SƠN THỦY ĐIỀN VIÊN
Phần 1: SƠN THỦY LÀ GÌ? ĐIỀN VIÊN LÀ GÌ?
Sơ lược bối cảnh thơ Đường (617 – 904):
Từ xa xưa, nền văn học Trung Quốc đã được biết đến như là một dòng chảy lớn,
cuồn cuộn, mãnh liệt, đổ ra bể văn hóa nhân loại. Đặc biệt, thơ ca đời Đường là một
nhánh sông hùng vĩ. Khởi nguồn và tuôn trào ngót 300 năm (617 – 904) qua ba thời kì:
sơ Đường, thịnh Đường và trung Đường. Thơ Đường đem hơi mát, vị ngọt lành cho đời
sống tinh thần người Trung Quốc nói riêng, người phương Đông nói chung. Nó in dấu ấn
một thời đại đầy biến cố lịch sử, với sự chuyển mình kinh ngạc của văn học. Nó thực sự
là thời kỳ hoàng kim của thơ ca cổ điển Trung Quốc: cách tân và sáng tạo mạnh mẽ; nghệ
thuật thơ đi vào mẫu mực; đề tài phong phú, đa dạng,... Thơ Đường trở thành cuộc họp
mặt hùng hậu của hơn 2.200 nhà thơ tài hoa, nổi bật là tên tuổi của các nhà thơ như Lý
Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…; và khoảng 50.000 bài thơ đặc sắc với bốn đề tài chính :
biên tái- khuê oán, sơn thủy điền viên, vịnh sử, và tình yêu. Trong đó, thơ sơn thuỷ điền
viên là một bộ phận quan trọng góp phần làm sáng lên diện mạo thơ Đường, đặc
biệt là giai đoạn thịnh Đường.
1. Định nghĩa Sơn thủy- điền viên :
Sơn thủy, điền viên là hai từ Hán Việt. Trong đó :
-
-
Sơn thủy : theo nghĩa từ vựng thì sơn có nghĩa là núi non, thủy có nghĩa là sông
nước. Thơ sơn thủy chủ yếu là miêu tả tự nhiên, cảnh núi rừng, sông nước chất
chứa tâm trạng.
Điền viên : điền được hiểu là ruộng, viên là vườn. Thơ điền viên là thơ miêu tả
cảnh sắc tự nhiên và không gian sinh hoạt của chủ thể trữ tình ở nơi ruộng
vườn thôn dã nhằm biểu đạt tâm thức ẩn dật, an nhiên, thanh nhàn, thoát tục.
2. Nguồn gốc, đặc điểm của sơn thủy, điền viên:
a. Nguồn gốc:
Thơ sơn thủy điền viên kế thừa Tạ Linh Vận và Đào Uyên Minh, phản ánh
cuộc sống ẩn dật, nhàn tản, mạnh mẽ, thanh đạm, tình ý sâu xa.
Tạ Linh Vận (385-433) nhà thơ sơn thủy nổi tiếng
Ông muốn đem tài năng tham dự triều chính nhưng không được trọng dụng, nên đối với
vương triều nhà Tống có điều bất mãn, gửi tình vào sông núi. Tạ Linh Vận là thi gia tả
cảnh sông núi trứ danh đời Tấn, Tống (Lục triều). Ông giỏi dùng từ ngữ tinh tế, kỳ diễm
tả cảnh ngao du sơn thuỷ, đa phần có cảnh sắc tươi sáng.
