Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường trong dạy học môn toán ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.05 KB, 18 trang )

1


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD & ĐT HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP KIẾN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS

Người thực hiện: Bùi Văn Cường
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Trạch
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán

THANH HÓA NĂM 2016
2


MỤC LỤC
A
1
2
3
4
B
I
1


2
II
III
1
2
3
4
IV
C
1
2

Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận và thực tiễn
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Thực trạng về bảo vệ môi trường ở địa phương và
nhà trường
Một số biện pháp tích hợp kiến thức bảo vệ môi
trường trong giảng dạy môn toán ở trường THCS
Đối với khối 6
Đối với khối 7
Đối với khối 8
Đối với khối 9

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
1
1
1
2
2
2
2
3
4
5
7
9
11
13
14
14
15

3


A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là tình
trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu như: thiên tai, lũ lụt, cháy rừng,
động đất, rác thải sinh hoạt, ô nhiễm nguồn nước,… có ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khoẻ, cuộc sống, tương lai của con người.Vì vậy vấn đề bảo vệ môi
trường đã trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với mọi người, mọi nhà, mọi dân
tộc trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này thì công việc giáo dục bảo vệ môi
trường là biện pháp hữu hiệu, có tính chất bền vững và sâu rộng nhất trong số
các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
đất nước.
Toán học là một môn học công cụ cho các môn khoa học khác, nó xuất
phát từ nhu cầu về cuộc sống của con người, có liên hệ thực tế với đời sống xã
hội hàng ngày, trong khi đó môi trường hiện nay đang là nỗi lo của nhân loại,
việc tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn toán là một
việc làm thiết thực nhằm giúp học sinh và xã hội nâng cao nhận thức về việc
bảo vệ môi trường đem lại một môi trường sống trong lành .
Bản thân là một giáo viên dạy môn toán cấp THCS, tôi luôn trăn trở làm
thế nào để học sinh ngoài việc nắm vững kiến thức của môn học còn có liên hệ
thực tế với môi trường nhằm giúp học sinh hiểu được mức độ ô nhiễm môi
trường hiện nay và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường từ đó các em tuyên
truyền cho gia đình, cho xã hội chung tay bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp .
Qua tìm hiểu thông tin báo đài, hỏi chuyên gia về môi trường và nghiên
cứu nhiều tài liệu về kiến thức bảo vệ môi trường cộng với sự góp ý chân
thành của đồng nghiệp tôi đã thành công trong việc lồng ghép kiến thức bảo vệ
môi trường trong giảng dạy môn toán, đem lại hiệu quả cao . Vì vậy tôi đưa ra
đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường trong
giảng dạy môn toán ở trường THCS ”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới thiết kế bài
giảng phù hợp với nhu cầu thực tế.

- Học sinh nắm vững kiến thức về bảo vệ môi trường đồng thời nâng cao ý
thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
- Phát huy tính tích cực, năng nổ trong các hoạt động về môi trường.
- Nghiên cứu các vấn đề về kiến thức, cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
- Truyền thụ những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Thực nghiệm kiểm tra hiệu quả của việc áp dụng đề tài trong từng hoàn cảnh
cụ thể để có những biện pháp đưa ra điều chỉnh kịp thời.
3. Đối tượng nghiên cứu:
4


- Tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách luật bảo vệ môi trường 2005,
sách văn hoá giáo dục, tạp chí môi trường, phương pháp dạy học môn toán, tài
liệu tham khảo môn toán.
- Giáo viên đang dạy môn toán trường THCS Hoằng Trạch – Hoằng Hóa.
- Học sinh các khối lớp của trường THCS Hoằng Trạch qua các năm học:
2014-2015, 2015-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp dạy học bộ môn toán THCS.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
1. Cơ sở lí luận:
* Trước tiên ta hiểu môi trường là gì?
Trích điều 3 luật bảo vệ môi trường năm 2005 “ Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Môi trường

không chỉ là nơi con người tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao
động và nghỉ ngơi, trau dồi những nét đẹp văn hoá của nhân loại. Vì vậy môi
trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người.
Do đó vấn đề về bảo vệ môi trường đã và đang được nhà nước ta quan tâm
sâu sắc. Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số
1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án : “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường
vào hệ thống giáo dục quốc dân” và quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02
tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo
vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và tạo cơ
sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo
định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
Ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo đã ra chỉ
thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm
vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cho giáo dục
phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ
môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt
động xã hội để xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp phù hợp với từng vùng
miền nhằm cụ thể hoá và triển khai các chủ trương của Đảng và Nhà nước.
2. Cơ sở thực tiễn:
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua đã làm
đổi mới xã hội Việt Nam, chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng
cao. Sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường .
Do đó môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm
nghiêm
5


trọng, diện tích rừng càng ngày bị thu hẹp, hàng triệu héc ta đất đồi bị thoái
hoá nặng nề, diện tích đất canh tác trên đầu người có xu hướng giảm. Các nhà
máy xí nghiệp mọc lên nhiều kéo theo là nhiều nhà máy không đảm bảo về vệ

