do Quốc hội bầu ra trong kỳ
họp đầu tiên của mỗi khóa Quốc hội
Nhận định này là đúng
40. Không phải tất cả cơ quan hành chính đều có quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật
Nhận định này là đúng.
41. Chỉ có cơ quan hành chính thực hiện hoạt động hành chính
Nhận định này là sai.
42. Phiên hợp thường kỳ là hình thức hoạt động quan trọng của UBND
Nhận định này là đúng
Bài 2:
1.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn có thể được tuyển dụng làm viên chức
Nhận định này là sai. Theo điểm a, Khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức, một trong
những điều kiện để được dự tuyển viên chức phải là người có quốc tịch VN và cư trú
tại Việt Nam
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, viên chức vẫn có thể làm luật sư.
Nhận định này là sai.
3.Theo quy định của pháp luật hiện hành, viên chức vẫn có thể được tham gia thành
lập bệnh viện tư.
Nhận định này là sai. Vì
4. Đối tượng bị áp dụng biện pháp GDTX,P,TT vẫn có thể tham gia thi tuyển viên
chức.
7
Nhận định này là đúng, vì theo Khoản 2 Điều 22 Luật Viên chức không cấm đối
tượng bị áp dụng biện pháp GDXPTT tham gia thi tuyển viên chức
5. Khác với công chức, viên chức được tham gia đình công.
Nhận định này là sai
6. Khi xử lý kỷ luật công chức thì phải luôn có sự hiện diện của 5 thành viên Hội
đồng kỷ luật.
Nhận định này là sai. Vì căn cứ Khoản 3 Điều 17 Nghị định 34 của Chính phủ, Hội
đồng kỷ luật họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội
đồng và Thư ký Hội đồng thì vẫn tiến hành họp xét xử lý kỷ luật công chức
7. Có thể không thành lập Hội đồng khi xem xét trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của
viên chức.
Nhận định này là sai. Vì căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 27 của Chính phủ quy
định khi xem xét trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức phải thành lập Hội
đồng kỷ luật.
8. Việc tuyển dụng viên chức nhất thiết phải thông qua kỳ thi tuyển.
Nhận định này là sai. Vì Căn cứ Điều 23 Luật viên chức, việc tuyển dụng viên chức
được thực hiệ thông qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển.
9. Thời gian biệt phái công chức không quá 3 năm.
Nhận định này là đúng, vi căn cứ Khoản 2 Điều 53 Luật Công chức, thời gian biệt
phái công chức không quá 03 năm.
10. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp luôn có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản
lý.
Nhận định này là đúng, vì theo Khoản 1 Điều 24 Luật viên chức, đối với sự nghiệp
công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực
hiện việc tuyển dụng viên chức và chịu trách nhiệm về quyết định của mình
11. Cán bộ không bao gồm những người làm việc trong các tổ chức chính trị-xã hội.
Nhận định này là đúng.
12. Cảnh cáo là hình thức kỷ luật được áp dụng trong mọi trường hợp công chức sử
dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp.
8
Nhận định này là sai. Vì trường hợp công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không
hợp pháp có thể bị cảnh cáo, buộc thôi việc,..Chứ không phải mọi trưởng hợp công
chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp đều bị xử lý kỷ luật là cảnh cáo.
Căn cư Điểu 10, 13, 14,
13. Khi xử lý công chức bằng hình thức khiển trách thì không cần thành lập Hội đồng
kỷ luật
Nhận định này là sai. Vì căn cứ Khoản 2 Điều 17 Nghị định 34 của Chính phủ thì
không thành lập Hội đồng kỷ luật, vì vậy hình thức xử lý công chức là khiển trách
cũng phải lập Hội đồng kỷ luật
14. Tất cả những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước đều là viên
chức.
Nhận định này là sai. Vì theo Điều 25 Luật viên chức thì những trường hợp làm việc
theo chế độ hợp đồng thì k được xem là viên chức
15. Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là công chức nhà nước.
