Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải trên tuyến luồng hải phòng – quảng ninh của tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 103 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

CN. LƢU THỊ HỒNG HIẾU

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC
KẾT CẤU HẠ TẦNG BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI
TRÊN TUYẾN LUỒNG HẢI PHÒNG – QUẢNG NINH
CỦA TỔNG CÔNG TY BẢO ĐẢM AN TOÀN
HÀNG HẢI MIỀN BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HẢI PHÒNG - 2015


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

LƢU THỊ HỒNG HIẾU

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC
KẾT CẤU HẠ TẦNG BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI
TRÊN TUYẾN LUỒNG HẢI PHÒNG – QUẢNG NINH
CỦA TỔNG CÔNG TY BẢO ĐẢM AN TOÀN


HÀNG HẢI MIỀN BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ;

MÃ SỐ: 60340410

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Thủy

HẢI PHÒNG - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý khai thác kết cấu
hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải trên tuyến luồng Hải Phòng – Quảng Ninh
của Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc” là công trình nghiên
cứu riêng của tôi.
Các số liệu trong luận văn đƣợc sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu đƣợc
trình bày trong luận văn này chƣa từng đƣợc công bố tại bất kỳ công trình luận văn
nào trƣớc đây.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Ngày 12 tháng 09 năm 2015
Tác giả

Lƣu Thị Hồng Hiếu


i


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn
tới:
- Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam, các Thầy, Cô giáo khoa
Kinh tế và khoa Sau Đại học đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt
những năm tháng tôi theo học tại Trƣờng;
- Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Thủy, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành bản Luận văn này;
- Các Thầy giáo, Cô giáo trong Hội đồng bảo vệ Luận văn Thạc sỹ kinh tế đã
giúp tôi nhiều chỉ dẫn quý báu để hoàn thiện bản Luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thế hệ lãnh đạo Tổng Công ty Bảo đảm an toàn
hàng hải miền Bắc đã truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong thực tiễn
công tác, các đồng nghiệp trong Xí nghiệp Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ
đã động viên, giúp đỡ để tôi có thời gian tham gia khóa đào tạo Thạc sỹ này.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ KHAI THÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG

BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI ....................................................................4
1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng Bảo đảm an toàn hàng hải .....................................4
1.1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng ..........................................................................4
1.1.2. Khái niệm kết cấu hạ tầng Bảo đảm an toàn hàng hải ..................................4
1.2. Khái niệm Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải ..........5
1.2.1. Nội dung hoạt động quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng
hải ......................................................................................................................6
1.2.2. Nội dung quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải ........16
1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý khai thác KCHT bảo đảm an
toàn hàng hải ....................................................................................................25
1.3.1.Tầm hiệu lực ánh sáng của đèn biển (Visual Range) ...................................25
1.3.2. Thay, thả phao báo hiệu và điều chỉnh phao báo hiệu khi bị sai lệch vị trí ..26
1.3.3. Thời gian sửa chữa, thay thế phao báo hiệu định kỳ...................................26
1.3.4. Định kỳ sơn bảo dƣỡng phao báo hiệu hàng hải ........................................26
1.3.5. Độ sâu khai thác luồng hàng hải ...............................................................27
1.3.6. Mật độ kiểm tra luồng hàng hải ................................................................27
1.3.7. Hiệu quả hoạt động của hệ thống hỗ trợ hàng hải ......................................28
1.3.8. Trình độ của ngƣời quản lý ......................................................................29
1.3.9. Tính đầy đủ hợp lý của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật....................29
1.4. Kinh nghiệm quản lý khai thác kết cấu hạ tầng Bảo đảm an toàn hàng hải của
thế giới và khu vực ............................................................................................30
1.4.1. Mô hình quản lý khai thác kết cấu hạ tầng BĐATHH của một số quốc gia .30
iii


1.4.2. Đánh giá mô hình quản lý khai thác kết cấu hạ tầng BĐATHH của một số
quốc gia ............................................................................................................32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC KẾT CẤU
HẠ TẦNG BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI TRÊN TUYẾN LUỒNG HẢI
PHÒNG – QUẢNG NINH CỦA TỔNG CÔNG TY BẢO ĐẢM AN TOÀN

HÀNG HẢI MIỀN BẮC ...................................................................................34
2.1. Tổng quan về Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc ..................34
2.1.1. Sự hình thành và phát triển .......................................................................34
2.1.2. Nhiệm vụ và các ngành nghề kinh doanh ..................................................35
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.........................................................................................35
2.1.4. Quyền và nghĩa vụ ...................................................................................36
2.1.5. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ tại thời điểm thành lập ..........36
2.1.6. Các Công ty con hình thành từ các đơn vị hạch toán phụ thuộc .................36
2.1.7. Các doanh nghiệp chuyển về làm đơn vị thành viên ..................................36
2.2. Giới thiệu tuyến luồng Hải Phòng – Quảng Ninh .........................................38
2.2.1. Tuyến luồng Hải Phòng ...........................................................................38
2.2.2. Tuyến luồng Quảng Ninh .........................................................................39
2.3. Thực trạng về công tác quản lý khai thác KCHT bảo đảm an toàn hàng hải trên
tuyến luồng Hải Phòng, Quảng Ninh ..................................................................40
2.3.1. Thực trạng công tác quản lý khai thác hệ thống báo hiệu hàng hải..............40
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý khai thác hệ thống luồng hàng hải ..................48
2.3.3. Thực trạng công tác quản lý khai thác hệ thống hỗ trợ hàng hải .................56
2.3.4. Thực trạng công tác quản lý khai thác các công trình phụ trợ phục vụ công
tác điều hành quản lý và sản xuất .......................................................................57
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý khai thác KCHT bảo đảm an toàn hàng
hải trên tuyến luồng Hải Phòng, Quảng Ninh của Tổng Công ty BĐATHH miền
Bắc ...................................................................................................................61
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ...........................................................................61
2.4.2. Những hạn chế còn tồn đọng ....................................................................63
2.4.3. Nguyên nhân ...........................................................................................64
iv


CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KHAI THÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI TRÊN

TUYẾN LUỒNG HẢI PHÒNG – QUẢNG NINH CỦA TỔNG CÔNG TY BẢO
ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI MIỀN BẮC ........................................................66
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển của Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền
Bắc trong giai đoạn năm 2015 – 2020 ................................................................66
3.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác KCHT bảo đảm an
toàn hàng hải trên tuyến luồng Hải Phòng – Quảng Ninh của Tổng Công ty
BĐATHH miền Bắc ..........................................................................................68
3.2.1. Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác hệ thống báo hiệu hàng hải 68
3.2.2. Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác hệ thống luồng hàng hải ..69
3.2.3. Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác hệ thống hỗ trợ hàng hải ..70
3.2.4. Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác hệ thống các công trình phụ
trợ phục vụ công tác điều hành quản lý và sản xuất.............................................77
3.2.5. Biện pháp nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của cán bộ
quản lý, công nhân quản lý trực tiếp tại các trạm luồng và trạm đèn ....................78
3.2.6. Biện pháp hoàn thiện các quy trình, quy phạm pháp luật về công tác bảo đảm
an toàn hàng hải ................................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................90
1. Kết luận ........................................................................................................90
2. Kiến nghị ......................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................92

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

ADB


Ngân hàng phát triển Châu Á

AIS

Hệ thống tự động nhận dạng

BĐATHH

Bảo đảm an toàn hàng hải

CV

Công suất máy chính

DGPS

Hệ thống vi phân định vị vệ tinh toàn cầu

DWT

Trọng tải tàu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GPS

Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu


GTVT

Giao thông vận tải

IALA

Hiệp hội báo hiệu hàng hải quốc tế

IHO

Tổ chức thủy đạc quốc tế

IMO

Tổ chức hàng hải quốc tế

KCHT

Kết cấu hạ tầng

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLL


Quản lý luồng

RACON

Tiêu radar

SOLAS

Công ƣớc quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VHF

Tần số rất cao (30-300 MHz)

VTS

Hệ thống điều phối giao thông tàu biển

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
1.1
2.1


2.2

2.3
2.4
2.5

2.6
3.1
3.2

Tên bảng
Các mã nhận dạng của Racon
Thống kê số lƣợng báo hiệu hàng hải trên luồng Hải Phòng,
Quảng Ninh từ năm 2012 đến năm 2014
Thống kê đèn biển trên 02 tuyến luồng Hải Phòng, Quảng
Ninh từ năm 2012 đến năm 2014
Thống kê số lƣợt phao thay, thả, điều chỉnh trên 02 tuyến
luồng Quảng Ninh và Hải Phòng từ năm 2010 đến 2014
Số lần sơn bảo dƣỡng phao báo hiệu trong 01 năm
Độ sâu khai thác luồng Hải Phòng – Quảng Ninh
(so với số 0 hải đồ) qua các năm 2012, 2013, 2014
Thống kê số lần kiểm tra tổng quan, bảo trì báo hiệu các
luồng Hải Phòng – Quảng Ninh từ năm 2012 đến năm 2014
Tổng chi phí đầu tƣ khi lắp đặt thiết bị AIS
Bảng tính giá trị kinh phí trang bị máy GPS cầm tay cho các
trạm quản lý báo hiệu hàng hải

3.3 B Bảng tính giá trị kinh phí kiểm tra vị trí báo hiệu (01 lần)


vii

Trang
13
40

41

44
47
49

52
71
73
74


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ chập tiêu và các thông số của chập tiêu

08


1.2

Một số thông số cơ bản của luồng hàng hải

11

1.3

2.1.

2.2

Mô hình quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn
hàng hải của Việt Nam hiện nay
Sơ đồ tổ chức Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền
Bắc
Tàu công trình có công suất 1100HP có nhiệm vụ thực hiện
công tác thay, thả và điều chỉnh phao báo hiệu hàng hải

