Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Phong tục tang ma của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc - Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.29 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

ĐINH THỊ THU

PHONG TỤC TANG MA
CỦA NGƯỜI LÔ LÔ
Ở HUYỆN BẢO LẠC - CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

ĐINH THỊ THU

PHONG TỤC TANG MA
CỦA NGƯỜI LÔ LÔ
Ở HUYỆN BẢO LẠC - CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ TÍNH


HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Tính
người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập cũng
như nghiên cứu đề tài khoá luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong tổ bộ môn Văn học Việt
Nam và Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em
trong quá trình hoàn thành đề tài khoá luận này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè trong
thời gian qua đã luôn giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Đinh Thị Thu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Tính. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các
tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2
không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong
quá trình thực hiện (nếu có).

Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Đinh Thị Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 5
6. Cấu trúc khoá luận ............................................................................... 5
7. Đóng góp của đề tài ............................................................................. 6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG....................................................... 7
1.1. Dân cư.............................................................................................. 7
1.1.1. Nguồn gốc .................................................................................. 7
1.1.2. Địa bàn cư trú và dân số ............................................................. 7
1.2. Đặc điểm văn hoá ............................................................................. 8
1.2.1. Tổ chức xã hội ............................................................................ 8
1.2.2. Nhà ở ......................................................................................... 9
1.2.3. Công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt ...................................... 10
1.2.4. Trang phục ............................................................................... 11
1.2.5. Tập quán ăn uống ..................................................................... 15
1.2.6. Tôn giáo, tín ngưỡng................................................................. 16
1.2.7. Ngôn ngữ, văn nghệ dân gian .................................................... 17
Chương 2. TANG MA CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN BẢO LẠC CAO BẰNG ............................................................................................. 20
2.1. Nghi lễ ma tươi ............................................................................... 20
2.2. Nghi lễ ma khô ............................................................................... 26

2.2.1. Thuật ngữ ma khô ..................................................................... 26


2.2.2. Các nghi lễ trong tang ma khô................................................... 27
2.3. Múa tiễn đưa linh hồn ..................................................................... 33
2.4. Trống đồng trong tang ma của người Lô Lô ở Bảo Lạc - Cao Bằng ... 36
2.5. Tục lệ để tang người quá cố ............................................................. 38
2.6. Kiêng kỵ trong tang ma ................................................................... 38
KẾT LUẬN.............................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 42


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hoá chính là nền tảng để xây dựng một xã hội phát triển toàn diện.
Là một quốc gia có 54 dân tộc cư trú ở mọi miền đất nước, với cội nguồn lịch
sử, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán mang những đặc trưng khác nhau
nên đời sống văn hoá nói chung cũng rất đa dạng. Mỗi dân tộc đều có những
đóng góp tích cực vào việc làm phong phú cho vốn văn hoá của đất nước Việt
Nam. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu về văn hoá của các dân tộc thiểu số là
điều rất cần thiết.
Cũng như nhiều dân tộc khác, dân tộc Lô Lô có bề dày truyền thống các
phong tục tập quán đặc sắc.
Lô Lô là dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Địa bàn cư trú của
người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng chính là vùng biên giới Việt Trung, đây là một vị trí chiến lược quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia.
Cùng với đó, cộng đồng Lô Lô đang sinh sống ở Việt Nam là một trong số
các dân tộc có nguồn gốc ở bên kia biên giới, hiện nay họ vẫn có nhiều mối
quan hệ với bộ phận đồng tộc (người Di) bên Trung Quốc. Vì vậy, nghiên cứu
về dân tộc Lô Lô là nền tảng cho việc hoạch định các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng khu vực biên

giới và định hướng giao lưu kinh tế, văn hoá giữ hai biên giới Việt Nam Trung Quốc. Đồng thời rút ngắn khoảng cách về trình độ kinh tế, văn hoá, xã
hội của dân tộc Lô Lô với các dân tộc khác. Khám phá phong tục tập quán vô
cùng phong phú và đa dạng của đồng bào Lô Lô ở huyện Bảo Lạc - Cao Bằng
góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc. Từ đó để
giao lưu văn hoá một cách “Hoà nhập không hoà tan”, tiếp thu các giá trị tinh
hoa của nhân loại để làm giàu các giá trị bản sắc truyền thống của dân tộc.
Phong tục tang ma là một nghi lễ đặc sắc trong các nghi lễ vòng đời của
người Lô Lô. Tang ma có nhiều lễ thức độc đáo như hoá trang, nhảy múa,

1


đánh lộn... Dấu vết của tục săn đầu còn thể hiện khá rõ ở hiện tượng một
người luôn đeo chiếc túi vải có đựng khúc gỗ hay quả bầu có vẽ mặt người
trong tang lễ. Phong tục tang ma của người Lô Lô không chỉ là sự tiễn biệt
người quá cố về thế giới bên kia mà còn là sự kết nối giữa người sống (cõi
trần) và người chết (cõi âm) mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý
“Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Nhận biết được những ý nghĩa triết lý sâu xa trong phong tục tang ma
của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là một sinh viên
ngành Việt Nam học - Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,
tôi chọn đề tài Phong tục tang ma của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc - Cao
Bằng, nhằm bổ sung vào vốn hiểu biết về phong tục tập quán, tìm ra được
những giá trị, nét đặc sắc nhất trong tang ma của đồng bào Lô Lô đen ở
huyện Bảo Lạc - Cao Bằng.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về dân tộc Lô Lô ở Việt Nam đã có từ lâu. Song các công
trình nghiên cứu về dân tộc Lô Lô cũng như các tài liệu có liên quan đến dân
tộc Lô Lô nhìn chung khá ít.
Các công trình nghiên cứu một phần về dân tộc Lô Lô có giá trị như:

Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) (1978) của Viện Dân tộc
học, Bộ đội cần biết về các dân tộc ở biên giới phía Bắc (1983) của tác giả
Đặng Nghiêm Vạn, Hoàng Hoa Toàn, Ngô Vĩnh Bình và Đặng Văn Hường,
Văn hoá và nếp sống Hà Nhì, Lô Lô (1985) của Nguyễn Văn Huy, Văn hóa
truyền thống các dân tộc nhóm Hà Nhì - Lô Lô (1988) (Luận án PTS) của
Nguyễn Văn Huy đã khái quát về các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô
Lô. Tìm hiểu văn hóa truyền thống, đặc điểm kinh tế văn hóa vật chất và tinh
thần, đặc trưng về các mối quan hệ xã hội và gia đình của các dân tộc nhóm
Hà Nhì - Lô Lô. Lễ hội mùa xuân (2007) của Nguyễn Trọng Báu, Văn hoá

2


các dân tộc người nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (2008) của Hoàng Tuấn Cư
chủ biên, Nxb Văn hoá dân tộc; Những xu hướng biến đổi văn hoá các dân
tộc miền núi phía Bắc Việt Nam (2011) của Nguyễn Thị Huế, Dân ca các dân
tộc Pu Péo, Sán Dìu, Dao, Cao Lan, Lô Lô (2012) do Lê Trung Vũ, Diệp
Thanh Bình, Đỗ Quang Tụ biên dịch.
Công trình nghiên cứu toàn diện về dân tộc Lô Lô :
Cuốn sách Dân ca Lô Lô (1975) của Lê Trung Vũ đã phân tích về giá
trị dân ca Lô Lô, phản ánh đời sống tập tục cổ xưa; phản ánh quá trình tiến
triển lâu dài về nhiều mặt của một tộc người đã có sinh hoạt văn hoá văn
nghệ đặc sắc.
Dân ca trong lễ hội của người Lô Lô (2004) của Lò Giàng Páo là cuốn
sách tập hợp một số bài hát cơ bản trong một số lễ hội đặc sắc của người Lô
Lô như lễ rước thần, lễ tế trời đất, lễ rước đuốc...
Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam (2007) do Khổng Diễn và Trần Bình đồng
chủ biên dày 290 trang, Nxb Thông Tấn. Cuốn sách này giới thiệu về môi
trường tự nhiên, nguồn gốc lịch sử, dân số và phân bố dân cư. Đời sống kinh
tế, tổ chức xã hội, văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của dân tộc Lô Lô ở

Việt Nam.
Cuốn sách Dân tộc Lô Lô (2012) của Chu Thái Sơn cũng giới thiệu về
lịch sử hình thành, phát triển, tập quán sinh hoạt, phong tục cổ truyền, đời
sống tâm linh của dân tộc Lô Lô.
Giáo trình múa dân tộc Lô Lô (2016) Ngô Đình Thành (chủ biên),
Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thanh Mai, Vương Văn Chung Giới
thiệu khái quát về dân tộc Lô Lô và múa Lô Lô. Hệ thống múa dân tộc Lô Lô
và yếu lĩnh các động tác cơ bản. Đặc điểm âm nhạc cơ bản múa dân tộc Lô
Lô.

3


Ngoài ra còn có các bài trích dẫn của các tạp chí có đề cập đến dân tộc
Lô Lô:
Tạp chí Dân tộc học có các bài trích: “Một số vấn đề về dân cư, dân số
người Lô Lô ở Việt Nam” (2004) của Đào Huy Khuê, “Nhà ở của người Lô
Lô Hà Giang” (2005) của Lý Hành Sơn, “Đôi nét về trang phục cổ truyền của
người Lô Lô” (2006) của Lý Hành Sơn, “Phong tục hôn nhân của người Lô
Lô” (2007) của Nguyễn Văn Căn, …
Tạp chí Toàn cảnh Sự kiện - Dư luận có bài trích “Trống đồng Lô Lô
trước nguy cơ biến mất” (2009) của Hồng Kiều.
Tạp chí Văn hoá dân gian có bài trích “Múa tiễn đưa linh hồn - nét văn
hoá tâm linh độc đáo của người Lô Lô” (2009).
Tạp chí Dân tộc và thời đại có bài trích: “Nữ phục truyền thống ở nhóm
Lô Lô Hoa” (2005) Lê Mai Oanh và “Người Lô Lô - tục xưa phận gái: Qua lễ
tục vòng đời” (2007) của Nguyễn Anh Ngọc.
Bài trích “Một số vấn đề về hôn nhân, sinh đẻ của người Lô Lô ở miền
núi phía Bắc” (2004) của tạp chí Khoa học về phụ nữ.
“Phong tục làm nhà của dân tộc Lô Lô” (2007) của tạp chí Nghiên cứu

tôn giáo.
Dân tộc Lô Lô là dân tộc ít người, có khá nhiều ghi chép, các công trình
nghiên cứu về đời sống, phong tục tập quán của người Lô Lô. Tuy nhiên
những công trình nghiên cứu đó chủ yếu về dân tộc Lô Lô hoa ở Hà Giang.
Còn nhóm Lô Lô đen ở huyện Cao Bằng thì chưa có một đầu sách nào ghi
chép lại.
Kế thừa và tiếp thu kết quả của những tác giả đi trước, kết hợp với
nguồn tài liệu thu được, tôi mong muốn thực hiện việc tìm hiểu, nghiên cứu
về nhóm dân tộc Lô Lô đen ở huyện Bảo Lạc - Cao Bằng góp phần lưu giữ,
tổng hợp những giá trị văn hoá đặc sắc trong tang ma của địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4