Nhận định này là sai. Vì Chánh án tòa án nhân tối cao là cán bộ, chứ k phải công
chức.
16. Cán bộ, công chức chỉ được từ chức vì lý do sức khỏe
Nhận định này là sai. Vì căn cứ Khoản 1 Điều 54 Luật CBCC, những trường hợp
CBCC được từ chức như : Không đủ sức khỏe ; Không đủ năng lực, uy tín ; Theo yêu
cầu nhiệm vụ,…
17. Công chức không bao giờ làm việc trong cơ quan thuộc quân đội nhân dân, công
an nhân dân
Nhận định này là sai. Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Luật CBCC, Công chức là công dân
Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công
lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong
9
bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
18. Trong mọi trường hợp, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được
chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức nữ đang nuôi con đủ 12 tháng tuổi.
Nhận định này là sai. Trong trường hợp, viên chức nữ đang nuôi con đủ 12 tháng
tuổi thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có quyền chấm dứt hợp đồng làm
việc.
19. Viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp là một loại công chức
20. Công dân đang bị áp dụng biện pháp GDXPTT không được dự tuyển làm công
chức.
Nhận định này là sai. Vì căn cứ Khoản 2 Điều 36 Luật cán bộ, công chức, không cấm
công dân đang bị áp dụng biện pháp GDXPTT dự tuyển làm công chức.
10
21. Mọi cá nhân đều có thể trở thành viên chức nhà nước.
Nhận định này là sai. Vì căn cứ Điều 22 Luật viên chức cá nhân đủ những công dân
đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định này thì mới có thể trở thành viên chức nhà
nước.
22. Ngạch công chức thể hiện trình độ và thâm niên công tác của cán bộ
Nhận định này là sai. Vì căn cứ Điều 42 Luật Công chức, ngạch công chức thể hiện
chức vụ lãnh đạo, quản lý.
23. Khi công chức thực hiện một hành vi VPHC thì chỉ bị xử lý hành chính mà không
bao giờ bị xử lý kỷ luật.
Nhận định này là sai. Vì khi công chức thực hiện một hành vi VPHC xem xét, tính
chất vụ việc cụ thể sẽ có hình thức xử lý kỷ luật tương ứng.
24. Viên chức sử dụng, văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp thì luôn bị áp dụng hình
thức kỷ luật buộc thôi việc.
Nhận định này là sai. Vì viên chức sử dụng, văn bằng, chứng chỉ không hợp
pháp vào mục đích cụ thể sẽ có hình thức xử lý kỷ luật tương ứng, chẳng hạn : Sử
dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ bị cách chức( Điểm a,
Khoản 1, Đ.13 Nghị định 34/2011 của Chính phủ) ; Sử dụng giấy tờ không hợp pháp
để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức bị cảnh cáo
(Khoản 4 Điều 10 Nghị định 34/2011 của Chính phủ);
25.Người có thẩm quyền xử lý đối với giám đốc sở là Bộ trưởng Bộ tư pháp.
Nhận định này là sai. Vì theo Điều 15 Nghị định 34 của Chính phủ, Chủ tịch UBND
cấp tỉnh có quyền xử lý đối với Giám đốc sở
26. Việc tuyển dụng công chức chỉ được thực hiện qua hình thức thi tuyển.
Nhận định này là sai. Căn cứ Khoản 2 Điều 37 Luật Công chức việc tuyển dụng công
chức có thể được thực hiện qua hình thức xét tuyển.
27. Công chức không chỉ hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Nhận định này là đúng, vì căn cứ Khoản 2, Điều 4 Luật CBCC, công chức được
hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản
lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
11
28. Thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức được tính từ thời điểm cơ quan, đơn vị
phát hiện vi phạm kỷ luật cán bộ, công chức.
Nhận định này là sai. Vì Căn cứ Khoản 1 Điều 80 Luật CBCC, thời hiệu xử lý kỷ luật
CBCC là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.
, kể từ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.
29. Không được họp Hội đồng kỷ luật trong trường hợp vắng cán bộ, công chức vi
phạm.