viii

16

37

43


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm vừa qua, ngành kinh tế biển đã có vai trò khá lớn trong việc
đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Theo ƣớc tính, tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) do biển và vùng ven biển Việt Nam đem lại bình quân đạt
khoảng 47- 48% GDP cả nƣớc, trong đó GDP của kinh tế thuần biển đạt khoảng
20-22% GDP cả nƣớc.
Với thực tế nhƣ trên, Việt Nam đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng
tâm trong thời gian tới là cần phải phát triển kinh tế biển trong chiến lƣợc phát
triển kinh tế của Việt Nam. Điều này đã đƣợc cụ thể hóa bằng Chiến lƣợc biển Việt
Nam đến năm 2020, theo đó mục tiêu trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế
biển đến năm 2020 là kinh tế biển và vùng ven biển đóng góp 53-55% GDP cả
nƣớc, kinh tế hàng hải đứng thứ 2 và vƣơn lên thứ nhất sau năm 2020.
Trong nhiệm vụ chung thực hiện Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020 và
mục tiêu phát triển kinh tế biển, ngành hàng hải đƣợc xem là một ngành kinh tế
đặc thù, có vai trò tiềm năng rất lớn, mang tính quốc tế hóa cao nhất là trong bối
cảnh hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành
hàng hải, bảo đảm an toàn hàng hải đóng vai trò hết sức quan trọng. Bảo đảm an
toàn hàng hải có nhiệm vụ thiết lập và duy trì môi trƣờng an toàn hàng hải, cung
cấp hƣớng dẫn an toàn trên vùng biển và luồng hàng hải tạo điều kiện an toàn cho
hoạt động của các ngành kinh tế biển và phát triển thƣơng mại, góp phần thực hiện
quyền và nghĩa vụ của quốc gia có biển đối với các điều ƣớc quốc tế mà nƣớc ta đã
ký kết hoặc gia nhập, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển,
đảo.
Hiện nay, kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải ngày càng khẳng định là
một trong những hạ tầng kinh tế quan trọng là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho hoạt động
của ngành kinh tế hàng hải diễn ra trên biển và góp phần phát triển ngành vận tải
biển cũng nhƣ hội nhập kinh tế quốc tế.

1



Tuy nhiên cùng với việc xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ
tầng bảo đảm an toàn hàng hải nhằm đáp ứng cho hoạt động của các ngành kinh tế
biển và đảm bảo an toàn cho các con tàu đang ngày đêm hành trình trên các tuyến
luồng và vùng lãnh hải Việt Nam, thì có thể nói công tác quản lý khai thác kết cấu
hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của hệ
thống cảng biển Việt nam, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập dẫn đến việc quản lý khai
thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải chƣa đƣợc đồng bộ, chƣa đem lại
hiệu quả cao nhất và đáp ứng đƣợc mong đợi của ngành kinh tế hàng hải. Do đó
việc đánh giá thực trạng, những tồn tại và bất cập hiện nay trong công tác quản lý
khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải nhằm tìm ra những nguyên
nhân và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quản quản lý khai thác kết cấu hạ
tầng bảo đảm an toàn hàng hải là cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản
lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải trên tuyến luồng Hải
Phòng – Quảng Ninh của Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc”
làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài đƣợc thực hiện với mục đích nghiên cứu những vấn đề mang tính lý
luận về quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải. Đồng thời
phân tích thực trạng công tác quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn
hàng hải trên tuyến luồng Hải Phòng – Quảng Ninh của Tổng Công ty Bảo đảm an
toàn hàng hải miền Bắc để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải trên tuyến luồng
Hải Phòng – Quảng Ninh của Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc
trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an
toàn hàng hải .

Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an
2


toàn hàng hải trên tuyến luồng Hải Phòng – Quảng Ninh của Tổng Công ty Bảo
đảm an toàn hàng hải miền Bắc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài đƣợc hoàn thành dựa trên các phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống: Hệ thống tài liệu lý luận liên quan đến
quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải.
Phƣơng pháp thống kê tổng hợp, khảo sát, thu thập các tài liệu, phƣơng pháp
phân tích số liệu để nghiên cứu một cách toàn diện về quản lý khai thác kết cấu hạ
tầng bảo đảm an toàn hàng hải.
Phƣơng pháp so sánh, suy đoán logic, phƣơng pháp chuyên gia… để phân
tích.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài tổng kết và vận dụng những lý luận khoa học về quản lý khai thác kết
cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải để tập trung phân tích, đánh giá thực trạng
công tác quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải trên tuyến
luồng Hải Phòng – Quảng Ninh của Tổng Công ty, trên cơ sở đó đề ra các biện
pháp mang tính khả thi và lâu dài, giúp Tổng Công ty hoàn thiện công tác quản lý
khai thác kết cấu hạ tầng đảm an toàn hàng hải trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn
hàng hải.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an
toàn hàng hải trên tuyến luồng Hải Phòng – Quảng Ninh của Tổng Công ty bảo
đảm an toàn hàng hải miền Bắc.

Chƣơng 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác kết cấu hạ
tầng bảo đảm an toàn hàng hải trên tuyến luồng Hải Phòng – Quảng Ninh của
Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc.

3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ KHAI THÁC
KẾT CẤU HẠ TẦNG BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI
1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng Bảo đảm an toàn hàng hải
1.1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng
Thuật ngữ “kết cấu hạ tầng” có nguồn gốc từ tiếng latinh là Infrastructura là
thuật ngữ ghép của hai từ: “Infra” (có nghĩa là cơ sở nền móng, nền tảng hay còn
gọi là “ hạ tầng”) và “ Structura” (kết cấu, cơ cấu, cấu trúc hay kiến trúc).
Ở Việt Nam cho đến nay thuật ngữ này chƣa đƣợc sử dụng một cách thống nhất.
Về khái niệm kết cấu hạ tầng, hiện còn những ý kiến và quan niệm khác nhau. Kết
cấu hạ tầng bao gồm “kết cấu hạ tầng cứng” và “kết cấu hạ tầng mềm”. Kết cấu hạ
tầng cứng là toàn bộ cơ sở hạ tầng vật chất đảm bảo cho phát triển kinh tế, xã hội,
quốc phòng, an ninh. Kết cấu hạ tầng mềm là toàn bộ cơ sở luật pháp, cơ chế,
chính sách, thông tin,…Với quan niệm và cách nhìn nhận nhƣ trên có thế hiểu kết
cấu hạ tầng là toàn bộ các hệ thống, công trình vật chất – kỹ thuật có vai trò làm
nền tảng và điều kiện chung bảo đảm cho sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc
gia, vùng lãnh thổ trong mỗi giai đoạn hay thời kỳ phát triển nhất định. 23, tr.1
1.1.2. Khái niệm kết cấu hạ tầng Bảo đảm an toàn hàng hải
Theo Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam và Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày
21/3/2012, kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải là kết cấu công trình bảo đảm
an toàn hàng hải bao gồm: luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng
hải và các công trình phụ trợ phục vụ công tác điều hành quản lý và sản xuất, đƣợc
đầu tƣ xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nƣớc cảng biển và vùng biển Việt Nam.

