Chương 7:
CÔNG TÁC HOÀN THIỆN
7.1
7.2
7.3
7.4
7.5
7.6
7.7
CÔNG TÁC TRÁT
CÔNG TÁC LÁNG
CÔNG TÁC ỐP
CÔNG TÁC LÁT
CÔNG TÁC SƠN VÔI
BẢ MA - TÍT
TRÁT GRANITÔ
7.1 CÔNG TÁC TRÁT
7.1.1 TÁC DỤNG VÀ CẤU TẠO LỚP TRÁT:
a. Tác dụng:
Chống ảnh hưởng của thời tiết: lớp vữa trát ngoài
như một lớp áo bảo vệ khối xây, làm tăng tuổi thọ
và độ bền của công trình.
Chống sự phá hoại của độ ẩm, nước: lớp trát ngăn
ngừa sự xâm nhập của hơi ẩm, nước vào khối xây,
đồng thời làm tăng sự kế dính của các phần tử ở bề
mặt khối xây.
Chống sự phá hoại của nhiệt độ: với những công
trình tiếp xúc với nhiệt độ cao (khoảng 11000C trở
lên) lớp vữa trát cách nhiệt có tác dụng giữ cho
khối xây không bị biến dạng, nóng chảy.
Tăng cường mỹ quan cho công trình, khắc phụ được
những khuyết tật của quá trình thi công.
b. Cấu tạo lớp trát:
Chiều dầy của lớp trát theo quy định của thiết kế
thường từ 10 ÷ 30mm, nếu lớp trát quá dày dễ bị
tụt, phồng, rạn nứt, do vậy phải chia thành nhiều
lớp trát mỏng, mỗi lớp không mỏng hơn 5mm và
dày hơn 10mm.
Trát trên 3 lớp thì lớp trong cùng gọi là lớp lót, lớp
giữa là lớp đệm, lớp ngoài gọi là lớp mặt.
Lớp lót: có tác dụng liên kết chắc với tường,
đồng thời làm nền để trát lớp đệm. Nếu mặt lớp
lót nhẵn thì phải tạo nhám, chiều dày lớp lót
thường từ 6-8mm.
Lớp đệm: có tác dụng bám chặt vào lớp lót và
làm nền cho lớp mặt. Chiều dầy thường 610mm, không xoa nhẵn mặt để liên kết với lớp
mặt.
Lớp mặt: mặt phẳng của lớp mặt phải trùng với
bề mặt của các dải mốc vữa, lớp mặt phải nhẵn,
phẳng, đồng nhất, vữa trát phải đảm bảo độ dẻo
theo quy định.
7.1.2 KỸ THUẬT TRÁT:
a. Trát tường:
Yêu cầu kỹ thuật.
Trước khi trát, mặt trát phải được làm sạch, cọ
hết rêu mốc, bụi bẩn, dầu mỡ…và tưới ẩm.
Với những mặt trát nhẵn phải tạo nhám bằng
bàn chải sắt, đánh xờm hoặc vẩy vữa mác cao.
Với những mặt trát xốp, dễ hút nước thì phải trát
một lớp vữa mỏng mác cao để bịt kín những lỗ
rỗng.
Khi lớp vữa trát trước se mặt thì mới trát lớp
sau, nếu lớp trước quá khô thì phải tưới nước
cho ẩm.
Khi ngừng trát không để mạch ngừng thẳng mà
phải để vát hình răng cưa để trát tiếp dễ dàng và
bám chắc.
Lên vữa đến đâu cần cán phẳng, xoa nhẵn đến
đó. Khi chỗ vữa trát bị phồng bong lở phải phá
rộng chỗ đó ra, miết chặt mép xung quanh và
đợi đến khi vữa se mặt mới trát lại.
Phương pháp lấy mốc trát tường:
Với những tường rộng, để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
và năng suất, nhất thiết phải đặt mốc.
Mốc vữa là những mũ đinh, các miếng vữa, dải vữa,
những đường gờ bằng kim loại hay gỗ đặt cố định
hay tạm thời. Mốc vữa đặt phải chính xác, bảo đảm
mặt của tất cả các mốc phải nằm trong một mặt
phẳng.
Phương pháp đặt mốc thông thường:
Trên mặt tường trát, ở vị trí 2 góc trên xác định 2
điểm cách mặt tường bên và trần một khoảng từ
15-20cm, đóng đinh vào 2 vị trí đã xác định, mũ
đinh cách tường một khoảng cách bằng chiều dày
lớp trát theo thiết kế.