Nhận định này là sai. Căn cứ điểm e, Khoản 2, Điều 19 Nghị định 34/2011 của Chính
phủ trường hợp CBCC vi phạm vắng mặt thì cuộc họp vẫn được tiến hành theo quy
định.
30. Biện pháp tạm đình chỉ công tác có thể được người có thẩm quyền áp dụng trong
thời gian đang xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm.
Nhận định này là sai. Vì theo Khoản 1 Điều 81, Luật CBCC, người có thẩm quyền có
thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ,
công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho
việc xem xét, xử lý.
31. Trong mọi trường hợp việc xử lý CBCC đều phải thành lập Hội đồng kỷ luật.
Nhận định này là sai. Vì căn cứ Khoản 2 Điều 17 Nghị định 34/2011 của Chính phủ
có những trường hợp không cần phải thành lập Hội đồng kỷ luật như : bị xử phạt tù
mà không được hưởng án treo,..
32. Người xin dự tuyển làm viên chức nhất thiết phải đủ 18 tuổi.
Nhận định này là sai. Vì căn cứ điểm b, Khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức, Đối với
một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể
thấp hơn theo quy định của pháp luật.
33. Tất cả những người tham gia cuộc họp Hội đồng kỷ luật công chức đều có quyền biểu quyết
hình thức kỷ luật.
Nhận định này là sai. Vì căn cứ Điều 19 Nghị định 34/2011 của Chính phủ, những người tham gia
dự cuộc họp xem xét xử lý kỷ luật công chức không có quyền biểu quyết hình thức kỷ luật.
34. Công chức bị Tòa án phạt tù thì đương nhiên buộc thôi việc.
Nhận định này là sai. Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 34/2011 của Chính phủ, công chức bị Tòa
án phạt tù mà được hưởng án treo thì không bị buộc thôi việc.
35. Hình thức kỷ luật được áp dụng đối với công chức vi phạm pháp luật là hạ ngạch lương.
12
Nhận định này là sai. Vì căn cứ theo Điều 8 Nghị định 34/2011 của Chính phủ, công chức vi phạm
pháp luật tùy theo tính chất, mức độ mà có hình thức xử lý kỷ luật như : khiển trách, cảnh cáo, hạ
bậc lương, buộc thôi việc
36. Không phải bao giờ công chức tự ý bỏ việc cũng bị xử lý hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
Nhận định này là đúng. Vì căn cứ theo số ngày tự ý bỏ việc mà có hình thức xử lý khiển trách, cảnh
cáo, buộc thôi việc theo Điều 9, Điểu 10, Điều 14 của Nghị định 34/2011 của Chính phủ.
37. Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể giải quyết cho công chức nghỉ hưu nếu
công chức trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật công chức.
Nhận định này là sai. Vì Khoản 3, Điều 82 Luật CBCC, trong thời gian CBCC bị xem xét kỉ luật
không được giải quyết cho nghỉ hưu.
38. Trong mọi trường hợp viên chức nghỉ hưu đều được chấp thuận.
Nhận định này là sai.
39. Nếu vi phạm kỷ luật, công chức cấp xã có thể bị áp dụng tất cả các hình thức kỷ luật như công
chức Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
Nhận định này là sai. Vì Công chức cấp xã vi phạm kỷ luật bị xử lý kỷ luật theo Nghị định 112/2011
của Chính phủ ; còn hình thức kỷ luật của CBCC từ cấp huyện trở lên áp dụng Nghị định 34/2011
của Chính phủ.
40. Nếu sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp công chức có thể bị áp dụng hình thức kỷ
luật buộc thôi việc.
Nhận định này là sai.tùy theo mục đích sử dụng văn bằng chứng chỉ đó để được thi tuyển dụng vào
công chức thì buộc thôi việc (K2, Đ14 NĐ 34/2011) ; Nếu dùng để bổ nhiệm chức vụ thì bị cách
chức (đ a, K 1, Đ 13 NĐ 34/2011),…
41. Trong mọi trường hợp, cán bộ nam đủ 60t và cán bộ nữ đủ 55 t đều nghỉ hưu.
Nhận định này là sai. Vì theo Khoản 2, 3 Điều 187 Bộ Luật lao động, có trường hợp nghỉ hưu trước
tuổi và cao hơn số tuổi hưu đã quy định (như : Người lao động bị suy giảm khả năng lao
động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy
định tại khoản 1 Điều này ; Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,
người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ
hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định.)