Đào Uyên Minh (365-427), còn gọi là Đào Tiềm, ông sống trong thời kì Đông
Tấn thế kỉ IV trước công nguyên, ông là người sáng lập phe phái thơ ca điền viên Trung
Quốc. Ông là ẩn sĩ tiêu biểu mà hậu thế thường ca ngợi.Trong tác phẩm của ông cuộc
sống nông thôn phong cảnh ruộng vườn lần đầu tiên được coi là đối tượng thẩm mỹ quan
trọng, cuộc sống điền viên được ông thuần khiết hóa và mỹ hóa cao độ.Tuy nhiên nên có
sự phân biệt cụ thể giữa thơ điền viên và thơ ca hiện thực. Thơ của Đào Uyên Minh là thơ
chỉ mượn cảnh điền viên để tị nạn tư tưởng giữa xã hội nhiễu nhương, loạn lạc. Còn thơ
ca hiện thực là thơ tả cảnh thật về ruộng vườn, cây cối và đời sống cực khổ của người
nông dân.
Về sau, nhiều nhà thơ nổi tiếng của thời Đường đã kế thừa và phát triển phong
cách thơ sơn thủy điền viên với nhiều bài thơ tả cảnh sông núi, ruộng vườn
đậm chất trữ tình như: Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Chữ Quang Hy…
Nhưng tiêu biểu nhất là Vương Duy và Mạnh Hạo Nhiên. Họ cùng nhau hình
thành nên một thi phái gọi là thi phái Vương- Mạnh.
b. Đặc điểm:
*Nội dung:
-Thơ sơn thủy chủ yếu là miêu tả không gian của tự nhiên, cảnh núi rừng, sông
nước rộng lớn.
-Thơ điền viên miêu tả không gian sinh hoạt nơi ruộng vườn thôn dã, những cái
gần gũi, thân thuộc với con người thôn quê.
-Thơ sơn thủy, điền viên mang âm hưởng vô cùng hùng tráng, vừa là cảnh tự nhiên
nhưng giá trị thẩm mỹ căn bản vẫn là ý thức quy ẩn, tự tại, an nhàn. Đó là cái hồn của bài
thơ.
*Nghệ thuật:
- Hầu hết thơ sơn thủy điền viên đều được làm theo thể thơ ngũ ngôn.
- Đặc sắc nghệ thuật trong thơ sơn thủy điền viên là “thi trung hữu họa, họa trung
hữu thi” (trong thơ có họa, trong họa có thơ), “lời thơ như hát”, nội dung thơ sơn thủy
điền viên là bức tranh thủy mặc được vẽ bằng màu sắc sinh động tươi tắn nhưng cũng có
lúc được vẽ bằng những nét vẽ nhạt màu. Những bài thơ mang màu sắc hội họa đó có vẻ
đẹp tĩnh tại, đạm bạc.
3. Triết lí thơ sơn thủy điền viên:
-Sơn thủy là thơ của triết lí thiền môn ảnh hưởng từ Phật giáo, Đạo giáo. Giữa thơ sơn
thủy điền viên và thơ thiền đôi khi không có sự tách bạch rõ ràng. Ở mảng thơ sơn thủy
tác giả tỏ ra là nhà ngôn ngữ hội họa thì trong mảng thơ thiền tác giả là một thiền sư triết
lí thâm trầm. Nhưng thực chất, khó có thể phân biệt rõ ràng giữa thơ sơn thủy và thơ
thiền mà đó là sự hòa hợp trong thơ sơn thủy có ý vị thiền và trong thơ thiền có cảnh sơn
thủy. Hay nói cách khác có sự giao thoa giữa Phật giáo và thơ ca cổ điển.
- Còn thơ điền viên giản dị, tự nhiên theo quan niệm mỹ học của Lão Trang cả về nội
dung và nghệ thuật, miêu tả cảnh sắc ruộng vườn, thiên nhiên thông qua cách nhìn nhận
của những nhà quý tộc. Nhìn chung loại thơ điền viên chịu ảnh hưởng rất lớn từ đạo Lão.