3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu về phong tục tang ma của người Lô Lô ở
huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các điểm đặc sắc trong phong tục tang ma
của người Lô Lô đen.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu về phong tục tang ma của người Lô Lô ở huyện Bảo
Lạc, tỉnh Cao Bằng, thấy được những nét văn hoá đặc sắc trong nghi lễ vòng
đời của dân tộc Lô Lô ở huyện Bảo Lạc - Cao Bằng nói riêng và dân tộc Lô
Lô trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung.
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu về các nghi lễ trong tang ma của người Lô Lô ở huyện Bảo

Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Phân tích những nét văn hoá đặc sắc trong tang ma của người Lô Lô ở
huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp khảo sát thực địa.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp.
Phương pháp liên ngành.
6. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, khoá luận
được chia làm 2 chương:

5


Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Tang ma của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc - Cao Bằng
7. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu về tang ma của người Lô Lô ở Bảo Lạc - Cao Bằng để tìm ra
các giá trị văn hoá đặc sắc. Nêu ra được các hủ tục trong văn hoá nhằm xoá
bỏ các truyền thống lỗi thời. Từ đó phát huy các truyền thống tốt đẹp trong
văn hoá, góp phần đẩy mạnh sự phát triển về kinh tế, văn hoá và xã hội.

6


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Dân cư
1.1.1. Nguồn gốc
Vào thế kỷ thứ VIII, người Lô Lô và một số dân tộc khác ở Vân Nam đã

sáng lập ra nước Nam Chiếu. Năm 973 sau công nguyên một số cư dân Nam
Chiếu đã di cư sang tới vùng đất Đồng Văn, Mèo Mạc. Vào thế kỷ XI, XII,
khoảng 5, 6 nghìn người dưới sự chỉ huy của Khổng Mìn tiếp tục di cư đến
vùng đất Mèo Vạc và khai khẩn mở rộng vùng đất này cho sự sinh cơ lập
nghiệp. Từ đó hình thành nên cộng đồng dân tộc Lô Lô ở Việt Nam.
Người Lô Lô luôn tự hào rằng tổ tiên họ đã đến khai phá miền đất
biên giới của Tổ quốc. Đó là Đồng Văn (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao
Bằng). Theo truyền thuyết của họ, người Lô Lô xưa kia có 7 anh em trai,
trong đó có 3 người rời Po Hạ (Trung Quốc) sang Việt Nam rồi 1 người bị
lạc, 2 người đến Đồng Văn (Hà Giang) thì một người ở lại, một người sang
Bảo Lạc (Cao Bằng), họ ra sức khai khẩn đất đai, xây dựng gia đình và là
tổ tiên của người Lô Lô ngày nay. Người anh ở lại Đồng Văn, người em
sang vùng Tây Nam của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng để cư trú. Sau đó,
khi bị thổ ty người Tày chèn ép nên họ phải di chuyển lên các xã miền
Đông Bảo Lạc để làm ăn và sinh sống.
Người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc tự nhận rằng tổ tiên của họ di cư từ
Mèo Vạc sang huyện Bảo Lạc - Cao Bằng đến nay được khoảng 500 năm.
Cộng đồng Lô Lô ở Bảo Lạc tự gọi mình là Màn Dì. Ngoài tên gọi phổ
biến là Lô Lô thì họ còn có những cái tên khác như Ô Man, Lu Lọc Màn, La
La, Qua La, …
1.1.2. Địa bàn cư trú và dân số
Theo tổng điều tra dân số năm 1979, người Lô Lô ở Cao Bằng nhiều
nhất với 1314 người, chiếm 55, 4% dân số Lô Lô ở nước ta.

7


Theo tổng điều tra dân số năm 1989, người Lô Lô ở Cao Bằng có 1565
người, chiếm 49, 3% dân số Lô Lô nước ta.
Ở Bảo Lạc, người Lô Lô phân bố ở các xã Hồng Trị gồm các bản: Cốc