42. Người chuyên trách về tư pháp-hộ tịch cấp xã là cán bộ chuyên trách cấp xã.
Nhận định này là sai. Vì người chuyên trách về tư pháp-hộ tịch cấp xã là công chức
cấp xã được quy định theo Khoản 3, Điều 61 Luật Công chức.
43. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm phán, kiểm sát viên là cán bộ
Nhận định này là sai. Căn cứ Điều 7, Điều 8 Nghị định 06/2010 quy định thẩm phán,
kiểm sát viên là công chức.
44.Trong quá trình xử lý kỷ luật viên chức, hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có mặt của
đương sự.
13
Nhận định này là sai. Theo điểm e, k2, Điều 18 Nghị định 27/2012 của Chính phủ,
viên chức vắng mặt trong buổi họp Hội đồng kỷ luật vẫn tiến hành họp xem xét kỷ
luật.
45. Nếu công chức đang bị xem xét xử lý kỷ luật mà làm đơn xin thôi việc thì Thủ
trưởng cơ quan có thể giải quyết cho công chức thôi việc
Nhận định này là sai, theo điểm c, K1, Điều 4 Nghị định 46/2010, quy định lý do
không giải quyết cho thôi việc trong đó có lý do đang bị xem xét kỷ luật.
46. Người đứng đầu tổ chức Đảng, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quyền lực
nhà nước cấp xã có thể bố trí anh, chị em bên vợ hoặc chồng của mình làm các công
việc ; tài chính-kế toán, địa chính-xây dựng.
Nhận định này là sai. Theo Khoản 3 Điều 37 Luật PCTN, quy định người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em
ruột của mình làm tài chính-kế toán, địa chính-xây dựng.
Chi tiết Điều 37. Luật phòng, chống tham nhũng
Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:
a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công
việc;
b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến
bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải
quyết;
d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn
nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào
doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong
phạm vi do mình quản lý trực tiếp.
47. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 5 năm.
Nhận định này là sai, bổ nhiệm lần 1 là 5 năm, nhưng bổ nhiệm lần có thể thấp hơn
theo K2 Điều 42 Nghị định 24/2010 (2. Thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý là 05 năm; khi hết thời hạn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không
bổ nhiệm lại.)
14
48. Trường hợp công chức giữ chúc vụ lãnh đạo, quản lý được điểu động đến vị trí
công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ đang đảm nhiệm thì
được bảo lưu phụ cấp chức vụ
Nhận định này là sai. Theo K2, DD39 Nghị định24/2010 Trường hợp công chức giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ
mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ
trong thời gian 06 tháng.
49.Luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý.
Nhận định này là sai. Theo Điều 52 Luật CBCC, chỉ luân chuyển hcông chức giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý.
50. Mọi đơn vị sự nghiệp công lập đều được quyền tự chủ hoàn toàn.
Nhận định này là sai. Theo Điều1Nghị định 16/2015, chỉ một số đơn vị sự nghiệp
được quyền tự chủ hoàn toàn trong các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế;
văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công
nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác
51.Công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì về hưu
không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà mình trước đây đã đảm
nhiệm.
Bài 3 :
1.Một trong những mục tiêu hoạt động của tổ chức nghề nghiệp là lợi nhuận
Nhận định này là sai. Mục tiêu hoạt động của tổ chức nghề nghiệp để hỗ trợ cho các
cơ quan nhà nước quản lý một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nhất định, chính hoạt
động dưới sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Công đoàn là tổ chức chính trị.
Nhận định này là sai. Công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội.