Phần 2: TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
A. Tác giả Vương Duy cùng tác phẩm “Điểu minh giản”:
1) Tác giả:
- Cuộc đời:
+ Vương Duy 王王 (701-761), tự là Ma Cật 王王, người huyện Kỳ (thuộc phủ Thái
Nguyên, tỉnh Sơn Tây). Sơn Tây là vùng đất của những danh lam thắng cảnh nổi
tiếng như: thành cổ Bình Dao, Ngũ Đài sơn, hang đá Vân Cương, Hằng Sơn, thác
Hồ Khẩu… đã hình thành trong ông tình yêu thiên nhiên sâu sắc và hướng ngòi bút
theo dòng thơ “điền viên sơn thủy” Vị trí địa lý của tỉnh Sơn Tây kéo dài từ Đông
Bắc đến Tây Nam mang những nét đặc trưng của cảnh sắc miền Nam nên nhân tài
đất Sơn Tây này trở thành nhà danh họa khai sáng phái phá mặc sơn thủy miền
Nam (Nam tông họa phái).
+ Ông mồ côi cha từ nhỏ, mẹ là tín đồ của Phật giáo nên thơ của ông chịu ảnh
hưởng của Phật giáo Thiền Tông rất sâu sắc, người đời thường gọi ông là Thi Phật.
+ Nhà thơ Vương Duy có cuộc đời làm quan đầy trắc trở. Năm 21 tuổi, thi đậu tiến
sĩ, được bổ làm Ðại Nhạc thừa rồi bị giáng làm tham quân ở Tế Châu. Sau khi
Trương Cửu Linh gặp bến cố, Vương Duy đi sứ ngoài biên ải và ở Lương Châu
một thời gian. Khi An Lộc Sơn chiếm kinh thành, Vương Duy bị bức bách làm
chức Cấp sự trung, sau khi bị câu lưu tại chùa Bồ Ðề. Sau khi loạn yên, ông nhờ
Vương Tấn được phục chức và làm thượng thư hữu hòa. Cuộc đời nhiều thăng
trầm đã hình thành trong ông một tấm lòng nhân hậu với bao người khổ, bao sự
hiểu biết về nhân tình thế thái làm thơ ông tinh tế, thanh đạm, nhuần nhuyễn, đậm
chủ nghĩa yêu nước và lời thơ phát ra tự đáy lòng.
-Sự nghiệp văn chương:
Ông để lại khoảng 400 bài thơ, trong đó có những bài thơ thời trẻ, bộc lộ tâm trạng
của lớp tri thức có tài có chí không được dùng, sống trong cảnh hàn vi, còn bọn
công tử quý tộc dốt nát lại giàu có, rong chơi xa hoa, trụy lạc. Nhưng trong đó nổi
bật nhất là các bài thơ điền viên sơn thủy miêu tả non sông đất nước: Điểu minh
giản, Thu dạ khúc, Tống biệt, Trúc ký quán…
2) Tác phẩm:
Điểu minh giản (Khe chim kêu)
Phiên âm:
Nhân nhàn hoa quế lạc,
Dạ tĩnh xuân sơn không.
Nguyệt xuất kinh sơn điểu,
Thời minh tại giản trung.
Dịch thơ:
Người nhàn hoa quế nhẹ rơi,
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh.
Trăng lên,chim núi giật mình,
Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi.
(Ngô Tất Tố dịch)
a)Hoàn cảnh ra đời:
Bài thơ ra đời vào thời kỳ Thịnh Đường (713-765). Hoàn cảnh đất nước ổn định,
kinh tế phồn vinh, lại được chăm sóc tu dưỡng dưới bàn tay của các vị vua nhà
Đường yêu văn thơ.
b)Nội dung:
Bức tranh đêm xuân vừa tĩnh lặng vừa sôi động, vừa tối vừa sáng trên nền
núi rừng rộng lớn dưới con mắt của thi nhân:
Đất nước Trung Quốc với những cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, mênh mông
bạt ngàn đã trở thành đề tài quen thuộc trong thơ ca Trung Quốc. Cảnh sắc đọc
cảm thấy không đi đến núi nhưng vẫn nhìn thấy núi hiện ra. Mỗi vùng núi rừng đã
được các nhà thơ vẽ lại thật sinh động làm người thơ Vương Duy cũng làm được
điều này khi ông nghiêng bút viết nên bài thơ Điểu minh giản. Bài thơ miêu tả núi
rừng đêm xuân qua tâm hồn lãng mạn, tinh tế, thanh cao của Vương Duy.