Cụ thể hệ thống kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải đƣợc hiểu bao gồm
các công trình với các chức năng cụ thể nhƣ sau:
- Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nƣớc đƣợc xác định bởi hệ thống báo
hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của
tàu biển và các phƣơng tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng cảng biển
và luồng hàng hải khác. 10, tr.1
4


- Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình, tàu thuyền dùng làm báo hiệu
hàng hải đƣợc thiết lập và vận hành trên mặt nƣớc hoặc trên đất liền để chỉ dẫn cho
ngƣời đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan định hƣớng, xác định vị trí của tàu
thuyền. 1, tr.3
- Hệ thống hỗ trợ hàng hải bao gồm: hệ thống GPS, hệ thống AIS, tiêu radar
(racon), hoạt động phù hợp với các quy định quốc tế và pháp luật Việt Nam. Hệ
thống này đƣợc lắp đặt trên các báo hiệu hàng hải hoặc trên các phƣơng tiện hành
hải trên luồng nhằm đảm cho các cơ quan chức năng quản lý tốt hệ thống tàu
thuyền ra vào luồng cũng nhƣ đảm bảo an toàn cho phƣơng tiện khi hành hải trên
luồng. 10, tr.2
- Các công trình phụ trợ phục vụ công tác điều hành quản lý và sản xuất bao
gồm: cầu cảng Hải Đăng, cơ sở cơ khí 22B Ngô Quyền phục vụ công tác neo đậu
phƣơng tiện thủy, đóng mới và sửa chữa phao báo hiệu hàng hải, gia công chế tạo
mới, sủa chữa thiết bị báo hiệu hàng hải. Và các trạm quản lý (bao gồm trạm quản
lý luồng hàng hải và trạm quản lý báo hiệu hàng hải) đƣợc thiết kế và xây dựng
thành một hệ thống trạm quản lý dọc theo chiều dài của luồng hàng hải, những
trạm quản lý này ngoài nhiệm vụ quản lý và khai thác hệ thống báo hiệu hàng hải
trên luồng còn có nhiệm vụ phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải, bảo vệ môi
trƣờng trên luồng do trạm đảm nhiệm. 7, tr.83
1.2. Khái niệm Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng
hải

- Việc quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải đƣợc quy
định trong Bộ luật Hàng Hải Việt Nam, Nghị định số 21/2012/NĐ-CP về quản lý
cảng biển và luồng hàng hải, Thông tƣ số 07/2015/TT-BGTVT ngày 07/04/2015
của Bộ Giao thông vận tải, Thông tƣ số 76/2014/TT-BGTV của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải ban hành kèm theo các Định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh
vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải và các Thông tƣ khác
liên quan. Theo đó:

5


- Quản lý kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải là việc quản lý các công
trình bảo đảm an toàn hàng hải trong phạm vi quyền hạn và khu vực đƣợc giao,
bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật và các định mức kinh tế kỹ thuật đƣợc
ban hành, bảo đảm cho các công trình hoạt động đƣợc an toàn và hiệu quả.
- Khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải là việc tổ chức khai thác
các công trình bảo đảm an toàn hàng hải đã đƣợc đầu tƣ, bảo đảm theo đúng quy
định của pháp luật, hiệu quả đầu tƣ, bảo đảm an toàn, phòng ngừa ô nhiễm môi
trƣờng và theo các công ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia.
- Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải là việc quản lý
và tổ chức khai thác các công trình bảo đảm an toàn hàng hải đã đƣợc đầu tƣ trong
phạm vi quyền hạn và khu vực đƣợc giao, bảo đảm theo đúng quy định của pháp
luật, hiệu quả đầu tƣ, bảo đảm an toàn, phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng và theo
các công ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia.
1.2.1. Nội dung hoạt động quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn
hàng hải
1.2.1.1. Hệ thống báo hiệu hàng hải
* Đèn biển
- Đèn biển là báo hiệu hàng hải đƣợc thiết lập cố định tại các vị trí cần thiết
ven bờ biển, trong vùng nƣớc cảng biển và vùng biển Việt Nam. 1, tr.4