3. Chỉ có công nhân và nhân dân lao động mới được tham gia tổ chức xã hội.
Nhận định này là sai. Tổ chức xã hội là tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập trên cơ
sở sự tự nguyện và hoạt động theo nguyên tắc tự quản của các thành viên nhằm thỏa
mãn và đáp ứng nhu cầu, lợi ích đa dạng, chính đáng của các thành viên và phát huy
tính tích cực chính trị của họ trong đời sống Nhà nước và xã hội. Cho nên tổ chức xã
hội không giới hạn tầng lớp xã hội.
4. Chỉ có hoạt động của tổ chức Đảng mới liên quan đến chính trị
15
Nhận định này là sai. Vì tổ chức chính trị-xã hội cũng hoạt động có liên quan đến
chính trị, có vị trí quan trong trong hệ thống chính trị.
5. Điều lệ là cơ sở hoạt động duy nhất của tổ chức xã hội
Nhận định này là sai. Điều chỉnh trực tiếp hoạt động của tổ chức xã hội là điều lệ
hoặc quy chế do Nhà nước phê chuẩn.
6. Tổ chức xã hội không bao giờ nhân danh nhà nước tham gia quan hệ pháp luật.
Nhận định này là đúng, vì tổ chức xã hội là tổ chức nghề nghiệp của những người
hoạt động trong những lĩnh vực, những ngành nghề chuyên môn nhất định mang tính
xã hội, khác với những lĩnh vực, những ngành chuyên môn mang tính nhà nước.
7. Tổ chức xã hội là các tổ chức không có tư cách pháp nhân
Nhận định này là sai. Tổ chức xã hội là tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ. Hội viên có thể bao gồm cả cá nhân và
tổ chức, tài sản của loại tổ chức này được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp tự
nguyện của các hội viên hoặc hội phí, nhằm phục vụ cho nhu cầu chung của hội viên
và mục đích của tổ chức.
8. Chỉ Bộ trưởng Bộ Nội vụ là chủ thể có thẩm quyền cho pháp thành lập, sáp nhập,
chia tách, giải thể các tổ chức xã hội.
Nhận định này là sai. Căn cứ K2 Điều 14 Nghị định 45/2010 của Chỉnh phủ, Ngoài
Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép
thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối
với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
9. Tổ chức xã hội có thể là chủ thể của mọi vi phạm pháp luật.
10. Tổ chức xã hội chỉ được tham gia đóng góp xây dựng luật kho cơ quan nhà nước
yêu cầu.
11. Hoạt động kiểm tra của các tổ chức xã hội không mang tính quyền lực nhà nước.
12. Tổ chức xã hội chỉ chấm dứt hoạt động khi có quyết định giải thể của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
13. Tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương có quyền đơn phương ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
14. Điều lệ của tổ chức xã hội có chứa đựng quy phạm pháp luật.
Bài 4:
1.Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân chỉ do Quốc hội quy định.
16
2. Công dân chỉ thực hiện quyền của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân
dân.
3. Người nước ngoài không được nhận con nuôi ở Việt Nam.
4. Theo pháp luật hiện hành của nước ta thì người đồng tính không được kết hôn.
5. Theo pháp luật hiện hành của nước ta thì người tâm thần không có quyền kết hôn.
6. Theo pháp luật hiện hành của nước ta thì người bị nhiễm HIV không có quyền kết
hôn.
7. Công dân Việt Nam chỉ có 1 quốc tịch Việt Nam.
8. Theo pháp luật hiện hành, người nước ngoài có thể trở thành công chức, viên chức.
9. Công dân Việt Nam được hưởng quyền nào thì người nước ngoài, người không
quốc tịch được hưởng quyền tương ứng.
17
10.Người nước ngoài có thể làm tất cả các ngành nghề hợp pháp tại Việt Nam
11. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành thì công dân có quyền học tập, khám
chữa bệnh không mất tiền.
12. Người không quốc tịch là người vi phạm pháp luật và bị tước quốc tịch.
13. Người không quốc tịch không chấp hành pháp luật của bất cứ quốc gia nào.
18
19