SỞ GD & ĐT TP ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ
----------
Nhaät kyù
Vuõ
Xuaân
NĂM HỌC: 2012 - 2013
Chào mừng kỉ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam(22/12/1944- 22/12/2012). Thư viện xin được giới thiệu đến quý thầy cô và
các em tác phẩm “Nhật ký Vũ Xuân”
Bạn đọc thân mến!
Đã bao giờ bạn nghĩ mình có cuộc sống như ngày hôm nay là từ đâu
không! Tôi nghĩ sẽ có nhiều người trả lời được câu hỏi này nhưng đâu đó cũng có
người sẽ thờ ơ với qúa khứ của dân tộc. Vâng chúng ta có được cuộc sống như
ngày hôm nay là nhờ vào sự hi sinh xương máu của biết bao nhiêu người. Chiến
tranh hai từ đó đã gắn liền với người dân Việt Nam từ hàng nghìn năm, không có
một đất nào lại phải chịu đựng chiến tranh nhiều như mảnh đất hình chữ S này.
Từ thời cổ đại chúng ta đã bị phương Bắc đô hộ, thời cận- hiện đại thì bị thực dân
Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược nhưng trong bom đạn của kẻ thù lại hiện lên biết
bao chiến sĩ anh hùng, biết bao tấm gương cho chúng ta học tập:
“Việt Nam ơi!xứ xở lạ lùng
Đến em thơ cũng hóa anh hùng”
Năm tháng đã trôi qua, chiến tranh đã lùi vào quá khứ, sự sống lại bắt đầu
nhưng chúng ta cũng không thể nào quên đi một thế hệ đã hi sinh vì độc lập dân
tộc họ xứng đáng là người lính cụ Hồ mang trong mình sứ mệnh cao cả, sứ mệnh
giải phóng dân tộc. Thông qua các quyển nhật ký chúng ta hình dung được những
gian khó và cả sự tranh giành từng mảnh đất, từng sự sống giữa ta và địch.
Bạn đọc và quý thầy cô có hình dung được không chỉ trong 275 trang gồm
cả phần phụ lục nhưng Vũ Xuân đã giúp người đọc hình dung được chiến tranh.
Chúng ta cùng hành quân với ông qua các trang nhật ký.
Vũ Xuân sinh ngày 25 tháng 4 năm 1946 tại thành phố Thái Nguyên nổi
tiếng thép gang và hương vị chè. Sau hơn 10 năm đèn sách với biết bao dự định,
ước mơ ngày 3 tháng 7 năm 1963 anh lên đường nhập ngũ để lại bao kỉ niệm tuổi
thơ trong sáng mà nhọc nhằn. Anh lên đường với mục đích rõ ràng: “Bàn giao
nguyên vẹn giang sơn Việt Nam cho thế hệ tương lai là trách nhiệm của chúng
mình cuả thế hệ đang sống và chiến đấu chống Mĩ này. Không thể kéo dài và dây
dưa được nữa. Máu chúng ta đã đổ nhiều rồi. Chúng ta không thể ngồi yên…”
Hơn mười năm trong quân ngũ Vũ Xuân đã thực hiện ba cuộc hành quân vượt lên
bao bom đạn của kẻ thù để vào nam đánh giặc. Cuốn nhật ký quý giá của anh mà
chúng ta có được hôm nay ghi lại những tháng ngày hào hùng của hai trong ba
cuộc hành quân đó, đặc biệt là cuộc hành quân thứ ba, vượt hơn hai nghìn cây số
đến tận mãnh đất cực nam của tổ quốc để rồi về chiến đấu trong đội hình Đoàn 6
pháo binh. Vũ Xuân đã ghi lại những năm tháng ông sống trong quân ngũ từ
tháng 4 năm 1969 đến tháng 11 năm 1972 trước khi ông hi sinh hai năm. Quyển
nhật ký kể lại cuộc hành trình vào nam chiến đấu của Vũ Xuân mỗi nơi ông qua
đều có những cảm xúc khác nhau những cuộc hành quân đầy vất vả nhưng không
ai kêu ca gì cả.