Căn cứ vào mặt mũ đinh ở 2 góc, căng dây ngang
và cứ cách nhau một đoạn khoảng 2m lại đóng
một đinh sao cho mặt mũ đinh vừa chạm dây.
Theo từng mũ đinh ở hàng ngang trên cùng, thả
dọi theo mặt mũ đinh và cứ 2m lại đóng một
đinh sao cho mũ đinh vừa chạm dây dọi.
Dùng vữa đắp thành những miếng mốc vuông
10x10cm rồi nối các mốc theo chiều đứng tạo
thành dải mốc. Để đơn giản vó thể thay những
miếng mốc vừa bằng cọc thép tròn 6 ở đầu có
mũ 15x30mm, sau khi đóng xong các cọc thép
thì tạo thành những dải mốc, sau đó nhổ các cọc
thép, rửa sạch để dùng lại cho lần sau.
Kỹ thuật trát:
Trát lớp lót: phải quan sát bề mặt của tường,
những chỗ lồi thì đục, chỗ lõm thì đắp vữa cho
tương đối phẳng, có thể vẩy vữa lên mặt trát nhưng
phải đảm bảo cho vữa bám thành một lớp mỏng từ
6-8mm. Lớp lót trát không cần cán phẳng và
thường dùng cát có cỡ hạt lớn hoặc trung bình, độ
sụt của vữa từ 6-10cm:
Trát lớp đệm: tiến hành khi lớp lót se mặt, phương
pháp trát giống như lớp lót, nhưng phải đảm bảo
mặt lớp đệm vừa cao bằng mặt các dải mốc, nếu
lên vữa bằng bàn xoa hay tà lột thì lên vữa từ dưới
lên và trát từng đoạn liền nhau. Dùng thước cán
phẳng vữa từ dưới lên trên (2 đầu thước dựa vào 2
dải mốc vữa) những chỗ lõm phải dùng bay, bàn
xoa trát bù vào rồi cán lại.
Khi cán xong, mặt vữa tương đối phẳng nhưng
không nhẵn, nếu nhẵn phải dùng bay gạch chéo lên
mặt lớp đệm sâu từ 2-3mm cách nhau 8-10cm, cát
dùng cho lớp đệm có cỡ hạt trung bình, vữa có độ
dẻo côn tiêu chuẩn 8-12cm nếu trộn thủ công, 610cm nếu trộn bằng máy.
Trát lớp mặt: khi vữa lớp đệm bắt đầu đông cứng
(dùng tay ấn đã cứng nhưng còn vết) thì trát lớp
mặt, nếu để khố quá phải tưới nước thầm đều chờ
se mặt rồi trát. Lớp trát dày từ 5-8mm, không quá
10mm, cát dùng lại hạt mịn.
b. Trát góc:
Tại một mặt tường, đóng một định cách góc tường
từ 5-8cm, cách trần 20cm, treo quả dọi, dây dọi
chạm mặt đinh, cách nền hay sàn nhà 20cm đóng
một đinh, trên đường dọi cứ cách 1 tầm thước đóng
một đinh, các mũ đinh ăn theo mép dây dọi.
Đặt những miếng vữa kích thước 10x10cm bằng
mép đinh.
Mặt góc tường kia cũng tiến hành tương tự.
Kiểm tra vuông mặt mốc.
Dùng bay lên vữa nối liền các miếng vữa tạo thành
dải vữa, lấy thước cán lao theo chiều dọc thước,
cán vữa bằng mặt mốc, vữa sẽ ăn vào góc lồi hay
góc lõm.
Dùng thước góc, đặt nhẹ nhàng ăn vào góc, lao
thước đều tay từ trên xuống, sẽ thành một đường
góc thẳng, nếu chỗ nào non vữa dùng bay lên vữa
cho phẳng rồi dùng thước góc lao lại cho thật
thẳng.
Trát trụ:
Trụ gồm 2 loại: trụ vuông, chữ nhật hay trụ tròn
hoặc có dạng đường cong. Cách trát 2 loại trụ này
cũng khác nhau.
Trát trụ vuông hay chữ nhật:
Cách lấy mốc của trụ vuông hay chữ nhật giống
như trát góc lồi, chỉ khác là phải lấy đủ 4 góc
của trụ. Tất cả các mốc ở cạnh 4 trụ đều phải
theo đường dây dọi. Độ dày của mặt mốc bằng
độ dày lớp đệm, khoảng cách 2 hàng mốc ngắn
hơn chiều dài của thước.