- Đèn biển có tác dụng:
+ Báo hiệu cho tàu thuyền hàng hải trên các tuyến hàng hải xa bờ nhận biết,
định hƣớng nhập bờ để vào các tuyến hàng hải ven biển hoặc vào các cảng biển.
+ Báo hiệu cho tàu thuyền hàng hải ven biển định hƣớng và xác định vị trí.
+ Báo hiệu cửa sông, cửa biển nơi có tuyến luồng dẫn vào cảng biển; cửa
sông, cửa biển có nhiều hoạt động hàng hải khác nhƣ khai thác hải sản, thăm dò,
nghiên cứu khoa học...; vị trí có chƣớng ngại vật ngầm nguy hiểm; hoặc các khu
vực đặc biệt khác nhƣ khu neo đậu tránh bão, khu đổ chất thải,... để chỉ dẫn cho tàu
thuyền định hƣớng và định vị.
- Đèn biển đƣợc phân làm 3 cấp:
6


+ Đèn cấp I – Báo hiệu nhập bờ: Có tầm hiệu lực danh định từ 20-25 hải lý.
Đƣợc đặt gần tuyến hàng hải quốc tế hoặc trên các khu vực biển chuyển tiếp từ
tuyến hàng hải quốc tế vào tuyến hàng hải ven biển. Có vị trí thuận lợi để ngƣời đi
biển có thể quan sát đƣợc từ ngoài khơi xa. Có độ cao đủ lớn để không bị che
khuất từ phía biển.
+ Đèn cấp II – Hàng hải ven biển: Có tầm hiệu lực danh định từ 15-20 hải lý.
Đƣợc đặt gần tuyến hàng hải ven biển, tại những vị trí dễ quan sát từ ngoài biển,
cách các tuyến hàng hải ven biển không quá 20 hải lý. Có độ cao đủ lớn để không
bị che khuất từ phía biển.
+ Đèn cấp III – Báo hiệu cửa sông, cửa biển: Có tầm hiệu lực danh định từ 1015 hải lý. Đƣợc đặt tại cửa sông, cửa biển gần lối vào các tuyến luồng biển hoặc tại
các chƣớng ngại vật ngầm hay các khu vực đặc biệt (neo đậu tránh bão, khu vực
chuyển tải, ngƣ trƣờng, khu vực thăm dò, nghiên cứu khoa học…).
- Màu sắc bên ngoài của tháp đèn phải đảm bảo khả năng nhận biết dễ dàng
bằng mắt thƣờng và đƣợc lựa chọn sao cho độ tƣơng phản giữa màu sắc tháp đèn
với nền phía sau tháp đèn là lớn nhất.
- Ánh sáng sử dụng cho đèn biển là ánh sáng trắng, chớp đơn chu kỳ từ 2,015,0 giây, chớp nhóm chu kỳ từ 2,0-20,0 giây, chớp nhóm hỗn hợp chu kỳ từ 2,030,0 giây hoặc chớp theo tín hiệu Morse chu kỳ không lớn hơn 30,0 giây. Trong
phạm vi 70 hải lý, đặc tính ánh sáng của các đèn biển không đƣợc trùng lặp.

* Đăng tiêu
- Đăng tiêu là báo hiệu hàng hải đƣợc thiết lập cố định tại các vị trí cần thiết
để báo hiệu luồng hàng hải, báo hiệu chƣớng ngại vật nguy hiểm, bãi cạn hay báo
hiệu một vị trí đặc biệt nào đó. 1, tr.4
- Đăng tiêu có tác dụng báo hiệu chƣớng ngại vật nguy hiểm, bãi cạn hay báo
hiệu một vị trí đặc biệt nào đó liên quan đến an toàn hàng hải.
- Kích thƣớc của đăng tiêu phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
nhƣng phải đảm bảo nhận biết dễ dàng trong phạm vi hiệu lực của đăng tiêu.

7


- Màu thân đăng tiêu phải đảm bảo khả năng nhận biết dễ dàng bằng mắt
thƣờng và đƣợc lựa chọn sao cho độ tƣơng phản với nền phía sau đăng tiêu là lớn
nhất.
- Ánh sáng sử dụng cho đăng tiêu là ánh sáng trắng, chớp đơn chu kỳ từ 2,015,0 giây, chớp nhóm chu kỳ từ 2,0-20,0 giây, chớp nhóm hỗn hợp chu kỳ từ 2,030,0 giây hoặc chớp theo tín hiệu Morse chu kỳ không lớn hơn 30,0 giây. Ánh
sáng của đăng tiêu phải rõ ràng, dễ phân biệt với ánh sáng của các báo hiệu hay
nguồn sáng khác xung quanh.
* Chập tiêu
- Chập tiêu là báo hiệu hàng hải gồm hai đăng tiêu biệt lập nằm trên cùng một
mặt phẳng thẳng đứng để tạo thành một hƣớng ngắm cố định. 1, tr.4

(Nguồn: Giáo trình đào tạo trạm trưởng, Công ty Bảo đảm an toàn
hàng hải I ban hành năm 2008)
Hình 1.1. Sơ đồ chập tiêu và các thông số của chập tiêu
Trong đó:

- M là vị trí của mắt ngƣời quan sát
- F1 là vị trí tiêu trƣớc
- F2 là vị trí tiêu sau

- H1 là chiều cao tiêu trƣớc
- H2 là chiều cao tiêu sau
- D là khoảng cách từ điểm quan sát đến tiêu trƣớc
- d là khoảng cách giữa 2 tiêu

