PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: NGỮ VĂN 9
Ngày thi: 29/3/2016
Thời gian làm bài:120 phút
Câu 1. (4.0 điểm)
Cho đoạn thơ:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
a. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Của ai?
b. Trong những câu thơ trên từ lộc được hiểu như thế nào?
c. Trong đoạn thơ, từ lao xao có thể thay thế từ cho từ xôn xao được không? Vì sao?
Câu 2. (6.0 điểm)
Tố Hữu từng băn khoăn: Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
Em hãy trả lời câu hỏi ấy của nhà thơ bằng một bài văn ngắn.
Câu 3. (10.0 điểm)
Điều còn lại mà chiến tranh không thể lấy đi của người lính cách mạng qua Bài
thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
--------------------------------Hết------------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh................................................ Số báo danh:..................
Giám thị 1 (Họ tên và ký)............................................................................
Giám thị 2 (Họ tên và ký)............................................................................
PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN
Câu
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: NGỮ VĂN 9
Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang
Yêu cầu
a.
Điểm
1đ
- Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
1
2
- Tác giả: Thanh Hải.
b.
- Trong câu thơ trên từ lộc được hiểu: Chồi non, lộc biếc, cành non, cây
non.
c. Từ lao xao không thay thế từ cho từ xôn xao trong đoạn thơ vì:
- Tuy cả từ đều là từ láy mô phỏng âm thanh nhưng:
+ Từ lao xao gợi tả nhiều õm thanh to nhỏ khụng rừ của nhiều người
cùng nói.
+ Từ xôn xao gợi tả được âm thanh và có cả âm vang của một tấm lòng,
tấm lòng của lớp người bảo vệ và dựng xây đất nước.
- Nhịp điệu của hai câu thơ là nhịp điệu của mùa xuân, của người cầm
súng, người ra đồng. Đó cũng là nhịp điệu náo nức, xôn xao, háo hức, rộn
rã trong lòng của mọi người và của chính nhà thơ trong không khí đất
nước vào xuân.
* Về kĩ năng
- Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Bố cục bài viết gồm ba phần, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục;
không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
*Yêu cầu về nội dung kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đảm
bảo những ý chính sau:
1. Mở bài: giới thiệu được vấn đề nghị luận.
2. Thân bài:
* Giải thích vấn đề:
- Sống đẹp là vẻ đẹp của phẩm chất thể hiện qua hành động, lời nói của
con người trong cuộc sống hằng ngày.
* Phân tích, bàn luận vấn đề:
- Sống đẹp là sống có lí tưởng cao đẹp, có ước mơ chân chính và có hoài
bão cống hiến cho đời.
- Sống đẹp là sống vì người khác, vì cộng đồng, sống để cống hiến.
- Sống đẹp cũng cần có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm và biết yêu
thương.
- Sống đẹp còn cần có tấm lòng quyết tâm vượt qua thử thách, chông gai.
1đ
2đ
0,5đ
1đ
3đ
3
Lưu ý: Trong quá trình lập luận học sinh phải có dẫn chứng để cách lập
luận thuyết phục hơn.
* Mở rộng và nâng cao vấn đề
- Phê phán những người sống ích kỉ, cá nhân, chỉ biết đến mình mà không
quan tâm đến người khác.
- Cũng cần phê phán lối sống hưởng thụ, thực dụng, vô cảm trước nỗi đau
của đồng loại.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Luôn nhớ về cội nguồn bắt đầu bằng cách cư xử lễ phép, ăn nói nhã
nhặn, khiêm tốn... cũng là những biểu hiện của lối sống đẹp ở mỗi người.
3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận, lời nhắn nhủ.
* Về kỹ năng:
- Biết làm kiểu bài văn nghị luận văn học.
- Bài viết phải có bố cục rõ ràng; văn viết trong sáng, giàu hình ảnh, cảm
xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt.
- Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lí luận và năng lực cảm thụ
văn học, đặc biệt là năng lực cảm thụ thơ.
* Về kiến thức:
Trên cơ sở nắm được nội dung bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
thí sinh có thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về
cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt để giới thiệu được tác giả, tác phẩm
- Khái quát được vấn đề cần phân tích
2. Thân bài:
* Giải thích:
- Thời gian có thể thay đổi, tàn phá mọi thứ vật chất nhưng có một thứ nó
không thể tàn phá đó là vẻ đẹp trong tinh thần của con người.
- Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, chiến tranh có thể làm cho
những chiếc xe biến dạng: Không có kính, rồi xe không có đèn/ Không có
mui xe, thùng xe có xước. Tuy nhiên, chiến tranh không thể lấy đi được
của những người lính lái xe, với tình yêu Tổ quốc mãnh liệt và ý chí
quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đó là vẻ đẹp tâm
hồn, lòng lạc quan, phong thái ung dung, lãng mạn, vượt qua mọi hiểm
nguy .
* Tư thế ung dung, hiên ngang, đường hoàng, tự tin.
- Dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù, chiếc xe mang đầy thương tích
nhưng ngồi trên những chiếc xe ấy những người lính vẫn ung dung , hiên
ngang , ngẩng cao đầu:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.
- Những người lính , thoải mái, đường hoàng, hiện ngang lái những chiếc
xe không kính.
- Điệp ngữ nhìn nhấn mạnh tư thế chủ động của những người lính lái xe.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ
8đ
0,5đ
1đ
- Không những thế, người lính đã biến khó khăn khi lái những chiếc xe
không kính chắn gió thành thuận lợi để phát hiện ra vẻ đẹp bất ngờ của
thiên nhiên:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buông lái
- Không gian buồng lái được mở rộng tối đa, Người lính như được giao
hòa cùng thiên nhiên. Đó là ấn tượng thực nhưng cũng vô cùng lãng mạn.
* Tinh thần lạc quan, bất chấp gian khổ thiếu thốn.
- Hiện thực khốc liệt là thế nhưng những người lính vẫn bất chấp mọi
gian khổ, hiểm nguy bằng tinh thần lạc quan, yêu đời phơi phới:
Không có kính ừ thì có bụi
…………………………
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi
- Cách điệp cấu trúc Không có kính... ừ thì... không cần(chưa cần )...và
cách nói giản dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày, giọng điệu pha chút
ngang tàng cho thấy tinh thần bất chấp khó khăn, nguy nan trên đường
hành quân của những chiến sĩ lái xe.
- Thậm chí những chiến sĩ coi thiên nhiên là những nhà hóa trang đại tài
biến những người lính trẻ thành những người lính già và khi đồng đội
nhìn nhau mặt lấm cười ha ha...
- Hình ảnh những người lính bừng sáng lên vẻ đẹp lạc quan, tinh nghịch
giữa chốn bom đạn của giặc thù.
* Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó.
- Những giây phút ngắn ngủi sum họp bên nhau, ăn với nhau một bữa
cơm thế là trở thành một gia đình lính ruột thịt. Họ kết tụ với nhau thành
một khối thống nhất.
Những chiếc xe từ trong bom rơi
...................................................
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm
* Nét đẹp của lòng yêu nước , ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước:
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
- Hình ảnh hoán dụ trái tim là biểu tượng của ý chí, của bầu nhiệt huyết,
của khát vọng tự do hòa bình cháy bỏng trong trái tim người chiến sĩ. Cho
dù xe có thiếu đi nhiều thứ nhưng trong người lính vẫn còn một trái tim
yêu nước nồng nàn, cháy bỏng.
- Phạm Tiến Duật mang theo cái nhìn của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng, của
những người lính Trường Sơn đã tạo dựng bức tượng đài người lính với
nét đẹp ngang tàng, dũng cảm tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách
mạng.
* Đánh giá: Vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe được thể hiện
1,5đ
1,5đ
1đ
2đ
0,5đ
trong bài thơ đã trở thành biểu tượng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
3. Kết bài.
- Khẳng định lại vấn đề.
- Suy nghĩ của bản thân và liên hệ cuộc sống hôm nay.
Tổng điểm toàn bài
1đ
20
điểm
--------------------------------Hết-------------------------------
* Lưu ý khi chấm bài:
- Trên đây chỉ là những ý cơ bản, giáo viên cần căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm
một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn.
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được
yêu cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý.
Khuyến khích những bài làm có nhiều tìm tòi, phát hiện, sáng tạo trong nội dung và
hình thức thể hiện.