sinh môi trường đã xả nước thải, rác thải, khí thải nhà máy bừa bãi gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chủ trương của Đảng và Nhà Nước là trồng
cây gây rừng được coi trọng, diện tích rừng được tăng lên nhưng chất lượng
rừng bị giảm suốt. Dân số tăng, các hoạt động kinh tế gia tăng và công tác
quản lý tài nguyên chưa tốt khiến tài nguyên quốc gia cạn kiệt nghiêm trọng
trong đó có tài nguyên nước không khí bị cạn kiệt và ô nhiễm, nồng độ bụi ở
các khu dân cư bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp hoặc gần đường giao thông
lớn đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần. Việt Nam được coi là một
trong 15 trung tâm đa dạng sinh học trên thế giới nhưng trong những năm gần
đây đa dạng sinh học đã bị suy giảm nhiều.
Các nhà khoa học đã khẳng định rằng một trong các nguyên nhân chính gây
suy giảm đa dạng sinh học là do sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức của con
người. Do đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp
hữu hiệu nhất, kinh tế nhất, đảm bảo tính bền vững. Thông qua giáo dục về
kiến thức bảo vệ môi trường mà từng người trang bị cho mình kiến thức về
môi trường từ đó nâng cao ý thức của bản thân về trách nhiệm bảo vệ môi
trường. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong các môn
học thông qua các chương, bài cụ thể . Khi soạn giáo án giáo viên cần xem xét
nghiên cứu và chọn lọc nội dung giáo dục môi trường phù hợp để đưa vào nội
dung bài giảng dưới dạng lồng ghép toàn phần hay từng phần.
Mục đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh không
chỉ làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng
là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thận thiện với môi trường .
II. Thực trạng về bảo vệ môi trường ở địa phương và nhà trường:
Trong thực tế công tác bảo vệ môi trường cũng đã được nhiều địa phương
quan tâm, trên địa bàn xã thường xuyên nhắc nhở làm vệ sinh đường làng ngõ
xóm, Đoàn thanh niên của xã kết hợp với nhà trường nên mọi hoạt động về
công tác bảo vệ môi trường của Nhà trường cũng như các thôn đều được
hưởng ứng, song do ý thức của người dân cũng như một đại bộ phận học sinh
đang còn ý thức kém về việc bảo vệ môi trường, nhiều người dân đang còn đổ

rác ra đường, nhiều học sinh đang còn ném giấy lộn , võ kẹo ra đường, sân
trường làm mất mỹ quan cũng như ô nhiễm môi trường. Đoàn thanh niên xã
thường xuyên có những biện pháp nhắc nhở người dân cũng như học sinh trên
loa truyền thanh để nâng cao hơn ý thức bảo vệ môi trường nhưng kết quả
chưa được bao nhiêu.
Nhà trường, đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã có
nhiều các hoạt động để giáo dục học sinh, song tình trạng học sinh đầu buổi
học ăn sáng, ăn quà vẫn còn ném bao vỏ bừa bãi không đúng quy định.
Trước thực trạng trên đầu năm học: 2014-2015 tôi đã khảo sát 215 học sinh
của trường THCS Hoằng Trạch - Hoằng Hóa kết quả thu được như sau:
6


STT
1
2

Mức độ nhận thức của học sinh

Số lượng Phần trăm
(hs)
(%)

Hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường và có
65/215
ý thức bảo vệ môi trường
Chưa hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường
và chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi 150/215
trường.


30,2
69,8

Bên cạnh nhiều thuận lợi thì khi thực hiện đề tài thì tôi gặp rất nhiều khó
khăn, có thể nói khó khăn lớn nhất là mọi người, mọi học sinh lại chủ quan cứ
tưởng như mình biết rồi, có thuận lợi hơn là dạy lồng ghép vào môn học bắt
buộc các em phải suy nghĩ song môn Toán lại không dễ vì không giống như
các môn khác kiến thức liên quan đến môi trường thì sách giáo khoa môn toán
số lượng bài tập có liên quan đến môi trường là quá ít nên khi thực hiện lồng
ghép kiến thức tôi phải đắn đo rất kĩ nên lồng ghép kiến thức, bài tập về bảo vệ
môi trường vào phần nào, chương nào, bài nào, tiết nào cho phù hợp. Lúc đầu
tôi cũng sợ tình huống đưa bài toán, bài tập vào không phù hợp với kiến thức
bộ môn cũng như trình độ tiếp thu bài của học sinh. Song khi thực hiện tôi
thấy rằng không chỉ học sinh tiếp thu bài tốt mà các em còn có hứng thú học
tập hơn.
Trước thực trang ô nhiễm môi trường như vậy nhà trường và Đoàn – Đội
đã đưa ra một số giải pháp như: Yêu cầu học sinh các lớp cam kết đổ rác thải
đúng quy định. Đoàn thanh niên của xã và nhà trường thống nhất mỗi tháng
dọn vệ sinh chung một lần. Tuy nhiên các giải pháp đó đưa ra chỉ đáp ứng
được phần nào thực trạng ô nhiễm môi trường, bởi vì vấn đề bảo vệ môi
trường xuất phát từ ý thức chung của mỗi người. Vì vậy thiết nghĩ phải lồng
ghép vào nội dung từng bài giảng cho học sinh thì hiệu quả sẽ được tăng lên
rất nhiều.
III. Một số biện pháp tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường trong giảng
dạy môn toán ở trường THCS:
Sáng kiến kinh nghiệm “ Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường trong
giảng dạy môn toán ở trường THCS” là sáng kiến nhằm cung cấp cho học
sinh những kiến thức về tình trạng ô nhiễm môi trường và hậu quả của nó
thông qua các bài tập toán cũng như bài giảng trên lớp của giáo viên nhằm
giúp học sinh nắm được tính chất ô nhiễm môi trường hiện nay, góp phần nâng

cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, đồng thời gây hứng thú học tập
bộ môn.
Trong quá trình thực hiện tôi đề ra một số biện pháp như: Dọn vệ sinh
trước, trong và sau khu vực sân trường cũng như khu vực đường xung quanh
7


trường, trồng và chăm sóc được nhiều cây xanh quanh khu vực sân trường và
khu nhà văn hoá thôn, đổ rác thải đúng nơi quy định, thu gom túi ni lông phế
liệu bằng các hoạt động kế hoạch nhỏ, sử dụng tiết kiệm điện năng một cách
hợp lí…, vì vậy trong bài giảng tôi đã thực hiện tích hợp kiến thức bảo vệ môi
trường như sau:
1. Đối với lớp 6: Tôi chọn các vị trí tích hợp:
a) Tiết 4 (số học): Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con.
cụ thể là:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Sau khi học xong khái niệm.
GV: Đưa đề bài lên màn hình máy chiếu:
Cho bảng sau (Những con số đáng sợ, mỗi
năm con người thải vào môi trường trái đất)
Chất

Triệu tấn

Chất

Triệu tấn

CO2


20.000

SiO2

1,53

Ni Ken

1

A sen

1,5

Bụi
700
Khí độc 0,6
a) Em hãy cho biết chất nào thải vào môi
trường nhiều nhất?
b) Viết tập hợp A bốn chất thải ra môi
trường lớn nhất? Qua bài toán trên em hãy
cho biết nhóm chất nào là nguyên nhân
chính gây ô nhiễm môi trường hiện nay?
HS trả lời.
GV:? Nhận xét về thực trạng các chất khí
thải ra môi trường ở địa phương em?
GV: ? Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu
lượng khí trên đối với môi trường?
HS trả lời và giáo viên kết luận

b)Tiết 35(số học): Bội chung nhỏ nhất.

Bài giải:
a) Chất khí CO2 thải vào môi
trường nhiều nhất.
b)
A= { CO2 ; Bụi ; SiO2 ; Asen

}

* Nhận xét:
- Khí CO2 là nguyên nhân
gây hiệu ứng nhà kính làm
trái đất nóng lên, băng tan,…
- Bụi, SiO2 , Asen gây nồng
độ ô nhiễm không khí tăng
cao làm phát sinh bệnh tật,…
* Biện pháp: Trồng nhiều cây
xanh và giảm khí thải từ các
khu công nghiệp.

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Sau luyện tập 1 GV: Đưa đề bài lên màn
hình:
Bài tập: Để hưởng ứng cuộc thi “ Ngày vì
môi trường 5/6/1972” nhà trường phát động
phong trào thu gom phế liệu.Bốn khối nhận
số kg phế liệu như nhau . Mỗi học sinh khối
6 phải nạp 4kg, mỗi học sinh khối 7 phải Bài giải:

nạp 5kg, mỗi học sinh khối 8 phải nạp 6kg,
Gọi x (kg) là khối lượng
mỗi học sinh khối 9 phải nạp 7 kg.Tính số phế liệu mà mỗi khối phải
8


kg phế liệu mỗi khối phải nạp. Biết rằng số nạp.
kg phế liệu đó trong khoảng từ 400 đến 500. 400x 4; x 5; x 6; x 7
HS: Đọc nội dung đề bài.
Vì:
nên
? Muốn tìm số kg phế liệu của mỗi đội ta x ∈ BC ( 4,5,6,7 )
phải làm thế nào?
Mà 4,5,6,7 là các số nguyên
HS trả lời.
tố
cùng
nhau
nên
? Muốn tìm BC của các số ta làm thế nào?
BCNN ( 4,5,6,7 ) = 4.5.6.7 = 420
? Có nhận xét gì về các số 4,5,6,7?
BC ( 4,5,6,7 ) = { 0;420;840;1260;...}
HS trả lời.
Mà : 400GV: Nêu vấn đề: Các em có biết trong đợt * Nhận xét: Để giảm thiểu
phát động này nhà trường gom được bao phế liệu thải ra môi trường
nhiêu kg phế liệu không ?
thì:

HS: trả lời.
- Bỏ rác thải, phế liệu đúng
GV: ? Việc làm này có ý nghĩa như thế nào quy định.
trong việc bảo vệ môi trường?
- Thường xuyên làm vệ sinh,
HS trả lời
gom rác thải, phế liệu để xử
GV: Nhận xét và bổ sung.
lí.
c)Tiết 94 (số học): Luyện tập thực hành các phép tính về phân số và số
thập phân.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: Đưa đề bài lên màn hình máy chiếu:
Theo quy chuẩn Việt Nam, nồng độ bụi Bài giải:
cho phép trong không khí là 0,3 mg/m3. giá * Nồng độ bụi tại trạm ngã
trị cao nhất quan trắc được tại trạm ngã ba ba An Sương gấp
An Sương TPHCM là 2,22 mg/m3. Hỏi nồng 2,22:0,3=7,4 lần nồng độ bụi
độ bụi trong không khí tại trạm này gấp bao cho phép.
* Nhận xét:
nhiêu lần nồng độ cho phép?
? Muốn biết nồng độ bụi hiện tại gấp bao - Nồng độ bụi trong không
nhiêu nồng độ bụi cho phép ta làm thế nào? khí quá cao.
? ở gia đình em làm gì để không khí được - Để giảm nồng độ bụi thì ta
phải giảm lưu lượng xe cũng
trong lành?
như nâng cao ý thức về công
HS: Trả lời.
tác vệ sinh chung.
d)Tiết 97 (số học): Tìm giá trị phân số của một số cho trước .