Trát trụ tiến hành từ đỉnh xuống chân, lớp đệm
trát bằng bay và bàn xoa. Chiều dày bằng chiều
dày mốc vữa. Có thể dựa vào các mốc, dùng
thước cán cho mặt lớp đệm tương đối phẳng.
c.
Dùng 2 thước tầm áp vào 2 mặt cột, cố định
thước, dùng bay và bàn xoa lên vữa bằng mép
thước tầm, dùng bàn xoa, xoa nhẵn mặt cột
theo 2 cạnh thước tầm, lần lượt chuyển thước
trát 4 mặt trụ.
Trát trụ tròn:
Mốc lấy theo 4 điểm nằm trên 2 đường kính
vuông góc. Đóng đinh vào 4 điểm đó, độ cao của
mũ đinh bằng chiều dày lớp trát và ăn với thước
thử độ tròn, đắp thành những miếng vữa kích
thước 10x10cm, mặt vữa bằng mũ đinh. Rồi nối
các miếng vữa thành một dải vữa theo đường
tròn. Quá trình đắp và nối mốc phải thử bằng
thước thử độ tròn.
Khoảng cách giữa 2 dải vữa ngắn hơn chiều dài
thước. Trát từ trên xuống, trát trong từng
khoang giữa 2 dải vữa, dùng thước tầm tỳ trên 2
dải vữa mốc, cán dọc thước để tạo thành mặt
cong tròn. Khi vữa se, dùng bay đánh cho xi
măng nổi lên lấp kín các lỗ rỗng giữa các hạt cát.
d. Trát trần bê tông:
Trần banen hay bê tông đổ toàn khối thường được
trát làm 2 lớp: lớp đệm và lớp mặt.
Trước khi đặt mốc cần kiểm tra độ phẳng của trần
bằng cách dựa vào độ cao đã cho ở tường xây, lấy
lên cách thành 1,5cm (một mặt tường lấy từ 3-5
điểm). Rồi dùng dây mảnh căng giữa các điểm đối
diện, do từ mép dây lên trần, xác định chiều dầy
lớp trát đệm.
Ở giữa trần đặt một miếng mốc vữa 5x5cm có
chiều dày bằng chiều dày lớp trát đã chọn. Dùng
một thước tầm có gắn nivô (cạnh nivô song song
với cạnh thước tầm) đặt thước tầm vào mốc vữa.
Giữ cho thăng bằng (dựa vào bọt nước) rồi trát ở
mỗi đầu thước mộc mốc vữa, quay 900 để xác định
2 mốc nữa. Tiến hành tương tự ta sẽ có 1 lưới ô
vuông những mốc vữa trên trần. Nối thành những
dải vữa song song với nhau.
Phương pháp lên vữa tốt nhất là vẩy vữa, vẩy theo
từng dải, hết dải này sang dải khác, vẩy đều mặt
trần và điều chỉnh cho các vết vữa mốc 5-8mm, đợi
cho lớp đệm se mặt thì trát lớp mặt.
Trát lớp mặt từ góc ra, trát hết dải này sang dải
khác, trát dày từ 5-8mm và trát bằng lớp vữa mốc.
Trát lớp mặt xong phải cán phẳng, nếu chỗ nào lõm
lấy vữa bù vào cán lại cho thật phẳng, đợi cho lớp
vữa se mặt thì tiến hành xoa nhẵn. Cần chú ý xoa
kỹ chỗ tiếp giáp giữa mốc và dải vữa, xoa xong
dùng bay miết lại cho xi măng và vôi nổi lên lấp kín
các khe giữa các hạt cát.
7.2 CÔNG TÁC LÁNG
Theo cấu tạo của nền láng có thể chia
ra:
Láng trên nền đất có vữa đệm
Láng trên nền cứng (trên tấm sàn bê tông cốt
thép, pannen hộp)
Láng chống thấm (đáy bể, thành bể)
7.2.1 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị dụng cụ: nivô, bòa xoa, bay, hộc vữa,
thước tầm, bàn đập, quả lăn gai…
Chuẩn bị vật liệu: đủ và đảm bảo quy cách chất
lượng.
Chuẩn bị bề mặt láng.
Kiểm tra lại cao độ mặt nền, nếu mặt nền láng
rộng cần phải chi ô và kiểm tra cao độ theo ô,
những chỗ cao phải đục bớt, những chỗ thấp
phải láng thô bằng lớp vữa xi măng mác cao.
Quét sạch các mùn rác, đục bỏ những chỗ dính
dầu mỡ và tưới ẩm.