8


- Chập tiêu có các tác dụng sau đây:
+ Báo hiệu trục luồng hàng hải.
+ Báo hiệu phần nƣớc sâu nhất của một tuyến hàng hải
+ Báo hiệu luồng hàng hải khi không có báo hiệu hai bên luồng hoặc báo hiệu
hai bên luồng không đảm bảo yêu cầu về độ chính xác.
+ Báo hiệu hƣớng đi an toàn vào cảng hay cửa sông.
+ Báo hiệu phân luồng giao thông hai chiều.
- Chập tiêu phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Chiều cao của các tiêu trong một chập phải bảo đảm sao cho góc đứng từ
mắt ngƣời quan sát tại bất kỳ điểm nào trong phạm vi tác dụng của chập tiêu đến
điểm cao nhất của tiêu trƣớc và tiêu sau vào ban ngày hoặc đến tâm đèn vào ban
đêm phải nằm trong khoảng từ 3’ đến 15’.
+ Các tiêu trong một chập khi đƣợc lắp đèn phải có đặc tính ánh sáng giống
nhau và chớp đồng bộ. Đặc tính ánh sáng sử dụng cho chập tiêu là ánh sáng trắng,
chớp đơn hoặc chớp nhóm, chớp nhóm hỗn hợp.
* Phao báo hiệu hàng hải
- Phao báo hiệu là một thiết bị nổi, trên đó đƣợc lắp ráp các phụ kiện của phao
và các thiết bị báo hiệu chuyên ngành bảo đảm an toàn hàng hải. Chúng đƣợc thả
và định vị tại những vị trí xác định trên luồng hàng hải thông qua hệ thống xích
phao, xích rùa và rùa neo. Tuỳ theo tính chất của báo hiệu, đặc thù vị trí làm việc
mà các phao đƣợc lựa chọn chủng loại cho phù hợp, sơn màu, lắp các phụ kiện
phao và thiết bị sao cho chuẩn tắc với Thông tƣ số 07/2015/ TT-BGTVT ngày

07/04/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về báo hiệu hàng hải và thông báo
hàng hải.
- Phân loại phao báo hiệu hàng hải:
+ Phân loại theo kết cấu hình dáng:
Phao có đuôi: Phao đuôi dài; phao đuôi ngắn; phao bãi cạn, đĩa.
Phao không có đuôi: Phao thùng; phao nhót; phao neo.
+ Phân loại theo công dụng:

9


Phao cho vùng có độ sâu lớn: Phao đuôi dài; phao đuôi ngắn; phao thùng;
phao cột .
Phao cho vùng có độ sâu thấp: Phao bãi cạn; phao đĩa; phao nhót.
Phao cho công dụng riêng: Phao neo tàu…
- Cấu tạo, tính năng tác dụng một số loại phao chính:
+ Cấu tạo phao:
Hầu hết tất cả các phao do tính chất và đặc điểm chung nhất nhƣ đã biết ở
phần trên là một thiết bị nổi, trên đó đƣợc lắp ráp các phụ kiện của phao và các
thiết bị báo hiệu chuyên ngành hàng hải. Chính vì vậy tất cả các phao đều có cấu
tạo cơ bản giống nhau trừ phao neo tàu, hoặc bớt các thiết bị báo hiệu do tính năng
giảm đi tuỳ theo yêu cầu báo hiệu của luồng. Cấu tạo cơ bản của phao báo hiệu
đƣợc thể hiện trên các hình vẽ của phao bao gồm:
Thân phao: Là một kết cấu bằng thép (hay vật liệu khác nhƣ: hợp kim nhôm,
thép không gỉ, Composit…) thƣờng là hình tròn xoay đuợc thi công kín để có khả
năng nổi trên mặt nƣớc, trên đó đƣợc lắp ráp các bộ phận nhƣ: quai neo phao, quai
cẩu phao, đế lắp cần phao, cửa tu đầm.
Cần phao: Là một kết cấu bằng thép (kim loại) thƣờng là hình trụ hay tháp
lƣới đuợc chế tạo bằng thép ống hay thép hình, chúng đuợc liên kết với nhau bằng
phƣơng pháp hàn hay bằng các mối ghép cơ khí. Cần phao đƣợc liên kết với thân

phao bằng mối ghép bu lông.
Đuôi phao: Là một kết cấu bằng thép (hoặc vật liệu khác) thƣờng là hình tròn
xoay là bộ phận ghép với thân phao bằng liên kết hàn (hay cơ khí, công nghệ dán
nhƣ với phao vật liệu composit) trên đó đƣợc lắp ráp các bộ phận nhƣ: cụm đối
trọng, bộ chống ăn mòn…
Phụ kiện phao: Là các bộ phận, cụm chi tiết, chi tiết đƣợc chế tạo lắp ráp lên
thân phao để thực hiện các chức năng riêng biệt bao gồm: thùng ắc qui, phản xạ ra
đa, lồng đèn, dấu hiệu đỉnh, hộp điện…
Thiết bị báo hiệu hàng hải: Là các thiết bị đuợc lắp ráp trên phao để thực hiện
chức năng nhiệm vụ báo hiệu hàng hải bao gồm: đèn báo hiệu, bản năng lƣợng, ắc
qui, bộ nạp, hệ thống AIS…
10