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: Đưa ra nội dung bài toán:
Bài giải:
Lớp 6A có 45 học sinh tham gia trực tuần * Số học sinh lớp 6A thích
làm vệ sinh. Trong đó

2
số học sinh thích quét rác là:
3

2
.45 = 30 (học
3

quét rác,

sinh)
2
* Số học sinh lớp 6A thích
60% thích tưới cây, thích xới cỏ. Tính số
9
tưới cây là: 60%.45 = 27 (học
học sinh lớp 6A thích quét rác, tưới cây, xới sinh)
9


cỏ.
* Số học sinh lớp 6A thích
2

HS đọc đề bài.
xới cỏ là: .45 = 10 (học sinh)
9
? Để tính số học sinh thích quét rác, tưới
* Nhận xét: Để ngôi trường
cây,xới cỏ ta làm thế nào?
sạch sẽ ta phải thường xuyên
HS trả lời.
? Làm sao để ngôi trường luôn xanh sạch chăm sóc cây xanh.
đẹp?
2. Đối với lớp 7: Tôi chọn các vị trí tích hợp sau:
a) Tiết 12 (Đại số): Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. Cụ thể là:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Sau khi học sinh nắm vững tính chất dãy tỉ
số bằng nhau, ta có ví dụ:
GV: Đưa ví dụ lên bảng phụ
Bài giải:
Nhà trường tổ chức trồng cây đầu xuân, * Gọi x,y,z lần lượt là số cây
khối 7 gồm ba lớp 7A,7B,7C tham gia trồng mà 3 lớp 7A,7B,7C trồng
cây. Số cây trồng được của các lớp lần lượt được.
tỉ lệ với các số 6;7;8 . Biết rằng số cây trồng ( x, y, z ∈ N * )
được của lớp 7C nhiều hơn lớp 7B là 20 cây. + Vì số cây của 3 lớp lần lượt
Tính số cây mà mỗi lớp đã trồng được.
tỉ lệ với các số 6;7;8 nên ta
HS: đọc đề bài.
có:
? Muốn tìm được số cây mà mỗi lớp trồng x y z
= =
được ta làm như thế nào?

6 7 8
HS: Trả lời.
+ Vì số cây trồng được của
? Có nhận xét gì về số cây của lớp 7C so với lớp 7 C nhiều hơn số cây
7B
trồng được của lớp 7B là 20
? Cả khối 7 trồng được bao nhiêu cây xanh? cây nên ta có: z − y = 20
HS: trả lời.
Áp dụng tính chất dãy tỉ số
? Trồng được nhiều cây xanh đem lại tác bằng nhau nên ta có:
x y z z − y 20
dụng gì đối với môi trường?
= = =
=
HS: trả lời.
6 7 8 8−7
1
GV tích hợp: Như ở lớp 6 các em đã biết x = 20.6 = 120
(t/mđk)
lượng khí CO2 mà con người thải ra môi y = 20.7 = 140
trường hàng năm đến 20.000 triệu tấn mà z = 20.8 = 160
tác dụng của cây xanh là hấp thụ khí Vậy số cây trồng được của
cacbonic và nhả ra o xi. Do đó chúng ta lớp 7A là 120 cây, số cây
trồng được càng nhiều cây xanh thì môi trồng được của lớp 7B là 140
trường của chúng ta càng trong sạch.
cây, Số cây trồng được của
lớp 7C là 160 cây.
* Trồng được nhiều cây xanh
sẽ làm trong sạch môi
trường.

b) Tiết 47 (Đại số): Số trung bình cộng.
10


11


Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sau khi học xong ?3
GV: Đưa ví dụ lên bảng phụ
Ví dụ: Kết quả điều tra số bóng đèn com
pact (Bóng đèn tiết kiệm điện) được thắp
sáng của 30 gia đình được cho trong bảng
sau:
3
3
5
2
4
3
2
5
6
4
1
3
4
5
3
2

3
4
3
3
5
4
2
3
1
3
4
3
5
3
a) Dấu hiệu cần tìm ở đây là gì?
b) Lập bảng tần số.
c) Trung bình mỗi gia đình sử dụng bao
nhiêu bóng đèn tiết kiệm điện.
GV: ? Dấu hiệu ở đây là gì? Từ đó lập bảng
tần số.
HS: thực hiện
? Dựa vào số trung bình cộng em hãy cho
biết mức độ các gia đình sử dụng đèn tiết
kiệm điện hiện nay?
HS: trả lời.
? Việc tiết kiệm điện đem lại tác dụng gì đối
với môi trường?
GV: Chúng ta đã biết nguồn năng lượng
điện mà hiện nay chúng ta đang sử dụng
hầu hết được lấy từ các nhà máy nhiệt điện

mà các nhà máy nhiệt điện tiêu tốn rất nhiều
nhiên liệu hoá thạch và thải ra môi trường
rất nhiều khí độc hại.