Xả Trên có 18 hộ, 111 khẩu, 50 nam và 61 nữ; Cốc Xả Dưới có 44 hộ, 249
nhân khẩu, 122 nam và 127 nữ; Khau Cà có 16 hộ, 80 khẩu, 41 nam và 39 nữ;
Khau Trang có 29 hộ, 164 khẩu, 139 nam và 84 nữ; Nà Van có 54 hộ, 287
nhân khẩu, 139 nam và 148 nữ, Khuổi Khon, Khuổi Pao), Kim Cúc, Cô Ba
(bản Ngàm Lầm).
Hiện nay xã Hồng Trị, người Lô Lô có dân số 1049 nhân khẩu (Năm
2016 - theo thống kê của UBND xã Hồng Trị).
1.2. Đặc điểm văn hoá
1.2.1. Tổ chức xã hội
Người Lô Lô ở Bảo Lạc theo chế độ phụ hệ. Một dòng họ bao gồm các
gia đình thành viên có cùng huyết thống, tính theo ông cụ tổ 4, 5 đời. Mối
quan hệ dòng họ này rất mật thiết và có sự sắp xếp tôn ti, trật tự giữa các thế
hệ và thứ bậc các chi trong cùng thế hệ.
Bản Khau Chang, xã Hồng Trị - Bảo Lạc có 6 dòng họ là họ Chu, Lang,
Lý, Cô, Hoàng, Chờ. Các dòng họ hoặc chi họ khác nhau thường phân biệt
qua các nghi lễ thờ cúng, tang ma.
Người Lô Lô ở Bảo Lạc không cho phép những người cùng một dòng
tộc kết hôn với nhau (tức là cùng dòng máu trực hệ 4 hoặc 5 đời). Có thể
được kết hôn với những người (3 đời ) thuộc dòng họ bên ngoại.
Mỗi dòng họ thường cư trú quây quần trong cùng một bản, cùng thờ
cúng chung một ông tổ, có một khu nghĩa địa chung nằm trong rừng ma của
bản, có một bộ trống đồng riêng, các thành viên trong dòng họ có nghĩa vụ
giúp đỡ nhau trong cưới xin, ma chay, ốm đau,…
Mỗi dòng họ đều có một tộc trưởng đứng đầu. Người này thường là
trưởng ngành, là người nhiều tuổi nhất, chăm lo việc thờ cúng cho cả dòng

8


họ, duy trì sự gắn bó trong dòng tộc. Tộc trưởng cũng thường là thầy cúng,

phụ trách việc cúng bái cho cả dòng họ.
Trong gia đình, vai trò của người đàn ông được thể hiện rõ nét trong sinh
hoạt thường ngày, trong các lễ nghi tôn giáo,… Họ luôn muốn đẻ con trai để
nối dõi dòng giống, thờ cúng tổ tiên, nuôi dưỡng cha mẹ về già.
Trong sinh hoạt hàng ngày, họ rất kính trọng người già. Trong bữa cơm
hàng ngày, cha mẹ luôn ngồi ở vị trí cao nhất, được tôn kính hơn cả ông, bà.
Việc phân chia tài sản được thoả thuận giữa cha mẹ và các con. Ai nuôi
dưỡng cha mẹ sẽ được phần nhiều hơn. Việc thờ cúng và bảo quản trống đồng
được giao cho con trai cả. Ruộng nương, trâu bò,… được chia đều cho các
con trai. Con gái đi lấy chồng được bố mẹ cho của hồi môn.
Hôn nhân, người Lô Lô có quan niệm cha mẹ đặt đâu con ở đấy, trên cơ
sở đó thường đưa ra một số tiêu chí cho người chồng, người vợ tương lai.
Người chồng phải khoẻ mạnh, cần cù, giỏi cày bừa, săn bắn, đánh cá, làm giỏi
các nghề thủ công như đẽo cày, đan lát hay dựng nhà cửa, đặc biệt là phải biết
cúng bái. Với người vợ lý tưởng cũng vậy, phải nết na, lễ phép với bố mẹ, với
họ hàng, làng xóm, bên cạnh đó phải thạo dệt, may, thêu thùa, trồng trọt,…
Cộng đồng Lô Lô ở Bảo Lạc có tục tổ chức sinh nhật và mừng thọ cho
các thành viên trong gia đình. Sinh nhật được tổ chức vào các tuổi 13, 25 và
37. Đây là các mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành trong cuộc đời con
người. Nghi lễ mừng thọ được chú trọng và tổ chức vào các tuổi 59, 61 và 73.
Việc tổ chức lễ mừng thọ dựa theo các năm hạn của vòng đời mỗi con người.
1.2.2. Nhà ở
Người Lô Lô đen ở Bảo Lạc tụ cư theo bản. Tên bản được gọi theo tiếng
Tày. Ví dụ như các xóm Ngàm Lầm ở xã Cô Ba, Huổi Khun, Khau Chang,
Cốc Xả, Nà Van, Khau Cà ở xã Hồng Trị,… Ngàm Lầm có nghĩa tiếng Việt
là khe gió hay cái hang thông gió, Huổi Khun là tên một con suối, Khau

9



Chang là cánh rừng giữa, Cốc Xả là gốc cây xả, Nà Van là khu ruộng cho lúa
gạo ngon.
Các làng bản của người Lô Lô đen ở Bảo Lạc đều nằm ở trên sườn đồi
hay sườn núi cao, phần lớn là lưng chừng núi, nơi có khe nước suối để thuận
tiện cho sinh hoạt. Một số làng của người Lô Lô đen ở huyện Bảo Lạc - Cao
Bằng tạm đủ nước sinh hoạt nhưng vẫn thiếu nước sản xuất.
Người Lô Lô quần tụ thành các bản lớn và vừa trên triền núi. Mỗi hộ gia
đình đều có khuôn viên riêng. Ngoài nhà ở còn có vườn và chuồng gia súc,
xung quanh nhà thường có hàng cây bao quanh. Mỗi xóm chỉ tập trung
khoảng hơn chục nóc nhà. Nhưng có nhiều xóm được bố trí cách nhau khoảng
từ 1 đến 2 km tạo thành hình vòng cung ở trên lưng chừng núi. Đó là kiểu tụ
cư của các xóm Khau Cà, Khau Chang, Cốc Xả và Nà Van thuộc xã Hồng
Trị, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Người Lô Lô ở Bảo Lạc - Cao Bằng sống chủ yếu ở nhà sàn.
Nhà sàn là loại nhà truyền thống. Loại nhà này có thể tránh thú dữ đến
làm hại. Người Lô Lô đen ở Bảo Lạc chỉ làm loại nhà sàn có cấu trúc vì kèo
nhiều cột.
Nhà sàn thường có 3 hay 5 gian và nhất thiết có 2 chái, trong đó có một
chái là nơi để bắc cầu thang lên sàn. Để cho không gian của nhà giữa sàn được
rộng rãi, với loại kèo này thì cột nóc thường được làm dưới dạng cột trốn.
Ngoài ra còn có loại nhà sàn có cấu trúc vì kèo phức tạp hơn với 6 cột và
nhiều cột trốn. Với loại nhà 5 gian chính, 2 gian chái thì cả ngôi nhà có tới
hơn 42 cột, chưa kể các cột trốn.
Nhà sàn của người Lô Lô đen ở Bảo Lạc - Cao Bằng có cấu trúc giống
nhà sàn của người Tày láng giềng.
1.2.3. Công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt
Phương tiện vận chuyển:
Dùng gùi đeo qua vai làm phương tiện vận chuyển chủ yếu. Ngoài ra còn