“ Người nhàn hoa quế nhẹ rơi,
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh”
Hai câu thơ đầu hiện lên quang cảnh núi rừng về đêm vừa tối vừa tĩnh lặng.Ở các
bài thơ thiên nhiên khác, con người xuất hiện ở giữa bài thơ:
“Sương thu bàng bạc ánh trăng đầu
Áo lụa chưa thay đã bạc mầu
Đêm vắng đàn tranh dìu dặt trỗi
Phòng không lòng ngại dám về đâu”
( Thu dạ khúc- Vương Duy)
nhưng trong bài thơ này hình ảnh con người “người nhàn” lại là hai chữ mở đầu
bài thơ. Hai chữ “người nhàn” đã xác định trạng thái “nhàn” của chủ thể trữ tình.
“Nhàn” là một tính từ gợi lên sự thư thái, nhàn nhã, tĩnh lặng trong tâm hồn của
con người. Trạng thái “nhàn” là trạng thái quen thuộc của những vị tao nhân mặc
khách, thưởng ngoạn gió trăng:
“ Đề huề lưng túi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh, cành giao”
( Truyện Kiều)
Chỉ có người “Nhàn” đứng trước cảnh mới cảm nhận ra một bức tranh thiên
nhiên đẹp nhưng buồn, tĩnh lặng có hoa, chim, gió, trăng, núi rừng bởi lẽ
“ Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông”.
Ở hai câu thơ đầu, cảnh hiện ra vừa vắng vừa lặng, nó lặng đến mức mà thi nhân
nghe được tiếng “hoa quế nhẹ rơi”.Hoa quế nhỏ ly ty mà còn nhẹ rơi đủ thấy
không gian yên lặng đến nhường nào.Hình ảnh “hoa quế nhẹ rơi” vừa đẹp vừa gợi
cảm làm ta nhớ đến câu thơ “Tiếng rơi rất nhẹ như là rơi nghiêng”. Hình ảnh này
như liều thuốc mê mở đầu để đưa người đọc bước vào khu rừng đầy bí ẩn ngôn từ.
“Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh”
Sở dĩ, nhân vật trữ tình có thể “nghiêng tai kỳ diệu” nghe được tiếng hoa quế nhẹ
rơi bởi vì không gian núi rừng đêm xuân quá tĩnh lặng. Để miêu tả sự tĩnh lặng tác
giả đã dùng hai tính từ có ý nghĩa biểu cảm rất cao “lặng ngắt” và “vắng tanh”. Chỉ
cần đọc hai từ “lặng” và “vắng” một cảm giác cô đơn, trống trải tràn về trong cõi
lòng nhưng tác giả thật tài tình khi dùng cặp từ “lặng ngắt” và “vắng tanh”. Hai từ
này như tăng thêm vẻ tĩnh mịch, yên ắng của không gian và tăng thêm nỗi cơ đơn
của “người nhàn”. Tâm của thi nhân buồn thì cảnh “có vui đâu bao giờ”. Đặt chữ
người nhàn đứng đầu bài thơ cùng với cách miêu tả cảnh hợp tình thật đúng là
“không phải cảnh phóng chiếu vào tâm mà là tâm phóng chiếu ra cảnh”(Huy Cận).