Phụ kiện xích: Là các chi tiết dùng để liên kết giữa phao, xích phao, xích neo
và neo với mục đích định vị phao chuẩn xác toạ độ yêu cầu nhƣ: Ma ní, mắt may,
mắt nối (Kenter), thanh liên kết, vòng nối…
+ Tính năng tác dụng một số loại phao chính:
Tính năng tác dụng chung: Dùng để báo hiệu hai bên luồng; báo hiệu phƣơng
vị; báo hiệu cho các chƣớng ngại vật biệt lập; báo hiệu cho vùng nƣớc an toàn; báo
hiệu cho mục đích chuyên dùng nhƣ: cấm neo đậu, công trình…
Tính năng công dụng riêng: Phao đầu luồng thƣờng có độ sâu lớn, lƣợng xích
nhiều do vậy phải bố trí các phao dễ nhận biết, dung tích lớn, tính ổn định và độ
cứng vững cao khả năng chịu đƣợc sóng to, gió lớn: nhƣ các phao ĐN2.9m,
T2.88m hay với các luồng nhỏ sử dụng ĐN2.6m, T2.6m, càng vào sâu phía trong
luồng bố trí các phao nhỏ dần.
Những luồng có độ sâu thấp, có các bãi cạn sa bồi thƣờng bố trí các loại phao
có mớn nƣớc thấp nhƣ: phao đĩa, phao bãi cạn, phao nhót…
1.2.1.2. Hệ thống luồng hàng hải
- Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nƣớc đƣợc xác định bởi hệ thống báo

hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của
tàu biển và các phƣơng tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng cảng biển
và luồng hàng hải khác. 10, tr.1
- Một số khái niệm các thông số cơ bản của luồng hàng hải:
A
R

R

m.h o

B

m.ho

Ht

ho

(Nguồn: Giáo trình đào tạo trạm trưởng, Công ty Bảo đảm an toàn
hàng hải I ban hành năm 2008)
Hình 1.2. Một số thông số cơ bản của luồng hàng hải
+ Chiều dài luồng: Là chiều dài tính theo đƣờng tim luồng của luồng tàu biển.
+ Chiều dài đoạn luồng: Là chiều dài tính theo đƣờng tim luồng của đoạn luồng.

11


+ Bề rộng luồng: Là bề rộng của đáy luồng hàng hải theo chuẩn tắc thiết kế
(là độ rộng B nhƣ trên hình vẽ 1.2).

+ Độ sâu luồng thiết kế: Là chiều sâu tính từ mực nƣớc số “0” hải đồ đến độ
sâu theo chuẩn tắc thiết kế (độ sâu đƣợc tính toán theo yêu cầu thiết kế luồng hàng
hải).
+ Độ sâu luồng theo thông báo hàng hải: Là chiều sâu của điểm cạn nhất
trong phạm vi bề rộng luồng theo bình đồ khảo sát độ sâu tuyến luồng, đoạn luồng
đó.
+ Bán kính quay vòng của phao (R): Là khoảng cách xa nhất tính theo
phƣơng ngang từ báo hiệu nổi đến vị trí thả phao báo hiệu.
A là khoảng cách trung bình giữa hai báo hiệu theo phƣơng ngang luồng hàng hải.
1.2.1.3. Hệ thống hỗ trợ hàng hải
* Tiêu Radar (Racon)
- Racon là một loại báo hiệu vô tuyến sóng cực ngắn đƣợc thiết lập để phục
vụ các tàu có trang bị radar hàng hải. Đó là một thiết bị thu, phát tín hiệu vô tuyến
điện hoạt động trên các dải tần số của radar hàng hải, cho phép phát hiện và nhận
dạng mục tiêu trên màn hình radar hàng hải. 1, tr.5
Khi radar tàu phát đi một xung vô tuyến nào đó và racon bắt đƣợc xung này
thì nó sẽ phản hồi gần nhƣ đồng thời một xung khác có đặc tính riêng biệt và mạnh
hơn xung radar tàu rất nhiều. Tín hiệu phản hồi này sẽ đƣợc hiển thị trên màn hình
radar tàu và do đó ta có thể xác định đƣợc khoảng cách, vị trí và phƣơng vị của tàu
so với trạm racon này.
- Racon đƣợc sử dụng để:
+ Báo hiệu ven biển, báo hiệu nhập bờ.
+ Báo hiệu chƣớng ngại vật nguy hiểm.
+ Báo hiệu chập tiêu vô tuyến điện hàng hải.
+ Báo hiệu các điểm quan trọng trên luồng hàng hải.
+ Báo hiệu vị trí trên vùng biển khó nhận biết bằng radar tàu.
+ Báo hiệu tuyến hàng hải dƣới cầu.
+ Báo hiệu công trình trên biển.
- Racon đƣợc lắp đặt tại những vị trí sau:
12



+ Khu vực có đƣờng bờ không rõ nét, khó xác định trên màn hình radar.
+ Trên các báo hiệu hàng hải thị giác, cả báo hiệu cố định và báo hiệu nổi, để
thông báo các đặc tính của các báo hiệu này, đặc biệt trong các khu vực có tầm
nhìn xa bị hạn chế do ảnh hƣởng của sƣơng mù, mƣa gió...
+ Tại các chƣớng ngại vật mới phát sinh và chƣa đƣợc ghi trên hải đồ.
+ Tại các cầu bắc ngang luồng để báo hiệu tuyến hành hải dƣới các cầu.
+ Trên các chập tiêu để định hƣớng cho tàu thuyền hành hải trên luồng theo
đúng trục luồng.
+ Tại các công trình trên biển.
- Racon hoạt động trên cả hai dải tần số là dải tần số X (9.300 MHz–9.500
MHz) với sự phân cực ngang và dải tần số S (2.900 MHz–3.100 MHz) với sự phân
cực ngang và thẳng đứng.
- Mã nhận dạng của Racon đƣợc đặt theo dạng mã Morse, bao gồm toàn bộ
chiều dài tín hiệu phản hồi của Racon; Mã nhận dạng của Racon phải bảo đảm dễ
nhận biết, đƣợc bắt đầu với một dấu gạch (), trong đó mã Morse chữ “D” là mã
nhận dạng đặc biệt của Racon đƣợc dùng để báo hiệu chƣớng ngại vật nguy hiểm
mới phát hiện hoặc công trình trên biển chƣa đƣợc đánh dấu trên hải đồ. Chiều dài
toàn bộ tín hiệu của mã Morse chữ “D” hiển thị trên màn hình radar tàu tƣơng
đƣơng 1 hải lý. Các mã nhận dạng của Racon đƣợc cho trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Các mã nhận dạng của Racon
Mã Morse
B
C
D
G
K
M
N