10



có ngựa thồ.
Công cụ sản xuất của người Lô Lô gồm:
Công cụ phát cỏ, chặt cây bao gồm có dao (dao nhọn, dao quắm,…),
búa, cưa. Do đặc tính công dụng của con dao và tập quán của cư dân nông
nghiệp vùng cao mà bất cứ khi nào đi vào rừng là phụ nữ đeo con dao phía
sau lưng, còn đàn ông đeo bên hông.
Cuốc, cày, bừa, thuổng, xẻng là các công cụ làm đất phổ biến. Cuốc thì
có cuốc bàn dùng để phát bờ, rẫy cỏ, vun ngô,…; và cuốc chim hai đầu, dài từ
15 - 20 cm, một đầu dẹt và một đầu nhọn dùng để khai khẩn đất hoang nơi có
nhiều sỏi đá hoặc gốc cây. Cuốc chim ở giữa hai đầu to, có lỗ để tra cán.
Công cụ làm cỏ, gieo trồng bao gồm cuốc bướm, loại cuốc này giống
như cuốc bàn nhưng lưỡi rộng hơn, mỏng hơn. Để làm cỏ ruộng thì dùng cào
cỏ. Cào cỏ được làm bằng cách đóng nhiều đinh so le với nhau vào một
miếng gỗ dày, hơi cao để còn đục lỗ, tra cán.
Tuỳ từng địa hình và loại cây trồng mà đồng bào Lô Lô sử dụng các công
cụ phù hợp. Như liềm, nhíp, lưỡi hái được trong thu hoạch lúa. Mảnh tre dài
khoảng 15 phân, với một đầu dẹt, nhọn, hơ qua lửa dùng để tách bẹ ngô. Các
loại khoai lang, khoai sọ, lạc thì sử dụng cuốc. Để đào củ mài thì dùng thuổng.
Đồ dùng sinh hoạt của người Lô Lô gồm:
Cối xay thóc gồm thớt trên và thớt dưới đều làm bằng gỗ, mỗi thớt cấy
răng bằng tre hay gỗ. Cối xay ngô, xay bột làm bằng đá.
Cối giã gạo, ngô, bánh có thể là cối đá hay cối gỗ.
Chõ đồ mèn mén, xôi, đồ cơm tẻ được làm bằng gỗ, bên trong rỗng.
Ngoài ra còn có đồ chưng cất rượu, mâm trúc lục giác để ăn cơm mỗi
cạnh 42cm và cao 20cm,…
1.2.4. Trang phục
a, Y phục


11


Y phục nữ
Bộ y phục truyền thống của người Lô Lô gồm khăn, áo, dây lưng, quần,
váy, xà cạp và tạp dề hay còn gọi là tấm che phía ngoài váy hoặc quần.
Khăn (quoay chế)
Phụ nữ Lô Lô ở Bảo Lạc Cao Bằng sử dụng hai loại khăn khác nhau về
màu sắc, đó là khăn trắng và khăn đen. Khăn trắng làm từ vải tự dệt chưa
nhuộm màu, rộng 20cm và dài 100cm. Khăn đen (hoặc màu chàm) cũng được
làm từ vải tự dệt nhưng lại có chiều rộng 50cm và dài 100cm.
Khi đội, họ đội khăn trắng trước bằng cách quấn quanh đầu và phải quấn
hết khăn, sau đó đội tiếp khăn đen dưới dạng gấp làm ba theo chiều dài rồi
quấn lên đầu hai vòng và buộc ra phía sau, nếu còn thừa thì bỏ thõng xuống
lưng. Như vậy, phụ nữ ở đây phải đội một lúc hai chiếc khăn với hai màu sắc
khác nhau. Và hai chiếc khăn này không thêu hoa văn trang tría và không gắn
tua màu ở hai đầu khăn như Lô Lô hoa ở Hà Giang.
Đến ngày nay tập quán quấn hai khăn của Lô Lô đen ở Bảo Lạc - Cao Bằng
vẫn được giữ nguyên vẹn cùng với tập quán trồng bông dệt vải và làm chàm.
Áo (sang mì piảng)
Phụ nữ Lô Lô mặc áo ngắn bằng vải thô được trang trí rất nhiều hoa
văn với nhiều màu sắc sặc sỡ. Chiếc áo cổ truyền của phụ nữ Lô Lô rất
lộng lẫy, kích cỡ vừa tầm vóc dáng người sử dụng nhưng khá ngắn, tay áo
rộng và hơi chùng.
Áo của phụ nữ Lô Lô đen ở Bảo Lạc - Cao Bằng cổ vuông, xẻ ngực, cài
khuy bằng vải màu hoặc đồng. Nền vải áo màu đen hoặc màu chàm. Hoa văn
chỉ được trang trí ở hai ống tay áo, phần sống lưng, nẹp ngực và mép gấu.
Mỗi bên ống tay áo có thêu và đáp các vòng vải nhiều màu sắc khác nhau,
phần sống lưng áo được thêu những hoa văn hình dạng hoa hay hình vuông
nhỏ nhưng bố cục sao cho thành 3 hay 4 hình vuông lớn hơn xếp dài theo