Bài thơ có sự chuyển động từ tối sang sáng, từ tĩnh sang động ở hai câu thơ
cuối:
“Trăng lên, chim núi giật mình
Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi”
“ Trăng lên” là một hình ảnh đẹp kỳ ảo nơi núi rừng. Câu trên có hoa, câu dưới có
trăng hiện lên hai thú chơi hoa, thưởng trăng của thi nhân xưa.Nhắc đến trăng,
Vương Duy không miêu tả trăng mọc, trăng soi, trăng tỏa lại dùng hai chữ “trăng
lên”.Trăng lên là sự chuyển động của trăng, của đất trời, của vũ trụ. Cảnh núi rừng
đêm xuân chuyển mình sáng hơn theo ánh trăng lên. Ánh sáng xuất hiện thì âm
thanh cũng xuất hiên. Âm thanh ấy chính là tiếng chim-âm thanh này làm điểm
nhấn cho bài thơ. Ánh trăng lên quá đột ngột làm chim núi đang bay trong bóng
đêm giật mình bởi nguồn ánh sáng choáng ngợp. Chim núi giật mình là một hình
ảnh lạ và đặc biệt trong thơ ca. Chim núi cảm nhận được ánh sáng tạo nên sự sôi
động cho núi rừng bởi “ Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi” Từ láy “thủng
thẳng” vẽ lên hình ảnh chú chim nhàn nhã, không vướng bận việc đời. Chim từ từ,
chậm rãi phát tiếng kêu khắp núi rừng thêm rộn rã.Tiếng kêu thủng thẳng phải
chăng đó chính là tiếng lòng thanh thản của “người nhàn” được nhắc đến ở trên.
Chất Thiền đặc sắc trong bài thơ:
Thế giới Thiền thi của Vương Duy là một nghệ thuật kết hợp hài hòa, nhuần
nhuyễn giữa thơ và họa, giữa Phật giáo và Lão giáo là sự dung hợp Thiền - Thơ.
Trong bài thơ này chất thiền ấy hiện lên rất đặc sắc.
-Tô thức đời Tống đã từng nhận xét Vương Duy: “Thi trung hữu họa, họa trung
hữu thi” Không gian của Điểu minh giản là cảnh núi rừng rộng lớn nhưng hình ảnh
ông chọn chỉ có những hình ảnh đặc trưng trong một bức tranh thủy mặc như hoa,
chim, cây, núi. Tất cả hình ảnh được miêu tả và kết hợp với nhau rất tài tình làm ta
có thể hình dung được một bức tranh sơn thủy mực Tàu.
- Vì nhà Đường là thời kì tam giáo đồng nguyên nên bài thơ này có sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa Phật giáo và Lão giáo:
+ Về nhân sinh quan phật thuyết “Tứ diệu đế” cho rằng nỗi khổ của con
người do chính lòng ham muốn của con người sinh ra nên con đường giải thoat là
bỏ hết tất cả các nỗi khổ. Quan niệm này thể hiện rõ nhất thông qua hai chữ “người
nhàn” Người nhàn là người mang tâm hồn thanh tịnh, không vướng bụi trần, không
mang những nỗi khổ vô thường của con người. Theo Lại Quang Nam: “Người
nhàn là một danh từ “song lập”, là một bậc trong đạo ở ẩn, từ dùng để chỉ lớp
người đã gác mọi ràng buộc phiền não của xã hội đương thời, đi tìm sự yên tĩnh
trong tâm hồn”Tâm hồn thanh tịnh nên cảnh vật trong thơ cũng trở nên rất tĩnh
lặng. Cảnh núi rừng thực tế chưa chắc đã tĩnh lặng như trong thơ, có lẽ tại vì nhà
thơ tâm tịnh nên cảnh cũng như tâm.
+ thuyết tương đối của Lão Tử mọi vật đều không đứng yên, chúng biến đổi
thường xuyên và luôn luôn chứa hai mặt đối lập liên quan đến nhau. Bài thơ này
mọi cảnh vật và con người cũng tồn tại trong sự vận động không ngừng. Bài thơ có
không gian từ tối đến sáng, thời gian từ khi trăng chưa lên đến khi trăng lên, âm
thanh từ tiếng hoa quế nhẹ rơi đến tiếng chim kêu quanh khe đồi, chim rừng từ sợ
hãi, giật mình đến ung dung, tự do phát tiếng kêu giữa núi, con người từ tĩnh lặng
đến vui tươi theo tiếng chim kêu.