O
Q
T
X
Y
Z

______
______
______
______
______
______
______
______
______
______
______
______
______

Mã nhận dạng của Racon
__ __ __
__ ______ __
__ __
______ __
__ ______
______
__
______ ______

______ __ ______
__ __ ______
__ ______ ______
______ __ __

(Nguồn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải
13


ban hành năm 2010)
- Tầm hiệu lực của racon phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan
trọng nhất là chiều cao của racon và chiều cao của radar tàu. Ngoài ra, công suất
phát của máy phát và độ nhạy của máy thu cũng ảnh hƣởng nhiều đến tầm hiệu lực
của racon. Thông thƣờng, tầm hiệu lực của racon đạt khoảng 9-15 hải lý khi đƣợc
thiết lập trên đất liền và đạt khoảng 5 hải lý khi đƣợc thiết lập trên các báo hiệu
nổi.
- Độ chính xác về góc của racon phụ thuộc và radar tàu, trong khi độ chính
xác về khoảng cách của nó phụ thuộc cả vào radar tàu và bản thân racon. Khi sử
dụng racon cho các chập tiêu thì độ chính xác về góc có thể đạt tới 0,3 o.
* Hệ thống nhận dạng tự động AIS
- Hệ thống nhận dạng tự động là hệ thống thu phát sóng vô tuyến hoạt động
trên băng tần VHF hàng hải dùng để trao đổi số liệu giữa phƣơng tiện thủy và các
đối tƣợng bên noài trong phạm vi phủ sóng VHF. Phạm vi phủ sóng VHF hàng hải
là vùng biển A1 có bán kính từ bờ là 35 hải lý. 1, tr.5
Báo hiệu hàng hải AIS là trạm AIS đặc biệt đƣợc thiết lập nhằm chủ động cung
cấp thông tin: tên báo hiệu, loại báo hiệu, chức năng báo hiệu, tọa độ… đến các
phƣơng tiện đang hoạt động trong khu vực và trạm bờ của nhà quản lý.
- Báo hiệu hàng hải AIS có các tác dụng sau đây:
+ Nhận dạng báo hiệu hàng hải trên màn hình AIS, radar tàu hoặc trạm radar
hàng hải khác khi đƣợc kết nối với AIS.

+ Giám sát và điều khiển từ xa hoạt động của báo hiệu hàng hải.
+ Báo hiệu luồng hàng hải, vùng nƣớc, phân luồng giao thông.
+ Báo hiệu công trình trên biển.
+ Cung cấp dữ liệu về thời tiết, thủy triều và các đặc điểm khí tƣợng thủy văn khác.
- Thông tin truyền phát của báo hiệu hàng hải AIS:
+ Thông tin về báo hiệu hàng hải bao gồm loại báo hiệu hàng hải, tên của báo
hiệu hàng hải, vị trí của báo hiệu hàng hải, độ chính xác vị trí của báo hiệu hàng

14


hải, chỉ báo sai lệch vị trí của báo hiệu hàng hải nổi, kích thƣớc của báo hiệu hàng
hải, các thông số khác và tình trạng kỹ thuật của báo hiệu hàng hải.
+ Thông tin liên quan đến an toàn hàng hải.
+ Thông tin về tình hình khí tƣợng, thủy văn và các đặc điểm khác của vùng
lân cận báo hiệu hàng hải.
+ Thông tin giám sát báo hiệu hàng hải.
- Thời gian hoạt động của báo hiệu hàng hải AIS là 24 giờ/ngày.
1.2.1.4. Các công trình phụ trợ phục vụ công tác điều hành quản lý và sản xuất
- Cầu cảng Hải Đăng: có thể đậu tàu 3.000 DWT sử dụng để bốc xếp hàng
hoá, nhu yếu phẩm tiếp tế cho các đảo xa bờ để phục vụ công tác quản lý, vận
hành, sinh hoạt tại các đèn biển.
- Cầu cảng cơ khí 22B Ngô Quyền: sản xuất các loại phao và gia công cơ khí,
chế tạo và sửa chữa các thiết bị báo hiệu.
- Các trạm quản lý: bao gồm trạm quản lý luồng và trạm quản lý đèn biển.
Đƣợc thiết kế và xây dựng thành một hệ thống trạm quản lý dọc theo chiều dài của
luồng hàng hải, những trạm quản lý này ngoài nhiệm vụ quản lý và khai thác hệ
thống báo hiệu hàng hải trên luồng còn có nhiệm vụ phối hợp tìm kiếm cứu nạn
hàng hải, bảo vệ môi trƣờng trên luồng do trạm đảm nhiệm.


15


×