12


lưng áo với các màu đỏ, trắng, hồng,…
Quần (sang mì lo)
Quần có màu đen hoặc màu chàm, cắt may theo dạng ống chân què, dài
đến mắt cá chân, không có túi, cạp lá toạ hoặc luồn dây, không thêu thùa hay
khâu ghép vải màu trang trí.
Tạp dề (thu su)
Mảnh tạp dề có chiều ngang quấn qua bụng khoảng từ 70 cm đến 100
cm, chiều dọc từ 50 cm đến 60 cm, do đó khi đeo dài đến gần bắp chân. Tạp
dề có đặc điểm là phần giáp với cạp và một phần nhỏ ở giữa không trang trí
hoa văn, còn lại các phần khác đều được trang trí rất nhiều hoa văn khác nhau
bằng cách thêu hoặc ghép những miếng vải màu đỏ, hồng, vàng, trắng và
xanh nhạt cùng với việc đính các tua sợi màu, hạt cườm hay những đồng tiền
kẽm dọc theo chân và hai bên sườn.
Khi đeo tạp dề, họ để một đầu cạp ở chỗ ngang rốn phía trước mặt, sau
đó quấn đầu kia vòng qua sau lưng như dạng mặc váy quần và quấn về phía
trước, sau đó buộc thắt lưng ra ngoài.
Hiện nay, đồng bào Lô Lô đen ở Bảo Lạc - Cao Bằng không còn sử dụng
tạp dề nữa.
Dây lưng (thu su pi)
Khi mặc xong quần hoặc váy và quấn tạp dề thì người ta luồn dây lưng
qua tạp dề rồi buộc ở phía trước bụng để giữ chặt tạp dề và quần, sau đó mới
mặc chiếc áo ngắn có trang trí hoa văn.
Dây lưng của người phụ nữ đồng bào Lô Lô đen ở Bảo Lạc là một miếng
vải màu chàm rộng 50 cm, dài khoảng 100 cm, giống như chiếc tạp dề ngắn
nhưng không trang trí hoa văn.
Xà cạp (thí ly)

Xà cạp được khâu bằng vải hoa màu hơi tối, thường màu đen hay màu
chàm. Xà cạp được khâu thành ống giống như ống chân. Đầu dưới của xà cạp

13


được luồn dây chun còn đầu trên thì để hở.
Váy (dung)
Váy được may dạng hình ống hoặc quấn khá rộng, dài qua đầu gối người
mặc, váy chiết li hai phần (dưới cạp và gần đầu gối). Váy không trang trí hoa văn.
Y phục nam
Y phục nam gồm quần áo, mũ và khăn.
Quần (sang pỏ lo)
Quần màu đen hay màu chàm, cạp lá toạ, ống rộng, dài đến mắt cá chân,
không có túi.
Áo (sang pỏ piàng)
Đàn ông Lô Lô đen ở Bảo Lạc mặc loại áo 5 thân được làm từ vải chàm
tự dệt. Khuy áo gồm 4 chiếc bằng đồng hay nhựa, trong đó, một chiếc cài ở
phía dưới cổ, chiếc thứ hai cài ở ngực, chiếc thứ ba cài ở nách và chiếc cuối
cùng cài ở chỗ xẻ tà. Áo khá dài, tà áo phải phía trước được cắt ngắn đến chỗ
xẻ tà rồi khâu một cái túi ở phía trên. Áo không có hoa văn hay đáp vải màu
mà chỉ có duy nhất một túi.
Mũ và khăn
Khăn màu đen hoặc chàm, rộng khoảng 24 cm và dài khoảng 200 cm.
Khăn được trang trí hoa văn hai đầu và có đính nhiều tua màu. Khi đội thì
quấn quanh đầu.
Mũ thường là mũ nồi, mũ dạ hay mũ lười chai của Trung Quốc.
b, Trang sức
Đồ trang sức của người Lô Lô rất phong phú.
Phụ nữ Lô Lô đen sử dụng khá nhiều loại trang sức bằng bạc. Mỗi người

phụ nữ thường có từ 2 đến 4 chiếc vòng cổ (quàng), từ 2 đến 4 chiếc vòng tay
(lo tư), 1 hoặc 2 đôi khuyên tai (keng thế). Khi đi làm ruộng họ còn đội một
cái nón (hú) tự đan, khung bằng tre, trong đệm lá chít. Túi đựng trầu được