-Bài thơ này mới nhìn vào tưởng như là rất dễ hiểu, đôi khi còn thấy cảnh vật có
phần bất hợp lý nhưng đắng sau những nét chữ vần thơ thì màu thiền của bài thơ
nằm khuất lấp giữa các dòng thơ, ẩn mình đằng sau cảnh sắc, trong cái tĩnh lặng
của hồn người.Vương Duy chịu ảnh hưởng Thiền học rất sâu đậm, “không tịnh” là
cảnh giới ông ra sức để đạt được ở trong thơ.Đó cũng chính là sự “bừng ngộ” trong
tâm hồn ông. Vì vậy, cái khoảng không gian tĩnh lặng ở khe núi nên thơ nên họa,
đậm chất Thiền xuất hiện khá nhiều trong thơ ông:
Giản hộ tịch vô nhân
Phân phân khai thả lạ
(Ngõ khe vắng không người
Mặc tình hoa nở rụng)
(Tân Di Ổ)
Không sơn bất kiến nhân
Đản văn nhân ngữ hưởng
(Núi vắng không bóng người,
Tiếng nói đâu vọng lại)
(Lộc Trại)
c) Nghệ thuật:
- Bài thơ làm theo hể thơ ngũ ngôn theo cấu trúc thi pháp đời Đường với nhip chẵn
2/3 với đề tài điền viên sơn thủy là một đề tài lớn trong thơ ca đời Đường.
- Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật quen thuộc trong thơ Đường: dùng từ
láy, lấy động nói tĩnh, dùng hình ảnh ước lệ cổ điển quen thuộc (trăng, hoa, chim),
bút pháp điểm xuyết(hình ảnh hoa quế, cánh chim giữa rừng), đối từ (nhân nhàndạ tĩnh) đối ngữ (quế hoa lạc- kinh sơn điểu) đối cú(hai câu thơ đầu).
Nghệ thuật miêu tả con người: Mặc dù nhân vật xuất hiện ngay ở câu mở đầu
nhưng tác giả không chú trọng tả bức chân dung con người mà chỉ dùng hai chữ
“người nhàn” để bộc lộ. Trong suốt ba câu sau của bài thơ con người cùng tâm
trạng hiện lên đằng sau cảnh vật.
Ở đây, thiên - nhân - địa cùng hợp nhất.Mọi vật đều có linh hồn. Cảnh vật thiên
nhiên trong tứ thơ của Điểu minh giản ảnh hưởng tư tưởng thiền “có có không
không” hết sức sâu đậm, tạo thành một cảnh giới linh hoạt, huyền ảo, yên tịnh,
vắng lặng đến nhiệm mầu.
B. Mạnh Hạo Nhiên và bài thơ Xuân Hiểu:
a) Tác giả:
Mạnh Hạo Nhiên (689-740), người Tương dương( Hồ Bắc), thi nhân Thịnh
Đường, nổi tiến về thi ca sơ thủy, thơ nhẹ nhàng trong suốt bộc lộ một nội tâm
thanh tĩnh. Ngôn từ bình dị, gần gũi, tự nhiên thể hiện trình đọ nghệ thuật rất cao,
phong cách nhẹ nhàng trôi chảy như hành văn lưu thủy
Ông từng làm quan, nhưng ông không thích hợp với đám quý tộc lạm quyền, nên
rất thích nơi nhàn cư. Ông lui về ở ẩn, tìm lấy đời sống tao nhã ở Long Môn quê
nhà và trong cuộc du ngoạn ở những nơi xa, khắp vùng đất. Ông đi nhiều, thấy
nhiều, mạnh thơ đầy ắp những khí chất hồn hậu của thiên nhiên núi sông diễm lệ,
hợp với tâm hồn trong sáng của mình.