Nội dung bài học
Bài giải:
a) Dấu hiệu ở đây là: “ Kết
quả điều tra số bóng đèn com
pact (Bóng đèn tiết kiệm điện)
được thắp sáng của 30 gia
đình”
b) Bảng tần số:
x 1 2 3

4 5 6

n 2 4 12 6 5 1 N=30
c) Tính số trung bình cộng:

1.2 + 2.4 + 3.12 + 4.6 + 5.5 + 6.1
30
≈ 3,37
X =

Kết luận:
Để tiết kiệm điện năng ta phải
thực hiện:
- Thay thế nhiều vị trí bóng
đèn sợi đốt bằng bóng đèn
com pact.

- Ra khỏi phòng tắt điện.
- Sử dụng hợp lí ti vi , quạt
điện,..
- Thực hiện nghiêm túc giờ
trái đất.
- Tuyên truyền gia đình và mọi
người tiết kiệm điện.
* Vì vậy việc tiết kiệm năng
lượng điện không những tiết
kiệm tài chính cho gia đình mà
còn thân thiện với môi trường

c) Tiết 52 (Đại số): giá trị của biểu thức đại số.

12


Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Bài toán: Theo thống kê mỗi ngày lượng túi
ni lông thải ra môi trường tại Hà Nội là x
(tấn) và Thành Phố Hồ Chí Minh là y (tấn)
a) Viết biểu thức đại số biểu thị tổng lượng
túi ni lông mà hai thành phố thải ra môi
trường.
Bài giải:
b) Tính giá trị của biểu thức đó.
a) Biểu thứcđại số biểu thị tổng
Biết: x = 32 và y = 47
lượng túi ni lông mà hai thành

GV: yêu cầu học sinh đọc đề bài.
phố thải ra môi trường là: x+y
GV: ? Em hãy viết biểu thức đại số biểu thị b) Thay x = 35 và y = 45 vào
tổng lượng túi ni lông mà hai thành phố thải biểu thức ta có: 35+45 = 80.
ra môi trường?
* Nhận xét: Theo thống kê của
HS: thực hiện.
các nhà khoa học mỗi ngày hai
GV: Các nhà khoa học đã khẳng định túi ni thành phố đã thải ra môi trường
lông, túi nhựa để tự phân huỷ phải mất ít 80 tấn túi ni lông.
nhất từ 500 đến 1000 năm mà mỗi ngày thải * Kết luận: Để không còn túi ni
ra môi trường nhiều như thế thì môi trường lông thải ra môi trường thì:
sống của chúng ta sẽ như thế nào?
- Ta đựng đồ bằng các vật liệu
Vậy: Các em phải làm gì để môi trường như: rổ, rá , làn, …
không còn túi ni lông?
- Có thói quen sử dụng các đồ
HS trả lời và lấy ví dụ.
dùng cố định.
3. Đối với lớp 8: Tôi chọn các vị trí tích hợp sau:
a) Tiết 51 (Đại số): Giải bài toán bằng cách lập phương trình, cụ thể là:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Sau khi thực hiện xong phần 1
Gv: Đưa đề bài lên màn hình: Để phủ xanh Bài giải:
đất trống đồi núi trọc, mỗi ngày hai đội
Gọi x là số cây xanh mà mỗi
trồng rừng trồng được 150 cây. Khi trồng ngày Đội I trồng được.
được 5 ngày thì đội I nghỉ, đội II tiếp tục ĐK: 0 < x < 150; x ∈ N
trồng 4 ngày nữa. Cả hai đội trồng được ⇒ Số cây xanh mà mỗi ngày

1070 cây xanh. Hỏi mỗi ngày mỗi đội trồng đội II trồng được là: 150-x
được bao nhiêu cây ?
(cây)
HS: Đọc đề bài.
Vì đội I trồng 5 ngày và đội II
GV: ? Muốn biết mỗi ngày mỗi đội trồng trồng 9 ngày, cả hai đội trồng
được bao nhiêu cây xanh ta làm thế nào?
được 1070 cây xanh nên ta có
HS: trả lời.
phương trình:
5 x + 9(150 − x ) = 1070
GV: ? Em hãy biểu diễn số cây xanh của đội
II trồng được, từ đó ta có pt nào?
⇔ 5 x + 1350 − 9 x = 1070
HS: trả lời.
⇔ −4 x = −320 ⇔ x = 80( t / m )
? Thực trạng rừng của nước ta hiện nay như Vậy: Mỗi ngày đội I trồng
thế nào?
được 80 cây xanh và mỗi ngày
HS: trả lời.
đội II trồng được 70 cây xanh.
GV: ? Để phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
13


nhà nước ta đã thực hiện như thế nào?
HS: trả lời.
GV: ? Là một học sinh em phải làm gì để * Kết luận: Trái đất có nhiều
bảo vệ môi trường?
cây xanh thì:

HS: trả lời.
- Chúng ta phải bảo vệ rừng.
GV: Nhận xét và kết luận vấn đề.
- Mỗi chúng ta thực hiện và
tuyên truyền cho mọi người
trồng và chăm sóc nhiều cây
xanh.
b) Tiết 55 (Đại số): Ôn tập chương III.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
A. Câu hỏi.
B. Bài tập:
GV: Đưa đề bài lên bảng phụ:
Bài 56: (SGK-Tr34)
Để khuyến khích tiết kiệm điện, giá điện
sinh hoạt được tính theo luỹ tiến, nghĩa là
nếu người sử dụng càng dùng nhiều điện thì
giá mỗi số điện càng tăng theo các mức như
sau:
Mức thứ nhất: Tính cho 100 số đầu.
Mức thứ hai: Tính cho từ số 100 đến số 150
mỗi số đắt hơn 150 đồng so với mức 1.
Mức thứ ba: Tính từ số 151 đến số 200 mỗi
số đắt hơn 200 đồng so với mức 2.
……
Ngoài ra người sử dụng phải trả thêm 10%
thuế VAT. Tháng vừa qua nhà Cường dùng
hết 165 số điện phải trả 95700 đồng. Hỏi
mỗi số điện mức thứ nhất giá bao nhiêu
tiền?
HS: Đọc đề bài.

GV: ? Muốn tính mỗi giá điện mức 1 bao
nhiêu tiền ta chọn ẩn như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: ? Em hãy tính giá tiền mức 2 và mức 3
theo ẩn?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét
GV: ? Theo em việc tiết kiệm điện đem lại
lợi ích gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và bổ sung.

Nội dung bài học
A. Câu hỏi.
B. Bài tập:
Bài 56: (SGK-Tr34)

Bài giải:
Gọi x (đồng) là số tiền mỗi
số điện ở mức thứ nhất. ĐK:
x>0
Mức thứ nhất nhà Cường phải
trả số tiền là: 110.x (đồng)
Mức thứ hai nhà Cường phải trả
số tiền là: 55.(x+150) (đồng)
Mức thứ ba nhà Cường phải trả
số tiền là: 16,5.(x+350) (đồng)
Theo bài ra ta có pt:

110 x + 55( x + 150 ) + 16,5( x + 350 ) = 95700

⇔ 181,5 x + 14025 = 95700
⇔ 181,5 x = 81675 ⇔ x = 450( t / m )

Vậy mỗi số điện ở mức thứ
14


GV: ? Việc tiết kiệm điện năng có tác dụng nhất có giá: 450 đồng.
gì đối với việc bảo vệ môi trường?
HS: Trả lời.
GV: ? Bản thân em đã làm gì để tiết kiệm
điện năng?
* Kết luận: Chúng ta phải tiết
HS: Trả lời.
kiệm điện để tăng tài chính gia
GV: Nhận xét và chốt lại vấn đề.
đình và giảm tác hại của môi
trường.
4. Đối với lớp 9: Tôi chọn các vị trí tích hợp sau:
a) Tiết 41 (Đại số): Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Sau khi thực hiện ?1
GV: Đưa ví dụ lên bảng phụ.
Chi đội TNTPHCM trường THCS Hoằng
Trạch phát động phong trào chăm sóc bảo vệ
cây xanh quanh khu vực sân trường. và nhà
Bài giải:
văn hoá. Hai chi đội lớp 7B và lớp 8B chăm
Gọi x, y lần lượt là số cây

sóc được 35 cây xanh. Vì chi đội lớp 7B tích xanh mà mỗi chi đội 7B, 8B
cực hơn nên số cây xanh chăm sóc được trồng được.
nhiều hơn chi đội 8B là 9 cây. Tính số cây ĐK: 0 < x, y < 35; x, y ∈ N
xanh mà mỗi đội đã chăm sóc được.
+ vì cả hai chi đội chăm sóc
HS: Đọc đề bài.
được 35 cây xanh nên ta có pt:
GV: ? Muốn tính được số cây xanh mà mỗi x + y = 35 (1)
đội đã chăm sóc được ta làm thế nào?
+ vì số cây xanh chăm sóc được
HS: Trả lời.
của chi đội 7B nhiều hơn chi
GV: ? Cả hai chi đội trồng được bao nhiêu đội 8B là 9 cây nên ta có pt:
x − y = 9 (2)
cây xanh từ đó ta có pt nào?
HS: Trả lời.
Từ (1) và (2) ta có hệ phương
GV: ? Số cây chăm sóc được của đội nào trình
nhiều hơn?
 x + y = 35
 2 x = 44
 x = 22
( t / m)
⇔
⇔

HS: Trả lời.
 x− y =9
 x + y = 35
 y = 13

GV: ? Em hãy cho biết việc chăm sóc cây Vậy: Trong đợt phát động này
xanh có tác dụng gì trong việc bảo vệ môi chi đội 7B chăm sóc được 22
trường?
cây xanh, chi đội 8B chăm sóc
HS: Trả lời.
được 13 cây xanh.
GV: ? Bản thân em đã làm gì trong việc * Kết luận: Để môi trường xanh
chăm sóc bảo vệ cây xanh ?
, sạch, đẹp thì bản thân em cần
HS: Trả lời và giáo viên nhận xét.
phải:
- Trồng ,chăm sóc và bảo vệ
cây xanh.
- Tuyên truyền mọi người có ý
thức chăm sóc và bảo vệ cây
xanh.
15


b) Tiết 42 (Đại số): Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (tiếp)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV: Thay ví dụ 3 bởi ví dụ sau:
Hai nhà máy cùng xử lí 255 m 3 rác thải
sinh hoạt trong 12 giờ thì xong . Lúc đầu cả
hai nhà máy cùng hoạt động trong 10 giờ thì
nhà máy I nghỉ để nhà máy II hoạt động 5
giờ nữa thì hoàn thành công việc . Hỏi một
mình mỗi nhà máy cần hoạt động bao nhiêu
thời gian thì hoàn thành công việc.
HS: đọc đề bài.