14


trang trí khá công phu.
Nam giới thường đeo vòng tay bằng bạc hoặc bằng đồng, dùng khá
nhiều nhẫn. Cũng có những người thích đeo dây chuyền, vòng cổ bằng bạc,
vòng của họ thường nhỏ hơn của nữ giới.
Tất cả các loại đồ trang sức thường được các thế hệ trước truyền lại hoặc
mua của các tốc người láng giềng. Nhưng cũng có khi thuê thợ làm.
Cả nam và nữ đều dùng tấm che nắng mưa (bạ) tự đan bằng tre, lót lá
chít bên trong.
1.2.5. Tập quán ăn uống
Nguồn lương thực của người Lô Lô chủ yếu là các sản phẩm từ trồng
trọt như lúa, ngô, khoai, sắn,… Ngoài ra cũng có một số loại như củ mài, củ
nâu,… được tìm kiếm trong rửng. Cộng đồng Lô Lô đen ở huyện Bảo Lạc
ăn gạo là chính.
Người Lô Lô rất thích ăn đồ nếp, đặc biệt là xôi nhiều màu, bánh dày,
bánh chưng,…
Nguồn thực phẩm chủ yếu là các sản phẩm chăn nuôi và tự gieo trồng.
Họ nuôi khá nhiều gà, lợn, vịt, ngan, dê, bò,… để cung cấp thực phẩm hàng
ngày, cho các nghi lễ và khi gia đình có khách đến thăm. Họ còn trồng các
loại rau để cải thiện bữa ăn hàng ngày như rau cải, mướp, bầu, bí,…
Ngoài ra họ còn săn bắn thú rừng hay đánh cá ở sông suối để cải thiện
đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Một số món ăn thường ngày như cơm tẻ, cơm ngô, xôi, cơm lam,… Vào
mùa hè, người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc không thể thiếu nồi cháo hay ngô bắp,

sắn luộc bên cạnh nồi cơm.
Các món ăn trong dịp tết và lễ như tiết canh, thịt quay, nướng,… Họ còn
làm các loại bánh như bánh trôi, bánh rán, bánh chưng, bánh dày,…
Đồ uống là rượu và nước. Nước được nấu với các loại lá cây rừng vừa
mát vừa bổ hay nước đun sôi.

15


Ngoài ra họ còn có thói quen hút thuốc và ăn trầu.
1.2.6. Tôn giáo, tín ngưỡng
Người Lô Lô có tín ngưỡng đa thần. Có rất nhiều loại thế lực siêu nhiên
như ma làm hại người, ma làm hại gia súc,… Người chết đều thành ma, sau
khi chôn cất người quá cố từ 1 đến 2 tháng thì con cháu phải làm lễ đón ma về
nhà và thờ cúng. Nơi linh thiêng nhất trong nhà chính là bàn thờ tổ tiên.
Đối với người Lô Lô, mỗi bản đều có ma bản cai quản. Lực lượng siêu
nhiên này có thể phù hộ hay làm hại dân trong bản. Hàng năm, dân cư trong
bản đều đóng góp lễ vật và tham gia lễ cúng ma bản. Họ có một khu rừng “bất
khả xâm phạm” được cho là chỗ trú ngụ của ma bản. Mọi người không được
khai thác lâm sản, săn bắn,… ở khu rừng cấm này.
Về phong tục tập quán, dân tộc Lô Lô có nếp sinh hoạt riêng cùng với
các quy định nghi lễ của vòng đời con người từ khi sinh ra cho đến khi khuất
núi. Các ngày lễ tết hàng năm phong phú, đa dạng.
Tín ngưỡng chính của người Lô Lô đen ở Bảo Lạc là thờ cúng tổ tiên.
Người Lô Lô thờ cúng tổ tiên, trong mỗi gia đình, trong mỗi dòng họ. Việc
điều hành thờ cúng do người con trai và ông trưởng họ. Họ theo tín ngưỡng
coi mọi vật đều có linh hồn. Tôn giáo của họ cũng mang nhiều yếu tố của Đạo
giáo và Phật giáo.
Thờ cúng tổ tiên
Bàn thờ ma nhà của người Lô Lô đen ở Bảo Lạc được bố trí ở phần giáp

vách của gian giữa trong nhà. Trên bàn thờ có những bài vị hình nhân bằng
gỗ, vẽ mặt bằng than đen. Linh hồn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm
linh. Ngoài bàn thờ tổ tiên, họ còn có nơi thờ những người chết bất đắc kỳ tử
được gọi là khoan li; rất linh thiêng và được đặt ở góc nhà ngay phía dưới bàn
thờ tổ tiên. Chỉ có chủ nhà mới được phép quét dọn nơi thờ cúng ma này.
Người Lô Lô ở Bảo Lạc quan niệm chỉ những dòng thuộc chi gốc của

16


người Lô Lô mới là tên họ đích thực của họ.
Tổ tiên là tất cả những người thuộc thế hệ trước sinh ra mình. Bao gồm
có tổ tiên gần là duỳ khế là các ông tổ 3 -4 đời và tổ tiên xa gọi là pờ xi là các
ông tổ từ đời thứ 5 trở đi. Song việc thờ cúng tổ tiên xa hiện nay không còn
trong phong tục thờ cúng của cộng đồng Lô Lô đen ở Bảo Lạc.
Hàng năm vào các dịp Tết Nguyên đán, Rằm tháng 7 thì con cháu đặt
cơm, thịt lợn luộc lên bàn thờ, thắp hương cúng duỳ khế. Ngoài ra họ còn
cúng duỳ khế vào các dịp như gia đình có tang ma, cưới xin, sinh nở, đau
ốm,… Họ có tục ăn tết Nguyên Đán và tết tháng Ba.
Các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp
Người Lô Lô ở Bảo Lạc thường làm lễ cúng đất, cúng lúa vào đầu năm
để đánh thức hồn lúa, gọi hồn lúa dậy để bước vào mùa gieo trồng mới.
Lễ hội người Lô Lô đen rất phong phú và độc đáo. Bao gồm có lễ cầu
mưa, lễ rước thần bản, lễ tế trời, lễ rước nước, lễ thờ thần đá “Mề lồ Pỉ” để
cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bội thu, cho mọi người khỏe
mạnh, sống lâu, hạnh phúc,... Ngày lễ hội, thầy cúng thay mặt dân làng đọc
thuộc bài hát tế dài nghìn câu trong 2 - 3 ngày gửi lên thần linh, xin thần phù
hộ cho bản làng. Trong lễ hội có nhiều trò chơi cuốn hút lòng người. Trên
những bãi đất trống đầu làng, trai, gái quấn quýt bên nhau chơi đánh yến.
1.2.7. Ngôn ngữ, văn hoá dân gian