Ông để lại hai trăm sáu mươi bài thơ. Có thể gọi thơ ông là thơ sơn thuỷ được. Thơ
năm chữ của ông luật lệ nghiêm cách, phóng khoáng, hùng tráng, rất nổi tiếng. Bài
Lâm Động Đình được nhiều người truyền tụng.
Mạnh Hạo Nhiên có tấm long lo đời, nhưng không được trọng dụng nên đã đau
khổ lui về ở ẩn. Thơ ông chủ yếu phản ánh cuộc sống ẩn dật của ông hoặc miêu tả
phong cảnh trên đường ông đi du lịch.thơ ngũ ngôn chiếm phần lớn, trong đó thơ
luật và bài luật năm chữ lại rất nhiều.
Chân dung Mạnh Hạo Nhiên (689-740).
b) Bài thơ Xuân hiểu:
“Xuân hiểu” được xem là bài thơ Đường xuất sắc nhất của Mạnh Hạo Nhiên. Đây
là một bài thơ ngắn, thoạt đọc lên nghe rất bình thường nhưng đọc kỹ thì thấy càng
thấm.
Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đề điểu.
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu.
Dịch xuôi:
Sớm xuân
Ngủ một giấc xuân trời chợt sáng,
Nơi nơi đều nghe tiếng chim hót.
Đêm qua, nghe tiếng gió mưa rào rạt,
Nào biết hoa rụng ít hay nhiều?
Dịch thơ:
Giấc xuân trời chợt sáng,
Chốn chốn tiếng chim kêu.
Đêm qua mưa lẫn gió,
Hoa rụng biết bao nhiêu.
Mạnh Hạo Nhiên mở đầu bài thơ bằng giấc ngủ đêm xuân ngon đến mức trời sáng
lúc nào không hay. Lúc ông vừa tỉnh giấc nồng đã cảm thấy trời không còn sớm vì
tiếng chim hót vang khắp nơi:
“Xuân miên bất giác hiểu”
(Giấc xuân quên cả sáng)
Buổi sáng, khi hoạt động tư tưởng mới bắt đầu, con người lại nhạy cảm hơn với
những động tĩnh xung quanh, cảm xúc từ đây dễ nảy nở hơn bao giờ hết. Đọc câu
đầu, ta thấy nhà thơ vừa choàng khỏi giấc nồng, nghe bình minh gõ cửa, dường
như muốn giãi bày điều gì. Nhưng nhà thơ không giãi bày gì hết, để mặc ta lặng lẽ
cảm nhận tiếng xuân xôn xao rung động. Để rồi trong cái choàng tỉnh nhận ra mùa
xuân đến lúc nào, nhà thơ còn nghe một thanh âm líu lo của chim chóc rất vui tai
đang tưng bừng rộn rã ngoài kia:
“Xứ xứ văn đề điểu”
(Chim hót khắp nơi nơi)
Đọc câu thơ lên, ta bất chợt liên tưởng đến bài thơ “Du viên bất trị”(Chơi vườn
không gặp) của Diệp Thiên Ông đời Tống. Bài thơ tả cảnh một vườn xuân đầy hoa
nở. Có 2 câu:” Xuân sắc mãn viên quan bất trú/ Nhất chi hồng hạnh xuất tường
lai”(Hoa nở đầy vườn không giữ được/ Một cành hồng hạnh vượt ra tường). Khác
với Mạnh Hạo Nhiên cảm nhận mùa xuân bằng đôi tai, Diệp Thiên Ông cảm nhận
cảnh vườn hoa bằng đôi mắt tinh tế của mình. Tuy nhiên, cả hai lại giao nhau ở cái
cách đứng bên ngoài để cảm nhận từng xung động tinh vi của cái đẹp. Tuy vậy, nhà
thơ nghe mùa xuân đâu chỉ có tiếng xuân đang líu lo khắp chốn. Nhà thơ mách bảo
rằng, mùa xuân đã ướt đẫm đất trời từ hôm qua rồi:
“Dạ lai phong vũ thanh”
(Mưa gió đêm qua thoảng)
Sự tinh tế ở đây nằm ở chữ “thoảng”, gió mưa dường như chỉ đậu trên mặt đất, nhẹ
nhàng êm đềm như hơi thở. Dịch chữ “lai thanh” là “thoảng”, người đọc vừa bảo
tồn nhịp điệu của bài thơ, vừa hợp với tiếng động êm ái của mùa xuân.