GV: ? Để biết một mình mỗi nhà máy cần
hoạt động bao lâu thì xong ta phải làm thế
nào?
HS: Trả lời.
GV: ? Cả hai nhà máy xử lí trong 12 giờ thì
xong ta có pt nào?
HS: Trả lời.
GV: ? Nhà máy I hoạt động mấy ngày? nhà
máy II hoạt động mấy ngày? từ đó ta có pt
nào?
HS: Trả lời.
GV: ? Theo em thực trạng rác thải sinh hoạt
hiện nay gây ô nhiễm môi trường như thế
nào?
HS: trả lời.
GV: ? ở gia đình, em đã làm gì để giảm
thiểu rác thải do gia đình thải ra?
HS: Trả lời và giáo viên nhận xét và kết
luận.

c) Tiết 44 (Đại số):

Nội dung bài học
Bài giải:
Gọi x (h) là thời gian một
mình nhà máy I hoàn thành
công việc, và y (h) là thời gian
một mình nhà máy II hoàn
thành công việc.
ĐK: x,y>12.

+ Vì cả hai nhà máy cùng hoạt
động trong 12 giờ thì xong nên
1

1

1

ta có pt: x + y = 12 (1)
+ Vì nhà máy I hoạt động trong
10 giờ, nhà máy II hoạt động
trong 15 giờ thì xong nên ta có
pt:
1
1
10. + 15. = 1 (2)
x
y

Từ (1) và (2) ta có hệ phương
trình
1 1 1
10 10 10
 x + y = 12
 x + y = 12
⇔
10 15
10 15
 +


=1
+
=1
 x
 x
y
y
1
1
 y = 30
 x = 20
⇔
⇔
 y = 30
1 = 1
 x 20

( t/mđk)

Vậy: Thời gian một mình nhà
máy I xử lí xong hết 20 giờ và
nhà máy II hết 30 giờ.
* Kết luận: Để giảm rác thải
của gia đình thì ta phải bỏ rác
đúng quy định và gom rác thải
và phế liệu để xử lí.
Luyện tập giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sau khi thực hiện xong bài 34 (sgk)

GV: Đưa bài tập lên màn hình máy chiếu:
Trong một tháng hai gia đình A và B sử

Nội dung bài học

16


dụng hết 300 túi ni lông, gia đình A sử dụng
nhiều hơn hai lần gia đình B là 30 cái. Hỏi
mỗi gia đình sử dụng bao nhiêu túi ni lông
trong một tháng.
GV: ? Muốn biêt mỗi gia đình sử dụng bao
nhiêu túi ni lông trong một tháng ta làm thế
nào?
HS: Trả lời.
GV: ? Em hãy so sánh số túi ni lông của hai
gia đình đã sử dụng trong một tháng?
HS: Trả lời.
GV: ? Em hãy cho biết tổng số túi ni lông
mà cả hai gia đình đã sử dụng trong một
tháng?
HS: Trả lời.
GV: ? Hàng ngày gia đình em có sử dụng túi
ni lông không?
HS: Trả lời.
GV: ? Em cho biết túi ni lông có tác hại gì
đối với môi trường ?
HS: trả lời.
GV: ? Em phải làm gì để môi trường không

còn rác thải bởi túi ni lông?
HS: Trả lời và giáo viên kết luận vấn đề.

Bài giải:
Gọi x , y lần lượt là số túi ni
lông của gia đình A và B đã sử
dụng trong một tháng.
ĐK: 0 < x; y < 300; x ∈ N
+ Vì số túi ni lông gia đình A đã
sử dụng nhiều hơn hai lần gia
đình B trong một tháng là 30
nên ta có pt:
x − 2 y = 30 (1)
+ vì tổng số túi ni lông cả hai
gia đình đã sử dụng là 300 cái
nên ta có pt: x + y = 300 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương
trình
 x + y = 300
 3 y = 270
⇔

 x − 2 y = 30
 x + y = 300
 x = 210
⇔
 y = 90

Vậy: Trong một tháng gia đình
A đã sử dụng hết 210 túi ni

lông, gia đình B đã sử dụng 90
túi ni lông.