a, Khái quát về ngôn ngữ
Người Lô Lô nói tiếng Lô Lô (hay tiếng Di ), là một ngôn ngữ thuộc
nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Tiếng Lô Lô có chữ viết riêng theo vần (âm
tiết). Chữ viết của người Lô Lô trước kia là chữ tượng hình, nhưng hiện nay
không dùng nữa.
Khoảng thế kỷ XIV người Lô Lô đã có chữ tượng hình với 140 bộ thủ.
Người ta dùng phương pháp ghép bộ thủ để diễn đạt nghĩa. Chữ được ghi trên

17


các tấm gỗ mỏng, trên da thú hoặc loại giấy dày, thô. Tới nay chỉ có một số cụ
già còn lưu giữ được một vài di vật văn tự quý giá đó nhưng chính họ cũng
không thể đọc nổi.
Dân tộc Lô Lô được xếp vào nhóm Tạng - Miến trong ngữ hệ Hán - Tạng.
Song dân tộc Lô Lô đen ở Bảo Lạc có một số từ vựng khác so với người Lô Lô
ở Hà Giang.
Bảng một số từ vựng cơ bản của tiếng Lô Lô
TT

Tiếng Việt

Tiếng Lô Lô

Tiếng Lô Lô

ở Bảo Lạc

ở Mèo Vạc - Hà Giang


1

Cha

Pạ

Pọ

2

Mẹ

Mạ

Mọ

3

Con

A

O

4

Bên phải

Là vị


La vui

5

Bên trái

Là rạ

La péng

6

Hôm nay

Mần nuệ

Mần nia

7

Ngày mai

Kẻ nề

Cà da

8

Mặt trời


Mô pì

Mùa pì

9

Mặt trăng

Lê pạ

Lo pò

b, Văn hoá dân gian
Cùng với chữ viết và trống đồng, cộng đồng Lô Lô đen ở Bảo Lạc có
vốn văn nghệ dân gian vô cùng phong phú và đa dạng. Được biểu hiện qua
các điệu múa, dân ca, truyện cổ tích, thơ ca dân gian, tục ngữ, câu đố,…
Chúng được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn nghệ dân gian
phản ánh đời sống sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động lao động sản xuất và
đời sống tâm linh. Là một thành tố trong văn hoá Lô Lô.
Người Lô Lô có nền văn nghệ dân gian khá độc đáo với nhiều truyện kể

18


thần thoại, nhiều làn điệu dân ca trữ tình, thơ ca dân gian, tục ngữ, câu đố,
múa dân gian,… Đặc biệt là thơ dân gian và truyện kể dân gian được các thế
hệ trong cộng đồng người Lô Lô ưa chuộng.
Đối với người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc - Cao Bằng chủ yếu là những
truyện cổ về sự tích sinh ra trời đất, muôn vật, loài người và nạn hồng thuỷ.
Là một trong số ít các dân tộc ở nước ta, hiện nay người Lô Lô còn dùng

trống đồng trong đám tang, đánh nhịp trong múa hát. Nghệ thuật trang trí của
người Lô Lô rất tinh tế, độc đáo chứa đượm nhân sinh quan, vũ trụ quan cổ
điển thể hiện trên y phục, trên trống đồng.
Cách tính lịch của họ rất độc đáo.
Lịch gốc của họ được chia ra làm 11 tháng ứng với 11 con vật. Tháng 1
là con hổ, tháng 3 là con ong, tháng 4 là con rắn, tháng 5 là con gấu, tháng 6
là con ngựa, tháng 7 là con dê, tháng 8 là con khỉ, tháng 9 là con gà, tháng 10
là con chó, tháng 11 là con lợn, tháng 12 là con chuột. Trong lịch của cộng
đồng Lô Lô đen ở huyện Bảo Lạc - Cao Bằng xưa kia không có tháng 2.
Nhưng ngày nay do sự ảnh hưởng của văn hoá các dân tộc láng giềng mà họ
lấy tháng 2 là con trâu.
Tất cả các tháng đều có 30 ngày. Tháng mang con vật gì thì ngày đầu
tiên của tháng mang con vật đấy. Cứ tiếp tục theo trình tự các con vật như
tính tháng.
Hệ thống ngôn ngữ và văn hoá dân gian của người Lô Lô đen rất phong
phú, đa dạng. Là một trong các thành tố quan trọng của văn hoá.
Các điều kiện về dân cư, kinh tế, văn hoá và xã hội của người Lô Lô đen
ở huyện Bảo Lạc- Cao Bằng là những đặc trưng cơ bản của người Lô Lô đen.
Đây là những điểm khác biệt để có thể nhận biết được người Lô Lô đen khi
đứng chung với 54 dân tộc anh em trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

19


×