Tả cảnh để nói tình. Cảnh càng đẹp thì tình càng sâu. Ở đây, cảnh mưa gió thoảng
nhẹ êm đềm dường như cho người đọc âm thầm cảm nhận nội tâm sâu kín của tác
giả như có điều gì muốn nói, chắc chắn phải nhiều hơn chỉ đơn thuần là cảnh mưa
gió một sáng mùa xuân.
“Hoa lạc tri đa thiểu”
(Biết bao hoa đã rơi)
“Miên” là ngủ nhắm mắt lại nhưng nằm yên, say sưa, mê mệt.Vậy nên khi tỉnh dậy
thì chim đã hót khắp nơi rồi.Chàng thi sĩ giật mình nghĩ đến CHIM và HOA vì đây
là hai chủ thể tạo nên mùa xuân. Chủ thể CHIM khiến thi sĩ nghĩ ngay đến chủ thể
HOA, và chàng thảng thốt “ biết hoa rụng ít hay nhiều?”.Lòng thi sĩ yêu thiên
nhiên, yêu mùa xuân biết bao.Trong đêm xuân ấy gió và mưa vọng đến giấc mơ
nhà thơ, và ông chợt nhớ đêm qua lúc đêm vừa đến thì trời đã mưa và gió, làm ông
chợt cảm thán khi nghĩ tới những khóm hoa của ông: "Hoa lạc tri đa thiểu", ông
nằm đó mà than: "chẳng biết ngoài vườn những đóa hoa đã rụng hết bao nhiêu"
rồi!
Đó là qui luật sinh tồn của thiên nhiên, hết thảy mọi vật đều sinh hoá không ngừng,
sinh rồi hoá, hoá để sinh. Có người bảo: “ Hoa lạc tri đa thiểu ” ấy là tác giả bày tỏ
tình cảm với những “đời hoa”- những cô gái “phận hẩm duyên ôi”. Đặc trưng của
nghệ thuật lãng mạn là làm nổi bật vai trò của thế giới nội tâm. Trong Đạo Phật,
thời gian là vô thường. Câu thơ thoạt tiên mang nghĩa cảm thán, xót thương cho
cảnh hoa tàn sau đêm mưa, nhưng đồng thời cũng nói lên một quy luật tự nhiên của
cuộc đời: sanh-tử an nhiên. Thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là sản
phẩm của tâm niệm biến hiện. Nghe gió mưa nghĩ đến hoa rụng cũng là nỗi cảm
xúc của nhiều nhà thơ. Từ đó cho thấy chỉ thi sĩ là người tinh tế với cái đẹp, là tri
âm tri kỷ với nỗi niềm thế sự.
Sáng xuân là một bài thơ ngắn, ngôn từ bình dị và mạch thơ tự nhiên chảy như
sông suối. Lời nông mà ý sâu, cảnh thật tình thật cứ như con nước nhỏ từ khe tâm
linh sâu thẳm của nhà thơ tuôn ra, thú vị và sâu sắc biết bao. Bình luận bài thơ này
Trương Yến Cẩn đã viết: “Giá thi tối tự nhiên đích thi tiên, thị thiên lại” (Đây là
một bài thơ rất tự nhiên là tiếng sáo trời).
Thơ Sơn thủy điền viên là tiếng nói dịu dàng của những tấm lòng chan hòa, khoáng
đạt và an nhiên giữa đất trời, thiên nhiên.