Đọc nhật ký của ông cho chúng ta có cảm giác sống lại cùng với cả nước
kỳ của cuộc kháng chiến. Nhưng những người lính với tâm hồn tài hoa, yêu đời
của tuổi đôi mươi. Mười bảy tuổi ông tham gia vào quân đội, tuổi 17 với bao ước
mơ và hoài bảo cái tuổi đẹp nhất của đời học trò nhưng ông tạm gác lại tất cả để
lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc “Đời bộ đội chúng mình có
những tấm bằng phải đổi bằng máu, bằng sinh mệnh”. Trong cuộc sống quân ngũ
có biết bao gian khó nhưng họ những người lính cụ Hồ vẫn luôn lạc quan luôn
yêu đời vẫn tin vào ngày mai tươi sáng. Họ vẫn luôn tự hứa với mình và với gia
đình “sẽ chắc tay súng và khi cần để bảo vệ cuộc sống của em, anh sẽ không tiếc
một hi sinh nào cả, hãy học giỏi và chăm ngoan chuẩn bị tiếp nhận cái gia sản
quý báu mà bằng máu bằng sinh mệnh các anh đã hi sinh để giành giật lấy nó”.
Đó như là một tâm nguyện mà liệt sĩ Vũ Xuân đã gửi gắm lại cho thế hệ trẻ hôm
nay hãy sống thật xứng đáng với thế hệ đi trước bởi vì họ đã hi sinh cả xương
máu để bàn giao nguyên vẹn cái cơ đồ cái giang sơn Việt Nam cho thế hệ tương
lai.
Đọc nhật ký Vũ Xuân bạn sẽ cảm nhận không chỉ có những giờ phút căng
thẳng trên chiến trường mà còn có cả những tâm sự rất thật của người lính về gia
đình, bạn bè và cả mối tình đầu còn vụng về:
“Cái thuở ban đầu đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm nào dể mấy ai quên”.
Rồi ông tự an ủi mình chỉ mới xa người yêu có vài năm thôi mà. Cái vài năm của
ông là mãi mãi là ngàn năm ông không còn gặp lại người con gái mà “ông yêu
nhất”. Quả thật cuộc sống không ai nói trước được điều gì chiến tranh lại không,
đời bộ đội không có gian khổ nào giống gian khổ nào.
Anh đã sống xứng đáng và đã hy sinh lẫm liệt như những lời tâm niệm với
người thân, với thế hệ mai sau. Trong những trang cuối cùng của cuốn nhật ký,
anh đã ghi sẵn những dòng nhắn gửi: “Tôi chỉ muốn một câu nói được vang lên
bên tai thê hệ sau là: “ Đừng làm hoen ố máu của những người đi trước…”
Nhật ký Vũ Xuân cùng các quyển nhật ký của Nguyễn Văn Thạc,
ĐặngThùy Trâm ...đã tái hiện lại một thời hào hùng của dân tộc một thời cả nước
cùng ra trận, cả dân tộc cùng đánh giặc và họ những thế hệ thanh niên thời đại
Bác Hồ mãi mãi như là một tượng đài bất tử trong lòng những người dân Việt
Nam. Máu của họ đã đổ xuống để giành lại tự do, giành lại độc lập cho đất nước.
Nhưng đâu đó trên đất nước này còn biết bao người lính hi sinh nhưng vẫn chưa
tìm thấy hài cốt của họ để “trả lại tên cho anh” cho nên họ vẫn còn vô danh hay
được dùng chung một cụm từ “liệt sĩ hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc”.
Mời tất cả mọi người cùng đọc Nhật ký Vũ Xuân để cảm để nghĩ về họ
những người lính cụ Hồ.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!