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
*Kết quả đạt được.
Trong 2 năm tiến hành dạy thực nghiệm tôi nhận thấy rằng nhận thức của
học sinh về việc bảo vệ môi trường ngày càng được tiến bộ, từ việc tổ chức các
phong trào bảo vệ môi trường như: phong trào giữ vệ sinh phòng học, phong trào
dọn vệ sinh đường làng, phong trào trồng cây xanh quanh khu vực sân trường,
phong trào chăm sóc và bảo vệ cây xanh quanh khu vực nhà trường và nhà văn
hóa thôn, phong trào thu gom phế liệu, ….đến việc tổ chức các buổi thảo luận về
vệ sinh môi trường, tôi thấy rằng nhận thức của các em thay đổi rõ rệt các em tự
giác trong việc giữ vệ sinh trước trong và sau sân trường rất sạch sẽ, không
những thế các em còn tuyên truyền cho gia đình và mọi người xung quanh phải
bảo vệ môi trường. Các em đã có thói quen trong các hoạt động bảo vệ môi
trường như:
Thói quen tiết kiệm điện năng bằng cách bật, tắt các bóng điện và các thiết bị
điện một cách hợp lí, bỏ rác thải đúng quy định, chăm sóc cây xanh của nhà
trường và gia đình, không sử dụng các túi ni lông mà dùng rổ rá để đựng đồ…
Đối với môn học việc lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường không những
làm cho các em ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường mà còn gây được hứng
17


thú đối với môn học. Những tiết có tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường không
khí giờ học thay đổi hẳn, các em xây dựng bài sôi nổi, trả lời rất tốt các câu hỏi
có liên quan đến kiến thức bảo vệ môi trường.
Năm học: 2014-2015 sau khi áp dụng đề tài vào giảng dạy, cuối năm học tôi
thực hiện khảo sát và thu được kết quả như sau:
Số lượng Phần trăm

(hs)
(%)

STT

Mức độ nhận thức của học sinh

1

Hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường và có ý
thức bảo vệ môi trường

215/215

100

2

Chưa hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường và
chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

0/215

0

Năm học: 2015-2016 sau khi tiếp tục áp dụng đề tài vào giảng dạy, cuối năm học
tôi thực hiện khảo sát lần II và thu được kết quả như sau:
STT
1
2


Mức độ nhận thức của học sinh
Hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường và có ý
thức bảo vệ môi trường
Chưa hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường và
chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

Số lượng Phần trăm
(hs)
(%)
205/205

100

0/205

0

* Bài học kinh nghiệm:
- Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm phải tiến hành một cách đồng bộ và được
thực hiện ngay từ đầu năm học.
- Có kế hoạch thực hiện việc lồng ghép kiến thức trong từng bài của giáo án cũng
như kế hoạch giảng dạy và khớp với phân phối chương trình.
- Khi thực hiện khảo sát thì phiếu trắc nghiệm phải có nội dung dể hiểu, rõ ràng
và được thực hiện đồng bộ trên tất cả các lớp.
- Khi thực hiện tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường không nên tích hợp cuối bài
mà tích hợp với từng vị trí thuận lợi, yêu cầu học sinh lấy nhiều ví dụ về thực
trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương để các em dể hiểu đồng thời các em có ý
thức bảo vệ môi trường ngay ở địa phương mình.
- Đối với mỗi dạng bài tập có ý tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường thì đề bài

phải dể hiểu, số liệu trong từng bài tập phải phù hợp với thực tế ở địa phương
cũng như thực trạng chỉ số đo được của các nhà khoa học.
- Khi áp dụng đề tài thì yêu cầu học sinh phải thực hiện theo hướng dẫn nghiêm
túc, cẩn thận, có thái độ yêu thích môn học.

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18


1. Kết luận:
Đề tài này đã được áp dụng trong hai năm học: 2014 - 2015 và 2015 - 2016 tại
trường THCS Hoằng Trạch - Hoằng Hóa, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng đề tài
trong giảng dạy môn toán là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa quan trọng
trong việc hình thành kiến thức toán học nói chung và kiến thức bảo vệ môi
trường nói riêng cho học sinh đáp ứng được yêu cầu về giảm thải ô nhiễm môi
trường hiện nay. Khi thực hiện đề tài tôi thấy rằng bài giảng của mình không
những không mất đi tính toán học của bộ môn mà còn gây hứng thú học tập cho
học sinh đồng thời giúp các em học tốt môn toán một cách tự nhiên.
Khi khảo sát hiệu quả của việc áp dụng đề tài thì nhận thức học sinh về kiến
thức bảo vệ môi trường được nâng lên rõ rệt, không những thế các em còn cung
cấp cho gia đình và mọi người xung quanh kiến thức về thực trạng ô nhiễm môi
trường hiện nay và tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo
vệ môi trường.
2. Kiến nghị:
- Hiện nay việc tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn toán
gặp nhiều khó khăn, vì vậy mong rằng nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để
giáo viên và học sinh thực hiện tốt các giờ dạy trên lớp cũng như các hoạt động
ngoại khoá.
- Đề nghị phòng giáo dục, các cơ quan quản lí giáo dục các cấp quan tâm tạo mọi
điều kiện thuận lợi để giáo viên toán tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường trong

giảng dạy nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, gia đình và
cộng đồng.
Rất mong được sự góp ý kiến của đồng nghiệp và hội đồng chấm sáng kiến
kinh nghiệm các cấp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 20 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Người viết:
Bùi Văn Cường

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật bảo vệ môi trường 2005
2. Việt Nam môi trường và cuộc sống - Báo điện tử
3. Ô nhiễm môi trường và thách thức - Dương Quang Phú, Lý Thị Nương
4. Phương pháp dạy học môn toán THCS - Nguyễn Bá Kim, Phạm Gia Đức
5. Toán nâng cao các chuyên đề 6,7,8,9 - Dương Văn Thuỵ
6. Văn hoá và giáo dục - GS Phạm Minh Hạc
7. Tạp chí môi trường.

20




×